BÀI VIẾT MỚI

Minh Phương

Minh Phương

Khai mạc Trại sáng tác văn học trẻ miền núi và dân tộc tại Đà Nẵng

Ngày 18/7/2025, tại Nhà sáng tác Đà Nẵng, Hội văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã tổ chức lễ khai mạc Trại sáng tác văn học dành cho các cây bút trẻ đến từ vùng miền núi và các dân tộc thiểu số trên cả nước.

Trại sáng tác năm nay không chỉ là một hoạt động chuyên môn thường niên, mà còn là một bước đi quan trọng trong chiến lược đầu tư lâu dài cho thế hệ viết trẻ người dân tộc thiểu số.

khaimacdttsvnt7 2025

Với sự tham gia của nhiều tác giả trẻ, Trại sáng tác sẽ là một không gian đậm chất văn hóa và đầy cảm hứng sáng tạo. Ban tổ chức tin tưởng Trại sáng tác sẽ là nơi nuôi dưỡng tiềm năng nghệ thuật cho những người viết trẻ đang mang trong mình mạch nguồn văn hóa dân tộc phong phú.

Phát biểu tại lễ khai mạc, nhà văn Lý Hữu Lương – Trưởng Trại sáng tác – chia sẻ: “Viết văn đã khó, giữ được tiếng nói riêng của cộng đồng dân tộc mình trong văn học lại càng khó hơn, nhất là với những cây bút trẻ còn nhiều bỡ ngỡ. Chính vì vậy, trại sáng tác lần này đóng vai trò như một ‘vườn ươm’ giúp các bạn trẻ mạnh dạn cất lên tiếng nói, nuôi dưỡng cảm hứng và kỹ năng sáng tạo, đồng thời kết nối với những giá trị văn hóa truyền thống quý báu.”

Chủ tịch Hội VHNT các Dân tộc thiểu số Việt Nam – ông Nông Quốc Bình – đặc biệt nhấn mạnh: “Hội luôn xác định việc phát hiện, bồi dưỡng và hỗ trợ các tác giả trẻ người dân tộc thiểu số là nhiệm vụ trung tâm trong chiến lược phát triển lâu dài. Không chỉ hỗ trợ điều kiện sáng tác, chúng tôi còn tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi chuyên môn, xây dựng không gian văn học dân tộc nơi người trẻ được lắng nghe, thấu hiểu và tỏa sáng.”

Đại diện Nhà sáng tác Đà Nẵng, bà Huỳnh Hà Quỳnh Châu – Phó Giám đốc phụ trách Nhà sáng tác cam kết dành trọn điều kiện tốt nhất để các tác giả trẻ được nghỉ ngơi, sáng tác và giao lưu học hỏi. Từ chỗ ăn, ở, sinh hoạt cho đến tư liệu và không gian làm việc, tất cả đều hướng đến mục tiêu: tạo nền tảng vững chắc cho sự ra đời của những tác phẩm mới, mang dấu ấn cá nhân nhưng vẫn thấm đẫm tinh thần văn hóa dân tộc.

khaimacdttsvnt7 2025 1

Trại sáng tác văn học trẻ miền núi và dân tộc là lời khẳng định rõ nét rằng: các tác giả trẻ người dân tộc thiểu số không đứng bên lề của văn học Việt Nam, mà đang từng bước đi vào trung tâm, với những sáng tác có chiều sâu nội tâm, có tính thẩm mỹ cao và góp phần làm giàu bản đồ văn hóa tinh thần của đất nước.

Khai mạc Trại sáng tác văn học trẻ miền núi và dân tộc tại Đà Nẵng

Ngày 18/7/2025, tại Nhà sáng tác Đà Nẵng, Hội văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã tổ chức lễ khai mạc Trại sáng tác văn học dành cho các cây bút trẻ đến từ vùng miền núi và các dân tộc thiểu số trên cả nước.

Trại sáng tác năm nay không chỉ là một hoạt động chuyên môn thường niên, mà còn là một bước đi quan trọng trong chiến lược đầu tư lâu dài cho thế hệ viết trẻ người dân tộc thiểu số.

khaimacdttsvnt7 2025

Với sự tham gia của nhiều tác giả trẻ, Trại sáng tác sẽ là một không gian đậm chất văn hóa và đầy cảm hứng sáng tạo. Ban tổ chức tin tưởng Trại sáng tác sẽ là nơi nuôi dưỡng tiềm năng nghệ thuật cho những người viết trẻ đang mang trong mình mạch nguồn văn hóa dân tộc phong phú.

Phát biểu tại lễ khai mạc, nhà văn Lý Hữu Lương – Trưởng Trại sáng tác – chia sẻ: “Viết văn đã khó, giữ được tiếng nói riêng của cộng đồng dân tộc mình trong văn học lại càng khó hơn, nhất là với những cây bút trẻ còn nhiều bỡ ngỡ. Chính vì vậy, trại sáng tác lần này đóng vai trò như một ‘vườn ươm’ giúp các bạn trẻ mạnh dạn cất lên tiếng nói, nuôi dưỡng cảm hứng và kỹ năng sáng tạo, đồng thời kết nối với những giá trị văn hóa truyền thống quý báu.”

Chủ tịch Hội VHNT các Dân tộc thiểu số Việt Nam – ông Nông Quốc Bình – đặc biệt nhấn mạnh: “Hội luôn xác định việc phát hiện, bồi dưỡng và hỗ trợ các tác giả trẻ người dân tộc thiểu số là nhiệm vụ trung tâm trong chiến lược phát triển lâu dài. Không chỉ hỗ trợ điều kiện sáng tác, chúng tôi còn tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi chuyên môn, xây dựng không gian văn học dân tộc nơi người trẻ được lắng nghe, thấu hiểu và tỏa sáng.”

Đại diện Nhà sáng tác Đà Nẵng, bà Huỳnh Hà Quỳnh Châu – Phó Giám đốc phụ trách Nhà sáng tác cam kết dành trọn điều kiện tốt nhất để các tác giả trẻ được nghỉ ngơi, sáng tác và giao lưu học hỏi. Từ chỗ ăn, ở, sinh hoạt cho đến tư liệu và không gian làm việc, tất cả đều hướng đến mục tiêu: tạo nền tảng vững chắc cho sự ra đời của những tác phẩm mới, mang dấu ấn cá nhân nhưng vẫn thấm đẫm tinh thần văn hóa dân tộc.

khaimacdttsvnt7 2025 1

Trại sáng tác văn học trẻ miền núi và dân tộc là lời khẳng định rõ nét rằng: các tác giả trẻ người dân tộc thiểu số không đứng bên lề của văn học Việt Nam, mà đang từng bước đi vào trung tâm, với những sáng tác có chiều sâu nội tâm, có tính thẩm mỹ cao và góp phần làm giàu bản đồ văn hóa tinh thần của đất nước.

Khai mạc Trại sáng tác văn học trẻ miền núi và dân tộc tại Đà Nẵng

Ngày 18/7/2025, tại Nhà sáng tác Đà Nẵng, Hội văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã tổ chức lễ khai mạc Trại sáng tác văn học dành cho các cây bút trẻ đến từ vùng miền núi và các dân tộc thiểu số trên cả nước.

Trại sáng tác năm nay không chỉ là một hoạt động chuyên môn thường niên, mà còn là một bước đi quan trọng trong chiến lược đầu tư lâu dài cho thế hệ viết trẻ người dân tộc thiểu số.

khaimacdttsvnt7 2025

Với sự tham gia của nhiều tác giả trẻ, Trại sáng tác sẽ là một không gian đậm chất văn hóa và đầy cảm hứng sáng tạo. Ban tổ chức tin tưởng Trại sáng tác sẽ là nơi nuôi dưỡng tiềm năng nghệ thuật cho những người viết trẻ đang mang trong mình mạch nguồn văn hóa dân tộc phong phú.

Phát biểu tại lễ khai mạc, nhà văn Lý Hữu Lương – Trưởng Trại sáng tác – chia sẻ: “Viết văn đã khó, giữ được tiếng nói riêng của cộng đồng dân tộc mình trong văn học lại càng khó hơn, nhất là với những cây bút trẻ còn nhiều bỡ ngỡ. Chính vì vậy, trại sáng tác lần này đóng vai trò như một ‘vườn ươm’ giúp các bạn trẻ mạnh dạn cất lên tiếng nói, nuôi dưỡng cảm hứng và kỹ năng sáng tạo, đồng thời kết nối với những giá trị văn hóa truyền thống quý báu.”

Chủ tịch Hội VHNT các Dân tộc thiểu số Việt Nam – ông Nông Quốc Bình – đặc biệt nhấn mạnh: “Hội luôn xác định việc phát hiện, bồi dưỡng và hỗ trợ các tác giả trẻ người dân tộc thiểu số là nhiệm vụ trung tâm trong chiến lược phát triển lâu dài. Không chỉ hỗ trợ điều kiện sáng tác, chúng tôi còn tổ chức các lớp tập huấn, trao đổi chuyên môn, xây dựng không gian văn học dân tộc nơi người trẻ được lắng nghe, thấu hiểu và tỏa sáng.”

Đại diện Nhà sáng tác Đà Nẵng, bà Huỳnh Hà Quỳnh Châu – Phó Giám đốc phụ trách Nhà sáng tác cam kết dành trọn điều kiện tốt nhất để các tác giả trẻ được nghỉ ngơi, sáng tác và giao lưu học hỏi. Từ chỗ ăn, ở, sinh hoạt cho đến tư liệu và không gian làm việc, tất cả đều hướng đến mục tiêu: tạo nền tảng vững chắc cho sự ra đời của những tác phẩm mới, mang dấu ấn cá nhân nhưng vẫn thấm đẫm tinh thần văn hóa dân tộc.

khaimacdttsvnt7 2025 1

Trại sáng tác văn học trẻ miền núi và dân tộc là lời khẳng định rõ nét rằng: các tác giả trẻ người dân tộc thiểu số không đứng bên lề của văn học Việt Nam, mà đang từng bước đi vào trung tâm, với những sáng tác có chiều sâu nội tâm, có tính thẩm mỹ cao và góp phần làm giàu bản đồ văn hóa tinh thần của đất nước.

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Lạng Sơn 2025

Ngày 13/7/2025, tại Nhà sáng tác Cần Thơ, Hội Văn học Nghệ thuật và Nhà báo tỉnh Lạng Sơn phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2025.

Buổi bế mạc có sự tham dự của lãnh đạo Nhà sáng tác Cần Thơ, Ban tổ chức Trại cùng 15 văn nghệ sĩ tiêu biểu thuộc các chuyên ngành Văn xuôi, Thơ, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật, Âm nhạc – Sân khấu và Lý luận phê bình.

Trong mười ngày làm việc nghiêm túc, say mê và đầy nhiệt huyết, các trại viên đã cùng nhau trải qua những hành trình thực tế phong phú tại nhiều vùng đất trù phú của miền Tây Nam Bộ như Đồng Tháp, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng; đồng thời, một số văn nghệ sĩ cũng lựa chọn các điểm đến trải nghiệm riêng tại Côn Đảo, Bình Phước, Kiên Giang… Mỗi vùng đất là một nguồn cảm hứng, mỗi câu chuyện đời thường là một chất liệu quý giá để các tác giả chắt lọc, chiêm nghiệm và chuyển hóa thành tác phẩm nghệ thuật sâu sắc về tư tưởng và phong phú về hình thức thể hiện.

bemaclangsont7 2025

Phát biểu tại lễ bế mạc, ông Phan Văn Hòa – Trưởng đoàn trại sáng tác – đã bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật và Nhà báo tỉnh Lạng Sơn cùng Ban lãnh đạo Nhà sáng tác Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các văn nghệ sĩ thâm nhập thực tế, phát huy khả năng sáng tạo. Ông khẳng định: "Trại sáng tác không chỉ là nơi nuôi dưỡng đam mê nghệ thuật mà còn là không gian kết nối, trao đổi chuyên môn, là dịp để văn nghệ sĩ các chi hội giao lưu, chia sẻ và cùng nhau nâng cao chất lượng sáng tác."

Đại diện phía Nhà sáng tác Cần Thơ, bà Nguyễn Thị Thương – Phó Giám đốc – gửi lời chúc mừng nồng nhiệt đến toàn thể văn nghệ sĩ Lạng Sơn đã hoàn thành trại sáng tác với kết quả ấn tượng. Bà đánh giá cao sự phối hợp nhịp nhàng, tinh thần nghiêm túc và khát vọng cống hiến của các trại viên, đồng thời mong muốn tiếp tục đồng hành cùng Hội trong những trại sáng tác tiếp theo.

Trại sáng tác văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn năm 2025 khép lại với những thành quả đáng ghi nhận – 58 tác phẩm thuộc nhiều thể loại, trong đó có 06 bài thơ, 17 truyện ngắn, 01 tùy bút văn học, 01 ca khúc, 07 phác thảo tranh, 21 tác phẩm ảnh nghệ thuật và 05 bài viết nghiên cứu lý luận. Ngoài ra, nhiều tác phẩm đang được tiếp tục hoàn thiện, hứa hẹn sẽ góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân và làm dày thêm kho tàng văn học nghệ thuật tỉnh nhà.

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Lạng Sơn 2025

Ngày 13/7/2025, tại Nhà sáng tác Cần Thơ, Hội Văn học Nghệ thuật và Nhà báo tỉnh Lạng Sơn phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2025.

Buổi bế mạc có sự tham dự của lãnh đạo Nhà sáng tác Cần Thơ, Ban tổ chức Trại cùng 15 văn nghệ sĩ tiêu biểu thuộc các chuyên ngành Văn xuôi, Thơ, Nhiếp ảnh, Mỹ thuật, Âm nhạc – Sân khấu và Lý luận phê bình.

Trong mười ngày làm việc nghiêm túc, say mê và đầy nhiệt huyết, các trại viên đã cùng nhau trải qua những hành trình thực tế phong phú tại nhiều vùng đất trù phú của miền Tây Nam Bộ như Đồng Tháp, Bến Tre, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng; đồng thời, một số văn nghệ sĩ cũng lựa chọn các điểm đến trải nghiệm riêng tại Côn Đảo, Bình Phước, Kiên Giang… Mỗi vùng đất là một nguồn cảm hứng, mỗi câu chuyện đời thường là một chất liệu quý giá để các tác giả chắt lọc, chiêm nghiệm và chuyển hóa thành tác phẩm nghệ thuật sâu sắc về tư tưởng và phong phú về hình thức thể hiện.

bemaclangsont7 2025

Phát biểu tại lễ bế mạc, ông Phan Văn Hòa – Trưởng đoàn trại sáng tác – đã bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới lãnh đạo Hội Văn học Nghệ thuật và Nhà báo tỉnh Lạng Sơn cùng Ban lãnh đạo Nhà sáng tác Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho các văn nghệ sĩ thâm nhập thực tế, phát huy khả năng sáng tạo. Ông khẳng định: "Trại sáng tác không chỉ là nơi nuôi dưỡng đam mê nghệ thuật mà còn là không gian kết nối, trao đổi chuyên môn, là dịp để văn nghệ sĩ các chi hội giao lưu, chia sẻ và cùng nhau nâng cao chất lượng sáng tác."

Đại diện phía Nhà sáng tác Cần Thơ, bà Nguyễn Thị Thương – Phó Giám đốc – gửi lời chúc mừng nồng nhiệt đến toàn thể văn nghệ sĩ Lạng Sơn đã hoàn thành trại sáng tác với kết quả ấn tượng. Bà đánh giá cao sự phối hợp nhịp nhàng, tinh thần nghiêm túc và khát vọng cống hiến của các trại viên, đồng thời mong muốn tiếp tục đồng hành cùng Hội trong những trại sáng tác tiếp theo.

Trại sáng tác văn học nghệ thuật tỉnh Lạng Sơn năm 2025 khép lại với những thành quả đáng ghi nhận – 58 tác phẩm thuộc nhiều thể loại, trong đó có 06 bài thơ, 17 truyện ngắn, 01 tùy bút văn học, 01 ca khúc, 07 phác thảo tranh, 21 tác phẩm ảnh nghệ thuật và 05 bài viết nghiên cứu lý luận. Ngoài ra, nhiều tác phẩm đang được tiếp tục hoàn thiện, hứa hẹn sẽ góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân và làm dày thêm kho tàng văn học nghệ thuật tỉnh nhà.

Trại sáng tác Âm nhạc Đà Nẵng 2025

Trại sáng tác Âm nhạc Đà Nẵng năm 2025 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ Thuật (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) tổ chức tại Nhà sáng tác Đà Nẵng vào tháng 07/2025, với chủ đề “Chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh”.

Dự bế mạc Trại sáng tác có ông PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Phó Chủ tịch Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; bà Nguyễn Thị Anh Thi - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng; bà Nguyễn Thị Hội An - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng; ông Nguyễn Nho Khiêm - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật TP Đà Nẵng; nhạc sĩ Nguyễn Nhẫn - Chủ tịch Hội Âm nhạc TP Đà Nẵng; bà Huỳnh Hà Quỳnh Châu – Phó Giám đốc phụ trách Nhà Sáng tác Đà Nẵng; đại biểu lãnh đạo Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng; Phòng Quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng; Đoàn Văn công Quân khu 5; Chi hội Nhạc sĩ  Việt Nam TP Đà Nẵng…

Hội Nhạc sĩ Việt Nam có: Thiếu tướng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh - Chủ tịch Hội; nhạc sĩ Trần Nhật Dương - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Kiểm tra; nhạc sĩ Đinh Công Thuận - Ủy viên Ban Chấp hành; NSND Lê Thụy - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông…

Tham dự trại sáng tác có 14 nhạc sĩ đến từ các chi hội Nhạc sĩ Việt Nam: Hà Nội, Đà Nẵng, Kon Tum, An Giang…

traiamnhacvnt7 2025

Trại sáng tác Đà Nẵng 2025 là minh chứng rõ nét cho sự phối hợp đầy tâm huyết và hiệu quả giữa Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Đây là một không gian giao lưu, học hỏi để các nhạc sĩ cùng nhau thăng hoa trong cảm hứng sáng tạo. Với sự tận tâm của Ban tổ chức và nỗ lực của các nhạc sĩ, trại sáng tác đã thành công tốt đẹp. Trong thời gian dự trại, các nhạc sĩ đã được trao đổi kinh nghiệm sáng tác, đi thực tế một số địa danh của TP Đà Nẵng, nơi có cây cầu Rồng và bờ biển tuyệt đẹp đã trở thành nguồn cảm hứng cho những ý tưởng sáng tạo mới.

Sau gần 10 ngày làm việc, “thu hoạch” của trại là 29 tác phẩm âm nhạc mới. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện, một góc nhìn riêng. Đây là những “trái ngọt” quý giá của sự lao động nghiêm túc, góp phần vào sự nghiệp phát triển âm nhạc nước nhà.

Thiếu tướng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh - Chủ tịch Hội, phát biểu tổng kết Trại sáng tác, đã nhận xét: Đây là một trại sáng tác thành công, trong thời gian ngắn các nhạc sĩ đã sáng tác được các tác phẩm chất lượng tốt có nội dung đúng với chủ đề mà Ban tổ chức đề ra. Đề cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo của các nhạc sĩ, mong muốn các nhạc sĩ sẽ tiếp tục sáng tác theo chủ đề “Chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh, ca ngợi công cuộc đổi mới đất nước, vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tại chương trình báo cáo tổng kết bế mạc trại, 10 tác phẩm có chất lượng tốt của các nhạc sĩ sáng tác tại trại đã được lựa chọn, dàn dựng để các nghệ sĩ của TP Đà Nẵng biểu diễn:

traiamnhacvnt7 2025 1

Bản hùng ca giữa mùa thu lịch sử, nhạc: Đỗ Hoàng Linh, lời: Phạm Hồng Điệp, biểu diễn: Võ Đình Nam;

Bác Hồ trong tim em, sáng tác: Nguyễn Cao Hữu Tâm, biểu diễn: bé Nhã Uyên;

Bình minh Việt Nam, sáng tác: Nguyễn Duy Anh, biểu diễn: Ngọc Khôi;

Đà Nẵng xin mời, sáng tác: Nguyễn Dũng, biểu diễn: Nhất Luân;

Say tình em Thái Nguyên, sáng tác: Tịnh Mỹ, biểu diễn: Diệu Linh;

Giấc ngủ của cây đàn, sáng tác: Lê Hưng Tiến, biểu diễn: Thu Thùy - Vy Thảo - Bảo Châu;

Bay lên pháo hoa, sáng tác: Hồ Tuấn, biểu diễn: Hoàng Uyên;

Những ước mơ ngày mai, sáng tác: Dương Bích Hà, biểu diễn: Nhất Luân - Hà Lam Bùi;

Thức giấc cùng biển xanh, sáng tác: Trần Thùy Phương, biểu diễn: Ngọc Khôi - Hà Lam Bùi;

Đà Nẵng hôm nay, sáng tác: Võ Đình Nam, biểu diễn: Nhất Luân - Ngọc Khôi - Võ Đình Nam.

Trại sáng tác Âm nhạc Đà Nẵng 2025

Trại sáng tác Âm nhạc Đà Nẵng năm 2025 do Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ Thuật (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch) tổ chức tại Nhà sáng tác Đà Nẵng vào tháng 07/2025, với chủ đề “Chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh”.

Dự bế mạc Trại sáng tác có ông PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Phó Chủ tịch Ủy Ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; bà Nguyễn Thị Anh Thi - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng; bà Nguyễn Thị Hội An - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng; ông Nguyễn Nho Khiêm - Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật TP Đà Nẵng; nhạc sĩ Nguyễn Nhẫn - Chủ tịch Hội Âm nhạc TP Đà Nẵng; bà Huỳnh Hà Quỳnh Châu – Phó Giám đốc phụ trách Nhà Sáng tác Đà Nẵng; đại biểu lãnh đạo Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng; Phòng Quản lý Văn hóa, Sở Văn hóa và Thể thao Đà Nẵng; Đoàn Văn công Quân khu 5; Chi hội Nhạc sĩ  Việt Nam TP Đà Nẵng…

Hội Nhạc sĩ Việt Nam có: Thiếu tướng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh - Chủ tịch Hội; nhạc sĩ Trần Nhật Dương - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Kiểm tra; nhạc sĩ Đinh Công Thuận - Ủy viên Ban Chấp hành; NSND Lê Thụy - Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông…

Tham dự trại sáng tác có 14 nhạc sĩ đến từ các chi hội Nhạc sĩ Việt Nam: Hà Nội, Đà Nẵng, Kon Tum, An Giang…

traiamnhacvnt7 2025

Trại sáng tác Đà Nẵng 2025 là minh chứng rõ nét cho sự phối hợp đầy tâm huyết và hiệu quả giữa Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Đây là một không gian giao lưu, học hỏi để các nhạc sĩ cùng nhau thăng hoa trong cảm hứng sáng tạo. Với sự tận tâm của Ban tổ chức và nỗ lực của các nhạc sĩ, trại sáng tác đã thành công tốt đẹp. Trong thời gian dự trại, các nhạc sĩ đã được trao đổi kinh nghiệm sáng tác, đi thực tế một số địa danh của TP Đà Nẵng, nơi có cây cầu Rồng và bờ biển tuyệt đẹp đã trở thành nguồn cảm hứng cho những ý tưởng sáng tạo mới.

Sau gần 10 ngày làm việc, “thu hoạch” của trại là 29 tác phẩm âm nhạc mới. Mỗi tác phẩm là một câu chuyện, một góc nhìn riêng. Đây là những “trái ngọt” quý giá của sự lao động nghiêm túc, góp phần vào sự nghiệp phát triển âm nhạc nước nhà.

Thiếu tướng, nhạc sĩ Nguyễn Đức Trịnh - Chủ tịch Hội, phát biểu tổng kết Trại sáng tác, đã nhận xét: Đây là một trại sáng tác thành công, trong thời gian ngắn các nhạc sĩ đã sáng tác được các tác phẩm chất lượng tốt có nội dung đúng với chủ đề mà Ban tổ chức đề ra. Đề cao tinh thần đoàn kết, sáng tạo của các nhạc sĩ, mong muốn các nhạc sĩ sẽ tiếp tục sáng tác theo chủ đề “Chào mừng 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh, ca ngợi công cuộc đổi mới đất nước, vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tại chương trình báo cáo tổng kết bế mạc trại, 10 tác phẩm có chất lượng tốt của các nhạc sĩ sáng tác tại trại đã được lựa chọn, dàn dựng để các nghệ sĩ của TP Đà Nẵng biểu diễn:

traiamnhacvnt7 2025 1

Bản hùng ca giữa mùa thu lịch sử, nhạc: Đỗ Hoàng Linh, lời: Phạm Hồng Điệp, biểu diễn: Võ Đình Nam;

Bác Hồ trong tim em, sáng tác: Nguyễn Cao Hữu Tâm, biểu diễn: bé Nhã Uyên;

Bình minh Việt Nam, sáng tác: Nguyễn Duy Anh, biểu diễn: Ngọc Khôi;

Đà Nẵng xin mời, sáng tác: Nguyễn Dũng, biểu diễn: Nhất Luân;

Say tình em Thái Nguyên, sáng tác: Tịnh Mỹ, biểu diễn: Diệu Linh;

Giấc ngủ của cây đàn, sáng tác: Lê Hưng Tiến, biểu diễn: Thu Thùy - Vy Thảo - Bảo Châu;

Bay lên pháo hoa, sáng tác: Hồ Tuấn, biểu diễn: Hoàng Uyên;

Những ước mơ ngày mai, sáng tác: Dương Bích Hà, biểu diễn: Nhất Luân - Hà Lam Bùi;

Thức giấc cùng biển xanh, sáng tác: Trần Thùy Phương, biểu diễn: Ngọc Khôi - Hà Lam Bùi;

Đà Nẵng hôm nay, sáng tác: Võ Đình Nam, biểu diễn: Nhất Luân - Ngọc Khôi - Võ Đình Nam.

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Phường Bạch Mai - Thành phố Hà Nội
Điện thoại : 0243.974.5763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này