BÀI VIẾT MỚI

Minh Phương

Minh Phương

Bế mạc Trại sáng tác văn nghệ dân gian 2025 tại Đà Lạt

Ngày 29/06/2025, tại Nhà sáng tác Đà Lạt , đã diễn ra Lễ bế mạc Trại sáng tác văn nghệ Dân gian năm 2025 do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức.

Buổi lễ bế mạc là dịp để tổng kết một chặng đường sáng tác, đồng thời khẳng định vai trò, ý nghĩa của hoạt động Trại sáng tác trong việc gìn giữ, nghiên cứu và lan tỏa các giá trị văn hóa dân gian truyền thống. Tham dự buổi lễ có PGS.TS Võ Quang Trọng – Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; ông Võ Văn Quốc Bình – Phụ trách Nhà sáng tác Đà Lạt; cùng toàn thể đoàn văn nghệ sĩ gồm 15 thành viên, đặc biệt có sự tham dự của 2 nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian đang dự Trại sáng tác chiều sâu là ông Phạm Bá Khiêm và Đoàn Hữu Hưng – những người đã dành nhiều năm tâm huyết với việc sưu tầm, bảo tồn và phân tích sâu sắc các giá trị văn hóa dân gian khu vực đồng bằng Bắc bộ.

bemacvndgt6 2025

Trong phát biểu tổng kết, PGS.TS Võ Quang Trọng – thay mặt Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam – đã trình bày báo cáo đánh giá toàn diện kết quả trại sáng tác, đồng thời điểm qua nội dung và giá trị của 15 tác phẩm được hoàn thiện trong khuôn khổ trại. Những tác phẩm này, với đa dạng đề tài và phong phú trong cách tiếp cận, phản ánh chiều sâu của di sản văn hóa dân gian Việt Nam qua lăng kính nghiên cứu, sáng tác của các văn nghệ sĩ đến từ nhiều vùng miền khác nhau. Từ các bản sắc văn hóa miền núi phía Bắc, những lễ hội dân gian miền Trung, đến các hình thức diễn xướng dân gian của đồng bằng sông Cửu Long, tất cả đều mang tính tư liệu và giá trị nghệ thuật cao.

Đặc biệt, sự góp mặt của hai nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Phạm Bá Khiêm và Đoàn Hữu Hưng tại Trại sáng tác chuyên sâu lần này không chỉ góp phần làm sâu sắc thêm nội dung các tác phẩm mà còn tạo nên những buổi trao đổi kinh nghiệm sôi nổi. Các tác giả đã cùng nhau phân tích, thảo luận về các hình thức văn hóa dân gian đang có nguy cơ mai một, đề xuất những hướng đi mới trong việc khai thác chất liệu dân gian để phục vụ cho các sáng tác đương đại.

PGS.TS Nguyễn Xuân Đức cùng nhiều văn nghệ sĩ có mặt tại trại đã chia sẻ chân thành về những trải nghiệm đáng quý trong thời gian lưu trú và sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Lạt. Họ bày tỏ lòng biết ơn trước sự hỗ trợ tận tình từ ban tổ chức, cũng như sự đồng hành cởi mở, trách nhiệm của các đồng nghiệp – những người cùng chung một đam mê đối với vốn di sản dân tộc.

Thay mặt Nhà sáng tác Đà Lạt, ông Võ Văn Quốc Bình đã phát biểu chúc mừng thành công của trại viết, đánh giá cao tinh thần làm việc tập trung, chuyên nghiệp và sự phối hợp hiệu quả giữa Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Nhà sáng tác Đà Lạt. Ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trại sáng tác như một hình thức hỗ trợ trực tiếp cho các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu trong hành trình sáng tạo và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể.

bemacvndgt6 2025 1

Khép lại trại sáng tác, 15 tác phẩm được đánh giá là có chất lượng chuyên môn tốt, có khả năng đóng góp thiết thực vào kho tư liệu văn hóa dân gian Việt Nam. Các tác phẩm này dự kiến sẽ được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam tuyển chọn, biên tập và giới thiệu rộng rãi trên các ấn phẩm chuyên ngành trong thời gian tới.

Bế mạc Trại sáng tác văn nghệ dân gian 2025 tại Đà Lạt

Ngày 29/06/2025, tại Nhà sáng tác Đà Lạt , đã diễn ra Lễ bế mạc Trại sáng tác văn nghệ Dân gian năm 2025 do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức.

Buổi lễ bế mạc là dịp để tổng kết một chặng đường sáng tác, đồng thời khẳng định vai trò, ý nghĩa của hoạt động Trại sáng tác trong việc gìn giữ, nghiên cứu và lan tỏa các giá trị văn hóa dân gian truyền thống. Tham dự buổi lễ có PGS.TS Võ Quang Trọng – Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; ông Võ Văn Quốc Bình – Phụ trách Nhà sáng tác Đà Lạt; cùng toàn thể đoàn văn nghệ sĩ gồm 15 thành viên, đặc biệt có sự tham dự của 2 nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian đang dự Trại sáng tác chiều sâu là ông Phạm Bá Khiêm và Đoàn Hữu Hưng – những người đã dành nhiều năm tâm huyết với việc sưu tầm, bảo tồn và phân tích sâu sắc các giá trị văn hóa dân gian khu vực đồng bằng Bắc bộ.

bemacvndgt6 2025

Trong phát biểu tổng kết, PGS.TS Võ Quang Trọng – thay mặt Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam – đã trình bày báo cáo đánh giá toàn diện kết quả trại sáng tác, đồng thời điểm qua nội dung và giá trị của 15 tác phẩm được hoàn thiện trong khuôn khổ trại. Những tác phẩm này, với đa dạng đề tài và phong phú trong cách tiếp cận, phản ánh chiều sâu của di sản văn hóa dân gian Việt Nam qua lăng kính nghiên cứu, sáng tác của các văn nghệ sĩ đến từ nhiều vùng miền khác nhau. Từ các bản sắc văn hóa miền núi phía Bắc, những lễ hội dân gian miền Trung, đến các hình thức diễn xướng dân gian của đồng bằng sông Cửu Long, tất cả đều mang tính tư liệu và giá trị nghệ thuật cao.

Đặc biệt, sự góp mặt của hai nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Phạm Bá Khiêm và Đoàn Hữu Hưng tại Trại sáng tác chuyên sâu lần này không chỉ góp phần làm sâu sắc thêm nội dung các tác phẩm mà còn tạo nên những buổi trao đổi kinh nghiệm sôi nổi. Các tác giả đã cùng nhau phân tích, thảo luận về các hình thức văn hóa dân gian đang có nguy cơ mai một, đề xuất những hướng đi mới trong việc khai thác chất liệu dân gian để phục vụ cho các sáng tác đương đại.

PGS.TS Nguyễn Xuân Đức cùng nhiều văn nghệ sĩ có mặt tại trại đã chia sẻ chân thành về những trải nghiệm đáng quý trong thời gian lưu trú và sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Lạt. Họ bày tỏ lòng biết ơn trước sự hỗ trợ tận tình từ ban tổ chức, cũng như sự đồng hành cởi mở, trách nhiệm của các đồng nghiệp – những người cùng chung một đam mê đối với vốn di sản dân tộc.

Thay mặt Nhà sáng tác Đà Lạt, ông Võ Văn Quốc Bình đã phát biểu chúc mừng thành công của trại viết, đánh giá cao tinh thần làm việc tập trung, chuyên nghiệp và sự phối hợp hiệu quả giữa Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Nhà sáng tác Đà Lạt. Ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trại sáng tác như một hình thức hỗ trợ trực tiếp cho các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu trong hành trình sáng tạo và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể.

bemacvndgt6 2025 1

Khép lại trại sáng tác, 15 tác phẩm được đánh giá là có chất lượng chuyên môn tốt, có khả năng đóng góp thiết thực vào kho tư liệu văn hóa dân gian Việt Nam. Các tác phẩm này dự kiến sẽ được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam tuyển chọn, biên tập và giới thiệu rộng rãi trên các ấn phẩm chuyên ngành trong thời gian tới.

Bế mạc Trại sáng tác văn nghệ dân gian 2025 tại Đà Lạt

Ngày 29/06/2025, tại Nhà sáng tác Đà Lạt , đã diễn ra Lễ bế mạc Trại sáng tác văn nghệ Dân gian năm 2025 do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức.

Buổi lễ bế mạc là dịp để tổng kết một chặng đường sáng tác, đồng thời khẳng định vai trò, ý nghĩa của hoạt động Trại sáng tác trong việc gìn giữ, nghiên cứu và lan tỏa các giá trị văn hóa dân gian truyền thống. Tham dự buổi lễ có PGS.TS Võ Quang Trọng – Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; ông Võ Văn Quốc Bình – Phụ trách Nhà sáng tác Đà Lạt; cùng toàn thể đoàn văn nghệ sĩ gồm 15 thành viên, đặc biệt có sự tham dự của 2 nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian đang dự Trại sáng tác chiều sâu là ông Phạm Bá Khiêm và Đoàn Hữu Hưng – những người đã dành nhiều năm tâm huyết với việc sưu tầm, bảo tồn và phân tích sâu sắc các giá trị văn hóa dân gian khu vực đồng bằng Bắc bộ.

bemacvndgt6 2025

Trong phát biểu tổng kết, PGS.TS Võ Quang Trọng – thay mặt Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam – đã trình bày báo cáo đánh giá toàn diện kết quả trại sáng tác, đồng thời điểm qua nội dung và giá trị của 15 tác phẩm được hoàn thiện trong khuôn khổ trại. Những tác phẩm này, với đa dạng đề tài và phong phú trong cách tiếp cận, phản ánh chiều sâu của di sản văn hóa dân gian Việt Nam qua lăng kính nghiên cứu, sáng tác của các văn nghệ sĩ đến từ nhiều vùng miền khác nhau. Từ các bản sắc văn hóa miền núi phía Bắc, những lễ hội dân gian miền Trung, đến các hình thức diễn xướng dân gian của đồng bằng sông Cửu Long, tất cả đều mang tính tư liệu và giá trị nghệ thuật cao.

Đặc biệt, sự góp mặt của hai nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Phạm Bá Khiêm và Đoàn Hữu Hưng tại Trại sáng tác chuyên sâu lần này không chỉ góp phần làm sâu sắc thêm nội dung các tác phẩm mà còn tạo nên những buổi trao đổi kinh nghiệm sôi nổi. Các tác giả đã cùng nhau phân tích, thảo luận về các hình thức văn hóa dân gian đang có nguy cơ mai một, đề xuất những hướng đi mới trong việc khai thác chất liệu dân gian để phục vụ cho các sáng tác đương đại.

PGS.TS Nguyễn Xuân Đức cùng nhiều văn nghệ sĩ có mặt tại trại đã chia sẻ chân thành về những trải nghiệm đáng quý trong thời gian lưu trú và sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Lạt. Họ bày tỏ lòng biết ơn trước sự hỗ trợ tận tình từ ban tổ chức, cũng như sự đồng hành cởi mở, trách nhiệm của các đồng nghiệp – những người cùng chung một đam mê đối với vốn di sản dân tộc.

Thay mặt Nhà sáng tác Đà Lạt, ông Võ Văn Quốc Bình đã phát biểu chúc mừng thành công của trại viết, đánh giá cao tinh thần làm việc tập trung, chuyên nghiệp và sự phối hợp hiệu quả giữa Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Nhà sáng tác Đà Lạt. Ông nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trại sáng tác như một hình thức hỗ trợ trực tiếp cho các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu trong hành trình sáng tạo và bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể.

bemacvndgt6 2025 1

Khép lại trại sáng tác, 15 tác phẩm được đánh giá là có chất lượng chuyên môn tốt, có khả năng đóng góp thiết thực vào kho tư liệu văn hóa dân gian Việt Nam. Các tác phẩm này dự kiến sẽ được Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam tuyển chọn, biên tập và giới thiệu rộng rãi trên các ấn phẩm chuyên ngành trong thời gian tới.

Trại sáng tác Ảnh nghệ thuật Tam Đảo: Khơi nguồn cảm hứng

Từ ngày 20-24/06/2025, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (NSNAVN) tổ chức Trại sáng tác ảnh nghệ thuật tại Tam Đảo và một số tỉnh phía Bắc. Đây cũng là Trại sáng tác thứ hai trong năm 2025 sau Trại sáng tác tại Cần Thơ của Hội NSNA Việt Nam, với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật.

nhiepanhvnt6 2025

Tham dự Trại sáng tác này có 30 nghệ sĩ của 25 chi hội thuộc 16 tỉnh thành trong cả nước. Các trại viên đã được trải nghiệm thực tế sáng tác ảnh nghệ thuật tại phố núi Tam Đảo, Tây Thiên, và làng nghề gốm Hương Canh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Sau đó, các trại viên cũng được Ban Tổ chức hướng dẫn thâm nhập thực tiễn, tham quan và sáng tác tại các khu vực của tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh trong 2 ngày 21-22/06.

Với chủ trương tôn trọng, khuyến khích các trại viên tự do sáng tạo nghệ thuật, Hội NSNA Việt Nam mong muốn tìm kiếm sự đa dạng về nội dung, phong cách, phương thức biểu hiện, dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo trong mỗi tác phẩm của các nghệ sĩ. Bên cạnh đó, các thành viên Ban Tổ chức là người địa phương Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh cũng đã trao đổi thêm về thế mạnh của tỉnh mình, những phong tục tập quán và nét văn hóa vùng miền. Từ đó, mong muốn các nghệ sĩ tham gia trại sáng tác hiểu hơn về những nơi mà đoàn sẽ đến trải nghiệm thực tế, mong rằng các nghệ sĩ thể hiện được các nét văn hóa vào trong tác phẩm của mình. Cùng với vẻ đẹp mộng mơ, lãng mạn của phố núi mù sương, hy vọng sẽ là nguồn cảm hứng sáng tạo tươi mới cho các nghệ sĩ tham dự trại sáng tác lần này.

Trong hai ngày đi thực tế tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đây là vùng trồng vải thiều lớn nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam đúng dịp vào mùa thu hoạch vải. Các nghệ sĩ đã được trải nghiệm các hoạt động của bà con nơi đây và ghi lại những hình ảnh lao động trong tâm thế hứng khởi.

Ngoài ra, các nghệ sĩ còn được trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc, một loại hình nghệ thuật tuồng cổ truyền “tuồng Thổ Hà”, có truyền thống biểu diễn lâu đời tại làng Thổ Hà, xã Vân Hà thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Loại hình này do chính những người nông dân hiền hậu, chất phác biểu diễn. Trong đời thường họ là những nông dân quanh năm lam lũ nhưng khi bước lên sân khấu, các "nghệ sĩ chân đất" đã hóa thân vào các nhân vật lịch sử một cách chuyên nghiệp như các nghệ sĩ thực thụ.

nhiepanhvnt6 2025 2

Về với vùng đất Kinh Bắc, các nghệ sĩ còn được trải nghiệm nét văn hóa Dân ca quan họ ở Bắc Ninh, một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trong không gian kiến trúc của một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ – chùa Bút Tháp.

Theo chương trình hoạt động của Trại sáng tác, ngoài chương trình đi thực tế sáng tác theo kế hoạch của Ban Tổ chức và sáng tác tự do tại Tam Đảo cùng các vùng lân cận trong tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Tổ chức sẽ dành thời gian để các nghệ sĩ biên tập, lựa chọn file ảnh tốt gửi báo cáo kết quả trại. Đồng thời, Ban Tổ chức cũng sẽ tổ chức phân tích, nhận xét các tác phẩm được sáng tác trong đợt tham gia trại lần này nhằm cùng mở ra cơ hội học tập bổ ích, thiết thực cho hoạt động sáng tác của mỗi hội viên sau dự trại.

Buổi bế mạc trại, NSNA- NB Hồ Sỹ Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội, Tổng biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống, Trưởng Ban tổ chức trại đã đánh giá, nhận xét các tác phẩm được các nghệ sĩ thể hiện đặc sắc và mỗi tác phẩm đều có cách thể hiện riêng mang đậm nét văn hóa vùng miền. NS mong rằng, sau đợt dự trại này, các NSNA vẫn giữ lửa để tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm hơn nữa trên mọi miền Tổ quốc.

Trại sáng tác Ảnh nghệ thuật Tam Đảo: Khơi nguồn cảm hứng

Từ ngày 20-24/06/2025, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (NSNAVN) tổ chức Trại sáng tác ảnh nghệ thuật tại Tam Đảo và một số tỉnh phía Bắc. Đây cũng là Trại sáng tác thứ hai trong năm 2025 sau Trại sáng tác tại Cần Thơ của Hội NSNA Việt Nam, với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật.

nhiepanhvnt6 2025

Tham dự Trại sáng tác này có 30 nghệ sĩ của 25 chi hội thuộc 16 tỉnh thành trong cả nước. Các trại viên đã được trải nghiệm thực tế sáng tác ảnh nghệ thuật tại phố núi Tam Đảo, Tây Thiên, và làng nghề gốm Hương Canh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Sau đó, các trại viên cũng được Ban Tổ chức hướng dẫn thâm nhập thực tiễn, tham quan và sáng tác tại các khu vực của tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh trong 2 ngày 21-22/06.

Với chủ trương tôn trọng, khuyến khích các trại viên tự do sáng tạo nghệ thuật, Hội NSNA Việt Nam mong muốn tìm kiếm sự đa dạng về nội dung, phong cách, phương thức biểu hiện, dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo trong mỗi tác phẩm của các nghệ sĩ. Bên cạnh đó, các thành viên Ban Tổ chức là người địa phương Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh cũng đã trao đổi thêm về thế mạnh của tỉnh mình, những phong tục tập quán và nét văn hóa vùng miền. Từ đó, mong muốn các nghệ sĩ tham gia trại sáng tác hiểu hơn về những nơi mà đoàn sẽ đến trải nghiệm thực tế, mong rằng các nghệ sĩ thể hiện được các nét văn hóa vào trong tác phẩm của mình. Cùng với vẻ đẹp mộng mơ, lãng mạn của phố núi mù sương, hy vọng sẽ là nguồn cảm hứng sáng tạo tươi mới cho các nghệ sĩ tham dự trại sáng tác lần này.

Trong hai ngày đi thực tế tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đây là vùng trồng vải thiều lớn nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam đúng dịp vào mùa thu hoạch vải. Các nghệ sĩ đã được trải nghiệm các hoạt động của bà con nơi đây và ghi lại những hình ảnh lao động trong tâm thế hứng khởi.

Ngoài ra, các nghệ sĩ còn được trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc, một loại hình nghệ thuật tuồng cổ truyền “tuồng Thổ Hà”, có truyền thống biểu diễn lâu đời tại làng Thổ Hà, xã Vân Hà thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Loại hình này do chính những người nông dân hiền hậu, chất phác biểu diễn. Trong đời thường họ là những nông dân quanh năm lam lũ nhưng khi bước lên sân khấu, các "nghệ sĩ chân đất" đã hóa thân vào các nhân vật lịch sử một cách chuyên nghiệp như các nghệ sĩ thực thụ.

nhiepanhvnt6 2025 2

Về với vùng đất Kinh Bắc, các nghệ sĩ còn được trải nghiệm nét văn hóa Dân ca quan họ ở Bắc Ninh, một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trong không gian kiến trúc của một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ – chùa Bút Tháp.

Theo chương trình hoạt động của Trại sáng tác, ngoài chương trình đi thực tế sáng tác theo kế hoạch của Ban Tổ chức và sáng tác tự do tại Tam Đảo cùng các vùng lân cận trong tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Tổ chức sẽ dành thời gian để các nghệ sĩ biên tập, lựa chọn file ảnh tốt gửi báo cáo kết quả trại. Đồng thời, Ban Tổ chức cũng sẽ tổ chức phân tích, nhận xét các tác phẩm được sáng tác trong đợt tham gia trại lần này nhằm cùng mở ra cơ hội học tập bổ ích, thiết thực cho hoạt động sáng tác của mỗi hội viên sau dự trại.

Buổi bế mạc trại, NSNA- NB Hồ Sỹ Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội, Tổng biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống, Trưởng Ban tổ chức trại đã đánh giá, nhận xét các tác phẩm được các nghệ sĩ thể hiện đặc sắc và mỗi tác phẩm đều có cách thể hiện riêng mang đậm nét văn hóa vùng miền. NS mong rằng, sau đợt dự trại này, các NSNA vẫn giữ lửa để tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm hơn nữa trên mọi miền Tổ quốc.

Trại sáng tác Ảnh nghệ thuật Tam Đảo: Khơi nguồn cảm hứng

Từ ngày 20-24/06/2025, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (NSNAVN) tổ chức Trại sáng tác ảnh nghệ thuật tại Tam Đảo và một số tỉnh phía Bắc. Đây cũng là Trại sáng tác thứ hai trong năm 2025 sau Trại sáng tác tại Cần Thơ của Hội NSNA Việt Nam, với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật.

nhiepanhvnt6 2025

Tham dự Trại sáng tác này có 30 nghệ sĩ của 25 chi hội thuộc 16 tỉnh thành trong cả nước. Các trại viên đã được trải nghiệm thực tế sáng tác ảnh nghệ thuật tại phố núi Tam Đảo, Tây Thiên, và làng nghề gốm Hương Canh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc. Sau đó, các trại viên cũng được Ban Tổ chức hướng dẫn thâm nhập thực tiễn, tham quan và sáng tác tại các khu vực của tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh trong 2 ngày 21-22/06.

Với chủ trương tôn trọng, khuyến khích các trại viên tự do sáng tạo nghệ thuật, Hội NSNA Việt Nam mong muốn tìm kiếm sự đa dạng về nội dung, phong cách, phương thức biểu hiện, dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo trong mỗi tác phẩm của các nghệ sĩ. Bên cạnh đó, các thành viên Ban Tổ chức là người địa phương Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh cũng đã trao đổi thêm về thế mạnh của tỉnh mình, những phong tục tập quán và nét văn hóa vùng miền. Từ đó, mong muốn các nghệ sĩ tham gia trại sáng tác hiểu hơn về những nơi mà đoàn sẽ đến trải nghiệm thực tế, mong rằng các nghệ sĩ thể hiện được các nét văn hóa vào trong tác phẩm của mình. Cùng với vẻ đẹp mộng mơ, lãng mạn của phố núi mù sương, hy vọng sẽ là nguồn cảm hứng sáng tạo tươi mới cho các nghệ sĩ tham dự trại sáng tác lần này.

Trong hai ngày đi thực tế tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, đây là vùng trồng vải thiều lớn nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam đúng dịp vào mùa thu hoạch vải. Các nghệ sĩ đã được trải nghiệm các hoạt động của bà con nơi đây và ghi lại những hình ảnh lao động trong tâm thế hứng khởi.

Ngoài ra, các nghệ sĩ còn được trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc, một loại hình nghệ thuật tuồng cổ truyền “tuồng Thổ Hà”, có truyền thống biểu diễn lâu đời tại làng Thổ Hà, xã Vân Hà thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Loại hình này do chính những người nông dân hiền hậu, chất phác biểu diễn. Trong đời thường họ là những nông dân quanh năm lam lũ nhưng khi bước lên sân khấu, các "nghệ sĩ chân đất" đã hóa thân vào các nhân vật lịch sử một cách chuyên nghiệp như các nghệ sĩ thực thụ.

nhiepanhvnt6 2025 2

Về với vùng đất Kinh Bắc, các nghệ sĩ còn được trải nghiệm nét văn hóa Dân ca quan họ ở Bắc Ninh, một di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, trong không gian kiến trúc của một trong những danh lam cổ tự đẹp nhất ở vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ – chùa Bút Tháp.

Theo chương trình hoạt động của Trại sáng tác, ngoài chương trình đi thực tế sáng tác theo kế hoạch của Ban Tổ chức và sáng tác tự do tại Tam Đảo cùng các vùng lân cận trong tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Tổ chức sẽ dành thời gian để các nghệ sĩ biên tập, lựa chọn file ảnh tốt gửi báo cáo kết quả trại. Đồng thời, Ban Tổ chức cũng sẽ tổ chức phân tích, nhận xét các tác phẩm được sáng tác trong đợt tham gia trại lần này nhằm cùng mở ra cơ hội học tập bổ ích, thiết thực cho hoạt động sáng tác của mỗi hội viên sau dự trại.

Buổi bế mạc trại, NSNA- NB Hồ Sỹ Minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội, Tổng biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh và Đời sống, Trưởng Ban tổ chức trại đã đánh giá, nhận xét các tác phẩm được các nghệ sĩ thể hiện đặc sắc và mỗi tác phẩm đều có cách thể hiện riêng mang đậm nét văn hóa vùng miền. NS mong rằng, sau đợt dự trại này, các NSNA vẫn giữ lửa để tiếp tục sáng tác nhiều tác phẩm hơn nữa trên mọi miền Tổ quốc.

Khai mạc Trại sáng tác Văn nghệ dân gian 2025 tại Đà Lạt

Ngày 20/06/2025, tại Nhà sáng tác Đà Lạt, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã phối hợp với Nhà sáng tác Đà Lạt tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn nghệ dân gian năm 2025. 

Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân gian, đồng thời thúc đẩy năng lực nghiên cứu và sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ chuyên ngành trong bối cảnh hội nhập và đổi mới hiện nay.

Tham dự khai mạc có GS.TS Lê Hồng Lý – Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; ông Võ Văn Quốc Bình – Phụ trách Nhà sáng tác Đà Lạt; cùng các khách mời và 15 văn nghệ sĩ được tuyển chọn từ nhiều chi hội văn nghệ dân gian trên cả nước. Đây đều là những cây bút, nhà nghiên cứu, sưu tầm có bề dày hoạt động trong lĩnh vực văn hóa dân gian.

khaimacvndgt6 2025

Phát biểu tại buổi khai mạc, GS.TS Lê Hồng Lý khẳng định vai trò thiết yếu của các trại sáng tác chuyên ngành trong việc kết nối lý luận với thực tiễn, khơi mở sáng tạo, đồng thời làm phong phú tư liệu về văn hóa dân gian Việt Nam. Ông nhấn mạnh: "Trại sáng tác không chỉ là nơi trao đổi tư liệu, kinh nghiệm sáng tác, mà còn là môi trường lý tưởng để các văn nghệ sĩ sáng tác, tạo dựng nền móng vững chắc cho công tác bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc trong thời đại mới."

Trong khuôn khổ hoạt động của Trại sáng tác, các văn nghệ sĩ sẽ tiến hành điều tra thực địa, tiếp cận các sinh hoạt văn hóa truyền thống tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận – nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa phi vật thể quý giá của các dân tộc bản địa như K’ho, Chu Ru, Mạ... Dựa trên các khảo sát tư liệu và ghi chép thực địa, các văn nghệ sĩ sẽ hoàn thiện các bản thảo nghiên cứu, công trình sưu tầm, biên khảo có tính học thuật và ứng dụng cao.

Ngoài hoạt động sáng tác, trại còn là dịp để các nhà nghiên cứu trao đổi phương pháp, cập nhật xu hướng nghiên cứu mới, từ đó mở rộng phạm vi tiếp cận đối với các hình thức văn hóa dân gian đang biến đổi nhanh chóng dưới tác động của đô thị hóa và toàn cầu hóa.

khaimacvndgt6 2025 1

Trại sáng tác Văn nghệ dân gian năm 2025 tại Đà Lạt là một nỗ lực quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác văn nghệ dân gian, đồng thời cũng được ban tổ chức kỳ vọng sẽ là nơi tạo ra được nhiều sản phẩm nghiên cứu văn hoá dân gian chất lượng cao.

Khai mạc Trại sáng tác Văn nghệ dân gian 2025 tại Đà Lạt

Ngày 20/06/2025, tại Nhà sáng tác Đà Lạt, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam đã phối hợp với Nhà sáng tác Đà Lạt tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn nghệ dân gian năm 2025. 

Đây là hoạt động có ý nghĩa thiết thực trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân gian, đồng thời thúc đẩy năng lực nghiên cứu và sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ chuyên ngành trong bối cảnh hội nhập và đổi mới hiện nay.

Tham dự khai mạc có GS.TS Lê Hồng Lý – Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; ông Võ Văn Quốc Bình – Phụ trách Nhà sáng tác Đà Lạt; cùng các khách mời và 15 văn nghệ sĩ được tuyển chọn từ nhiều chi hội văn nghệ dân gian trên cả nước. Đây đều là những cây bút, nhà nghiên cứu, sưu tầm có bề dày hoạt động trong lĩnh vực văn hóa dân gian.

khaimacvndgt6 2025

Phát biểu tại buổi khai mạc, GS.TS Lê Hồng Lý khẳng định vai trò thiết yếu của các trại sáng tác chuyên ngành trong việc kết nối lý luận với thực tiễn, khơi mở sáng tạo, đồng thời làm phong phú tư liệu về văn hóa dân gian Việt Nam. Ông nhấn mạnh: "Trại sáng tác không chỉ là nơi trao đổi tư liệu, kinh nghiệm sáng tác, mà còn là môi trường lý tưởng để các văn nghệ sĩ sáng tác, tạo dựng nền móng vững chắc cho công tác bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc trong thời đại mới."

Trong khuôn khổ hoạt động của Trại sáng tác, các văn nghệ sĩ sẽ tiến hành điều tra thực địa, tiếp cận các sinh hoạt văn hóa truyền thống tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận – nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa phi vật thể quý giá của các dân tộc bản địa như K’ho, Chu Ru, Mạ... Dựa trên các khảo sát tư liệu và ghi chép thực địa, các văn nghệ sĩ sẽ hoàn thiện các bản thảo nghiên cứu, công trình sưu tầm, biên khảo có tính học thuật và ứng dụng cao.

Ngoài hoạt động sáng tác, trại còn là dịp để các nhà nghiên cứu trao đổi phương pháp, cập nhật xu hướng nghiên cứu mới, từ đó mở rộng phạm vi tiếp cận đối với các hình thức văn hóa dân gian đang biến đổi nhanh chóng dưới tác động của đô thị hóa và toàn cầu hóa.

khaimacvndgt6 2025 1

Trại sáng tác Văn nghệ dân gian năm 2025 tại Đà Lạt là một nỗ lực quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác văn nghệ dân gian, đồng thời cũng được ban tổ chức kỳ vọng sẽ là nơi tạo ra được nhiều sản phẩm nghiên cứu văn hoá dân gian chất lượng cao.

Trại sáng tác văn học nghệ thuật Hải Dương 2025 tại Đà Nẵng

Trại sáng tác văn học nghệ thuật Hải Dương 2025 đã được tổ chức trong tháng 6/2025 tại Nhà sáng tác Đà Nẵng. Trại sáng tác được tổ chức với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

bemachaiduongt6 2025

Tham dự Trại sáng tác lần này có ông Nguyễn Tiến Quân – Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Hải Dương, Trưởng Trại sáng tác cùng toàn thể trại viên là những văn nghệ sĩ tiêu biểu của tỉnh Hải Dương trong các lĩnh vực: văn xuôi, thơ, mỹ thuật, âm nhạc, nhiếp ảnh, sân khấu...

Phát biểu trong buỏi bế mạc Trại sáng tác, ông Nguyễn Tiến Quân gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Trung tâm và cán bộ Nhà sáng tác Đà Nẵng đã tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và môi trường làm việc cho các trại viên. Ông nhấn mạnh: “Đà Nẵng – thành phố của sự giao thoa giữa hiện đại và truyền thống, giữa biển cả và núi rừng – chính là nguồn cảm hứng dồi dào cho văn nghệ sĩ. Những ngày sáng tác tại đây đã là hành trình khám phá không chỉ về cảnh quan, con người mà còn về những vấn đề xã hội đương đại từ góc nhìn nghệ thuật.”

Trại sáng tác là hoạt động chuyên môn thường niên có ý nghĩa thiết thực đối với đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh Hải Dương. Không chỉ là dịp tập trung sáng tạo, đây còn là môi trường bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp, khơi gợi những ý tưởng mới mẻ, gắn kết tinh thần hội đoàn và thúc đẩy giao lưu liên vùng trong giới văn nghệ sĩ cả nước. Trong khuôn khổ trại, các trại viên đã triển khai kế hoạch sáng tác với các chủ đề trọng tâm: khắc họa chân dung con người Hải Dương và miền Trung trong thời kỳ đổi mới; phản ánh những chuyển động trong đời sống xã hội, đặc biệt là đô thị hóa, biến đổi văn hóa vùng miền và bảo tồn bản sắc truyền thống.

Trong thời gian diễn ra Trại sáng tác, ngoài hoạt động sáng tác tập trung tại Nhà sáng tác, Ban tổ chức đã tổ chức các chuyến đi thực tế tại các địa danh văn hóa – lịch sử, làng nghề và di tích của Đà Nẵng và vùng phụ cận. Những chuyến đi này nhằm ghi chép tư liệu, tiếp cận thực tiễn đời sống, từ đó tạo nền tảng cảm hứng và nội dung cho các tác phẩm mới. Một số điểm đến trọng tâm trong kế hoạch sáng tác có thể kể đến: Bảo tàng Chăm, Bà Nà Hills, làng đá mỹ nghệ Non Nước, bãi biển Mỹ Khê, di tích Thành Điện Hải và các hoạt động giao lưu với Hội VHNT thành phố Đà Nẵng.

bemachaiduongt6 2025 1

Trại sáng tác đã kết thúc bằng một buổi tổng kết, báo cáo kết quả sáng tác với nhiều tác phẩm được giới thiệu, đọc, trưng bày tại chỗ. Đây cũng là dịp để đánh giá hiệu quả của hoạt động hỗ trợ sáng tác và định hướng cho các trại sáng tác tiếp theo.

Trại sáng tác văn học nghệ thuật Hải Dương 2025 tại Đà Nẵng

Trại sáng tác văn học nghệ thuật Hải Dương 2025 đã được tổ chức trong tháng 6/2025 tại Nhà sáng tác Đà Nẵng. Trại sáng tác được tổ chức với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

bemachaiduongt6 2025

Tham dự Trại sáng tác lần này có ông Nguyễn Tiến Quân – Phó Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Hải Dương, Trưởng Trại sáng tác cùng toàn thể trại viên là những văn nghệ sĩ tiêu biểu của tỉnh Hải Dương trong các lĩnh vực: văn xuôi, thơ, mỹ thuật, âm nhạc, nhiếp ảnh, sân khấu...

Phát biểu trong buỏi bế mạc Trại sáng tác, ông Nguyễn Tiến Quân gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo Trung tâm và cán bộ Nhà sáng tác Đà Nẵng đã tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất và môi trường làm việc cho các trại viên. Ông nhấn mạnh: “Đà Nẵng – thành phố của sự giao thoa giữa hiện đại và truyền thống, giữa biển cả và núi rừng – chính là nguồn cảm hứng dồi dào cho văn nghệ sĩ. Những ngày sáng tác tại đây đã là hành trình khám phá không chỉ về cảnh quan, con người mà còn về những vấn đề xã hội đương đại từ góc nhìn nghệ thuật.”

Trại sáng tác là hoạt động chuyên môn thường niên có ý nghĩa thiết thực đối với đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh Hải Dương. Không chỉ là dịp tập trung sáng tạo, đây còn là môi trường bồi dưỡng năng lực nghề nghiệp, khơi gợi những ý tưởng mới mẻ, gắn kết tinh thần hội đoàn và thúc đẩy giao lưu liên vùng trong giới văn nghệ sĩ cả nước. Trong khuôn khổ trại, các trại viên đã triển khai kế hoạch sáng tác với các chủ đề trọng tâm: khắc họa chân dung con người Hải Dương và miền Trung trong thời kỳ đổi mới; phản ánh những chuyển động trong đời sống xã hội, đặc biệt là đô thị hóa, biến đổi văn hóa vùng miền và bảo tồn bản sắc truyền thống.

Trong thời gian diễn ra Trại sáng tác, ngoài hoạt động sáng tác tập trung tại Nhà sáng tác, Ban tổ chức đã tổ chức các chuyến đi thực tế tại các địa danh văn hóa – lịch sử, làng nghề và di tích của Đà Nẵng và vùng phụ cận. Những chuyến đi này nhằm ghi chép tư liệu, tiếp cận thực tiễn đời sống, từ đó tạo nền tảng cảm hứng và nội dung cho các tác phẩm mới. Một số điểm đến trọng tâm trong kế hoạch sáng tác có thể kể đến: Bảo tàng Chăm, Bà Nà Hills, làng đá mỹ nghệ Non Nước, bãi biển Mỹ Khê, di tích Thành Điện Hải và các hoạt động giao lưu với Hội VHNT thành phố Đà Nẵng.

bemachaiduongt6 2025 1

Trại sáng tác đã kết thúc bằng một buổi tổng kết, báo cáo kết quả sáng tác với nhiều tác phẩm được giới thiệu, đọc, trưng bày tại chỗ. Đây cũng là dịp để đánh giá hiệu quả của hoạt động hỗ trợ sáng tác và định hướng cho các trại sáng tác tiếp theo.

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Phường Bạch Mai - Thành phố Hà Nội
Điện thoại : 0243.974.5763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này