Minh Phương

Minh Phương

Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Trà Vinh 2023 tại Đại Lải

Ngày 22/10, tại Nhà sáng tác Đại Lải, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh phối hợp Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2023. 

Dự khai mạc có ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Hội VHNT Trà Vinh, Trưởng đoàn; ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Chủ tịch Hội VHNT Trà Vinh; ông Phan Thanh Bình – Giám đốc Nhà sáng tác Đại Lải và các văn nghệ sĩ tham dự Trại.

Trại sáng tác lần này được tổ chức nhằm tạo cơ hội để các văn nghệ sĩ Trà Vinh tập trung thâm nhập thực tế, khai thác tư liệu, nuôi dưỡng cảm xúc để sáng tác các tác phẩm VHNT có giá trị tư tưởng, nghệ thuật về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hoá con người, sự đổi thay, phát triển của quê hương trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Trong 10 ngày tham dự tại Trại sáng tác, các văn nghệ sĩ ngoài việc trực tiếp sáng tác tại Nhà sáng tác còn tham gia vào các hoạt động khác như đi thực tế tại các vùng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, thủ đô Hà Nội, giao lưu với các văn nghệ sĩ địa phương về các vấn đề văn học nghệ thuật.

Tại buổi khai mạc, ông Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu: thông qua trại sáng tác lần này, mong muốn đây sẽ là dịp để các văn nghệ sĩ đi sâu cảm nhận, khám phá nhiều hơn về vùng đất và con người Vĩnh Phúc giàu truyền thống lịch sử cách mạng. Các văn nghệ sĩ bằng những trải nghiệm thực tế và những nỗ lực trong lao động nghệ thuật sẽ có tác phẩm chất lượng, mang đậm hơi thở cuộc sống, góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh, lan tỏa hình ảnh về văn hóa, vùng đất và con người tỉnh Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Phúc đến gần hơn với công chúng. Đồng thời tích góp thêm nguồn tư liệu quí phục vụ cho in ấn, xuất bản Tạp chí Văn Nghệ Trà Vinh (chữ phổ thông và chữ Khmer) cũng như hoạt động của Trang thông tin điện tử Hội Văn học nghệ thuật trong thời gian tới. 

khaimactravinht10 2023 1

Đặt ra yêu cầu với các văn nghệ sĩ, ông Huỳnh Tấn Đạt nhấn mạnh: Thời gian tập trung của Trại sáng tác lần này không nhiều, các văn nghệ sĩ cần tập trung trí lực, thực hiện tốt mục tiêu đề ra của Trại, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của từng văn nghệ sĩ tham gia Trại sáng tác, nhằm đảm bảo sau khi kết thúc Trại sáng tác, các văn nghệ sĩ sẽ có những tác phẩm VHNT chất lượng. 

Thay mặt lãnh đạo Nhà sáng tác, ông Phan Thanh Bình cũng chia sẻ niềm vui đón đoàn văn nghệ sĩ Trà Vinh và chúc các văn nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị khi đến với vùng đất Vĩnh Phúc. Nhà sáng tác sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các văn nghệ sĩ Trà Vinh hoàn thành tốt mục tiêu của Trại sáng tác lần này. 

khaimactravinht10 2023 2

Các văn nghệ sĩ Trà Vinh cũng đã chia sẻ niềm vui sáng tác, giao lưu tác phẩm của mình tại buổi khai mạc. Trại sáng tác VHNT của Trà Vinh kéo dài trong 10 ngày.

Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Trà Vinh 2023 tại Đại Lải

Ngày 22/10, tại Nhà sáng tác Đại Lải, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh phối hợp Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2023. 

Dự khai mạc có ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Hội VHNT Trà Vinh, Trưởng đoàn; ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Chủ tịch Hội VHNT Trà Vinh; ông Phan Thanh Bình – Giám đốc Nhà sáng tác Đại Lải và các văn nghệ sĩ tham dự Trại.

Trại sáng tác lần này được tổ chức nhằm tạo cơ hội để các văn nghệ sĩ Trà Vinh tập trung thâm nhập thực tế, khai thác tư liệu, nuôi dưỡng cảm xúc để sáng tác các tác phẩm VHNT có giá trị tư tưởng, nghệ thuật về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hoá con người, sự đổi thay, phát triển của quê hương trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Trong 10 ngày tham dự tại Trại sáng tác, các văn nghệ sĩ ngoài việc trực tiếp sáng tác tại Nhà sáng tác còn tham gia vào các hoạt động khác như đi thực tế tại các vùng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, thủ đô Hà Nội, giao lưu với các văn nghệ sĩ địa phương về các vấn đề văn học nghệ thuật.

Tại buổi khai mạc, ông Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu: thông qua trại sáng tác lần này, mong muốn đây sẽ là dịp để các văn nghệ sĩ đi sâu cảm nhận, khám phá nhiều hơn về vùng đất và con người Vĩnh Phúc giàu truyền thống lịch sử cách mạng. Các văn nghệ sĩ bằng những trải nghiệm thực tế và những nỗ lực trong lao động nghệ thuật sẽ có tác phẩm chất lượng, mang đậm hơi thở cuộc sống, góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh, lan tỏa hình ảnh về văn hóa, vùng đất và con người tỉnh Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Phúc đến gần hơn với công chúng. Đồng thời tích góp thêm nguồn tư liệu quí phục vụ cho in ấn, xuất bản Tạp chí Văn Nghệ Trà Vinh (chữ phổ thông và chữ Khmer) cũng như hoạt động của Trang thông tin điện tử Hội Văn học nghệ thuật trong thời gian tới. 

khaimactravinht10 2023 1

Đặt ra yêu cầu với các văn nghệ sĩ, ông Huỳnh Tấn Đạt nhấn mạnh: Thời gian tập trung của Trại sáng tác lần này không nhiều, các văn nghệ sĩ cần tập trung trí lực, thực hiện tốt mục tiêu đề ra của Trại, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của từng văn nghệ sĩ tham gia Trại sáng tác, nhằm đảm bảo sau khi kết thúc Trại sáng tác, các văn nghệ sĩ sẽ có những tác phẩm VHNT chất lượng. 

Thay mặt lãnh đạo Nhà sáng tác, ông Phan Thanh Bình cũng chia sẻ niềm vui đón đoàn văn nghệ sĩ Trà Vinh và chúc các văn nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị khi đến với vùng đất Vĩnh Phúc. Nhà sáng tác sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các văn nghệ sĩ Trà Vinh hoàn thành tốt mục tiêu của Trại sáng tác lần này. 

khaimactravinht10 2023 2

Các văn nghệ sĩ Trà Vinh cũng đã chia sẻ niềm vui sáng tác, giao lưu tác phẩm của mình tại buổi khai mạc. Trại sáng tác VHNT của Trà Vinh kéo dài trong 10 ngày.

Ra trận của Nguyễn Hiền Lương -Hội văn học nghệ thuật Yên Bái (trích)

Trích tác phẩm Ra trận của Nguyễn Hiền Lương -Hội văn học nghệ thuật Yên Bái – sáng tác tại Nhà sáng tác Cần Thơ 2023.

Lời đầu sách

Từ tháng 1 năm 1967 đến tháng 6 năm 1968, tỉnh Yên Bái thành lập 4 tiểu đoàn bộ binh với gần 3 nghìn con em các dân tộc trong tỉnh, chi viện cho chiến trường miền Nam. Các tiểu đoàn đều mang phiên hiệu Tiểu đoàn Yên Ninh; ghép giữa chữ “Yên” của Yên Bái với chữ “Ninh” của tỉnh Ninh Thuận kết nghĩa.

Tiểu đoàn Yên Ninh I, thành lập tháng 7 năm 1967, với 600 cán bộ, chiến sỹ. Tháng 12 năm 1967, lên đường Nam tiến. Lúc đầu, tiểu đoàn được biên chế vào Trung đoàn 174 Tây Nguyên. Sau đó, được điều động về Sư đoàn 5, Quân khu 7, chiến đấu ở mặt trận miền Đông Nam Bộ. Cán bộ, chiến sỹ Yên Ninh I đã tham gia nhiều chiến dịch lớn như Lam Sơn I và II, năm 1971, Nguyễn Huệ, năm 1972, và cuộc chiến đấu giữ đất, giữ dân bảo vệ Hiệp định Pa-ri, năm 1973.

Tiểu đoàn Yên Ninh II, thành lập tháng 2 năm 1968 đúng lúc Chiến dịch Mậu Thân diễn ra khốc liệt. Tiểu đoàn có 717 cán bộ, chiến sỹ. Ngày 7 tháng 5 năm 1968, làm lễ xuất quân, lên đường Nam tiến tại xã Hán Đà, Yên Bình. Tiểu đoàn đã hành quân bộ trên chặng đường gần 2 nghìn km, với thời gian 5 tháng 11 ngày, tới Long An. Từ đây, Tiểu đoàn được bổ sung cho 6 đơn vị thuộc Phân khu Bắc Sài Gòn - Gia Định, gồm Tiểu đoàn 6A Bình Tân, Tiểu đoàn 267- Đoàn 5, Tiểu đoàn 269- Đoàn 10; Tiểu đoàn 308; Tiểu đoàn 12 đặc công; Tiểu đoàn 2642. Các chiến sỹ Yên Ninh II, đánh trận đánh đầu tiên trong đội hình của Tiểu đoàn 267, tập kích tiểu đoàn dù địch ở bãi Tràm Trà Cao, Phước Chỉ, Đức Huệ, Long An. Sau đó tham gia nhiều trận đánh lớn tại Long An, tại nước bạn Campuchia và Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Tiểu đoàn Yên Ninh III, thành lập tháng 4 năm 1968, quân số gần 700 cán bộ, chiến sỹ. Ngày 17 tháng 12 năm 1968, lên đường Nam tiến. Sau Tết Nguyên Đán năm 1969, Đại đội 2 được bổ sung cho Binh trạm 107, Quân khu Trị Thiên. Số còn lại tiếp tục hành quân về A Lưới, bổ sung cho các đơn vị thuộc Quân khu Trị Thiên. Các chiến sỹ Yên Ninh III đã tham gia các chiến dịch lớn, gồm Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, năm 1971, chiến dịch giải phóng thành phố Huế và nhiều nơi khác trong chiến dịch Tổng tiến công mùa Xuân, 1975.

Tiểu đoàn Yên Ninh IV, thành lập tháng 6 năm 1968, quân số ban đầu 650 cán bô, chiến sỹ, sau bổ sung thêm 70 chiến sỹ. Ngày 29 tháng 1 năm 1969, tiểu đoàn lên đường Nam tiến. Ngày 27 tháng 5 năm 1969, tiểu đoàn hành quân đến Tây Ninh. Tại đây, 50 chiến sỹ được cử đi học báo vụ, số còn lại được bổ sung cho Sư đoàn 5, Sư đoàn 7 miền Đông Nam bộ. Cán bộ, chiến sỹ Yên Ninh IV, chiến đấu ở mặt trận miền Đông Nam Bộ, tham gia những chiến dịch lớn như tiêu diệt căn cứ Đồng Dù của Sư đoàn 25 ngụy, đánh địch trên núi Bà Đen, Tây Ninh, thị xã Đồng Xoài - Phước Long, năm 1973, Xuân Lộc - Long Khánh, năm 1975. Sau năm 1975, nhiều cán bộ, chiến sỹ trong Yên Ninh IV tiếp tục chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, giải phóng Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng của chế độ Pôn Pốt, bảo vệ biên giới phía Bắc, năm 1979.

Cả 4 Tiểu đoàn Yên Ninh đều huấn luyện tại xã Tân Hương, Yên Bình, trong đó Yên Ninh I, II, III, đóng quân huấn tại thôn Loan Phượng, riêng Yên Ninh IV, đóng quân tại thôn Khuôn Giỏ. Những người con Yên Bái trong 4 Tiểu đoàn Yên Ninh đã chiến đấu ngoan cường, hy sinh quả cảm, đóng góp sức lực, tuổi trẻ, máu xương cho cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi. Đằng sau sự hy sinh xương máu của cán bộ, chiến sỹ ngoài mặt trận là sự vượt lên bao nỗi đau thương, mất mát không gì bù đắp nổi của 3000 gia đình, bố mẹ, vợ, con các anh ở hậu phương.

Việc thành lập các Tiểu đoàn Yên Ninh, những chặng đường hành quân gian khổ, những cuộc chiến đấu dũng cảm, những sự hy sinh của các chiến sỹ Yên Ninh chỉ mới được phản ánh qua một số bài báo. Chưa có tác phẩm văn học nào viết về đề tài này. Được sự động viên, cung cấp tư liệu của cán bộ, chiến sỹ các tiểu đoàn Yên Ninh, đặc biệt là Thượng tá Phạm Tiến, nguyên là Trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội 3, Tiểu đoàn Yên Ninh II, hiện là Trưởng Ban liên lạc các Tiểu đoàn Yên Ninh, đã cung cấp nhiều tư liệu quý, đọc góp ý bản thảo và động viên tôi trong quá trình hoàn thành tác phẩm. Để bảo đảm tính chính xác của tên các địa danh và tên các binh trạm trên đường Trường Sơn, tôi cũng đã tham khảo nhiều tài liệu. Trong đó có các cuốn:  “131 di tích & địa danh Trường Sơn”- nhiều tác giả, Hội Truyền thống Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh Việt Nam, NXB Thanh niên, 2021; “Hào khí Trường Sơn”, nhiều tác giả, Hội Truyền thống Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh Việt Nam, NXB Hội Nhà văn, 2019; “Lần theo dấu tích lịch sử con đường Hồ Chí Minh trên đất Lào”, nhóm tác giả Bun- thạ - noong  Xôm- xay - phổn, Si - phay Kẹo-  bun- mi, Păn - nha Phăn- thạ - pha - nít; Bản dịch tiếng Việt của Xay- nhạ - sản Su - khăn - tạ- kha- ty, Nguyễn Thị Hiên, Phỉu- la- văn Luồng- văn- na, Khăm- sỉnh Su- kăn- nha, Nhà xuất bản Nhà văn Lào 2022.

Trên cơ sở nguồn tư liệu có được, cộng với thực tiễn đời lính của mình, tôi đã lựa chọn những con người, chi tiết, hành động, sự kiện có thực của 4 tiểu đoàn Yên Ninh, nhào nặn xây dựng thành các hình tượng nhân vật văn học. Tên các nhân vật, một số chi tiết hành động, diễn biến nội tâm của các nhân vật, diễn biến các sự kiện vừa dựa trên cơ sở hiện thực, vừa có sự hư cấu sáng tạo để  các nhân vật vừa có tính riêng độc đáo, vừa có tính chung khái quát đảm bảo đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. Vì vậy tác phẩm là một cuốn sách văn học chứ không phải là một tài liệu lịch sử về các tiểu đoàn Yên Ninh. Tuy nhiên, bạn đọc vẫn có thể thấy được những hình ảnh, chi tiết về quá trình nhập ngũ, huấn luyện, hành quân vào chiến trường cùng thế giới tinh thần của các chiến sỹ Yên Ninh nói riêng cũng như những lính nói chung đã từng xảy ra trong thực tiễn. Chúng tôi đang tập hợp tư liệu để viết tiếp Tập 2 “Chiến trưởng”, phản ánh một số cuộc chiến đấu tiêu biểu của cả 4 tiểu đoàn Yên Ninh trên các chiến trường và sự trở về quê hương Yên Bái.

Mặc dù có nhiều cố gắng và tâm huyết, song hiện thực thì phong phú, nguồn tư liệu lại hạn chế, cùng với khả năng có hạn của ngưởi viết nên khó có thể phản ánh hết mọi gian khổ, hy sinh, sự dũng cảm, ngoan cường của các cán bộ, chiến sỹ 4 Tiểu đoàn Yên Ninh trong một cuốn tiểu thuyết. Hy vọng tác phẩm sẽ phản ánh được phần nào tinh thần “Yên Ninh”, đồng thời là sự tri ân với những hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sỹ các tiểu đoàn Yên Ninh nói riêng, những người lính nói chung đã góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại nhất trong lịch sử chống xâm lăng của dân tộc.

Với tinh thần đó, xin được ra mắt tiểu thuyết “Ra trận”.  Rất mong được bạn đọc, nhất là cán bộ, chiến sỹ các tiểu đoàn Yên Ninh đón nhận và góp ý để tôi tiếp tục hoàn thiện tác phẩm.

Ra trận của Nguyễn Hiền Lương -Hội văn học nghệ thuật Yên Bái (trích)

Trích tác phẩm Ra trận của Nguyễn Hiền Lương -Hội văn học nghệ thuật Yên Bái – sáng tác tại Nhà sáng tác Cần Thơ 2023.

Lời đầu sách

Từ tháng 1 năm 1967 đến tháng 6 năm 1968, tỉnh Yên Bái thành lập 4 tiểu đoàn bộ binh với gần 3 nghìn con em các dân tộc trong tỉnh, chi viện cho chiến trường miền Nam. Các tiểu đoàn đều mang phiên hiệu Tiểu đoàn Yên Ninh; ghép giữa chữ “Yên” của Yên Bái với chữ “Ninh” của tỉnh Ninh Thuận kết nghĩa.

Tiểu đoàn Yên Ninh I, thành lập tháng 7 năm 1967, với 600 cán bộ, chiến sỹ. Tháng 12 năm 1967, lên đường Nam tiến. Lúc đầu, tiểu đoàn được biên chế vào Trung đoàn 174 Tây Nguyên. Sau đó, được điều động về Sư đoàn 5, Quân khu 7, chiến đấu ở mặt trận miền Đông Nam Bộ. Cán bộ, chiến sỹ Yên Ninh I đã tham gia nhiều chiến dịch lớn như Lam Sơn I và II, năm 1971, Nguyễn Huệ, năm 1972, và cuộc chiến đấu giữ đất, giữ dân bảo vệ Hiệp định Pa-ri, năm 1973.

Tiểu đoàn Yên Ninh II, thành lập tháng 2 năm 1968 đúng lúc Chiến dịch Mậu Thân diễn ra khốc liệt. Tiểu đoàn có 717 cán bộ, chiến sỹ. Ngày 7 tháng 5 năm 1968, làm lễ xuất quân, lên đường Nam tiến tại xã Hán Đà, Yên Bình. Tiểu đoàn đã hành quân bộ trên chặng đường gần 2 nghìn km, với thời gian 5 tháng 11 ngày, tới Long An. Từ đây, Tiểu đoàn được bổ sung cho 6 đơn vị thuộc Phân khu Bắc Sài Gòn - Gia Định, gồm Tiểu đoàn 6A Bình Tân, Tiểu đoàn 267- Đoàn 5, Tiểu đoàn 269- Đoàn 10; Tiểu đoàn 308; Tiểu đoàn 12 đặc công; Tiểu đoàn 2642. Các chiến sỹ Yên Ninh II, đánh trận đánh đầu tiên trong đội hình của Tiểu đoàn 267, tập kích tiểu đoàn dù địch ở bãi Tràm Trà Cao, Phước Chỉ, Đức Huệ, Long An. Sau đó tham gia nhiều trận đánh lớn tại Long An, tại nước bạn Campuchia và Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Tiểu đoàn Yên Ninh III, thành lập tháng 4 năm 1968, quân số gần 700 cán bộ, chiến sỹ. Ngày 17 tháng 12 năm 1968, lên đường Nam tiến. Sau Tết Nguyên Đán năm 1969, Đại đội 2 được bổ sung cho Binh trạm 107, Quân khu Trị Thiên. Số còn lại tiếp tục hành quân về A Lưới, bổ sung cho các đơn vị thuộc Quân khu Trị Thiên. Các chiến sỹ Yên Ninh III đã tham gia các chiến dịch lớn, gồm Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, năm 1971, chiến dịch giải phóng thành phố Huế và nhiều nơi khác trong chiến dịch Tổng tiến công mùa Xuân, 1975.

Tiểu đoàn Yên Ninh IV, thành lập tháng 6 năm 1968, quân số ban đầu 650 cán bô, chiến sỹ, sau bổ sung thêm 70 chiến sỹ. Ngày 29 tháng 1 năm 1969, tiểu đoàn lên đường Nam tiến. Ngày 27 tháng 5 năm 1969, tiểu đoàn hành quân đến Tây Ninh. Tại đây, 50 chiến sỹ được cử đi học báo vụ, số còn lại được bổ sung cho Sư đoàn 5, Sư đoàn 7 miền Đông Nam bộ. Cán bộ, chiến sỹ Yên Ninh IV, chiến đấu ở mặt trận miền Đông Nam Bộ, tham gia những chiến dịch lớn như tiêu diệt căn cứ Đồng Dù của Sư đoàn 25 ngụy, đánh địch trên núi Bà Đen, Tây Ninh, thị xã Đồng Xoài - Phước Long, năm 1973, Xuân Lộc - Long Khánh, năm 1975. Sau năm 1975, nhiều cán bộ, chiến sỹ trong Yên Ninh IV tiếp tục chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, giải phóng Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng của chế độ Pôn Pốt, bảo vệ biên giới phía Bắc, năm 1979.

Cả 4 Tiểu đoàn Yên Ninh đều huấn luyện tại xã Tân Hương, Yên Bình, trong đó Yên Ninh I, II, III, đóng quân huấn tại thôn Loan Phượng, riêng Yên Ninh IV, đóng quân tại thôn Khuôn Giỏ. Những người con Yên Bái trong 4 Tiểu đoàn Yên Ninh đã chiến đấu ngoan cường, hy sinh quả cảm, đóng góp sức lực, tuổi trẻ, máu xương cho cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi. Đằng sau sự hy sinh xương máu của cán bộ, chiến sỹ ngoài mặt trận là sự vượt lên bao nỗi đau thương, mất mát không gì bù đắp nổi của 3000 gia đình, bố mẹ, vợ, con các anh ở hậu phương.

Việc thành lập các Tiểu đoàn Yên Ninh, những chặng đường hành quân gian khổ, những cuộc chiến đấu dũng cảm, những sự hy sinh của các chiến sỹ Yên Ninh chỉ mới được phản ánh qua một số bài báo. Chưa có tác phẩm văn học nào viết về đề tài này. Được sự động viên, cung cấp tư liệu của cán bộ, chiến sỹ các tiểu đoàn Yên Ninh, đặc biệt là Thượng tá Phạm Tiến, nguyên là Trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội 3, Tiểu đoàn Yên Ninh II, hiện là Trưởng Ban liên lạc các Tiểu đoàn Yên Ninh, đã cung cấp nhiều tư liệu quý, đọc góp ý bản thảo và động viên tôi trong quá trình hoàn thành tác phẩm. Để bảo đảm tính chính xác của tên các địa danh và tên các binh trạm trên đường Trường Sơn, tôi cũng đã tham khảo nhiều tài liệu. Trong đó có các cuốn:  “131 di tích & địa danh Trường Sơn”- nhiều tác giả, Hội Truyền thống Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh Việt Nam, NXB Thanh niên, 2021; “Hào khí Trường Sơn”, nhiều tác giả, Hội Truyền thống Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh Việt Nam, NXB Hội Nhà văn, 2019; “Lần theo dấu tích lịch sử con đường Hồ Chí Minh trên đất Lào”, nhóm tác giả Bun- thạ - noong  Xôm- xay - phổn, Si - phay Kẹo-  bun- mi, Păn - nha Phăn- thạ - pha - nít; Bản dịch tiếng Việt của Xay- nhạ - sản Su - khăn - tạ- kha- ty, Nguyễn Thị Hiên, Phỉu- la- văn Luồng- văn- na, Khăm- sỉnh Su- kăn- nha, Nhà xuất bản Nhà văn Lào 2022.

Trên cơ sở nguồn tư liệu có được, cộng với thực tiễn đời lính của mình, tôi đã lựa chọn những con người, chi tiết, hành động, sự kiện có thực của 4 tiểu đoàn Yên Ninh, nhào nặn xây dựng thành các hình tượng nhân vật văn học. Tên các nhân vật, một số chi tiết hành động, diễn biến nội tâm của các nhân vật, diễn biến các sự kiện vừa dựa trên cơ sở hiện thực, vừa có sự hư cấu sáng tạo để  các nhân vật vừa có tính riêng độc đáo, vừa có tính chung khái quát đảm bảo đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. Vì vậy tác phẩm là một cuốn sách văn học chứ không phải là một tài liệu lịch sử về các tiểu đoàn Yên Ninh. Tuy nhiên, bạn đọc vẫn có thể thấy được những hình ảnh, chi tiết về quá trình nhập ngũ, huấn luyện, hành quân vào chiến trường cùng thế giới tinh thần của các chiến sỹ Yên Ninh nói riêng cũng như những lính nói chung đã từng xảy ra trong thực tiễn. Chúng tôi đang tập hợp tư liệu để viết tiếp Tập 2 “Chiến trưởng”, phản ánh một số cuộc chiến đấu tiêu biểu của cả 4 tiểu đoàn Yên Ninh trên các chiến trường và sự trở về quê hương Yên Bái.

Mặc dù có nhiều cố gắng và tâm huyết, song hiện thực thì phong phú, nguồn tư liệu lại hạn chế, cùng với khả năng có hạn của ngưởi viết nên khó có thể phản ánh hết mọi gian khổ, hy sinh, sự dũng cảm, ngoan cường của các cán bộ, chiến sỹ 4 Tiểu đoàn Yên Ninh trong một cuốn tiểu thuyết. Hy vọng tác phẩm sẽ phản ánh được phần nào tinh thần “Yên Ninh”, đồng thời là sự tri ân với những hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sỹ các tiểu đoàn Yên Ninh nói riêng, những người lính nói chung đã góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại nhất trong lịch sử chống xâm lăng của dân tộc.

Với tinh thần đó, xin được ra mắt tiểu thuyết “Ra trận”.  Rất mong được bạn đọc, nhất là cán bộ, chiến sỹ các tiểu đoàn Yên Ninh đón nhận và góp ý để tôi tiếp tục hoàn thiện tác phẩm.

Tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật "Sống mãi với thời gian" 2023

Trại sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật chủ đề "Sống mãi với thời gian" nhằm phát huy sức sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ trong sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Trong nhiều năm qua, lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, từ Đề cương văn hóa năm 1943 đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức năm 1946 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, cho đến khi đất nước bước vào giai đoạn hội nhập sâu và rộng với quốc tế. Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" đã xác định văn học nghệ thuật là một trong 10 nhiệm vụ trọng tâm. Nghị quyết Trung ương 9 Khóa XI về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước" tiếp tục khẳng định: Phát triển văn học, nghệ thuật là một trong các nhiệm vụ then chốt.

Nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới; kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24.11.2021; cụ thể hóa Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12.11.2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030; đồng thời, thu hút, phát huy tối đa sức mạnh của đội ngũ văn nghệ sĩ sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật chất lượng, có quy mô, tầm vóc và tư tưởng lớn - Tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Sống mãi với thời gian” là một trong những hoạt động cụ thể trong thời gian qua của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

songmaithoigian

Theo Ban Tổ chức, Trại sáng tác khu vực phía Bắc sẽ diễn ra từ ngày 19/10 đến ngày 25/10 tại Nhà sáng tác Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Tham gia Trại sáng tác đợt này gồm 23 văn nghệ sĩ khu vực phía Bắc. Trại sáng tác khu vực phía Nam dự kiến diễn ra từ ngày 28/10 đến ngày 3/11 tại Nhà sáng tác Vũng Tàu, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tham gia Trại sáng tác đợt tiếp theo là 26 văn nghệ sĩ khu vực phía Nam.

Các tác giả tham gia Trại được Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam giới thiệu và một số tác giả tự do được Hội đồng thẩm định lựa chọn thông qua Đề cương của các tác giả.

Ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Trưởng Ban Tổ chức cho biết: "Việc lần đầu tiên tổ chức Trại sáng tác là một hoạt động minh chứng cụ thể cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch đang tích cực triển khai các quan điểm, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra.Không phải ai khác mà chính đội ngũ văn nghệ sĩ của đất nước với tinh thần yêu nước, với sức sáng tạo không ngừng, với phẩm chất trân quý, sẽ là chủ nhân của các tác phẩm văn học nghệ thuật trong tương lai sắp tới".

Các tác phẩm dự Trại hướng tới đề tài về cách mạng trong thời kỳ đổi mới; ca ngợi về truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; những thắng lợi và những thành tựu to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; phản ánh hiện thực xã hội; phản ánh người tốt việc tốt; xây dựng nhân cách con người Việt Nam trước tình hình và yêu cầu mới; ca ngợi tình yêu với quê hương, đất nước và con người Việt Nam; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân hăng hái thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới; quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Việt Nam trên thế giới…

Các thể loại sáng tác tham gia Trại phong phú đa dạng như: Đối với văn học là tiểu thuyết và trường ca; Sân khấu là kịch nói, tuồng, chèo, cải lương, ca kịch; Âm nhạc là giao hưởng, hợp xướng, nhạc kịch; Múa là thơ múa, tổ khúc và kịch múa…

Trong khuôn khổ hoạt động tại Trại sáng tác, các trại viên tham gia trại sáng tác khu vực phía Bắc đợt này có nhiều hoạt động như tọa đàm trao đổi, định hướng nội dung sáng tác; xây dựng đề cương, hoàn thiện bản thảo tại Nhà sáng tác; đi thực tế tại Làng văn hóa kiểu mẫu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh; Khu di tích văn hóa tỉnh Bắc Ninh.

Các trại viên tham gia trại sáng tác khu vực phía Nam sẽ đi thực tế tại Khu di tích quê hương chị Võ Thị Sáu, huyện Đất đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; tham quan các khu di tích lịch sử, văn hóa tại thành phố Vũng Tàu.

Những tác phẩm hoàn thiện có chất lượng, có quy mô, tầm vóc và tư tưởng lớn được chọn lọc từ kết quả của Trại sẽ được Nhà nước đầu tư chuyển thể, dàn dựng.

(Tổng hợp)

Tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật "Sống mãi với thời gian" 2023

Trại sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật chủ đề "Sống mãi với thời gian" nhằm phát huy sức sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ trong sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Trong nhiều năm qua, lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, từ Đề cương văn hóa năm 1943 đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức năm 1946 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, cho đến khi đất nước bước vào giai đoạn hội nhập sâu và rộng với quốc tế. Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" đã xác định văn học nghệ thuật là một trong 10 nhiệm vụ trọng tâm. Nghị quyết Trung ương 9 Khóa XI về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước" tiếp tục khẳng định: Phát triển văn học, nghệ thuật là một trong các nhiệm vụ then chốt.

Nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới; kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24.11.2021; cụ thể hóa Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12.11.2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030; đồng thời, thu hút, phát huy tối đa sức mạnh của đội ngũ văn nghệ sĩ sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật chất lượng, có quy mô, tầm vóc và tư tưởng lớn - Tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Sống mãi với thời gian” là một trong những hoạt động cụ thể trong thời gian qua của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

songmaithoigian

Theo Ban Tổ chức, Trại sáng tác khu vực phía Bắc sẽ diễn ra từ ngày 19/10 đến ngày 25/10 tại Nhà sáng tác Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Tham gia Trại sáng tác đợt này gồm 23 văn nghệ sĩ khu vực phía Bắc. Trại sáng tác khu vực phía Nam dự kiến diễn ra từ ngày 28/10 đến ngày 3/11 tại Nhà sáng tác Vũng Tàu, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tham gia Trại sáng tác đợt tiếp theo là 26 văn nghệ sĩ khu vực phía Nam.

Các tác giả tham gia Trại được Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam giới thiệu và một số tác giả tự do được Hội đồng thẩm định lựa chọn thông qua Đề cương của các tác giả.

Ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Trưởng Ban Tổ chức cho biết: "Việc lần đầu tiên tổ chức Trại sáng tác là một hoạt động minh chứng cụ thể cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch đang tích cực triển khai các quan điểm, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra.Không phải ai khác mà chính đội ngũ văn nghệ sĩ của đất nước với tinh thần yêu nước, với sức sáng tạo không ngừng, với phẩm chất trân quý, sẽ là chủ nhân của các tác phẩm văn học nghệ thuật trong tương lai sắp tới".

Các tác phẩm dự Trại hướng tới đề tài về cách mạng trong thời kỳ đổi mới; ca ngợi về truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; những thắng lợi và những thành tựu to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; phản ánh hiện thực xã hội; phản ánh người tốt việc tốt; xây dựng nhân cách con người Việt Nam trước tình hình và yêu cầu mới; ca ngợi tình yêu với quê hương, đất nước và con người Việt Nam; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân hăng hái thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới; quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Việt Nam trên thế giới…

Các thể loại sáng tác tham gia Trại phong phú đa dạng như: Đối với văn học là tiểu thuyết và trường ca; Sân khấu là kịch nói, tuồng, chèo, cải lương, ca kịch; Âm nhạc là giao hưởng, hợp xướng, nhạc kịch; Múa là thơ múa, tổ khúc và kịch múa…

Trong khuôn khổ hoạt động tại Trại sáng tác, các trại viên tham gia trại sáng tác khu vực phía Bắc đợt này có nhiều hoạt động như tọa đàm trao đổi, định hướng nội dung sáng tác; xây dựng đề cương, hoàn thiện bản thảo tại Nhà sáng tác; đi thực tế tại Làng văn hóa kiểu mẫu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh; Khu di tích văn hóa tỉnh Bắc Ninh.

Các trại viên tham gia trại sáng tác khu vực phía Nam sẽ đi thực tế tại Khu di tích quê hương chị Võ Thị Sáu, huyện Đất đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; tham quan các khu di tích lịch sử, văn hóa tại thành phố Vũng Tàu.

Những tác phẩm hoàn thiện có chất lượng, có quy mô, tầm vóc và tư tưởng lớn được chọn lọc từ kết quả của Trại sẽ được Nhà nước đầu tư chuyển thể, dàn dựng.

(Tổng hợp)

Tổ chức trại sáng tác văn học nghệ thuật "Sống mãi với thời gian" 2023

Trại sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật chủ đề "Sống mãi với thời gian" nhằm phát huy sức sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ trong sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật.

Trong nhiều năm qua, lĩnh vực văn hóa, văn học nghệ thuật luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, từ Đề cương văn hóa năm 1943 đến Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức năm 1946 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, cho đến khi đất nước bước vào giai đoạn hội nhập sâu và rộng với quốc tế. Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" đã xác định văn học nghệ thuật là một trong 10 nhiệm vụ trọng tâm. Nghị quyết Trung ương 9 Khóa XI về "Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước" tiếp tục khẳng định: Phát triển văn học, nghệ thuật là một trong các nhiệm vụ then chốt.

Nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới; kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24.11.2021; cụ thể hóa Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12.11.2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030; đồng thời, thu hút, phát huy tối đa sức mạnh của đội ngũ văn nghệ sĩ sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật chất lượng, có quy mô, tầm vóc và tư tưởng lớn - Tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật với chủ đề “Sống mãi với thời gian” là một trong những hoạt động cụ thể trong thời gian qua của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

songmaithoigian

Theo Ban Tổ chức, Trại sáng tác khu vực phía Bắc sẽ diễn ra từ ngày 19/10 đến ngày 25/10 tại Nhà sáng tác Tam Đảo, Vĩnh Phúc. Tham gia Trại sáng tác đợt này gồm 23 văn nghệ sĩ khu vực phía Bắc. Trại sáng tác khu vực phía Nam dự kiến diễn ra từ ngày 28/10 đến ngày 3/11 tại Nhà sáng tác Vũng Tàu, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tham gia Trại sáng tác đợt tiếp theo là 26 văn nghệ sĩ khu vực phía Nam.

Các tác giả tham gia Trại được Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam giới thiệu và một số tác giả tự do được Hội đồng thẩm định lựa chọn thông qua Đề cương của các tác giả.

Ông Trần Hướng Dương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Trưởng Ban Tổ chức cho biết: "Việc lần đầu tiên tổ chức Trại sáng tác là một hoạt động minh chứng cụ thể cho ngành văn hóa, thể thao và du lịch đang tích cực triển khai các quan điểm, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra.Không phải ai khác mà chính đội ngũ văn nghệ sĩ của đất nước với tinh thần yêu nước, với sức sáng tạo không ngừng, với phẩm chất trân quý, sẽ là chủ nhân của các tác phẩm văn học nghệ thuật trong tương lai sắp tới".

Các tác phẩm dự Trại hướng tới đề tài về cách mạng trong thời kỳ đổi mới; ca ngợi về truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; những thắng lợi và những thành tựu to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; phản ánh hiện thực xã hội; phản ánh người tốt việc tốt; xây dựng nhân cách con người Việt Nam trước tình hình và yêu cầu mới; ca ngợi tình yêu với quê hương, đất nước và con người Việt Nam; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân hăng hái thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới; quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Việt Nam trên thế giới…

Các thể loại sáng tác tham gia Trại phong phú đa dạng như: Đối với văn học là tiểu thuyết và trường ca; Sân khấu là kịch nói, tuồng, chèo, cải lương, ca kịch; Âm nhạc là giao hưởng, hợp xướng, nhạc kịch; Múa là thơ múa, tổ khúc và kịch múa…

Trong khuôn khổ hoạt động tại Trại sáng tác, các trại viên tham gia trại sáng tác khu vực phía Bắc đợt này có nhiều hoạt động như tọa đàm trao đổi, định hướng nội dung sáng tác; xây dựng đề cương, hoàn thiện bản thảo tại Nhà sáng tác; đi thực tế tại Làng văn hóa kiểu mẫu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc; Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh; Khu di tích văn hóa tỉnh Bắc Ninh.

Các trại viên tham gia trại sáng tác khu vực phía Nam sẽ đi thực tế tại Khu di tích quê hương chị Võ Thị Sáu, huyện Đất đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu; tham quan các khu di tích lịch sử, văn hóa tại thành phố Vũng Tàu.

Những tác phẩm hoàn thiện có chất lượng, có quy mô, tầm vóc và tư tưởng lớn được chọn lọc từ kết quả của Trại sẽ được Nhà nước đầu tư chuyển thể, dàn dựng.

(Tổng hợp)

Kế hoạch tổ chức Trại sáng tác tháng 10/2023 của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

KẾ HOẠCH SÁNG TÁC THÁNG 10 NĂM 2023
CỦA TRUNG TÂM HỐ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
TT ĐƠN VỊ PHỐI HỢP THỰC HIỆN THỜI GIAN GHI CHÚ
I NHÀ SÁNG TÁC NHA TRANG    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
1 Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh An Giang 2/10 – 11/10
2 Hãng phim Hoạt hình Việt Nam 2/10 – 11/10
II NHÀ SÁNG TÁC ĐẠI LẢI    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
3 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Trà Vinh 22/10 – 31/10
TRẠI SÁNG TÁC THEO CHIỀU SÂU  
4 Ông Hà Đình Cẩn, ông Hoàng Quang Tự, bà Nguyễn Thị Mai Phương (Hội VHNT tỉnh Vĩnh Phúc) 22/10 – 5/11

Kế hoạch tổ chức Trại sáng tác tháng 10/2023 của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

KẾ HOẠCH SÁNG TÁC THÁNG 10 NĂM 2023
CỦA TRUNG TÂM HỐ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
TT ĐƠN VỊ PHỐI HỢP THỰC HIỆN THỜI GIAN GHI CHÚ
I NHÀ SÁNG TÁC NHA TRANG    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
1 Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh An Giang 2/10 – 11/10
2 Hãng phim Hoạt hình Việt Nam 2/10 – 11/10
II NHÀ SÁNG TÁC ĐẠI LẢI    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
3 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Trà Vinh 22/10 – 31/10
TRẠI SÁNG TÁC THEO CHIỀU SÂU  
4 Ông Hà Đình Cẩn, ông Hoàng Quang Tự, bà Nguyễn Thị Mai Phương (Hội VHNT tỉnh Vĩnh Phúc) 22/10 – 5/11

Chùm thơ Nguyễn Ngọc Chấn - Hội văn học nghệ thuật Yên Bái

Thơ Nguyễn Ngọc Chấn - Hội văn học nghệ thuật Yên Bái – sáng tác tại Nhà sáng tác Cần Thơ 2023

TRÊN ĐỈNH SUỐI GIÀNG
Suối trời sinh ra từ núi
Núi nứt vỏ
Sinh ra cây chè cổ thụ
Lớn lên trong sương mù
Gọi người Hmông về quần tụ
Đêm đêm
Người đàn bà Hmông không ngủ
Kéo sợi se lanh
Dệt thổ cẩm
Đan sợi nhớ trước ngực
Gửi sợi thương trong khăn
Để người đi xa không quên lời hẹn
Người ở nhà không còn bẽn lẽn
Chờ đợi nhau bên gốc chè
Năm này qua năm khác
Càng xa càng nhớ
Người ta có đôi có lứa
Em nhớ anh chỉ làm bạn với trăng
Cái bụng anh thương em
Nhiều như búp chè cổ thụ
Em không có lòng thì thôi
Có lòng thì về ở với anh một đêm
Không có lòng thì thôi
Có lòng về ở với anh một đời
Suối trời ở trên núi
Tay anh với được mặt trời, mặt trăng
Tóc em xõa vào chân mây
Cây chè cổ thụ xòe tay đón em
Búp chè tỏa hương sương mù cỏ dại
Em là con gái
Địu nhớ thương trên vai
Anh là chàng trai
Hãy cưỡi ngựa xuống chợ
Em chờ
Sáng sớm tinh mơ
Trên đỉnh Suối Giàng
Tiếng khèn gọi bạn đánh thức núi rừng
Bước chân cô gái Hmông ngập ngừng
Phiên chợ chưa tan
Đã dắt ngựa vàng theo chàng về bản
Bên kia sườn núi
Nương rấy nở đầy hoa.
 
 
 
MÂY BAY TRÊN ĐỈNH TÀ XÙA
Đi qua miền nắng hạ
Gặp cơn mưa cuối mùa
Nghe tiếng khèn vắt ngang sườn núi
Bồi hồi con suối
Anh đợi em!
Bồng bềnh mây trắng
Mùa thu mang theo những chiếc lá vàng
Lá vàng rơi trên tràn ruộng bậc thang
Anh ngược dốc
Đỉnh Tà Xùa trước mặt
Núi đã hết những ngày nắng tắt
Bình minh mở cửa gió ngàn
Anh đi trong miên man
Chếnh choáng men say tiếng khèn gọi bạn
Vấp phải gốc chè shan
Cô gái Hmông với tay hái búp chè vàng
Cây chè nghiêng cành nghe dòng suối hát
Anh có thương em thì về làm bạn
Quả sơn tra em tặng, rượu cần em trao
Nhà em trên núi cao
Đường mây xa lắm
Anh có tài săn mây
Hãy đợi em ở cổng trời
Cùng em leo lên đỉnh Gió
Gió cuốn vào cây
Lòng anh có say?
Anh lạc vào thung lũng ngàn mây
Liệu có đường mây nào cho anh lời hẹn?
Em chờ anh trong hội Gầu Tào
Hội Gầu Tào xa lắm
Anh đợi em tới mùa đông
Bông tuyết nào rơi trên đỉnh Tà Xùa?
Anh yêu em không có mùa….
Chỉ có mây bay
Đỉnh núi ngàn cây.
Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này