BÀI VIẾT MỚI

Minh Phương

Minh Phương

Bế mạc Trại sáng tác Bình Định 2025 tại Đà Lạt

Ngày 26/5/2025, tại Nhà sáng tác Đà Lạt đã diễn ra buổi bế mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật Bình Định năm 2025, do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Định phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức.

Tham dự buổi khai mạc có ông Trần Quang Khanh – Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Định; ông Võ Văn Quốc Bình – Phụ trách Nhà sáng tác Đà Lạt; ông Dương Thanh Hồng – Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Lâm Đồng; đại diện báo chí, cùng đông đảo văn nghệ sĩ và khách mời.

bemacbinhdinht5 2025

Trại sáng tác năm nay quy tụ 15 văn nghệ sĩ thuộc 5 chuyên ngành: văn thơ, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật và văn nghệ dân gian. Trong thời gian tại Trại sáng tác, các tác giả đã hoàn thành 47 tác phẩm, bao gồm: 20 bài thơ, 6 truyện ngắn, 2 tản văn, 3 bài nghiên cứu văn nghệ dân gian, 4 ca khúc, 2 tác phẩm mỹ thuật và 10 ảnh nghệ thuật.

Đáng chú ý, nhiều tác giả đã sáng tác được nhiều tác phẩm chất lượng như nhà thơ Khổng Trường Chiến với 4 bài thơ, nhà thơ Đăng Nhiên và Lý Thành Long mỗi người 5 bài, nhà thơ Đào Viết Bửu 3 bài, nhà thơ Trần Hà Nam với 3 bài thơ và 2 tản văn, cùng nhà văn Bùi Duy Phong với 3 truyện ngắn thiếu nhi. Các tác phẩm mang nội dung phong phú, thể hiện những cảm xúc chân thành trước vẻ đẹp thiên nhiên, con người Đà Lạt, đồng thời thể hiện tư duy nghệ thuật mới mẻ và giàu tính nhân văn.

Phát biểu tại buổi bế mạc, ông Võ Văn Quốc Bình chúc mừng đoàn văn nghệ sĩ đã hoàn thành tốt chương trình tại Trại sáng tác, có sự phối hợp chặt chẽ với Nhà sáng tác Đà Lạt và đã có một kỳ Trại sáng tác thành công.

Nhà thơ Mai Thìn – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Định – nhận định, kết quả sáng tác tại trại thể hiện tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, ý thức trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ, và đặc biệt là tình cảm nồng hậu dành cho thành phố hoa Đà Lạt.

bemacbinhdinht5 2025 1

Trại sáng tác lần này không chỉ là dịp để các văn nghệ sĩ sáng tạo mà còn là không gian giao lưu, học hỏi, làm mới tư duy nghệ thuật, từ đó tiếp tục ấp ủ những đề tài, cảm hứng mới để sáng tác thêm nhiều tác phẩm giàu nội dung tư tưởng, đẹp về hình thức nghệ thuật.

Bế mạc Trại sáng tác Bình Định 2025 tại Đà Lạt

Ngày 26/5/2025, tại Nhà sáng tác Đà Lạt đã diễn ra buổi bế mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật Bình Định năm 2025, do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Định phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức.

Tham dự buổi khai mạc có ông Trần Quang Khanh – Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Định; ông Võ Văn Quốc Bình – Phụ trách Nhà sáng tác Đà Lạt; ông Dương Thanh Hồng – Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Lâm Đồng; đại diện báo chí, cùng đông đảo văn nghệ sĩ và khách mời.

bemacbinhdinht5 2025

Trại sáng tác năm nay quy tụ 15 văn nghệ sĩ thuộc 5 chuyên ngành: văn thơ, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật và văn nghệ dân gian. Trong thời gian tại Trại sáng tác, các tác giả đã hoàn thành 47 tác phẩm, bao gồm: 20 bài thơ, 6 truyện ngắn, 2 tản văn, 3 bài nghiên cứu văn nghệ dân gian, 4 ca khúc, 2 tác phẩm mỹ thuật và 10 ảnh nghệ thuật.

Đáng chú ý, nhiều tác giả đã sáng tác được nhiều tác phẩm chất lượng như nhà thơ Khổng Trường Chiến với 4 bài thơ, nhà thơ Đăng Nhiên và Lý Thành Long mỗi người 5 bài, nhà thơ Đào Viết Bửu 3 bài, nhà thơ Trần Hà Nam với 3 bài thơ và 2 tản văn, cùng nhà văn Bùi Duy Phong với 3 truyện ngắn thiếu nhi. Các tác phẩm mang nội dung phong phú, thể hiện những cảm xúc chân thành trước vẻ đẹp thiên nhiên, con người Đà Lạt, đồng thời thể hiện tư duy nghệ thuật mới mẻ và giàu tính nhân văn.

Phát biểu tại buổi bế mạc, ông Võ Văn Quốc Bình chúc mừng đoàn văn nghệ sĩ đã hoàn thành tốt chương trình tại Trại sáng tác, có sự phối hợp chặt chẽ với Nhà sáng tác Đà Lạt và đã có một kỳ Trại sáng tác thành công.

Nhà thơ Mai Thìn – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Bình Định – nhận định, kết quả sáng tác tại trại thể hiện tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc, ý thức trách nhiệm công dân của người nghệ sĩ, và đặc biệt là tình cảm nồng hậu dành cho thành phố hoa Đà Lạt.

bemacbinhdinht5 2025 1

Trại sáng tác lần này không chỉ là dịp để các văn nghệ sĩ sáng tạo mà còn là không gian giao lưu, học hỏi, làm mới tư duy nghệ thuật, từ đó tiếp tục ấp ủ những đề tài, cảm hứng mới để sáng tác thêm nhiều tác phẩm giàu nội dung tư tưởng, đẹp về hình thức nghệ thuật.

Khai mạc Trại sáng tác Mỹ thuật Việt Nam 2025 khu vực phía Nam tại Nha Trang

Chiều 19/5/2025, trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Nhà sáng tác Nha Trang, Trại sáng tác mỹ thuật Việt Nam khu vực phía Nam năm 2025 đã khai mạc, mở ra một hành trình nghệ thuật đầy hứa hẹn cho các họa sĩ đến từ nhiều tỉnh thành phía Nam.

khaimacmythuatvnt5 2025

Buổi khai mạc có sự tham dự của ông Trương Hoài Phong – Phó Giám đốc phụ trách Nhà sáng tác Nha Trang; ông Trần Hà – Chủ tịch Hội VHNT Khánh Hòa; ông Lê Huỳnh – Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật tại Khánh Hòa; ông Huỳnh Văn Thọ – Văn phòng Hội Mỹ thuật Việt Nam, cùng 15 họa sĩ – những chiếc cầu nối mang tinh thần nghệ thuật đến từ khắp các tỉnh phía Nam.

Phát biểu khai mạc, ông Hồ Minh Quân – đại diện Văn phòng Hội nhấn mạnh: Trại sáng tác năm nay không chỉ là dịp để các họa sĩ thể hiện tài năng, mà còn là cơ hội để tôn vinh vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam trong những trang tranh đậm hồn dân tộc. Với đề tài mở rộng về quê hương, đất nước, các ngày lễ lớn và nhịp sống hiện đại, trại hứa hẹn sẽ là mảnh đất màu mỡ để nghệ thuật nảy mầm, bung nở.

Ông cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự hỗ trợ chu đáo, tận tình của đội ngũ Nhà sáng tác Nha Trang. “Chính nơi đây – giữa khung cảnh nên thơ của xứ Trầm Hương – các họa sĩ như được tiếp năng lượng để biến những xúc cảm thành đường cọ, biến rung động thành sắc màu,” ông chia sẻ.

Đại diện cho Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và Nhà sáng tác Nha Trang, ông Trương Hoài Phong khẳng định Nhà sáng tác Nha Trang sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các văn nghệ sĩ phát huy khả năng sáng tạo, từ đó góp phần làm giàu thêm đời sống văn hóa nghệ thuật của đất nước. Ông kỳ vọng, hình ảnh con người, thiên nhiên, biển cả Nha Trang – với cát trắng, nắng vàng, sóng vỗ – sẽ đi vào từng tác phẩm, trở thành chất liệu sống động cho mỹ thuật đương đại.

khaimacmythuatvnt5 2025 1

Theo kế hoạch, các họa sĩ sẽ đi thực tế tại nhiều địa danh nổi tiếng của Nha Trang – Khánh Hòa. Hành trình ấy không chỉ là chuyến đi tìm kiếm tư liệu, mà còn là cuộc đối thoại thầm lặng giữa nghệ sĩ với thiên nhiên, giữa cái nhìn nội tâm và thế giới bên ngoài – nơi hội họa trở thành ngôn ngữ để kể lại những câu chuyện không lời.

Trại sáng tác mỹ thuật khu vực phía Nam 2025 không chỉ là một sự kiện chuyên môn. Đó là nơi các họa sĩ “sống” cùng nghệ thuật, cùng nhau khám phá và khơi dậy những dòng chảy sáng tạo, hướng đến những tác phẩm không chỉ đẹp về hình thức mà còn thấm đẫm tình yêu quê hương và chiều sâu văn hóa dân tộc.

Khai mạc Trại sáng tác Mỹ thuật Việt Nam 2025 khu vực phía Nam tại Nha Trang

Chiều 19/5/2025, trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Nhà sáng tác Nha Trang, Trại sáng tác mỹ thuật Việt Nam khu vực phía Nam năm 2025 đã khai mạc, mở ra một hành trình nghệ thuật đầy hứa hẹn cho các họa sĩ đến từ nhiều tỉnh thành phía Nam.

khaimacmythuatvnt5 2025

Buổi khai mạc có sự tham dự của ông Trương Hoài Phong – Phó Giám đốc phụ trách Nhà sáng tác Nha Trang; ông Trần Hà – Chủ tịch Hội VHNT Khánh Hòa; ông Lê Huỳnh – Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật tại Khánh Hòa; ông Huỳnh Văn Thọ – Văn phòng Hội Mỹ thuật Việt Nam, cùng 15 họa sĩ – những chiếc cầu nối mang tinh thần nghệ thuật đến từ khắp các tỉnh phía Nam.

Phát biểu khai mạc, ông Hồ Minh Quân – đại diện Văn phòng Hội nhấn mạnh: Trại sáng tác năm nay không chỉ là dịp để các họa sĩ thể hiện tài năng, mà còn là cơ hội để tôn vinh vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam trong những trang tranh đậm hồn dân tộc. Với đề tài mở rộng về quê hương, đất nước, các ngày lễ lớn và nhịp sống hiện đại, trại hứa hẹn sẽ là mảnh đất màu mỡ để nghệ thuật nảy mầm, bung nở.

Ông cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự hỗ trợ chu đáo, tận tình của đội ngũ Nhà sáng tác Nha Trang. “Chính nơi đây – giữa khung cảnh nên thơ của xứ Trầm Hương – các họa sĩ như được tiếp năng lượng để biến những xúc cảm thành đường cọ, biến rung động thành sắc màu,” ông chia sẻ.

Đại diện cho Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và Nhà sáng tác Nha Trang, ông Trương Hoài Phong khẳng định Nhà sáng tác Nha Trang sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các văn nghệ sĩ phát huy khả năng sáng tạo, từ đó góp phần làm giàu thêm đời sống văn hóa nghệ thuật của đất nước. Ông kỳ vọng, hình ảnh con người, thiên nhiên, biển cả Nha Trang – với cát trắng, nắng vàng, sóng vỗ – sẽ đi vào từng tác phẩm, trở thành chất liệu sống động cho mỹ thuật đương đại.

khaimacmythuatvnt5 2025 1

Theo kế hoạch, các họa sĩ sẽ đi thực tế tại nhiều địa danh nổi tiếng của Nha Trang – Khánh Hòa. Hành trình ấy không chỉ là chuyến đi tìm kiếm tư liệu, mà còn là cuộc đối thoại thầm lặng giữa nghệ sĩ với thiên nhiên, giữa cái nhìn nội tâm và thế giới bên ngoài – nơi hội họa trở thành ngôn ngữ để kể lại những câu chuyện không lời.

Trại sáng tác mỹ thuật khu vực phía Nam 2025 không chỉ là một sự kiện chuyên môn. Đó là nơi các họa sĩ “sống” cùng nghệ thuật, cùng nhau khám phá và khơi dậy những dòng chảy sáng tạo, hướng đến những tác phẩm không chỉ đẹp về hình thức mà còn thấm đẫm tình yêu quê hương và chiều sâu văn hóa dân tộc.

Khai mạc Trại sáng tác Mỹ thuật Việt Nam 2025 khu vực phía Nam tại Nha Trang

Chiều 19/5/2025, trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Nhà sáng tác Nha Trang, Trại sáng tác mỹ thuật Việt Nam khu vực phía Nam năm 2025 đã khai mạc, mở ra một hành trình nghệ thuật đầy hứa hẹn cho các họa sĩ đến từ nhiều tỉnh thành phía Nam.

khaimacmythuatvnt5 2025

Buổi khai mạc có sự tham dự của ông Trương Hoài Phong – Phó Giám đốc phụ trách Nhà sáng tác Nha Trang; ông Trần Hà – Chủ tịch Hội VHNT Khánh Hòa; ông Lê Huỳnh – Chi hội trưởng Chi hội Mỹ thuật tại Khánh Hòa; ông Huỳnh Văn Thọ – Văn phòng Hội Mỹ thuật Việt Nam, cùng 15 họa sĩ – những chiếc cầu nối mang tinh thần nghệ thuật đến từ khắp các tỉnh phía Nam.

Phát biểu khai mạc, ông Hồ Minh Quân – đại diện Văn phòng Hội nhấn mạnh: Trại sáng tác năm nay không chỉ là dịp để các họa sĩ thể hiện tài năng, mà còn là cơ hội để tôn vinh vẻ đẹp đất nước, con người Việt Nam trong những trang tranh đậm hồn dân tộc. Với đề tài mở rộng về quê hương, đất nước, các ngày lễ lớn và nhịp sống hiện đại, trại hứa hẹn sẽ là mảnh đất màu mỡ để nghệ thuật nảy mầm, bung nở.

Ông cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến sự hỗ trợ chu đáo, tận tình của đội ngũ Nhà sáng tác Nha Trang. “Chính nơi đây – giữa khung cảnh nên thơ của xứ Trầm Hương – các họa sĩ như được tiếp năng lượng để biến những xúc cảm thành đường cọ, biến rung động thành sắc màu,” ông chia sẻ.

Đại diện cho Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và Nhà sáng tác Nha Trang, ông Trương Hoài Phong khẳng định Nhà sáng tác Nha Trang sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các văn nghệ sĩ phát huy khả năng sáng tạo, từ đó góp phần làm giàu thêm đời sống văn hóa nghệ thuật của đất nước. Ông kỳ vọng, hình ảnh con người, thiên nhiên, biển cả Nha Trang – với cát trắng, nắng vàng, sóng vỗ – sẽ đi vào từng tác phẩm, trở thành chất liệu sống động cho mỹ thuật đương đại.

khaimacmythuatvnt5 2025 1

Theo kế hoạch, các họa sĩ sẽ đi thực tế tại nhiều địa danh nổi tiếng của Nha Trang – Khánh Hòa. Hành trình ấy không chỉ là chuyến đi tìm kiếm tư liệu, mà còn là cuộc đối thoại thầm lặng giữa nghệ sĩ với thiên nhiên, giữa cái nhìn nội tâm và thế giới bên ngoài – nơi hội họa trở thành ngôn ngữ để kể lại những câu chuyện không lời.

Trại sáng tác mỹ thuật khu vực phía Nam 2025 không chỉ là một sự kiện chuyên môn. Đó là nơi các họa sĩ “sống” cùng nghệ thuật, cùng nhau khám phá và khơi dậy những dòng chảy sáng tạo, hướng đến những tác phẩm không chỉ đẹp về hình thức mà còn thấm đẫm tình yêu quê hương và chiều sâu văn hóa dân tộc.

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Đồng Nai 2025 tại Vũng Tàu

Ngày 17/5/2025, tại Nhà sáng tác Vũng Tàu, buổi bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) Đồng Nai năm 2025 đã được tổ chức.

Trại sáng tác nằm trong kế hoạch của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác VHNT phối hợp với Hội VHNT tỉnh Đồng Nai tổ chức. Tham dự buổi bế mạc có bà Đỗ Thị Thanh Thùy – Giám đốc Nhà sáng tác Vũng Tàu; ông Hoàng Lương – Nhạc sĩ, Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; ông Phạm Văn Hoàng – Phó Chủ tịch thường trực Hội VHNT Đồng Nai, cùng 14 hội viên đến từ các chuyên ngành: văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật, điêu khắc.

bemacdongnait5 2025

Các hội viên tham gia trại lần này đều là những cây bút, nghệ sĩ có nhiều năm hoạt động chuyên môn và đóng góp tích cực cho phong trào văn học nghệ thuật của tỉnh. Trong đó có những gương mặt tiêu biểu như: Nhà văn Nguyễn Văn Hòa với các truyện ngắn giàu tính hiện thực đời sống; nhà thơ Lê Thị Minh – người luôn mang đến những vần thơ sâu sắc và đầy nữ tính; nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Đức Phong, người có góc nhìn độc đáo trong việc ghi lại vẻ đẹp đời thường của con người và cảnh sắc miền biển; nhạc sĩ Lâm Quốc Hưng, tác giả của nhiều ca khúc gắn liền với quê hương Đồng Nai; họa sĩ trẻ Trịnh Quốc Bảo, chuyên sáng tác tranh sơn dầu và phác thảo điêu khắc với phong cách hiện đại.

Cùng nhiều cây bút, nghệ sĩ khác như: Nguyễn Thanh Thảo (ký – tản văn), Phạm Thị Dung (thơ), Trương Văn Lâm (ca khúc), Mai Thế Hiển (ảnh nghệ thuật)...

Trong thời gian của Trại sáng tác, các hội viên đã đi thực tế, tìm cảm hứng sáng tác qua các địa danh nổi bật của thành phố Vũng Tàu, đồng thời giao lưu và trao đổi kinh nghiệm nghệ thuật. Thành quả mà trại ghi nhận bao gồm: 6 tác phẩm truyện ngắn, ký, nghiên cứu; 14 bài thơ; 11 ca khúc; 1 phác thảo điêu khắc và 10 tác phẩm ảnh nghệ thuật – tất cả đều mang dấu ấn sáng tạo và tinh thần cống hiến của người nghệ sĩ.

Phát biểu tại lễ bế mạc, ông Phạm Văn Hoàng khẳng định: “Trại sáng tác là cơ hội quý báu để văn nghệ sĩ trau dồi kỹ năng, làm mới cảm xúc sáng tạo. Những tác phẩm ra đời tại đây sẽ là cầu nối giúp công chúng cảm nhận được hơi thở của đời sống và chiều sâu văn hóa của vùng đất Vũng Tàu cũng như quê hương Đồng Nai.”

Bà Đỗ Thị Thanh Thùy, thay mặt Nhà sáng tác Vũng Tàu, bày tỏ sự trân trọng trước tinh thần làm việc nghiêm túc của các hội viên và mong muốn tiếp tục đón nhận nhiều đoàn sáng tác khác trong thời gian tới.

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Đồng Nai 2025 tại Vũng Tàu

Ngày 17/5/2025, tại Nhà sáng tác Vũng Tàu, buổi bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) Đồng Nai năm 2025 đã được tổ chức.

Trại sáng tác nằm trong kế hoạch của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác VHNT phối hợp với Hội VHNT tỉnh Đồng Nai tổ chức. Tham dự buổi bế mạc có bà Đỗ Thị Thanh Thùy – Giám đốc Nhà sáng tác Vũng Tàu; ông Hoàng Lương – Nhạc sĩ, Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; ông Phạm Văn Hoàng – Phó Chủ tịch thường trực Hội VHNT Đồng Nai, cùng 14 hội viên đến từ các chuyên ngành: văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật, điêu khắc.

bemacdongnait5 2025

Các hội viên tham gia trại lần này đều là những cây bút, nghệ sĩ có nhiều năm hoạt động chuyên môn và đóng góp tích cực cho phong trào văn học nghệ thuật của tỉnh. Trong đó có những gương mặt tiêu biểu như: Nhà văn Nguyễn Văn Hòa với các truyện ngắn giàu tính hiện thực đời sống; nhà thơ Lê Thị Minh – người luôn mang đến những vần thơ sâu sắc và đầy nữ tính; nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Đức Phong, người có góc nhìn độc đáo trong việc ghi lại vẻ đẹp đời thường của con người và cảnh sắc miền biển; nhạc sĩ Lâm Quốc Hưng, tác giả của nhiều ca khúc gắn liền với quê hương Đồng Nai; họa sĩ trẻ Trịnh Quốc Bảo, chuyên sáng tác tranh sơn dầu và phác thảo điêu khắc với phong cách hiện đại.

Cùng nhiều cây bút, nghệ sĩ khác như: Nguyễn Thanh Thảo (ký – tản văn), Phạm Thị Dung (thơ), Trương Văn Lâm (ca khúc), Mai Thế Hiển (ảnh nghệ thuật)...

Trong thời gian của Trại sáng tác, các hội viên đã đi thực tế, tìm cảm hứng sáng tác qua các địa danh nổi bật của thành phố Vũng Tàu, đồng thời giao lưu và trao đổi kinh nghiệm nghệ thuật. Thành quả mà trại ghi nhận bao gồm: 6 tác phẩm truyện ngắn, ký, nghiên cứu; 14 bài thơ; 11 ca khúc; 1 phác thảo điêu khắc và 10 tác phẩm ảnh nghệ thuật – tất cả đều mang dấu ấn sáng tạo và tinh thần cống hiến của người nghệ sĩ.

Phát biểu tại lễ bế mạc, ông Phạm Văn Hoàng khẳng định: “Trại sáng tác là cơ hội quý báu để văn nghệ sĩ trau dồi kỹ năng, làm mới cảm xúc sáng tạo. Những tác phẩm ra đời tại đây sẽ là cầu nối giúp công chúng cảm nhận được hơi thở của đời sống và chiều sâu văn hóa của vùng đất Vũng Tàu cũng như quê hương Đồng Nai.”

Bà Đỗ Thị Thanh Thùy, thay mặt Nhà sáng tác Vũng Tàu, bày tỏ sự trân trọng trước tinh thần làm việc nghiêm túc của các hội viên và mong muốn tiếp tục đón nhận nhiều đoàn sáng tác khác trong thời gian tới.

Kết thúc Trại sáng tác Lai Châu 2025 tại Đà Nẵng

Ngày 17/5/2025, tại Nhà sáng tác Đà Nẵng, buổi bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Lai Châu 2025 do Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lai Châu tổ chức đã diễn ra thành công, khép lại những ngày hoạt động sôi nổi, sáng tạo và đầy cảm hứng.

Tham dự buổi bế mạc có 15 văn nghệ sĩ là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Lai Châu, đại diện các chuyên ngành như: mỹ thuật, văn học, nhiếp ảnh, văn nghệ dân gian và âm nhạc. Đại diện Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật có bà Huỳnh Hà Quỳnh Châu – Phó Giám đốc phụ trách Nhà sáng tác Đà Nẵng.

bemaclaichaut5 2025

Trại sáng tác diễn ra từ ngày 8 đến ngày 17/5/2025, là dịp để các văn nghệ sĩ Lai Châu được tiếp cận, tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa và con người Đà Nẵng. Trong khuôn khổ trại, đoàn đã tổ chức nhiều chuyến đi thực tế đến các địa điểm đặc sắc như: Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Chăm, bãi biển Mỹ Khê, làng đá mỹ nghệ Non Nước, chợ Non Nước, cảng cá Thọ Quang, chùa Linh Ứng, bán đảo Sơn Trà… Những chuyến đi này không chỉ là nguồn tư liệu quý báu mà còn là chất liệu sống động để các nghệ sĩ thăng hoa trong sáng tác.

Hành trình sáng tác cũng là hành trình gắn kết – giữa nghệ sĩ với nhau, giữa Lai Châu và Đà Nẵng, giữa con người với thiên nhiên và lịch sử. Thành công của trại sáng tác lần này không chỉ được đo bằng số lượng tác phẩm, mà còn bằng chiều sâu cảm xúc và giá trị văn hóa mà nó vun đắp. Mỗi câu chữ, mỗi nét vẽ, mỗi giai điệu chính là những viên gạch nhỏ góp phần làm nên ngôi nhà chung của văn hóa Việt Nam.

Qua quá trình trải nghiệm, các tác giả đã hoàn thiện nhiều tác phẩm có chất lượng, phản ánh đa dạng đề tài về cuộc sống, con người Đà Nẵng, đồng thời góp phần tôn vinh và lan tỏa các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất giàu truyền thống này. Trại sáng tác không chỉ là nơi nuôi dưỡng cảm hứng nghệ thuật mà còn là cầu nối giao lưu, gắn kết giữa các văn nghệ sĩ Lai Châu với mảnh đất miền Trung năng động và hiếu khách.

Kết quả trại sáng tác năm nay cho thấy sự chuẩn bị chu đáo, phối hợp hiệu quả giữa các đơn vị tổ chức. Ban tổ chức trại đánh giá Trại sáng tác đã đạt được mục đích đề ra, đóng góp tích cực vào việc phát triển nền văn học nghệ thuật nước nhà.

Trại sáng tác văn học nghệ thuật Lai Châu 2025 tại Đà Nẵng đã kết thúc, nhưng dư âm về tinh thần sáng tạo, tình yêu nghệ thuật và những giá trị văn hóa mà nó mang lại sẽ còn lan tỏa, tiếp tục nuôi dưỡng những hành trình nghệ thuật mới trong tương lai.

Kết thúc Trại sáng tác Lai Châu 2025 tại Đà Nẵng

Ngày 17/5/2025, tại Nhà sáng tác Đà Nẵng, buổi bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Lai Châu 2025 do Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lai Châu tổ chức đã diễn ra thành công, khép lại những ngày hoạt động sôi nổi, sáng tạo và đầy cảm hứng.

Tham dự buổi bế mạc có 15 văn nghệ sĩ là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Lai Châu, đại diện các chuyên ngành như: mỹ thuật, văn học, nhiếp ảnh, văn nghệ dân gian và âm nhạc. Đại diện Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật có bà Huỳnh Hà Quỳnh Châu – Phó Giám đốc phụ trách Nhà sáng tác Đà Nẵng.

bemaclaichaut5 2025

Trại sáng tác diễn ra từ ngày 8 đến ngày 17/5/2025, là dịp để các văn nghệ sĩ Lai Châu được tiếp cận, tìm hiểu và khám phá vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa và con người Đà Nẵng. Trong khuôn khổ trại, đoàn đã tổ chức nhiều chuyến đi thực tế đến các địa điểm đặc sắc như: Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tàng Chăm, bãi biển Mỹ Khê, làng đá mỹ nghệ Non Nước, chợ Non Nước, cảng cá Thọ Quang, chùa Linh Ứng, bán đảo Sơn Trà… Những chuyến đi này không chỉ là nguồn tư liệu quý báu mà còn là chất liệu sống động để các nghệ sĩ thăng hoa trong sáng tác.

Hành trình sáng tác cũng là hành trình gắn kết – giữa nghệ sĩ với nhau, giữa Lai Châu và Đà Nẵng, giữa con người với thiên nhiên và lịch sử. Thành công của trại sáng tác lần này không chỉ được đo bằng số lượng tác phẩm, mà còn bằng chiều sâu cảm xúc và giá trị văn hóa mà nó vun đắp. Mỗi câu chữ, mỗi nét vẽ, mỗi giai điệu chính là những viên gạch nhỏ góp phần làm nên ngôi nhà chung của văn hóa Việt Nam.

Qua quá trình trải nghiệm, các tác giả đã hoàn thiện nhiều tác phẩm có chất lượng, phản ánh đa dạng đề tài về cuộc sống, con người Đà Nẵng, đồng thời góp phần tôn vinh và lan tỏa các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất giàu truyền thống này. Trại sáng tác không chỉ là nơi nuôi dưỡng cảm hứng nghệ thuật mà còn là cầu nối giao lưu, gắn kết giữa các văn nghệ sĩ Lai Châu với mảnh đất miền Trung năng động và hiếu khách.

Kết quả trại sáng tác năm nay cho thấy sự chuẩn bị chu đáo, phối hợp hiệu quả giữa các đơn vị tổ chức. Ban tổ chức trại đánh giá Trại sáng tác đã đạt được mục đích đề ra, đóng góp tích cực vào việc phát triển nền văn học nghệ thuật nước nhà.

Trại sáng tác văn học nghệ thuật Lai Châu 2025 tại Đà Nẵng đã kết thúc, nhưng dư âm về tinh thần sáng tạo, tình yêu nghệ thuật và những giá trị văn hóa mà nó mang lại sẽ còn lan tỏa, tiếp tục nuôi dưỡng những hành trình nghệ thuật mới trong tương lai.

Nhiều thành công tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật Nghệ An 2025

Trong những ngày tháng 5/2025, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Nghệ An đã tổ chức Trại sáng tác tại Nhà sáng tác Đại Lải với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật.

bemacngheant5 2025

Trong thời gian tại Trại sáng tác, các văn nghệ sĩ đã sáng tác được 38 tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân, trải rộng trên nhiều lĩnh vực: 15 bài thơ, 1 truyện ngắn, 2 kịch bản sân khấu, 2 ca khúc, 13 bức ảnh nghệ thuật, 4 tác phẩm mỹ thuật và 1 bài viết lý luận phê bình.

Nổi bật trong mảng văn xuôi, truyện ngắn “Bí mật ngôi mộ gió” của Nguyễn Khắc An dẫn dắt người đọc vào hành trình giữa thực và mộng, nơi tình yêu, lòng tin và sự bao dung tỏa sáng giữa muôn vàn uẩn khúc đời thường. Truyện như một lời thì thầm đầy triết lý: "Không phải lúc nào cũng cần biết hết sự thật để sống trọn vẹn – đôi khi, yêu sâu, tin đủ và tha thứ đúng lúc là đủ để con người được bình yên."

Lĩnh vực thơ ca rực rỡ sắc màu với 15 bài thơ đến từ 5 cây bút tài hoa. Từ những khúc vọng về làng quê ví dặm qua ngòi bút Hồ Mậu Thanh, đến sự trăn trở hiện sinh của Phan Xuân Thu; từ những rung động trước thời gian của Nguyễn Thị Phương, đến khát khao sống tận hiến trong thơ Lê Xuân Hương; và sự trẻ trung đầy phóng khoáng của Nguyễn Thị Minh Lộc – tất cả đã tạo nên một bản giao hưởng cảm xúc sâu lắng, đậm chất Nghệ.

Hai tác phẩm sân khấu “Tiếng gọi” (Quế Chung) và “Về thăm Xứ Nghệ” (Hoàng Thị Loan) là tiếng vọng đầy cảm xúc của đất Nghệ, được chuyển tải bằng ngôn ngữ sân khấu truyền cảm và đậm chất truyền thống.

Về mỹ thuật, họa sĩ Lê Doãn Hợp mang đến bức tranh “Người là Hồ Chí Minh” đầy xúc động, khắc họa hình ảnh Bác Hồ trong lần đầu về thăm quê – nơi cội nguồn thiêng liêng của dân tộc. Trong khi đó, họa sĩ Đậu Quang Toàn với “Hà Nội phố” lại tạo nên thế giới trừu tượng, đa chiều, gợi mở và phóng khoáng – như chính nhịp sống đô thị hiện đại.

Tác phẩm lý luận “Mạch nguồn sông Côn” của Nguyễn Đình Anh là điểm nhấn đặc biệt. Bài viết không chỉ phân tích thành công tiểu thuyết lịch sử của Hồ Ngọc Quang mà còn góp phần khẳng định vai trò của dòng họ Hồ Quỳnh Đôi trong lịch sử và văn học Việt Nam – một cách nhìn sâu sắc và đầy tự hào về cội nguồn xứ Nghệ.

bemacngheant5 2025 1

Trại sáng tác văn học nghệ thuật Nghệ An 2025 tại Đại Lải đã khép lại trong dư âm của cảm hứng, sáng tạo và tình thân nghệ sĩ. Thành công không chỉ được đo bằng số lượng tác phẩm, mà còn ở chính ngọn lửa đam mê đang bùng cháy trong mỗi trái tim nghệ sĩ xứ Nghệ.

Sự thành công của Trại sáng tác Văn học Nghệ thuật Nghệ An 2025 tại Đại Lải một lần nữa khẳng định sức sống và chiều sâu của đội ngũ văn nghệ sĩ xứ Nghệ, đồng thời cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì và phát triển Trại sáng tác nghệ thuật chuyên nghiệp, giàu cảm hứng trong thời đại mới.

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này