Minh Phương

Minh Phương

Bế mạc Trại sáng tác Âm nhạc Đà Nẵng 2018

Ngày 30/7/2018, tại Nhà Sáng tác Đà Nẵng, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác Âm nhạc Đà Nẵng 2018.

bemacamnhacvnt7 2018
Các nhạc sĩ tham gia Trại sáng tác trong buổi bế mạc

Đến dự có bà Nguyễn Thị Hội An - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng; nhạc sĩ Trần Ái Nghĩa - Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng; Trung tướng Lê Ngọc Nam – nguyên Giám đốc Sở Công an thành phố Đà Nẵng; Đại tá Lê Ngọc Dũng - Trưởng Đoàn Văn công Quân khu 5; nghệ sĩ Quang Hào - Giám đốc Nhà hát Trưng Vương.

Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam có PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch; Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh - Phó Chủ tịch Thường trực; cùng toàn thể các nhạc sĩ tham dự Trại sáng tác.

Qua thời gian 15 ngày, Trại sáng tác lần này đã gặt hái được những thành công tốt đẹp, Ban tổ chức đã thu nhận được một bộ sưu tập các tác phẩm chất lượng tốt, thể hiện sự say mê và tinh thần trách nhiệm cao của các nhạc sĩ dự trại. Đoàn cũng đã tham gia vào buổi toạ đàm với Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng có chủ đề “Làm thế nào để nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn âm nhạc tại Đà Nẵng” với sự tham dự của nhiều tên tuổi lớn trong âm nhạc. Đặc biệt là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi để giúp cho các nhạc sĩ của Trại sáng tác cùng với các nhạc sĩ của Chi hội Âm nhạc Đà Nẵng có những chuyến đi thực tế sáng tác bổ ích như: thăm bảo tàng Đồng Đình ở bán đảo Sơn Trà; khu triển lãm Hoàng Sa ở quận Sơn Trà; bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm ở quận Hải Châu; bảo tàng Đà Nẵng nằm trong khuôn viên Di tích quốc gia Thành Điện Hải; và chuyến đi “Về với những dòng sông quê hương” trên sông Hoài và sông Thu Bồn, giao lưu và biểu diễn phục vụ bà con huyện Nông Sơn (Quảng Nam)… Phong cảnh đẹp nên thơ và hùng vĩ đã tạo cảm hứng cho các nhạc sĩ sáng tác được những tác phẩm hay, phản ánh chân thực về vùng đất và lòng mến khách của con người nơi đây.

Kết quả có 16 tác phẩm với các thể loại Khí nhạc, Hợp xướng, và 4 ca khúc viết về Đà Nẵng, với nội dung phong phú ca ngợi quê hương đất nước, đời sống lao động sản xuất, văn hóa, kinh tế, tình yêu đôi lứa… đặc biệt, có những ca khúc thể hiện truyền thống cách mạng của địa phương, đa sắc màu những nét đặc trưng về thiên nhiên, lịch sử như Hợp xướng Acapella “Sắc màu” của nhạc sĩ Đức Trịnh, Hợp xướng “Bạch Đằng Giang” của nhạc sĩ Phó Đức Phương, Hoà tấu “Vũ khúc sông Hàn” của nhạc sĩ Nguyễn Minh Sơn, “ Mặt trời-Pháo hoa” của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân…Một số tác phẩm xuất sắc đã được Ban tổ chức dàn dựng và các chiến sĩ Đoàn văn công Quân khu 5 biểu diễn ngay trong buổi bế mạc.

bemacamnhacvnt7 2018 1
Các chiến sĩ văn công Quân khu 5 biểu diễn tại buổi bế mạc

Làm thế nào để nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn âm nhạc tại Đà Nẵng

Ngày 19/7/2018, trong thời gian đang diễn ra Trại sáng tác âm nhạc Đà Nẵng 2018 tại Nhà sáng tác Đà Nẵng, đã diễn ra cuộc tọa đàm “Làm thế nào để nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn âm nhạc tại Đà Nẵng” do Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng, Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Đà Nẵng và Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức.

hoithaoamnhacdanangt7 2018

Tới dự có: đại diện lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng, Sở Văn hóa Thể thao, Trung tâm Văn hóa; nhà hát Trưng Vương; nhà nghiên cứu Bùi Văn Tiếng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật; nhạc sĩ Trần Ái Nghĩa - Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng; các nhạc sĩ lão thành Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật của Đà Nẵng: nhạc sĩ Thanh Anh, Trương Đình Quang, Trần Hồng... các nhạc sĩ của Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Đà Nẵng; các phóng viên báo tại địa phương.

Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam có: PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội; Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Thị Minh Châu - Phó Chủ tịch Hội; các nhạc sĩ tham dự trại sáng tác Âm nhạc Đà Nẵng 2018, có những nhạc sĩ tên tuổi như: GS.NGND Hoàng Cương - nguyên Giám đốc Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh; nhạc sĩ Võ Đăng Tín - Nguyên Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh; nhạc sĩ Phú Quang, nhạc sĩ Nguyễn Minh Sơn - Nguyên Đoàn Trưởng Đoàn Văn công Quân khu V; nhạc sĩ Đinh Thiên Vương - Đoàn Ca múa nhạc Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi; nhạc sĩ Trần Anh Phương - giảng viên khoa Nghệ thuật trường Đại học Khánh Hòa.

Đã có các bản tham luận và các ý kiến đóng góp có giá trị được trình bày tại tọa đàm như: nhạc sĩ Trương Đình Quang với tham luận “Viết tốt, viết hay về thành phố chúng ta”; nhà lý luận phê bình Nguyễn Thị Minh Châu với tham luận: Ước có nhiều bài hát xứng tầm “Thành phố đáng sống”; nhạc sĩ Trần Hồng với tham luận “Làm thế nào để nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn âm nhạc tại Đà Nẵng”; nhà thơ Ngân Vịnh với tham luận “Ca từ hay phải có những câu hát hay”; nhạc sĩ Phú Quang với những chia sẻ tâm huyết về kinh nghiệm sáng tác từ những kỷ niệm với Đà Nẵng, rung động từ những điều nhỏ bé...; GS.NGND Hoàng Cương với “Nâng cao chất lượng biểu diễn, cần nâng cao đào tạo chuyên nghiệp về cả sáng tác khí nhạc, nhạc công, ca sĩ”….

hoithaoamnhacdanangt7 2018 1

PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã có phát biểu ý kiến đóng góp tại cuộc tọa đàm:

“Rất hoan nghênh Hội Âm nhạc Đà Nẵng và Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Đà Nẵng đã tổ chức một cuộc tọa đàm rất có ý nghĩa và đúng thời điểm có Trại sáng tác Âm nhạc tại Nhà sáng tác Đà Nẵng do Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật – Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch hỗ trợ và Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam vừa diễn ra, đã tập hợp được nhiều các nhạc sĩ từ các miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam với nhiều nhạc sĩ lão thành có nhiều tác phẩm, công trình có giá trị, có kinh nghiệm sáng tác, các nhạc sĩ trẻ của Đà Nẵng… và các đồng chí lãnh đạo của thành phố Đà Nẵng tham dự.

Hai vấn đề đặt ra “Nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn âm nhạc” là liên quan mật thiết với nhau, nhưng lại khác nhau về mặt nhìn nhận cũng như là tìm ra được những nguyên nhân để nâng cao chất lượng từng bộ môn. Hiện nay, trong đời sống âm nhạc nói chung, những sân chơi âm nhạc, những sự kiện ở lễ hội... có một mặt là được tăng cường các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn như màn hình, âm thanh, ánh sáng... nhà nghề hóa những phương tiện biểu diễn âm nhạc. Nhưng ngược lại, những điều cốt lõi của âm nhạc là ca từ, ca sĩ, nội dung tác phẩm... lại xuống thấp nghiệp dư hóa, đây là vấn đề nguy cơ nhất, mà âm nhạc thì bao gồm cả khí nhạc và ca khúc. Đời sống âm nhạc Việt Nam vẫn là mạnh về ca khúc và cũng là truyền thống viết và biểu diễn ca khúc, công chúng thích nghe ca khúc dẫn đến việc mất cân bằng giữa thanh nhạc và khí nhạc. Điều chúng ta trăn trở là làm sao để nâng cao được chất lượng sáng tác về Đà Nẵng, hay của các nhạc sĩ Đà Nẵng và nâng cao chất lượng biểu diễn của các nghệ sĩ, ca sĩ Đà Nẵng, và còn các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ…

Để sáng tác ca khúc thì các nhạc sĩ ít nhiều cũng phải được trang bị kiến thức về âm nhạc, nếu sáng tác theo sở thích, thói quen dễ gây đến sự hời hợt, môi trường âm nhạc bị pha loãng. Xử lý âm nhạc là cả một sự sáng tạo đặt ra mỗi một nhạc sĩ là cách lựa chọn tổng hợp về văn hóa âm nhạc và mục đích sáng tác là quan trọng. Cần phải quan tâm đến lực lượng sáng tác, đặc biệt là lực lượng sáng tác trẻ, đào tạo, phổ biến các kinh nghiệm của các nhạc sĩ đi trước cho giới trẻ... 

hoithaoamnhacdanangt7 2018 2
Nhạc sĩ Phú Quang phát biểu

Vì vậy, ở Hội nghị Ban Chấp hành vừa qua, đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề làm sao đào tạo các nhạc sĩ trẻ phải có kiến thức đồng thời phải đáp ứng được các sản phẩm xã hội tốt, mới và hay. Về biểu diễn thì các ca sĩ phải có môi trường, có chế độ chính sách tốt, vì vậy Đà Nẵng cần có một nhà hát đa năng xứng tầm khu vực Asean, và xây dựng được những dàn nhạc, tốp nhạc thính phòng…”.

Nguồn: www.hoinhacsi.vn

Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đón nhận Huân chương Sao Vàng

Ngày 25-7, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức kỷ niệm 70 năm thành lập (1948-2018) và đón nhận Huân chương Sao Vàng.

Các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đến dự.

Các đồng chí: Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, gửi lẵng hoa chúc mừng. Về dự Lễ kỷ niệm có hơn 400 đại biểu đại diện hơn 40.000 văn nghệ sĩ đang hoạt động trong 10 Hội chuyên ngành Trung ương và 63 Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, thành phố trong cả nước.

nguyenphutrong
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Tại Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ hai từ ngày 25 đến 27-7-1948, Hội Văn nghệ Việt Nam tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam được thành lập. Trải qua 70 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã trở thành “mái nhà chung” quy tụ các thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam tâm huyết, tài năng đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu sáng tạo xây dựng nền văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.  

Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, nhà thơ Hữu Thỉnh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã ôn lại quá trình hình thành và phát triển của Liên hiệp trong 70 năm qua, nhấn mạnh những nhiệm vụ thực hiện trong thời gian tới.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương và đánh giá cao những cống hiến to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ; khẳng định sứ mệnh, chức năng, vai trò to lớn của văn học nghệ thuật, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ chủ yếu của văn học, nghệ thuật Việt Nam thời gian tới là trực tiếp tham gia vào sự nghiệp đổi mới đất nước, có nhiều tác phẩm chân thật, sinh động, có sức thuyết phục, nhân rộng và phát triển cái mới, cái tốt đẹp, cao cả trong đời sống; dũng cảm, nghiêm khắc lên án, phê phán, đấu tranh với cái xấu trong xã hội, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng con người, đổi mới và phát triển đất nước. 

Để làm tốt sứ mệnh đó, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cần phát huy tối đa sức sáng tạo của các thế hệ văn nghệ sĩ và tính ưu việt, đặc trưng của các loại hình nghệ thuật, để tạo nên tính đa dạng trong khám phá, sáng tạo cuộc sống và con người; đồng thời tìm phương thức phù hợp để hội tụ sự sáng tạo đó vào mục tiêu cao nhất: Nuôi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam của thời kỳ mới.
 
trandaiquang
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao Huân chương Sao Vàng tặng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Tổng Bí thư đề nghị các văn nghệ sĩ cần bàn bạc, trao đổi thẳng thắn, với tinh thần tự phê bình và phê bình sâu sắc, khắc phục những hạn chế, yếu kém nảy sinh trong sáng tác, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật những năm gần đây. Đó là biểu hiện xa rời những vấn đề lớn lao của đất nước; nhấn mạnh một chiều chức năng giải trí, hạ thấp chức năng giáo dục, nhận thức; nặng về tô đậm mặt tiêu cực của cuộc sống, thậm chí xuyên tạc, bóp méo lịch sử; tiếp thu thiếu chọn lọc sáng tác, lý luận văn học nước ngoài dẫn đến biểu hiện lai căng, chuộng ngoại… Những hạn chế đó dẫn tới tình trạng số lượng tác phẩm, tác giả thì nhiều, nhưng còn ít những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, làm suy giảm sức hấp dẫn và sự ham say của quần chúng đối với văn học, nghệ thuật. 

Tổng Bí thư khẳng định: Đảng, Nhà nước luôn khuyến khích mọi tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; mong muốn, kỳ vọng đội ngũ văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh chân thực, sâu sắc, toàn diện hiện thực đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. 

Tổng Bí thư đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò, vị trí quan trọng của văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động văn học, nghệ thuật thông qua các cơ chế, chính sách như hỗ trợ tài chính, mở trại sáng tác, đi thực tế, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng các tài năng văn nghệ; huy động mọi nguồn lực cả về vật chất và tinh thần để văn học, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ và cống hiến nhiều hơn nữa trong những năm tới.

Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trao Huân chương Sao Vàng tặng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ghi nhận những cống hiến to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước.

Nguồn : ww.qdnd.vn

Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đón nhận Huân chương Sao Vàng

Ngày 25-7, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức kỷ niệm 70 năm thành lập (1948-2018) và đón nhận Huân chương Sao Vàng.

Các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đến dự.

Các đồng chí: Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, gửi lẵng hoa chúc mừng. Về dự Lễ kỷ niệm có hơn 400 đại biểu đại diện hơn 40.000 văn nghệ sĩ đang hoạt động trong 10 Hội chuyên ngành Trung ương và 63 Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, thành phố trong cả nước.

nguyenphutrong
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Tại Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ hai từ ngày 25 đến 27-7-1948, Hội Văn nghệ Việt Nam tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam được thành lập. Trải qua 70 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã trở thành “mái nhà chung” quy tụ các thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam tâm huyết, tài năng đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu sáng tạo xây dựng nền văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.  

Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, nhà thơ Hữu Thỉnh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã ôn lại quá trình hình thành và phát triển của Liên hiệp trong 70 năm qua, nhấn mạnh những nhiệm vụ thực hiện trong thời gian tới.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương và đánh giá cao những cống hiến to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ; khẳng định sứ mệnh, chức năng, vai trò to lớn của văn học nghệ thuật, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ chủ yếu của văn học, nghệ thuật Việt Nam thời gian tới là trực tiếp tham gia vào sự nghiệp đổi mới đất nước, có nhiều tác phẩm chân thật, sinh động, có sức thuyết phục, nhân rộng và phát triển cái mới, cái tốt đẹp, cao cả trong đời sống; dũng cảm, nghiêm khắc lên án, phê phán, đấu tranh với cái xấu trong xã hội, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng con người, đổi mới và phát triển đất nước. 

Để làm tốt sứ mệnh đó, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cần phát huy tối đa sức sáng tạo của các thế hệ văn nghệ sĩ và tính ưu việt, đặc trưng của các loại hình nghệ thuật, để tạo nên tính đa dạng trong khám phá, sáng tạo cuộc sống và con người; đồng thời tìm phương thức phù hợp để hội tụ sự sáng tạo đó vào mục tiêu cao nhất: Nuôi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam của thời kỳ mới.
 
trandaiquang
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao Huân chương Sao Vàng tặng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Tổng Bí thư đề nghị các văn nghệ sĩ cần bàn bạc, trao đổi thẳng thắn, với tinh thần tự phê bình và phê bình sâu sắc, khắc phục những hạn chế, yếu kém nảy sinh trong sáng tác, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật những năm gần đây. Đó là biểu hiện xa rời những vấn đề lớn lao của đất nước; nhấn mạnh một chiều chức năng giải trí, hạ thấp chức năng giáo dục, nhận thức; nặng về tô đậm mặt tiêu cực của cuộc sống, thậm chí xuyên tạc, bóp méo lịch sử; tiếp thu thiếu chọn lọc sáng tác, lý luận văn học nước ngoài dẫn đến biểu hiện lai căng, chuộng ngoại… Những hạn chế đó dẫn tới tình trạng số lượng tác phẩm, tác giả thì nhiều, nhưng còn ít những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, làm suy giảm sức hấp dẫn và sự ham say của quần chúng đối với văn học, nghệ thuật. 

Tổng Bí thư khẳng định: Đảng, Nhà nước luôn khuyến khích mọi tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; mong muốn, kỳ vọng đội ngũ văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh chân thực, sâu sắc, toàn diện hiện thực đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. 

Tổng Bí thư đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò, vị trí quan trọng của văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động văn học, nghệ thuật thông qua các cơ chế, chính sách như hỗ trợ tài chính, mở trại sáng tác, đi thực tế, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng các tài năng văn nghệ; huy động mọi nguồn lực cả về vật chất và tinh thần để văn học, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ và cống hiến nhiều hơn nữa trong những năm tới.

Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trao Huân chương Sao Vàng tặng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ghi nhận những cống hiến to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước.

Nguồn : ww.qdnd.vn

Khai mạc Trại sáng tác âm nhạc tại Nhà sáng tác Đà Nẵng

Ngày 17/7/2018, tại Nhà Sáng tác Đà Nẵng, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã khai mạc Trại sáng tác âm nhạc Đà Nẵng 2018, do Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật phối hợp tổ chức hàng năm.

khaimacnhacsivnt7 2018
Các nhạc sĩ dự trại chụp ảnh lưu niệm tại Nhà sáng tác Đà Nẵng

Dự khai mạc có các đại biểu gồm ông Bùi Văn Tiếng – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng; bà Nguyễn Thị Hội An – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng; nhạc sĩ Trần Ái Nghĩa – Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng; ông Nguyễn Song Hiển – Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng.

Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam có: PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội; Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh – Phó Chủ tịch thường trực Hội; nhạc sĩ Trần Long Ẩn – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội; nhà Lý luận phê bình Nguyễn Thị Minh Châu – Phó Chủ tịch Hội; NSND Phạm Ngọc Khôi – Phó Chủ tịch Hội; nhạc sĩ Trần Nhật Dương – Trưởng Ban Kiểm tra; các nhạc sĩ trong Ban Chấp hành Hội; các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam thành phố Đà Nẵng, các phóng viên và báo đài địa phương...

khaimacnhacsivnt7 2018 1
Các nhạc sĩ dự trại chụp hình lưu niệm cùng ban tổ chức

Trại Sáng tác âm nhạc Đà Nẵng lần này với chuyên đề “Âm nhạc hòa tấu, khí nhạc và hợp xướng”, được tổ chức từ ngày 16 đến ngày 30 tháng 7 năm 2018, tham dự có 15 nhạc sĩ từ các Chi hội nhạc sĩ Việt Nam thuộc 6 tỉnh, thành: Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế và thành phố Hồ Chí Minh...

Trong dịp này, được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật, Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các nhạc sĩ đi tham quan, thâm nhập thực tế tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của địa phương, để các nhạc có thêm tư liệu và cảm hứng sáng tác, nâng cao chất lượng tác phẩm. Thông qua Trại sáng tác nhằm tìm ra những tác phẩm mới có giá trị nghệ thuật cao, quảng bá hình ảnh đất nước con người Đà Nẵng nói riêng và đất nước con người Việt Nam nói chung.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã có những chia sẻ với các nhạc sĩ tại lễ khai mạc trại: “Trại sáng tác Âm nhạc được tổ chức tại một không gian rất đẹp và trang trọng, ấm cúng. Trại sáng tác lần này có những nhạc sĩ tên tuổi, gạo cội như: Nhạc sĩ Phó Đức Phương, Phú Quang, Hoàng Cương, Võ Đăng Tín, Đức Trịnh, Vũ Duy Cương... Một trại sáng tác mà có mặt đầy đủ 21 thành viên của Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, và các đồng chí lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành văn học nghệ thuật, văn hóa... của thành phố Đà Nẵng. Và hơn nữa là được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với giới văn học nghệ thuật và âm nhạc, các nhạc sĩ đã tề tựu từ các miền Bắc – Trung – Nam về đây, sẽ là niềm phấn khích để cho trại sáng tác của chúng ta đi đúng mục tiêu, và có được những tác phẩm khí nhạc mới có chất lượng tốt, có giá trị lớn về mặt nghệ thuật, nội dung. Và hơn nữa, các nhạc sĩ đã dành tình cảm cho mảnh đất con người Đà Nẵng, trước những đổi mới, đi lên của Đà Nẵng, chắc chắn sẽ có những ca khúc mới về Đà Nẵng...”.

khaimacnhacsivnt7 2018 2
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân phát biểu tại buổi khai mạc

PGS.TS Hoàng Cương, đại diện cho các nhạc sĩ dự trại đã có những ý kiến phát biểu: Hội Nhạc sĩ Việt Nam hàng năm có Giải thưởng cho các tác phẩm âm nhạc mới, trong đó có giải thưởng dành cho tác phẩm khí nhạc. Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch và Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tạo điều kiện tổ chức Trại sáng tác âm nhạc cho các nhạc sĩ, đặc biệt là về khí nhạc, một thể loại khó và phải đầu tư thời gian suy nghĩ rất nhiều, đã có nhiều tác phẩm khí nhạc lớn “thai nghén” và được hình thành từ trại sáng tác. Điều này, theo ông chỉ có ở các nước xã hội chủ nghĩa mới có và ông rất cảm kích.

khaimacnhacsivnt7 2018 3
Biểu diễn văn nghệ tại buổi khai mạc

Tại lễ khai mạc Trại đã có một chương trình nghệ thuật đặc biệt, giới thiệu một số sáng tác mới của các nhạc sĩ và sáng tác về Đà Nẵng, do Đoàn Văn công Quân khu 9 thực hiện, với các tác phẩm: Múa “Hoa Đông Dương”, âm nhạc: Đức Trịnh, biên đạo: NSND Hữu Từ; “Đà Nẵng tôi yêu”, sáng tác: Quỳnh Hợp, biểu diễn: Anh Tuấn; “Lời ru”, sáng tác: Đỗ Hồng Quân; múa hát “Những ngôi sao quyết thắng”, sáng tác: Ngọc Dũng, biên đạo: Kiều Như...

Nguồn: www.hoinhacsi.vn

Kế hoạch tổ chức các Trại sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tại các Nhà sáng tác trong tháng 8/2018

Trong tháng 8/2018, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật  tổ chức các Trại sáng tác tại các Nhà sáng tác trực thuộc trung tâm.

I. Nhà sáng tác Đại Lải:

DANH SÁCH HỘI VIÊN NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI (08/8/2018 – 22/8/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Lê Văn Vọng Văn học
2 Minh Chuyên Văn học
3 Nguyễn Minh Khiêm Văn học
4 Nguyễn Bắc Sơn Văn học
5 Vân Thảo Văn học
6 Nguyễn Thế Tùng Văn học
7 Nguyễn Sỹ Châu Văn học
8 Phùng Phương Quý Văn học
9 Bùi Văn Dung Văn học
10 Y Phương Văn học
11 Phùng Nguyên Văn học
12 Phạm Hồng Lý Văn học
13 Nguyễn Trọng Văn Văn học
14 Chi Phan Văn học
15 Nguyễn Văn Hùng Văn học

II. Nhà sáng tác Đà Nẵng:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LAI CHÂU
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG (01/8/2018 – 15/8/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Đỗ Thị Tấc VNDG
2 Phùng Thị Hải Yến Văn học
3 Lò Văn Sơi Văn học
4 Nguyễn Hùng Cường Mỹ thuật
5 Nguyễn Thanh Thanh Mỹ thuật
6 Hà Minh Hưng Mỹ thuật
7 Đinh Hồng Nhung Văn học
8 Phạm Thị Đào Văn học
9 Nguyễn Thị Chanh Văn học
10 Lê Thùy Giang Văn học
11 Nguyễn Ngọc Huyền Sân khấu
12 Vũ Đình Công Nhiếp ảnh
13 Nguyễn Văn Thắng Nhiếp ảnh
14 Trần Ngọc Thắng Nhiếp ảnh
15 Trần Văn Kiểm Mỹ thuật

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LẠNG SƠN
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG (16/8/2018 – 30/8/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Lý Văn Sáng Nhiếp ảnh
2 Nguyễn Khắc Ân Lý luận phê bình
3 Lương Xuân Tam Văn học
4 Nguyễn Thị Ngọc Bốn Văn học
5 Lê Thúy Hạnh Văn học
6 Phùng Diệu Linh Văn học
7 Hoàng Kim Dung Văn học
8 Hoàng Minh Lũy Văn học
9 Lê Thị Thuận Văn học
10 Vy Nước Âm nhạc
11 Vy Hương Ly Mỹ thuật
12 Vi Thị Quỳnh Ngọc Lý luận phê bình
13 Lưu Minh Dân Nhiếp ảnh
14 Chu Thị Tuyển Nhiếp ảnh
15 Đặng Thế Anh Lý luận phê bình

III. Nhà sáng tác Đà Lạt

DANH SÁCH HỘI VIÊN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT NAM ĐỊNH
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT (15/8/2018 – 24/8/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Công Thành NCPB
2 Vũ Xuân Dương Mỹ thuật
3 Nguyễn Văn Soạn Văn học
4 Kim Sa Trung Văn học
5 Đỗ Phú Nhuận Thơ
6 Phạm Ngọc Bế Thơ
7 Trần Quang Vinh NCPB
8 Đồng Ngọc Hoa NCPB
9 Lê Anh Mỹ thuật
10 Nguyễn Ngọc Châu Mỹ thuật
11 Đỗ Thị Lý Nhiếp ảnh
12 Đinh Duy Quang Nhiếp ảnh
13 Ninh Quốc Vụ Âm nhạc
14 Trần Trọng Dự Âm nhạc
15 Giang Phong Sân khấu
16 Phạm Khải Hoàn Sân khấu
17 Trần Văn Sản Sân khấu
18 Phan Thị An Ninh Nhiếp ảnh
19 Trần Đình Khoa Văn học
20 Mai Thanh Văn học
21 Trần Văn Phương Văn học

Kế hoạch tổ chức các Trại sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tại các Nhà sáng tác trong tháng 8/2018

Trong tháng 8/2018, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật  tổ chức các Trại sáng tác tại các Nhà sáng tác trực thuộc trung tâm.

I. Nhà sáng tác Đại Lải:

DANH SÁCH HỘI VIÊN NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI (08/8/2018 – 22/8/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Lê Văn Vọng Văn học
2 Minh Chuyên Văn học
3 Nguyễn Minh Khiêm Văn học
4 Nguyễn Bắc Sơn Văn học
5 Vân Thảo Văn học
6 Nguyễn Thế Tùng Văn học
7 Nguyễn Sỹ Châu Văn học
8 Phùng Phương Quý Văn học
9 Bùi Văn Dung Văn học
10 Y Phương Văn học
11 Phùng Nguyên Văn học
12 Phạm Hồng Lý Văn học
13 Nguyễn Trọng Văn Văn học
14 Chi Phan Văn học
15 Nguyễn Văn Hùng Văn học

II. Nhà sáng tác Đà Nẵng:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LAI CHÂU
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG (01/8/2018 – 15/8/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Đỗ Thị Tấc VNDG
2 Phùng Thị Hải Yến Văn học
3 Lò Văn Sơi Văn học
4 Nguyễn Hùng Cường Mỹ thuật
5 Nguyễn Thanh Thanh Mỹ thuật
6 Hà Minh Hưng Mỹ thuật
7 Đinh Hồng Nhung Văn học
8 Phạm Thị Đào Văn học
9 Nguyễn Thị Chanh Văn học
10 Lê Thùy Giang Văn học
11 Nguyễn Ngọc Huyền Sân khấu
12 Vũ Đình Công Nhiếp ảnh
13 Nguyễn Văn Thắng Nhiếp ảnh
14 Trần Ngọc Thắng Nhiếp ảnh
15 Trần Văn Kiểm Mỹ thuật

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT LẠNG SƠN
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG (16/8/2018 – 30/8/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Lý Văn Sáng Nhiếp ảnh
2 Nguyễn Khắc Ân Lý luận phê bình
3 Lương Xuân Tam Văn học
4 Nguyễn Thị Ngọc Bốn Văn học
5 Lê Thúy Hạnh Văn học
6 Phùng Diệu Linh Văn học
7 Hoàng Kim Dung Văn học
8 Hoàng Minh Lũy Văn học
9 Lê Thị Thuận Văn học
10 Vy Nước Âm nhạc
11 Vy Hương Ly Mỹ thuật
12 Vi Thị Quỳnh Ngọc Lý luận phê bình
13 Lưu Minh Dân Nhiếp ảnh
14 Chu Thị Tuyển Nhiếp ảnh
15 Đặng Thế Anh Lý luận phê bình

III. Nhà sáng tác Đà Lạt

DANH SÁCH HỘI VIÊN VĂN HỌC NGHỆ THUẬT NAM ĐỊNH
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT (15/8/2018 – 24/8/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Công Thành NCPB
2 Vũ Xuân Dương Mỹ thuật
3 Nguyễn Văn Soạn Văn học
4 Kim Sa Trung Văn học
5 Đỗ Phú Nhuận Thơ
6 Phạm Ngọc Bế Thơ
7 Trần Quang Vinh NCPB
8 Đồng Ngọc Hoa NCPB
9 Lê Anh Mỹ thuật
10 Nguyễn Ngọc Châu Mỹ thuật
11 Đỗ Thị Lý Nhiếp ảnh
12 Đinh Duy Quang Nhiếp ảnh
13 Ninh Quốc Vụ Âm nhạc
14 Trần Trọng Dự Âm nhạc
15 Giang Phong Sân khấu
16 Phạm Khải Hoàn Sân khấu
17 Trần Văn Sản Sân khấu
18 Phan Thị An Ninh Nhiếp ảnh
19 Trần Đình Khoa Văn học
20 Mai Thanh Văn học
21 Trần Văn Phương Văn học

Chùm thơ của tác giả Đỗ Minh Dương - Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai

Chùm thơ của tác giả Đỗ Minh Dương, sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật Đồng Nai, Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 3-2018.

Đêm ở Huế nhớ công chúa Huyền Trân

Trải mấy cuộc quân mòn ngựa mỏi
Gió mài gươm, xương trắng dãi dầu
Mấy vạn người hy sinh mở cõi
Một mình nàng đổi được hai Châu (*)
 
Vì nghĩa Vua cha, vì máu xương trăm họ
Ép chữ tình đi làm thiếp Chế Mân
Trời phương Nam tỏ nỗi niềm Công chúa
Đất mỡ màng xanh mãi sắc Huyền Trân!

                                     Nhà sáng tác Đà Nẵng - tháng 3-2018

-------------------
(*): Năm 1306, Công chúa Huyền Trân, vì Vua cha là Trần Anh Tông và thần dân trăm họ, đã chịu rời Kinh thành Thăn Long đi làm vợ Vua Chiêm Thành là Chế Mân để đổi lấy vùng đất Châu Ô, Châu Lí (Thừa Thiên Huế ngày nay),góp công lớn vào việc mở mang bờ cỏi nước Đại Việt xuống phía Nam.
 

Tổ quốc trở về

Tưởng nhớ nhà văn Nguyễn Thế Phương, tác giả tiểu thuyết “Ngày Trở về”, nhân vật chính trong tiểu thuyết là liệt sĩ Nguyễn Xuân Hoàng, người con trai yêu quý của ông.

Thuở Đất nước bị kẻ thù cắt chia
cuộc chiến tranh đang hồi khốc liệt
nhà văn tiễn người con trai yêu quí nhất
mang khát vọng quê hương ra chiến trường...
 
Sau những giọt nước mắt tiễn đưa
người con trai như hóa thành Tổ quốc
thành nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết
của riêng Ông – mang chiến thắng trở về!
 
Trong giấc mơ, Ông ôm ghì vai con
hét vang lên nỗi vui mừng đến nghẹt thở
Ông đâu biết trong thời khắc đó
trận đánh diệt tàu trên dòng kinh Vĩnh Tế
anh đã hóa thân vào Đất nước phương Nam!
 
Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam
Tổ quốc nối liền, bao gia đình sum họp
nhưng con trai Nhà văn chỉ về trong tiểu thuyết
trong nỗi đau tột cùng khát vọng của người cha!

 

Lục bát tặng mình

Thời gian như sợi xe nên
vòng dây số mệnh buộc lên đời người
gió mây giăng mắc tơ trời
bánh xa quay tít... luân hồi chúng sinh.
 
Đam mê xe sợi dây tình
vướng vòng duyên nợ không đành gỡ ra
não lòng thương nhớ người xa
hết duyên mà số đào hoa vẫn còn!
 
Cái vòng danh lợi đa đoan
mồ hôi nước mắt keo son bện thành
chuông vàng treo chỉ mỏng manh
“tai bay vạ gió” tan thành khói sương!
 
Lương tâm kết sợi vô thường
xe dài dây nghĩa dây thương cùng người...
Nong đời xanh lá dâu tươi
thân tằm vương vít rối bời đường tơ
dành riêng những sợi dại khờ
đem xe kết mấy vần thơ... tặng mình!
Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này