Tham luận của Đạo diễn, NSƯT Đào Quang, chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Nam Định tại hội thảo "Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác"

Tham luận của Đạo diễn, NSƯT Đào Quang, chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Nam Định tại hội thảo "Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác"

daoquanghoithao
Đạo diễn, NSƯT Đào Quang phát biểu tại Hội thảo
 

Để có tác phẩm hay có giá trị

rất cần có môi trường sáng tác tốt cho văn nghệ sĩ

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 5 khoá VIII  về “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”;  Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục XD và phát triển VHNT trong thời kỳ mới”. Rất cần có một môi trường sáng tác VHNT tốt để thắp ngọn lửa trong trái tim mỗi người văn nghệ sĩ trong lĩnh vực sáng tác VHNT. Tất nhiên chủ thể sáng tạo chính là văn nghệ sĩ. Không có văn nghệ sĩ tài năng với tư cách chủ thể sáng tạo chắc chắn sẽ không ra đời những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị. Tất nhiên rất cần thêm những nhân tố, yếu tố cộng hưởng, như môi trường, điều kiện cơ sở vật chất, những cuộc dã ngoại thực tiễn, tập huấn, sự giao lưu học hỏi, sự bồi đắp kiến thức về chính trị xã hội, thì mới có cơ sở đẩy đủ vững chắc để tạo nên những sáng tác tầm cỡ, từ đó bồi đắp một thời kỳ VHNT phồn vinh.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Bộ VH-TT-DL, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác VHNT đã thực sự là cầu nối, là bà đỡ, tạo điều kiện môi trường hết sức thuận lợi cho hàng nghìn các văn nghệ sĩ ở TW và địa phương trong các loại hình VHNT : Văn xuôi, Thơ, NCPB, Sân khấu, Điện ảnh, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Văn nghệ dân gian, được ổt chức hàng năm tại các Nhà sáng tác : Đại Lải, Tam Đảo, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu và gần đây là nhà sáng tác Đà Nẵng với sự đón tiếp ân cần, chu đáo từ nơi ăn chốn ở, đến những điều kiện phục vụ cho sáng tác sáng tạo VHNT; đặc biệt sự phối hợp chặt chẽ của Trung tâm hỗ trợ sáng tạo VHNT với các Hội chuyên ngành TW và các Hội VHNT địa phương của 63 tỉnh thành trong cả nước đã tạo được hiệu quả cao trong các chương trình kế hoạch tổ chức, tập huấn trại sáng tác và đào tạo đội  ngũ, tổ chức các hoạt động phổ biến tác phẩm VHNT tiêu biểu gắn với các nhiệm vụ chính trị của đất nước, như trại sáng tác về Bảo vệ chủ quyền biển đảo, xây dựng Nông thôn mới của các Hội chuyên ngành TW và của các Hội địa phương. Hàng ngàn các đề cương của các văn nghệ sĩ ở mọi miền đất nước, từ các trại sáng tác của Trung tâm hỗ trợ sáng tác VHNT đã đơm hoa kết trái và đã xuất bản công bố, chuyển tải đến đời sống XH góp phần tích cực cho sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Trong 5 năm (2011-2016) tại Nam Định, Hội VHNT tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động VHNT của Hội VHNT tỉnh Nam Định, đặc biệt từ các trại sáng tác Đà Lạt 2012, Vũng Tàu 2014, Nha Trang 2015... gần 100 VNS đã tham gia, hàng trăm tác phẩm trên các lĩnh vực VHNT đã được sáng tác, công bố, quảng bá tới công chúng và bạn đọc, khán giả.

1- Lĩnh vực văn học :

- Văn xuôi : có 6 tiểu thuyết, 7 tập ký, Bút ký tản văn, 8 tập truyện ngắn.

- Thơ : 32 tập thơ, trường ca

- Nghiên cứu PB : 11 công trình tác phẩm cấp tỉnh, TW

2- Lĩnh vực nghệ thuật :

- Sân khấu : 5 tập kịch bản, 11 kịch bản dài, 36 kịch bản ngắn, 12 công trình đạo diễn đã được dàn dựng cho các đoàn NT chuyên nghiệp. Đài PTTH TW, địa phương và các cuộc Hội diễn liên hoan.

- Âm nhạc : 6 tập nhạc, 9 đĩa DVD, 2 chương trình được dàn dựng giới thiệu tác giả tác phẩm.

- Mỹ thuật : 128 tác phẩm được trưng bày triển lãm khu vực ĐBSH và toàn quốc.

- Nhiếp ảnh : gần 700 tác phẩm ảnh triển lãm khu vực ĐBSH, TQ và Quốc tế.

Tiêu biểu như các tác giả- nhà văn, đạo diễn, hoạ sĩ, nhạc sĩ, NSNA trong lĩnh vực sáng tác : Đào Quang, Vũ Xuân Dương, Giang Phong, Trinh Quang Khanh, Lưu Tuấn Hùng, Trần Quốc Tiến, Mai Tiến Nghị, Đặng Hồng Nam., Phạm Trọng Thanh, Phạm Trường Thi, Đỗ Phú Nhuận, Nguyễn Thế Kiên, Hoàng Trung Hiếu, Kiều Dư, Đinh Duy quang... các VNS đã tham gia hội diễn liên hoan các giải thưởng hàng năm của Bộ VHTT-DL và các Hội chuyên ngành TW, các Bộ ngành trong nước từ giải thưởng hàng năm (2011-2016) đã đạt được thành tích .

-      03 giải thưởng VHNT do Liên hiệp các Hội VHNT .

-      18 giải thưởng do Ban TG TW, HĐ lý luận phê bình VHNT TW, Tỉnh uỷ NĐ trao tặng về đợt thi sáng tác quảng bá thực hiện chỉ thị 03 của Bộ chính trị “Tiếp tục học tập & làm theo tấm gương đạo đức HCM”

-      67 giải thưởng các Hội chuyên ngành TW, các Bộ ngành khu vực cho các loại hình VHNT.

-      50 HC vàng, bạc, đồng các loại tham gia Hội diễn khu vực toàn quốc.

Với khát vọng, sự đam mê, các VNS tỉnh NĐ đã nhận thức được tầm quan trọng về định hướng tư tưởng trong sáng tác VHNT, đó cũng là vấn đề mang tính quy luật của yêu cầu phát triển lý luận VHNT nói chung. Đặc biệt sự quan tâm XD môi trường phát triển VHNT phong phú, nâng cao chất lượng có tính chiều sâu mà Trung tâm Hỗ trợ sáng tác VHNT cùng các Hội đã phối kết hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sáng tác, sáng tạo của các VNS. Để tiếp tục tạo ra một không gian, môi trường sáng tác rộng rãi, tin cậy, đầm ấm cho VNS, từ đó có những tác phẩm VHNT có giá trị cao về nội dung, cũng như chất lượng nghệ thuật, đáp ứng sự phát triển đổi mới của đất nước, nhu cầu của công chúng. Với góc nhìn và từ thực tiễn tôi xin đề xuất một số kiến nghị giải pháp sau :

- Bộ VHTT-DL tiếp tục có những cơ chế, chính sách thoả đáng đầu tư cho Trung tâm hỗ trợ sáng tác về cơ sở vật chất, con người... để tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho sáng tác của VNS.

- Không nên đặt ra các chỉ tiêu hoặc khoản doanh thu cho các Nhà sáng tác, biến các Nhà sáng tác thành các khách sạn, dịch vụ thương mại hoá mà phải lấy mục đích là nơi hội tụ tập trung đầu tư chắp cánh cho sự sáng tác, sáng tạo của VNS trong các lĩnh vực VHNT.

- Trung tâm hỗ trợ sáng tác VHNT sớm có kế hoạch với các Hội trong từng năm để tổ chức trại một đợt có thể là 2 hoặc 3 tỉnh hay một loại hình VHNT để có sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm sáng tác VHNT , từ đó kích thích sự sáng tác của VNS.

- Các VNS khi đến trại sáng tác rất cần được nâng cao trình độ, nghề nghiệp kinh nghiệm, trong một đợt sáng tác tại trại, Trung tâm nên tổ chức các cuộc tập huấn nghiệp vụ, đi thực tế để mở rộng giao lưu hiểu biết cho VNS.

- Có cơ chế mua hoặc lưu giữ những tác phẩm VHNT có chất lượng, đạt giải thưởng trong nước và quốc tế để lưu giữ, quảng bá giới thiệu các tác phẩm đã sáng tác tham gia dự trại tại Trung tâm. Việc làm này là khát vọng mong mỏi có ý nghĩa hết sức lớn, động viên VNS đam mê, tiếp tục sáng tác và tái sản xuất tác phẩm.

Kính thưa toàn thể hội nghị

Trên đây là tham luận, toạ đàm về “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của các VNS tại các nhà sáng tác”. Chúng tôi mong rằng, Trung tâm hỗ trợ sáng tác của Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục duy trì, phát triển, tiếp tục quan tâm phối hợp với các Hội VHNT cả nước, tạo môi trường VHNT thuận lợi nhất để VNS cả nước có nhiều tác phẩm công trình VHNT xứng tầm với sự phát triển của đất nước trong tình hình hiện nay.

Chúc quý vị đại biểu mạnh khoẻ, hạnh phúc !

Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp !

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này