Minh Phương

Minh Phương

Chùm thơ của tác giả Võ Tấn Cường - Hội văn học nghệ thuật Tiền Giang

Chùm thơ của Võ Tấn Cường – Hội văn học nghệ thuật Tiền Giang, sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 9-2018.

VIẾT BÊN SÔNG CỔ CÒ

Sông Cổ Cò! Chiều lụi nắng
Tôi ngóng những con cò trắng bay về từ miền xa thẳm
Cõng tuổi ấu thơ đùa giỡn ánh mặt trời
Những bông cỏ gà phơ phất
Quất vào người tôi chút xanh biếc dịu dàng
Tôi ngóng những đốm trắng thanh bạch tô điểm nền trời
Trắng thơ ấu rơi rơi
Trắng tuyết trinh đậu khẽ khàng miền ký ức...
Bỗng đâu xuất hiện con-chim-sắt khổng lồ bay câm lặng miền mây trắng
Khói trắng sắc lẻm như vết chém
Bầu trời tuổi thơ vỡ vụn
Rưng rưng giọt nắng chiều.

           Sông Cổ Cò, Đà Nẵng, 09/2018

 
THU NHỚ
Chiếc lá thu bay từ thời thi sĩ Lưu Trọng Lư về đậu trên mái ngói
Nhắc anh nhớ Hà Nội chớm thu vàng
Chiều lang thang phố lạc miền hoang tưởng
Đếm lá thu biết tình mùa rụng lá
Xao xác hồn lận đận phía hoàng hôn
 
Anh sợ mùa thu
Như con nai vàng sa bẫy
Thu cô đơn giăng mắc nỗi buồn
Thu ngợp lá vùi chôn miền dĩ vãng...
 
Anh đi ngược mùa thu
Gặp ngơ ngác tình đầu.

 

Kế hoạch tổ chức các Trại sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tại các Nhà sáng tác trong tháng 10/2018

Trong tháng 10/2018, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức các Trại sáng tác tại các Nhà sáng tác trực thuộc trung tâm.

I. Nhà sáng tác Tam Đảo:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM –
BAN VĂN HỌC CÔNG NHÂN DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO
(15/10/2018 – 29/10/2018)
( Ban hành theo quyết định số:292/QĐ - TTHTSTVHNT ngày 24 tháng 9 năm 2018)
 
Số TT
Họ và tên
Chuyên ngành
1 Phạm Ngọc Chiểu Văn học
2 Nguyễn Quang Thuyên Thơ
3 Nguyễn Đức Sơn Văn học
4 Trịnh Công Lộc Thơ
5 Lê Xuân Khoa Văn học
6 Phạm Minh Hằng Văn học
7 Tạ Bảo Văn học
8 Vũ Từ Trang Văn học
9 Lê Tuấn Lộc Thơ
10 Quang Khải Thơ
11 Đỗ Thị Hiền Hòa Văn học
12 Vương Tâm Thơ
13 Nguyễn Xuân Bối Văn học
14 Trần Đình Nhân Văn học
15 Phạm Minh Tân Thơ

II. Nhà sáng tác Đại Lải:

1.DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI
(04/10/2018 – 18/10/2018)
( Ban hành theo quyết định số: 276/QĐ - TTHTSTVHNT ngày 07 tháng 9 năm 2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Trần Ngọc Trác Văn học
2 Lò Đặng Thếm Văn học
3 Lò Duy Hiếm Văn học
4 Vàng Thị Ngoạn VNDG
5 Mã Văn Tính Văn học
6 Phan Nguyệt Văn học
7 Trần Thị Quỳnh Nga Văn học
8 Ma Đình Việt Văn học
9 Bùi Tuấn Hải Nhiếp ảnh
10 Đoàn Hữu Nam Văn học
11 Hà Lâm Kỳ Văn học
12 Trịnh Kim Hiền Văn học
13 Nguyễn Quang Đại Văn học
14 Doãn Quang Sửu Văn học
15 Nguyễn Hồng Chiến Văn học

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NGHỆ SĨ MÚA VIỆT NAM 
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI
(20/10/2018 – 25/10/2018)
( Ban hành theo quyết định số: 275/QĐ - TTHTSTVHNT ngày 07 tháng 9 năm 2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Ứng Duy Thịnh Múa
2 Trần Ngọc Hiển Múa
3 Phạm Anh Phương Múa
4 Nguyễn Thị Tuyết Minh Múa
5 Tô Nguyệt Nga Múa
6 Nguyễn Bá Thái Múa
7 Bùi Thúy Minh Múa
8 Đặng Hùng Múa
9 Bùi Đình Phiên Múa
10 Lê Huân Múa
11 Nguyễn Hòa Hiếu Múa
12 Bùi Xuân Hanh Múa
13 Nguyễn Như Bình Múa
14 Tạ Hiền Minh Múa
15 Lê Ngọc Canh Múa

3.DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NGHỆ SĨ MÚA VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI
(26/10/2018 – 31/10/2018)
( Ban hành theo quyết định số: 275/QĐ - TTHTSTVHNT ngày 07 tháng 9 năm 2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Phạm Hùng Thoan Múa
2 Nguyễn Vũ Hoài Múa
3 Nguyễn Văn Bích Múa
4 Trịnh Thị Nghiêm Múa
5 Phạm Minh Phương Múa
6 Nguyễn Văn Quang Múa
7 Vũ Dương Dũng Múa
8 Cao Chí Hải Múa
9 Phan Thị Bạch Hạc Múa
10 Đinh Mạnh Cường Múa
11 Lê Nguyên Hiều Múa
12 Nguyễn Thị Hiền Trang Múa
13 Nguyễn Thị Thu Hà Múa
14 Nguyễn Thị Thanh Mai Múa
15 Nguyễn Anh Đức Múa


III. Nhà sáng tác Đà Nẵng:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
BÀ RỊA VŨNG TÀU DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG
(15/10/2018 – 29/10/2018)
( Ban hành theo quyết định số: 151/QĐ - TTHTSTVHNT ngày 21 tháng 5 năm 2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Lê Huy Mậu Thơ
2 Đinh Hữu Ngợt Nhiếp ảnh
3 Trần Quang Vinh Văn học
4 Lê Xuân Hòa Thơ
5 Trương Minh Hoan Thơ
6 Bùi Đế Yên Thơ
7 Đặng Xuân Mộc Thơ
8 Vũ Thanh Hoa Thơ
9 Phạm Văn Mạnh Thơ
10 Trương Minh Âm nhạc
11 Võ Lê Âm nhạc
12 Nguyễn Gia Thanh Mỹ thuật
13 Lê Văn Tuấn Mỹ thuật
14 Nhật Đông Nhiếp ảnh
15 Hoàng Chương Nhiếp ảnh

IV. Nhà sáng tác Nha Trang:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HÃNG PHIM HOẠT HÌNH VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC NHA TRANG
(04/10/2018 – 18/10/2018)
(Ban hành theo quyết định số: 218/QĐ - TTHTSTVHNT ngày 26 tháng 7 năm 2018)

 

Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Hạnh Phước An Kịch bản
2 Đinh Thùy Hương Kịch bản
3 Vũ Thị Thanh Tâm Kịch bản
4 Phạm Đình Hải Kịch bản
5 Võ Thị Lệ Thủy Kịch bản
6 Đỗ Thế Mạnh Kịch bản
7 Bùi Thị Hoài Thu Kịch bản
8 Phạm Văn Dũng Kịch bản
9 Nguyễn Thị Thu Ngân Kịch bản
10 Nông Mạnh Cừ Kịch bản
11 Dương Thị Bích Ngọc Kịch bản
12 Đinh Văn Phúc Kịch bản
13 Trần Thị Thanh Tâm Kịch bản
14 Phạm Thị Thanh Hà Kịch bản
15 Đàm Thùy Dương Kịch bản
 
2.DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC NHA TRANG
(19/10/2018 – 25/10/2018)
( Ban hành theo quyết định số: 302/QĐ - TTHTSTVHNT ngày 03tháng 10 năm 2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Thạch Công Thịnh Nhiếp ảnh
2 Vũ Mạnh Cường Nhiếp ảnh
3 Đắc Phượng Nhiếp ảnh
4 Quang Minh  Nhiếp ảnh
5 Nguyễn Chính       Nhiếp ảnh
6 Quang Luận               Nhiếp ảnh
7 Trịnh Việt Hùng Nhiếp ảnh
8 Nguyễn Ngọc Hải Nhiếp ảnh
9 Ngọc Vinh Nhiếp ảnh
10 Trần Phúc Thạnh Nhiếp ảnh
11 Vương Lâm Nhiếp ảnh
12 Dương Duy Khang Nhiếp ảnh
13 Hoàng Diệu Nhiếp ảnh
14 Đào Tiến Đạt Nhiếp ảnh
15 Tạ Hoàng Nguyên Nhiếp ảnh

3.
DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC NHA TRANG
(26/10/2018 – 02/11/2018)
( Ban hành theo quyết định số:302 /QĐ - TTHTSTVHNT ngày 03tháng 10 năm 2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Dương Văn Tăng Nhiếp ảnh
2 Thanh Lãng Nhiếp ảnh
3 Đỗ Thanh Mai Nhiếp ảnh
4 Trịnh Ngân Liên Nhiếp ảnh
5 Minh Chiến Nhiếp ảnh
6 Đinh Cường Quang Nhiếp ảnh
7 Duy Đông Nhiếp ảnh
8 Duy Thanh Nhiếp ảnh
9 Quốc Tuấn Nhiếp ảnh
10 Hữu Tuyền Nhiếp ảnh
11 Bạch Ngọc Tư Nhiếp ảnh
12 Nguyễn Ngọc Vinh Nhiếp ảnh
13 Hoàng Diệu Nhiếp ảnh
14 Trần Thanh Phong Nhiếp ảnh
15 Tạ Hoàng Nguyên Nhiếp ảnh

V. Nhà sáng tác Đà Lạt:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN
HỘI LIÊN HIỆP VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HÀ NỘI
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT
(05/10/2018 – 14/10/2018)
( Ban hành theo quyết định số:265 /QĐ - TTHTSTVHNT ngày 04 tháng 9 năm 2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Phùng Thị Bích Hữu Văn học
2 Trịnh Văn Túc Văn học
3 Trần Đăn Huấn Văn học
4 Nguyễn Đăng Bảy Văn học
5 Phạm Kim Bình Mỹ thuật
6 Hà Khanh Mỹ thuật
7 Hoàng Kim Tiến Mỹ thuật
8 Nguyễn Thị Tuyết Minh Nhiếp ảnh
9 Phạm Văn Ánh Nhiếp ảnh
10 Đỗ An Ninh Sân khấu
11 Hoàng Thanh Dụ Sân khấu
12 Nguyễn Bá Thái Múa
13 Hồ Sỹ Tá VNDG
14 Giang Văn Hồi VNDG
15 Trịnh Ngọc Tân Âm nhạc
16 Đậu Hoài Thanh Âm nhạc
17 Đức Tuyết Âm nhạc
18 Duy Thịnh Âm nhạc
19 Thái Kế Toại Điện ảnh
20 Nguyễn Thị Hà Kiến trúc

2.DANH SÁCH HỘI VIÊN LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT
(16/10/2018 – 30/10/2018)
( Ban hành theo quyết định số: 251/QĐ - TTHTSTVHNT ngày 20 tháng 8 năm 2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Trần Thị Quỳnh Như Văn xuôi
2 Phan Kim Dung Thơ
3 Đinh Hữu Trường Văn xuôi
4 Trần Phố Thơ
5 Bùi Minh Thắng Văn xuôi
6 Bùi Ngọc Khương Thơ
7 Phạm Thị Viết Văn xuôi
8 Lê Tiến Dị Thơ
9 Nguyễn Thái Hải Văn xuôi
10 Trần Thị Kim Chung Văn xuôi
11 Lê Đình Trọng Thơ
12 Hoàng Thanh Hương Văn xuôi
13 Lê Văn An Thơ
14 Nguyễn Tấn Hỷ Văn xuôi
15 Tạ Văn Sỹ Thơ

Kế hoạch tổ chức các Trại sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tại các Nhà sáng tác trong tháng 10/2018

Trong tháng 10/2018, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức các Trại sáng tác tại các Nhà sáng tác trực thuộc trung tâm.

I. Nhà sáng tác Tam Đảo:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM –
BAN VĂN HỌC CÔNG NHÂN DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO
(15/10/2018 – 29/10/2018)
( Ban hành theo quyết định số:292/QĐ - TTHTSTVHNT ngày 24 tháng 9 năm 2018)
 
Số TT
Họ và tên
Chuyên ngành
1 Phạm Ngọc Chiểu Văn học
2 Nguyễn Quang Thuyên Thơ
3 Nguyễn Đức Sơn Văn học
4 Trịnh Công Lộc Thơ
5 Lê Xuân Khoa Văn học
6 Phạm Minh Hằng Văn học
7 Tạ Bảo Văn học
8 Vũ Từ Trang Văn học
9 Lê Tuấn Lộc Thơ
10 Quang Khải Thơ
11 Đỗ Thị Hiền Hòa Văn học
12 Vương Tâm Thơ
13 Nguyễn Xuân Bối Văn học
14 Trần Đình Nhân Văn học
15 Phạm Minh Tân Thơ

II. Nhà sáng tác Đại Lải:

1.DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI
(04/10/2018 – 18/10/2018)
( Ban hành theo quyết định số: 276/QĐ - TTHTSTVHNT ngày 07 tháng 9 năm 2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Trần Ngọc Trác Văn học
2 Lò Đặng Thếm Văn học
3 Lò Duy Hiếm Văn học
4 Vàng Thị Ngoạn VNDG
5 Mã Văn Tính Văn học
6 Phan Nguyệt Văn học
7 Trần Thị Quỳnh Nga Văn học
8 Ma Đình Việt Văn học
9 Bùi Tuấn Hải Nhiếp ảnh
10 Đoàn Hữu Nam Văn học
11 Hà Lâm Kỳ Văn học
12 Trịnh Kim Hiền Văn học
13 Nguyễn Quang Đại Văn học
14 Doãn Quang Sửu Văn học
15 Nguyễn Hồng Chiến Văn học

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NGHỆ SĨ MÚA VIỆT NAM 
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI
(20/10/2018 – 25/10/2018)
( Ban hành theo quyết định số: 275/QĐ - TTHTSTVHNT ngày 07 tháng 9 năm 2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Ứng Duy Thịnh Múa
2 Trần Ngọc Hiển Múa
3 Phạm Anh Phương Múa
4 Nguyễn Thị Tuyết Minh Múa
5 Tô Nguyệt Nga Múa
6 Nguyễn Bá Thái Múa
7 Bùi Thúy Minh Múa
8 Đặng Hùng Múa
9 Bùi Đình Phiên Múa
10 Lê Huân Múa
11 Nguyễn Hòa Hiếu Múa
12 Bùi Xuân Hanh Múa
13 Nguyễn Như Bình Múa
14 Tạ Hiền Minh Múa
15 Lê Ngọc Canh Múa

3.DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NGHỆ SĨ MÚA VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI
(26/10/2018 – 31/10/2018)
( Ban hành theo quyết định số: 275/QĐ - TTHTSTVHNT ngày 07 tháng 9 năm 2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Phạm Hùng Thoan Múa
2 Nguyễn Vũ Hoài Múa
3 Nguyễn Văn Bích Múa
4 Trịnh Thị Nghiêm Múa
5 Phạm Minh Phương Múa
6 Nguyễn Văn Quang Múa
7 Vũ Dương Dũng Múa
8 Cao Chí Hải Múa
9 Phan Thị Bạch Hạc Múa
10 Đinh Mạnh Cường Múa
11 Lê Nguyên Hiều Múa
12 Nguyễn Thị Hiền Trang Múa
13 Nguyễn Thị Thu Hà Múa
14 Nguyễn Thị Thanh Mai Múa
15 Nguyễn Anh Đức Múa


III. Nhà sáng tác Đà Nẵng:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
BÀ RỊA VŨNG TÀU DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG
(15/10/2018 – 29/10/2018)
( Ban hành theo quyết định số: 151/QĐ - TTHTSTVHNT ngày 21 tháng 5 năm 2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Lê Huy Mậu Thơ
2 Đinh Hữu Ngợt Nhiếp ảnh
3 Trần Quang Vinh Văn học
4 Lê Xuân Hòa Thơ
5 Trương Minh Hoan Thơ
6 Bùi Đế Yên Thơ
7 Đặng Xuân Mộc Thơ
8 Vũ Thanh Hoa Thơ
9 Phạm Văn Mạnh Thơ
10 Trương Minh Âm nhạc
11 Võ Lê Âm nhạc
12 Nguyễn Gia Thanh Mỹ thuật
13 Lê Văn Tuấn Mỹ thuật
14 Nhật Đông Nhiếp ảnh
15 Hoàng Chương Nhiếp ảnh

IV. Nhà sáng tác Nha Trang:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HÃNG PHIM HOẠT HÌNH VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC NHA TRANG
(04/10/2018 – 18/10/2018)
(Ban hành theo quyết định số: 218/QĐ - TTHTSTVHNT ngày 26 tháng 7 năm 2018)

 

Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Hạnh Phước An Kịch bản
2 Đinh Thùy Hương Kịch bản
3 Vũ Thị Thanh Tâm Kịch bản
4 Phạm Đình Hải Kịch bản
5 Võ Thị Lệ Thủy Kịch bản
6 Đỗ Thế Mạnh Kịch bản
7 Bùi Thị Hoài Thu Kịch bản
8 Phạm Văn Dũng Kịch bản
9 Nguyễn Thị Thu Ngân Kịch bản
10 Nông Mạnh Cừ Kịch bản
11 Dương Thị Bích Ngọc Kịch bản
12 Đinh Văn Phúc Kịch bản
13 Trần Thị Thanh Tâm Kịch bản
14 Phạm Thị Thanh Hà Kịch bản
15 Đàm Thùy Dương Kịch bản
 
2.DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC NHA TRANG
(19/10/2018 – 25/10/2018)
( Ban hành theo quyết định số: 302/QĐ - TTHTSTVHNT ngày 03tháng 10 năm 2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Thạch Công Thịnh Nhiếp ảnh
2 Vũ Mạnh Cường Nhiếp ảnh
3 Đắc Phượng Nhiếp ảnh
4 Quang Minh  Nhiếp ảnh
5 Nguyễn Chính       Nhiếp ảnh
6 Quang Luận               Nhiếp ảnh
7 Trịnh Việt Hùng Nhiếp ảnh
8 Nguyễn Ngọc Hải Nhiếp ảnh
9 Ngọc Vinh Nhiếp ảnh
10 Trần Phúc Thạnh Nhiếp ảnh
11 Vương Lâm Nhiếp ảnh
12 Dương Duy Khang Nhiếp ảnh
13 Hoàng Diệu Nhiếp ảnh
14 Đào Tiến Đạt Nhiếp ảnh
15 Tạ Hoàng Nguyên Nhiếp ảnh

3.
DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NGHỆ SĨ NHIẾP ẢNH VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC NHA TRANG
(26/10/2018 – 02/11/2018)
( Ban hành theo quyết định số:302 /QĐ - TTHTSTVHNT ngày 03tháng 10 năm 2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Dương Văn Tăng Nhiếp ảnh
2 Thanh Lãng Nhiếp ảnh
3 Đỗ Thanh Mai Nhiếp ảnh
4 Trịnh Ngân Liên Nhiếp ảnh
5 Minh Chiến Nhiếp ảnh
6 Đinh Cường Quang Nhiếp ảnh
7 Duy Đông Nhiếp ảnh
8 Duy Thanh Nhiếp ảnh
9 Quốc Tuấn Nhiếp ảnh
10 Hữu Tuyền Nhiếp ảnh
11 Bạch Ngọc Tư Nhiếp ảnh
12 Nguyễn Ngọc Vinh Nhiếp ảnh
13 Hoàng Diệu Nhiếp ảnh
14 Trần Thanh Phong Nhiếp ảnh
15 Tạ Hoàng Nguyên Nhiếp ảnh

V. Nhà sáng tác Đà Lạt:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN
HỘI LIÊN HIỆP VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HÀ NỘI
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT
(05/10/2018 – 14/10/2018)
( Ban hành theo quyết định số:265 /QĐ - TTHTSTVHNT ngày 04 tháng 9 năm 2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Phùng Thị Bích Hữu Văn học
2 Trịnh Văn Túc Văn học
3 Trần Đăn Huấn Văn học
4 Nguyễn Đăng Bảy Văn học
5 Phạm Kim Bình Mỹ thuật
6 Hà Khanh Mỹ thuật
7 Hoàng Kim Tiến Mỹ thuật
8 Nguyễn Thị Tuyết Minh Nhiếp ảnh
9 Phạm Văn Ánh Nhiếp ảnh
10 Đỗ An Ninh Sân khấu
11 Hoàng Thanh Dụ Sân khấu
12 Nguyễn Bá Thái Múa
13 Hồ Sỹ Tá VNDG
14 Giang Văn Hồi VNDG
15 Trịnh Ngọc Tân Âm nhạc
16 Đậu Hoài Thanh Âm nhạc
17 Đức Tuyết Âm nhạc
18 Duy Thịnh Âm nhạc
19 Thái Kế Toại Điện ảnh
20 Nguyễn Thị Hà Kiến trúc

2.DANH SÁCH HỘI VIÊN LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT
(16/10/2018 – 30/10/2018)
( Ban hành theo quyết định số: 251/QĐ - TTHTSTVHNT ngày 20 tháng 8 năm 2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Trần Thị Quỳnh Như Văn xuôi
2 Phan Kim Dung Thơ
3 Đinh Hữu Trường Văn xuôi
4 Trần Phố Thơ
5 Bùi Minh Thắng Văn xuôi
6 Bùi Ngọc Khương Thơ
7 Phạm Thị Viết Văn xuôi
8 Lê Tiến Dị Thơ
9 Nguyễn Thái Hải Văn xuôi
10 Trần Thị Kim Chung Văn xuôi
11 Lê Đình Trọng Thơ
12 Hoàng Thanh Hương Văn xuôi
13 Lê Văn An Thơ
14 Nguyễn Tấn Hỷ Văn xuôi
15 Tạ Văn Sỹ Thơ

Lễ hội dân tộc Cao Lan - Nghiên cứu văn nghệ dân gian của Đặng Đình Thuận – Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ

Nghiên cứu văn nghệ dân gian của Đặng Đình Thuận – Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ, sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 9/2018.

LỄ HỘI DÂN TỘC CAO LAN
(Làng Ngọc Tân - xã Ngọc Quan - huyện Đoan Hùng)

Hàng năm cứ vào ngày mùng 1 và mùng 2 tháng 2 âm lịch theo như ngọc phả của đình đã ghi rõ thì dân làng Ngọc Tân lại tổ chức lễ hội làng. Thường thì cứ vào năm chẵn của năm dương lịch thì làng lại mở hội to, mời tất cả con cháu ở xa về dự.

Mặc dù với kiến trúc không to lớn, đồ sộ như các di tích đình làng ở một số địa phương khác, lại toạ lạc trên diện tích khuôn viên không rộng. Nhưng vị trí và ý nghĩa của đình làng Ngọc Tân rất quan trọng đối với đời sống tâm linh, tín ngưỡng của đồng bào dân tộc Cao Lan nơi đây. Bởi không chỉ có hội làng được mở ra để tưởng nhớ ngày sinh của ba vị thành hoàng là: Cao San án sát đại vương; Cao Đào án sát đại vương và Cao Đạo án sát đại vương vào các ngày mùng 1 và mùng 2 / 2 âm lịch, mà trong năm còn có ngày 11/ 12 âm lịch là ngày tiệc của làng. Tuy không mở hội, nhưng làng vẫn tổ chức tế lễ ở trong đình để tưởng nhớ ngày hoá của các ngài. Ngoài ra, còn có rất nhiều các ngày lễ khác theo tục lệ của dân làng như cúng sóc vọng ( mùng 1, ngày rằm), các ngày cúng tế theo lễ thức nông nghiệp trồng lúa nước như: Cúng giao thừa và năm mới cùng với lễ dựng nêu và lễ hạ nêu vào các ngày 30 tết và ngày mùng 7 tháng giêng. Các ngày tết 3/3; 5/5 và rằm tháng 7 xá tội vong nhân v...v.

Ngày mùng 1/2 âm lịch, cụ từ cùng với các cụ cao tuổi trong làng ra đình từ rất sớm để bao sái đồ thờ tự và tu sắm lễ vật, quét dọn vệ sinh sạch sẽ trong, ngoài đình và chuẩn bị cúng lễ Tam vị Thành hoàng vào sáng mùng 1/2 âm lịch (ngày sóc). Lễ vật cũng được chuẩn bị và được bày đặt rất chu đáo: Lễ chay gồm có một mâm ngũ quả, xôi nếp và chè đường; lễ mặn gồm có gà trống mổ sạch luộc cả con kèm theo để nguyên cả nội tạng và một mâm xôi nếp cùng rượu trắng. Hình thức chủ yếu là ông từ thắp hương và thay mặt cho dân làng cung thỉnh với Tam vị Thành hoàng để tưởng nhớ đến ngày sinh của các vị, xin phép các vị cho làng được mở lễ hội theo lệ hàng năm; sau đó, ông Từ làm thủ tục xin âm, dương để được phép tổ chức lễ hội trong ngày mùng 2/2 âm lịch. Sau lễ cúng tam vị Thành hoàng, ông từ và một số người trong làng (gọi là các giáp viên) thụ lộc ở đình để chuẩn bị cho buổi chiều làm lễ tiếp.

Nghi thức tế lễ buổi chiều mùng 1 được làm to hơn thể hiện qua việc mổ một con lợn khoảng từ 40 đến 50 kg. Lễ vật chủ yếu được chế biến thành hai món: Thịt lợn nướng; thịt lợn luộc được xếp lên các mâm đưa vào đình cúng tế. Còn để lại nửa con, đến khi làm lễ xong sẽ chia nhỏ, đều cho các giáp viên vắng mặt trong buổi lễ và thụ lộc hôm ấy.

Lễ thức cúng Tam vị Thành hoàng và các Thần linh thổ công bản thổ của làng được tiến hành như sau: Làng cử ra ba ông( trong đó có ông từ), là những người cao tuổi, đức độ, vợ chồng song toàn, không có tang gia, có đủ cả con trai, con gái và có hiểu biết về mọi mặt để đảm nhiệm công việc tế lễ,tổ chức các hoạt động của hội làng. Trang phục của ban tế đình Ngọc Tân chủ yếu là áo dài đen( bằng vải dân tộc dệt nhuộm chàm đen), quần vải trắng, đầu đội khăn xếp. Giữa chủ tế và phụ tế không có sự khác nhau về trang phục. Chỉ phân biệt được chủ tế với phụ tế qua vị trí đứng ở giữa, cao hơn hai bồi tế. Hình thức tế ở đình Ngọc Tân cũng đơn giản, không cầu kỳ, không kéo dài. Tuy vậy, nội dung và hình thức tế lễ cũng khá đầy đủ và được tiến hành rất nghiêm trang, tôn nghiêm với đầy đủ lễ mặn, lễ chay được chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận.

Lễ mặn( xôi, gà, rượu). Mỗi một năm, làng giao cho 6 hộ gia đình trong làng luân phiên nhau nuôi gà, đồ xôi để mang ra đình làm lễ cúng Thành hoàng làng. Các hộ được giao làm cỗ, phải chú ý nuôi gà làm sao cho thật đẹp, gà phải béo, lông mượt, màu sắc sặc sỡ, chỉ cho ăn ngũ cốc, kiêng cho ăn tạp trong những ngày chuẩn bị mổ để làm lễ. Mỗi con gà nặng ít nhất từ 1,2 đến 1,5 kg. Gạo nếp để đồ xôi làm lễ cũng vậy, phải được sàng sẩy thật sạch sẽ, gạo trắng, hạt đều, không có thóc, sạn với số lượng 4 kg thành xôi. Sáu gia đình làm cỗ vào chiều ngày mùng 1 / 2 âm lịch tại gia đình. Khi có ba hồi trống do ông thủ từ dóng lên từ cửa đình làng thì các hộ bắt đầu tiến hành làm lễ như mổ gà, đồ xôi... Thường là từ giờ Thân ( 3 giờ) trở đi. Sau khoảng một giờ đồng hồ, ông từ lại dóng lên ba hồi trống để báo cho các gia đình biết thời gian làm cỗ đã hết. Các gia đình phải chuẩn bị mang cỗ ra đình cho ông từ và ban tế chuẩn bị cúng tế. Các gia đình nhận được hiệu lệnh trống khẩn trương hoàn chỉnh lễ vật, lần lượt gánh lễ ra đình. Ông từ đình và mọi người có mặt ở đình nêu những nhận xét về hình thức, chất lượng của các lễ vật rồi sơ bộ đánh giá xem cỗ của nhà nào đẹp nhất, trông hấp dẫn nhất, đảm bảo số lượng đã quy định. Sáu cỗ lễ do sáu gia đình mang đến đều được ông từ và ban tế xếp lên bàn thờ của thượng đình. Ai mang lễ vật đến trước thì được xếp trong cùng, lễ vật đến sau thì xếp ở ngoài.

Nhóm mổ lợn cũng nhanh tay, khẩn trương hoàn thành việc sắm lễ. Chiếc thủ lợn được làm sạch sẽ, luộc chín và được dâng lên đặt ở chính giữa thượng đình. Các món khác như thịt luộc, thịt nướng, cỗ nội tâm cũng được bày lên bàn thờ để ông từ làm lễ cúng.

Lễ vật đã được chuẩn bị xong, chu tất. Đến đúng 6 giờ chiều (giờ chính Dậu). Ông từ và hai ông phụ từ, ăn mặc chỉnh tề trong bộ áo the, khăn xếp, quần trắng tiến hành trải chiếu xuống nền đình để hành lễ. Trước khi cúng tế, ông từ tiến hành ra rượu, lên đèn, lên hương,đặt trầu cau lên ban thờ chính, đốt nến và kiểm tra thật cẩn thận lần cuối. Xong xuôi đâu đấy, ông từ và ban tế vào vị trí. Bên ngoài cửa đình, các cụ cho đánh một hồi trống dài để báo cho dân làng biết giờ cúng tế Tam vị Thành hoàng làng bắt đầu. Sau khi hồi trống chấm dứt, ông từ và ban tế bắt đầu phủ phục lễ bái ba lần để nghinh báo Tam vị thành hoàng và các bậc thần linh. Sau mỗi một nội dung khấn vái của thủ từ, các phụ từ làm nhiệm vụ bồi tế lại tiếp tửu (ra rượu). Mỗi lần như thế, ông từ lại phải phủ phục trước thượng đình ba lần để thay đổi nội dung khấn. Sau ba lần cúng, ông từ và ban tế kết thúc phần cúng lễ buổi chiều ngày 1 / 2 âm lịch với một hồi trống dài để báo hiệu cho toàn thể dân làng biết nghi thức tế lễ đã xong, mọi người trong làng chuẩn bị ra đình mà thụ lộc. Ai bận việc không ra được thì những người trong ban tổ chức có trách nhiệm để phần cho và ra mang về nhà hưởng lộc. Từ lúc này trở đi, không khí trong đình náo nhiệt hẳn lên do mỗi nguời một việc để sắp cỗ, bố trí chỗ ngồi... Ông từ và ban tế ngồi ở mâm trong cùng, sát với thượng cung. Sau đó đến các giáp viên ngồi lần lượt theo lứa tuổi từ trong ra ngoài, từ tuổi cao xuống thấp. Các mâm hai bên là chỗ ngồi của các giáp viên trẻ.

Sau khi thụ lộc xong, mọi giáp viên tập trung vào việc dựng cây còn trước cửa đình để chuẩn bị cho hội ném còn vào ngày mùng 2 / 2.

Trong đêm hôm đó, mọi người mang chăn chiếu ra ngủ ở đình để sáng mai kịp dậy cho đúng giờ. Không khí ở đình đêm hôm ấy thật vui vẻ, đầm ấm. Mọi người tiếp tục chuẩn bị các dụng cụ cần thiết để mổ lợn đen vào 3 giờ sáng. Khoảng vào giờ Tý ( 11 giờ đêm), gia đình được phân công nuôi lợn lễ, khiêng lợn đến đặt ở giữa sân đình, trước cửa đình, để đầu lợn quay vào chính giữa đình và giao lễ cho ông từ trước sự chứng kiến của mọi người. Ông từ tiến hành kiểm tra kỹ từ chân lên đầu xem con lợn đã đen tuyền chưa, khi thấy đủ tiêu chuẩn rồi thì bắc cân lên cân, lợn phải nặng từ 40 đến 50 kg, hình thức phải đẹp, lông mượt, béo cân đối, đầy đặn....

Đến giờ Dần( 3 giờ sáng), mọi người chuẩn bị sẵn sàng, chờ ông từ làm lễ xin phép Thành hoàng và các bậc thần linh xong rồi mới được mổ. Ông từ cùng với hai phụ từ đứng nghiêm trang trước thượng điện để hành lễ. Lần thứ nhất, ông từ cúng khấn xin phép tam vị thành hoàng làng và các thần linh cho phéo dân làng Ngọc Tân đựơc mổ lợn đen để làm lễ cúng tế và được mở hội làng vào sáng ngày 2 / 2 âm lịch. Sau khi khấn vái xong, ông từ xin quẻ âm dương. Nếu linh ứng nhất âm, nhất dương là được. Nếu không được thì phải xin lại. Nếu đến lần thứ ba mà vẫn không được thì phải đi tìm con lợn đen tuyền khác, chứ nhất định họ không mổ con lợn đó nữa vì không được các vị thành hoàng, thần linh chấp thuận. Lần thứ hai, ông từ khấn vái xin phép được chọn người chọc tiết và mổ lợn. Thủ tục cũng xin âm dương như lần một, nếu một lần không được thì phải làm lần thứ hai, nếu lần thứ hai không được lại làm tiếp lần thứ ba, nếu vẫn không được thì ông từ phải xin phép cho đổi người khác.

Sau khi các thủ tục trên kết thúc, một số giáp viên khoẻ, cùng thanh niên đã được làng chọn cử giữ chặt con lợn để cho ông đã được phép chọc tiết lợn rồi mọi người tiến hành mổ lợn. Theo quy định của làng, sau khi lợn đã được mổ ra, làng lấy 20 kg móc hàm nhưng dứt khoát phải có cả phần cổ( còn gọi là khoanh bí). Phần nậm lợn và phần nội tâm phải trả cho đình để làm lễ. Phần còn lại, người nuôi lợn được mang về gia đình để cúng lễ gia tiên và được sử dụng coi như đó là lộc của làng ban cho.

Lễ vật được chuẩn bị xong, gồm có thịt lợn nướng, thịt lợn luộc( bao giờ cũng chỉ có hai món, không bao giờ có món khác) được sắp xếp lên ban thờ của thượng cung; Ngoài ra còn có các lễ chay như : Xôi, chè, oản, hoa quả( ngày nay còn có cả bánh kẹo nữa), kèm theo hương nhang, đèn nến, hoa tươi, tửu, nước.... Cho đến giờ Thìn(7 giờ trở đi), ông từ và hai ông phụ từ bắt đầu tiến hành cúng lễ xin phép các vị thành hoàng và các vị thần linh để làng được mở lễ hội truyền thống theo tục lệ hàng năm.

Buổi lễ cúng tế xin phép mở hội làng diễn ra qua ba tuần tiếp tửu. Ông từ phủ phục trước thượng cung, các ông hầu tế phải tiếp rượu, tiếp hương... để ông từ dâng lên ban thờ sau mỗi lần cung thỉnh. Kết thúc ba lần cúng tế, ông từ đánh ba hồi trống dài( trống đặt ở hiên đình) để thông báo cho mọi người ra dự hội làng đã khai hội với các trò chơi dân gian truyền thống của làng Ngọc Tân như: Ném còn, kéo co, bắn nỏ…để không khí ngày hội thêm náo nhiệt, hấp dẫn.

* Ném còn: Mọi người tập trung rất đông trước sân đình, xung quanh cây còn đã được dựng lên từ chiều mùng một, tham gia trò chơi này chủ yếu là các nam, nữ thanh niên. Dân làng tụ tập rất đông để hò reo, cổ vũ cho những người chơi. Tiếng trống liên tục được nổi lên thôi thúc, rục rã mọi người. Khi ông từ cầm 12 quả còn vừa được cúng lễ ở trong đình ra( con số 12 tượng trưng cho 12 tháng trong năm) tung cao vào giữa đám đông thanh niên đang đứng tập trung ở trước sân đình. Họ tranh lấy quả còn và nhanh chóng dãn về hai phía của cây còn để chọn khoảng cách thích hợp ném còn đảm bảo trúng đích, quả còn có đủ lực bay qua tờ giấy (mặt nguyệt) và rơi xuống đất. Cuộc chơi rất náo nhiệt, các quả còn lao lên vun vút từ hai phía, mọi người xô đẩy tranh nhau quả còn mỗi khi còn rơi gần đến mặt đất. Bên ngoài sân, mọi người hò reo cổ vũ cho những người ném cố gắng ném thủng vòng tròn mặt nguyệt. Người ném trúng đích vinh dự được nhận phần thưởng của làng do ông từ trao cho tận tay người đã thắng cuộc. Giải thưởng cho nguời thắng cuộc trị giá bằng tiền mặt được trích từ quỹ của đình, tuy giá trị không lớn (chỉ 10 đến 20 nghìn đồng), nhưng có ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần. Người trúng thưởng sẽ được giữ quả còn mang về đặt lên ban thờ gia tiên để cầu may cho cả gia đình.

* Kéo co: Sân chơi kéo co vẫn là nơi vừa diễn ra ném còn. Họ lấy cột cây còn làm tâm điểm giữa hai bên. Dụng cụ để chơi là một chiếc dây thừng to bằng ngón chân cái, bện bằng dây đay đã được chuẩn bị sẵn, Ở giữa sợi dây buộc một giải vải đỏ làm điểm chuẩn và đặt ngay cột còn. Chủ trò tay cầm một ngọn cờ đuôi nheo màu đỏ, miệng ngậm còi chạy dọc theo dây để bố trí quân chơi cho đều nhau. Sau khi thấy số quân đã cân đối, chủ trò giơ cao cờ, miệng thổi một hồi còi dài đồng thời tay phất cờ thật mạnh ra hiệu cuộc chơi bắt đầu. Hai bên bắt đầu trần lực ra để kéo dây cố giành phần thắng về mình. Tiếng hò reo vang dậy không ngớt của những người cổ vũ, một không khí náo nhiệt bao trùm khắp sân hội. Sau một thời gian đua sức hợp lực, rồi một bên kém hơn cũng phải thua cuộc, họ bị kéo dạt về phía đối phương, không thể nào chống lại nổi sức mạnh của bên chiến thắng. Bên thua đành bỏ dây, người thì ngã xuống đất, người thì ngã chồng lên nhau, nhưng miệng thì vẫn reo hò, cười nói ầm ĩ và chấp nhận cuộc thua.

Cứ như vậy, chủ trò tổ chức lấy ba lượt kéo và tính điểm. Bên nào thua hai lần hoặc cả ba lần thua là bên thua cuộc. Ngược lại, bên nào thắng hai lần hoặc cả ba lần thắng thì là bên thắng cuộc. Bên thắng sẽ được nhận phần thưởng của ban tổ chức đó là những túi bánh kẹo, hoa quả đã được thắp hương, cúng tế trong đình mang ra thụ lộc, khao quân, ban thưởng.

* Thi bắn nỏ: Hội thi bắn nỏ được tổ chức trên một bãi đất rộng, cách đình làng không xa. Để đảm bao an toàn, hội thi đặt bia cách một tràn ruộng lúa khoảng 30 m, những xạ thủ đứng ở một phía cạnh sân kéo co. Hầu hết những người tham gia đều có nỏ riêng để quen với tay nỏ bắn cho trúng đích. Bia được đón chặt xuống đất bằng một cọc tre, bia có hình thù một nửa người giống như bia quân sự được dán vào tấm cót. Trên mặt bia có các vòng tròn tính điểm từ cao đến thấp theo chiều từ trong ra ngoài. Tổng số có 10 vòng tương đương với 10 điểm. Không như trò chơi dân gian ném còn, kéo co, trò chơi bắn nỏ không náo nhiệt bằng. Ở đây, không khí căng thẳng và thi đua hiện rõ trên những nét mặt các tay nỏ. Kết thúc cuộc chơi, ban tổ chức xem lại danh sách kết quả bắn của các tay nỏ để đánh giá kết quả, tìm ra người đoạt giải nhất, nhì, ba để làng trao phần thưởng và công bố thành tích của ba tay nỏ đoạt giải để mọi người dự hội biết. Phần thưởng là một số tiền nhỏ được trích ra từ quỹ của đình, kèm theo một chút hoa quả, kẹo bánh là lộc đã được thắp hương trong đình.

Ngoài ba trò chơi dân gian trên, làng Ngọc Tân còn có trò chơi đi cà kheo, nhưng rất tiếc đến nay trò chơi này đã bị mai một, không còn ai chơi nữa.

*Hát dân ca trong lễ hội làng Ngọc Tân: Trong lễ hội làng Ngọc Tân, sau các trò chơi dân gian là hình thức hát dân ca của dân tộc Cao Lan thông qua hình thức hát đối đáp giao duyên chủ yếu giữa nam và nữ mà dân tộc Cao Lan gọi là hát Sình ca ( hay Sịnh ca). Mọi người rất say mê hát Sình ca và cũng từ lâu đời, Sình ca đã trở thành môn nghệ thuật dân gian độc đáo của đồng bào Cao Lan ở Ngọc Tân. Nội dung hát Sình ca rất đa dạng và phong phú như: Sình ca ( Tình ca- nam nữ giao duyên); Vèo ca ( Mọi người hát có ý gọi mời nhau cùng tham gia hát cho vui ); Ú núng ca ( Hát để ru em hoặc ru con ngủ ); Sình kích ca ( Hát trong dịp tổ chức lễ hội); Sình lục tờu ( Hát trong khi tổ chức cúng lễ ); Hát Sình ca được tổ chức ở nhiều thời điểm khác nhau: Hát trong đám cưới; Hát Sình ca về ban ngày; Hát sình ca về ban đêm…Hát Sình ca về ban đêm được tổ chức chủ yếu ở trong nhà, mọi người ngồi hát đối đáp. Qua mỗi một đêm nội dung hát lại thay đổi khác nhau. Cứ như thế trong vòng 12 đêm liền. Hát Sình Ca về ban ngày ( vèo ca ) chủ yếu là của nam nữ thanh niên mới trưởng thành, đang tuổi tìm hiểu, yêu đương để tranh thủ có dịp làm quen với nhau hoặc đã quen nhau rồi, thì có điều kiện thuận lợi để tìm hiểu và thổ lộ tình cảm của mình với người bạn tình đã “ thầm yêu, trộm nhớ ”. Hát Sình ca về ban ngày còn có các thể loại hát khác được hát trong dịp làng mở hội ( Tiếng dân tộc gọi là Sình kích đám tăng). Hình thức hát này gắn với nghi lễ, phong tục, tín ngưỡng của người Cao Lan, nó còn kèm theo cả những điệu múa, nhảy mô phỏng các nghi thức cúng lễ mang tính chất cổ xưa, phản ánh tín ngưỡng nguyên thuỷ như: Hát mô tả lại cảnh di cư, khai phá rừng núi và lập làng, hát diễn tả lại những động tác lao động sản xuất của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước kèm theo những lễ tục cầu mùa, cầu "mưa thuận, gió hoà”.v..v.

Có thể nói, lễ hội đồng bào dân tộc Cao Lan với các trò chơi dân gian vừa mang tính đặc sắc, vừa phản ánh truyền thống thượng võ độc đáo của hội làng Ngọc Tân nói riêng và hội làng ở Phú Thọ nói chung còn được bảo lưu đến ngày nay đã góp phần làm cho truyền thống văn hoá dân gian thêm phong phú, đậm đà màu sắc của dân tộc Cao Lan đã phản ánh sinh động tinh thần thượng võ, ý thức rèn luyện thân thể, luyện tập thể thao vừa để tăng thêm sự hấp dẫn cho trò diễn hội làng vừa để có sức khoẻ rẻo rai mà lao động sản xuất xây dựng làng xóm và chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ cuộc sống thanh bình cho cộng đồng. Đó là ý nghĩa nhân văn sâu sắc bao trùm toàn bộ các hoạt động văn hoá của lễ hội dân gian làng Ngọc Tân.

Trại sáng tác Đà Nẵng tháng 9/2018

Khai mạc Trại sáng tác kịch bản phim Hoạt hình Nha Trang 2018

Ngày 5/10/2018, tại Nhà sáng tác Nha Trang, đã diễn ra buổi khai mạc Trại sáng tác kịch bản phim Hoạt hình do Hãng phim Hoạt hình Việt Nam phối hợp với Hội Điện ảnh và Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức. Tham dự khai mạc có bà Nguyễn Thị Hồng Ngát – Phó Chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam, bà Hoàng Thị Hương Thơm – Phó Giám đốc nhà sáng tác Nha Trang, bà Trần Thị Thu Hiền – Chủ tịch Hội đồng quản trị Hãng phim Hoạt hình Việt Nam cùng toàn thể Trại viên là các cộng tác viên có đề cương được chọn dự  trại lần này.

khaimachoathinht10 2018

Trại sáng tác kịch bản phim hoạt hình Nha Trang 2018 do Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và Hội Điện ảnh Việt Nam tài trợ được khởi động từ tháng 15/4/2018. Kết thúc thời hạn nhận bài đã thu được 95 đề cương kịch bản tham dự. Sau nhiều vòng tuyển chọn, Hội đồng xét tuyển kịch bản đã lựa chọn được 15 đề cương kịch bản của 15 tác giả tham dự Trại. Theo kế hoạch, trong thời gian sinh hoạt tại Trại, các Trại viên sẽ tham gia nhiều hoạt động chuyên môn: xem phim và đọc kịch bản của Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất trong năm 2017; đọc, nghiên cứu, trao đổi, thảo luận về 15 kịch bản tham dự Trại dưới sự chủ trì của các biên tập viên của Hãng để cùng nhau sửa chữa, nâng cao chất lượng kịch bản; tham quan dã ngoại thực tế sáng tác…

Trại sáng tác kịch bản phim hoạt hình Nha Trang 2018 có thành phần tham dự khá phong phú. Ngoài một số nhà biên kịch đã cộng tác với Hãng nhiều năm như Nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc, Phạm Dũng, Dương Ngọc, Phạm Đình Hải… Trại còn qui tụ được đông đảo các cây bút trẻ hiện vẫn đang ngồi trên giảng đường đại học như Đỗ Thế Mạnh - sinh viên Sân khấu Điện ảnh, Trần Thị Thanh Tâm - Đại học Văn hóa Hà Nội…

Phát huy hiệu quả của những Trại sáng tác kịch bản hoạt hình những năm gần đây, Hãng phim Hoạt hình Việt Nam luôn chủ động cử các cán bộ biên tập dày dặn kinh nghiệm theo sát Trại, phối hợp chặt chẽ với các Trại viên, cùng trao đổi, bàn bạc sửa chữa, thực hiện công tác biên tập để hoàn thiện và nâng cao chất lượng kịch bản dự Trại.

Với sự kết hợp của các gương mặt Trại viên có nhiều kinh nghiệm và các cây viết đầy tiềm năng, cùng với các biên tập nhiều kinh nghiệm của Hãng như nhà biên kịch Phạm Thanh Hà, nhà biên kịch Bùi Hoài Thu, nhà biên kịch Đàm Thùy Dương, Hãng phim Hoạt hình Việt Nam và Hội Điện ảnh kỳ vọng kết thúc Trại Nha Trang 2018 sẽ có nhiều kịch bản chất lượng tốt đưa vào sản xuất, bắt kịp chỉ tiêu của Trại sáng tác Đà Lạt 2017 với 70% kịch bản đang được triển khai trên dây chuyền sản xuất.

Nguồn: thegioidienanh.vn

Khai mạc Trại sáng tác kịch bản phim Hoạt hình Nha Trang 2018

Ngày 5/10/2018, tại Nhà sáng tác Nha Trang, đã diễn ra buổi khai mạc Trại sáng tác kịch bản phim Hoạt hình do Hãng phim Hoạt hình Việt Nam phối hợp với Hội Điện ảnh và Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức. Tham dự khai mạc có bà Nguyễn Thị Hồng Ngát – Phó Chủ tịch thường trực Hội Điện ảnh Việt Nam, bà Hoàng Thị Hương Thơm – Phó Giám đốc nhà sáng tác Nha Trang, bà Trần Thị Thu Hiền – Chủ tịch Hội đồng quản trị Hãng phim Hoạt hình Việt Nam cùng toàn thể Trại viên là các cộng tác viên có đề cương được chọn dự  trại lần này.

khaimachoathinht10 2018

Trại sáng tác kịch bản phim hoạt hình Nha Trang 2018 do Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và Hội Điện ảnh Việt Nam tài trợ được khởi động từ tháng 15/4/2018. Kết thúc thời hạn nhận bài đã thu được 95 đề cương kịch bản tham dự. Sau nhiều vòng tuyển chọn, Hội đồng xét tuyển kịch bản đã lựa chọn được 15 đề cương kịch bản của 15 tác giả tham dự Trại. Theo kế hoạch, trong thời gian sinh hoạt tại Trại, các Trại viên sẽ tham gia nhiều hoạt động chuyên môn: xem phim và đọc kịch bản của Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất trong năm 2017; đọc, nghiên cứu, trao đổi, thảo luận về 15 kịch bản tham dự Trại dưới sự chủ trì của các biên tập viên của Hãng để cùng nhau sửa chữa, nâng cao chất lượng kịch bản; tham quan dã ngoại thực tế sáng tác…

Trại sáng tác kịch bản phim hoạt hình Nha Trang 2018 có thành phần tham dự khá phong phú. Ngoài một số nhà biên kịch đã cộng tác với Hãng nhiều năm như Nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc, Phạm Dũng, Dương Ngọc, Phạm Đình Hải… Trại còn qui tụ được đông đảo các cây bút trẻ hiện vẫn đang ngồi trên giảng đường đại học như Đỗ Thế Mạnh - sinh viên Sân khấu Điện ảnh, Trần Thị Thanh Tâm - Đại học Văn hóa Hà Nội…

Phát huy hiệu quả của những Trại sáng tác kịch bản hoạt hình những năm gần đây, Hãng phim Hoạt hình Việt Nam luôn chủ động cử các cán bộ biên tập dày dặn kinh nghiệm theo sát Trại, phối hợp chặt chẽ với các Trại viên, cùng trao đổi, bàn bạc sửa chữa, thực hiện công tác biên tập để hoàn thiện và nâng cao chất lượng kịch bản dự Trại.

Với sự kết hợp của các gương mặt Trại viên có nhiều kinh nghiệm và các cây viết đầy tiềm năng, cùng với các biên tập nhiều kinh nghiệm của Hãng như nhà biên kịch Phạm Thanh Hà, nhà biên kịch Bùi Hoài Thu, nhà biên kịch Đàm Thùy Dương, Hãng phim Hoạt hình Việt Nam và Hội Điện ảnh kỳ vọng kết thúc Trại Nha Trang 2018 sẽ có nhiều kịch bản chất lượng tốt đưa vào sản xuất, bắt kịp chỉ tiêu của Trại sáng tác Đà Lạt 2017 với 70% kịch bản đang được triển khai trên dây chuyền sản xuất.

Nguồn: thegioidienanh.vn

Chùm thơ các tác giả Vân Anh và Văn Quyền - Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Nghệ An

Thơ Vân Anh - Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Nghệ An; sáng tác tại Nhà sáng tác Nha Trang tháng 9/2018.

ĐỘC THOẠI TRƯỚC BIỂN

Mọc từ lòng đất sâu
sống cùng chon von núi vời xa
Thác xả thân sóng tung trắng xóa nở ra dòng suối hiền hòa...
Tự xẻ cây, bào đá
Suối gom nhau thành Sông
Sông lọc máu đỏ ngầu dâng phù sa
nuôi phồn thực đôi bờ xanh sự sống ...
Cửa Biển - Nhũng đời sông hướng vọng
Những đời sông tan chảy đam mê miên viễn tình nồng .
Những giọt khát biêng biếc ào ạt
từ những dãy núi, từ những cao nguyên, từ những đại ngàn
Những giọt khát biêng biếc âm thầm
từ những gò bãi, từ những cánh đồng, từ những thung lũng miên miết, căng tức trái tim Biển .
Có dữ dội, cuồng say của Thác
Có dịu dàng, lãng mạn của Suối
Có nhẫn nại, từ tâm của Sông
Bầu sữa Biển nhân hậu, bao dung nuôi lớn Con Người.
Cho mặn mòi những vần thơ...
Cho bí ẩn những bức họa...
Cho thăng giáng ngân rung những khúc ca ...
Trước Biển Ta tự mình thanh lọc
Trầm lắng hóa ngọc trai
Nông nổi thành bọt bã!
*******

Thơ Văn Quyền - Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Nghệ An; sáng tác tại Nhà sáng tác Nha Trang tháng 9/2018.

MẸ VÀ CHIẾC BA LÔ CON CÓC

Mẹ còn giữ chiếc ba lô con cóc,
Thường chọn ngày nắng nỏ lại đem phơi,
Là kỷ vật của một thời chiến trận,
Duy nhất còn lưu lại của Cha tôi.
 
Cha chiến đấu trong bưng biền rừng nước,
Đã hy sinh chẳng biết tháng ngày nào.
Chiếc ba lô, may còn đồng đội giữ,
Thân xác vùi chẳng thể biết nơi nao!
 
Cứ mỗi năm, ngày Thương binh Liệt sỹ,
Mẹ coi như là ngày giỗ Cha tôi.
Chiếc ba lô Mẹ thường mang ra ngắm,
Cũng là thay được thấy bóng hình người.

Chùm thơ Hoàng Cẩm Thạch - Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Nghệ An

Thơ Hoàng Cẩm Thạch – Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Nghệ An; sáng tác tại Nhà sáng tác Nha Trang tháng 9/2018.

NHẪN CỎ

Như màu tím hoa Sim
Dấu tình yêu thầm kín
Chưa nói lời ước hẹn
Mà bồi hồi trong tim
 
Truông Bồn mùa trăng lên
Tím màu hoa chung thuỷ
Một tình yêu bình dị
Lớn dần trong khói bom
 
Gập ghềnh phía hoàng hôn
Trao nhau lời nhẫn cỏ
Lời yêu thương thầm ngỏ
Tiếng mưa rơi thầm thì
 
Em tiễn đoàn quân đi
Anh lao vào trận đánh
Từng đoàn xe ra trận
Ta đợi chờ tin nhau ...

       Trại sáng tác Nha Trang, tháng 9/2018

LỜI RU TRUÔNG BỒN

Tiếng ve ru khản trời chiều
Mẹ tôi đi giữa liêu xiêu gió lào
Đường cày quăng quật thấp cao
Nắng nung ngọn lửa.
Nắng cào rặng tre.
 
Lời ru nghẹn đắng đêm hè
Chạm vào nỗi nhớ trăng nhoè bóng mây
Truông Bồn đạn xới bom cày
Lá thơm gội mái tóc dày cỏ non
 
Rừng xanh che tấm ô tròn
Kẽo cà tiếng võng ru con giấc nồng
Lời ru vỗ sóng ven sông
Một thời con gái căng hồng ước mơ
Hoa gạo đỏ mắt đợi chờ
Vầng trăng thao thức ầu ơ... Truông Bồn ...
Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này