Minh Phương

Minh Phương

Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông làm việc với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

Ngày 4/3/2021, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đã có buổi làm việc với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật về việc triển khai kế hoạch công tác năm 2021.
 
thutruongtaquangdonglamviec4 3 21
Toàn cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, ông Trần Ngọc Khởi – Quyền Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã báo cáo tổng quát mọi mặt tình hình hoạt động của cơ quan năm 2020.

Trong năm 2020, Trung tâm đã tổ chức thành công 77 trại sáng tác, trong đó có 54 trại tổng hợp và 23 trại chuyên sâu, với 3059 tác phẩm với nhiều thể loại văn học nghệ thuật. Ông Khởi cho biết: “Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và các Nhà sáng tác luôn xác định nhiệm vụ tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là nhiệm vụ chuyên môn. Văn nghệ sĩ đến sáng tác tại các Nhà sáng tác có chất lượng tác phẩm tốt và đạt hiệu quả cao là mục tiêu Trung tâm luôn hướng tới.”

thutruongtaquangdonglamviec4 3 21 1
Thứ trưởng Tạ Quang Đông tại buổi làm việc

Về kết quả hoạt động trong năm qua, dù dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới tất cả các mặt của đời sống xã hội nhưng các hoạt động tại các Nhà sáng tác của Trung tâm vẫn đạt được những kết quả nhất định. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hệ thống các Nhà sáng tác đã được nâng cấp và mở rộng.

Trong năm 2021, Trung tâm sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác tổ chức Trại sáng tác, đồng thời đổi mới việc tổ chức Trại để đem lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động sáng tác của văn nghệ sỹ. Tập trung theo các mô hình văn nghệ sỹ có đề cương, đề tài tốt, tổ chức đi sáng tác dài ngày, ít người; tổ chức Trại sáng tác theo chuyên ngành, theo vùng...

Ghi nhận những đóng góp của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật thời gian qua, Thứ trưởng Tạ Quang Đông đánh giá cao những nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên của đơn vị trong bối cảnh còn nhiều khó khăn. Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh, trong năm 2021 cần nâng cao công tác truyền thông, đồng thời khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện một trong những nhiệm vụ trong tâm 2021 - tổ chức “Lễ công bố các tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật tiêu biểu từ 2018-2021” dự kiến được tổ chức vào quý IV tới đây với mục tiêu trình bày những thành tựu sáng tác qua các Trại sáng tác trong thời gian qua.
 
thutruongtaquangdonglamviec4 3 21 2
Ông Trần Ngọc Khởi – Quyền Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật báo cáo tại buổi làm việc

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng lưu ý với Trung tâm về việc sử dụng, tổ chức có hiệu quả những hoạt động tại các Nhà sáng tác. Đặc thù của Nhà sáng tác là phục vụ văn nghệ sỹ cho nên không gian Nhà sáng tác không chỉ mang ý nghĩa lưu trú khách sạn mà cần có cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp hỗ trợ sáng tạo cho văn nghệ sỹ. Đặc biệt phải thường xuyên kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng, kiểm kê hệ thống cơ sở vật chất tại các Nhà sáng tác để đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất vận hành có hiệu quả, các thiết bị phụ trợ đáp ứng được các yêu cầu của những hội viên tham gia Trại.

Để nâng cao chất lượng nghệ thuật các tác phẩm tại Nhà sáng tác, Thứ trưởng yêu cầu Trung tâm cần phối hợp với các Hội chuyên ngành lựa chọn văn nghệ sỹ đi dự trại phù hợp về độ tuổi, chất lượng văn nghệ sỹ. Đồng thời cũng cải tiến việc đầu tư cho các văn nghệ sỹ theo chiều sâu để tạo ra các tác phẩm chất lượng cao, đáp ứng lòng mong mỏi của công chúng yêu nghệ thuật.

Nhân dịp xuân mới Tân Sửu, thay mặt Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng Tạ Quang Đông gửi lời chúc sức khỏe, đoàn kết và thành công tới toàn thể lãnh đạo và cán bộ, viên chức, người lao động Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật. Đây là niềm vinh dự và cũng là động lực cho toàn thể cơ quan phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị 2021.

Nguồn: baovanhoa.com.vn

Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông làm việc với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

Ngày 4/3/2021, Thứ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Tạ Quang Đông đã có buổi làm việc với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật về việc triển khai kế hoạch công tác năm 2021.
 
thutruongtaquangdonglamviec4 3 21
Toàn cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, ông Trần Ngọc Khởi – Quyền Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã báo cáo tổng quát mọi mặt tình hình hoạt động của cơ quan năm 2020.

Trong năm 2020, Trung tâm đã tổ chức thành công 77 trại sáng tác, trong đó có 54 trại tổng hợp và 23 trại chuyên sâu, với 3059 tác phẩm với nhiều thể loại văn học nghệ thuật. Ông Khởi cho biết: “Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và các Nhà sáng tác luôn xác định nhiệm vụ tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là nhiệm vụ chuyên môn. Văn nghệ sĩ đến sáng tác tại các Nhà sáng tác có chất lượng tác phẩm tốt và đạt hiệu quả cao là mục tiêu Trung tâm luôn hướng tới.”

thutruongtaquangdonglamviec4 3 21 1
Thứ trưởng Tạ Quang Đông tại buổi làm việc

Về kết quả hoạt động trong năm qua, dù dịch Covid-19 có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tới tất cả các mặt của đời sống xã hội nhưng các hoạt động tại các Nhà sáng tác của Trung tâm vẫn đạt được những kết quả nhất định. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hệ thống các Nhà sáng tác đã được nâng cấp và mở rộng.

Trong năm 2021, Trung tâm sẽ tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác tổ chức Trại sáng tác, đồng thời đổi mới việc tổ chức Trại để đem lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động sáng tác của văn nghệ sỹ. Tập trung theo các mô hình văn nghệ sỹ có đề cương, đề tài tốt, tổ chức đi sáng tác dài ngày, ít người; tổ chức Trại sáng tác theo chuyên ngành, theo vùng...

Ghi nhận những đóng góp của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật thời gian qua, Thứ trưởng Tạ Quang Đông đánh giá cao những nỗ lực của tập thể cán bộ, nhân viên của đơn vị trong bối cảnh còn nhiều khó khăn. Thứ trưởng Tạ Quang Đông nhấn mạnh, trong năm 2021 cần nâng cao công tác truyền thông, đồng thời khẩn trương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện một trong những nhiệm vụ trong tâm 2021 - tổ chức “Lễ công bố các tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật tiêu biểu từ 2018-2021” dự kiến được tổ chức vào quý IV tới đây với mục tiêu trình bày những thành tựu sáng tác qua các Trại sáng tác trong thời gian qua.
 
thutruongtaquangdonglamviec4 3 21 2
Ông Trần Ngọc Khởi – Quyền Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật báo cáo tại buổi làm việc

Bên cạnh đó, Thứ trưởng cũng lưu ý với Trung tâm về việc sử dụng, tổ chức có hiệu quả những hoạt động tại các Nhà sáng tác. Đặc thù của Nhà sáng tác là phục vụ văn nghệ sỹ cho nên không gian Nhà sáng tác không chỉ mang ý nghĩa lưu trú khách sạn mà cần có cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp hỗ trợ sáng tạo cho văn nghệ sỹ. Đặc biệt phải thường xuyên kiểm tra, bảo trì bảo dưỡng, kiểm kê hệ thống cơ sở vật chất tại các Nhà sáng tác để đảm bảo hệ thống cơ sở vật chất vận hành có hiệu quả, các thiết bị phụ trợ đáp ứng được các yêu cầu của những hội viên tham gia Trại.

Để nâng cao chất lượng nghệ thuật các tác phẩm tại Nhà sáng tác, Thứ trưởng yêu cầu Trung tâm cần phối hợp với các Hội chuyên ngành lựa chọn văn nghệ sỹ đi dự trại phù hợp về độ tuổi, chất lượng văn nghệ sỹ. Đồng thời cũng cải tiến việc đầu tư cho các văn nghệ sỹ theo chiều sâu để tạo ra các tác phẩm chất lượng cao, đáp ứng lòng mong mỏi của công chúng yêu nghệ thuật.

Nhân dịp xuân mới Tân Sửu, thay mặt Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thứ trưởng Tạ Quang Đông gửi lời chúc sức khỏe, đoàn kết và thành công tới toàn thể lãnh đạo và cán bộ, viên chức, người lao động Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật. Đây là niềm vinh dự và cũng là động lực cho toàn thể cơ quan phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị 2021.

Nguồn: baovanhoa.com.vn

Hội nghị Viên chức và người lao động năm 2021 của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật.

Chiều ngày 20/1/2021, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức Hội nghị Viên chức và người lao động năm 2021. Dự Hội nghị có ông Trần Ngọc Khởi – Quyền Giám đốc; ông Nguyễn Song Hiển – Phó Giám đốc; bà Đỗ Thị Thuý Nga – Phó Giám đốc – Chủ tịch Công đoàn cùng toàn thể viên chức và người lao động của Trung tâm.

hoinghivc2021

Hội nghị đã tổng kết đánh giá kết quả hoạt động năm 2020 và đề ra phương hướng hoạt động năm 2021. Mặc dù năm 2020 là một năm khó khăn do đại dịch Covid 19, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của các Nhà sáng tác, nhưng với tinh thần đoàn kết, sự lãnh đạo sâu sát của tập thể Ban Giám đốc, toàn thể Trung tâm và các đơn vị trực thuộc đã khắc phục mọi khó khăn, tổ chức tốt các Trại sáng tác và hoàn thành mọi mục tiêu đề ra. Kết quả tổ chức Trại sáng tác trong năm 2020:
Tổng số trại: 77 (trong đó 54 Trại tổng hợp và 23 Trại chuyên sâu)
Tổng số tác giả: 941 tác giả (899 người dân tộc Kinh, 42 người dân tộc thiểu số)
Tổng số tác phẩm: 3.059 tác phẩm (Văn học: 1.497 tác phẩm; Âm nhạc: 187 tác phẩm; Mỹ thuật: 359 tác phẩm; Nhiếp ảnh: 730 tác phẩm; Sân khấu: 101 tác phẩm; Điện ảnh: 51 tác phẩm; Văn học dân gian: 56 tác phẩm; Văn học dân tộc thiểu số: 4 tác phẩm; Múa: 59 tác phẩm; Kiến trúc: 15 tác phẩm).

Năm 2021, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật sẽ trình Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phê duyệt để triển khai thực hiện 60 Trại sáng tác tổng hợp và 15 Trại sáng tác chuyên sâu.

Hội nghị diễn ra trong không khí dân chủ, trang trọng, nghiêm túc. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết, bầu Ban Thanh tra Nhân dân và công bố quyết định thi đua, khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân đã đạt thành tích xuất sắc trong năm 2020.

hoinghivc2021 1

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Ngọc Khởi – Quyền Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật ghi nhận, đánh giá cao tinh thần đoàn kết của tập thể viên chức và người lao động, cùng nhau vượt qua những khó khăn của năm 2020 để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ông cũng chỉ đạo Ban Chấp hành Công đoàn cùng tập thể viên chức và người lao động sang năm 2021 luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu đặt ra, phát huy mọi nguồn lực để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của viên chức và người lao động.

Hội nghị Viên chức và người lao động năm 2021 của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật.

Chiều ngày 20/1/2021, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức Hội nghị Viên chức và người lao động năm 2021. Dự Hội nghị có ông Trần Ngọc Khởi – Quyền Giám đốc; ông Nguyễn Song Hiển – Phó Giám đốc; bà Đỗ Thị Thuý Nga – Phó Giám đốc – Chủ tịch Công đoàn cùng toàn thể viên chức và người lao động của Trung tâm.

hoinghivc2021

Hội nghị đã tổng kết đánh giá kết quả hoạt động năm 2020 và đề ra phương hướng hoạt động năm 2021. Mặc dù năm 2020 là một năm khó khăn do đại dịch Covid 19, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của các Nhà sáng tác, nhưng với tinh thần đoàn kết, sự lãnh đạo sâu sát của tập thể Ban Giám đốc, toàn thể Trung tâm và các đơn vị trực thuộc đã khắc phục mọi khó khăn, tổ chức tốt các Trại sáng tác và hoàn thành mọi mục tiêu đề ra. Kết quả tổ chức Trại sáng tác trong năm 2020:
Tổng số trại: 77 (trong đó 54 Trại tổng hợp và 23 Trại chuyên sâu)
Tổng số tác giả: 941 tác giả (899 người dân tộc Kinh, 42 người dân tộc thiểu số)
Tổng số tác phẩm: 3.059 tác phẩm (Văn học: 1.497 tác phẩm; Âm nhạc: 187 tác phẩm; Mỹ thuật: 359 tác phẩm; Nhiếp ảnh: 730 tác phẩm; Sân khấu: 101 tác phẩm; Điện ảnh: 51 tác phẩm; Văn học dân gian: 56 tác phẩm; Văn học dân tộc thiểu số: 4 tác phẩm; Múa: 59 tác phẩm; Kiến trúc: 15 tác phẩm).

Năm 2021, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật sẽ trình Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch phê duyệt để triển khai thực hiện 60 Trại sáng tác tổng hợp và 15 Trại sáng tác chuyên sâu.

Hội nghị diễn ra trong không khí dân chủ, trang trọng, nghiêm túc. Hội nghị đã thông qua Nghị quyết, bầu Ban Thanh tra Nhân dân và công bố quyết định thi đua, khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân đã đạt thành tích xuất sắc trong năm 2020.

hoinghivc2021 1

Phát biểu tại Hội nghị, ông Trần Ngọc Khởi – Quyền Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật ghi nhận, đánh giá cao tinh thần đoàn kết của tập thể viên chức và người lao động, cùng nhau vượt qua những khó khăn của năm 2020 để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ông cũng chỉ đạo Ban Chấp hành Công đoàn cùng tập thể viên chức và người lao động sang năm 2021 luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu đặt ra, phát huy mọi nguồn lực để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của viên chức và người lao động.

Lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tham dự “Hội nghị giới thiệu sách và gặp mặt cộng tác viên” tại Nhà xuất bản Quân đội nhân dân

Ngày 29/12/2020, tại Hà Nội, Nhà xuất bản (NXB) Quân đội nhân dân (QĐND) tổ chức Hội nghị giới thiệu sách và gặp mặt cộng tác viên năm 2020.

Trong nhiều năm trở lại đây, NXB QĐND và Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã có sự gắn bó, phối hợp làm việc hết sức mật thiết, điển hình là loạt Trại sáng tác văn học với chủ đề “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng” được tổ chức thường niên. Các Trại sáng tác văn học này đã là nơi ươm mầm, là bệ phóng cho nhiều tác giả, tác phẩm viết về đề tài Lực lượng vũ trang, bộ đội Cụ Hồ, giúp cho NXB QĐND có được một nguồn bản thảo quý giá để xuất bản. Ông Nguyễn Song Hiển – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và bà Nguyễn Thuý Hoàn – Trưởng phòng Hỗ trợ hoạt động sáng tác đã thay mặt Trung tâm tham dự Hội nghị.

hoinghinxbqdndt12 2020

Tại Hội nghị, Lãnh đạo NXB QĐND đã giới thiệu 3 cuốn sách gồm: “Quan điểm, thành tựu và định hướng xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại” của Đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; “Bộ đội Cụ Hồ - Phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân” của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong QĐND Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới” của Đại tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Thông qua Hội nghị lần này, Đại tá Nguyễn Văn Sáu, Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc, Phó tổng biên tập Nhà xuất bản QĐND bày tỏ mong muốn Trung tâm sẽ tiếp tục đồng hành cùng với NXB QĐND, góp phần để sự nghiệp xuất bản quân sự ngày càng vững bước và phát triển.

BÀI THƠ NHỎ VỀ HỘP DIÊM XÉ VỤN - Thơ Trần Trình Lãm - Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Đà Nẵng

Thơ Trần Trình Lãm - Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Đà Nẵng – sáng tác tại Nhà sáng tác Vũng Tàu tháng 12/2020

Bài thơ nhỏ về hộp diêm xé vụn
Em xé vụn hộp diêm trên bàn tôi thành mười tám mảnh
Em giận tôi hay bối rối nụ hôn chiều ta ném xuống đời nhau
Tôi chắp góp lại mười tám mảnh xanh bảo em rằng đừng nghĩ ngợi điều gì ngày mai xảy đến
Ta vẫn là của nhau dẫu biết dáng ngồi hoàng hôn lụi tắt và em sẽ ra về
 
Em sẽ ra về áo trắng bay giữa ngút ngàn phố đẫm màn sương
Làm sao gói được lòng mình gửi vào năm sau và hàng ngàn năm sau nữa
Để khi buồn bấu víu vào mộng mị uống rượu say cúi xuống đêm không lối tỏ tường
Ta lạc vào nhau hạnh phúc vô thường mười tám mảnh màu xanh tan nát
Rồi sẽ qua đi thôi ánh mắt em chứa điều gì xa hơn ngày tháng
Xa hơn điều ước ngàn lần vô nghĩa tôi mãi đọc ru em hơi thở cồn lên má lúm đồng tiền
 
Ước gì ngày ấy đừng yêu em
Nhưng ngày ấy sao bão dông ngày ấy sao bão dông
 
Tôi nhặt những hòn than lạnh buốt đợi qua mùa đông dài quá đỗi
Bàn tay em dắt díu tôi về tìm lại chút lửa trầm
Ấy là khi mười tám mảnh xanh tan nát tôi cầm
Tôi để lại trên bàn ngày này qua ngày khác tháng này qua tháng khác và muôn đời vô tâm em chẳng nhận ra
Ta đặt gánh lên vai loài chim di trú
Nụ hôn rụng xuống đời thảng thốt buồn trong thăm thẳm đợi chờ nhau

DANH HỌA PANO XI-NÊ XỨ HUẾ - Ký sự của Trần Trung Sáng - Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Đà Nẵng

Ký sự của Trần Trung Sáng - Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Đà Nẵng – sáng tác tại Nhà sáng tác Vũng Tàu tháng 12/2020.

DANH HỌA PANO XI-NÊ XỨ HUẾ                                                                                                     

Khoảng mùa đông 1970-1971, khi đang còn đang học lớp 10, trong một chuyến phiêu lưu lãng mạng và rồ dại nhất của tuổi thiếu niên, tôi có lần lạc bước đến một xóm nhỏ gần bên cầu Gia Hội, và đã gặp ông: họa sĩ Lê Vinh, người họa sĩ vẽ tranh xi-nê lừng danh nhất xứ Huế thời bấy giờ. Lúc này, ông chừng độ tuổi 30, người dong dõng, tóc vuốt ngược, sơmi màu, quần jean, giày cổ cao, dáng dấp phong trần, như bước ra từ màn bạc!

Người dẫn tôi đến giới thiệu tôi với Lê Vinh, vốn là một môn đệ cật ruột cũng đang sinh sống kề cận nhà ông, nói:
Thằng ni ở trong Quảng ra, hắn muốn xin học vẽ. Hắn mê nghề vẽ quá!
Ông đảo mắt nhìn xoáy vào người tôi từ đầu tới chân, nhếch mép cười:
Rứa hở?
Một lát, vất mẩu thuốc vừa tàn trên tay xuống đất, ông hỏi:
Hắn ra đây bao lâu rồi? ở mô?
Dạ, hắn mới ra ngày qua. Đang ở với tui.
“Ừm… ”, ông ngoảnh mặt, như không thèm nhìn tôi nữa và nói:
Cứ ở đó đi. Vài bữa nữa rồi tính.
Họa sĩ Lê Vinh rút gói thuốc, châm lửa điếu mới, rồi lặng lẽ bước đi về phía đầu xóm.
Thời điểm này ở Huế, họa sĩ Lê Vinh được xem như là “ông hoàng vẽ tranh xi-nê-ma”. Các rạp chiếu phim Hưng Đạo, Khải Hoàng, Châu Tinh, Tân Tân, Hoàn Mỹ… đều tín nhiệm giao việc cho ông. Vì vậy, xung quanh ông lúc nào cũng có những nhóm học trò đông dúc tham gia phụ việc. Khi tôi đến Huế, người ta vẫn còn xôn xao nhiều giai thoại về công việc vẽ xi-nê của ông. Chẳng hạn, chuyện tấm phông hai chàng cao bồi khổng lồ trong phim “Hận thù trong dòng máu” do ông dựng tại rạp Hưng Đạo vào năm 1968, hoặc chuyện ông được các rạp phim lớn ở Sài Gòn mời làm việc, nhưng nhanh chóng bị giới vẽ tranh xi nê nơi đây dàn xếp đưa ông về lại cố đô, vì tài năng ông quá lấn lướt… Họa sĩ Đinh Cường sau này trong một bài viết về Trịnh Công Sơn đã nhắc lại: “Tôi còn nhớ rõ, ở chân cầu thang lên lầu, bên vách, Sơn treo bức hình James Dean thật lớn, hình như Lê Vinh vẽ. Lúc đó, Lê Vinh là họa sĩ vẽ phông xi-nê rất giỏi, không ai vẽ đẹp và nhanh bằng – cả Sài Gòn và Huế”. Tác giả Phạm Trần Nguyên trong hồi ức về Huế xưa (Tinh văn số 5, Nxb Đại học Huế, 2018) cũng có đoạn : “Cà phê Phấn gắn liền với các nàng kiều con ông chủ quán, mà người đẹp nhất là phu nhân họa sĩ Lê Vinh (GCNV: Đặng thị Hạnh), danh họa pano xi nê, một thành phần không thể thiếu của văn hóa xi nê thuở đó. Pano xi nê do họa sĩ Lê Vinh vẽ đã góp phần quan trọng trong việc kéo khán giả đến xem phim. Ngồi uống cà phê ở đây để thỉnh thoảng chúng ta chiêm ngưỡng cách họa sĩ Lê Vinh phóng bút trên tấm pano thành những tác phẩm cổ động có tính huyền thoại của ông”.

Người giới thiệu tôi với họa sĩ Lê Vinh là Lê Văn Mỹ. Mỹ lớn hơn tôi vài tuổi, ở thời điểm này đã là một trong những học trò xuất sắc được tin cậy của Lê Vinh (bên cạnh Hồ Công Thành). Thực ra, trước khi gặp Mỹ, tôi đã được sự gởi gắm của đứa bạn thân học cùng lớp dân gốc Huế - người bà con họ hàng của Mỹ, với ý nghĩa : “thằng ni con nhà đàng hoàng, đi phiêu lưu giang hồ chỉ vì chí hướng tìm giấc mơ nghệ thuật”. Mỹ con nhà giàu, gia đình làm chủ một quán cơm gần rạp Châu Tinh, được giao quản lý hẳn ngôi nhà rộng rãi, sang trọng gần nhà Lê Vinh, nên việc đón nhận cưu mang tôi không khó khăn. Ở với Mỹ, thỉnh thoảng tôi được anh dẫn qua rạp Châu Tinh xem những người thợ phụ của Lê Vinh làm việc. Mỹ nói: “ về lâu dài, cụ mi cũng phải tập pha màu, căng toile, rửa pano, leo trèo dàn giáo…như những người ni. Nhiều khi còn phải về nhà ông Vinh dọn dẹp, chùi rửa chén bát nữa đó! Coi thử chịu nổi không? Nếu không, thì trở về lại nhà, hồi khác ra đây thi vào trường Cao đẳng mỹ thuật”. Tuy nhiên, hàng ngày, tôi thấy Mỹ ít qua rạp phim, mà thường ở nhà giao du cùng nhiều nhóm bạn bè. Trong đó, ngoài những nhóm thanh niên hippy tóc tai dài lòng thòng, còn có những thanh niên đạo mạo, đầu đội mũ bê rê, ghé đến ôm theo những chồng sách triết học, khi thì nhờ Mỹ vẽ chân dung triết gia Krishnimurti, khi thì chân dung nữ ca sĩ Silvy Vartan, hoặc cô đào minh tinh Brigitte Bardo… Có lần Mỹ giao cho tôi một tấm giấy rô ki, kẻ ca rô phóng to chân dung Krishnimurti lên đó, thì đột nhiên họa sĩ Lê Vinh bước vào đứng sau lưng tôi nhìn chăm chú. Giây lát, ông nói: “ Thằng ni ngó bộ có năng khiếu đó…”. Đoạn hứng chí, ông kéo ghế ngồi xuống giảng giải, chỉ dẫn cho tôi vài cách vẽ nhanh tranh chân dung, theo thứ tự từng chi tiết trước sau: khuôn mặt, mắt, mũi, miệng …. Đó cũng là lần đầu tiên và cuối cùng tôi được trực tiếp học hỏi họa sĩ Lê Vinh trong nghề vẽ. Bởi, chẳng bao lâu sau, cuộc phiêu lưu “đi tìm nghệ thuật” của tôi bị bại lộ tông tích và ba mẹ tôi từ Đà Nẵng trực tiếp ra Huế, đến xóm nhỏ ở Gia Hội đón tôi trở về gia đình, tiếp tục trở lại con đường học vấn. Để đáp ứng nguyện vọng và đam mê của tôi, mùa hè năm sau tôi được gia đình cho trở lại Huế thi vào trường Cao Đẳng Mỹ thuật, nhưng việc cũng bất thành (lúc này thi vào CĐMT Huế chỉ cần chứng chỉ lớp 10, nhưng phải có học một năm dự bị). Từ đó, hầu như tôi không còn dịp trở lại Huế và gặp ông Lê Vinh.         

Thế rồi, vào một ngày cận Tết khoảng năm 1990, trong khi đến tụ tập vui chơi tại gia đình họa sĩ Duy Hinh, thân phụ của những người bạn thân tôi là họa sĩ Duy Ninh, nhạc sĩ Duy Khoái (tác giả bài hát Đêm hội phố Hoài), tôi bất ngờ hội kiến họa sĩ Lê Vinh tại đây. Nguyên thời trai trẻ ông Hinh khởi nghiệp nghề họa thành danh tại Huế, từng là bạn thân với ông Vinh. Trong lần gặp đó, có chút men rượu hưng phấn, tôi nhắc lại kỷ niệm xưa, chuyện tôi xin ông thọ giáo nghề vẽ xi nê ma, ông có vẻ xúc động vui thích, dù điều đó không đọng lại chút gì trong ký ức của ông. Ông cho biết, giờ đây đã lớn tuổi, ông chỉ muốn nghỉ ngơi vui chơi, nhường chỗ cho lớp người mới. Về phần Lê Văn Mỹ, anh ta kế thừa công việc của ông rất thành công và khá giả, kể cả giai đoạn không còn làm quảng cáo xi nê, mà làm qua các mảng quảng cáo khác…(Mỹ đã mất vào năm 2013). Ngoài lần đó, tôi còn gặp ông thêm vài lần nữa cũng tại nhà họa sĩ Duy Hinh. Lúc nào trông ông cũng phong độ, nói cười vui vẻ, có lần ông còn ngồi ký họa trực tiếp chân dung họa sĩ Duy Hinh.

Mới đây, tình cờ qua phỏng vấn, trò chuyện với họa sĩ Lê Hữu Trí - một gương mặt trẻ, năng động của mỹ thuật cố đô Huế, tôi bất ngờ biết được, anh này là con trai của họa sĩ Lê Vinh, tôi lập tức thăm hỏi về ông. Anh cho hay: ông đã mất vào năm 1996. Hỏi thêm một số thông tin khác về di sản nghệ thuật pano xi-nê-ma của ông để lại, Lê Hữu Trí nói tóm tắt: “ Ba tôi sinh năm 1945, quê quán ở Thủy An, An Cựu, Huế. Thời trai trẻ, ông sống đời nghệ sĩ, rất tự do, không toan tính mưu cầu để lại cái gì lâu dài cho mai sau. Ba tôi có 7 người con. Người chị đầu hát rất hay, vẽ đẹp (nay có gia đình sinh sống ở miền Nam). Anh trai kế (đang sinh sống tại hải ngoại) cũng rất có tài năng mỹ thuật. Tuy nhiên, anh em chúng tôi tự phát triển, chứ ba không định hướng, dìu dắt, nên các anh chị không ai theo nghề của ông. Riêng tôi là đứa con thứ 5 (sinh năm 1972), hồi mới lớn có thời gian theo ba vẽ xi-nê, làm tượng nhà thờ và vẽ quảng cáo. Sau này, tôi thi vào trường mỹ thuật, ba chỉ dặn tôi một điều: “con tự thắp đuốc mà đi...đừng nghĩ nhiều”. Và tôi cũng học ở đây 2 năm rồi bỏ, vì không muốn mình bị ràng buộc, để tìm đến với cõi tịnh yên, một mình mặc khải với bản lai hội họa”.

Nhiều năm qua, theo xu hướng phát triển công nghệ thông tin, phim ảnh đến với người hâm mộ bằng những con đường khác nhau. Các rạp chiếu bóng gần như phải thay đổi hình thức hoạt động, hoặc giải thể. Việc quảng bá phim ảnh, nếu có cũng thực hiện theo cách mới, chứ không vẽ tay trên pano như xưa. Tuy nhiên, mỗi chúng ta, khi nghĩ về những di sản văn hóa cố đô Huế, hẳn hình ảnh những tấm pano xi nê cực lớn, với sắc màu rực rỡ, sinh động, nhộn nhịp một thời của họa sĩ Lê Vinh vẫn chẳng thể xóa nhòa trong ký ức, bởi lớp bụi thời gian.

XẤP VẢI LÃNH CỦA MẸ - Tản văn của Nguyễn Ngọc Hạnh – Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Đà Nẵng

Tản văn của Nguyễn Ngọc Hạnh – Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Đà Nẵng – sáng tác tại Nhà sáng tác Vũng Tàu tháng 12/2020.

XẤP VẢI LÃNH CỦA MẸ

Cứ mỗi lần sắp tết, tôi vừa vui lại vừa buồn, vui với niềm vui trong đôi mắt hồn nhiên của các cháu nhà tôi sau mỗi chiều tan học, khi về nhà quây quần bên ông bà với bao nhiêu ước ao được nội ngoại mua sắm tết cho mình. Tuổi thơ tôi vẫn đầy ắp sự hồn nhiên đáng yêu ấy, cho dù thời đó chiến tranh tang tóc với biết bao đau buồn bao phủ khắp cái làng quê nhỏ bé nơi tôi sinh ra, cất tiếng khóc chào đời. Còn nhớ, cứ mỗi chiều dắt đàn bò về sau ngõ xóm, nhìn ánh nắng vàng đổ xuống mái hiên le lói chất chứa biết bao mong ước sẽ được mẹ sắm cho bộ đồ tết để sáng mùng một diện vào chạy ra đường khoe cùng bè bạn. Mỗi lần nhớ đến ngày mẹ tôi sắm đồ tết cho con, lòng tôi se thắt lại. Vì tôi đâu biết mẹ tôi một đời với đôi gánh tảo tần, buổi sáng chợ trên, chiều chợ chiều vẫn không đủ tiền đong gạo nuôi con ăn học. Vậy mà từng đêm nằm bên mẹ trong cơn mớ ngủ tôi vẫn ôm mẹ dặn dò về bộ đồ tết và đôi dép mềm dẻo còn thơm phức mùi nhựa mới.

Còn nhớ trận lụt năm Giáp Thìn,1964, năm ấy tôi vừa tròn mười tuổi. Tôi theo mẹ trên một chuyến ghe từ thượng nguồn sông Vu Gia xuôi về Hội An, mang theo năm bảy buồng chuối và đâu vài quả mít chín hái trong vườn, chủ yếu là mẹ mang xuống phố để bán kiếm tiền mua sắm đồ tết cho mấy anh em tôi. Ai ngờ đêm hôm ấy khi chiếc ghe vừa đến chân cầu Câu Lâu thì gió bão đầy trời, nước lớn như thổi. Ghe chìm, mẹ con tôi phải tấp vào bờ lánh nạn…Và, có ai ngờ trận lụt kinh hoàng năm ấy đã cướp đi biết bao nhiêu mạng người, nhà cửa trôi bềnh bồng trên sông Thu Bồn mà sau này khi lớn lên tôi mới hiểu hết nỗi đau tang thương của biết bao gia đình sau cơn đại nạn này. Tôi không có ý định kể lại chuyện tai họa năm Giáp Thìn, chuyện này dân quê tôi ai chẳng biết. Tôi chỉ muốn nhắc đến những kỷ niệm về mấy buồng chuối và vài quả mít của mẹ tôi năm ấy. Mẹ đã ôm tôi khóc trong cơn gió rít từng hồi, không phải vì gió lạnh, cũng chẳng phải vì đêm nay đói rét, mà chỉ vì đâu còn gì để mẹ tôi mua sắm đồ tết cho con.

Và đêm ấy mẹ ôm tôi ngồi khóc ròng trong cơn bão lũ, nước trên sông Thu Bồn đục ngầu, chảy cuồn cuộn bèo bọt đầy sông, nước ngập tràn đến chân cầu Câu Lâu. Hai mẹ con trong gió mưa phải đi tìm nhà ông cậu để trú ẩn trong khi gió bão gầm xé tơi bời. Nếu câu chuyện đến đó tạm dừng thì chẳng có gì đáng nói. Suốt đêm đến sáng, bao nhiêu tiếng la khóc trôi từ trên nguồn ra biển, bao nhiêu căn nhà, súc vật cuốn theo dòng nước lũ bềnh bồng đen đúa, nỗi đau xé trời này không có giấy bút nào tả cho hết. Vậy mà câu chuyện về mẹ con tôi cho đến bây giờ vẫn còn nóng ran trong ngực và khi tôi ngồi viết những dòng này, tôi không cầm được nước mắt. Làm sao tôi hiểu hết được tình mẹ, nhất là những bà mẹ nghèo thời chiến tranh cơ cực, cho đến tận bây giờ tôi mới hiểu ra, mới thấm thía cái “giá rét trên từng manh chiếu vá/ mẹ chừa bên ráo để con lăn”, càng thương mẹ một đời “héo hon cả thời thiếu nữ/ đi biển một mình đêm sóng dữ/ cho con lành lặn giấc mơ”!

Bây giờ xuân sắp về rồi, các cháu nhà tôi tha hồ nghĩ đến ông bà sẽ sắm cho mình bao nhiêu quần áo đẹp, những món đồ chơi đắt tiền như xe điều khiển, máy chơi game, các đồ điện tử đủ trò. Đó là chưa nói đến nhiều trẻ con nhà giàu, cha mẹ chúng còn mua cho các cháu cả iPhone, iPad. Ngay cả ở vùng quê nghèo bên con sông Vu Gia của tôi ngày xưa, các tiệm chơi điện tử giờ cũng mọc lên như nấm. Nhìn những cô bé, cậu bé mới học cấp 1 bấm máy tính, iPad nhoay nhoáy làm tôi càng nhớ lại hình ảnh chân chất ngu ngơ của tuổi thơ mình, một khoảng cách rất xa của nhiều thế hệ xưa nay, cái được mất của mỗi thời, bút mực viết đã nhiều mà đâu dễ gì kể ra cho hết. Càng nhớ tôi càng thương mẹ, nhớ những buồng chuối, những quả mít trôi bềnh bồng trên sông hôm ấy. Nhớ nhất vẫn là những giọt nước mắt của người mẹ nghèo khốn khó ở quê chẳng biết tìm đâu ra đồng tiền để sắm cho các con bộ đồ vui tết. Làm sao những đứa bé lớn lên trong thời đại này hiểu được cái cảm giác của một cậu bé như tôi theo mẹ trên chiếc thuyền trôi xuôi từ thượng nguồn về phố Hội để được mẹ sắm cho đồ tết mới.

Còn nhớ như in một lần đến chợ Hàn trong cái tiết trời se lạnh của tiết lập xuân năm ấy, tôi háo hức theo mẹ từ quê ra phố để bán mấy món hàng nông sản rẻ như bèo mua sắm tết, đúng là một cảm giác hạnh phúc vô bờ khó tả. Mới vừa tròn năm tuổi, lần đầu tiên tôi thấy được chợ Hàn to rộng. Phiên chợ ngày tết đông vui, nhộn nhịp cảnh bán mua. Cái không khí tết len lỏi khắp phố phường, hiển diện qua tấm áo mới của trẻ thơ, tấm khăn quàng cho người già và cả nét vui, mừng lẫn lo âu của những bà mẹ quê. Tôi cứ đứng ngắm nhìn rồi chạy lon ton theo các bạn trẻ cùng tuổi với áo quần nhiều sắc màu, đứng nhìn theo thèm chảy nước miếng, ai ngờ tôi lạc mẹ đứng bơ vơ giữa chợ. Nhớ mấy cho vừa, nhớ sao cho hết thời thơ ấu cơ hàn thiếu thốn của thế hệ chúng tôi, có phải vì thế mà trong suốt cuộc đời mình, tôi đã mang theo hình ảnh cái làng quê khốn khổ của mẹ tôi đi khắp bốn phương trời. Ít ra tôi cũng thầm biết ơn văn chương đã lưu giữ những cảm xúc sâu nặng một thời mà tuổi thơ tôi thất thểu, bơ vơ.

Nhớ gì con cũng không quên được mẹ ơi, làm sao có thể quên cái tết năm Giáp Thìn đau thương ấy. Làm sao quên được bộ đồ mẹ may cho con mặc tết bằng chính xấp vải lãnh đen mà cậu Mười tặng cho mẹ may quần. Đến giờ con mới hiểu hết ý nghĩa của tình mẫu tử, đó là tình yêu thiêng liêng mà mỗi người con phải lưu giữ suốt cuộc đời mình. Những buồng chuối và mấy quả mít chín hái trong vườn năm ấy nếu mẹ mang đến chợ Hội An thì con trai mẹ đâu phải mặc tết bằng xấp vải quần của mẹ. Con nhớ mãi, hình ảnh cậu bé năm lên mười mặc bộ đồ pyrama đen bóng chạy lon ton trên khắp đường làng với niềm tự hào kiêu hãnh, bởi dù nghèo khó đến mấy năm nào mẹ cũng sắm đồ tết cho con. Và, đến giờ con mới hiểu hết ý nghĩa của tình mẫu tử, cảm thấu đến vô bờ tấm lòng của những người mẹ nghèo thường thương yêu các con hơn chính cả bản thân mình!

Bế mạc trại sáng tác âm nhạc 2020 tại Đà Lạt

Ngày 18/12/2020, tại Nhà sáng tác Đà Lạt, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác Âm nhạc 2020.

bemacamnhacvnt12 2020

Dự buổi bế mạc Trại có đại diện Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Lâm Đồng; đại diện Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồng; ông Võ Văn Quốc Bình – Giám đốc Nhà sáng tác Đà Lạt; các phóng viên Báo, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lâm Đồng…

Đại diện Hội Nhạc sĩ Việt Nam có: PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội; nhạc sĩ Đức Trịnh – Phó Chủ tịch Thường trực Hội; nhạc sĩ Trần Nhật Dương - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Kiểm tra; NSƯT, nhạc sĩ Lê Xuân Hoan – Ủy viên ban Thường vụ; nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn – Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam, các nhạc sĩ, nghệ sĩ của tỉnh Lâm Đồng cùng 62 hội viên tham dự trại sáng tác và lớp tập huấn chuyên môn “Nâng cao tính chuyên nghiệp trong sáng tác ca khúc”.  

Qua 15 ngày miệt mài tư duy sáng tạo, tham quan tìm hiểu về thiên nhiên, con người Đà Lạt, các nhạc sĩ đã sáng tác nhiều thể loại Romane, hòa tấu nhạc cụ dân tộc và nhiều ca khúc dành tặng cho miền cao xanh xứ lạnh mộng mơ Đà Lạt.

Phát biểu bế mạc, NSƯT Đình Nghĩ - Trưởng Trại sáng tác đã nhấn mạnh: “Mỗi nhạc sĩ, mỗi thành viên đã dốc hết tinh thần trí lực cho trại viết. Nét đẹp văn hóa ấy cùng chung một hướng nhưng giữa đại ngàn thanh âm dưới vòm trời thơ nhạc từng giai từ, tiết tấu, nhịp điệu âm nhạc của mỗi nhạc sĩ lại khác hẳn. Người thì tạo nên cung bậc bổng trầm xao xuyến, người thì lắng đọng vút bay, người thì ầm ào suối thác tạo nên một bức tranh đa sắc màu, đa âm thể, dâng tràn cảm xúc”.  

Có thể kể các tác phẩm: Đà Lạt tình mơ (Nguyễn Vũ Hùng), Lạc (Trịnh Ngọc Tân), Đà Lạt nỗi nhớ mùa đông (Mạnh Trí), Nụ cười thơm hương, Đà Lạt không thu (Phan Tử Nho), Bình minh trên nương (Nguyễn Hữu Phước), Em đã về chưa (Minh Châu), Nha Trang nhớ Đà Lạt mơ (Lê Minh Đạo), Chiều đông (Bùi Bá Quảng), Mùa đông (Cao Nguyên), Phố đào nguyên (Đình Nghĩ), Lời rao của biển (Xuân Huy), Biển gọi (Minh Thu), Chiều Đà Lạt không anh (Nguyễn Thanh Nghĩa), (Nguyễn Đức).

Nhạc sỹ, PGS.TS. Đỗ Hồng Quân đã biểu dương thành quả của Trại viết, ghi nhận những thành quả của các nhạc sĩ dự Trại, chỉ trong thời gian ngắn các nhạc sĩ đã cho ra đời các tác phẩm âm nhạc có chất lượng tốt, nội dung, đề tài phản ánh thực tế đời sống, văn hóa, con người Đà Lạt… với các cung bậc xúc cảm thăng hoa, mang tính nghệ thuật cao, khám phá những bút pháp thể hiện mới, với ngôn ngữ âm nhạc mới. 

Nhân dịp này, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã kết hợp tổ chức tập huấn chuyên môn “Nâng cao tính chuyên nghiệp trong sáng tác ca khúc” cho 62 nhạc sĩ đến từ 12 chi hội của các tỉnh, thành miền Trung - Tây Nguyên và Hà Nội. Tại lớp tập huấn, các nhạc sĩ đã được các giảng viên là các GS, TS, các giảng viên âm nhạc, các nhạc sĩ có kinh nghiệm nghề nghiệp hướng dẫn và trao đổi về các đề tài: Tư duy khí nhạc trong thể loại ca khúc; Trao đổi về phổ thơ trong sáng tác ca khúc; Áp dụng các phần mềm soạn nhạc vào công việc sáng tác ca khúc; Thực thi luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả âm nhạc, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của hội viên; Giới thiệu về âm nhạc trên sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam; Trao đổi, hỏi đáp những vấn đề liên quan…

Đặc biệt trong 2 ngày 16 - 18/12, các nhạc sĩ đã được các giảng viên âm nhạc, đặc biệt là nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân hướng dẫn và trao đổi về các chuyên đề “Tư duy khí nhạc trong thể loại ca khúc”, làm sáng tỏ về nâng cao tính chuyên nghiệp trong sáng tác ca khúc, hình thức âm nhạc, thủ pháp nhắc lại (tái hiện); mối quan hệ giữa âm nhạc có lời và âm nhạc không có lời; đề cập đến các thành tố chính là giai điệu và ca từ (nhạc và lời) để tạo thành một bài hát, tư duy về mặt âm nhạc và gia công làm cho âm nhạc trở thành độc đáo, mới lạ, gần gũi chứa đựng nhiều nội dung; giai điệu hay, đẹp; tư duy khí nhạc, tính khí nhạc, tính giai điệu, lấy tiết tấu là chính và phát huy tiết tấu…Nhạc sĩ Đức Trịnh với “Trao đổi về phổ thơ trong sáng tác ca khúc”, phân tích ngôn ngữ thơ ứng với ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ dân gian, ngôn ngữ hiện đại, vần điệu thơ, tiết tấu, đưa nhạc vào thơ. Từ đó sáng tạo ra những tác phẩm hay, mang tầm thời đại rung động lòng người, đi vào tâm thức của công chúng, có sức sống lâu bền với thời gian.

bemacamnhacvnt12 2020 1

Kết thúc trại, Ban tổ chức đã nghiệm thu được 20 tác phẩm (11 Romance; 2 hòa tấu nhạc cụ dân tộc; 1 tam tấu cho Sáo, Violin Cello và Piano; 1 Prelude cho Piano; 1 Variation cho Piano và 4 ca khúc viết về Đà Lạt).

Bế mạc trại sáng tác âm nhạc 2020 tại Đà Lạt

Ngày 18/12/2020, tại Nhà sáng tác Đà Lạt, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác Âm nhạc 2020.

bemacamnhacvnt12 2020

Dự buổi bế mạc Trại có đại diện Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Lâm Đồng; đại diện Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồng; ông Võ Văn Quốc Bình – Giám đốc Nhà sáng tác Đà Lạt; các phóng viên Báo, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Lâm Đồng…

Đại diện Hội Nhạc sĩ Việt Nam có: PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội; nhạc sĩ Đức Trịnh – Phó Chủ tịch Thường trực Hội; nhạc sĩ Trần Nhật Dương - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Kiểm tra; NSƯT, nhạc sĩ Lê Xuân Hoan – Ủy viên ban Thường vụ; nhạc sĩ Đinh Trung Cẩn – Tổng Giám đốc Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam, các nhạc sĩ, nghệ sĩ của tỉnh Lâm Đồng cùng 62 hội viên tham dự trại sáng tác và lớp tập huấn chuyên môn “Nâng cao tính chuyên nghiệp trong sáng tác ca khúc”.  

Qua 15 ngày miệt mài tư duy sáng tạo, tham quan tìm hiểu về thiên nhiên, con người Đà Lạt, các nhạc sĩ đã sáng tác nhiều thể loại Romane, hòa tấu nhạc cụ dân tộc và nhiều ca khúc dành tặng cho miền cao xanh xứ lạnh mộng mơ Đà Lạt.

Phát biểu bế mạc, NSƯT Đình Nghĩ - Trưởng Trại sáng tác đã nhấn mạnh: “Mỗi nhạc sĩ, mỗi thành viên đã dốc hết tinh thần trí lực cho trại viết. Nét đẹp văn hóa ấy cùng chung một hướng nhưng giữa đại ngàn thanh âm dưới vòm trời thơ nhạc từng giai từ, tiết tấu, nhịp điệu âm nhạc của mỗi nhạc sĩ lại khác hẳn. Người thì tạo nên cung bậc bổng trầm xao xuyến, người thì lắng đọng vút bay, người thì ầm ào suối thác tạo nên một bức tranh đa sắc màu, đa âm thể, dâng tràn cảm xúc”.  

Có thể kể các tác phẩm: Đà Lạt tình mơ (Nguyễn Vũ Hùng), Lạc (Trịnh Ngọc Tân), Đà Lạt nỗi nhớ mùa đông (Mạnh Trí), Nụ cười thơm hương, Đà Lạt không thu (Phan Tử Nho), Bình minh trên nương (Nguyễn Hữu Phước), Em đã về chưa (Minh Châu), Nha Trang nhớ Đà Lạt mơ (Lê Minh Đạo), Chiều đông (Bùi Bá Quảng), Mùa đông (Cao Nguyên), Phố đào nguyên (Đình Nghĩ), Lời rao của biển (Xuân Huy), Biển gọi (Minh Thu), Chiều Đà Lạt không anh (Nguyễn Thanh Nghĩa), (Nguyễn Đức).

Nhạc sỹ, PGS.TS. Đỗ Hồng Quân đã biểu dương thành quả của Trại viết, ghi nhận những thành quả của các nhạc sĩ dự Trại, chỉ trong thời gian ngắn các nhạc sĩ đã cho ra đời các tác phẩm âm nhạc có chất lượng tốt, nội dung, đề tài phản ánh thực tế đời sống, văn hóa, con người Đà Lạt… với các cung bậc xúc cảm thăng hoa, mang tính nghệ thuật cao, khám phá những bút pháp thể hiện mới, với ngôn ngữ âm nhạc mới. 

Nhân dịp này, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã kết hợp tổ chức tập huấn chuyên môn “Nâng cao tính chuyên nghiệp trong sáng tác ca khúc” cho 62 nhạc sĩ đến từ 12 chi hội của các tỉnh, thành miền Trung - Tây Nguyên và Hà Nội. Tại lớp tập huấn, các nhạc sĩ đã được các giảng viên là các GS, TS, các giảng viên âm nhạc, các nhạc sĩ có kinh nghiệm nghề nghiệp hướng dẫn và trao đổi về các đề tài: Tư duy khí nhạc trong thể loại ca khúc; Trao đổi về phổ thơ trong sáng tác ca khúc; Áp dụng các phần mềm soạn nhạc vào công việc sáng tác ca khúc; Thực thi luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả âm nhạc, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của hội viên; Giới thiệu về âm nhạc trên sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam; Trao đổi, hỏi đáp những vấn đề liên quan…

Đặc biệt trong 2 ngày 16 - 18/12, các nhạc sĩ đã được các giảng viên âm nhạc, đặc biệt là nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân hướng dẫn và trao đổi về các chuyên đề “Tư duy khí nhạc trong thể loại ca khúc”, làm sáng tỏ về nâng cao tính chuyên nghiệp trong sáng tác ca khúc, hình thức âm nhạc, thủ pháp nhắc lại (tái hiện); mối quan hệ giữa âm nhạc có lời và âm nhạc không có lời; đề cập đến các thành tố chính là giai điệu và ca từ (nhạc và lời) để tạo thành một bài hát, tư duy về mặt âm nhạc và gia công làm cho âm nhạc trở thành độc đáo, mới lạ, gần gũi chứa đựng nhiều nội dung; giai điệu hay, đẹp; tư duy khí nhạc, tính khí nhạc, tính giai điệu, lấy tiết tấu là chính và phát huy tiết tấu…Nhạc sĩ Đức Trịnh với “Trao đổi về phổ thơ trong sáng tác ca khúc”, phân tích ngôn ngữ thơ ứng với ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ dân gian, ngôn ngữ hiện đại, vần điệu thơ, tiết tấu, đưa nhạc vào thơ. Từ đó sáng tạo ra những tác phẩm hay, mang tầm thời đại rung động lòng người, đi vào tâm thức của công chúng, có sức sống lâu bền với thời gian.

bemacamnhacvnt12 2020 1

Kết thúc trại, Ban tổ chức đã nghiệm thu được 20 tác phẩm (11 Romance; 2 hòa tấu nhạc cụ dân tộc; 1 tam tấu cho Sáo, Violin Cello và Piano; 1 Prelude cho Piano; 1 Variation cho Piano và 4 ca khúc viết về Đà Lạt).

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này