Minh Phương

Minh Phương

Chùm thơ của Phạm Thanh Thắng - Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng

SAY CÙNG BIỂN
Khi ta say ta rót một ly đầy
Nửa uống cạn
Nửa rót mời biển cả
Biển không em hôm nay buồn quá
Ta say say nhớ màu tóc em bay
 
Biển ơi biển, đừng rì rào sóng nữa
Sẽ cuốn trôi giọt rượu đắng khơi xa
Biển không hẹn với người cô độc
Nhớ nhung gì mà hẹn với phong ba
 
Ta uống thêm, rót đầy càng thêm khát
Biển rưng rưng hoang hoải bởi câu thề
Tim ta vỡ, ngàn vạn lần những mảnh
Nhớ thêm nhiều gọi tên mỗi cơn mê
 
Ôi biển cả hãy ôm ta lần nữa
Cho đàn ông không phải khóc bao giờ
Cho muối biển hoà mình vào xanh thẳm
Nỗi nhớ này tan trong bọt sủi tăm
 
Khi ta say
Ta rót tràn ly rượu
Tình loang ra mà chẳng thể đủ đầy
Thương biển cả bạc đầu con sóng
Ôm ta vào yên ả ủ ta say

***********************

CHUÔNG ĐỔ ĐỒNG CHIỀU
Mưa giăng trắng đồi
Ngày tiếp ngày lũng vắng
Cơn mưa ơi đi đâu
Ta vớt lại từng dòng ký ức
Có đôi cánh nào cho ta mượn
Ta bay vào khoảng không tăm tối vô hình
Cho lũ côn trùng hoài hoài mong đợi
Giọt sương đêm phủ kín bàn chân
Ôi ta ước được một lần hò hẹn
Trong trái tim đang khô rạc hao gầy
Cho dĩ vãng chìm thêm vào dĩ vãng
Ta buộc mình lỡ hẹn với trăng tan

Chùm thơ của Phạm Thanh Thắng - Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng

SAY CÙNG BIỂN
Khi ta say ta rót một ly đầy
Nửa uống cạn
Nửa rót mời biển cả
Biển không em hôm nay buồn quá
Ta say say nhớ màu tóc em bay
 
Biển ơi biển, đừng rì rào sóng nữa
Sẽ cuốn trôi giọt rượu đắng khơi xa
Biển không hẹn với người cô độc
Nhớ nhung gì mà hẹn với phong ba
 
Ta uống thêm, rót đầy càng thêm khát
Biển rưng rưng hoang hoải bởi câu thề
Tim ta vỡ, ngàn vạn lần những mảnh
Nhớ thêm nhiều gọi tên mỗi cơn mê
 
Ôi biển cả hãy ôm ta lần nữa
Cho đàn ông không phải khóc bao giờ
Cho muối biển hoà mình vào xanh thẳm
Nỗi nhớ này tan trong bọt sủi tăm
 
Khi ta say
Ta rót tràn ly rượu
Tình loang ra mà chẳng thể đủ đầy
Thương biển cả bạc đầu con sóng
Ôm ta vào yên ả ủ ta say

***********************

CHUÔNG ĐỔ ĐỒNG CHIỀU
Mưa giăng trắng đồi
Ngày tiếp ngày lũng vắng
Cơn mưa ơi đi đâu
Ta vớt lại từng dòng ký ức
Có đôi cánh nào cho ta mượn
Ta bay vào khoảng không tăm tối vô hình
Cho lũ côn trùng hoài hoài mong đợi
Giọt sương đêm phủ kín bàn chân
Ôi ta ước được một lần hò hẹn
Trong trái tim đang khô rạc hao gầy
Cho dĩ vãng chìm thêm vào dĩ vãng
Ta buộc mình lỡ hẹn với trăng tan

Trông vời cố hương - Truyện ngắn của Mông Văn Bốn – Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng

TRÔNG VỜI CỐ HƯƠNG

Đã khuya lắm rồi mà Hào không sao ngủ được, ngoài trời gió bấc rít từng cơn. Lạnh quá Hào kéo chăn trùm kín đầu. Bụng réo vì đói. Bữa tối nay sao lùa mãi mà cơm chẳng thèm vào mồm. Chiều nay nó nhận được thư thằng Nam.

Nó thấy ân hận với Nam, Nam ơi, mày có ghét tao không? Tao có lỗi với mày nhiều, nhưng cũng đã hai năm rồi còn gì sao chẳng bỏ qua cho tao, mày chỉ hỏi thăm con Vàng không. Mà mày sao đoảng thế, thư không ghi địa chỉ, làm sao tao biết gửi thư cho mày. Từ ngày mày bỏ học rồi vào trong Nam theo gia đình tao thấy mình có lỗi lắm. Tao cố gắng học tập theo cách chỉ bảo của mày, nên năm ngoái tao đạt học sinh tiên tiến, học kỳ I năm nay tạo đạt học sinh xuất sắc. Con Vàng vẫn khoẻ và lớn lắm rồi nó đã quen và chơi đùa cùng tao. Mày có tin không. Chính con Vàng vào mùa lũ năm ngoái khi con suối trước làng ta nước tràn về đỏ ngầu, con suối biến thành con sông. Tao chạy ra xem nước, không may trượt chân ngã xuống, Dòng nước cuồn cuộn cuốn tao đi mãi. Lúc tao chới với uống no nước, con Vàng từ trên bờ lao xuống ngoạm lấy tay áo kéo vào bờ. Nếu hôm ấy không có nó tao chết là chắc. Nam ơi, giờ mày ở chân trời nào. Tao ân hận lm. Việc lấy trộm bút kim tinh của Thuý đút vào túi sách mày chỉ có tao biết mà thôi. Chính mày cũng không biết là ai đúng không. Nhưng mày cũng ngang như cua ấy. Cô giáo bảo chỉ cần xin lỗi Thuý và các bạn thì cho qua, mày lại đùng đùng bỏ đi và bỏ học luôn. Tao thì chẳng cơ hội để thanh minh và xin lỗi mày. Nam ơi, hãy tha thứ cho tao. Lần sau viết thư nhớ ghi rõ địa chỉ đấy... Miên man nghĩ, Hào chìm dần vào giấc ngủ cùng dòng nước mắt ân hận ướt nhoè cả gối.

Hào và Nam cùng làng, lại cùng học chung một lớp. Nhưng hai đứa có hai hoàn cảnh khác nhau. Hào là đứa độc tôn của dòng họ Nông làng này. Cho nên được cha mẹ chiều chuông hết mực. Hào hay lêu lổng chểnh mảng việc học tập, năm nào cũng học sinh yếu. Bố Hào là Chủ tịch xã cứ cuối năm là phải lo xin điểm để cho Hào được lên lớp. Ngược lại Nam thì quá cơ cực. Mới 10 tuổi đầu Nam đã phải giúp mẹ mọi việc. Từ chăn trâu, lấy rau lợn, đến trông em, giặt giũ Nam tự làm hết. Lúc Nam mới hơn một tuổi, bố Nam lên đường đi chiến đấu. Hơn một năm sau bố về phép và lần đó để cho Nam có được hai đứa em sinh đôi. Càng ngày càng lớn, hai đứa em của Nam vẫn không chịu lẫy chịu bò, chân tay co quắp lại. Người ta bảo bố nó bị nhiễm chất độc màu da cam. Bố Nam sau lần về phép đó thì đi mãi không về. Nam hỏi, mẹ bảo rồi bố sẽ về và cho con ngôi sao năm cánh đỏ rực. Nam mong, mong mãi mà bố vẫn không về. Nam lớn lên trong nỗi nhớ thương và hy vọng mỏng manh về người cha thân yêu. Bố Nam đã anh dũng hy sinh tại thành cổ Quảng Trị, em đâu biết được càng nhớ thương bố, Nam càng vâng lời mẹ chăm chỉ học hành luôn giành lấy nhiều điểm 10. Từ lớp 1 đến lớp 5, năm nào Nam cũng đạt học sinh giỏi. Làm lớp phó phụ trách học tập Nam có trách nhiệm kèm cặp các bạn học yếu, trong đó có Hào. Khi Năm nhắc nhở truy bài, Hào tỏ ra khó chịu. Từ không ưa dần dần Hào sinh ra ghét Nam. Mỗi lần nghe bố nói; Con phải noi gương thằng Nam mà học, nhà nó thì thiếu thốn đủ thứ nhưng do chăm học nên nó học giỏi, con thì chẳng thiếu gì thế mà học hành không ra gì, đi xin điểm mãi bố thấy xấu hổ quá. Nghe bố nói thế như đổ thêm dầu vào lửa, Hào càng căm tức Nam hơn và luôn tìm cách hại bạn.

Cũng như mọi buổi sáng thứ hai hàng tuần cả trường đều tập trung chào cờ. Hào xếp cuối hàng, đang lúc chào cờ Hào lẻn về lớp mở cặp sách của Thuý lấy quản bút kim tinh đút vào cặp sách của Nam rồi lại xếp hàng tiếp. Tiết học đầu tiên được mở đầu bằng 15 phút kiểm tra. Cô giáo chép đề lên bảng xong quay xuống thấy Thuý đang loay hoay lục lọi cặp sách. Cô giáo hỏi:

-Thuý, em làm gì đấy?

-Thưa cô, em tìm bút ạ!

Thuý trả lời rồi sụt sịt khóc.

-Em tìm kỹ chưa, hay là quên ở nhà?

-Thưa cô em không quên ạ, trước lúc ra tập trung em còn được đút vào cặp. Cô giáo đi xuống chỗ Thuý. Mọi cặp mắt đều hướng về đó. Có tiếng ai nói;

Bây giờ chỉ còn cách khám từng người một. Cô giáo nói: - Tôi yêu cầu em nào lấy thì tự giác trả cho bạn, - Cả lớp im lặng hồi lâu, không ai nhúc nhích. Cô giáo yêu cầu tiếp;

-Vậy không ai lấy thì lần lượt ra khỏi lớp. Cả lớp lần lượt ra, cô mời bạn cán sự lớp vào tiến hành kiểm tra. Qua ba bàn vẫn không thấy gì đến bàn thứ 4 giở vào cặp sách của Nam khi cô giáo lôi quản bút ra, Nam đứng như trời trồng. Sao lại vậy? Bên ngoài bao con mắt nhòm qua cửa sổ. Cô giáo mời tất cả vào lớp. Cầm quản bút cô bước lên bục giảng, tay giơ cao nói;

-  Nào các em, sau khi kiểm tra tôi cùng cán bộ lớp thấy chiếc bút trong cặp em Nam. Vậy Nam có ý kiến gì không? Nam đứng dậy mặt đỏ tía tai:

-  Thưa cô em không biết, em không lấy!

-Nhưng tôi không hiểu tại sao nó lại nằm trong cặp của em? Em giải thích việc này thế nào?

-Thưa cố em không biết, em không lấy!

-Thôi bây giờ cả lớp chuẩn bị làm bài. Còn chuyện này tôi đề nghị em Nam xin lỗi bạn Thuý và cả lớp coi như cho qua.

Chỉ nghe cô giáo nói xin lỗi, Nam đã vội đút mấy quyển sách vào cặp và nói:

-Em không lấy, em không xin lỗi!

-Nam em bình tĩnh nào, chỉ xin lỗi các bạn thôi mà, việc này tôi sẽ điều tra sau. Nam vẫn kiên quyết: - Tôi không lấy, tôi không xin lỗi! Nam cầm cặp chạy vụt ra khỏi lớp tức tưởi khóc.

Từ hôm ấy Nam bỏ học luôn. Tháng sau Nam cùng mẹ và các em theo gia đình ông chú chuyển vào Lâm Đồng sinh sống. Mẹ Nam bán hết ruộng vườn hương hoả cho bố Hào. Mẹ Nam hỏi Nam: - Nam à, phải bán con Vàng thôi, đi mấy ngày đường, xe cộ chật chội chẳng ai cho đem theo chó đâu.

Nam im lặng, vò đầu bứt tai suy tính. Cuối cùng Nam cũng đưa ra quyết định:

-   Mẹ ơi, mình gửi thằng Hào nuôi. Con thấy chú Hùng quí con Vàng nhà ta lắm.

-Ừ tùy con gửi ai, cho ai cũng được.

Cả nhà Nam lên đường. Con Vàng vẫn trông coi ngôi nhà cũ, nhưng chủ nhà là gia đình Hào. Mỗi lần phải cho con Vàng ăn Hào hậm hực, do gét Nam, nên Hào ghét lây cả chó. Con Vàng bữa bữa phải cụp đuôi dè dặt ăn. Kể cũng lạ, con Vàng được về nhà này cũng vô tình. Mẹ Nam đi làm về thấy con chó cái bụng mang dạ chửa nằm trong lồng sắt sau xe cứ nhìn mình nước mắt chảy ròng ròng kêu ư ử. Mẹ Nam thấy thương quá, hỏi mua. Mới chỉ về nhà Nam ba ngày nó đã đẻ ra một con chó màu lông vàng. 12 ngày nó mở mắt thì con mẹ nó tự nhiên ốm chết. Nam phải nấu cháo loảng cho nó ăn. Nó vô tư lớn dần theo ngày tháng. Nam quí nó lắm, có hôm gió mùa đông bắc tràn về lạnh buốt, Nam còn lót ổ rơm và đắp chăn rách cho nó, ngày ngày nó quấn quýt bên Nam. Nam đi chăn trâu nó đi theo. Nam xuống suối tắm nó nhảy xuống đùa nghịch cùng Nam như đôi bạn trẻ. Kinh tế nhà Nam càng ngày càng khó khăn. Hai đứa trẻ chỉ biết ăn ngủ, không biết gì. Nam cùng mẹ phải quần quật mà vẫn không đủ ăn, bữa đói bữa no là thường. Mẹ Nam đành phải bán con Vàng. Đi học về không thấy con Vàng ra đón như mọi hôm, Nam hỏi mẹ, Mẹ Nam đành nói thật. Nam giậm chân ấm ức khóc, bắt đền mẹ. Vừa bán chợ trước phiên sau nó đã mò về nhà nằm cạnh bàn nơi Nam ngồi học. Số tiền bán chó Nhà Nam tiêu hết vèo. Đúng là gió vào nhà trống, mẹ Nam lại phải bán con Vàng. Nhưng lần này bà hỏi Nam. Nam không đồng ý bà thuyết phục con:

- Mẹ bán cho cậu nuôi, thỉnh thoảng con lại sang chơi với nó. Chứ để nhà ta lấy gì cho nó mà ăn.

Nghe mẹ nói vậy, Nam nghĩ ừ nhỉ nhà mình bốn miệng ăn thêm nó lại càng khổ. Càng nghĩ Nam càng thương cảnh nhà mình, càng thương con Vàng. Nhưng mẹ đã nói thế thì đành bán nó mặc dù Nam không muốn xa nó. Hôm sau cậu Nam bắt nó, mẹ Nam dặn đi dặn lại mãi: Câu phải xích nó để lâu hãy thả không thì nó lại mò về đấy. Cậu của Nam về cũng xích con Vàng vào cột nhà hàng tháng. Chó hàng xóm thấy con Vàng xuất hiện đã cùng nhau đến tấn công con Vàng. Do bị xích cho nên Vàng ta khó xoay sở mà chống trả, nên bị thương rất nặng, ở má bị toác một miếng khá rộng. Thấy vậy cậu của Nam đành tháo xích. Thế là nó lại có cơ hội về n Nam. Đúng là chó không chê chủ khó. Đi học về thấy con Vàng lại nằm cạnh bàn học kêu ư ử, toàn thân xơ xác máu me đầy mặt, Nam thương nó lắm Nam lấy than hồng giã vụn rắc vào vết thương. Cậu Nam sang tìm con Vàng, Nam bảo: Cậu ơi để con Vàng ở lại với cháu, cháu sẽ bảo mẹ cháu trả tiền lại. Cậu Nam nói: Thôi không phải trả tiền, cậu cho cháu đấy, hãy chăm sóc con Vàng cho tốt đấy. Cậu về đây.

Nam mừng quá rối rít chào: - Cháu chào cậu, cháu cảm ơn cậu.

Thế là con Vàng lại trở về với Nam. Nó lại quấn quýt chơi đùa cùng Nam.

Mới đấy mà đã hai năm Nam phải xa nó. Nhớ nó quá, Nam lại cầm bút viết thư cho Hào "Hào ơi! Tao nhớ con Vàng lắm, chẳng biết còn dịp nào tao được gặp nó không. Tao nhớ bạn bè, nhớ trường, nhớ lớp, nơi chân trời phương Nam chiều chiều tao lại ngóng về phương Bắc nơi có dòng Quây Sơn hiền hoà trong vắt. Tao chẳng bảo giờ quên ngày tao bỏ học. Tao thích học lắm, nhưng vì hoàn cảnh tao đành bỏ mất một năm. Ở ngoài mày cố mà học nhé. Tao hẹn sẽ có ngày tao ra thăm mày và con Vàng".

Trông vời cố hương - Truyện ngắn của Mông Văn Bốn – Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng

TRÔNG VỜI CỐ HƯƠNG

Đã khuya lắm rồi mà Hào không sao ngủ được, ngoài trời gió bấc rít từng cơn. Lạnh quá Hào kéo chăn trùm kín đầu. Bụng réo vì đói. Bữa tối nay sao lùa mãi mà cơm chẳng thèm vào mồm. Chiều nay nó nhận được thư thằng Nam.

Nó thấy ân hận với Nam, Nam ơi, mày có ghét tao không? Tao có lỗi với mày nhiều, nhưng cũng đã hai năm rồi còn gì sao chẳng bỏ qua cho tao, mày chỉ hỏi thăm con Vàng không. Mà mày sao đoảng thế, thư không ghi địa chỉ, làm sao tao biết gửi thư cho mày. Từ ngày mày bỏ học rồi vào trong Nam theo gia đình tao thấy mình có lỗi lắm. Tao cố gắng học tập theo cách chỉ bảo của mày, nên năm ngoái tao đạt học sinh tiên tiến, học kỳ I năm nay tạo đạt học sinh xuất sắc. Con Vàng vẫn khoẻ và lớn lắm rồi nó đã quen và chơi đùa cùng tao. Mày có tin không. Chính con Vàng vào mùa lũ năm ngoái khi con suối trước làng ta nước tràn về đỏ ngầu, con suối biến thành con sông. Tao chạy ra xem nước, không may trượt chân ngã xuống, Dòng nước cuồn cuộn cuốn tao đi mãi. Lúc tao chới với uống no nước, con Vàng từ trên bờ lao xuống ngoạm lấy tay áo kéo vào bờ. Nếu hôm ấy không có nó tao chết là chắc. Nam ơi, giờ mày ở chân trời nào. Tao ân hận lm. Việc lấy trộm bút kim tinh của Thuý đút vào túi sách mày chỉ có tao biết mà thôi. Chính mày cũng không biết là ai đúng không. Nhưng mày cũng ngang như cua ấy. Cô giáo bảo chỉ cần xin lỗi Thuý và các bạn thì cho qua, mày lại đùng đùng bỏ đi và bỏ học luôn. Tao thì chẳng cơ hội để thanh minh và xin lỗi mày. Nam ơi, hãy tha thứ cho tao. Lần sau viết thư nhớ ghi rõ địa chỉ đấy... Miên man nghĩ, Hào chìm dần vào giấc ngủ cùng dòng nước mắt ân hận ướt nhoè cả gối.

Hào và Nam cùng làng, lại cùng học chung một lớp. Nhưng hai đứa có hai hoàn cảnh khác nhau. Hào là đứa độc tôn của dòng họ Nông làng này. Cho nên được cha mẹ chiều chuông hết mực. Hào hay lêu lổng chểnh mảng việc học tập, năm nào cũng học sinh yếu. Bố Hào là Chủ tịch xã cứ cuối năm là phải lo xin điểm để cho Hào được lên lớp. Ngược lại Nam thì quá cơ cực. Mới 10 tuổi đầu Nam đã phải giúp mẹ mọi việc. Từ chăn trâu, lấy rau lợn, đến trông em, giặt giũ Nam tự làm hết. Lúc Nam mới hơn một tuổi, bố Nam lên đường đi chiến đấu. Hơn một năm sau bố về phép và lần đó để cho Nam có được hai đứa em sinh đôi. Càng ngày càng lớn, hai đứa em của Nam vẫn không chịu lẫy chịu bò, chân tay co quắp lại. Người ta bảo bố nó bị nhiễm chất độc màu da cam. Bố Nam sau lần về phép đó thì đi mãi không về. Nam hỏi, mẹ bảo rồi bố sẽ về và cho con ngôi sao năm cánh đỏ rực. Nam mong, mong mãi mà bố vẫn không về. Nam lớn lên trong nỗi nhớ thương và hy vọng mỏng manh về người cha thân yêu. Bố Nam đã anh dũng hy sinh tại thành cổ Quảng Trị, em đâu biết được càng nhớ thương bố, Nam càng vâng lời mẹ chăm chỉ học hành luôn giành lấy nhiều điểm 10. Từ lớp 1 đến lớp 5, năm nào Nam cũng đạt học sinh giỏi. Làm lớp phó phụ trách học tập Nam có trách nhiệm kèm cặp các bạn học yếu, trong đó có Hào. Khi Năm nhắc nhở truy bài, Hào tỏ ra khó chịu. Từ không ưa dần dần Hào sinh ra ghét Nam. Mỗi lần nghe bố nói; Con phải noi gương thằng Nam mà học, nhà nó thì thiếu thốn đủ thứ nhưng do chăm học nên nó học giỏi, con thì chẳng thiếu gì thế mà học hành không ra gì, đi xin điểm mãi bố thấy xấu hổ quá. Nghe bố nói thế như đổ thêm dầu vào lửa, Hào càng căm tức Nam hơn và luôn tìm cách hại bạn.

Cũng như mọi buổi sáng thứ hai hàng tuần cả trường đều tập trung chào cờ. Hào xếp cuối hàng, đang lúc chào cờ Hào lẻn về lớp mở cặp sách của Thuý lấy quản bút kim tinh đút vào cặp sách của Nam rồi lại xếp hàng tiếp. Tiết học đầu tiên được mở đầu bằng 15 phút kiểm tra. Cô giáo chép đề lên bảng xong quay xuống thấy Thuý đang loay hoay lục lọi cặp sách. Cô giáo hỏi:

-Thuý, em làm gì đấy?

-Thưa cô, em tìm bút ạ!

Thuý trả lời rồi sụt sịt khóc.

-Em tìm kỹ chưa, hay là quên ở nhà?

-Thưa cô em không quên ạ, trước lúc ra tập trung em còn được đút vào cặp. Cô giáo đi xuống chỗ Thuý. Mọi cặp mắt đều hướng về đó. Có tiếng ai nói;

Bây giờ chỉ còn cách khám từng người một. Cô giáo nói: - Tôi yêu cầu em nào lấy thì tự giác trả cho bạn, - Cả lớp im lặng hồi lâu, không ai nhúc nhích. Cô giáo yêu cầu tiếp;

-Vậy không ai lấy thì lần lượt ra khỏi lớp. Cả lớp lần lượt ra, cô mời bạn cán sự lớp vào tiến hành kiểm tra. Qua ba bàn vẫn không thấy gì đến bàn thứ 4 giở vào cặp sách của Nam khi cô giáo lôi quản bút ra, Nam đứng như trời trồng. Sao lại vậy? Bên ngoài bao con mắt nhòm qua cửa sổ. Cô giáo mời tất cả vào lớp. Cầm quản bút cô bước lên bục giảng, tay giơ cao nói;

-  Nào các em, sau khi kiểm tra tôi cùng cán bộ lớp thấy chiếc bút trong cặp em Nam. Vậy Nam có ý kiến gì không? Nam đứng dậy mặt đỏ tía tai:

-  Thưa cô em không biết, em không lấy!

-Nhưng tôi không hiểu tại sao nó lại nằm trong cặp của em? Em giải thích việc này thế nào?

-Thưa cố em không biết, em không lấy!

-Thôi bây giờ cả lớp chuẩn bị làm bài. Còn chuyện này tôi đề nghị em Nam xin lỗi bạn Thuý và cả lớp coi như cho qua.

Chỉ nghe cô giáo nói xin lỗi, Nam đã vội đút mấy quyển sách vào cặp và nói:

-Em không lấy, em không xin lỗi!

-Nam em bình tĩnh nào, chỉ xin lỗi các bạn thôi mà, việc này tôi sẽ điều tra sau. Nam vẫn kiên quyết: - Tôi không lấy, tôi không xin lỗi! Nam cầm cặp chạy vụt ra khỏi lớp tức tưởi khóc.

Từ hôm ấy Nam bỏ học luôn. Tháng sau Nam cùng mẹ và các em theo gia đình ông chú chuyển vào Lâm Đồng sinh sống. Mẹ Nam bán hết ruộng vườn hương hoả cho bố Hào. Mẹ Nam hỏi Nam: - Nam à, phải bán con Vàng thôi, đi mấy ngày đường, xe cộ chật chội chẳng ai cho đem theo chó đâu.

Nam im lặng, vò đầu bứt tai suy tính. Cuối cùng Nam cũng đưa ra quyết định:

-   Mẹ ơi, mình gửi thằng Hào nuôi. Con thấy chú Hùng quí con Vàng nhà ta lắm.

-Ừ tùy con gửi ai, cho ai cũng được.

Cả nhà Nam lên đường. Con Vàng vẫn trông coi ngôi nhà cũ, nhưng chủ nhà là gia đình Hào. Mỗi lần phải cho con Vàng ăn Hào hậm hực, do gét Nam, nên Hào ghét lây cả chó. Con Vàng bữa bữa phải cụp đuôi dè dặt ăn. Kể cũng lạ, con Vàng được về nhà này cũng vô tình. Mẹ Nam đi làm về thấy con chó cái bụng mang dạ chửa nằm trong lồng sắt sau xe cứ nhìn mình nước mắt chảy ròng ròng kêu ư ử. Mẹ Nam thấy thương quá, hỏi mua. Mới chỉ về nhà Nam ba ngày nó đã đẻ ra một con chó màu lông vàng. 12 ngày nó mở mắt thì con mẹ nó tự nhiên ốm chết. Nam phải nấu cháo loảng cho nó ăn. Nó vô tư lớn dần theo ngày tháng. Nam quí nó lắm, có hôm gió mùa đông bắc tràn về lạnh buốt, Nam còn lót ổ rơm và đắp chăn rách cho nó, ngày ngày nó quấn quýt bên Nam. Nam đi chăn trâu nó đi theo. Nam xuống suối tắm nó nhảy xuống đùa nghịch cùng Nam như đôi bạn trẻ. Kinh tế nhà Nam càng ngày càng khó khăn. Hai đứa trẻ chỉ biết ăn ngủ, không biết gì. Nam cùng mẹ phải quần quật mà vẫn không đủ ăn, bữa đói bữa no là thường. Mẹ Nam đành phải bán con Vàng. Đi học về không thấy con Vàng ra đón như mọi hôm, Nam hỏi mẹ, Mẹ Nam đành nói thật. Nam giậm chân ấm ức khóc, bắt đền mẹ. Vừa bán chợ trước phiên sau nó đã mò về nhà nằm cạnh bàn nơi Nam ngồi học. Số tiền bán chó Nhà Nam tiêu hết vèo. Đúng là gió vào nhà trống, mẹ Nam lại phải bán con Vàng. Nhưng lần này bà hỏi Nam. Nam không đồng ý bà thuyết phục con:

- Mẹ bán cho cậu nuôi, thỉnh thoảng con lại sang chơi với nó. Chứ để nhà ta lấy gì cho nó mà ăn.

Nghe mẹ nói vậy, Nam nghĩ ừ nhỉ nhà mình bốn miệng ăn thêm nó lại càng khổ. Càng nghĩ Nam càng thương cảnh nhà mình, càng thương con Vàng. Nhưng mẹ đã nói thế thì đành bán nó mặc dù Nam không muốn xa nó. Hôm sau cậu Nam bắt nó, mẹ Nam dặn đi dặn lại mãi: Câu phải xích nó để lâu hãy thả không thì nó lại mò về đấy. Cậu của Nam về cũng xích con Vàng vào cột nhà hàng tháng. Chó hàng xóm thấy con Vàng xuất hiện đã cùng nhau đến tấn công con Vàng. Do bị xích cho nên Vàng ta khó xoay sở mà chống trả, nên bị thương rất nặng, ở má bị toác một miếng khá rộng. Thấy vậy cậu của Nam đành tháo xích. Thế là nó lại có cơ hội về n Nam. Đúng là chó không chê chủ khó. Đi học về thấy con Vàng lại nằm cạnh bàn học kêu ư ử, toàn thân xơ xác máu me đầy mặt, Nam thương nó lắm Nam lấy than hồng giã vụn rắc vào vết thương. Cậu Nam sang tìm con Vàng, Nam bảo: Cậu ơi để con Vàng ở lại với cháu, cháu sẽ bảo mẹ cháu trả tiền lại. Cậu Nam nói: Thôi không phải trả tiền, cậu cho cháu đấy, hãy chăm sóc con Vàng cho tốt đấy. Cậu về đây.

Nam mừng quá rối rít chào: - Cháu chào cậu, cháu cảm ơn cậu.

Thế là con Vàng lại trở về với Nam. Nó lại quấn quýt chơi đùa cùng Nam.

Mới đấy mà đã hai năm Nam phải xa nó. Nhớ nó quá, Nam lại cầm bút viết thư cho Hào "Hào ơi! Tao nhớ con Vàng lắm, chẳng biết còn dịp nào tao được gặp nó không. Tao nhớ bạn bè, nhớ trường, nhớ lớp, nơi chân trời phương Nam chiều chiều tao lại ngóng về phương Bắc nơi có dòng Quây Sơn hiền hoà trong vắt. Tao chẳng bảo giờ quên ngày tao bỏ học. Tao thích học lắm, nhưng vì hoàn cảnh tao đành bỏ mất một năm. Ở ngoài mày cố mà học nhé. Tao hẹn sẽ có ngày tao ra thăm mày và con Vàng".

Khai mạc Trại sáng tác “Sống mãi với thời gian” tại Tam Đảo

Trại sáng tác “Sống mãi với thời gian” nhằm phát huy sức sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ trong sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng, có quy mô, tầm vóc và tư tưởng lớn.

Ngày 20/10, Trại sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Sống mãi với thời gian” đã khai mạc tại Nhà sáng tác Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Hoạt động này do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức nhằm phát huy sức sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ trong sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật chất lượng, có quy mô, tầm vóc và tư tưởng lớn, hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2030), 85 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2030).

Trại sáng tác là hoạt động đầu tiên của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới; kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021; Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.

khaimacsongmaithoigiant10 2023

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nêu rõ: Việc lần đầu tiên tổ chức trại sáng tác là một hoạt động minh chứng cụ thể cho ngành văn hóa thể thao và du lịch đang tích cực triển khai các quan điểm, nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Sau lễ phát động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật “Sống mãi với thời gian” diễn ra vào tháng 12/2022 tại Hải Phòng, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 200 đề cương, bản thảo ở nhiều thể loại khác nhau. Hội đồng lựa chọn 48 tác giả có tác phẩm chất lượng tốt tham gia trại sáng tác.

Thứ trưởng Tạ Quang Đông mong muốn các văn nghệ sỹ có những trải nghiệm thật thiết thực, bổ ích, bằng việc làm cụ thể, lao động miệt mài trên cánh đồng nghệ thuật để có hoa thơm, trái ngọt sống mãi với thời gian, tận hiến tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống xã hội, công cuộc đổi mới đất nước…

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương liên quan, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, các Hội chuyên ngành văn học nghệ thuật Trung ương để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động trại sáng tác văn học, nghệ thuật trong thời gian tới. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các văn nghệ sỹ phát huy khả năng, tiếp tục phát huy thành tựu của các thế hệ đi trước, kiến tạo thành tích mới tự hào cho nền văn học nghệ thuật nước nhà.

khaimacsongmaithoigiant10 2023 1

Trại sáng tác khu vực phía Bắc diễn ra từ ngày 19 đến 25/10, tại Nhà sáng tác Tam Đảo, Vĩnh Phúc với sự tham gia của 23 văn nghệ sĩ khu vực phía Bắc. Trại sáng tác khu vực phía Nam diễn ra từ ngày 28/10 đến 3/11 tại Nhà sáng tác Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với sự tham gia của 25 văn nghệ sĩ khu vực phía Nam.

Các thể loại tham gia trại sáng tác khá phong phú, đa dạng. Đối với văn học có tiểu thuyết và trường ca; sân khấu có kịch nói, tuồng, chèo, cải lương, ca kịch; âm nhạc có giao hưởng, hợp xướng, nhạc kịch; múa có thơ múa, tổ khúc và kịch múa…

Các sáng tác hướng tới đề tài về cách mạng trong thời kỳ đổi mới; ca ngợi truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; những thắng lợi và những thành tựu to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; phản ánh hiện thực xã hội; phản ánh người tốt việc tốt; xây dựng nhân cách con người Việt Nam trước tình hình và yêu cầu mới; ca ngợi tình yêu với quê hương, đất nước và con người Việt Nam; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân hăng hái thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Việt Nam trên thế giới…

Trong chương trình trại sáng tác, các văn nghệ sĩ có nhiều hoạt động như tọa đàm, trao đổi, định hướng nội dung sáng tác; trao đổi, góp ý đề cương, bản thảo cho nhau; đi thực tế… Sau trại sáng tác, bản thảo tác phẩm được chọn, hoàn thiện sẽ được Nhà nước đầu tư chuyển thể, dàn dựng, xuất bản.

Nguồn: https://dangcongsan.vn/

Khai mạc Trại sáng tác “Sống mãi với thời gian” tại Tam Đảo

Trại sáng tác “Sống mãi với thời gian” nhằm phát huy sức sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ trong sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng, có quy mô, tầm vóc và tư tưởng lớn.

Ngày 20/10, Trại sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Sống mãi với thời gian” đã khai mạc tại Nhà sáng tác Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Hoạt động này do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức nhằm phát huy sức sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ trong sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật chất lượng, có quy mô, tầm vóc và tư tưởng lớn, hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2030), 85 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2030).

Trại sáng tác là hoạt động đầu tiên của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới; kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021; Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.

khaimacsongmaithoigiant10 2023

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nêu rõ: Việc lần đầu tiên tổ chức trại sáng tác là một hoạt động minh chứng cụ thể cho ngành văn hóa thể thao và du lịch đang tích cực triển khai các quan điểm, nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Sau lễ phát động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật “Sống mãi với thời gian” diễn ra vào tháng 12/2022 tại Hải Phòng, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 200 đề cương, bản thảo ở nhiều thể loại khác nhau. Hội đồng lựa chọn 48 tác giả có tác phẩm chất lượng tốt tham gia trại sáng tác.

Thứ trưởng Tạ Quang Đông mong muốn các văn nghệ sỹ có những trải nghiệm thật thiết thực, bổ ích, bằng việc làm cụ thể, lao động miệt mài trên cánh đồng nghệ thuật để có hoa thơm, trái ngọt sống mãi với thời gian, tận hiến tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống xã hội, công cuộc đổi mới đất nước…

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương liên quan, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, các Hội chuyên ngành văn học nghệ thuật Trung ương để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động trại sáng tác văn học, nghệ thuật trong thời gian tới. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các văn nghệ sỹ phát huy khả năng, tiếp tục phát huy thành tựu của các thế hệ đi trước, kiến tạo thành tích mới tự hào cho nền văn học nghệ thuật nước nhà.

khaimacsongmaithoigiant10 2023 1

Trại sáng tác khu vực phía Bắc diễn ra từ ngày 19 đến 25/10, tại Nhà sáng tác Tam Đảo, Vĩnh Phúc với sự tham gia của 23 văn nghệ sĩ khu vực phía Bắc. Trại sáng tác khu vực phía Nam diễn ra từ ngày 28/10 đến 3/11 tại Nhà sáng tác Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với sự tham gia của 25 văn nghệ sĩ khu vực phía Nam.

Các thể loại tham gia trại sáng tác khá phong phú, đa dạng. Đối với văn học có tiểu thuyết và trường ca; sân khấu có kịch nói, tuồng, chèo, cải lương, ca kịch; âm nhạc có giao hưởng, hợp xướng, nhạc kịch; múa có thơ múa, tổ khúc và kịch múa…

Các sáng tác hướng tới đề tài về cách mạng trong thời kỳ đổi mới; ca ngợi truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; những thắng lợi và những thành tựu to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; phản ánh hiện thực xã hội; phản ánh người tốt việc tốt; xây dựng nhân cách con người Việt Nam trước tình hình và yêu cầu mới; ca ngợi tình yêu với quê hương, đất nước và con người Việt Nam; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân hăng hái thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Việt Nam trên thế giới…

Trong chương trình trại sáng tác, các văn nghệ sĩ có nhiều hoạt động như tọa đàm, trao đổi, định hướng nội dung sáng tác; trao đổi, góp ý đề cương, bản thảo cho nhau; đi thực tế… Sau trại sáng tác, bản thảo tác phẩm được chọn, hoàn thiện sẽ được Nhà nước đầu tư chuyển thể, dàn dựng, xuất bản.

Nguồn: https://dangcongsan.vn/

Khai mạc Trại sáng tác “Sống mãi với thời gian” tại Tam Đảo

Trại sáng tác “Sống mãi với thời gian” nhằm phát huy sức sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sĩ trong sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật chất lượng, có quy mô, tầm vóc và tư tưởng lớn.

Ngày 20/10, Trại sáng tác các tác phẩm văn học, nghệ thuật chủ đề “Sống mãi với thời gian” đã khai mạc tại Nhà sáng tác Tam Đảo (Vĩnh Phúc).

Hoạt động này do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức nhằm phát huy sức sáng tạo của đội ngũ văn nghệ sỹ trong sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật chất lượng, có quy mô, tầm vóc và tư tưởng lớn, hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2030), 85 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2030).

Trại sáng tác là hoạt động đầu tiên của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới; kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021; Quyết định số 1909/QĐ-TTg ngày 12/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030.

khaimacsongmaithoigiant10 2023

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông nêu rõ: Việc lần đầu tiên tổ chức trại sáng tác là một hoạt động minh chứng cụ thể cho ngành văn hóa thể thao và du lịch đang tích cực triển khai các quan điểm, nhiệm vụ đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Sau lễ phát động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật “Sống mãi với thời gian” diễn ra vào tháng 12/2022 tại Hải Phòng, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 200 đề cương, bản thảo ở nhiều thể loại khác nhau. Hội đồng lựa chọn 48 tác giả có tác phẩm chất lượng tốt tham gia trại sáng tác.

Thứ trưởng Tạ Quang Đông mong muốn các văn nghệ sỹ có những trải nghiệm thật thiết thực, bổ ích, bằng việc làm cụ thể, lao động miệt mài trên cánh đồng nghệ thuật để có hoa thơm, trái ngọt sống mãi với thời gian, tận hiến tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, phản ánh chân thật, sinh động, sâu sắc đời sống xã hội, công cuộc đổi mới đất nước…

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương liên quan, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, các Hội chuyên ngành văn học nghệ thuật Trung ương để từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động trại sáng tác văn học, nghệ thuật trong thời gian tới. Đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các văn nghệ sỹ phát huy khả năng, tiếp tục phát huy thành tựu của các thế hệ đi trước, kiến tạo thành tích mới tự hào cho nền văn học nghệ thuật nước nhà.

khaimacsongmaithoigiant10 2023 1

Trại sáng tác khu vực phía Bắc diễn ra từ ngày 19 đến 25/10, tại Nhà sáng tác Tam Đảo, Vĩnh Phúc với sự tham gia của 23 văn nghệ sĩ khu vực phía Bắc. Trại sáng tác khu vực phía Nam diễn ra từ ngày 28/10 đến 3/11 tại Nhà sáng tác Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với sự tham gia của 25 văn nghệ sĩ khu vực phía Nam.

Các thể loại tham gia trại sáng tác khá phong phú, đa dạng. Đối với văn học có tiểu thuyết và trường ca; sân khấu có kịch nói, tuồng, chèo, cải lương, ca kịch; âm nhạc có giao hưởng, hợp xướng, nhạc kịch; múa có thơ múa, tổ khúc và kịch múa…

Các sáng tác hướng tới đề tài về cách mạng trong thời kỳ đổi mới; ca ngợi truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại; những thắng lợi và những thành tựu to lớn của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; phản ánh hiện thực xã hội; phản ánh người tốt việc tốt; xây dựng nhân cách con người Việt Nam trước tình hình và yêu cầu mới; ca ngợi tình yêu với quê hương, đất nước và con người Việt Nam; cổ vũ toàn Đảng, toàn dân và toàn quân hăng hái thi đua yêu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; quảng bá, nâng cao vị thế, hình ảnh Việt Nam trên thế giới…

Trong chương trình trại sáng tác, các văn nghệ sĩ có nhiều hoạt động như tọa đàm, trao đổi, định hướng nội dung sáng tác; trao đổi, góp ý đề cương, bản thảo cho nhau; đi thực tế… Sau trại sáng tác, bản thảo tác phẩm được chọn, hoàn thiện sẽ được Nhà nước đầu tư chuyển thể, dàn dựng, xuất bản.

Nguồn: https://dangcongsan.vn/

Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Trà Vinh 2023 tại Đại Lải

Ngày 22/10, tại Nhà sáng tác Đại Lải, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh phối hợp Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2023. 

Dự khai mạc có ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Hội VHNT Trà Vinh, Trưởng đoàn; ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Chủ tịch Hội VHNT Trà Vinh; ông Phan Thanh Bình – Giám đốc Nhà sáng tác Đại Lải và các văn nghệ sĩ tham dự Trại.

Trại sáng tác lần này được tổ chức nhằm tạo cơ hội để các văn nghệ sĩ Trà Vinh tập trung thâm nhập thực tế, khai thác tư liệu, nuôi dưỡng cảm xúc để sáng tác các tác phẩm VHNT có giá trị tư tưởng, nghệ thuật về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hoá con người, sự đổi thay, phát triển của quê hương trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Trong 10 ngày tham dự tại Trại sáng tác, các văn nghệ sĩ ngoài việc trực tiếp sáng tác tại Nhà sáng tác còn tham gia vào các hoạt động khác như đi thực tế tại các vùng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, thủ đô Hà Nội, giao lưu với các văn nghệ sĩ địa phương về các vấn đề văn học nghệ thuật.

Tại buổi khai mạc, ông Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu: thông qua trại sáng tác lần này, mong muốn đây sẽ là dịp để các văn nghệ sĩ đi sâu cảm nhận, khám phá nhiều hơn về vùng đất và con người Vĩnh Phúc giàu truyền thống lịch sử cách mạng. Các văn nghệ sĩ bằng những trải nghiệm thực tế và những nỗ lực trong lao động nghệ thuật sẽ có tác phẩm chất lượng, mang đậm hơi thở cuộc sống, góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh, lan tỏa hình ảnh về văn hóa, vùng đất và con người tỉnh Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Phúc đến gần hơn với công chúng. Đồng thời tích góp thêm nguồn tư liệu quí phục vụ cho in ấn, xuất bản Tạp chí Văn Nghệ Trà Vinh (chữ phổ thông và chữ Khmer) cũng như hoạt động của Trang thông tin điện tử Hội Văn học nghệ thuật trong thời gian tới. 

khaimactravinht10 2023 1

Đặt ra yêu cầu với các văn nghệ sĩ, ông Huỳnh Tấn Đạt nhấn mạnh: Thời gian tập trung của Trại sáng tác lần này không nhiều, các văn nghệ sĩ cần tập trung trí lực, thực hiện tốt mục tiêu đề ra của Trại, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của từng văn nghệ sĩ tham gia Trại sáng tác, nhằm đảm bảo sau khi kết thúc Trại sáng tác, các văn nghệ sĩ sẽ có những tác phẩm VHNT chất lượng. 

Thay mặt lãnh đạo Nhà sáng tác, ông Phan Thanh Bình cũng chia sẻ niềm vui đón đoàn văn nghệ sĩ Trà Vinh và chúc các văn nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị khi đến với vùng đất Vĩnh Phúc. Nhà sáng tác sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các văn nghệ sĩ Trà Vinh hoàn thành tốt mục tiêu của Trại sáng tác lần này. 

khaimactravinht10 2023 2

Các văn nghệ sĩ Trà Vinh cũng đã chia sẻ niềm vui sáng tác, giao lưu tác phẩm của mình tại buổi khai mạc. Trại sáng tác VHNT của Trà Vinh kéo dài trong 10 ngày.

Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Trà Vinh 2023 tại Đại Lải

Ngày 22/10, tại Nhà sáng tác Đại Lải, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Trà Vinh phối hợp Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật (VHNT) tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2023. 

Dự khai mạc có ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ tịch Hội VHNT Trà Vinh, Trưởng đoàn; ông Huỳnh Tấn Đạt, Phó Chủ tịch Hội VHNT Trà Vinh; ông Phan Thanh Bình – Giám đốc Nhà sáng tác Đại Lải và các văn nghệ sĩ tham dự Trại.

Trại sáng tác lần này được tổ chức nhằm tạo cơ hội để các văn nghệ sĩ Trà Vinh tập trung thâm nhập thực tế, khai thác tư liệu, nuôi dưỡng cảm xúc để sáng tác các tác phẩm VHNT có giá trị tư tưởng, nghệ thuật về vẻ đẹp thiên nhiên, văn hoá con người, sự đổi thay, phát triển của quê hương trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Trong 10 ngày tham dự tại Trại sáng tác, các văn nghệ sĩ ngoài việc trực tiếp sáng tác tại Nhà sáng tác còn tham gia vào các hoạt động khác như đi thực tế tại các vùng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, thủ đô Hà Nội, giao lưu với các văn nghệ sĩ địa phương về các vấn đề văn học nghệ thuật.

Tại buổi khai mạc, ông Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu: thông qua trại sáng tác lần này, mong muốn đây sẽ là dịp để các văn nghệ sĩ đi sâu cảm nhận, khám phá nhiều hơn về vùng đất và con người Vĩnh Phúc giàu truyền thống lịch sử cách mạng. Các văn nghệ sĩ bằng những trải nghiệm thực tế và những nỗ lực trong lao động nghệ thuật sẽ có tác phẩm chất lượng, mang đậm hơi thở cuộc sống, góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh, lan tỏa hình ảnh về văn hóa, vùng đất và con người tỉnh Trà Vinh, tỉnh Vĩnh Phúc đến gần hơn với công chúng. Đồng thời tích góp thêm nguồn tư liệu quí phục vụ cho in ấn, xuất bản Tạp chí Văn Nghệ Trà Vinh (chữ phổ thông và chữ Khmer) cũng như hoạt động của Trang thông tin điện tử Hội Văn học nghệ thuật trong thời gian tới. 

khaimactravinht10 2023 1

Đặt ra yêu cầu với các văn nghệ sĩ, ông Huỳnh Tấn Đạt nhấn mạnh: Thời gian tập trung của Trại sáng tác lần này không nhiều, các văn nghệ sĩ cần tập trung trí lực, thực hiện tốt mục tiêu đề ra của Trại, thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của từng văn nghệ sĩ tham gia Trại sáng tác, nhằm đảm bảo sau khi kết thúc Trại sáng tác, các văn nghệ sĩ sẽ có những tác phẩm VHNT chất lượng. 

Thay mặt lãnh đạo Nhà sáng tác, ông Phan Thanh Bình cũng chia sẻ niềm vui đón đoàn văn nghệ sĩ Trà Vinh và chúc các văn nghệ sĩ sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật có giá trị khi đến với vùng đất Vĩnh Phúc. Nhà sáng tác sẽ tạo điều kiện tốt nhất để các văn nghệ sĩ Trà Vinh hoàn thành tốt mục tiêu của Trại sáng tác lần này. 

khaimactravinht10 2023 2

Các văn nghệ sĩ Trà Vinh cũng đã chia sẻ niềm vui sáng tác, giao lưu tác phẩm của mình tại buổi khai mạc. Trại sáng tác VHNT của Trà Vinh kéo dài trong 10 ngày.

Ra trận của Nguyễn Hiền Lương -Hội văn học nghệ thuật Yên Bái (trích)

Trích tác phẩm Ra trận của Nguyễn Hiền Lương -Hội văn học nghệ thuật Yên Bái – sáng tác tại Nhà sáng tác Cần Thơ 2023.

Lời đầu sách

Từ tháng 1 năm 1967 đến tháng 6 năm 1968, tỉnh Yên Bái thành lập 4 tiểu đoàn bộ binh với gần 3 nghìn con em các dân tộc trong tỉnh, chi viện cho chiến trường miền Nam. Các tiểu đoàn đều mang phiên hiệu Tiểu đoàn Yên Ninh; ghép giữa chữ “Yên” của Yên Bái với chữ “Ninh” của tỉnh Ninh Thuận kết nghĩa.

Tiểu đoàn Yên Ninh I, thành lập tháng 7 năm 1967, với 600 cán bộ, chiến sỹ. Tháng 12 năm 1967, lên đường Nam tiến. Lúc đầu, tiểu đoàn được biên chế vào Trung đoàn 174 Tây Nguyên. Sau đó, được điều động về Sư đoàn 5, Quân khu 7, chiến đấu ở mặt trận miền Đông Nam Bộ. Cán bộ, chiến sỹ Yên Ninh I đã tham gia nhiều chiến dịch lớn như Lam Sơn I và II, năm 1971, Nguyễn Huệ, năm 1972, và cuộc chiến đấu giữ đất, giữ dân bảo vệ Hiệp định Pa-ri, năm 1973.

Tiểu đoàn Yên Ninh II, thành lập tháng 2 năm 1968 đúng lúc Chiến dịch Mậu Thân diễn ra khốc liệt. Tiểu đoàn có 717 cán bộ, chiến sỹ. Ngày 7 tháng 5 năm 1968, làm lễ xuất quân, lên đường Nam tiến tại xã Hán Đà, Yên Bình. Tiểu đoàn đã hành quân bộ trên chặng đường gần 2 nghìn km, với thời gian 5 tháng 11 ngày, tới Long An. Từ đây, Tiểu đoàn được bổ sung cho 6 đơn vị thuộc Phân khu Bắc Sài Gòn - Gia Định, gồm Tiểu đoàn 6A Bình Tân, Tiểu đoàn 267- Đoàn 5, Tiểu đoàn 269- Đoàn 10; Tiểu đoàn 308; Tiểu đoàn 12 đặc công; Tiểu đoàn 2642. Các chiến sỹ Yên Ninh II, đánh trận đánh đầu tiên trong đội hình của Tiểu đoàn 267, tập kích tiểu đoàn dù địch ở bãi Tràm Trà Cao, Phước Chỉ, Đức Huệ, Long An. Sau đó tham gia nhiều trận đánh lớn tại Long An, tại nước bạn Campuchia và Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Tiểu đoàn Yên Ninh III, thành lập tháng 4 năm 1968, quân số gần 700 cán bộ, chiến sỹ. Ngày 17 tháng 12 năm 1968, lên đường Nam tiến. Sau Tết Nguyên Đán năm 1969, Đại đội 2 được bổ sung cho Binh trạm 107, Quân khu Trị Thiên. Số còn lại tiếp tục hành quân về A Lưới, bổ sung cho các đơn vị thuộc Quân khu Trị Thiên. Các chiến sỹ Yên Ninh III đã tham gia các chiến dịch lớn, gồm Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, năm 1971, chiến dịch giải phóng thành phố Huế và nhiều nơi khác trong chiến dịch Tổng tiến công mùa Xuân, 1975.

Tiểu đoàn Yên Ninh IV, thành lập tháng 6 năm 1968, quân số ban đầu 650 cán bô, chiến sỹ, sau bổ sung thêm 70 chiến sỹ. Ngày 29 tháng 1 năm 1969, tiểu đoàn lên đường Nam tiến. Ngày 27 tháng 5 năm 1969, tiểu đoàn hành quân đến Tây Ninh. Tại đây, 50 chiến sỹ được cử đi học báo vụ, số còn lại được bổ sung cho Sư đoàn 5, Sư đoàn 7 miền Đông Nam bộ. Cán bộ, chiến sỹ Yên Ninh IV, chiến đấu ở mặt trận miền Đông Nam Bộ, tham gia những chiến dịch lớn như tiêu diệt căn cứ Đồng Dù của Sư đoàn 25 ngụy, đánh địch trên núi Bà Đen, Tây Ninh, thị xã Đồng Xoài - Phước Long, năm 1973, Xuân Lộc - Long Khánh, năm 1975. Sau năm 1975, nhiều cán bộ, chiến sỹ trong Yên Ninh IV tiếp tục chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, giải phóng Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng của chế độ Pôn Pốt, bảo vệ biên giới phía Bắc, năm 1979.

Cả 4 Tiểu đoàn Yên Ninh đều huấn luyện tại xã Tân Hương, Yên Bình, trong đó Yên Ninh I, II, III, đóng quân huấn tại thôn Loan Phượng, riêng Yên Ninh IV, đóng quân tại thôn Khuôn Giỏ. Những người con Yên Bái trong 4 Tiểu đoàn Yên Ninh đã chiến đấu ngoan cường, hy sinh quả cảm, đóng góp sức lực, tuổi trẻ, máu xương cho cuộc kháng chiến chống Mỹ thắng lợi. Đằng sau sự hy sinh xương máu của cán bộ, chiến sỹ ngoài mặt trận là sự vượt lên bao nỗi đau thương, mất mát không gì bù đắp nổi của 3000 gia đình, bố mẹ, vợ, con các anh ở hậu phương.

Việc thành lập các Tiểu đoàn Yên Ninh, những chặng đường hành quân gian khổ, những cuộc chiến đấu dũng cảm, những sự hy sinh của các chiến sỹ Yên Ninh chỉ mới được phản ánh qua một số bài báo. Chưa có tác phẩm văn học nào viết về đề tài này. Được sự động viên, cung cấp tư liệu của cán bộ, chiến sỹ các tiểu đoàn Yên Ninh, đặc biệt là Thượng tá Phạm Tiến, nguyên là Trung đội trưởng Trung đội 1, Đại đội 3, Tiểu đoàn Yên Ninh II, hiện là Trưởng Ban liên lạc các Tiểu đoàn Yên Ninh, đã cung cấp nhiều tư liệu quý, đọc góp ý bản thảo và động viên tôi trong quá trình hoàn thành tác phẩm. Để bảo đảm tính chính xác của tên các địa danh và tên các binh trạm trên đường Trường Sơn, tôi cũng đã tham khảo nhiều tài liệu. Trong đó có các cuốn:  “131 di tích & địa danh Trường Sơn”- nhiều tác giả, Hội Truyền thống Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh Việt Nam, NXB Thanh niên, 2021; “Hào khí Trường Sơn”, nhiều tác giả, Hội Truyền thống Trường Sơn, đường Hồ Chí Minh Việt Nam, NXB Hội Nhà văn, 2019; “Lần theo dấu tích lịch sử con đường Hồ Chí Minh trên đất Lào”, nhóm tác giả Bun- thạ - noong  Xôm- xay - phổn, Si - phay Kẹo-  bun- mi, Păn - nha Phăn- thạ - pha - nít; Bản dịch tiếng Việt của Xay- nhạ - sản Su - khăn - tạ- kha- ty, Nguyễn Thị Hiên, Phỉu- la- văn Luồng- văn- na, Khăm- sỉnh Su- kăn- nha, Nhà xuất bản Nhà văn Lào 2022.

Trên cơ sở nguồn tư liệu có được, cộng với thực tiễn đời lính của mình, tôi đã lựa chọn những con người, chi tiết, hành động, sự kiện có thực của 4 tiểu đoàn Yên Ninh, nhào nặn xây dựng thành các hình tượng nhân vật văn học. Tên các nhân vật, một số chi tiết hành động, diễn biến nội tâm của các nhân vật, diễn biến các sự kiện vừa dựa trên cơ sở hiện thực, vừa có sự hư cấu sáng tạo để  các nhân vật vừa có tính riêng độc đáo, vừa có tính chung khái quát đảm bảo đặc trưng của thể loại tiểu thuyết. Vì vậy tác phẩm là một cuốn sách văn học chứ không phải là một tài liệu lịch sử về các tiểu đoàn Yên Ninh. Tuy nhiên, bạn đọc vẫn có thể thấy được những hình ảnh, chi tiết về quá trình nhập ngũ, huấn luyện, hành quân vào chiến trường cùng thế giới tinh thần của các chiến sỹ Yên Ninh nói riêng cũng như những lính nói chung đã từng xảy ra trong thực tiễn. Chúng tôi đang tập hợp tư liệu để viết tiếp Tập 2 “Chiến trưởng”, phản ánh một số cuộc chiến đấu tiêu biểu của cả 4 tiểu đoàn Yên Ninh trên các chiến trường và sự trở về quê hương Yên Bái.

Mặc dù có nhiều cố gắng và tâm huyết, song hiện thực thì phong phú, nguồn tư liệu lại hạn chế, cùng với khả năng có hạn của ngưởi viết nên khó có thể phản ánh hết mọi gian khổ, hy sinh, sự dũng cảm, ngoan cường của các cán bộ, chiến sỹ 4 Tiểu đoàn Yên Ninh trong một cuốn tiểu thuyết. Hy vọng tác phẩm sẽ phản ánh được phần nào tinh thần “Yên Ninh”, đồng thời là sự tri ân với những hy sinh anh dũng của cán bộ, chiến sỹ các tiểu đoàn Yên Ninh nói riêng, những người lính nói chung đã góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến cứu nước vĩ đại nhất trong lịch sử chống xâm lăng của dân tộc.

Với tinh thần đó, xin được ra mắt tiểu thuyết “Ra trận”.  Rất mong được bạn đọc, nhất là cán bộ, chiến sỹ các tiểu đoàn Yên Ninh đón nhận và góp ý để tôi tiếp tục hoàn thiện tác phẩm.

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này