BÀI VIẾT MỚI

Minh Phương

Minh Phương

Hội Nhà văn Việt Nam bế mạc Trại sáng tác văn học Đà Nẵng 2025

Ngày 26/4/2025, Trại sáng tác văn học 2025 đã tổ chức bế mạc. Tham dự có ông Nguyễn Nho Khiêm – Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Đà Nẵng; ông Mai Hữu Phước – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Đà Nẵng; bà Huỳnh Hà Quỳnh Châu – Phó Giám đốc phụ trách Nhà Sáng tác Đà Nẵng và nhiều văn nghệ sỹ ở thành phố Đà Nẵng

bemacnhavanvnt4 2025

Các nhà văn, nhà thơ dự trại đã dành thời gian hoàn chỉnh các tác phẩm của mình, sáng tác thêm nhiều tác phẩm mới tại trại. Đó là nỗ lực không ngừng nghỉ, và sự sáng tạo vô bờ bến mà các nhà văn, nhà thơ đã dành nhiều tâm huyết cho tác phẩm của mình. Các nhà văn tham dự Trại đã có cơ hội chia sẻ, trao đổi nghề nghiệp, đoàn kết, gắn bó trên tinh thần văn chương, lan tỏa cảm hứng sáng tạo.

Ban tổ chức nhận định đây là một Trại viết có nhiều tác phẩm chất lượng cao, tiêu biểu như về văn xuôi, nhà văn Trần Đức Trí đến từ Hải Phòng với tiểu thuyết “Chiếc bách giữa dòng” 632 trang 20 chương, viết về người lính; một bút ký “Tiếng vọng tháng Tư” kể về chuyến hành hương của cựu chiến binh Thành cổ Quảng Trị. Nhà văn Trịnh Tuyên đến từ Thanh Hóa với tiểu thuyết “Cô gái trong ngôi nhà lưu giữ tro cốt”, gần 200 trang, 5 chương viết về lực lượng Công an nhân dân. Nhà văn Hồng Chiến đến từ Đăk Lăk với tập truyện “Người có duyên với hổ” gồm 14 truyện ngắn viết về chúa sơn lâm; cùng với 11 truyện ngắn đồng thoại dành cho thiếu nhi, mang tên “Lời xin lỗi muộn”; Nhà văn, PGS.TS Ngô Văn Giá hoàn chỉnh 1 tập sách “Mười bảy truyện ngắn”…

Về thơ, nhà thơ Nguyễn Đức Phước đến từ Đồng Nai, hoàn chỉnh tập thơ “Mắt yếm” với 50 bài thơ viết về tình yêu, về cuộc sống và những suy tư, trăn trở trong đời thường. Nhà thơ Vân Anh, đến từ Nghệ An đã dành thời gian để hoàn thiện tập thơ “Trầm tích thời gian” với 62 bài thơ viết về đất nước, tình yêu, quê hương và cố gắng làm mới mình trong sáng tác; nhà thơ, nhà văn Bùi Minh Vũ quê Quảng Ngãi đến từ Đăk Lăk hoàn thiện trường ca “Người thổi hồn” với 9 chương viết về biển đảo, Trường Sa, Hoàng Sa. Nhà thơ, nhà văn Trần Ngọc Trác, đã hoàn chỉnh bản thảo tập ký, ghi chép “Người hát rong miền hư ảo” 300 trang viết về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn…

Trong thời gian dự trại, các nhà văn cũng đã tham gia nhiều hoạt động như dự các buổi ra mắt sách, giao lưu cùng các nhà văn, nhà thơ ở thành phố Đà Nẵng. Đoàn nhà văn dự trại còn tham dự buổi giao lưu giới thiệu sách của Chi nhánh NXB Hội Nhà văn tại Đà Nẵng ở Công viên Cá Voi: “Giai điệu quê hương” của Hồ Thanh Hải, “Những trận đánh tiêu biểu” của Phan Thanh Châu, “Xa và gần” của Phan Đức Nhạn; trường ca “Thanh Chiêm dinh trấn” của Đại tá, nhà thơ Lê Anh Dũng và tác phẩm “Cảm tác từ những câu Kiều” của Trần Thị Lợi ở Công viên APEC trong Ngày Sách Việt Nam do Thư viện Tổng hợp Đà Nẵng tổ chức.

Các nhà văn cũng đã giao lưu cùng với văn nghệ sĩ Liên hiệp các Hội VHNT Đà Nẵng và được Trường Đại học Sư phạm Đà Lạt mời dự buổi giới thiệu sách “Dọc đường 2″ của nhà văn Nguyên Ngọc.

bemacnhavanvnt4 2025 1

Kết thúc Trại viết, các nhà văn, nhà thơ đã tập trung hoàn thiện 15 bản thảo với hơn 1500 trang viết; trong đó có 2 cuốn tiểu thuyết, 1 tập ký ghi chép; 5 tập truyện ngắn với 78 truyện ngắn; 6 tập thơ với hơn 215 bài thơ; 1 trường ca.

Hội Nhà văn Việt Nam bế mạc Trại sáng tác văn học Đà Nẵng 2025

Ngày 26/4/2025, Trại sáng tác văn học 2025 đã tổ chức bế mạc. Tham dự có ông Nguyễn Nho Khiêm – Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Đà Nẵng; ông Mai Hữu Phước – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Đà Nẵng; bà Huỳnh Hà Quỳnh Châu – Phó Giám đốc phụ trách Nhà Sáng tác Đà Nẵng và nhiều văn nghệ sỹ ở thành phố Đà Nẵng

bemacnhavanvnt4 2025

Các nhà văn, nhà thơ dự trại đã dành thời gian hoàn chỉnh các tác phẩm của mình, sáng tác thêm nhiều tác phẩm mới tại trại. Đó là nỗ lực không ngừng nghỉ, và sự sáng tạo vô bờ bến mà các nhà văn, nhà thơ đã dành nhiều tâm huyết cho tác phẩm của mình. Các nhà văn tham dự Trại đã có cơ hội chia sẻ, trao đổi nghề nghiệp, đoàn kết, gắn bó trên tinh thần văn chương, lan tỏa cảm hứng sáng tạo.

Ban tổ chức nhận định đây là một Trại viết có nhiều tác phẩm chất lượng cao, tiêu biểu như về văn xuôi, nhà văn Trần Đức Trí đến từ Hải Phòng với tiểu thuyết “Chiếc bách giữa dòng” 632 trang 20 chương, viết về người lính; một bút ký “Tiếng vọng tháng Tư” kể về chuyến hành hương của cựu chiến binh Thành cổ Quảng Trị. Nhà văn Trịnh Tuyên đến từ Thanh Hóa với tiểu thuyết “Cô gái trong ngôi nhà lưu giữ tro cốt”, gần 200 trang, 5 chương viết về lực lượng Công an nhân dân. Nhà văn Hồng Chiến đến từ Đăk Lăk với tập truyện “Người có duyên với hổ” gồm 14 truyện ngắn viết về chúa sơn lâm; cùng với 11 truyện ngắn đồng thoại dành cho thiếu nhi, mang tên “Lời xin lỗi muộn”; Nhà văn, PGS.TS Ngô Văn Giá hoàn chỉnh 1 tập sách “Mười bảy truyện ngắn”…

Về thơ, nhà thơ Nguyễn Đức Phước đến từ Đồng Nai, hoàn chỉnh tập thơ “Mắt yếm” với 50 bài thơ viết về tình yêu, về cuộc sống và những suy tư, trăn trở trong đời thường. Nhà thơ Vân Anh, đến từ Nghệ An đã dành thời gian để hoàn thiện tập thơ “Trầm tích thời gian” với 62 bài thơ viết về đất nước, tình yêu, quê hương và cố gắng làm mới mình trong sáng tác; nhà thơ, nhà văn Bùi Minh Vũ quê Quảng Ngãi đến từ Đăk Lăk hoàn thiện trường ca “Người thổi hồn” với 9 chương viết về biển đảo, Trường Sa, Hoàng Sa. Nhà thơ, nhà văn Trần Ngọc Trác, đã hoàn chỉnh bản thảo tập ký, ghi chép “Người hát rong miền hư ảo” 300 trang viết về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn…

Trong thời gian dự trại, các nhà văn cũng đã tham gia nhiều hoạt động như dự các buổi ra mắt sách, giao lưu cùng các nhà văn, nhà thơ ở thành phố Đà Nẵng. Đoàn nhà văn dự trại còn tham dự buổi giao lưu giới thiệu sách của Chi nhánh NXB Hội Nhà văn tại Đà Nẵng ở Công viên Cá Voi: “Giai điệu quê hương” của Hồ Thanh Hải, “Những trận đánh tiêu biểu” của Phan Thanh Châu, “Xa và gần” của Phan Đức Nhạn; trường ca “Thanh Chiêm dinh trấn” của Đại tá, nhà thơ Lê Anh Dũng và tác phẩm “Cảm tác từ những câu Kiều” của Trần Thị Lợi ở Công viên APEC trong Ngày Sách Việt Nam do Thư viện Tổng hợp Đà Nẵng tổ chức.

Các nhà văn cũng đã giao lưu cùng với văn nghệ sĩ Liên hiệp các Hội VHNT Đà Nẵng và được Trường Đại học Sư phạm Đà Lạt mời dự buổi giới thiệu sách “Dọc đường 2″ của nhà văn Nguyên Ngọc.

bemacnhavanvnt4 2025 1

Kết thúc Trại viết, các nhà văn, nhà thơ đã tập trung hoàn thiện 15 bản thảo với hơn 1500 trang viết; trong đó có 2 cuốn tiểu thuyết, 1 tập ký ghi chép; 5 tập truyện ngắn với 78 truyện ngắn; 6 tập thơ với hơn 215 bài thơ; 1 trường ca.

Hội Nhà văn Việt Nam bế mạc Trại sáng tác văn học Đà Nẵng 2025

Ngày 26/4/2025, Trại sáng tác văn học 2025 đã tổ chức bế mạc. Tham dự có ông Nguyễn Nho Khiêm – Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Đà Nẵng; ông Mai Hữu Phước – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Đà Nẵng; bà Huỳnh Hà Quỳnh Châu – Phó Giám đốc phụ trách Nhà Sáng tác Đà Nẵng và nhiều văn nghệ sỹ ở thành phố Đà Nẵng

bemacnhavanvnt4 2025

Các nhà văn, nhà thơ dự trại đã dành thời gian hoàn chỉnh các tác phẩm của mình, sáng tác thêm nhiều tác phẩm mới tại trại. Đó là nỗ lực không ngừng nghỉ, và sự sáng tạo vô bờ bến mà các nhà văn, nhà thơ đã dành nhiều tâm huyết cho tác phẩm của mình. Các nhà văn tham dự Trại đã có cơ hội chia sẻ, trao đổi nghề nghiệp, đoàn kết, gắn bó trên tinh thần văn chương, lan tỏa cảm hứng sáng tạo.

Ban tổ chức nhận định đây là một Trại viết có nhiều tác phẩm chất lượng cao, tiêu biểu như về văn xuôi, nhà văn Trần Đức Trí đến từ Hải Phòng với tiểu thuyết “Chiếc bách giữa dòng” 632 trang 20 chương, viết về người lính; một bút ký “Tiếng vọng tháng Tư” kể về chuyến hành hương của cựu chiến binh Thành cổ Quảng Trị. Nhà văn Trịnh Tuyên đến từ Thanh Hóa với tiểu thuyết “Cô gái trong ngôi nhà lưu giữ tro cốt”, gần 200 trang, 5 chương viết về lực lượng Công an nhân dân. Nhà văn Hồng Chiến đến từ Đăk Lăk với tập truyện “Người có duyên với hổ” gồm 14 truyện ngắn viết về chúa sơn lâm; cùng với 11 truyện ngắn đồng thoại dành cho thiếu nhi, mang tên “Lời xin lỗi muộn”; Nhà văn, PGS.TS Ngô Văn Giá hoàn chỉnh 1 tập sách “Mười bảy truyện ngắn”…

Về thơ, nhà thơ Nguyễn Đức Phước đến từ Đồng Nai, hoàn chỉnh tập thơ “Mắt yếm” với 50 bài thơ viết về tình yêu, về cuộc sống và những suy tư, trăn trở trong đời thường. Nhà thơ Vân Anh, đến từ Nghệ An đã dành thời gian để hoàn thiện tập thơ “Trầm tích thời gian” với 62 bài thơ viết về đất nước, tình yêu, quê hương và cố gắng làm mới mình trong sáng tác; nhà thơ, nhà văn Bùi Minh Vũ quê Quảng Ngãi đến từ Đăk Lăk hoàn thiện trường ca “Người thổi hồn” với 9 chương viết về biển đảo, Trường Sa, Hoàng Sa. Nhà thơ, nhà văn Trần Ngọc Trác, đã hoàn chỉnh bản thảo tập ký, ghi chép “Người hát rong miền hư ảo” 300 trang viết về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn…

Trong thời gian dự trại, các nhà văn cũng đã tham gia nhiều hoạt động như dự các buổi ra mắt sách, giao lưu cùng các nhà văn, nhà thơ ở thành phố Đà Nẵng. Đoàn nhà văn dự trại còn tham dự buổi giao lưu giới thiệu sách của Chi nhánh NXB Hội Nhà văn tại Đà Nẵng ở Công viên Cá Voi: “Giai điệu quê hương” của Hồ Thanh Hải, “Những trận đánh tiêu biểu” của Phan Thanh Châu, “Xa và gần” của Phan Đức Nhạn; trường ca “Thanh Chiêm dinh trấn” của Đại tá, nhà thơ Lê Anh Dũng và tác phẩm “Cảm tác từ những câu Kiều” của Trần Thị Lợi ở Công viên APEC trong Ngày Sách Việt Nam do Thư viện Tổng hợp Đà Nẵng tổ chức.

Các nhà văn cũng đã giao lưu cùng với văn nghệ sĩ Liên hiệp các Hội VHNT Đà Nẵng và được Trường Đại học Sư phạm Đà Lạt mời dự buổi giới thiệu sách “Dọc đường 2″ của nhà văn Nguyên Ngọc.

bemacnhavanvnt4 2025 1

Kết thúc Trại viết, các nhà văn, nhà thơ đã tập trung hoàn thiện 15 bản thảo với hơn 1500 trang viết; trong đó có 2 cuốn tiểu thuyết, 1 tập ký ghi chép; 5 tập truyện ngắn với 78 truyện ngắn; 6 tập thơ với hơn 215 bài thơ; 1 trường ca.

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Đắk Lắk 2025 tại Nha Trang

Ngày 24/4, Hội Văn học nghệ thuật Đắk Lắk tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2025 tại Nha Trang.

Dự lễ bế mạc có bà Niê Thanh Mai - Chủ tịch Hội VHNT Đắk Lắk; ông Trương Hoài Phong – Phó Giám đốc phụ trách Nhà sáng tác Nha Trang; các chi hội Văn học, Nhiếp ảnh, Âm nhạc của Hội VHNT Khánh Hòa và cùng các văn nghệ sĩ Hội VHNT Đắk Lắk.

bemacdaklakt4 2025

Trại gồm 14 văn nghệ sĩ thuộc 03 chuyên ngành: Văn học, âm nhạc và nhiếp ảnh. Các trại viên trại sáng tác VHNT thâm nhập thực tế, trao đổi tác phẩm trong quá trình diễn ra trại. Nhờ đó, nhiều tác phẩm có chất lượng đã ra đời.

Trong thời gian dự trại sáng tác từ ngày 15 - 25/4, các văn nghệ sỹ Hội VHNT Đắk Lắk đã được đi thực tế sáng tác tại một số địa danh, di tích lịch sử văn hoá như: Học viện Hải quân; dâng hương và tìm hiểu về Trường Sa tại Khu Di tích lịch sử tưởng niệm các chiến sĩ Đảo Gạc Ma; tham gia Lễ hội Tháp bà Ponagar...

Kết thúc trại sáng tác, Ban tổ chức Trại đã đánh giá: Đa số tác phẩm được sáng tác và hoàn thiện tại trại có chất lượng nội dung và nghệ thuật tốt; nhiều tác giả có sự tìm tòi, đổi mới về góc nhìn và cách thể hiện.

Đặc biệt trong buổi bế mạc, Hội VHNT đã tổ chức Toạ đàm “Đề tài sáng tác về biển đảo trong tác phẩm văn học nghệ thuật” với sự tham gia của các văn nghệ sĩ Hội VHNT Khánh Hòa và toàn thể trại viên. Đây là hoạt động chuyên môn để các văn nghệ sĩ trao đổi, thảo luận tập trung về việc sáng tác về đề tài biển đảo, các ý tưởng sáng tác và trình bày các tác phẩm đã sáng tác về đề tài ý nghĩa này.

bemacdaklakt4 2025 1

Kết thúc buổi bế mạc Trại sáng tác, nhà văn Niê Thanh Mai, Chủ tịch Hội VHNT Đắk Lắk đã bàn giao các tác phẩm của 14 trại viên cho ông Trương Hoài Phong, Phó Giám đốc phụ trách Nhà sáng tác Nha Trang. Thường trực Hội VHNT Đắk Lắk cũng trao tặng 01 tác phẩm ảnh đạt giải thưởng của tỉnh Đắk Lắk của NSNA Nam Phương và 06 tác phẩm ảnh của 03 NSNA tham dự được báo cáo trong chương trình bế mạc cho Nhà sáng tác Nha Trang.

Kết thúc thời gian dự trại, trại viên đã hoàn thiện và gửi về BTC 72 tác phẩm. Trong đó, chuyên ngành Văn học có 20 tác phẩm (3 tập thơ); văn xuôi: 03 tác phẩm (có 1 bài tản văn và 02 tập tạp văn); Âm nhạc: 7 ca khúc; Nhiếp ảnh có 01 bộ ảnh về Hải quân (gồm 6 ảnh đơn) và 38 tác phẩm ảnh đơn.

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Đắk Lắk 2025 tại Nha Trang

Ngày 24/4, Hội Văn học nghệ thuật Đắk Lắk tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2025 tại Nha Trang.

Dự lễ bế mạc có bà Niê Thanh Mai - Chủ tịch Hội VHNT Đắk Lắk; ông Trương Hoài Phong – Phó Giám đốc phụ trách Nhà sáng tác Nha Trang; các chi hội Văn học, Nhiếp ảnh, Âm nhạc của Hội VHNT Khánh Hòa và cùng các văn nghệ sĩ Hội VHNT Đắk Lắk.

bemacdaklakt4 2025

Trại gồm 14 văn nghệ sĩ thuộc 03 chuyên ngành: Văn học, âm nhạc và nhiếp ảnh. Các trại viên trại sáng tác VHNT thâm nhập thực tế, trao đổi tác phẩm trong quá trình diễn ra trại. Nhờ đó, nhiều tác phẩm có chất lượng đã ra đời.

Trong thời gian dự trại sáng tác từ ngày 15 - 25/4, các văn nghệ sỹ Hội VHNT Đắk Lắk đã được đi thực tế sáng tác tại một số địa danh, di tích lịch sử văn hoá như: Học viện Hải quân; dâng hương và tìm hiểu về Trường Sa tại Khu Di tích lịch sử tưởng niệm các chiến sĩ Đảo Gạc Ma; tham gia Lễ hội Tháp bà Ponagar...

Kết thúc trại sáng tác, Ban tổ chức Trại đã đánh giá: Đa số tác phẩm được sáng tác và hoàn thiện tại trại có chất lượng nội dung và nghệ thuật tốt; nhiều tác giả có sự tìm tòi, đổi mới về góc nhìn và cách thể hiện.

Đặc biệt trong buổi bế mạc, Hội VHNT đã tổ chức Toạ đàm “Đề tài sáng tác về biển đảo trong tác phẩm văn học nghệ thuật” với sự tham gia của các văn nghệ sĩ Hội VHNT Khánh Hòa và toàn thể trại viên. Đây là hoạt động chuyên môn để các văn nghệ sĩ trao đổi, thảo luận tập trung về việc sáng tác về đề tài biển đảo, các ý tưởng sáng tác và trình bày các tác phẩm đã sáng tác về đề tài ý nghĩa này.

bemacdaklakt4 2025 1

Kết thúc buổi bế mạc Trại sáng tác, nhà văn Niê Thanh Mai, Chủ tịch Hội VHNT Đắk Lắk đã bàn giao các tác phẩm của 14 trại viên cho ông Trương Hoài Phong, Phó Giám đốc phụ trách Nhà sáng tác Nha Trang. Thường trực Hội VHNT Đắk Lắk cũng trao tặng 01 tác phẩm ảnh đạt giải thưởng của tỉnh Đắk Lắk của NSNA Nam Phương và 06 tác phẩm ảnh của 03 NSNA tham dự được báo cáo trong chương trình bế mạc cho Nhà sáng tác Nha Trang.

Kết thúc thời gian dự trại, trại viên đã hoàn thiện và gửi về BTC 72 tác phẩm. Trong đó, chuyên ngành Văn học có 20 tác phẩm (3 tập thơ); văn xuôi: 03 tác phẩm (có 1 bài tản văn và 02 tập tạp văn); Âm nhạc: 7 ca khúc; Nhiếp ảnh có 01 bộ ảnh về Hải quân (gồm 6 ảnh đơn) và 38 tác phẩm ảnh đơn.

Kết thúc Trại sáng tác Tiền Giang 2024 tại Đà Lạt

Vào ngày 23/4/2025, tại Nhà sáng tác Đà Lạt, Trại sáng tác văn học nghệ thuật 2025 do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức đã kết thúc.

Tham dự Trại sáng tác năm nay có 13 văn nghệ sĩ thuộc 4 chuyên ngành văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, sân khấu đã sáng tác và hoàn thiện 63 tác phẩm, gồm: 30 bài thơ, 6 bài vọng cổ, 1 kịch bản sân khấu, 3 tác phẩm âm nhạc, 1 truyện ngắn, 1 bản dịch truyện ngắn, 21 ảnh nghệ thuật.

bemactiengiangt4 2025

Chỉ trong thời gian ngắn sáng tác được số lượng tác phẩm lớn đã phản ánh sự lao động nghệ thuật nghiêm túc, hiệu quả sáng tạo của các văn nghệ sĩ Tiền Giang.

Trại sáng tác là hoạt động thiết thực nhằm bồi dưỡng, phát triển lực lượng sáng tác văn học nghệ thuật, đồng thời tạo điều kiện để các hội viên có cơ hội giao lưu, học hỏi và làm mới tư duy sáng tạo. Từ đó, tiếp tục nuôi lớn nguồn cảm hứng, ấp ủ thêm nhiều tác phẩm hay về nội dung, đẹp về hình thức.

Thiên nhiên Đà Lạt tươi đẹp, con người Đà Lạt thân thiện, hiền hòa là nguồn xúc cảm lớn để các văn nghệ sĩ đến từ miền sông nước Cửu Long cho ra đời nhiều tác phẩm viết về miền đất này. Đặc biệt là những bài thơ, bài ca vọng cổ và những tác phẩm nhiếp ảnh có góc nhìn mới mẻ.

Các tác phẩm thơ đa dạng về phong cách, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, nhiều bài giàu cảm xúc, chất tự sự và triết lý cá nhân. Các bản vọng cổ được đầu tư cả về cấu tứ và ca từ đẹp. Tác phẩm truyện ngắn và truyện dịch có cấu trúc chặt chẽ, ngôn ngữ trong sáng, mang nhiều yếu tố nhân văn. Tác phẩm âm nhạc và ảnh nghệ thuật giàu cảm xúc thể hiện sự tìm tòi trong bố cục, ánh sáng và thông điệp nghệ thuật rõ ràng.

bemactiengiangt4 2025 1

Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang khẳng định: Kết quả của trại viết đã thể hiện sự đầu tư nghiêm túc về tư duy nghệ thuật, đồng thời bám sát thực tiễn cuộc sống, mang đậm dấu ấn cá nhân của từng tác giả.

Phần lớn các tác phẩm đều khai thác những đề tài gần gũi với đời sống, phản ánh chân thực tâm tư, tình cảm của con người trong thời đại hôm nay, đồng thời có sự gắn kết với những giá trị truyền thống, văn hóa dân tộc, vẻ đẹp của thiên nhiên và con người vùng cao nguyên Đà Lạt.

Nhiều tác phẩm thể hiện tinh thần hướng về quê hương, đất nước, con người Nam bộ; một số khác mạnh dạn thể nghiệm những cách tiếp cận mới.

Với thành công từ Trại sáng tác, Ban tổ chức sẽ tiếp tục nghiên cứu, đăng tải các tác phẩm xuất sắc lên tạp chí địa phương, khuyến khích các văn nghệ sĩ tiếp tục phát huy thành quả, sáng tạo được thêm nhiều tác phẩm mới.

Kết thúc Trại sáng tác Tiền Giang 2024 tại Đà Lạt

Vào ngày 23/4/2025, tại Nhà sáng tác Đà Lạt, Trại sáng tác văn học nghệ thuật 2025 do Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Tiền Giang phối hợp Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức đã kết thúc.

Tham dự Trại sáng tác năm nay có 13 văn nghệ sĩ thuộc 4 chuyên ngành văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, sân khấu đã sáng tác và hoàn thiện 63 tác phẩm, gồm: 30 bài thơ, 6 bài vọng cổ, 1 kịch bản sân khấu, 3 tác phẩm âm nhạc, 1 truyện ngắn, 1 bản dịch truyện ngắn, 21 ảnh nghệ thuật.

bemactiengiangt4 2025

Chỉ trong thời gian ngắn sáng tác được số lượng tác phẩm lớn đã phản ánh sự lao động nghệ thuật nghiêm túc, hiệu quả sáng tạo của các văn nghệ sĩ Tiền Giang.

Trại sáng tác là hoạt động thiết thực nhằm bồi dưỡng, phát triển lực lượng sáng tác văn học nghệ thuật, đồng thời tạo điều kiện để các hội viên có cơ hội giao lưu, học hỏi và làm mới tư duy sáng tạo. Từ đó, tiếp tục nuôi lớn nguồn cảm hứng, ấp ủ thêm nhiều tác phẩm hay về nội dung, đẹp về hình thức.

Thiên nhiên Đà Lạt tươi đẹp, con người Đà Lạt thân thiện, hiền hòa là nguồn xúc cảm lớn để các văn nghệ sĩ đến từ miền sông nước Cửu Long cho ra đời nhiều tác phẩm viết về miền đất này. Đặc biệt là những bài thơ, bài ca vọng cổ và những tác phẩm nhiếp ảnh có góc nhìn mới mẻ.

Các tác phẩm thơ đa dạng về phong cách, kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, nhiều bài giàu cảm xúc, chất tự sự và triết lý cá nhân. Các bản vọng cổ được đầu tư cả về cấu tứ và ca từ đẹp. Tác phẩm truyện ngắn và truyện dịch có cấu trúc chặt chẽ, ngôn ngữ trong sáng, mang nhiều yếu tố nhân văn. Tác phẩm âm nhạc và ảnh nghệ thuật giàu cảm xúc thể hiện sự tìm tòi trong bố cục, ánh sáng và thông điệp nghệ thuật rõ ràng.

bemactiengiangt4 2025 1

Nhà thơ Trương Trọng Nghĩa – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Tiền Giang khẳng định: Kết quả của trại viết đã thể hiện sự đầu tư nghiêm túc về tư duy nghệ thuật, đồng thời bám sát thực tiễn cuộc sống, mang đậm dấu ấn cá nhân của từng tác giả.

Phần lớn các tác phẩm đều khai thác những đề tài gần gũi với đời sống, phản ánh chân thực tâm tư, tình cảm của con người trong thời đại hôm nay, đồng thời có sự gắn kết với những giá trị truyền thống, văn hóa dân tộc, vẻ đẹp của thiên nhiên và con người vùng cao nguyên Đà Lạt.

Nhiều tác phẩm thể hiện tinh thần hướng về quê hương, đất nước, con người Nam bộ; một số khác mạnh dạn thể nghiệm những cách tiếp cận mới.

Với thành công từ Trại sáng tác, Ban tổ chức sẽ tiếp tục nghiên cứu, đăng tải các tác phẩm xuất sắc lên tạp chí địa phương, khuyến khích các văn nghệ sĩ tiếp tục phát huy thành quả, sáng tạo được thêm nhiều tác phẩm mới.

Khai mạc Trại sáng tác văn học Hội nhà văn Việt Nam 2025 tại Đà Nẵng

Ngày19/4/2025, tại Nhà Sáng tác Đà Nẵng, Hội Nhà văn Việt Nam đã khai mạc Trại sáng tác Văn học năm 2025. Trại sáng tác này được tổ chức thường niên với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật.

Với mục tiêu tiếp tục sáng tạo nên nhiều tác phẩm văn học có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao về đất nước, Trại sáng tác được tổ chức có sự tham gia của 15 nhà văn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đến từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

khaimachoinhavanvnt4 2025

Tham gia khai mạc có Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội - Đại tá Nguyễn Bình Phương; đại diện Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Đà Nẵng - nhà văn, dịch giả Bùi Xuân; Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Đà Nẵng, Tổng Biên tập Tạp chí Non Nước - nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm và các Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp Hội; cùng nhiều nhà thơ, nhà văn có tên tuổi khác ở Đà Nẵng.

khaimachoinhavanvnt4 2025 1

Phát biểu tại buổi khai mạc. ông Nguyễn Bình Phương cho rằng, đây là thời điểm đặc biệt của đất nước sau Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (Khóa XIII), đất nước đang có nhiều sự kiện hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Các sự kiện này có những tác động đến tâm tư, tình cảm của nhân dân, trong đó có những người hoạt động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật. Trại sáng tác văn học lần này sẽ có chủ đề hướng tới những sự kiện trên.

“Dù thời cuộc thay đổi, nhưng tình yêu văn chương không hề thay đổi. Các nhà văn luôn bình tĩnh, đam mê sáng tác, gắn bó chặt chẽ với nhau, nhiệt tình đi vào thực tế. Bao giờ cũng vậy, bản lĩnh, lập trường của các nhà văn rất quan trọng đối với đời sống văn hóa của đất nước. Sự có mặt của 15 nhà văn tham gia Trại sáng tác này cho thấy tinh thần của các nhà văn chúng ta, trách nhiệm của chúng ta, trước các đề tài của đất nước”, ông Nguyễn Bình Phương nhận định.

Thay mặt Hội Liên hiệp VHNT Đà Nẵng, ông Nguyễn Nho Khiêm phát biểu, mong muốn các nhà văn tham dự Trại có nhiều sáng tác về quê hương, con người, thành tựu sau 50 năm giải phóng của quê hương Đà Nẵng - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và hiện nay đang là một trung tâm phát triển của miền Trung. Đồng thời, nêu các đề xuất, kiến nghị về mối quan hệ gắn kết, chia sẻ để cùng phát triển về phát triển VHNT nói chung, phát triển lực lượng sáng tác nói riêng.

Nhà văn Nguyễn Bình Phương chúc các nhà văn tham dự Trại sáng tác thu được những kết quả tốt đẹp trong thời gian sáng tác ở Trại, chấp hành tốt quy định về quản lý của Trại theo Quyết định của Chủ tịch Hội Nhà văn và Quy định của Nhà sáng tác Đà Nẵng.

khaimachoinhavanvnt4 2025 2

Các nhà văn, nhà thơ tham dự Trại đều có những phát biểu ý kiến, chia sẻ về dự định hoàn thiện tác phẩm trong thời gian sáng tác ở Trại. Hy vọng, đất và người Đà Nẵng tiếp tục là hiện thực cung cấp tư liệu cho các nhà văn sáng tạo và thành công.

Khai mạc Trại sáng tác văn học Hội nhà văn Việt Nam 2025 tại Đà Nẵng

Ngày19/4/2025, tại Nhà Sáng tác Đà Nẵng, Hội Nhà văn Việt Nam đã khai mạc Trại sáng tác Văn học năm 2025. Trại sáng tác này được tổ chức thường niên với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật.

Với mục tiêu tiếp tục sáng tạo nên nhiều tác phẩm văn học có giá trị tư tưởng, nghệ thuật cao về đất nước, Trại sáng tác được tổ chức có sự tham gia của 15 nhà văn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đến từ nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

khaimachoinhavanvnt4 2025

Tham gia khai mạc có Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam - Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội - Đại tá Nguyễn Bình Phương; đại diện Chi hội Nhà văn Việt Nam tại Đà Nẵng - nhà văn, dịch giả Bùi Xuân; Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Đà Nẵng, Tổng Biên tập Tạp chí Non Nước - nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm và các Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp Hội; cùng nhiều nhà thơ, nhà văn có tên tuổi khác ở Đà Nẵng.

khaimachoinhavanvnt4 2025 1

Phát biểu tại buổi khai mạc. ông Nguyễn Bình Phương cho rằng, đây là thời điểm đặc biệt của đất nước sau Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (Khóa XIII), đất nước đang có nhiều sự kiện hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Các sự kiện này có những tác động đến tâm tư, tình cảm của nhân dân, trong đó có những người hoạt động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật. Trại sáng tác văn học lần này sẽ có chủ đề hướng tới những sự kiện trên.

“Dù thời cuộc thay đổi, nhưng tình yêu văn chương không hề thay đổi. Các nhà văn luôn bình tĩnh, đam mê sáng tác, gắn bó chặt chẽ với nhau, nhiệt tình đi vào thực tế. Bao giờ cũng vậy, bản lĩnh, lập trường của các nhà văn rất quan trọng đối với đời sống văn hóa của đất nước. Sự có mặt của 15 nhà văn tham gia Trại sáng tác này cho thấy tinh thần của các nhà văn chúng ta, trách nhiệm của chúng ta, trước các đề tài của đất nước”, ông Nguyễn Bình Phương nhận định.

Thay mặt Hội Liên hiệp VHNT Đà Nẵng, ông Nguyễn Nho Khiêm phát biểu, mong muốn các nhà văn tham dự Trại có nhiều sáng tác về quê hương, con người, thành tựu sau 50 năm giải phóng của quê hương Đà Nẵng - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và hiện nay đang là một trung tâm phát triển của miền Trung. Đồng thời, nêu các đề xuất, kiến nghị về mối quan hệ gắn kết, chia sẻ để cùng phát triển về phát triển VHNT nói chung, phát triển lực lượng sáng tác nói riêng.

Nhà văn Nguyễn Bình Phương chúc các nhà văn tham dự Trại sáng tác thu được những kết quả tốt đẹp trong thời gian sáng tác ở Trại, chấp hành tốt quy định về quản lý của Trại theo Quyết định của Chủ tịch Hội Nhà văn và Quy định của Nhà sáng tác Đà Nẵng.

khaimachoinhavanvnt4 2025 2

Các nhà văn, nhà thơ tham dự Trại đều có những phát biểu ý kiến, chia sẻ về dự định hoàn thiện tác phẩm trong thời gian sáng tác ở Trại. Hy vọng, đất và người Đà Nẵng tiếp tục là hiện thực cung cấp tư liệu cho các nhà văn sáng tạo và thành công.

Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Đak Lắk 2025 tại Nha Trang

Ngày 16/4/2025, Hội văn học nghệ thuật Đắk Lắk phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2025.

Tham dự khai mạc, có bà Nie Thanh Mai – Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Đak Lắk; họa sĩ Trần Hà - Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Khánh Hoà; ông Trương Hoài Phong - Phó Giám đốc phụ trách Nhà sáng tác Nha Trang, các chi hội trưởng chi hội Âm nhạc, Nhiếp ảnh của Hội văn học nghệ thuật Khánh Hòa và 15 văn nghệ sĩ các chuyên ngành Văn học, Nhiếp ảnh và Âm nhạc của Hội văn học nghệ thuật Đắk Lắk.

khaimacdaklakt4 2025

Trại sáng tác lần này có chuyên đề sáng tác về cách mạng và biển đảo đồng thời cũng nhằm bồi dưỡng những cây bút trẻ có năng khiếu về văn học nghệ thuật. Ban tổ chức kỳ vọng sẽ có một đội ngũ sáng tác trẻ, năng động, nhạy bén để góp phần bổ sung nguồn lực cho phong trào văn học nghệ thuật của tỉnh Đak Lắk. Đây cũng là dịp bồi dưỡng, tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa các cho thế hệ văn nghệ sĩ.

khaimacdaklakt4 2025 1

Ông Trương Hoài Phong – Phó Giám đốc phụ trách Nhà sáng tác Nha Trang đã có lời chào đón nồng nhiệt các văn nghệ sĩ Đak Lắk. Nhà sáng tác Nha Trang sẽ tạo mọi điều kiện để các văn nghệ sĩ yên tâm sáng tác, có được một Trại sáng tác thành công tốt đẹp.

Các văn nghệ sĩ Đak Lắk trong thời gian dự trại sẽ thâm nhập thực tế cuộc sống tại tỉnh Khánh Hoà, giao lưu với các văn nghệ sĩ địa phương để lấy thêm tư liệu, cảm hứng sáng tác. Các tác phẩm hoàn thành dự kiến sẽ được đăng tải trên tạp chí văn nghệ địa phương.

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này