Tham luận của ông Phan Văn Dõng, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước tại hội thảo "Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác"

Tham luận của ông Phan Văn Dõng, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước. 

phanvandongbinhphuoc
Ông Phan Văn Dõng, Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước (nguồn: tuyengiaobinhphuoc.org.vn)
 

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC HỖ TRỢ SÁNG TÁC VÀ TẠO MÔI TRƯỜNG SÁNG TÁC GIÚP CHO VĂN NGHỆ SĨ Ở HỘI VHNT TỈNH BÌNH PHƯỚC NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN.

Kính thưa Ban tổ chức hội thảo!

          Đến dự hội thảo hôm nay với nội dung: “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động sáng tác của văn nghệ sĩ tại các nhà sáng tác”. với tâm trạng vui tươi, phấn khởi, tôi xin được thay mặt anh chị em văn nghệ sĩ tỉnh Bình Phước gửi đến các đại biểu cùng tham dự hội thảo lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!

Kính thưa các đại biểu!

Nhà sáng tác của Trung tâm hỗ trợ sáng tác- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch là địa chỉ thân quen của nhiều văn nghệ sĩ trên cả nước, đã làVăn nghệ sĩ thì ai cũng một, hai lần đến với Nhà sáng tác. Họ đến cùng với ý tưởng, cảm xúc, sống cùng với cảnh quan, sự ân cần của đội ngủ cán bộ, nhân viên của nhà sáng tác và từ đó hình thành tác phẩm, họ đã gắn bó, quen thuộc. Đây là môi trường thuận lợi để hình thành cảm xúc, hỗ trợ cho các Văn nghệ sĩ trong quá trình sáng tác.

Tổ chức hội thảo nhằm đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong quá trình tổ chức và điều hành, tìm những giải pháp tối ưu để thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ của các nhà sáng tác mà Trung tâm hỗ trợ sáng tác- Bộ VHTT&DL giao nhiệm vụ thực hiện.  

 Hơn 05 năm, một chặng đường chưa đủ dài để đánh giá toàn diện và hiệu quả của trung tâm hỗ trợ sáng tác, nhưng với sự quan tâm mà Đảng và Nhà nước đã đầu tư, hỗ trợ về vật chất cho lực lượng văn nghệ sĩ thông qua trung tâm, nhà sáng tác cũng đã khẳng định những chủ trương chính sách đúng đắn, cụ thể, kịp thời của Đảng và Nhà nước cho lĩnh vực Văn học, Nghệ thuật. Văn nghệ sĩ phấn khởi khi có động lực, điều kiện tốt nhất nhằm đắm mình vào hoạt động với bao sự thăng hoa để sản sinh ra những đứa con tinh thần là những tác phẩm mang lại cây xanh và quả ngọt cho đời. Thời gian qua, hai giá trị về số lượng và hàm lượng các tác phẩm của từng loại hình văn học nghệ thuật, được tổ chức sáng tác tại các nhà sáng tác trên toàn quốc của Trung tâm hỗ trợ sáng tác, đang có mặt khắp mọi miền đất nước phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, đáp ứng yêu cầu cuộc sống của nhân dân, là những thành công đáng được ghi nhận.

         Kính thưa toàn thể hội thảo!

Văn nghệ sĩ ở tỉnh Bình Phước có lẽ cũng như các tỉnh thành khác; cũng đam mê cháy bỏng, khát khao có tác phẩm xứng tầm mà chúng ta hay gọi là chất lượng cao; đại bộ phận anh chị em hoạt động và sáng tác VHNT trong điều kiện kinh tế gia đình còn nghèo; sức sáng tạo - sáng tác cũng hạn chế: hầu hết già về tuổi đời nhưng vẫn là cây bút trẻ; phần đông không được đào tạo bài bản, họ đến với VHNT chỉ bằng sự yêu thích, sáng tác nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu cá nhân xen lẫn tính phong trào nhằm giao lưu, giải trí là chính nên giá trị tư tưởng của tác phẩm không cao, tính nghệ thuật không rõ ràng, ngôn ngữ sử dụng dễ dãi, thiếu trau chuốt. 5 năm trở lại đây, một số vấn đề khó khăn được khắc phục, chủ yếu nhờ vào nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương và sự giúp đỡ của Trung tâm hỗ trợ sáng tác đã tạo đà phát triển văn học nghệ thuật của địa phương. Hằng năm, Hội VHNT Bình Phước đã xây dựng kế hoạch hoạt động, trong đó quan tâm việc đầu tư cho hội viên sáng tác bằng nhiều hình thức, như: hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho hội viên, tổ chức các đợt trại sáng tác trong và ngoài tỉnh, tham gia các cuộc thi do Hội chuyên ngành trung ương phát động, đặc biệt hội viên hưởng ứng tích cực hoạt động liên hoan âm nhạc, liên hoan ảnh, triển lãm tranh khu vực và Đông Nam bộ. Từ đó, sự kết nối chặt chẽ giữa các nghệ sĩ để trao đổi chuyên môn, cách giới thiệu tác phẩm nghệ thuật đến công chúng…Giúp cho Văn nghệ sĩ tỉnh sáng tác phong phú, đa dạng và hiệu quả hơn, tạo môi trường thuận lợi hòa nhập trong khu vực và cả nước.

Thời gian qua Hội VHNT Bình Phước đã kết hợp hài hòa giữa sự quan tâm hỗ trợ của Trung tâm sáng tác và nguồn kinh phí được cấp, Hội đã chọn lọc đưa hơn 100 lượt hội viên tham dự tại các nhà sáng tác; Tam Đảo, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẳng. Qua đó gặt hái nhiều quả ngọt, hội viên sáng tác tốt hơn, các tác phẩm có giá trị cao hơn trước. Mặt khác, từ những đợt tham dự trại sáng tác đã kích thích hội viên hăng say trong lao động sáng tạo, đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ tập trung sáng tác. Từ những kết quả sáng tác có chất lượng của hội viên qua từng năm. Trong giai đoạn từ 2011-2016 Hội đã quyết định đầu tư hỗ trợ cho 30 tác giả là hội viên của Hội in, xuất bản các tập sách cá nhân hoặc tuyển tập VHNT nhằm phổ biến tác phẩm đến với công chúng.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Hội VHNT đặt ra để định hướng hội viên tổ chức hoạt động và sáng tác là tập trung khai thác các nội dung đưa Nghị quyết Trung ương 9 (Khoá XI) của Đảng về "Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Nghị quyết XII của Đảng, Nghị quyết X của Đảng bộ tỉnh và Chỉ thị 05 CT/TW  “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vào cuộc sống . Trong đó nhấn mạnh việc tổ chức các hoạt động của Hội như đẩy mạnh sáng tác, lý luận phê bình VHNT, quảng bá các tác phẩm VHNT, tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ đi thực tế sáng tác - bám sát thực tế của cuộc sống, phát hiện các nhân tố mới để xây dựng thành các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm.

Chúng tôi thiết nghĩ chủ trương việc đầu tư xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam của Đảng như hiện nay, không chỉ giúp nghệ thuật phát triển đúng hướng mà còn là động lực khuyến khích khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Một mặt, đó là sự ghi nhận công sức lao động nghệ thuật của nghệ sĩ, mặt khác là sự đầu tư xứng đáng để thu về những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Những năm gần đây, vấn đề tài trợ cho nghệ thuật đã đi vào cuộc sống. Nhà nước ta đã chú trọng tới nhiều hoạt động đầu tư, tài trợ cho nghệ thuật. Nhiều khoản kinh phí hỗ trợ sáng tác, xuất bản, dàn dựng đã được "rót" ra, nhiều quỹ đặt hàng sản phẩm nghệ thuật đã được thành lập, nhiều trại sáng tác được mở, tập hợp và tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ sáng tác. Có thể thấy, sự tài trợ từ ngân sách nhà nước đối với các hoạt động văn học nghệ thuật là cần thiết và đã đem lại nhiều thành công đáng kể đối với sự phát triển của nghệ thuật ở từng địa phương.

Về nội dung “Đổi mới và nâng cao hoạt động hiệu quả sáng tác của Văn nghệ sĩ tại các nhà sáng tác”, là lãnh đạo của một Hội địa phương tôi xin phát biểu một số nội dung sau:

Một là: Về thời gian tổ chức trại sáng tác, số lượng hội viên tham dự (15 người , 15ngày) tôi thống nhất theo quy định thông tư liên tịch số 02-TTLT/BTC-BVHTT&DL hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ VHTT&DL.

Hai là: Đề nghị Trung tâm xin chủ trương tăng chi kinh phí khẩu phần ăn cho phù hợp với giá cả thị trường.

Ba là; Các nhà Sáng tác có mối liên kết với các ngành, các cấp sở tại (giới thiệu trực tiếp hoặc quảng bá bằng cartolor…) để mỗi đợt trại hội viên chủ động được tiếp cận và trải nghiệm thực tế tại địa phương đó.

Bốn là: Các Đoàn địa phương tham dự trại khi kết thúc đợt trại, tổng kết phải có Lãnh đạo (Đơn vị chủ quản của Đoàn) cùng với lãnh đạo Nhà sáng tác đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm để tổ chức lần sau tốt hơn.

Kính thưa toàn thể hội thảo!Để khép lại tham luận một lần nữa chúng tôi khẳng định vai trò hỗ trợ, tài trợ kinh phí của nhà nước đối với lực lượng văn nghệ sĩ là quan trọng và thiết yếu. Các nhà sáng tác là điểm đến cần được phát huy và duy trì cho mái nhà sáng tác của văn nghệ sĩ. Tài trợ cho nghệ thuật được đẩy mạnh là tài trợ cho tài năng, bản lĩnh sáng tạo của văn nghệ sĩ là đầu tư cho nghệ thuật phát triển bền vững, có chiều sâu.

Cảm ơn Ban tổ chức hội thảo đã tạo điều kiện cho tôi trình bày tham luận.

          Cảm ơn các đại biểu lắng nghe và chia sẻ.

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này