Minh Phương

Minh Phương

Trại sáng tác âm nhạc “Huế xưa và nay”

Nhằm tìm ra những ca khúc mới có giá trị nghệ thuật cao, quảng bá hình ảnh quê hương và con người Thừa Thiên - Huế, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã phối hợp với Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức trại sáng tác âm nhạc “Huế xưa và nay”.

Tham dự buổi khai mạc vào ngày 8/9/2018 có các ông: Lê Trường Lưu, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thừa Thiên - Huế; Nguyễn Dung - Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh; Huỳnh Văn Ngàn - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật; PGS. TS Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

khaimacamnhachuet9 2018
Các nhạc sĩ chụp ảnh lưu niệm cùng các vị lãnh đạo

Trại sáng tác “Huế xưa và nay” có sự tham dự của nhiều nhạc sĩ là những tên tuổi lớn trên cả nước và một số văn nghệ sĩ tại địa phương như: PGS.TS Đỗ Hồng Quân, nhạc sĩ Vũ Duy Cương, nhạc sĩ Phú Quang, nhạc sĩ Lê Minh Sơn, nhạc sĩ Xuân Phương, nhạc sĩ Vũ Thiết, nhạc sĩ Đinh Công Thuận, nhạc sĩ Giáng Son, nhạc sĩ Võ Đăng Tín…

Trong khuôn khổ Trại sáng tác, các nhạc sĩ sẽ đi thâm nhập thực tế tại một số danh thắng như: di tích Huế, đầm phá Tam Giang, Vườn Quốc gia Bạch Mã, đầm Lập An, Lăng Cô và một số địa danh khác.

Có thể nói rằng, trại sáng tác âm nhạc “Huế xưa và nay” là một ngày hội lớn của các nghệ sĩ trong lĩnh vực âm nhạc, qua đó có thêm những ca khúc mới viết về Thừa Thiên Huế, mang đậm dấu ấn cuộc sống hiện đại bên cạnh những giá trị di sản truyền thống. Đồng thời hướng tới mục đích hoàn thiện ý tưởng xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành nơi hội tụ của những giá trị văn hóa âm nhạc Việt Nam.

Trại sáng tác sẽ diễn ra đến ngày 14/9.

Nguồn: Cinet.vn; baothuathienhue.vn

Chùm thơ của tác giả Lộc Bích Kiệm và Lê Thị Thuận - Hội văn học nghệ thuật Lạng Sơn

Tác giả: Lộc Bích Kiệm – Hội văn học nghệ thuật Lạng Sơn, sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 8-2018.

VẦNG TRĂNG ĐÀ NẴNG

Giữa muôn trùng xa vắng
Hiện về một vầng trăng
Giữa màn đêm tĩnh lặng
Mênh mang... trăng sông Hàn

Một vầng trăng vĩnh hằng
Với cao xanh vời vợi
Một vầng trăng Đà Nẵng
Thả ánh vàng tinh khôi

Giấu trong lòng biển khơi
Bao nỗi niềm thế sự
Đà Nẵng vẹn trong tôi
Cả bầu trời thương nhớ

Nằm nghe lòng sông thở
Nằm nghe sóng biển ru
Tưởng như tiếng ngàn xưa
Vọng về từ xa lắm

Một vầng trăng Đà Nẵng
Vằng vặc với trời khuya
Tinh khôi và hư ảo
Dẫn dắt ai... Đi... Về!!!

VU LAN XA MẸ

Bao năm vu lan gần mẹ
Tháng bẩy bập bùng hương quê
Năm nay vu lan xa mẹ
Lòng con thương nhớ bộn bề

Năm nay mẹ tròn tám bảy
Bấy năm bao tháng bao ngày
Tích thành vai gầy dáng nhỏ
Tích thành tình mẹ trong con

Một đời gắn với núi non
Bước chân thạo từng con lối
Đôi vai không hề biết mỏi
Gánh cả một đời chồng con

Cháu chắt giờ đã lon ton
Quây quần bên chân hội tụ
Vẫn chưa an lành giấc ngủ
Mong sao chúng những vuông tròn

Mẹ ơi trên con đường mòn
Con vẫn hình dung dáng mẹ
Nhỏ nhoi tần tảo là thế
Lồng lộng soi tỏa đời con.

**********

Tác giả: Lê Thị Thuận – Hội văn học nghệ thuật Lạng Sơn, sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 8-2018

ĐÀN TRĂNG KỲ CÙNG

Giọt trăng lướt trên phím đàn vang vọng
Đèn sáng lung linh, trăng huyền soi bóng
Thành phố đêm lồng lộng đáy sông trong
Ảo mộng… hư vô…
Mơ hồ… ẩn hiện…
Thoáng điệu múa thần tiên lay động
Thoáng lời ca trong trẻo, mĩ miều
 
Đêm phiêu diêu
Sáo diều chấp chới
Sông Kỳ Cùng lơi lả một dòng trôi
Ơi con sông uốn mình như huyền thoại
Mỗi khúc ca là mỗi khúc dịu dàng
 
Đàn ngân lên
Tiếng tính hòa trăng, nước
Sông êm đềm, tha thướt cả trời đêm
Giục lòng ta giây phút yếu mềm
Đưa tay níu bóng thuyền qua rất nhẹ
 
Đàn vang xa
Những hòa âm đê mê
Ngút ngàn trong gió
Quyện vào ánh trăng
Soi bóng xuống dòng sông thăm thẳm
Thao thiết lời ca “Noọng ới! Noọng à…”
 
Đêm Kỳ Cùng thư thả một dòng trôi…
 

ĐỒNG VỌNG

Một ngày kia anh không về nữa
Hoa ban trắng xứ người, niềm đau trăn trở
Nước mắt mẹ ướt nấm mồ đất đỏ
Giọt lệ nào thấm đất nuôi anh
 
Trăng Tây Bắc vẫn tròn như giọt lệ
Anh không về mẹ biết nhớ mong ai
Trăng lấp loá mà anh xa vời vợi
Trăng tròn đầy, hao khuyết một niềm thương
 
Chiến trường đi anh chẳng trở về
Tim buốt nhói niềm đau quằn quại
Anh ngã xuống, các em còn thơ dại
Mẹ già nua như chuối chín trên cây.
 
Hoa cỏ biếc thay lời anh nói hộ
Nấm mồ xanh thương đất mẹ khô cằn
Giọt nước mắt theo người về thiên cổ
Chút lòng thành xin gửi lại ngàn sau.

 

Kế hoạch tổ chức các Trại sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tại các Nhà sáng tác trong tháng 9/2018

Trong tháng 9/2018, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức các Trại sáng tác tại các Nhà sáng tác trực thuộc trung tâm.

I. Trại sáng tác âm nhạc đề tài “Huế xưa và nay”

DANH SÁCH HỘI VIÊN LIÊN HIỆP VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
THỪA THIÊN HUẾ VÀ HỘI NHẠC SĨ VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG ÂM NHẠC ĐỀ TÀI “ HUẾ XƯA VÀ NAY”
(07/9/2018 – 14/9/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Đỗ Hồng Quân Âm nhạc
2 Hồ Đăng Thanh Ngọc Âm nhạc
3 Nguyễn Đức Trinh Âm nhạc
4 Vũ Duy Cương Âm nhạc
5 Vũ Thiết Âm nhạc
6 Phú Quang Âm nhạc
7 Giáng Son Âm nhạc
8 Tôn Thất Lập Âm nhạc
9 Võ Đăng Tín Âm nhạc
10 Đinh Công Thuận Âm nhạc
11 Hồ Trọng Tuấn Âm nhạc
12 Xuân Phương Âm nhạc
13 Tuấn Phương Âm nhạc
14 Lê Minh Sơn Âm nhạc
15 Trầm Tích Âm nhạc

II. Nhà sáng tác Tam Đảo:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO (5/9/2018 – 19/9/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Vàng Thung Chúng VNDG
2 Chảo Chử Chấn VNDG
3 Đoàn Trúc Quỳnh VNDG
4 Nguyễn Văn Quang VNDG
5 Sử Văn Ngọc VNDG
6 Phạm Thị Toán VNDG
7 Võ Văn Bửu Thiết VNDG
8 Trần Thị Ngọc Ly VNDG
9 Nguyễn Thụy Nhã VNDG
10 Nguyễn Đức Tuấn VNDG
11 Nguyễn Thanh Thuận VNDG
12 Nguyễn Hữu Hiếu VNDG
13 Trần Minh Thương VNDG
14 Trần Hoài Anh VNDG
15 Phan Thị Phượng VNDG

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO (10/9/2018 – 09/10/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Hoàng Quốc Hải Văn học

II. Nhà sáng tác Đà Nẵng:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT PHÚ THỌ
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG (5/9/2018 – 19/9/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Đỗ Quốc Long Văn xuôi
2 Đỗ Thu Quân Văn xuôi
3 Nguyễn Xuân Quang Văn xuôi
4 Phùng Phương Quý Văn xuôi
5 Nguyễn Văn Viễn Văn xuôi
6 Vũ Thị Kim Liên Thơ
7 Nguyễn Tùng Minh Thơ
8 Dương Quốc Vinh Thơ
9 Nguyễn Anh Dũng Âm nhạc
10 Nguyễn Phạm Khanh Âm nhạc
11 Đỗ Ngọc Dũng Mỹ thuật
12 Dương Ngọc Hà Mỹ thuật
13 Đinh Quang Tú VHNT DTTS
14 Trần Hồng Bàng Nhiếp ảnh
15 Ngô Chí Thành Nhiếp ảnh

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TIỀN GIANG
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG (21/9/2018 – 05/10/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Lê Ngân Âm nhạc
2 Phan Hiếu Lễ Âm nhạc
3 Bùi Tuấn Kiệt Âm nhạc
4 Huỳnh Thị Thu Trang Văn học
5 Trịnh Thị Cẩm Văn học
6 Nguyễn Thị Ngọc Lệ Văn học
7 Võ Tấn Cường Văn học
8 Nguyễn Thanh Xuân Văn học
9 Nguyễn Ngọc Phan Văn học
10 Nguyễn Thanh Hải Văn học
11 Phạm Hữu Tiến Nhiếp ảnh
12 Dương Hoàng Lộc Nhiếp ảnh
13 Lương Hồng Sơn Nhiếp ảnh
14 Trần Hiền Nhiếp ảnh
15 Lý Bé Nhiếp ảnh

IV. Nhà sáng tác Nha Trang:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT NGHỆ AN
DỰ TRẠI SÁNG TÁC NHA TRANG (04/9/2018 – 18/9/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Thị Vân Anh Thơ
2 Võ Ngọc Sơn Thơ
3 Hoàng Cẩm Thạch Thơ
4 Văn Quyền Thơ
5 Kha Thị Thường Văn
6 Hoàng Chỉnh Văn
7 Hoàng Hải Thọ Mỹ thuật
8 Nguyễn Trọng Hiệp Mỹ thuật
9 Hồ Xuân Thanh Ảnh
10 Cao Đình Đông Ảnh
11 Văn Hoành Ảnh
12 Nguyễn Minh Lạc Âm nhạc
13 Phan Văn Thành Âm nhạc
14 Phạm Đức Nguyên Âm nhạc
15 Võ Văn Hải Lý luận phê bình

V. Nhà sáng tác Đà Lạt:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT (05/9/2018 – 29/9/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Lê Ngọc Minh Văn học
2 Khuất Quang Thụy Văn học
3 Nguyễn Hữu Quý Thơ

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT (14/9/2018 – 23/9/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Đặng Nhật Minh Kịch bản
2 Nguyễn Thu Dung Kịch bản
3 Phạm Nhuệ Giang Kịch bản
4 Nguyễn Thanh Vân Kịch bản
5 Đặng Thu Trang Kịch bản
6 Nguyễn Thị Thu Kịch bản
7 Tống Thị Phương Dung Kịch bản
8 Lê Anh Thúy Kịch bản
9 Nguyễn Anh Dũng Kịch bản
10 Đình Giáo Kịch bản
11 Võ Nguyên Thủy Kịch bản
12 Trần Quốc Sơn Kịch bản
13 Tạ Thị Huệ Kịch bản
14 Đỗ Khánh Toàn Kịch bản
15 Trần Văn Thủy Kịch bản
16 Lê Nguyên Thủy Kịch bản
17 Phạm Thị Sông Thu Kịch bản
18 Nguyễn Hà Bắc Kịch bản
19 Trần Duy Hinh Kịch bản
20 Trần Quang Minh Kịch bản

3. DANH SÁCH HỘI VIÊN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT (18/9/2018 – 02/10/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Y Phương Văn học
2 Lê Thị Bích Hồng Văn học
3 Lương Định Văn học
4 Kim Thu Văn học
5 Nguyễn Vũ Hậu Nhiếp ảnh
6 Võ Huy Minh Nhiếp ảnh
7 Trần Minh Văn học
8 Lộc Bích Kiệm Văn học
9 Đinh Đức Cần Văn học
10 Lê Văn Quỳnh Văn học
11 Phạm Kim Khánh Văn học
12 Nguyễn Phi Khanh Nhiếp ảnh
13 Trần Thái Hồng Văn học
14 Hoàng Quàng Uyên Văn học
15 Vi Hồng Nhân Văn học

Kế hoạch tổ chức các Trại sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tại các Nhà sáng tác trong tháng 9/2018

Trong tháng 9/2018, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức các Trại sáng tác tại các Nhà sáng tác trực thuộc trung tâm.

I. Trại sáng tác âm nhạc đề tài “Huế xưa và nay”

DANH SÁCH HỘI VIÊN LIÊN HIỆP VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
THỪA THIÊN HUẾ VÀ HỘI NHẠC SĨ VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG ÂM NHẠC ĐỀ TÀI “ HUẾ XƯA VÀ NAY”
(07/9/2018 – 14/9/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Đỗ Hồng Quân Âm nhạc
2 Hồ Đăng Thanh Ngọc Âm nhạc
3 Nguyễn Đức Trinh Âm nhạc
4 Vũ Duy Cương Âm nhạc
5 Vũ Thiết Âm nhạc
6 Phú Quang Âm nhạc
7 Giáng Son Âm nhạc
8 Tôn Thất Lập Âm nhạc
9 Võ Đăng Tín Âm nhạc
10 Đinh Công Thuận Âm nhạc
11 Hồ Trọng Tuấn Âm nhạc
12 Xuân Phương Âm nhạc
13 Tuấn Phương Âm nhạc
14 Lê Minh Sơn Âm nhạc
15 Trầm Tích Âm nhạc

II. Nhà sáng tác Tam Đảo:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO (5/9/2018 – 19/9/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Vàng Thung Chúng VNDG
2 Chảo Chử Chấn VNDG
3 Đoàn Trúc Quỳnh VNDG
4 Nguyễn Văn Quang VNDG
5 Sử Văn Ngọc VNDG
6 Phạm Thị Toán VNDG
7 Võ Văn Bửu Thiết VNDG
8 Trần Thị Ngọc Ly VNDG
9 Nguyễn Thụy Nhã VNDG
10 Nguyễn Đức Tuấn VNDG
11 Nguyễn Thanh Thuận VNDG
12 Nguyễn Hữu Hiếu VNDG
13 Trần Minh Thương VNDG
14 Trần Hoài Anh VNDG
15 Phan Thị Phượng VNDG

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO (10/9/2018 – 09/10/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Hoàng Quốc Hải Văn học

II. Nhà sáng tác Đà Nẵng:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT PHÚ THỌ
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG (5/9/2018 – 19/9/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Đỗ Quốc Long Văn xuôi
2 Đỗ Thu Quân Văn xuôi
3 Nguyễn Xuân Quang Văn xuôi
4 Phùng Phương Quý Văn xuôi
5 Nguyễn Văn Viễn Văn xuôi
6 Vũ Thị Kim Liên Thơ
7 Nguyễn Tùng Minh Thơ
8 Dương Quốc Vinh Thơ
9 Nguyễn Anh Dũng Âm nhạc
10 Nguyễn Phạm Khanh Âm nhạc
11 Đỗ Ngọc Dũng Mỹ thuật
12 Dương Ngọc Hà Mỹ thuật
13 Đinh Quang Tú VHNT DTTS
14 Trần Hồng Bàng Nhiếp ảnh
15 Ngô Chí Thành Nhiếp ảnh

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TIỀN GIANG
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG (21/9/2018 – 05/10/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Lê Ngân Âm nhạc
2 Phan Hiếu Lễ Âm nhạc
3 Bùi Tuấn Kiệt Âm nhạc
4 Huỳnh Thị Thu Trang Văn học
5 Trịnh Thị Cẩm Văn học
6 Nguyễn Thị Ngọc Lệ Văn học
7 Võ Tấn Cường Văn học
8 Nguyễn Thanh Xuân Văn học
9 Nguyễn Ngọc Phan Văn học
10 Nguyễn Thanh Hải Văn học
11 Phạm Hữu Tiến Nhiếp ảnh
12 Dương Hoàng Lộc Nhiếp ảnh
13 Lương Hồng Sơn Nhiếp ảnh
14 Trần Hiền Nhiếp ảnh
15 Lý Bé Nhiếp ảnh

IV. Nhà sáng tác Nha Trang:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT NGHỆ AN
DỰ TRẠI SÁNG TÁC NHA TRANG (04/9/2018 – 18/9/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Thị Vân Anh Thơ
2 Võ Ngọc Sơn Thơ
3 Hoàng Cẩm Thạch Thơ
4 Văn Quyền Thơ
5 Kha Thị Thường Văn
6 Hoàng Chỉnh Văn
7 Hoàng Hải Thọ Mỹ thuật
8 Nguyễn Trọng Hiệp Mỹ thuật
9 Hồ Xuân Thanh Ảnh
10 Cao Đình Đông Ảnh
11 Văn Hoành Ảnh
12 Nguyễn Minh Lạc Âm nhạc
13 Phan Văn Thành Âm nhạc
14 Phạm Đức Nguyên Âm nhạc
15 Võ Văn Hải Lý luận phê bình

V. Nhà sáng tác Đà Lạt:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT (05/9/2018 – 29/9/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Lê Ngọc Minh Văn học
2 Khuất Quang Thụy Văn học
3 Nguyễn Hữu Quý Thơ

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT (14/9/2018 – 23/9/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Đặng Nhật Minh Kịch bản
2 Nguyễn Thu Dung Kịch bản
3 Phạm Nhuệ Giang Kịch bản
4 Nguyễn Thanh Vân Kịch bản
5 Đặng Thu Trang Kịch bản
6 Nguyễn Thị Thu Kịch bản
7 Tống Thị Phương Dung Kịch bản
8 Lê Anh Thúy Kịch bản
9 Nguyễn Anh Dũng Kịch bản
10 Đình Giáo Kịch bản
11 Võ Nguyên Thủy Kịch bản
12 Trần Quốc Sơn Kịch bản
13 Tạ Thị Huệ Kịch bản
14 Đỗ Khánh Toàn Kịch bản
15 Trần Văn Thủy Kịch bản
16 Lê Nguyên Thủy Kịch bản
17 Phạm Thị Sông Thu Kịch bản
18 Nguyễn Hà Bắc Kịch bản
19 Trần Duy Hinh Kịch bản
20 Trần Quang Minh Kịch bản

3. DANH SÁCH HỘI VIÊN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT (18/9/2018 – 02/10/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Y Phương Văn học
2 Lê Thị Bích Hồng Văn học
3 Lương Định Văn học
4 Kim Thu Văn học
5 Nguyễn Vũ Hậu Nhiếp ảnh
6 Võ Huy Minh Nhiếp ảnh
7 Trần Minh Văn học
8 Lộc Bích Kiệm Văn học
9 Đinh Đức Cần Văn học
10 Lê Văn Quỳnh Văn học
11 Phạm Kim Khánh Văn học
12 Nguyễn Phi Khanh Nhiếp ảnh
13 Trần Thái Hồng Văn học
14 Hoàng Quàng Uyên Văn học
15 Vi Hồng Nhân Văn học

Chùm ca khúc của các tác giả Trọng Dự và Ninh Quốc Vụ - Hội văn học nghệ thuật Nam Định

Ca khúc: ĐÀ LẠT KHÚC TÌNH CA - Nhạc và lời: Trọng Dự - Hội văn học nghệ thuật Nam Định, sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 8-2018.

cakhucdalat

**************

Ca khúc: GỬI NGƯỜI TRONG ẤY - Nhạc: Ninh Quốc Vụ; Thơ: Phạm Ngọc Khánh - Hội văn học nghệ thuật Nam Định, sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 8-2018.

cakhucdalat 1

Chùm thơ của các tác giả Đỗ Phú Nhuận và Phạm Phú Lâm - Hội văn học nghệ thuật Nam Định

Tác giả: Đỗ Phú Nhuận - Hội văn học nghệ thuật Nam Định – Sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 8-2018

NGƯỜI SẼ VỀ TỪ BIỂN

Mong manh trắng
dịu dàng tinh khiết
phập phồng rơi từng giọt hoa sưa
Hoa thầm nhắc tháng Ba rồi đấy
mà người đang ngoài đảo
nắng hay mưa?
 
Tháng Ba biển bình yên
tháng Ba nay động biển
đảo đá Trường Sa, đảo cát Hoàng Sa…
Đôi mắt cũ thòm thèm vùng biển mới
lì lợm giàn khoan
giữa sáng – tối nhạt nhòa.
 
Biển lắng lại
người sẽ về từ biển
sóng mặn khơi xa bình lặng trước sân nhà
Mắt lá nõn nói lời thương ngày đợi
Nhạt đêm – cây trở mình mới một mùa hoa.
 
*************
 
Tác giả: Phạm Phú Lâm - Hội văn học nghệ thuật Nam Định – Sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 8-2018
 

NGƯỜI DẪN MÙA XUÂN

Buốt chiều chập tối mưa thu đổ
Phòng thêu tranh vẫn sáng bừng tranh
Mai vàng bung nắng theo tay nhỏ
Em dẫn mùa xuân đến ấm anh.

 

ĐÀ LẠT ĐÔNG KHUYA

Đà Lạt đêm đông, khuya càng lạnh
Chăn choàng sao giấc chẳng tròn canh
Chập chờn ải Bắc người bồng súng
Chong đèn em dậy khắc hình anh.

Họp tổ chức cơ cấu cán bộ cấp phòng của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

Ngày 30/8/2018, tại Hội trường Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã diễn ra cuộc họp về tổ chức cơ cấu cán bộ cấp phòng của Trung tâm.

Chủ trì cuộc họp là ông Huỳnh Văn Ngàn – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật. Thành phần tham dự gồm toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động tại Trung tâm.

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ, cũng như ý kiến chỉ đạo của Bộ, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã hợp nhất hai phòng Hành chính tổng hợp và Kế hoạch tài vụ thành phòng Hành chính tổng hợp với Trưởng phòng là bà Phạm Thị Hạnh. Bên cạnh đó, theo quyết định 2656/QĐ-BVHTTDL về việc quy định lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm, hiện nay Trung tâm đã thành lập một phòng chức năng mới là phòng Hỗ trợ hoạt động sáng tác. Từ đó, nhiệm vụ cấp thiết đề ra là cần bổ sung các cán bộ đủ năng lực, điều kiện vào các vị trí lãnh đạo cấp phòng đang khuyết, nhằm ổn định và phát triển các phòng theo đúng chức năng và nhiệm vụ mới được giao.
 
hopcanbophongthang8 2018
Tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại cuộc họp

Kết luận cuộc họp, ông Huỳnh Văn Ngàn rất phấn khởi và vui mừng khi đã lựa chọn được những cán bộ tốt, có năng lực, có khả năng phát triển và có tín nhiệm cao vào các vị trí lãnh đạo tại Trung tâm. Ông yêu cầu phòng Hành chính tổng hợp nhanh chóng hoàn tất các thủ tục, chuẩn bị để trao quyết định bổ nhiệm chính thức trong thời gian đầu tháng 9/2018.

Lễ hội truyền thống ở La Xuyên - Nghiên cứu văn nghệ dân gian của Nguyễn Thị Cảnh Dương - Hội văn học nghệ thuật Nam Định

LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở LA XUYÊN
Tác giả: Nguyễn Thị Cảnh Dương – Hội văn học nghệ thuật Nam Định – Sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 8-2018.

Lễ hội là hoạt động văn hóa tín ngưỡng đã tồn tại từ bao đời nay. Người dân Việt Nam đã sớm tạo dựng cho mình nhiều hoạt động trong lễ hội đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đòi hỏi trong đời sống tâm linh con người. Những hoạt động tín ngưỡng phong phú đa dạng đó thấm sâu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là niềm tự hào của người dân Việt Nam ngày càng được phát huy. Đảng và Nhà nước ta đã đánh giá rất cao những giá trị văn hóa, đã đề ra những định hướng đúng đắn để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Hoạt động lễ hội truyền thống ở La Xuyên phong phú như bao miền quê Việt Nam khác. Từ trong mỗi gia đình cùa người dân nơi đây đều có ban thờ cúng tổ tiên, có nhà thờ Họ; làng có di tích kiến trúc khá đẹp thờ Thành hoàng làng, thờ Thánh Mẫu... Những sinh hoạt tôn giáo trong những ngày lễ tiết trong năm; những tục lệ nghi thức trong lễ hội làng ở La Xuyên đã phản ánh sâu sắc sự ngưỡng mộ tri ân đối với các bậc tiền nhân. Trong sâu thẳm đời sống tâm linh lòng người ai cũng cầu mong cho Quốc thái dân an; thụ hưởng thái bình, làm ăn may mắn đời sống mãi mãi đi lên.

Ngay từ đầu năm khi tết đến người dân La Xuyên đã bộn bề trong việc chuẩn bị đón chào năm mới. Từ trong mỗi gia đình, nhà nào cũng lo tu chỉnh dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, lo vệ sinh quét dọn đường làng, ngõ xóm sạch sẽ phong quang chào đón xuân về. Trong làng luôn rộn rã tiếng cười, tiếng chào hỏi nhau trong niềm vui và ngập tràn hạnh phúc.

Sau tết ông Táo về trời (23 tháng Chạp) các chức sắc và bô lão trong làng tề tựu về đình để lo bàn việc lễ Tất niên cho làng xã tại đình và tìm chủ tế trong 3 ngày tết. Đã thành lệ lâu nay ở La Xuyên người được tiến cử dâng nhang cửa Thánh phải là người cao tuổi, tâm tính khoan hòa, gia đình hòa thuận, song toàn. Trong năm làm ăn thịnh đạt. Gia đình không có tang gia ...

Đêm 30 Tết. Người dân La Xuyên kéo nhau ra đình đón chào năm mới. Mọi người ai cũng hồ hởi phấn khởi. Họ chúc tụng nhau bước sang năm mới với vạn sự tốt lành. Họ hòa giải với nhau những chuyện chẳng lành trong năm qua. Ho say sưa trao đổi với nhau những kinh nghiệm làm ăn cầu mong sang năm mới có nhiều bước tiến xa hơn.

Khi giao thừa đến. Trong thời khắc thiêng liêng giao hòa âm dương trời đất, một nghi lễ trọng thể được diễn ra giữa sân đình làng. Tiếng chiêng trống nổi lên vang động; pháo nổ liên hồi đón mừng năm mới mọi người yén lặng đón nghe Thư chúc Tết cúa Chủ tịch nước. Tiếng trống tiếng chiêng vẫn ngân lên. Kết thúc buổí lễ. Mỗi người một bó đuốc trong tay (đã được chuẩn bị tứ trước) vái lạy Thánh. Ngọn lửa từ trong đình phủ rước ra sân đình. Từ ngọn lửa thiêng này hàng trăm bó đuốc của dân làng được châm lên rồi chuyển tỏa về các dòng họ, gia đình. Những bó đuốc như những ngọn lửa thiêng xua đi những rủi ro của năm cũ và đưa đến những niềm vui ấm áp cho mọi nhà... Đường làng sáng rực từ những ngọn lửa thiêng đón chào năm mới. Trong sâu thẳm mọi người ai cũng thầm mong được Thành hoàng, Thánh Mẫu và Tổ tiên dòng họ phù hộ độ trì bước sang năm mới có nhiều sức khỏe, niềm vui, hạnh phúc và làm ăn phát tài...

Trong không khí đón tết cổ truyền dân tộc, người dân Việt Nam nói chung hay người dân La Xuyên huyện Ý Yên; huyện Vụ Bản (Thiên Bản xưa) nói riêng rất hồ hởi phấn khởi trong việc du xuân xuất hành đầu năm; đặc biệt thú chơi chợ xuân. Thú du xuân chơi chợ đó được truyền mãi trong ca dao phổ biến ở vùng đất này:
Mồng Một chơi cửa chơi nhà
Mồng Hai chơi điếm
Mồng Ba chơi đình
Mồng Bốn chơi chợ Quá Linh
Mồng Năm chợ Trình
Mồng Sáu chợ Gôi
Nghỉ ngày mồng Bảy mà thôi
Bước sang mồng Tám đi chơi chợ Viềng ...

Ngày mồng 6 tháng giêng (âm lịch) hội thợ mộc cùa làng La Xuyên tổ chức lễ ngành nghề. Đây là tổ chức phường hội của những người làm cùng nghề ở địa phương. Họ lo phân công nhau chuẩn bị trước từ kinh phí đến việc lo sắm lễ rồi cùng nhau ra đình lễ tạ ông Tổ nghề mộc thờ tại đình. Buổi lễ thật trang trọng những người thợ mộc cẩn cáo những thành công của mình với Tổ Sư ... Đây còn là dịp để họ gặp nhau, trao đổi với nhau về những kinh nghiệm làm ăn, kết nạp thêm hội viên mới và chuẩn bị bắt đầu vào việc làm ăn trong năm mới.

Sang tháng Ba (âm lịch) trong tiết thanh minh ấm áp; khi cả nước hướng về ngày giỗ tổ Hùng Vương (10 tháng Ba) tại đất tổ Phú Thọ; lễ hội đình làng La Xuyên cũng được mở ra trong dịp này. Lễ hội La Xuyên mở ra từ 10 đến 15 tháng Ba (Âm lịch). Từ xưa tới nay những năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu hội được mở ra với quy mô lớn hơn những năm khác. Khi bước vào kỳ hội, các chức sắc và hội đồng hương lão tề tựu họp bàn chuẩn bị chương trình hội. Nhân dân trong làng từ mỗi gia đình cho tới các chi giáp trong làng cũng náo nức chuẩn bị. Đường làng ngõ xóm được tu chỉnh và vệ sinh sạch sẽ phong quang, còn trồng cây nêu, dựng cổng chào đón khách. Đình phủ được sửa sang; các đồ thờ được lau rửa sáng bóng. Cờ lọng, các đồ tế tự tinh tươm. Dân làng còn tổ chức lễ rước nước từ cầu Tào về đình để làm lễ tẩy trần sau đó mới mở cửa Thánh, cửa chùa. Sau lễ rước nước là lễ rước chân nhang từ Phủ Dầy, xã Kim Thái huyện Vụ Bản (Thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh) về phủ La Xuyên.

Ngày chính hội, làng La Xuyên thật đông vui nhộn nhịp. Người dân địa phương cùng quý khách thập phương đồ dồn về đình, phủ dự hội, tham gia lễ rước Thánh từ đình, phủ La Xuyên lên chùa dâng hương cửa Phật. Một lễ rước rất uy nghi tề chỉnh. Đi đầu đoàn rước là hàng chục lá cờ ngũ hành sắc màu rực rỡ. Sau đó là phường bát âm tấu lên những bản nhạc lễ gây không khí vui tươi sống động nhưng rất trang nghiêm. Tiếp đến là đoàn người vác những nghi trượng, bát biểu, chấp kích đi trước kiệu bát cống rước các Thánh do các trai làng đầu đội nón dứa, mình mặc áo sa, quần trắng, chân quấn xà cạp đỏ khiêng kiệu được sơn son thiếp vàng. Sau kiệu là các đội tế. Đội tế nữ quan mặc áo choàng ngũ sắc lấp lánh ánh sa rực rỡ. Đội ngũ lôi với trống cái, trống con, thanh la, não bạt cầm nhịp cho đoàn rước. Sau cùng là hội đồng hương lão kỳ hào chức sắc cùng nhân dân địa phương và quý khách thập phương tham gia lễ rước. Đội hình rước kéo dài nhộn nhịp mà trang nghiêm. Những âm thanh réo rắt của nhạc lễ lưu thủy, hành vân, kim tiền; cùng với mầu sắc rực rỡ của những cỗ kiệu và các đồ tế khí được sơn son thếp vàng..Màu cờ sắc áo của đoàn người tham gia lễ rước đi trên những con đường quanh co trong làng xóm đã thực sự bừng lên sức sống, sức mạnh tinh thần ẩn chứa bao giá trị văn hóa đích thực của người Việt Nam... Sau lễ dâng hương chiêm bái cửa Phật, đoàn rước lại tề chỉnh rước từ chùa về đình phủ để làm lễ chính va lễ tế Thành hoàng và đức Thánh Mẫu. Sân đình phủ lúc này đông vui chưa từng thấy. Cửa đình làm lễ dâng hương và lễ tế các vị Thành hoàng. Cửa Phủ lễ dâng hương đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh... Dàn nhạc giữ nhịp, trống cái cầm chầu. Đội tế nữ quan mặc áo choàng ngũ sắc làm lễ dâng hương và hát những bài ca cầu thành kính. Dân làng và thập phương trật tự đứng xung quanh chiêm ngưỡng và tưởng vọng.

Trong những ngày hội làng mở cũng là ngày mọi gia đình trong làng sửa cỗ cúng dâng ở Tổ đường và sắm lễ hương hoa ra đình, phù và lên chùa cầu phúc... Từ các chi giáp dòng họ đều có lễ ra dâng cửa Thần nhà Thánh. Những mâm cỗ dâng cúng nhiều khi được trưng bày như một tác phẩm nghệ thuật. Dân làng còn nhớ mãi mâm cỗ cây khung bằng đốt mía. Cấu trúc theo hình tháp cao từ mặt đất tới mái nhà. Mỗi tầng tháp xòe ra như một bông hoa được xếp bằng hoa trái nhiều màu. Có mâm lễ bánh, xôi được tạo như những bông hoa, rồng phượng, Lã Vọng câu cá... rất đẹp mắt và sinh động. Sau lễ dâng hương, những mâm cỗ này đều được đem ra chấm giải và có thưởng. Giải thưởng tuy nhỏ chỉ là vài ba vuông vải đỏ hoặc là chiếc gương soi nhưng đó là cả một sự động viên rất lớn của dân làng đối với người thắng cuộc; là cả điều may mắn tốt lành mà Thánh ban cho để việc làm ăn trong năm mới nhiều thắng lợi và hanh thông.

Trong khi ở đình, phủ La Xuyên tiến hành tế lễ trang nghiêm thì cũng là lúc ngoài sân đình diễn ra nhiều trò chơi vui nhộn. Đó là những hoạt động hội; những sinh hoạt văn hóa tinh thần, những sáng tạo nghệ thuật cùa bà con nơi đây đã tạo nên bản sắc văn hóa rất riêng của mình. Những cuộc đua tài: Đấu vật, cờ người ... Những trò chơi: Đu tiên, xếp chữ... Trên đường làng các đội kỳ lân, múa rồng cờ rong trống mở vào các gia đình múa chúc phúc những người cao tuổi. Buổi tối khu vực đình phủ nhộn nhịp rộn rã hơn trong tiếng ca khoan thai sâu lắng của ca trù và ngọt ngào bay bổng của giọng hát chầu văn. Ngoài sân đình đám hát chèo say sưa như níu chân người lại. Đây chính là những sáng tạo văn hóa mà người dân La Xuyên tạo ra để được thưởng thức và đóng góp vào sự phong phú sinh động của hội làng góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam...

Đêm giã hội làng có đốt pháo bông cáo từ trời đất cầu phúc cho dân làng sức khỏe làm ăn vượng tiến, hanh thông.

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Nam Định 2018 tại Nhà sáng tác Đà Lạt

Ngày 24/8/2018, tại Nhà sáng tác Đà Lạt đã bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật do Hội văn học nghệ thuật Nam Định phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức.

Tham dự buổi bế mạc có ông Nguyễn Công Thành - Chủ tịch; ông Vũ Xuân Dương – Phó chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Nam Định; ông Võ Văn Quốc Bình – Giám đốc Nhà sáng tác Đà Lạt. Khách mời có ông Hà Hữu Nết – Phó Chủ tịch hội văn học nghệ thuật Lâm Đồng.

bemacnamdinht8 2018

Phát biểu tại buổi bế mạc, ông Nguyễn Công Thành đã có những báo cáo đánh giá về Trại sáng tác. Theo đó, các văn nghệ sỹ đã làm việc với cường độ cao, tập trung cho việc sáng tác các tác phẩm. Các cuộc thảo luận chuyên môn nghiệp vụ được tổ chức liên tục nhằm trao đổi kinh nghiệm viết và cách khơi dậy cảm xúc trong các văn nghệ sỹ. Đoàn cũng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khoá như đi tham quan thực tế các địa danh nổi tiếng trong vùng, tham dự lễ hội của đồng bào K’Ho, tham dự các buổi giao lưu với Hội văn học nghệ thuật Lâm Đồng, Hội Kiều học tỉnh Lâm Đồng. Các hoạt động này đã tạo thêm vốn sống và năng lượng cảm xúc mới mẻ cho các văn nghệ sỹ, đổi mới cảm quan và tư duy sáng tạo nghệ thuật, làm cơ sở tạo nên những tác phẩm chất lượng.

bemacnamdinht8 2018 1
Các văn nghệ sỹ chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Nhà sáng tác Đà Lạt

Trại sáng tác đã thu về 40 tác phẩm, bao gồm: 11 bài thơ, 03 truyện ngắn, 5 tác phẩm nghiên cứu lý luận phê bình, 03 kịch bản sân khấu, 06 tác phẩm mỹ thuật, 07 tác phẩm nhiếp ảnh, 05 tác phẩm âm nhạc.

 

Bế mạc Trại sáng tác văn học về đề tài "Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng"

Sáng 22/8/2018, tại Nhà sáng tác Đại Lải, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học về đề tài "Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng".

Trong thời gian tham gia trại sáng tác, các trại viên đã được một số nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận phê bình trao đổi về lý thuyết, phương pháp, kinh nghiệm sáng tác các thể loại văn xuôi, thơ và vai trò dẫn dắt, phổ biến tác phẩm của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. Đồng thời, các trại viên được tạo điều kiện tham quan thực tế một số danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử ở một số địa phương trong tỉnh để tạo nguồn cảm hứng, lấy tư liệu sáng tác.

Trong 15 ngày sáng tác, các trại viên đã sáng tác các bản thảo tiểu thuyết, trường ca, truyện, ký tương đối hoàn chỉnh và đạt chất lượng. Phần lớn các tác phẩm ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước, khắc họa hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong thời chiến và thời bình. Tiêu biểu là các tác phẩm: "Trôi theo phận nước", "Gối lên đầu sóng", "Lính Tăng",… Sau khi bế mạc trại, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân sẽ tiếp tục thu nhận bản thảo hoàn thiện của các nhà văn, nhà thơ.

Kết thúc đợt mở trại, các tác giả đã hoàn thiện và sáng tác mới được 6 tiểu thuyết, 3 trường ca, 5 tập bút ký và 2 đề cương tiểu thuyết. Một số tác phẩm có chất l­ượng tốt sẽ được Ban Tổ chức gửi về Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh – Truyền hình Việt Nam để đăng tải, phát sóng.

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này