CA TRÙ - VỌNG TIẾNG NGÀN NĂM - Kịch bản phim tài liệu của Thạc sĩ Đạo diễn NSND Việt Hương - Hội Điện ảnh Hà Nội (P3)

Suốt mấy chục năm Ca Trù im hơi lặng tiếng trong đời sống văn hoá nghệ thuật của miền Bắc.

Năm 1976 khi giáo sư tiến sĩ Trần Văn Khê từ Pháp trở về ông đến Khâm Thiên gặp bà Quách Thị Hồ ông đã ghi âm tiếng hát của bà đem giới thiệu ra thế giới. Hội đồng âm nhạc quốc tế của UNESCO và Viện nghiên cứu Quốc tế Âm nhạc đã trao bằng danh dự cho bà là có công lao đặc biệt vì đã bảo tồn một bộ môn Âm nhạc truyền thống có giá trị.

1980 Sở văn hoá thông tin Hà Nội biên soạn tập sách “Hát cửa Đình Lỗ Khê”.

1984 Công ty nghe nhìn ra VCD “Hát Cửa đình Lỗ Khê”.

1987 Có cuốn “Tuyển tập thơ Ca trù” cuả tác giả Ngô Linh.

1991 Câu lạc bộ Ca Trù Hà Nội ra đời.

1995 Nhóm Ca Trù Thái Hà và nhiều nhóm khác cũng đi vào hoạt động.

2000 Liên hoan Ca Trù được tổ chức tại Văn Miếu.

2005 Lần đầu tiên Bộ Văn hoá tổ chức do quĩ Ford tài trợ liên hoan Ca Trù toàn quốc 2005 tại Văn Miếu Quốc Tử Giám và khu di tích Nguyễn Du tại Hà Tĩnh.

1/10/2009 tổ chức UNESCO công nhận Ca Trù là di sản văn hoá phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Giai đoạn này ngoài liên hoan Ca Trù toàn quốc do Bộ Văn hoá tổ chức trên địa bàn Hà Nội có 10 câu lạc bộ Ca Trù. Bạch Vân người đầu tiên mở câu lạc bộ Bích Câu đạo quán.

Quảng Bình: (có 5 đền) Múa Đại thạch trên phiến đá do bà nghệ nhân Quảng Bình trên tiếng Sênh phách. Họ sử dụng Sênh và lắc bằng gân tay để biểu hiện động tác múa rất độc đáo.

Ca vũ cung đình thể loại Ca Trù: Múa cổ: Muá bài bông từ thời Trần có khoảng 700 năm.

Hình thức múa từ 16 đến 32 người (có ảnh nghệ nhân người Pháp chụp)

2002: Lớp đầu tiên diễn viên trẻ toàn quốc hát Ca Trù do quĩ Ford và Cục Nghệ thuật biểu diễn được Bộ Văn hoá tổ chức cho 13 tỉnh tập huấn tại nhạc viện Hà Nội.

2005: Có nhiều câu lạc bộ Ca Trù ra đời:

  1. Câu lạc bộ Ca Trù Lỗ khê
  2. Câu lạc bộ Ca Trù Thái Hà
  3. Câu lạc bộ Ca Trù Hà Nội
  4. Câu lạc bộ Ca Trù Cổ Đạm Câu lạc bộ Ca Trù huyện Nghi Xuân
  5. Câu lạc bộ Ca Trù tỉnh Bắc Ninh
  6. Câu lạc bộ Ca Trù Hà Tây
  7. Câu lạc bộ Ca Trù Ngãi Cầu
  8. Câu lạc bộ Ca Trù Hải Phòng
  9. Câu lạc bộ Ca Trù làng Đông Môn
  10. Câu lạc bộ Ca Trù tỉnh Hải Dương
  11. Câu lạc bộ Ca Trù huyện Cẩm Giàng
  12. Câu lạc bộ Ca Trù Giáo Phòng
  13. Câu lạc bộ Ca Trù Hà Tân
  14. Câu lạc bộ Ca Trù Thanh Hoá
  15. Câu lạc bộ Ca Trù Diễn Châu
  16. Câu lạc bộ Ca Trù Yên Xá
  17. Câu lạc bộ Ca Trù Đông Dương

Ngày nay đã có rất nhiều câu lạc bộ Ca Trù (khoảng trên 100 câu lạc bộ)

Nhưng Thăng Long Hà Nội xứng danh là cái nôi của Ca Trù Việt nam

Ca Trù: Gồm có 70 làn Điệu, 144 thể cách

Hát Ca Trù gắn liền với văn chương, lễ hội, phong tục tập quán

Ca Trù hát có nhiều không gian

Nhưng tạm tính có 4 không gian chính:

  1. 1.Ca Trù cửa đình
  2. 2.Hát Cửa quyền
  3. 3.Không gian Cung đình (Thăng Long xưa)
  4. 4.Không gian Ca quán (Cô đầu Khâm Thiên)

Các tác phẩm Ca Trù dự trù để lựa trọn đưa vào trong phim:

  1. Hát Cửa đình: Thét nhạc

- Giáo Hương

- Giáo trống

- Thiên Thai

- Hát Thờ tổ nghề ở đền ca Công (khúc: Non mai Hồng Hạnh)

2. Hát mở: Điệu Bắc Phạt Hát giai - Hát ru

3. Tỳ bà hành (Bạch Cư Dị)

4. Hát Cửa quyền (Hát cung đình)

                 Hát chơi:   - Trí nam nhi

                         - Hỏi phỗng đá

                         - Người đẹp chỉ gặp một lần

                         - Hồ Tây hoài cổ

                   - Hồ Tây hoài cổ (Nguyễn Công Trứ)

                   - Gửi thư

                   - Hát nói nhiều thể cách Hồng Hồng Tuyết Tuyết

           6. Hát chuyện văn trần: Kể câu chuyện về ông thánh Hoàng Làng

         7. Hát Ngâm Vọng: là làn điệu cổ kính nhất của Ca Trù nó hát ở không gian cửa đình

         8. Hát Ngâm thơ cổ:

                     Ví dụ: - “Thăng long Thành hoài cổ”

                                 - “Qua đèo Ngang”  

Đây là lối hát được thể hiện ở nhiều không gian như hát cửa đình hoặc hát chơi

         9. Làn điệu hát vặt trong Ca Trù: có Điệu 36 giọng nó gồm Ca Trù và các làn điệu dân ca ghép lại nó được chuyển điệu cho các làn điệu dân ca hài hoà và khéo léo (NSND Thanh Hoài đã thể hiện thành công điệu này)

10. Hát vặt: (Xẩm Huê tình là một trong những bài hát vặt)

11. Ngâm thơ cổ: NSND Thanh Hoài, hay NSND Kim Đức

Các làn Điệu ngâm thơ: Bồng Mạc, Sa mạc, Ngâm thơ kể chuyện

12. Màn múa cổ Cung đình:

       Múa Bài Bông.

       Hát múa Bỏ bộ.

13. Tấu nhạc Cung đình để giới thiệu bạn bè và các giáo phường

Phim có thể làm nhiều tập

   Tập 1: Ca Trù vọng tiếng ngàn năm

   Tập 2: Hát múa Cung đình

   Tập 3: Nghệ thuật hát cửa đình

   Tập 4: Hát chơi cửa đình và hát ca quán đầu thế kỷ 20

   Tập 5: Câu lạc bộ Ca Trù

                                                                         Thạc sĩ Đạo diễn NSND Việt Hương

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này