BÀI VIẾT MỚI

Minh Phương

Minh Phương

Chùm thơ của Nguyễn Thị Kim Ngân – Hội Nhà văn Việt Nam Ban Văn học Công nhân

Chùm thơ của Nguyễn Thị Kim Ngân – Hội Nhà văn Việt Nam Ban Văn học Công nhân – sáng tác tại Nhà sáng tác Đại Lải tháng 7/2020

NHẮN GỬI YÊU THƯƠNG
 
Rồi một ngày con sẽ xa nơi đây
Ghế đá, vườn cây, tán bàng xanh lá
Tiếng ve ran giữa trưa hè oi ả
Phượng cháy rực trời, thao thức cả mùa thi.
 
Rồi một ngày trên mỗi bước con đi
Trong hành trang đến bến bờ tri thức
Còn mang theo những điều rất thực
Là lúc ra chơi rộn rã tiếng nói cười.
 
Là đêm cắm trại vui đèn sáng rực trời
Khi thầy cô hóa thân thành chị Hằng, chú Cuội…
Có cô Tấm thảo hiền để lại bao tiếc nuối
Trong ánh mắt cười háo hức, mê say!
 
Con có đến nơi đâu trên trái đất này
Còn mãi trong tim kỷ niệm về một thời thơ trẻ
Mái trường đây là nhà, thầy cô như cha mẹ
Quấn quít, sum vầy, chia sẻ, yêu thương.
 
“Mai sau dù có muôn phương
Ơn thầy, nghĩa bạn, tình trường… không phai!”
******
 
TRƯỚC MỘT DÒNG TÊN
Anh chẳng để lại gì ngoài một dòng tên
Cùng đồng đội của anh trên khu mộ gió
Chỗ đặt tấm hình chỉ là một ngôi sao thắm đỏ
Như trái tim tuổi hai mươi dâng trọn vẹn cho đời!
 
Một sớm mùa xuân anh nằm lại giữa biển khơi
Một lũ ác nhân khiến đàn hải âu gãy cánh.
Để lại nỗi đau không thể gì so sánh
Cứ cứa vào lòng người khi nhắc tới Gạc Ma.
 
Mấy chục năm qua...
Các anh ở đâu giữa mênh mang trời đất?
Có một điều không bao giờ mất:
Các anh trong trái tim, khối óc bao người!
 
Sáu tư bông hoa ... cho đời sau cả triệu nụ cười...
Sáu tư bông hoa thành "Vòng tròn bất tử"!
Nắng đã tắt rồi, hoa ơi xin hãy ngủ
Một giấc an lành! Một giấc nồng say!
 
Giữa đất trời các anh có hay:
Có sóng hát rì rầm như lời ru của mẹ
Có cuồng phong mạnh mẽ giống tay cha
Và nhiều khi sóng tinh nghịch, vỡ òa...
Đàn em nhỏ quây quần bên anh đấy!
 
Cảm phục, yêu thương và biết ơn biết mấy
Cho dù anh chỉ để lại một dòng tên!

PHONG VỊ “NHỮNG LÀN GIÓ TÂY BẮC” - Lý luận phê bình của Lê Thuỳ Giang – Hội văn học nghệ thuật Lai Châu

Lý luận phê bình của Lê Thuỳ Giang – Hội văn học nghệ thuật Lai Châu – sáng tác tại Nhà sáng tác Vũng Tàu tháng 7/2020

PHONG VỊ “NHỮNG LÀN GIÓ TÂY BẮC”

Tây Bắc là vùng đất vừa hùng vĩ, xinh đẹp, vừa đậm đà bản sắc các dân tộc thiểu số và đầy bí ẩn. Chính vì vậy mà bao thế hệ nhà văn từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 đến Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Nguyễn Tuân, Vi Hồng, Mã A Lềnh… và mãi sau này đã dành bao giấy mực và tâm huyết để viết nên những áng văn bất hủ mà chưa khi nào thấy “hết đất”. Ngày nay, các nhà văn trẻ vẫn không ngừng nhiệt huyết khám phá và truyền tải đến bạn đọc những thông điệp của mình qua các tác phẩm văn học viết về mảnh đất trữ tình này, góp phần vào bức tranh muôn màu của văn học Việt Nam đương đại.

           Có rất nhiều tác giả trên khắp mọi miền đất nước viết về Tây Bắc bởi những ấn tượng, tình yêu, cảm xúc… của riêng mình. Nhưng khi tác giả chính là những con người sinh ra, lớn lên hoặc đang sinh sống, làm việc và thấm đẫm trong từng hơi thở của mảnh đất ấy thì tác phẩm của họ có điều gì đặc biệt? Cuộc thi sáng tác truyện ngắn Những làn gió Tây Bắc do Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hoà Bình phối hợp với Báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức đã để lại những phong vị rất riêng của những tác giả Tây Bắc đương đại. Mỗi người một phong cách, một lối viết, với những trải nghiệm, vốn sống riêng đã đưa đến cho người đọc những cảm nhận và ý nghĩa riêng biệt.

Thế giới nghệ thuật của hơn 50 tác phẩm của gần 30 tác giả đến từ 6 tỉnh miền núi phía Tây Bắc của tổ quốc đã gợi ra ngồn ngộn, bộn bề cuộc sống của vùng miền núi, trung du nơi đây.

           Nhan đề tác phẩm cho thấy các tác giả đã dành nhiều sự quan tâm của mình tới đề tài miền núi: Sự tích Bó Nang Coong (Sa Phong Ba), Men lá (Bùi Thiên Văn), Lão thợ săn rừng Thầm Luông (Nguyễn Xuân Chiến), Hoa Sàng Jàng, Nắng cuối rừng, Hồn Piêu (Kiều Duy Khánh), Cô giáo vùng cao (Vũ Thị Huyền Trang), Bạn tồng, Gai pụt (Nông Quang Khiêm), Lời hẹn từ Phiêng Mạ (Đinh Ngọc Minh), Thung lũng Khe Cua (Đỗ Xuân Thu), Trước ngày xuống bản (Đoàn Hữu Nam), Bản mới (Hoàng Việt Thắng), Tam giác mạch (Hà Minh Hưng), Dưới chân núi Sủng Nhỉ, Gió núi đổi chiều (Nguyễn Trần Bé),…

           Quả thực, không gian nghệ thuật miền Tây Bắc đã được các tác giả khắc hoạ khá đậm nét, chi tiết. Ở đó, người đọc có thể hình dung về những ngọn đồi, những khe suối, cánh rừng, những làng bản và chi tiết đến cả không gian từng gian nhà, từng gian bếp, từng góc giường ngủ… Phải có trải nghiệm thực tế, sự am hiểu thì hiện thực đời sống mới đi vào tác phẩm đậm nét, rõ mồn một đến vậy.

           Bên cạnh đó, người đọc còn thấy một không gian sinh hoạt đậm chất đời thường của những làng nghề: đan rọ tôm (Rọ tôm), chạm khắc đá (Đá đắng)… ; của cuộc sống hàng ngày bình dị, nghèo khó... Ở một góc khác, người đọc bỗng thấy mở ra một không gian nghệ thuật mới lạ, hoang đường, xa ngái như trong Hoa tử sa (Tống Ngọc Hân), Nắng cuối rừng (Kiều Duy Khánh), Nhân bản hoang vu (Nguyễn Đức Lợi)… Có yếu tố kì ảo, hoang đường như bông hoa tử sa toả ánh sáng xanh, có thể giúp chữa bệnh; có khu rừng nguyên sinh, nơi con sói cứu một đứa trẻ, có ngọn đồi hoang vu xa lánh thế sự… Biết vậy mà người đọc vẫn chấp nhận bởi vẫn thấy ở đó hình bóng của hiện thực đời sống.

           Thời gian nghệ thuật của các truyện ngắn “những làn gió Tây Bắc” đa số là viết về thời thực tại, hiện tại. Số ít truyện đẩy lùi về quá khứ: có quá khứ xa xăm, rất xa như thời chưa lập mường, lập bản như trong Nắng cuối rừng (Kiều Duy Khánh), hoặc Sự tích Bó Nang Coong

           Trong cái vòng không gian, thời gian ấy, cả một cuộc sống Tây Bắc hiện lên đầy góc cạnh. Mỗi truyện ngắn như là một mảnh ghép. Ghép tất cả các mảnh ấy lại, ta được một bức tranh về đời sống nơi địa đầu của tổ quốc. Đâu đó có những hủ tục: nỗi sợ bị bắt về làm vợ khi còn quá nhỏ của cô bé học sinh tên Mỷ – Phía bên kia cây cầu (Chu Thị Minh Huệ), của cô gái Dao xinh đẹp “dưới chân núi Sủng Nhỉ” vì bị ép lấy chồng trẻ con, để có những đồng bạc trắng trả món nợ cưới xin, tang ma của gia đình mà hoá điên  (Nguyễn  Trần Bé); người phụ nữ Thái theo tục Kiêng mái để tang chồng, lẩn khuất những mơ ước về hạnh phúc lứa đôi mới (Hồn Piêu – Kiều Duy Khánh)…

           Rồi nhịp sống hiện đại bước chân vào bản làng, kèm theo đó là những thực trạng xã hội đầy đau xót. Những cô gái dân tộc xinh đẹp như Oan không còn là hoa tinh khôi của núi rừng mà thành cô gái hành nghề mát – xa, làm những gì khách muốn (Ra phố - Du An). Tình thầy – trò bị giải thiêng khi những cô học trò dân tộc xinh đẹp như Lứa mỗi tối bị gọi lên phòng riêng của thầy giáo (Lứa không về - Du An)… Có những bản mà “lũ thanh niên nghiện ngập, dạt dẹo đến nỗi gió cũng có thể xô ngã, thổi bay. Hàng chục đứa vào tù, hàng chục đứa chê cơm chê gạo ra “ngủ” ngoài sườn đồi, bạn với lau trắng phất phơ, bỏ mặc vợ con nheo nhóc… vì dính vào ma túy” (Tắm khan – Triệu Văn Đồi). Có những người đàn ông đáng tuổi ông như ông Tham hiếp dâm cho đến chết một đứa cháu gái  nhỏ trong xóm nghèo (Đá đắng – Phạm Thị Thuý Quỳnh)… Con người đối với nhau vô tình là vậy. Và đối với cả thiên nhiên cũng khoét sâu đến tận cùng khiến núi cũng nổi giận. Hình ảnh những cơn lũ tức giận, càn quét làng xóm cứ hiện hình trong ẩn ức và trên trang giấy của các nhà văn như Gió qua cổng trời (Lục Mạnh Cường), Gai pụt (Nông Quang Khiêm): “dòng nước khổng lồ… ầm ầm lao qua gầm sàn…” cuốn phăng tất cả. “Núi lùn dần sau mỗi vụ mưa. Đất lở lói như người bị hoại tử. Núi Mây trơ bộ xương tiền sử” (Nhân bản hoang vu – Nguyễn Đức Lợi). Hình ảnh những con thú ba chân như là một lời lên án cho nạn săn bắn thú rừng (Lão thợ săn rừng Thầm Luông – Nguyễn Xuân Chiến)…;

           Con người vì cuộc sống khốn khó, vì mưu sinh, tranh giành mà đứng trước nguy cơ làm mất đi nhân tính, tình người. Đất đai bao đời cha ông vẫn thế, vậy mà chỉ cần vài dự án, lợi ích cá nhân mà tranh giành, đấu đá: Giữ đất (Vũ Thị Huyền Trang), Lời hẹn từ Phiêng Mạ (Đinh Ngọc Minh)… Đứa bé vốn có lòng hướng thiện như Pha trong Bạn tồng (Nông Quang Khiêm) rồi cũng vì môi trường sống mà trở thành kẻ trộm cắp trong bản mình. Lão thầy thuốc trong “hoa tử sa” của Tống Ngọc Hân đâu còn là “lương y từ mẫu” mà là tên cáo già lợi dụng trên thân thể, trên khát vọng “sinh được một đứa con” của người khác mà kiếm lợi cho bản thân. Đáng sợ hơn cả, đôi khi sự vô tình, vô nghĩa không đến từ người dưng mà đến từ những người trong cùng một gia đình. Sen trắng của Tống Ngọc Hân là một truyện ngắn đầy ám ảnh như thế. Thời hiện đại rồi mà mối quan hệ giữa chồng với vợ, giữa nhà chồng với nàng dâu vẫn bị chi phối bởi những suy nghĩ nhỏ nhen, sĩ diện đàn ông, nó lấn át hết cả tình yêu thương, thấu cảm với người phụ nữ…

Bấy nhiêu thôi đủ vẽ lên một cuộc sống xô bồ, khắc nghiệt, rất khác về Tây Bắc so với nhiều tác phẩm ở giai đoạn trước. Nó là ánh xạ của thời thế. Nhà văn đang hướng ngòi bút của mình tới những góc khuất tối tăm nhất của cuộc sống, con người nơi đây. Nhưng ở một góc nhìn khác, những trang viết về đề tài muôn thuở là tình yêu bỗng làm dịu mát tâm hồn. Như tình yêu của chàng trai dân tộc Khàng và cô giáo Hiền trong Hoa sàng jàng của Kiều Duy Khánh chẳng hạn. Tình yêu gắn liền với hình ảnh bông hoa trắng muốt, thơm tho, tinh khiết. Nhưng tình là dây oan, nên những trang viết về tình yêu vẫn luôn đầy những giọt nước mắt. Đó là nỗi đau suốt một đời, khát khao yêu mà không được yêu của cô gái múa xinh đẹp – Giang trong Đêm hoa gạo đỏ (Phạm Thị Thuý Quỳnh); đó là sự hi sinh của Sừa nhận lỗi về mình để vợ thanh thản sống vui vì không sinh được con (Hồn Piêu – Kiều Duy Khánh); là sự che đỡ lúc về già của ông Cón với người yêu dù bà đã hoá điên vì hủ tục (Dưới chân núi Sủng Nhỉ - Nguyễn Trần Bé)… Tình yêu của người núi chân thành và thiêng liêng lắm. Vừa đau xót nhưng cũng vừa tự hào, ngưỡng mộ trước những tình cảm sắt son, nghĩa tình, chung thuỷ của những chàng trai, cô gái nơi đây.

Trong khuôn khổ “Những làn gió Tây Bắc” lần này, ngoài những truyện kể về chuyện đời, về những người quanh ta, thì có một nhóm tác phẩm kể về chuyện nghề của những người nghệ sĩ: Đêm hoa gạo đỏ (Phạm Thị Thuý Quỳnh) viết về tâm sự của cô gái trong nghề múa, Tam giác mạch (Hà Minh Hưng) kể về sự tác động của cuộc sống xô bồ, của những giải thưởng danh giá đối với tình cảm của người hoạ sĩ; Nhân bản hoang vu (Nguyễn Đức Lợi) và nỗi cô đơn, hoang vu của kiếp người, của người nghệ sĩ…. Hình ảnh người nghệ sĩ đôi lúc được khắc hoạ thật vừa “tội”, vừa châm biếm: Đầu chít khăn, quần áo rằn ri rũ rượt. Vai đeo ba lô, gối nịt miếng phượt. Máy ảnh gông trên cổ, nhãn nheo nheo, chụp choẹt lia lịa vào đám lau và chân trời. Đứng chụp, ngồi chụp, bò chụp, nằm chụp, chổng đít chụp… Nhìn như đồ thần kinh. Hai chủ nhân ngồi lù lù tựa đống cứt trâu thì chả thấy chào, chỉ thấy lôi xệch người ta ra, bắt diễn mẫu. Mẫu rách nát. Mẫu xỉ nhục! Ấy vậy nhưng họ luôn có khát vọng: Chưa (được giải), nhưng nhất định mai sau em sẽ đoạt giải tầm cỡ hoàn cầu, chị ạ! Họ xác định tư tưởng trong sáng tạo một cách đầy nhiệt huyết, không nề hà khó khăn, dù có lúc “cơm áo không đùa với khách thơ” : Nghệ thuật là phải trả giá anh nhé, phải hy sinh anh nhé, phải đánh đổi anh nhé, phải biết kiên nhẫn chờ đợi thành quả, kể cả có phải chờ hết cuộc đời này, anh nhé… (Nhân bản hoang vu).

Có những truyện ngắn kết thúc có hậu, trong trẻo như một làn nước mát lành len qua tâm hồn người đọc. Nhưng đa số là  những truyện kết đầy ám ảnh, day dứt. Đọc xong mà thấy đau trong ngực trái. Bằng cách ấy mà tác phẩm đi vào lòng người đọc và gợi dậy những mĩ cảm, hướng thiện, tin vào nhân tính đầy tốt đẹp và có sức mạnh hoá giải. Nhiều truyện ngắn cũng hướng tới thông điệp giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc trước những biến ảo của đời sống hiện đại.

Mỗi tác giả bằng vốn sống, trải nghiệm và tài năng sử dụng ngôn từ của mình đã phản ánh đời sống vào tác phẩm theo cách riêng của họ. Ta gặp trong “Những làn gió Tây Bắc” những phong vị rất riêng. Đọc Nguyễn Đức Lợi ta thấy sảng khoái trước một ngòi bút đầy màu sắc đương đại, đáp ứng thị hiếu. Người đọc đương đại không dễ dãi, họ thích được giải trí qua những trang viết không quá dài, nhưng cũng phải đủ sâu sắc. Giọng văn của Nguyễn Đức Lợi trong Nhân bản hoang vu cứ tưng tửng, bất cần, có lúc chửi bới, cục cằn, có lúc phóng túng, châm chiếm và đầy hài hước. Cách viết mang màu gió mới, lạ. Nhất là trong cách sử dụng ngôn từ, kết hợp ngôn từ có phần lạ, suồng sã, hài hước, đầy chất liệu đời sống: nghĩa địa tiền, đắc đạo tửu; Sợ rúm cả hĩm vào, kiểm tra cái gì hả giời! Hoàn cầu cái con khỉ, hoàn hồn đi em!... Chỉ để diễn đạt sự nghèo mà Nguyễn Đức Lợi nhấn mạnh bao cách: nghèo điêu tàn, nghèo hoang vắng trong cái sự nghèo thuần chủng, nghèo kiên cố, nghèo hoang nghèo hoắt,… Nhà văn Du An cũng là một người giỏi viết theo lối lạnh lùng, mà đầy ám ảnh. Những lời thoại không phân định trên hình thức. Người đọc cứ thấy đối thoại, dòng suy nghĩ chan chát, liên tiếp, xô đẩy vào nhau.

Trong vườn văn Tây Bắc lần này, ta lại thấy một Kiều Duy Khánh viết lách đầy duyên dáng, uyển chuyển, giọng điệu miền núi đúng kiểu so sánh ý niệm, ẩn dụ ý niệm. Văn hoá đi vào ngôn ngữ, từ trong cách nhìn, cách so sánh, ví von của dân tộc. Câu văn của Kiều Duy Khánh đầy hình ảnh so sánh, những so sánh vô cùng thú vị của người thấm đẫm trong mình văn hoá dân tộc Thái. Tác phẩm giàu hình ảnh và chi tiết. Lối diễn đạt đầy bản sắc dân tộc không thiếu trong sáng tác của anh: vui như bông hoa lau gặp gió, đôi mắt thì cứ sáng lấp láy như mắt con chim cu rừng mùa lúa chín nương; Thằng cu bụ và trắng mẫm như con sâu trong ống măng non (Nắng cuối rừng); Ông Pao đã làm xong cái lễ để cúng báo ma nhà hôm nay thằng con trai Khàng nó đi bắt vợ về, ma ông bà ăn con gà chưa biết đi trống, ma bố mẹ uống bát rượu ngô lấy lần đầu để nhận mặt đứa dâu mới nhà họ Vàng Lao, cho dâu mới nó bước vào cửa gỗ chính, sẽ sinh cho nhà họ Vàng đứa trai khỏe như cây gỗ Cò Chìa trên núi đá, đứa gái xinh đẹp như bông hoa Mạ ở núi Po… Nhúa mong tiếng đàn môi của Khàng như cái hạt dẻ đã tách vỏ trên núi, chỉ đợi có mưa để mọc mầm… Nhúa thấy trong bụng cồn cào, nóng xót như ăn nhầm cái nấm có độc (Hoa Sàng Jàng). Trong khi đó thì Đoàn Hữu Nam qua Trước ngày xuống bản lại cho thấy một ngòi bút rất giỏi diễn tả tâm lí, trạng thái nhân vật trong tình yêu và khi bị đưa vào tình huống đầy khó khăn. 

           Tống Ngọc Hân là một nhà văn nữ giàu bút lực và vốn sống, tưởng như những đề tài miền núi chị khai thác mãi không hết. Tống Ngọc Hân viết chắc nịch, lạnh lùng, nhưng ẩn sâu sau đó là nặng nỗi suy tư về cuộc sống, về tình người. Tống Ngọc Hân giỏi kết cấu truyện với những cái kết bất ngờ và đầy dư âm, ám ảnh của một cây bút kì cựu, giàu kinh nghiệm. Người đọc cứ như bị cuốn vào ảo giác cùng với anh Lú trong Hoa tử sa, để cuối cùng mới ngỡ ngàng mình đã thành con cờ trong tay lão thầy thuốc thâm độc.

           Các cây bút Tây Bắc có tuổi đời và tuổi nghề khác nhau. Thật đáng quý trong khi những người trẻ ngày càng bị chi phối bởi thời kinh tế thị trường, thì có những nhà văn rất trẻ vẫn say mê với nghề viết như Vũ Thị Huyền Trang – Phú Thọ. Nông Quang Khiêm – yên Bái, Kiều Xuân Quỳnh – Hoà Bình, Hoàng Việt Thắng – Sơn La… . Vũ Thị Huyền Trang là cây bút nữ viết khoẻ khoắn, đa dạng đề tài. Nông Quang Khiêm trẻ trung, viết hồn nhiên, dung dị. Khiêm viết nhiều về dân tộc Tày của mình. Anh kể chuyện tự nhiên như cuộc sống vốn thế. Và anh biết cách khai thác vốn sống, vốn ngôn ngữ, văn hoá dân tộc, chọn lọc đưa vào tác phẩm một cách tự nhiên nhưng đầy dụng ý nghệ thuật.

           Trong khuôn khổ bài viết ngắn, chưa thể khai thác hết vẻ đẹp của các truyện ngắn dự thi và tài năng của các ngòi bút tác giả. Nhưng ấn tượng chung để lại là mỗi nhà văn với nét riêng của mình, tạo thành từng làn gió, có khi là cơn gió mát lành, có khi làm nóng bừng tâm hồn người đọc. Tất cả bay qua các triền núi, ngọn đồi, con sông, bản làng… Tây Bắc và để lại những dư âm trong tâm hồn người đọc, hướng thiện, đầy tính nhân văn. Đó chính là giá trị mà các nhà văn đã mang đến cho mùa văn, “mùa gió” lần này. Hi vọng trong thời gian tới, những làn gió ấy sẽ trở thành những cơn gió mang trong mình đầy khát vọng “bão” về sự đổi mới, sức dung chứa, giá trị nhân văn cống hiến cho độc giả và đóng góp cho đời văn, đời sống Tây Bắc nói riêng và nền văn học đương đại nước nhà nói chung.

 

GIAI ĐIỆU TỔ QUỐC TÔI - Tản văn của Nguyễn Hồng – Hội văn học nghệ thuật Lai Châu

Tản văn của Nguyễn Hồng – Hội văn học nghệ thuật Lai Châu – Sáng tác tại Nhà sáng tác Vũng Tàu tháng 7/2020

GIAI ĐIỆU TỔ QUỐC TÔI

Đất nước tôi! Đất nước của khúc tráng ca ngàn năm lịch sử ghi dấu ấn, để mỗi tháng bẩy ngậm ngùi tri ân. Khúc tráng ca đau thương chất ngất của những người vợ mất chồng, những bà mẹ mất con như nốt nhạc trầm trong bản nhạc hào sảng của dân tộc, nhắc nhớ thế hệ mai sau về lịch sử, về quá khứ cha anh. Giai điệu đầy tự hào như ngọn gió thổi suốt dọc dài đất nước, cháy bùng khát vọng làm người, khát vọng tự do bay lên. 27/7 với lòng tự hào, với niềm tiếc thương và sự biết ơn sâu sắc, mỗi người con đất Việt thành kính tri ân về những liệt sĩ đã ngã xuống cho nền hòa bình của dân tộc, tri ân những thương binh dành cả thời trai trẻ cho năm tháng đạn bom ác liệt, thậm chí, một phần cơ thể đã gửi lại nơi chiến trường.

Những tháng năm lịch sử hào hùng, đau thương mà bi tráng, mất mát mà không chùn mỏi của đoàn quân cảm tử cho đất nước thái bình sẽ mãi là niềm tự hào cho thế hệ mai sau. Những chàng trai năm ấy “..ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”. Câu thơ ám ảnh về một thời đạn bom. Thời đại của những khi gian nguy nhất, tuyệt vọng nhất, của hào sảng với chiến công hiển hách ghi dấu ấn non sông. Nhưng ở đó còn là chất lãng mạn nằm sâu trong góc khuất tâm hồn của cả một thế hệ, của những người lính khi nước nhà có biến. Sự lãng mạn được kết tinh từ ngọn gió lịch sử của hàng ngàn năm chống giặc ngoại xâm ào ạt thổi về. Hành trang của “những con người khi Tổ quốc cần, họ biết nói xa nhau” là “chiếc áo đỏ rực như than lửa/Cháy không nguôi trước cảnh chia ly”, để tình yêu sưởi ấm họ trong những đêm đông đồi cao giá rét, để nuôi dưỡng khí phách mãnh liệt, sức chịu đựng phi thường, lòng quả cảm  lớn lao đầy chất lính. Trường Sơn khi ấy không chỉ có gầm gào bom đạn, không chỉ có chất ngất đau thương, không chỉ có những khúc tráng ca oanh liệt, mà còn có những ngọn gió đại ngàn thì thầm khe khẽ thôi thúc những đoàn binh đã mỏi mệt canh thâu. Những chàng Vệ quốc tay đeo cây súng, chân đi ghệt da hiên ngang và đầy lãng mạn đã tạc mình vào lịch sử. Để dẫu có nằm xuống nơi đất mẹ vẫn hào sảng đầy thách thức trong “.. áo bào thay chiếu anh về đất/Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.

Anh hùng là không sợ chết ư? Không! Người anh hùng là người cũng sợ chết nhưng biết vượt lên nỗi sợ hãi đó là người anh hùng. Con người không bao giờ là một cỗ máy chiến đấu. Đó là một định nghĩa bằng máu. Chiến tranh không chỉ là chiến thắng kẻ thù mà ở đó còn là chiến thắng chính mình, với tất cả nỗi niềm chiến binh, hi vọng và tuyệt vọng, yếu đuối và can trường, hào sảng và day dứt để rồi có thể ngẩng cao đầu chiến thắng. Chiến tranh không phải trò đùa, càng không bao giờ là ngày hội. Chiến tranh là một thách thức sinh tử đối với toàn dân tộc. Biết kiêu hãnh nhìn thẳng vào nó, sẵn sàng đọ sức với nó, để bước chân người lĩnh băng mình như đoàn quân Tây Sơn thần tốc năm nào không vấp váp, chợn dừng. Mai sau, tất cả có thể sẽ trở thành phôi pha quên lãng nhưng con đường huyền thoại, con đường tình yêu mang tên Trường Sơn sẽ còn sáng chói mãi trong sử xanh, như biểu tượng sáng ngời của phẩm giá một dân tộc không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ.

Những ngày tháng bẩy, cả dân tộc nghiêng mình tri ân về thế hệ cha anh. Tôi không bao giờ quên ánh mắt mòn mỏi của những người vợ trẻ chờ chồng, những bà mẹ dõi theo tin thắng trận của từng đứa con. Và sự chờ đợi dẫu có mong manh, hi vọng rồi thất vọng nhưng là để đánh đổi cho nền hòa bình của dân tộc. Giá của tự do đắt thế nào ư?  Đó là hi sinh và mất mát đầy đau đớn của những người phụ nữ với những tháng năm “sống mòn” trong niềm khắc khoải về người đã ngã xuống nơi chiến trường. Tôi không thể quên hình ảnh của những người lính trở về sau thắng trận với vết thương chằng chịt thể xác. Ở đó còn là những nỗi đau thời hậu chiến. Nỗi đau da cam của hậu thế. Và còn là sự giằng xé đầy tự ti trong mâu thuẫn của những người lính hiên nganh, kiêu hãnh khi ra trận mà hình hài không nguyên vẹn khi trở về. Nhưng trên hết, những người thương binh tàn mà không phế. Họ ghi dấu về những vết chân tròn đầy ý nghĩa với cuộc đời, những cánh tay dấu trong lớp áo mà đem yêu thương tràn ngập muôn nơi. Những người thương binh là anh giáo làng của hậu chiến, là những người chiến sĩ kiên cường trên trận tuyến mới, tích cực tham gia lao động sản xuất. Họ là những tấm gương bình dị tỏa sáng giữa đời thường, để truyền cảm hứng mạnh mẽ cho cộng đồng về nghị lực phi thường của người lính cụ Hồ không chỉ trong thời chiến mà cả thời bình. Dẫu một phần cơ thể còn nằm lại nơi chiến trường năm xưa, nhưng họ luôn có ý thức vượt lên nghịch cảnh để hòa nhập với cuộc sống sau chiến tranh. Tháng năm của lịch sử trận mạc đã tạc hình hài họ trong khí phách của những “chàng trai chưa trắng nợ anh hùng” thì thời bình là những tấm gương vượt khó vươn lên.

Năm tháng sẽ qua đi, tất cả lùi vào quá khứ, kể cả những đau thương, mất mát đến tận cùng trong khổ đau, tuyệt vọng của chiến tranh nhưng những hình ảnh của người lính cụ Hồ sẽ sống mãi cùng non sông. Đó là khí phách sống, thái độ sống kiên cường, bất khuất mà rất hào hoa, lãng mạn. Mãi mãi hậu thế không quên những hi sinh, mất mát của dân tộc này. Dân tộc làm nên lịch sử bởi những chàng trai “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy”.

VỀ BIỂN NGHE TIẾNG SÁO MÔNG - Thơ của Đới Xuân Cường – Hội văn học nghệ thuật Lai Châu

Thơ của Đới Xuân Cường – Hội văn học nghệ thuật Lai Châu – Sáng tác tại Nhà sáng tác Vũng Tàu tháng 7/2020

VỀ BIỂN NGHE TIẾNG SÁO MÔNG
 
           Về với biển chợt nghe tiếng sáo mông
           Ngỡ rừng trúc reo lưng đèo thơ mộng
           Vi vút ngàn xanh tâm hồn biển rộng
           Tiếng biển, tiếng rừng dậy sóng sườn non.
 
           Trong thâm sâu, rừng chờ biển héo hon
           Khi mặn mòi, biển khát rừng vời vợi
           Ta giang tay, ôm bến bờ réo gọi
           Biển xanh ơi! ta khát vọng thanh bình
 
           Ta muốn tìm ta trong kiếp hồi sinh
           Và có em trong biển tình mong nhớ
           Cho biển với rừng cùng chung nhịp thở
           Như thuyền tình cập bến đỗ bình yên.

Bế mạc Trại sáng tác văn học Công nhân lần thứ 4 tại Đại Lải

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ: "Tập hợp, bồi dưỡng đội ngũ tác giả viết về công nghiệp, công nhân và người lao động; để có nhiều tác phẩm giá trị phục vụ công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước", được sự hỗ trợ tổ chức của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, từ ngày 13 tháng 7 đến ngày 27 tháng 7 năm 2020, Ban Văn học Công nhân Hội Nhà văn Việt nam đã tổ chức Trại sáng tác Văn học Công nhân lần thứ 4 cho tác giả các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra phía Bắc, tại Nhà sáng  tác Đại Lải.

Về dự trại có 15 tác giả là Hội viên Hội Nhà văn, hội viên Hội văn nghệ các tỉnh, tác giả của các Khu công nghiệp. Những tác giả này đều đã có đầu sách in riêng và từng được nhận các giải thưởng về sáng tác văn học trong đời sống công nhân.

Dự buổi bế mạc Trại sáng tác có ông Phạm Ngọc Chiểu – Trưởng Ban văn học Công nhân; ông Nguyễn Thạch Tâm – Phó Giám đốc Nhà sáng tác Đại Lải và toàn thể tác giả tham dự trại viết.

bemacvhcongnhant7 2020

Ông Phạm Ngọc Chiểu thay mặt Ban tổ chức Trại đã báo cáo tổng kết trại sáng tác. Dự Trại sáng tác Văn học Công nhân, các tác giả đều đã có đề cương sáng tác được chuẩn bị chu đáo. Với tinh thần lao động miệt mài, nghiêm túc và sáng tạo, các tác giả dự Trại sáng tác Đại Lải thu được kết quả rất đáng ghi nhận. Tiêu biểu như tập thơ “Nghe mưa” của Hà Phạm Phú với 120 bài thơ; truyện ngắn “Thần rừng” của Cầm Sơn; tiểu thuyết “Con đường đầy cỏ lạ hoa thơm” của Phạm Ngọc Chiểu; bài ký sự “Biển buồn” của Nguyễn Khánh Hội…

Đồng thời ông Phạm Ngọc Chiểu cũng đã có lời cảm ơn chân thành sự quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật; sự tiếp đón ân cần và chu đáo của cán bộ, nhân viên Nhà sáng tác Đại Lải đã đóng góp rất nhiều cho sự thành công của Trại sáng tác văn học Công nhân lần này.

Ông Nguyễn Thạch Tâm đã thay mặt Nhà sáng tác Đại Lải chúc mừng thành công của Trại sáng tác và nhấn mạnh Nhà sáng tác Đại Lải sẽ luôn rộng mở chào đón các văn nghệ sỹ, tạo không gian thuận lợi để chắp cánh các tác giả  có được những tác phẩm hay, chất lượng cống hiến cho bạn đọc và xã hội.

Kết thúc Trại sáng tác, 15 tác giả đã hoàn thành 174 tác phẩm, trong đó: 156 tác phẩm thơ, 10 truyện ngắn, 3 truyện thiếu nhi, 3 ký sự, 2 tiểu thuyết.

KẾT QUẢ TRẠI SÁNG TÁC – BAN VĂN HỌC CÔNG NHÂN
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
(13/7/2020 - 27/7/2020)
 
           
Họ và tên                            văn nghệ sĩ Dân tộc Giới tính Số lượng tác phẩm Loại hình văn học nghệ thuật Tên tác phẩm
Phạm Ngọc Chiểu Kinh Nam 1 Tiểu thuyết Con đường đầy cỏ lạ hoa thơm
Nguyễn Đức Sơn (Cầm Sơn) Kinh Nam 3 Truyện ngắn  Thần rừng
Chuyện của Dín
Kỷ niệm xanh
Nguyễn Quang Thuyên Kinh Nam      
Đỗ Bảo Châu Kinh Nam 2 Truyện ngắn Trong sương chiều Đại Lải
Dòng tin nhắn
Trịnh Công Lộc Kinh Nam 3 Thơ Cùng bạn tôi
Gửi mát cho dòng sông
Trăng mặt trời
Tạ Quang Bảo (Tạ Bảo) Kinh Nam 1 Tiểu thuyết Phần 2 tiểu thuyết: Họ ta ở làng Giấy
Phạm Minh Hằng Kinh Nam 2 Truyện ngắn Bao công đời nay
Người mang hai họ
Hà Phạm Phú Kinh Nam 120 Thơ Tập thơ: Nghe mưa (120 bài)
Phạm Trọng Thanh Kinh Nam 13 Thơ Chùm thơ 13 bài
Nguyễn Thị Kim Ngân Kinh Nữ 11 Thơ Chùm thơ 11 bài
Trần Dũng Tày Nam 3 Truyện thiếu nhi Đánh gậy
Phan Mai Hương Kinh Nữ 1 Nhật ký hải trình nhà giàn
Nguyễn Khánh Hội Kinh Nam 1 Biển buồn
1 Truyện ngắn Đường đến đảo Vân
6 Thơ  
 
 
 
 
 
Đinh Đức Cường Kinh Nam 1 Miên man miền dã quỳ
2 Truyện ngắn Hoa trứng gà
Đi buôn
Lê Văn Sự Kinh Nam 3 Thơ Một thoáng Đại Lải
Viết ở đầm An Sinh
Sửa trường ca: Huyền thoại Đốn Sơn

Bế mạc Trại sáng tác văn học Công nhân lần thứ 4 tại Đại Lải

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ: "Tập hợp, bồi dưỡng đội ngũ tác giả viết về công nghiệp, công nhân và người lao động; để có nhiều tác phẩm giá trị phục vụ công cuộc Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước", được sự hỗ trợ tổ chức của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, từ ngày 13 tháng 7 đến ngày 27 tháng 7 năm 2020, Ban Văn học Công nhân Hội Nhà văn Việt nam đã tổ chức Trại sáng tác Văn học Công nhân lần thứ 4 cho tác giả các tỉnh từ Thanh Hóa trở ra phía Bắc, tại Nhà sáng  tác Đại Lải.

Về dự trại có 15 tác giả là Hội viên Hội Nhà văn, hội viên Hội văn nghệ các tỉnh, tác giả của các Khu công nghiệp. Những tác giả này đều đã có đầu sách in riêng và từng được nhận các giải thưởng về sáng tác văn học trong đời sống công nhân.

Dự buổi bế mạc Trại sáng tác có ông Phạm Ngọc Chiểu – Trưởng Ban văn học Công nhân; ông Nguyễn Thạch Tâm – Phó Giám đốc Nhà sáng tác Đại Lải và toàn thể tác giả tham dự trại viết.

bemacvhcongnhant7 2020

Ông Phạm Ngọc Chiểu thay mặt Ban tổ chức Trại đã báo cáo tổng kết trại sáng tác. Dự Trại sáng tác Văn học Công nhân, các tác giả đều đã có đề cương sáng tác được chuẩn bị chu đáo. Với tinh thần lao động miệt mài, nghiêm túc và sáng tạo, các tác giả dự Trại sáng tác Đại Lải thu được kết quả rất đáng ghi nhận. Tiêu biểu như tập thơ “Nghe mưa” của Hà Phạm Phú với 120 bài thơ; truyện ngắn “Thần rừng” của Cầm Sơn; tiểu thuyết “Con đường đầy cỏ lạ hoa thơm” của Phạm Ngọc Chiểu; bài ký sự “Biển buồn” của Nguyễn Khánh Hội…

Đồng thời ông Phạm Ngọc Chiểu cũng đã có lời cảm ơn chân thành sự quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật; sự tiếp đón ân cần và chu đáo của cán bộ, nhân viên Nhà sáng tác Đại Lải đã đóng góp rất nhiều cho sự thành công của Trại sáng tác văn học Công nhân lần này.

Ông Nguyễn Thạch Tâm đã thay mặt Nhà sáng tác Đại Lải chúc mừng thành công của Trại sáng tác và nhấn mạnh Nhà sáng tác Đại Lải sẽ luôn rộng mở chào đón các văn nghệ sỹ, tạo không gian thuận lợi để chắp cánh các tác giả có được những tác phẩm hay, chất lượng cống hiến cho bạn đọc và xã hội.

Kết thúc Trại sáng tác, 15 tác giả đã hoàn thành 174 tác phẩm, trong đó: 156 tác phẩm thơ, 10 truyện ngắn, 3 truyện thiếu nhi, 3 ký sự, 2 tiểu thuyết.

KẾT QUẢ TRẠI SÁNG TÁC – BAN VĂN HỌC CÔNG NHÂN
HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
(13/7/2020 - 27/7/2020)
 
           
Họ và tên                            văn nghệ sĩ Dân tộc Giới tính Số lượng tác phẩm Loại hình văn học nghệ thuật Tên tác phẩm
Phạm Ngọc Chiểu Kinh Nam 1 Tiểu thuyết Con đường đầy cỏ lạ hoa thơm
Nguyễn Đức Sơn (Cầm Sơn) Kinh Nam 3 Truyện ngắn  Thần rừng
Chuyện của Dín
Kỷ niệm xanh
Nguyễn Quang Thuyên Kinh Nam      
Đỗ Bảo Châu Kinh Nam 2 Truyện ngắn Trong sương chiều Đại Lải
Dòng tin nhắn
Trịnh Công Lộc Kinh Nam 3 Thơ Cùng bạn tôi
Gửi mát cho dòng sông
Trăng mặt trời
Tạ Quang Bảo (Tạ Bảo) Kinh Nam 1 Tiểu thuyết Phần 2 tiểu thuyết: Họ ta ở làng Giấy
Phạm Minh Hằng Kinh Nam 2 Truyện ngắn Bao công đời nay
Người mang hai họ
Hà Phạm Phú Kinh Nam 120 Thơ Tập thơ: Nghe mưa (120 bài)
Phạm Trọng Thanh Kinh Nam 13 Thơ Chùm thơ 13 bài
Nguyễn Thị Kim Ngân Kinh Nữ 11 Thơ Chùm thơ 11 bài
Trần Dũng Tày Nam 3 Truyện thiếu nhi Đánh gậy
Phan Mai Hương Kinh Nữ 1 Nhật ký hải trình nhà giàn
Nguyễn Khánh Hội Kinh Nam 1 Biển buồn
1 Truyện ngắn Đường đến đảo Vân
6 Thơ  
 
 
 
 
 
Đinh Đức Cường Kinh Nam 1 Miên man miền dã quỳ
2 Truyện ngắn Hoa trứng gà
Đi buôn
Lê Văn Sự Kinh Nam 3 Thơ Một thoáng Đại Lải
Viết ở đầm An Sinh
Sửa trường ca: Huyền thoại Đốn Sơn

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Quảng Trị 2020 tại Đà Nẵng

Ngày 25/7/2020 Nhà sáng tác Đà Nẵng đã phối hợp với Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2020.

Dự bế mạc có ông Hồ Thanh Thoan - Phó Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị; ông Võ Huỳnh Hữu Trí - Phó giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng, cùng các thành viên tham gia Trại sáng tác.

bemacquangtrit7 2020

Tại buổi bế mạc, ông Võ Văn Luyến - Trưởng đoàn đánh giá trại sáng tác đã thành công tốt đẹp. Các tác phẩm đã bám sát đề tài, đề cương đăng ký; phản ánh được nhiều mặt đời sống, xã hội trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước hiện nay. Sau 15 ngày tổ chức, trại đã thu nhận được 118 tác phẩm, trong đó bao gồm: 83 tác phẩm chuyên ngành văn học, 02 tác phẩm chuyên ngành sân khấu, 20 tác phẩm chuyên ngành nhiếp ảnh, 04 tác phẩm chuyên ngành mỹ thuật, 04 tác phẩm chuyên ngành âm nhạc, 03 tác phẩm chuyên ngành văn nghệ dân gian và 01 tác phẩm chuyên ngành văn học dân tộc thiểu số. Các tác phẩm này sẽ tiếp tục được Hội văn học nghệ thuật Quảng Trị sàng lọc, chọn ra những tác phẩm có tính khả thi cao để có thể biên tập, hoàn thiện và xuất bản trong thời gian sớm nhất.

Ông Hồ Thanh Thoan đã biểu dương tình thần sáng tạo, thái độ làm việc tích cực của các văn nghệ sĩ, đồng thời cũng cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các văn nghệ sĩ của Nhà sáng tác Đà Nẵng đã giúp Trại sáng tác thành công tốt đẹp. Ông cũng bày tỏ mong muốn các trại sáng tác được tổ chức thường xuyên để có thêm nhiều tác phẩm hay, chân thực, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của bạn đọc trong thời gian tới.

Ông Võ Huỳnh Hữu Trí thay mặt toàn thể cán bộ, nhân viên Nhà sáng tác Đà Nẵng có lời chúc mừng các văn nghệ sỹ Quảng Trị đã tổ chức thành công Trại sáng tác năm 2020, cùng với mong muốn các tác phẩm định hình tại Trại sáng tác lần này sớm được xuất bản, cũng như đến với đông đảo công chúng.

bemacquangtrit7 2020 1

Trại sáng tác diễn ra từ ngày 16/7/2020 đến hết ngày 30/7/2020 với tinh thần đề cao cảnh giác, không lơ là trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19. Kết tinh lao động sáng tạo của Trại sáng tác lần này với sự tham gia của 15 văn nghệ sĩ thuộc hội viên của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị (05 Văn học, 01 Sân khấu, 02 Nhiếp ảnh, 02 Âm nhạc, 02 Văn nghệ dân gian, 02 Mĩ thuật và 01 Văn học dân tộc thiểu số) là một số lượng các tác phẩm rất đáng khích lệ.

HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TỈNH QUẢNG TRỊ

(16/7-30/7/2020)

             
STT Họ và tên                  văn nghệ sĩ Dân tộc Số lượng tác phẩm Loại hình    văn học    nghệ thuật Tên tác phẩm  
 
 
 
 
1 Võ Văn Luyến Kinh 62 Văn học Tập thơ: Âm tính (62 bài)  
2 Nguyễn Minh Châu Kimh 4 Văn học Những ngôi mộ gió trên đảo Lý Sơn  
Qua đèo Ngang nhớ Bà Huyện Thanh Quan  
Đêm sông Hàn  
Chếnh choáng ngày Xuân phố núi  
3 Hoàng Tấn Trung Kinh 6 Văn học Thăm núi sơn Trà nhớ Trà Sơn Kháng Sớ  
Bên sông Hàn uống rượu với bạn cố tri  
Tổ quốc đang cần một bậc minh quân  
Đôi mắt người phố biển  
Tình biển  
Không đề  
4 Nguyễn Linh Ngọc Kinh 6 Văn học Hẹn ngày trở lại  
Hương tháng bảy  
Thương miền ngày hạ  
Em là hạt nắng  
Giữ lại tháng tư  
Miền quê bất tử  
5 Phan Văn Xung Kinh 2 Mỹ thuật Hoa chuối  
Mưa  
6 Nguyễn Văn Chúc Kinh 2 Mỹ thuật Trái đắng  
Tình quân dân  
7 Lê Đình Cảnh Kinh 10 Nhiếp ảnh Phố cổ  
Nét xưa  
Sông Hàn  
Nhịp điệu công trình  
Về chợ  
Trống hội  
Vũ điệu đường phố  
Nô đùa trong nắng  
Biển Hội An  
Em người xứ Quảng  
8 Hoàng Văn Tân Kinh 10 Nhiếp ảnh Phác họa  
Gia công  
Chăm chút  
Đường lên non nước  
Đài tưởng niệm  
Nhịp điệu làng nghề  
Non nước hữu tình  
Bình minh Ngũ Hành Sơn  
Rồng  
Nhà sáng tác Đà Nẵng  
9 Nguyễn Tiến Hải Kinh 2 Âm nhạc Bến sông quê  
Khúc hát sông Hàn  
10 Trần Kiềm Kinh 2 Âm nhạc Đà Nãng yêu thương  
Dòng sông em hát  
11 Nguyễn Thanh Ngãi Kinh 2 Văn nghệ dân gian Ca Huế: Đà Nẵng ơi  
Dân ca Bình Trị Thiên: Chung một lời thề  
12 Trần Hữu Đạt Kinh 2 Sân khấu- Điện ảnh Đào thải  
Lên đàng  
13 Hồ Văn Phương Kinh 2 Văn học dân tộc thiểu số Tri thức bản địa của dồng bào Pa cô trong khai thác sử dụng sản vật từ rừng  
Văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào Pa Cô- Quảng  Trị  
14 Đậu Trung Thành Kinh 5 Văn học Thành phố tình yêu  
Hoàng Sa ơi  
Hội An  
Về Tân Kỳ đi anh  
Miền đất nhớ  
15 Trương Thi Kinh 1 Văn nghệ dân gian Thần thoại và truyền thống trong văn học dân gian Quảng Trị  
  Tổng cộng   118      

NA - Truyện ngắn của Tạ Ngọc Dũng - Hội văn học nghệ thuật Tuyên Quang

Truyện ngắn của Tạ Ngọc Dũng – Hội văn học nghệ thuật Tuyên Quang – sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 6/2020.

NA
Na tên đầy đủ là Hoàng Thị Na, một cô gái Tày ở bản cạnh bên cái bãi vàng của chúng tôi.
Ngày ấy, thông tin về bãi vàng của chúng tôi có phát hiện ra dấu hiệu của đá quý, do nằm một dải liền với các bãi đá đỏ tên tuổi, từng có những viên đá màu tiết dê giá trị lên cả tỷ.
Thật ra, ở cái đất Lục Yên này, chỗ nào chả có đá đỏ cơ chứ. Cho nên thông tin đó vừa lọt ra, hàng đoàn người đã kéo tới.
Tất nhiên, chúng tôi không đời nào cho họ vào. Những con người đủ các lứa tuổi: Ông già, thanh niên quần áo rách rưới, nước da nhợt nhạt vì nằm hang lâu, từ các bãi khác tới thúc thủ quay đi trước những họng súng lạnh lùng sẵn sàng nhả đạn. Gương mặt họ thất vọng não nề, có người bỏ nhà cửa ra đi với hy vọng đổi đời vài năm trời vẫn chưa đào được viên nào, chút hy vọng cuối cùng của họ bị dập tắt trước những gương mặt dữ tợn, vũ khí lăm lăm trong tay của những tay anh chị mặt vằn vện ngang dọc dấu ấn giang hồ.
Nhưng chúng tôi không thể nào ngăn được những người dân bản. Đất có thổ công, đây là quê họ, không cẩn thận chính chúng tôi sẽ bị quét sạch ra khỏi đây bằng vô vàn họng súng kip và lưỡi dao quắm.
Trong đoàn dân bản vào bới cát tìm đá, có Na.
Nhóm của cô toàn những cô gái Tày xinh có, xấu có, độ tuổi sàn sàn mười lăm, mười sáu như nhau. Người Tày bên Lục Yên này họ ăn mặc đẹp hơn hẳn người Tày quê nhà chúng tôi, có mỗi bộ chàm truyền thống đơn điệu hàng ngày. Chỉ một miếng vải lụa đen cuốn quanh người thành cái váy mà tôi vẫn hy vọng nó bị tuột nút, nhưng quá chắc, kể cả giả vờ vô tình chạm vào giật gấu váy nó cũng không bung ra, áo của họ giống loại bà ba của các cô thôn nữ miệt vườn miền Tây trong Nam, xẻ tà để lộ những mảng trắng nõn bên sườn, màu mè xanh đỏ tím vàng nhộn hết cả mắt.
Những người dân bản hăm hở đến bới tung cả các đống cát bọn tôi đãi xong đổ ra, mãi chả thấy gì họ dần dần rút lui. Thật vậy, bọn tôi thi thoảng có vớ được vài viên sỉ màu đỏ đục, nó đâu phải đá quý. Chỉ còn các cô gái vẫn cần mẫn ngày ngày, hết vụ mùa các cô rảnh, thôi thì coi như đi chơi.
Tuy nhiên, mỗi lo " Đêm dài sợ lắm mộng " khiến các cai bưởng vẫn chưa được yên tâm. Nhỡ họ bới mãi, chỉ cần được viên con con, giá trị thấp thôi, làn sóng người sẽ quay lại. Lúc đó thì nát bãi luôn. Tôi là người được giao nhiệm vụ ngăn chặn các cô gái ấy. Tất nhiên không phải đuổi họ đi rồi.
Vì sao công việc đó lại giao cho tôi? Đơn giản chỉ vì tôi là cháu của trưởng bãi, và tôi trạc tuổi các cô, dễ hơn nếu cho thằng mặt sẹo nào ra làm việc ấy.
Cứ các cô ngồi chỗ nào, tôi sẽ đến bới trước mặt. Nhỡ được viên nào tôi ỉm đi coi như là lọt sáng xuống nia. Mục đích chính để các cô nản.
Nhưng người tính không bằng trời tính, từ khi tôi tiến hành nhiệm vụ đầy vinh quang và hấp dẫn đó, mãi cả tháng không thấy cô nào nản, mà còn có vẻ thích hơn.
Nói khoe cũng hơi quá, tôi nhìn là thằng trắng trẻo đẹp zai sạch nước cản nhất trong hội lìu tìu, ăn nói cũng dễ nghe. Ngồi cạnh gái cũng phải đầu tư cho hình thức chút. Cứ cả bộ Tô châu , mũ cối, dép đúc cao su Tàu khựa, mượn thêm con đồng hồOrien ba ngôi sao của một tay bưởng đeo vào. Gớm chết chết, tôi ngồi góc nào bãi sáng ra góc ấy. Chả cần đến, chỉ cần ngồi xuống là các em lân la tới rồi. Na là người hay ngồi gần tôi nhiều nhất, đến sớm và về muộn nhất.
Đươc cái, cô cũng xinh, cái tuổi trăng tròn đang thì lây lẩy nhìn tức hết mắt, đôi mắt đen láy lúc nào cũng ngơ ngác hút hồn người đối diện (tất nhiên phải khác giới), đã duyên lại càng duyên khi ông trời cho thêm chiếc răng khểnh, mỗi khi cô nhoẻn cười, tôi thót cả tim lại.
Thằng cũng mười sáu như tôi rạo rực lắm, dù mặt phải tỉnh bơ. Các sếp dặn thế. Mới loạng quạng vào đời phải nghe các anh lớn. Đừng tỏ mình quan tâm đến bọn nó dù trong lòng đang thích bỏ mẹ ra. He he, tôi triệt để áp dụng, không ngờ vẻ lạnh tanh đó lại hút dính cô vào với mình.
Na có vẻ bị khớp khi ngồi với tôi, có lần để ý thấy cô cứ bới cát mãi một chỗ, đào lên rồi lấp xuống, khéo bật ra viên đá cỡ nắm đấm cô mới nhìn thấy, nhỏ nhỏ chắc không vì tâm hồn không chú ý vào việc mình đang làm lắm!
Còn tôi thì lại cô gắng tìm cách tăm hai " viên đá " cỡ vài ca ra khác, giấu trong lớp áo chả phụ kiện gì, dưới chiếc vòng bạc, đang phập phồng kia. Nghe nói nó màu đẹp như hai hạt đậu đỏ. Ngoài ra, trong lớp váy cũng như vậy có cái gì, đó là điều bí ẩn tôi quyết khám phá bằng được.
Rồi tôi cũng thành công, tuy không như ý lắm.....
Bãi chúng tôi có một anh già, tên là Đông, thường thì chúng tôi hay gọi anh với cái tên ghép : Đông Ki sot, anh cũng hơi hâm hâm, đôi khi dê dê chút. Được cái tốt tính.
Tối hôm đó, cơm nước xong, anh gọi tôi lên chỗ anh: Này, anh hỏi thật, mày ...đã được tý gì với con bé đó chưa?
Tôi ngơ ngác: Tý là tý như nào. Em cũng chỉ ngồi cạnh chứ chưa có có gì!
- Hé hé, đúng là thằng em dại, ít ra cũng phải vò xôi nắn nầm chứ. Để anh bảo cho, không thì sau này lại hối tiếc.
Anh nặn hai cục đất cỡ bằng cái bát nước chấm, xong lồng vào một cái bao tải dứa cắt hở hai đầu:
- Đây coi như cái áo. Nếu mày đứng, từ luồn tay từ đây trên này vào, chếch bốn mươi lăm độ, đứng bên phải thì khoắng bên trái và ngược lại. Nói rồi anh thò tay biểu diễn cho tôi thị phạm.
- Còn nếu mày ngồi, người ta cũng ngồi, nên khẽ khàng vén lên chút - Anh vén mép bao phía dưới lên, thò tay vào, phương vị và cắt góc như trên.
Rồi tay anh xoa xoa cục đất nhè nhẹ : " Tiếp theo thì..."
Tai tôi ù đi, cổ họng nóng ran. Ô! Không biết ông này " thực hành " môn kỹ năng " Cầm nã thủ " trên bao nhiêu đối tác rồi. Nhẽ đến tuổi này cũng khiến con nhà nhà người ta khóc khéo nước mắt chứa đầy cái bát tô.
Thế nhé! anh vui vẻ vỗ vai tôi: Tao thấy mắt nó nhìn mày kiểu đó, cứ một đập là ăn quan luôn thôi.
Nhưng tôi mãi không thực hiện được theo bài tập mẫu đó
***
Tôi bị điều sang công việc khác, đứng xóc gầu máng răng cưa. Một phần do người làm việc này bỏ về, một phần do các em cũng chán bỏ dần. Còn lại vài người, trong đó có Na, vẫn tha thẩn vào bãi đều đều. Từ khi tôi chuyển sang việc mới, cô cũng quanh quẩn gần chỗ tôi làm.
" Mày nghe tới chuyện " chài " bao giờ chưa. Một cậu cùng nhóm hỏi tôi. " Con bé kia nó thích mày lắm đấy, không cẩn thận có ngày nó làm phép trói mày ở đây!". Vớ vẩn, tôi thì tôi chả tin, chài cái con củ kiệu ấy!
- À, mày có biết, hội này hay ...đeo chã ngô không? Nó lại hỏi, lần này khiến tôi tò mò chết đi được. Nhưng để biết được điều đó không dễ, có khi phải thi hành biện pháp như anh Đông Ki sốt dạy thôi, chỉ khác cái luồn ở váy chứ không phải áo.
Tôi nghĩ thế chứ không dám làm, cứ nhìn con dao quắm mi ni sắc lẹm đeo cạnh sườn của các em sợ bỏ bố. Thấy tôi có vẻ quan tâm, thằng kia khích " Tao cho rằng mày cũng thông minh, tìm cách cho anh em xem với"
" Chuyện nhỏ" Trong đầu tự nhiên lóe lên một ý nghĩ...tương đối trí tuệ, khi thấy các em lúi húi bới bới, nhặt nhặt.
Tôi kiếm mảnh lược đỏ, cắt một mẩu tròn tròn be bé thành hình viên đá, mài nhẵn. Nhân lúc các em đang đứng xem xóc gầu, nhanh tay thả luôn xuống, hòn nhựa lóe đỏ rực lên trong nước.
" Hình như có viên kìa" một cậu bên cạnh hô lên.
Các em lao vào tranh nhau bới đống cát chân cầu, có vẻ lúc nãy cũng nhìn thoáng thấy. Viên đá to bằng đầu ngón tay út vớ được đổi đời ngay chứ đùa.
Cái miêng hố cát thì trơn, mấy cô em cùng lao vào, va phải nhau ngã chổng chân lên trời.
Chả có cái chã ngô nào trong tấm lụa đó cả!
Một cái gì hình thù cùng chi tiết rất khó tả hiện ra lờ mờ trong ánh sáng yếu...
Tôi đã kịp thấy hai "viên đá " , không giống hạt đậu đỏ lắm, cũng chẳng phải của Na nhưng cũng đủ bứt rứt tâm can.
Đêm hôm đó, cả tổ xóc gầu trằn trọc, thi thoảng có thằng lại lẻn ra sau lán, thằng thì nằm tại chỗ khiến sạp nứa rung bần bật.....
***
- Anh Dúng có dám đi chơi cùng Na không?
Na hỏi, khi cô vào bếp xin nước uống. Lúc này các cai lại điều tôi vào chân phụ trách nhà ăn.
Kể cũng khá giật mình. Tuy hàng ngày em í vẫn luôn vào xin nước, lúc này chả cần nói, cả bãi ai cũng biết Na kết tôi vỡ đít bát rồi. Về phần tôi hôm nào em không vào cũng nhơ nhớ.
" Đi ...đâu ". Tôi lắp bắp hỏi lại câu rất ngớ ngẩn.
Gương mặt cô bừng nắng, chiếc răng khểnh duyên chết đi được: " Ngoài lều nương, tối nay vớ!"
Cách cái thung lũng nơi chúng tôi ở khoảng một ki lô met, có một chiếc chòi canh nương. Nằm chơ vơ giữa các đồi sắn mọc quanh đó. Thi thoảng đi lấy gạo về tới đấy còn sớm tôi cũng hay lên đó nằm lăn ra ngủ đến tối mới mò vào bãi để... trốn việc.
" Ơ...cũng...cũng...được". Tôi lần đầu tiên bị gái hẹn, hơi cuống.
Tối hôm đó, như thằng phải gió. Đếu biết nó hẹn mình ra đấy sẽ xảy ra việc gì nhỉ? Mà có khi em ấy cũng đùa, đêm hôm từ bản mò ra, qua bao ngọn đồi, sườn núi, băng qua rừng đâu dễ.
Thôi kệ mẹ.
Nằm ngả lưng nhưng vẫn bồn chồn, không kìm được tôi leo lên mỏm đá sau lán ngó ra phía lều nương.
Ánh sáng le lói hiện ra. có người đang đốt lửa trong cái chòi đó...
...
Có nên đi ra ngoài đó không nhỉ?
Tôi băn khoăn, nghĩ tới đoạn đường tối om khe núi đầy rắn rết lại thấy ớn. Nhưng tưởng tượng tới hai hạt đậu đỏ và bài lý thuyết của anh Đông Ki sốt lại thấy máu trong người nóng lên.
Cô ấy còn dám đi cơ mà. Nhẽ nào tôi, một thằng thanh niên ...bắt đầu cứng lại không đi được.
Khoác khẩu súng săn, dắt thêm con dao dao vào bụng, tôi lầm lũi men theo những mỏm đá tai mèo nhọn hoắt đi ra, không một tiếng động leo lên cầu thang.
Na đang ngồi một mình, dưới ánh lửa bập bùng, vẻ mặt cô đẹp hoang dại. Mái tóc xổ tung, hàng ngày cô vấn chiếc khăn nhung rồi đội nón lên cho nên tôi không được ngắm, nó dài và dày như làn suối.
Ba lần định đánh động bước vào, thì ba lần tôi lại bị thứ gì đó gìm chân lại. Tiếng thằng cùng tổ cứ vang bên tai " Cẩn thận nó chài đấy!"
Nhẹ như một con mèo, tôi tụt xuống đất, trở về lán trong mối tức tối mơ hồ ở nửa dưới cơ thể đang ướt đẫm sương đêm.
***
Ông lão ngồi chờ tôi rìa lán có gương mặt quen quen, không biết đã gặp ở đâu. Vừa nhìn thấy, ông lôi tuột ra, chả rào đón gì " con Na nhà ké ốm, thầy mo cúng không khỏi. Nhưng nó trong lúc ngủ mê toàn gọi tên anh Dúng. mày phải vào thăm đi, nó chết tao bắt vạ mày đấy!"
Tôi sững người.
Líu díu theo chân ông lão vào bản. Na đang nằm thiêm thiếp trên sàn. Nhìn cô xanh tái như tàu lá héo.
" Na, Na" sau khi nhận cái gật đầu đồng ý của ông lão bố cô, tôi khẽ cầm tay lay lay. Em hé mở mắt nhận ra tôi, có gì đó chất chứa trong ánh nhìn, nó như vừa mừng rỡ, vừa uất ức khiến tôi phải quay đi.
" Ôm nó đi!" Ông lão nhắc
Bỏ mẹ rồi, dù mới mười sáu nhưng tôi cũng hiểu mình đã vướng vào một chuyện rất rắc rối. Nhìn con dao lồng trong cái vỏ sừng sơn dương đen bóng sườn ông, tôi không dám phản ứng " Bác...đi ra ngoài được không? ". Tôi thốt lên đuổi ông một cách khó khăn. Nhỡ ôm con gái ông bị tung dây trói lại thì xong đời thằng tôi à. Ngu quái đâu.
Chờ tiếng chân ông lão qua bậc cầu thang, tôi với nhè nhẹ đỡ Na ngồi dậy, chợt nhìn thấy bát thuốc sắc để đầu chiếu, cầm lấy ghé vào miệng, cô uống một hơi ngon lành " Dúng ơi, thuốc hôm nay uống không đắng!". Nghe cô nói mà miệng tôi lại thấy đắng.
***
Trở về lán, nằm vật xuống trong cơn say bốc lên tới đỉnh đầu. Về đến đây cũng là một kỳ tích. Dù người bị rách vài chỗ do lao vào bụi cây, trán u một cục khi lao đầu vách đá.
Không về không được, ở lại thì đêm nay có trời mà biết ông ké kia bắt tôi " chữa " bệnh cho con gái ông bằng phương pháp nào nữa.
Trong bữa cơm cạnh bếp lửa trên nhà sàn. Na uống hết bát rượu này đến bát rươu khác. Cứ như cô chưa ốm bao giờ. Tôi cũng bị ép đến tối tăm mặt mũi. Mẹ khỉ, cái rượu vùng này uống nhấp môi thì ngọt nhưng được đôi ba bát con muốn ngã ra luôn. Nhớ vụ uống say nằm cạnh " chị gái" con bố Thắng, cũng người Tày ở Hà giang mấy năm trước khiến tôi cố gắng kìm chế, rượu đa số lọt vào cổ áo Tô Châu dày cộm.
" Lần sau đừng bắt vía con gái ké nữa nhé!" Ông lão đưa tôi ra đầu bản dặn, khi tôi quyết nằng nặc đòi về " Cháu là cửu vạn, không về mai các anh cai đánh chết" Lý do đó hợp lý, cả nhà không dám giữ.
" Vâng, tất nhiên rồi" tôi hét lên.
***
Thằng cùng tổ xóc đãi trước nghe tôi kể xong, nó cười một cách tiếc nuối " Mẹ kiếp , đéo phải..." rồi bỏ lửng.
Tôi không ưa thằng này lắm, vì tính hơi bẩn, nhưng cùng làm cho nên kệ mẹ nó.
Đang lúi húi vo gạo ở hố nước, linh tính có ai đứng sau nhìn mình, không quay lại, để nước lắng xuống, tôi né người ra nhìn, một bóng quen thuộc hiện sau lưng.
Na...
...
Na
Na nói giọng hơi gắt gỏng : Anh không nghỉ tay ăn cơm đi, bọn trẻ con đang đói, chờ anh mãi từ nãy rồi!
Tôi bỏ cái ống tre cùng con dao xuống. Ơ, mình đang làm cái quái gì đây nhỉ?
Mà...trẻ con nào ở đây!
Đúng lúc, một lũ lít nhít nhem nhuốc ở đâu lao ra, nhìn bộ dạng bọn chúng thật ghê, tóc tai bù xù, mặt mày đen nhẻm, mũi dãi tanh tưởi bâu lấy tôi.
- Này, này, anh không hiểu, cái gì đang xảy ra thế? Tôi hoảng hốt gạt tay lũ trẻ ra, hỏi cô.
- Con anh mà cũng không nhận ra ư. Rượu chè suốt ngày làm anh đãng trí rồi.
Con tôi?
Chợt tôi nhận thấy, Na cũng không còn xinh tươi như hôm nọ nữa, nhìn cô nhăn nheo, sập xệ khiếp, nước da trắng hồng giờ chuyển sang màu sạm nắng, khắc khổ. Tôi vội chạy ra dòng suối trước nhà để rửa mặt, lẽ còn say thật. Mà cũng không biết cái nhà sàn tồi tàn ấy hiện ra lúc nào.
Một gương mặt già già, nhàu nhĩ và đen như tấm da trâu phơi gác bếp hiện ra dưới làn nước nhìn chằm chằm. Tôi ngơ ngác ngó quanh, có mỗi mình mình ở đây.
Hét lên tiếng rồi tôi co chân chạy. Đằng sau tiếng Na văng vẳng cùng lũ trẻ con gọi ơi ới bám theo...
" Dậy, mơ gì mà kinh thế!" Anh Đông Ki sốt véo tai tôi đau điếng.
Hóa ra đang ngủ mơ.
Chắc do tôi bị ám ảnh câu chuyện lúc tối. Nằm khểnh gác chân lên người anh Đông, tôi hỏi : Anh đi nhiều vùng cao, có biết chuyện " chài " không?
- Có chứ! Anh nhăn mặt: tao suýt bị đây này, nếu con gái người dân tộc nó thích, muốn " bắt mày " về làm chồng, thì nó sẽ xin con ma xó nhà nó, yểm vào một cái bùa, thế là đời mày vĩnh viễn thành bố bản. Nếu cố tình bỏ đi hoặc khi nó chán đuổi đi, mày sẽ thành thằng điên suốt phần đời còn lại.
Tôi nghe toát cả mồ hôi hột, nằm suy nghĩ rồi thiếp đi lúc nào không biết.
***
- Thế hôm đó, con Na ra tìm mày, nó có hẹn gì không? Khanh, thằng cùng tổ hỏi tôi, khi hai thằng chuẩn bị tập võ.
Nó cũng là cháu một cai bưởng, bọn tôi được khuyến khích đi học võ hàng đêm do một cai bưởng khác dạy. Tôi thì chả khoái món này lắm, chủ yếu thức đêm chờ ...nồi cháo gà, học mãi vẫn lẹt đẹt ở cấp ...không đai.
- Ờ, nó hẹn tối mai lại ra lều nương
- Thế mày có đi không?
- Chưa biết, tao sợ lắm!
- Đồ chết nhát, để tao đi nhé!
- Không được, nó hẹn tao chứ hẹn mày đek đâu. Mà thôi, tập đi!
Tôi cảm thấy thằng này hôm nay là lạ, những đòn đối kháng nó ra đều mạnh và có ý hạ gục tôi. " mày tập kiểu gì thế?" vừa kêu lên khi né xong một loạt các cú đá vào chỗ hiểm liên tục thì một cú đá quét tiếp khiến tôi lộn nhào, chân như gãy lìa ra. Đau thấu xương.
- Nghỉ ngơi vài hôm đi con ạ! Nó khinh khỉnh bỏ đi, để tôi ngồi ôm chân đau đớn trên bãi cát.
***
Rất may, cú đá quét đó chỉ khiến tôi giập cơ chút. Một chút thuốc đòn gia truyền của sư phụ vừa uống vừa xoa làm ngay ngày hôm sau tôi chỉ còn hơi tập tễnh.
Tối hôm đó, cơm xong tôi gọi thằng kia ra nói chuyện. Tìm mãi không thấy nó đâu.
Na, tôi chợt nhớ cái hẹn của Na, dù tôi chưa nói với thằng Khanh là tôi từ chối, nhưng ánh mắt cô kiên quyết lắm. Trời ạ, thì ra cú ra đòn của nó nhằm mục đích này đây!
Không còn để ý tới cái chân còn đau nhoi nhói, tôi hộc tốc lao ra lều nương.
Vừa tới nơi, thấy căn lều chao đảo dữ dội, có người đang vật lộn trên đó.
Na đầu tóc rối bù, cố giãy giụa, nhoài người ra khỏi thằng Khanh, áo của cô bị xé toang ngực, thằng kia đè lên, đang cố giật cái gấu váy ra, đúng lúc tôi đến, mảnh vải lụa đã tụt ra khỏi sườn cô gái, lộ ra cả thân hình trắng nhễ mồ hôi như men sứ.
Cú đá của tôi, dù chân trụ không vững nhưng cũng làm thằng Khanh văng ra. Nó ôm sườn nhăn nhó, rồi hực lên một tiếng như con thú bị mất mồi, lao vào tôi như cơn lốc.
" Con mẹ mày, định phá đám hả!" Mồm nói, tay nó thoi liên tục vào mặt, ngực khi đè ngửa được tôi ra. Đau quá, tôi chới với.
Đang đánh tự nhiên nó rú lên rồi ngã nhào xuống sàn, một cái lưỡi dao quắm bập vào vai. Con dao trong tay bố Na.
Thì ra, lúc tối không thấy cô đâu, ông đoán ra và đi tìm.
Tôi chưa kịp thở, thì thấy con dao lại vung lên, lần này nó nhằm vào tôi.
Thôi chết, ông hiểu lầm rồi. Không còn khoảng trống nào lăn tránh, đành nhắm mắt chờ.
" Bố, đừng " Na rú lên, cô lao vào ôm bố nức nở.
" Chúng mày xéo khỏi nơi đây ngay ". Mắt ông đỏ sọc, con dao hươ loang loáng một cách bất lực vì đang bị Na ôm cứng. Tôi vội xé áo bịt chỗ vai đang chảy máu ròng ròng của thằng Khanh, dìu nó xuống.
***
Tôi ngồi ủ rũ bên dòng suối, chốc nữa thôi tôi sẽ phải rời khỏi nơi đây.
Các cai bưởng không ai dám giữ lại, họ cũng sợ sự thịnh nộ của dân bản.
Bãi vàng, chẳng là chốn để tôi phải lưu luyến, mang lại cho tôi niềm vui gì. Nhưng miếng cơm manh áo của những đứa em mà tôi phải bỏ học đi làm sẽ mất nếu trở thành thằng vô công rồi nghề. Dù đây không phải nghề tôi muốn.
Một bàn tay đặt lên vai, tôi đoán thằng Khanh gọi tôi đi, nó cũng phải cuốn gói.
- Đi trước đi, tao với mày không thể đi cùng nhau được đâu. Tôi nghiến răng nói với ra đằng sau.
Bàn tay xoay tôi lại. Không phải Khanh mà bố Na, tôi giật mình, chẳng lẽ lão vẫn không tha cho tôi, nhưng thấy ông tay không, tôi yên tâm chút.
- Na nó kể cho bố nghe hiểu hết rồi. Hôm đó bố nhầm, tưởng mày kéo bạn ra để cùng hại nó. Cho...bố xin lỗi nhé!
Hứ, hôm đó tôi tý bay mẹ đầu dưới lưỡi dao của ông, may không có Na thì còn mạng đứng đây để cho ông xin lỗi.
Thấy mặt tôi cau lại, ông lão hoảng hốt " Thôi mà, Na nó buồn lắm. Mày tha cho bố đi!"
Tôi nhoẻn cười: Ừ thì tha.
Ông lão cũng cười khiến những nếp nhăn trên mặt giãn ra " Vào nhà bố uống rượu nhá!".
Hai người, một già một trẻ nắm tay nhau đi cười vang trên triền đá.

NGHĨA TRANG LIỆT SỸ TRƯỜNG SƠN - Thơ của Lê Na – Hội văn học nghệ thuật Tuyên Quang

Thơ của Lê Na – Hội văn học nghệ thuật Tuyên Quang – sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 6/2020.

NGHĨA TRANG LIỆT SỸ TRƯỜNG SƠN
 
Ba lần đến, trưa nào cũng tiếng ve và hoa phượng
Khóc thương hơn mười vạn cuộc đời
Ngọn gió Lào ong ong màu lửa
Đi rạc rài qua rừng cao su
 
Những bóng keo đã còng còn các anh mãi trẻ
Người vô danh, người nhầm tên, sai địa chỉ
Mấy mươi năm bạc vai từng mộ chí
Chỉ ngôi sao vẫn ánh màu cờ
 
Và tim tôi nhức buốt nửa câu thơ
Xương cốt nằm đây, hồn các anh nơi đâu
Hay về núi cao ra đồng gặt lúa
Hồn ra khơi bám biển, vững tay chèo
Hay về làng mong tạnh mưa, dọi lại chái nhà
 
Trên bàn thờ mỏi mòn ánh mắt mẹ cha
Cô hàng xóm tóc đuôi gà đã màu mây xám
Nửa thế kỷ đau thương vẫn đợi chờ
 
Xin cúi đầu trước trùng điệp đoàn quân
Trời Quảng Trị trưa nay nhiều mây trắng
Hoa phượng chợt ngưng rơi
Và tiếng ve nín lặng
Ngọn gió Lào bỏng rát cháy ngực tôi…

Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Quảng Trị 2020 tại Đà Nẵng

Ngày 17/7/2020 Nhà sáng tác Đà Nẵng đã phối hợp với Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2020. 

Theo kế hoạch, Trại sáng tác diễn ra từ ngày 16/7/2020 đến hết ngày 30/7/2020 với sự tham gia của các văn nghệ sĩ là hội viên của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị, thuộc các chuyên ngành: văn học, nhiếp ảnh, âm nhạc, mỹ thuật, sân khấu, văn nghệ dân gian và văn học dân tộc thiểu số.

Dự khai mạc có ông Nguyễn Văn Dùng - Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị, ông Nguyễn Song Hiển - Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng và 15 thành viên tham gia Trại sáng tác.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Văn Dùng đã báo cáo tóm tắt thành tích hoạt động của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị; nhấn mạnh mở Trại sáng tác lần này sẽ tạo sân chơi mang tính trải nghiệm cho văn nghệ sỹ trong sự nghiệp lao động sáng tạo văn học nghệ thuật, các hội viên có được nguồn năng lượng để làm được điều gì đó mới mẻ, hy vọng những tác phẩm văn học nghệ thuật dự Trại sáng tác lần này tại Đà Nẵng sẽ xuất hiện những tác phẩm có chất lượng tốt. 

Ông Nguyễn Song Hiển đã phát biểu chào mừng đoàn văn nghệ sĩ của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị, tóm lược sự hình thành và quá trình phục vụ các văn nghệ sỹ cả nước của Nhà sáng tác Đà Nẵng, qua đó mong muốn các văn nghệ sỹ Quảng Trị cũng sẽ có được một kỳ trại sáng tác thành công tốt đẹp.

khaimacquangtrit7 2020

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Phường Bạch Mai - Thành phố Hà Nội
Điện thoại : 0243.974.5763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này