Minh Phương

Minh Phương

Hội nghị “Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019” của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

Ngày 15/1/2019, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã tổ chức Hội nghị “Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019”. Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã đến dự và chủ trì Hội nghị.

tongkettt2018

Tham gia hội nghị có lãnh đạo các Hội văn học nghệ thuật Trung ương; lãnh đạo Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Hà Nội; lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn; lãnh đạo Vụ Thi đua khen thưởng, Vụ Kế hoạch Tài chính; đại diện Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Bộ; lãnh đạo Tạp chí Văn nghệ quân đội, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam; đại diện Nhà xuất bản Quân đội; lãnh đạo và các cán bộ viên chức Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật.

Báo cáo tổng kết tại Hội nghị, ông Trần Mạnh Cường – Phó Giám đốc Trung tâm đã nêu bật những thành tựu trong năm 2018 mà Trung tâm đã đạt được, như đã tổ chức thành công 64 Trại sáng tác với 1081 văn nghệ sỹ tham gia, cho ra đời 3143 tác phẩm văn học nghệ thuật; hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch giao trong năm 2018; được bình chọn nhận Cờ Thi đua của Chính phủ…Năm 2019, Trung tâm sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao, phấn đấu đạt từ 1000 đến 1100 văn nghệ sỹ tham gia các Trại sáng tác, tổ chức các Trại sáng tác chuyên sâu đạt kết quả; nâng cao đời sống cán bộ nhân viên, kiện toàn bộ máy lãnh đạo các Nhà sáng tác; thành lập Đảng bộ Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật để thống nhất quản lý các chi bộ tại các Nhà sáng tác trực thuộc.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã đánh giá cao sự phát triển của Trung tâm trong năm 2018 với các kết quả ấn tượng, cũng như sự phối kết hợp hiệu quả với các Hội văn học nghệ thuật, các Cục, Vụ chức năng thuộc Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch của Trung tâm đã tạo ra sự phát triển tốt cho các văn nghệ sỹ, cho ra đời các tác phẩm có chất lượng. Thứ trưởng cũng yêu cầu Trung tâm cần đánh giá lại các việc chưa làm được trong năm 2018 để rút kinh nghiệm cho năm 2019.

Cũng tại Hội nghị, lãnh đạo các Hội văn học nghệ thuật Trung ương đã có nhiều ý kiến đóng góp cho Trung tâm trong công cuộc đổi mới và phát triển các Trại sáng tác. Bên cạnh sự ngợi khen dành cho sự phát triển về mặt vật chất và chất lượng phục vụ tại các Nhà sáng tác; các đại biểu cũng còn nhiều trăn trở về cơ chế tổ chức Trại sáng tác, về định mức tiền ăn và sự hỗ trợ trong khâu in ấn tác phẩm. Các đại biểu cũng hoàn toàn ủng hộ và tán thành chủ trương tổ chức các trại chuyên sâu, nhằm tạo ra được những tác phẩm xuất sắc.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, ông Huỳnh Văn Ngàn – Giám đốc Trung tâm hứa sẽ nghiên cứu, tổ chức thực hiện để phát triển, nâng cao chất lượng các Trại sáng tác. Ông cũng đề nghị các Hội nghiên cứu, đề xuất các văn nghệ sỹ tiêu biểu đi sáng tác tại các trại chuyên sâu, nhằm đảm bảo chất lượng cho từng trại cũng như chất lượng của tác phẩm.

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Lê Khánh Hải cám ơn các Hội văn học nghệ thuật đã phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch và Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật. Thứ trưởng nêu rõ sự quan trọng trong việc phát triển, hỗ trợ văn nghệ sỹ sáng tác trong nền văn hoá nước nhà, đồng thời yêu cầu Trung tâm cần nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, lấy phục vụ văn nghệ sỹ là nhiệm vụ hàng đầu. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục đầu tư thêm cho các văn nghệ sỹ nhằm tạo ra được các tác phẩm chất lượng. Thứ trưởng chúc mừng Trung tâm đã nhận được Cờ thi đua của Chính phủ, đó là sự nỗ lực rất lớn, cần tiếp tục phát huy. Thứ trưởng cũng tin tưởng với đà phát triển như thế này, Trung tâm sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm 2019.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

tongkettt2018 5
Ông Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam phát biểu
 
tongkettt2018 6
Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát – Phó chủ tich Hội Điện ảnh Việt Nam phát biểu
 
tongkettt2018 7
Ông Nông Quốc Bình – Chủ tịch Hội VHNT các Dân tộc thiểu số Việt Nam phát biểu
 
tongkettt2018 8
Ông Vũ Quốc Khánh – Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam phát biểu
 
tongkettt2018 9
Ông Phùng Huy Cẩn – Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng phát biểu
tongkettt2018 10
Bà Phan Linh Chi – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính phát biểu
 
tongkettt2018 11
Ông Lương Xuân Đoàn – Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam phát biểu
 
tongkettt2018 12
Ông Trần Hướng Dương – Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn phát biểu

Hội nghị “Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019” của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

Ngày 15/1/2019, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã tổ chức Hội nghị “Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019”. Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã đến dự và chủ trì Hội nghị.

tongkettt2018

Tham gia hội nghị có lãnh đạo các Hội văn học nghệ thuật Trung ương; lãnh đạo Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Hà Nội; lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn; lãnh đạo Vụ Thi đua khen thưởng, Vụ Kế hoạch Tài chính; đại diện Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Bộ; lãnh đạo Tạp chí Văn nghệ quân đội, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam; đại diện Nhà xuất bản Quân đội; lãnh đạo và các cán bộ viên chức Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật.

Báo cáo tổng kết tại Hội nghị, ông Trần Mạnh Cường – Phó Giám đốc Trung tâm đã nêu bật những thành tựu trong năm 2018 mà Trung tâm đã đạt được, như đã tổ chức thành công 64 Trại sáng tác với 1081 văn nghệ sỹ tham gia, cho ra đời 3143 tác phẩm văn học nghệ thuật; hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ do Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch giao trong năm 2018; được bình chọn nhận Cờ Thi đua của Chính phủ…Năm 2019, Trung tâm sẽ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao, phấn đấu đạt từ 1000 đến 1100 văn nghệ sỹ tham gia các Trại sáng tác, tổ chức các Trại sáng tác chuyên sâu đạt kết quả; nâng cao đời sống cán bộ nhân viên, kiện toàn bộ máy lãnh đạo các Nhà sáng tác; thành lập Đảng bộ Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật để thống nhất quản lý các chi bộ tại các Nhà sáng tác trực thuộc.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Lê Khánh Hải đã đánh giá cao sự phát triển của Trung tâm trong năm 2018 với các kết quả ấn tượng, cũng như sự phối kết hợp hiệu quả với các Hội văn học nghệ thuật, các Cục, Vụ chức năng thuộc Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch của Trung tâm đã tạo ra sự phát triển tốt cho các văn nghệ sỹ, cho ra đời các tác phẩm có chất lượng. Thứ trưởng cũng yêu cầu Trung tâm cần đánh giá lại các việc chưa làm được trong năm 2018 để rút kinh nghiệm cho năm 2019.

Cũng tại Hội nghị, lãnh đạo các Hội văn học nghệ thuật Trung ương đã có nhiều ý kiến đóng góp cho Trung tâm trong công cuộc đổi mới và phát triển các Trại sáng tác. Bên cạnh sự ngợi khen dành cho sự phát triển về mặt vật chất và chất lượng phục vụ tại các Nhà sáng tác; các đại biểu cũng còn nhiều trăn trở về cơ chế tổ chức Trại sáng tác, về định mức tiền ăn và sự hỗ trợ trong khâu in ấn tác phẩm. Các đại biểu cũng hoàn toàn ủng hộ và tán thành chủ trương tổ chức các trại chuyên sâu, nhằm tạo ra được những tác phẩm xuất sắc.

Tiếp thu ý kiến của các đại biểu, ông Huỳnh Văn Ngàn – Giám đốc Trung tâm hứa sẽ nghiên cứu, tổ chức thực hiện để phát triển, nâng cao chất lượng các Trại sáng tác. Ông cũng đề nghị các Hội nghiên cứu, đề xuất các văn nghệ sỹ tiêu biểu đi sáng tác tại các trại chuyên sâu, nhằm đảm bảo chất lượng cho từng trại cũng như chất lượng của tác phẩm.

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Lê Khánh Hải cám ơn các Hội văn học nghệ thuật đã phối hợp chặt chẽ cùng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch và Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật. Thứ trưởng nêu rõ sự quan trọng trong việc phát triển, hỗ trợ văn nghệ sỹ sáng tác trong nền văn hoá nước nhà, đồng thời yêu cầu Trung tâm cần nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ, lấy phục vụ văn nghệ sỹ là nhiệm vụ hàng đầu. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch sẽ tiếp tục đầu tư thêm cho các văn nghệ sỹ nhằm tạo ra được các tác phẩm chất lượng. Thứ trưởng chúc mừng Trung tâm đã nhận được Cờ thi đua của Chính phủ, đó là sự nỗ lực rất lớn, cần tiếp tục phát huy. Thứ trưởng cũng tin tưởng với đà phát triển như thế này, Trung tâm sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm 2019.

Một số hình ảnh tại Hội nghị:

tongkettt2018 5
Ông Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam phát biểu
 
tongkettt2018 6
Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát – Phó chủ tich Hội Điện ảnh Việt Nam phát biểu
 
tongkettt2018 7
Ông Nông Quốc Bình – Chủ tịch Hội VHNT các Dân tộc thiểu số Việt Nam phát biểu
 
tongkettt2018 8
Ông Vũ Quốc Khánh – Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam phát biểu
 
tongkettt2018 9
Ông Phùng Huy Cẩn – Vụ trưởng Vụ Thi đua khen thưởng phát biểu
tongkettt2018 10
Bà Phan Linh Chi – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính phát biểu
 
tongkettt2018 11
Ông Lương Xuân Đoàn – Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam phát biểu
 
tongkettt2018 12
Ông Trần Hướng Dương – Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn phát biểu

Trên cánh đồng ký ức - Thơ Lê Quốc Trọng - Hội văn học nghệ thuật Lâm Đồng

Tác giả: Lê Quốc Trọng – Hội văn học nghệ thuật Lâm Đồng – sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Tây Nguyên, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 10-2018.

TRÊN CÁNH ĐỒNG KÝ ỨC
 
Trên cánh đồng ký ức
Ta bỗng gặp giọt mồ hôi của cha
Lấp lánh ... bên những luống cày.
 
Trên cánh đồng ký ức
Ta bỗng gặp cánh cò lòng mẹ
Mải miết ... bay về miền ca dao.
 
Trên cánh đồng ký ức
Ta bỗng gặp tuổi thơ ta chơi trò cút bắt
Tung bụi lấm lem cả ánh trăng Rằm.
 
Trên cánh đồng ký ức
Ta bỗng gặp tiếng cu cườm gáy thúc
Cứa vào lòng ... rưng rức nỗi nhớ quê.
 
Trên cánh đồng ký ức
Còn thơm mùi rơm rạ cũ
Ta bỗng gặp con chữ rong chơi ... ngậm gié lúa dát vàng.
 
Trên cánh đồng ký ức
Còn thơm mùi Giêng, Hai
Qua ô cửa mùa Xuân, ta bỗng gặp vầng trăng em ... ngái ngủ!

Trên cánh đồng ký ức - Thơ Lê Quốc Trọng - Hội văn học nghệ thuật Lâm Đồng

Tác giả: Lê Quốc Trọng – Hội văn học nghệ thuật Lâm Đồng – sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Tây Nguyên, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 10-2018.

TRÊN CÁNH ĐỒNG KÝ ỨC
 
Trên cánh đồng ký ức
Ta bỗng gặp giọt mồ hôi của cha
Lấp lánh ... bên những luống cày.
 
Trên cánh đồng ký ức
Ta bỗng gặp cánh cò lòng mẹ
Mải miết ... bay về miền ca dao.
 
Trên cánh đồng ký ức
Ta bỗng gặp tuổi thơ ta chơi trò cút bắt
Tung bụi lấm lem cả ánh trăng Rằm.
 
Trên cánh đồng ký ức
Ta bỗng gặp tiếng cu cườm gáy thúc
Cứa vào lòng ... rưng rức nỗi nhớ quê.
 
Trên cánh đồng ký ức
Còn thơm mùi rơm rạ cũ
Ta bỗng gặp con chữ rong chơi ... ngậm gié lúa dát vàng.
 
Trên cánh đồng ký ức
Còn thơm mùi Giêng, Hai
Qua ô cửa mùa Xuân, ta bỗng gặp vầng trăng em ... ngái ngủ!

Hoa xoan nở muộn - Thơ Đào Quốc Sủng - Hội văn học nghệ thuật KonTum

Tác giả: Đào Quốc Sủng – Hội văn học nghệ thuật KonTum – sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Tây Nguyên, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 10-2018.

HOA XOAN NỞ MUỘN
 
Hoa xoan nở rung rinh cánh nhỏ
Buông lơi sắc tím nắng nhạt nhòa
Quán vắng đìu hiu người vắng bạn
Gợi nhớ người, ai nói "sầu đâu”!
 
Ngày em đi còn ngày sau để nhớ
Xoan vươn cành, hoa nở chạm vòm mây
Sợi nắng ghé về thăm chốn cũ
Thầm lặng thương người dạ tương tư.
 
Hoàng hôn chảy màu xoan mới rộ
Hòa đèn đường bật sớm đợi trăng
Phút cuối ngày dòng đời hối hả
Niềm xưa năm tháng chẳng hao gầy.
 
Phơn phớt thôi, không điệu đàng, ngạo nghễ
Gờn gợn nhẹ lòng đủ vấn vương
Ước hẹn mùa vào, rung cánh tím
Cùng người thoáng sắc đậm yêu thương.
 
(“sầu đâu”, một tên khác của cây xoan)

Hoa xoan nở muộn - Thơ Đào Quốc Sủng - Hội văn học nghệ thuật KonTum

Tác giả: Đào Quốc Sủng – Hội văn học nghệ thuật KonTum – sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Tây Nguyên, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 10-2018.

HOA XOAN NỞ MUỘN
 
Hoa xoan nở rung rinh cánh nhỏ
Buông lơi sắc tím nắng nhạt nhòa
Quán vắng đìu hiu người vắng bạn
Gợi nhớ người, ai nói "sầu đâu”!
 
Ngày em đi còn ngày sau để nhớ
Xoan vươn cành, hoa nở chạm vòm mây
Sợi nắng ghé về thăm chốn cũ
Thầm lặng thương người dạ tương tư.
 
Hoàng hôn chảy màu xoan mới rộ
Hòa đèn đường bật sớm đợi trăng
Phút cuối ngày dòng đời hối hả
Niềm xưa năm tháng chẳng hao gầy.
 
Phơn phớt thôi, không điệu đàng, ngạo nghễ
Gờn gợn nhẹ lòng đủ vấn vương
Ước hẹn mùa vào, rung cánh tím
Cùng người thoáng sắc đậm yêu thương.
 
(“sầu đâu”, một tên khác của cây xoan)

THẦY TÔI - Truyện ngắn Nguyễn Tấn Hỷ - Hội văn học nghệ thuật KonTum

Tác giả: Nguyễn Tấn Hỷ - Hội văn học nghệ thuật KonTum – sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Tây Nguyên, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 10-2018.

THẦY TÔI

Quần quật cả ngày ngoài ao rau muống sau nhà, chiều về mẹ tôi chuốt từng cọng rồi bó ti mỉ thành từng bó để sáng lại gánh ra chợ chòm hỏm kiếm từng ngàn bạc lẻ. Rau muống nhà tôi có xanh thật nhưng cọng thì gầy guộc không bắt mắt như những ao muống trong vùng. Ngày ba còn sống, ao muống nhà cùng mây anh em tôi cũng tươi tốt không khác gì cùng chị cùng em.

Thằng Hùng con trai thứ trong nhà là đứa siêng năng, có sức khỏe trời cho nên ngoài giờ học nó cáng đáng mọi công việc nặng nhọc trong nhà. Bà con lối xóm ai cùng khen thằng Hùng là đứa con hiếu thảo thương mẹ thương em. Buổi trưa giữa trời nắng chang chang, mồ hôi nhễ nhại đạp chiếc xe cà tàng chở bao phân NPK từ thị trấn Châu Ổ về đến sân, xô ngã cả xe, nó càm nhàm: - Mẹ thấy chưa, cả vùng rau làng mình, nhà nào ao muống cũng xanh tốt, cọng nao cọng nấy cũng mập ú ù, mướt mát chỉ nhìn thôi cũng đã thèm. Chuyện dễ như cơm bữa. Nghe người ta nói chỉ cần dùng nhớt xe cũ ở các tiệm sửa xe thải ra gom về pha nước rửa chén cùng thuốc trừ sâu đổ tràn ra ao vài ngày sau là thu hoạch ngon ơ. Có tốn bao nhiêu tiền đâu mà vẫn bán chạy như tôm tươi. Ngược lại nhà mình tốn tiền phân, công mày mò suốt ngày này qua ngày khác mà cũng chẳng bằng ai.

Mẹ thở dài, nhìn con khổ cực thấy thương nhưng những lời của con như chạm vảo đạo đức làm người của mẹ. Mẹ nhìn về phía xa xăm rồi bình thản nhỏ nhẹ: Mình đã trồng rau mình không dám ăn lại đem bán cho người khác ăn có nên không, thất đức lắm con à. Đừng vì đồng tiền mà làm những việc hại người thì trời Phật nào chứng giám. Thằng Hùng như thức tỉnh khi nhìn vào mắt mẹ với tấm thân gầy guộc cháy sám, chạnh lòng thương mẹ.

Rau muống nhà mẹ tuy gầy guộc, không xanh mướt ú tròn, căng mọng nhưng ngược lại được cái dòn, ngon nên hằng ngày không đủ bán. Ngoài bán lẻ ở chợ chòm hỏm cho người mua, rau nhà mẹ được vài quán lẩu vịt bao tiêu sản phẩm ngon, sạch, rẻ. Thật tình anh em chúng tôi chưa bao giờ được ăn món lẩu vịt nấu chao mà chỉ nghe nói qua của dân nhậu cũng đã thèm dãi miếng. Mẹ cười: Được rồi lứa muống sau bán rồi mẹ sẽ mua một con vịt làm cả nhà cùng ăn các con nhé. Hùng quên hẳn cái nắng ban trưa toát mồ hôi lúc chở bao phân NPK.

Ba tôi, bị tai nạn giao thông chết cách đây mười năm, vì đang đi trên đường trông thấy một cháu gái trạc tuổi mười lăm mười sáu đang băng qua đường, gặp phải chiếc xe tải lao đến không cách nào thoát chết. Thế là ba tôi lao sầm ra đẩy đứa bé vào lề và lấy mạng sống của mình thay cho đứa bé tuổi đang ăn đang học. Cái chết thê thảm của ba như một vị cứu tinh đầy lòng nhân ái nên khi đám tang ba cả làng đưa tiễn và thương tiếc.

Mẹ con tôi mất đi một người chồng, một người cha giàu lòng nhân ái, là một lao động chính trong gia đình. Sự hụt hẫng nhưng cũng đầy tự hào khi được tiếng thơm để lại cả một vùng bà con láng giềng khi nhắc lại cái chết đầy đau thương và cảm kích. Phải chăng nếu không có ngày định mệnh ấy xảy ra thì gia đình tôi cũng không đến nỗi lâm vào cảnh bần hàn túng thiếu và anh em tôi mỗi ngày nhìn dáng mẹ tảo tần trên đồng cạn dưới đồng sâu!

Đêm nào mẹ cũng chẳng có giấc ngủ yên. Trằn trọc thao thức vì nhớ chồng và nghĩ ngợi cho miếng ăn của gia đình. Mẹ gầy đi trông thấy. Hết thắp nhang và nhìn di ảnh ba trên bàn thờ rồi lần mò đến chỗ các con nằm để theo dõi từng giấc ngủ cùa đàn con. Lại nghĩ đến bản thân mình, ngày về nhà chồng đã gắn bó với mảnh đất này cùng bao kỷ niệm vui buồn. Tuy là chưa bao giờ thoát cảnh nghèo nhưng trong lỏng mẹ rất hạnh phúc, thỏa nguyện với mái ấm gia đình. Không gian xanh sạch đẹp với lũy tre làng rợp mát quanh năm, vói bờ ao con cá đồng thơm ngậy sau mẻ lưới của ba. Thời chiến tranh, ngày nào cũng nghe bom dạn nổ bên tai, cái chết kề bên, sự sống còn trong gang tâc nhưng môi trường sinh thái không bị nhiễm độc. Bây giờ con tép con tôm cũng không còn. Những bước chân ngược xuôi của mẹ trên cánh đồng bao đời nay để lại cũng chỉ còn trong hoài niệm.

Làng không còn lũy tre xanh, đường sá đã bê tông hóa. Không ít nhà lầu xe hơi xuất hiện. Văn minh đô thị ngày càng đẩy lùi cái chân chất, hiền hòa của một vùng nông thôn cùng chung tiếng gà gáy, cùng chia bùi sẻ ngọt, tối lửa tắt đèn có nhau. Sự phát triển mang tính phù du cũng không nói lên điều gì khi đạo đức ngả sang màu xám. Nền văn minh không chân dẫn đến xuất hiện nhiều hạng người quên đi cái thuần phong mỹ tục mà hàng năm ông cha ta vun đắp. Mẹ cảm thấy đau lòng không biết dạy con mình như thế nào khi đứng giữa sự xô bồ của một xã hội văn minh hiện đại, chạy theo đồng tiền bất chấp tình người và đạo đức truyền thống. Nhiều đem mẹ không thể nào chợp mắt với những tiêng thở dài não nuột!

Thằng Hùng cả tuần nay bị cảm, sốt li bì không tài nào ngồi dậy nổi. Mẹ chạy đằng đông đằng tây lo cơm thuốc nhưng vẫn không giảm cơn cho nó. Chỉ còn một cách chữa trị theo dân gian may ra. Mẹ vơ vội cái rổ ra vườn hái nào là lá chanh, lá sả, hương nhu, lá gừng, tía tô...về mẹ bắt nồi nấu nồi xông cho Hùng. Với nồi nước sôi sùng sục, khói ngun ngút mẹ bưng chạy lên không may vấp cái ngạch cửa. nồi nước xông đổ tràn trên đôi chân mẹ. Thế là mẹ phải đi cấp cứu tại khoa bỏng bệnh viện tỉnh. Phần đau thể xác, phần đau tinh thần mẹ suy sụp hẳn. Thần tử rập rình. Tiền không có, lúa cạn bồ. Nguy kịch gia đình đến tận cùng.

Ba tôi ngày còn sống, chơi rất thân với một thầy giáo làng tên là Trung - Nguyễn Thành Trung - như một cặp đôi hoàn hảo cả về đạo dức lẫn hành vi. Thầy Trung ngoài giờ đứng lớp, đêm về thường tìm đến ba tôi để cùng uống với nhau bát nước chè xanh hàn huyên bao chuyện làng chuyện nghĩa. Tâm đẳc hơn cả anh em ruột thịt. Không may sau ngày ba tôi mất, một năm sau thầy lâm bạo bệnh, bán thân bất toại, ăn nằm một chỗ nên không còn tới nhà tôi được nữa. Nghe bà con hàng xóm nói chuyện, thầy cho người đến gọi tôi đến nhà thầy. Tuy nằm một chỗ nhưng thầy luôn nghe ngóng đến gia cảnh mẹ con tôi. Thầy hỏi thăm đủ việc. Nào bịnh tình của thằng Hùng, vết bỏng của mẹ tôi và chuyện học hành của con Duyên con gái út. Thậm chí thầy còn hình dung cái nhà lá xập xịch của tôi chắc là chịu cảnh màn trời chiếu đất. Thầy rơm rớm nước mắt rồi thở dài. Im lặng một lúc, thầy chỉ tay về phía tủ thờ: “Con lại bưng cái tráp đen lại cho thầy”. Thầy mở nắp tráp lấy ra một dây chuyền, kỷ vật duy nhất duyên cưới của cô còn lại. Nắm tay tôi, thầy trao cho tôi chiếc dây chuyền ba chỉ rồi nói: “Con cầm lấy đem đến tiệm vàng bán lo tiền viện phí cho mẹ và em. Phần còn lại con giữ lấy để thầy tính chuyện”.

Mấy ngày sau, có ba người đàn ông đến. nhìn trước nhìn sau rồi nói: “Chúng tôi lả người thân của thầy Trung. Thầy nhờ chúng tôi đến đây để tính toán sửa lại cái nhà của mẹ con cháu”. Thế là ngày mẹ tôi xuất viện cũng là ngày cái nhà của mẹ con tôi được sửa sang tươm tất. Thương lắm tấm lòng người thầy của tôi.

THẦY TÔI - Truyện ngắn Nguyễn Tấn Hỷ - Hội văn học nghệ thuật KonTum

Tác giả: Nguyễn Tấn Hỷ - Hội văn học nghệ thuật KonTum – sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Tây Nguyên, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 10-2018.

THẦY TÔI

Quần quật cả ngày ngoài ao rau muống sau nhà, chiều về mẹ tôi chuốt từng cọng rồi bó ti mỉ thành từng bó để sáng lại gánh ra chợ chòm hỏm kiếm từng ngàn bạc lẻ. Rau muống nhà tôi có xanh thật nhưng cọng thì gầy guộc không bắt mắt như những ao muống trong vùng. Ngày ba còn sống, ao muống nhà cùng mây anh em tôi cũng tươi tốt không khác gì cùng chị cùng em.

Thằng Hùng con trai thứ trong nhà là đứa siêng năng, có sức khỏe trời cho nên ngoài giờ học nó cáng đáng mọi công việc nặng nhọc trong nhà. Bà con lối xóm ai cùng khen thằng Hùng là đứa con hiếu thảo thương mẹ thương em. Buổi trưa giữa trời nắng chang chang, mồ hôi nhễ nhại đạp chiếc xe cà tàng chở bao phân NPK từ thị trấn Châu Ổ về đến sân, xô ngã cả xe, nó càm nhàm: - Mẹ thấy chưa, cả vùng rau làng mình, nhà nào ao muống cũng xanh tốt, cọng nao cọng nấy cũng mập ú ù, mướt mát chỉ nhìn thôi cũng đã thèm. Chuyện dễ như cơm bữa. Nghe người ta nói chỉ cần dùng nhớt xe cũ ở các tiệm sửa xe thải ra gom về pha nước rửa chén cùng thuốc trừ sâu đổ tràn ra ao vài ngày sau là thu hoạch ngon ơ. Có tốn bao nhiêu tiền đâu mà vẫn bán chạy như tôm tươi. Ngược lại nhà mình tốn tiền phân, công mày mò suốt ngày này qua ngày khác mà cũng chẳng bằng ai.

Mẹ thở dài, nhìn con khổ cực thấy thương nhưng những lời của con như chạm vảo đạo đức làm người của mẹ. Mẹ nhìn về phía xa xăm rồi bình thản nhỏ nhẹ: Mình đã trồng rau mình không dám ăn lại đem bán cho người khác ăn có nên không, thất đức lắm con à. Đừng vì đồng tiền mà làm những việc hại người thì trời Phật nào chứng giám. Thằng Hùng như thức tỉnh khi nhìn vào mắt mẹ với tấm thân gầy guộc cháy sám, chạnh lòng thương mẹ.

Rau muống nhà mẹ tuy gầy guộc, không xanh mướt ú tròn, căng mọng nhưng ngược lại được cái dòn, ngon nên hằng ngày không đủ bán. Ngoài bán lẻ ở chợ chòm hỏm cho người mua, rau nhà mẹ được vài quán lẩu vịt bao tiêu sản phẩm ngon, sạch, rẻ. Thật tình anh em chúng tôi chưa bao giờ được ăn món lẩu vịt nấu chao mà chỉ nghe nói qua của dân nhậu cũng đã thèm dãi miếng. Mẹ cười: Được rồi lứa muống sau bán rồi mẹ sẽ mua một con vịt làm cả nhà cùng ăn các con nhé. Hùng quên hẳn cái nắng ban trưa toát mồ hôi lúc chở bao phân NPK.

Ba tôi, bị tai nạn giao thông chết cách đây mười năm, vì đang đi trên đường trông thấy một cháu gái trạc tuổi mười lăm mười sáu đang băng qua đường, gặp phải chiếc xe tải lao đến không cách nào thoát chết. Thế là ba tôi lao sầm ra đẩy đứa bé vào lề và lấy mạng sống của mình thay cho đứa bé tuổi đang ăn đang học. Cái chết thê thảm của ba như một vị cứu tinh đầy lòng nhân ái nên khi đám tang ba cả làng đưa tiễn và thương tiếc.

Mẹ con tôi mất đi một người chồng, một người cha giàu lòng nhân ái, là một lao động chính trong gia đình. Sự hụt hẫng nhưng cũng đầy tự hào khi được tiếng thơm để lại cả một vùng bà con láng giềng khi nhắc lại cái chết đầy đau thương và cảm kích. Phải chăng nếu không có ngày định mệnh ấy xảy ra thì gia đình tôi cũng không đến nỗi lâm vào cảnh bần hàn túng thiếu và anh em tôi mỗi ngày nhìn dáng mẹ tảo tần trên đồng cạn dưới đồng sâu!

Đêm nào mẹ cũng chẳng có giấc ngủ yên. Trằn trọc thao thức vì nhớ chồng và nghĩ ngợi cho miếng ăn của gia đình. Mẹ gầy đi trông thấy. Hết thắp nhang và nhìn di ảnh ba trên bàn thờ rồi lần mò đến chỗ các con nằm để theo dõi từng giấc ngủ cùa đàn con. Lại nghĩ đến bản thân mình, ngày về nhà chồng đã gắn bó với mảnh đất này cùng bao kỷ niệm vui buồn. Tuy là chưa bao giờ thoát cảnh nghèo nhưng trong lỏng mẹ rất hạnh phúc, thỏa nguyện với mái ấm gia đình. Không gian xanh sạch đẹp với lũy tre làng rợp mát quanh năm, vói bờ ao con cá đồng thơm ngậy sau mẻ lưới của ba. Thời chiến tranh, ngày nào cũng nghe bom đạn nổ bên tai, cái chết kề bên, sự sống còn trong gang tấc nhưng môi trường sinh thái không bị nhiễm độc. Bây giờ con tép con tôm cũng không còn. Những bước chân ngược xuôi của mẹ trên cánh đồng bao đời nay để lại cũng chỉ còn trong hoài niệm.

Làng không còn lũy tre xanh, đường sá đã bê tông hóa. Không ít nhà lầu xe hơi xuất hiện. Văn minh đô thị ngày càng đẩy lùi cái chân chất, hiền hòa của một vùng nông thôn cùng chung tiếng gà gáy, cùng chia bùi sẻ ngọt, tối lửa tắt đèn có nhau. Sự phát triển mang tính phù du cũng không nói lên điều gì khi đạo đức ngả sang màu xám. Nền văn minh không chân dẫn đến xuất hiện nhiều hạng người quên đi cái thuần phong mỹ tục mà hàng năm ông cha ta vun đắp. Mẹ cảm thấy đau lòng không biết dạy con mình như thế nào khi đứng giữa sự xô bồ của một xã hội văn minh hiện đại, chạy theo đồng tiền bất chấp tình người và đạo đức truyền thống. Nhiều đem mẹ không thể nào chợp mắt với những tiêng thở dài não nuột!

Thằng Hùng cả tuần nay bị cảm, sốt li bì không tài nào ngồi dậy nổi. Mẹ chạy đằng đông đằng tây lo cơm thuốc nhưng vẫn không giảm cơn cho nó. Chỉ còn một cách chữa trị theo dân gian may ra. Mẹ vơ vội cái rổ ra vườn hái nào là lá chanh, lá sả, hương nhu, lá gừng, tía tô...về mẹ bắt nồi nấu nồi xông cho Hùng. Với nồi nước sôi sùng sục, khói ngun ngút mẹ bưng chạy lên không may vấp cái ngạch cửa. nồi nước xông đổ tràn trên đôi chân mẹ. Thế là mẹ phải đi cấp cứu tại khoa bỏng bệnh viện tỉnh. Phần đau thể xác, phần đau tinh thần mẹ suy sụp hẳn. Thần tử rập rình. Tiền không có, lúa cạn bồ. Nguy kịch gia đình đến tận cùng.

Ba tôi ngày còn sống, chơi rất thân với một thầy giáo làng tên là Trung - Nguyễn Thành Trung - như một cặp đôi hoàn hảo cả về đạo dức lẫn hành vi. Thầy Trung ngoài giờ đứng lớp, đêm về thường tìm đến ba tôi để cùng uống với nhau bát nước chè xanh hàn huyên bao chuyện làng chuyện nghĩa. Tâm đẳc hơn cả anh em ruột thịt. Không may sau ngày ba tôi mất, một năm sau thầy lâm bạo bệnh, bán thân bất toại, ăn nằm một chỗ nên không còn tới nhà tôi được nữa. Nghe bà con hàng xóm nói chuyện, thầy cho người đến gọi tôi đến nhà thầy. Tuy nằm một chỗ nhưng thầy luôn nghe ngóng đến gia cảnh mẹ con tôi. Thầy hỏi thăm đủ việc. Nào bịnh tình của thằng Hùng, vết bỏng của mẹ tôi và chuyện học hành của con Duyên con gái út. Thậm chí thầy còn hình dung cái nhà lá xập xịch của tôi chắc là chịu cảnh màn trời chiếu đất. Thầy rơm rớm nước mắt rồi thở dài. Im lặng một lúc, thầy chỉ tay về phía tủ thờ: “Con lại bưng cái tráp đen lại cho thầy”. Thầy mở nắp tráp lấy ra một dây chuyền, kỷ vật duy nhất duyên cưới của cô còn lại. Nắm tay tôi, thầy trao cho tôi chiếc dây chuyền ba chỉ rồi nói: “Con cầm lấy đem đến tiệm vàng bán lo tiền viện phí cho mẹ và em. Phần còn lại con giữ lấy để thầy tính chuyện”.

Mấy ngày sau, có ba người đàn ông đến. nhìn trước nhìn sau rồi nói: “Chúng tôi lả người thân của thầy Trung. Thầy nhờ chúng tôi đến đây để tính toán sửa lại cái nhà của mẹ con cháu”. Thế là ngày mẹ tôi xuất viện cũng là ngày cái nhà của mẹ con tôi được sửa sang tươm tất. Thương lắm tấm lòng người thầy của tôi.

Ảo tưởng và mùa xuân - Thơ Lê Văn An - Hội văn học nghệ thuật Gia Lai

Tác giả: Lê Văn An – Hội văn học nghệ thuật Gia Lai - sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Tây Nguyên, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 10-2018.

ẢO TƯỞNG VÀ MÙA XUÂN
 
Ta lang thang chiều hoang vu
đoản khúc mùa xuân chập chờn bên cửa sổ
có mắt lá long lanh
có em và gió
thổi vào ta hương hoa nhỏ đầu cành.
 
ngòn ngọt mà mong manh
mắt ta chìm trong hư ảo
giật mình
ta đang choàng áo
giữa lòng xuân trải vạt trời chiều!...
 
Ta quay về con nắng liêu xiêu
chông chênh từng bước
vấp mùa xuân khựng lại
rưng rưng
qụy xuống nguyện cầu!...
 
Ngoài trời từng đợt gió cuối đông
những chiếc lá muộn mằn rơi xuống
cuốn ta vào ảo tưởng
mùa xuân ơi
ta khất nợ lên mình!

Ảo tưởng và mùa xuân - Thơ Lê Văn An - Hội văn học nghệ thuật Gia Lai

Tác giả: Lê Văn An – Hội văn học nghệ thuật Gia Lai - sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Tây Nguyên, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 10-2018.

ẢO TƯỞNG VÀ MÙA XUÂN
 
Ta lang thang chiều hoang vu
đoản khúc mùa xuân chập chờn bên cửa sổ
có mắt lá long lanh
có em và gió
thổi vào ta hương hoa nhỏ đầu cành.
 
ngòn ngọt mà mong manh
mắt ta chìm trong hư ảo
giật mình
ta đang choàng áo
giữa lòng xuân trải vạt trời chiều!...
 
Ta quay về con nắng liêu xiêu
chông chênh từng bước
vấp mùa xuân khựng lại
rưng rưng
qụy xuống nguyện cầu!...
 
Ngoài trời từng đợt gió cuối đông
những chiếc lá muộn mằn rơi xuống
cuốn ta vào ảo tưởng
mùa xuân ơi
ta khất nợ lên mình!
Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này