BÀI VIẾT MỚI

Minh Phương

Minh Phương

Kế hoạch tổ chức các Trại sáng tác năm 2017 của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tại các Nhà sáng tác

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC TRẠI SÁNG TÁC NĂM 2017 CỦA TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT TẠI CÁC NHÀ SÁNG TÁC

I. NHÀ SÁNG TÁC VŨNG TÀU
01. Hội Văn học nghệ thuật Hòa Bình Tháng 3
02. Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình Tháng 3
03. Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam Tháng 3
04. Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế Tháng 4
05. Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai Tháng 4
06. Hội Nhà văn Hà Nội Tháng 5
07. Hội Văn học nghệ thuật Bình Định Tháng 5
08. Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Tháng 9
09. Hội Văn học nghệ thuật Ninh Thuận Tháng 9
10. Hội Kiến trúc sư Việt Nam Tháng 10
11. Hội Văn học nghệ thuật Thái Nguyên Tháng 10
12. Hội Văn học nghệ thuật Gia Lai Tháng 11
II. NHÀ SÁNG TÁC NHA TRANG
01. Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam Tháng 3
02. Hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phúc Tháng 4
03. Hội Văn học nghệ thuật Hải Dương Tháng 4
04. Hội Văn học nghệ thuật Cà Mau Tháng 5
05. Hội Văn học nghệ thuật Lai Châu Tháng 5
06. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân Việt Nam Tháng 8
07. Hội Văn học nghệ thuật Phú Thọ Tháng 9
08. Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam Tháng 9
09. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Tháng 10
10. Hội Điện ảnh Việt Nam Tháng 10
11. Hội Điện ảnh Hà Nội Tháng 11
12. Hội Văn học nghệ thuật Đắc Lắk Tháng 11
III. NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ LẠT
01. Hội Văn học nghệ thuật Hưng Yên Tháng 3
02. Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam Tháng 3
03. Hội Mỹ thuật Việt Nam Tháng 4
04. Hội Văn học nghệ thuật Trà Vinh Tháng 4
05. Hội Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 4
06. Hội Văn học nghệ thuật Yên Bái Tháng 5
07. Hội Văn học nghệ thuật Hậu Giang Tháng 5
08. Hội Văn học nghệ thuật Hải Phòng Tháng 9
09. Hội Văn học nghệ thuật Bắc Kạn Tháng 9
10. Hội Văn học nghệ thuật Đồng Tháp Tháng 10
11. Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 10
12. Hội Văn học nghệ thuật Quảng Ngãi Tháng 11
IV. NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG
01. Hội Văn học nghệ thuật Đắc Nông Tháng 3
02. Hội  Mỹ thuật Hà Nội Tháng 3
03. Hội Văn học nghệ thuật Bắc Ninh Tháng 4
04. Hội Văn học nghệ thuật Nghệ An Tháng 4
05. Hội Văn học nghệ thuật Kiên Giang Tháng 5
06. Hội Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh Tháng 5
07. Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam Tháng 6
08. Hội Văn học nghệ thuật Nam Định Tháng 7
09. Hội Văn học nghệ thuật Sơn La Tháng 8

10. Hội Văn học nghệ thuật Tây Ninh

11. Hội Nhà văn Việt Nam

12. Hãng phim hoạt hình Việt Nam

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 10

13. Hội Nhạc sĩ Việt Nam

14. Hội Văn học nghệ thuật Bến Tre

Tháng 11

Tháng 11

V. NHÀ SÁNG TÁC TAM ĐẢO
01. Hội Hội Nhà văn Việt Nam Tháng 3
02. Hội Văn học nghệ thuật Quảng Nam Tháng 4
03. Hội Văn học nghệ thuật Đà Nẵng Tháng 4
04. Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam Tháng 5
05. Hội Mỹ thuật Việt Nam Tháng 5
06. Hội Điện ảnh Việt Nam Tháng 5
07. Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa Tháng 9
08. Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam Tháng 9
09. Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam Tháng 10
10. Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam Tháng 10

11. Hội Văn học nghệ thuật Tuyên Quang

12. Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Hà Nội

Tháng 11

Tháng 11

VI. NHÀ SÁNG TÁC ĐẠI LẢI

01. Hội Nhạc sĩ Việt Nam

 

Tháng 3

02. Hội Văn học nghệ thuật Hà Giang Tháng 3
03. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Tháng 4
04. Hội Văn học nghệ thuật Ninh Bình Tháng 4
05. Tạp chí Văn nghệ Quân đội Tháng 5
06. Hội Nghệ sĩ Sân khấu Hà Nội Tháng 5
07. Hội Văn học nghệ thuật Bình Phước Tháng 8
08. Hội Nghệ sĩ Múa Hà Nội Tháng 9
09. Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồng Tháng 9
10. Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng Tháng 10
11. Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam Tháng 10

12. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội

   

Tháng 11

Bổ nhiệm Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng

Ngày 12/1, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017 tổ chức Nhà sáng tác Tam Đảo, Ban Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã chính thức công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Song Hiển, nguyên Phó giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Bình, làm Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Song Hiển sinh ngày 4/7/1974, trình độ Thạc sĩ, nguyên là Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Bình. Theo quyết định số 86 – QĐ/BVHTTDL ngày 10/1/2017, ông Nguyễn Song Hiển được bổ nhiệm làm Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng từ ngày 16/1/2017.

bonhiemgddanang3
Ông Huỳnh Văn Ngàn, Giám đốc Trung tâm HTSTVHNT trao quyết đinh bổ nhiệm cho ông Nguyễn Song Hiển
 

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, ông Huỳnh Văn Ngàn đã trao quyết định bổ nhiệm cho ông Nguyễn Song Hiển và phát biểu chỉ đạo mong muốn ông Nguyễn Song Hiển tiếp tục rèn luyện phấn đấu, phát huy kinh nghiệm đã có và không ngừng học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cương vị mới. Ông Nguyễn Song Hiển cũng bày tỏ sự vui mừng khi được về công tác dưới mái nhà chung của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, đồng thời hứa sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Ban giám đốc Trung tâm đã giao phó.

bonhiemgddanang1
Ông Kiều Khánh Hội, Phó giám đốc Trung tâm HTSTVHNT tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Song Hiển

 

Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017 của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật.

Ngày 12/1, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2017 tại Nhà sáng tác Tam Đảo.

Đến dự và chỉ đạo Hội nghị có ông Huỳnh Văn Ngàn - giám đốc; ông Kiều Khánh Hội - phó giám đốc, lãnh đạo các Nhà sáng tác trực thuộc, các trưởng, phó phòng chức năng và toàn thể cán bộ, viên chức Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật.

hoinghitongket20162
Toàn cảnh Hội nghị
 
Hội nghị tập trung đánh giá hoạt động của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và các Nhà sáng tác trực thuộc trong năm 2016. Theo đó, năm 2016 là năm tiến hành Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XII, năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 – 20120. Trong tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật vẫn có những bước phát triển mới, khẳng định ý nghĩa, vị trí, vai trò của đơn vị đối với xã hội. Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao, kịp thời từ ban lãnh đạo Trung tâm trong suốt năm 2016, các Nhà sáng tác đã triển khai có hiệu quả và đạt được kết quả đáng khích lệ trong các nhiệm vụ được giao: tổ chức tốt kế hoạch mở các Trại sáng tác, tăng cường hoạt động sự nghiệp có thu, ổn định tổ chức, quản lý tốt cơ sở vật chất..; đồng thời luôn quan tâm đến đời sống tinh thần và vật chất cho toàn thể cán bộ, viên chức của Trung tâm và các Nhà sáng tác. Đặc biệt, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật luôn duy trì và phát triển các mối quan hệ, phối hợp với các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, các Hội liên hiệp văn học nghệ thuật các tỉnh, thành phố, nhờ đó công tác tổ chức các Trại sáng tác từng bước được đổi mới và đã đạt được những kết quả tốt về nội dung các tác phẩm văn học nghệ thuật. Kết thúc năm 2016, đã có 66 Trại sáng tác được tổ chức, có 995 văn nghệ sỹ đã tham gia sáng tác trong tổng số 14052 ngày với 2726 tác phẩm với nhiều thể loại được hoàn thành.
 
Cũng trong năm 2016, với sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ, các Cục, Vụ chức năng, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã xây dựng mới và đưa vào hoạt động thêm một Nhà sáng tác Đà Nẵng; hoàn thiện cơ sở vật chất, phương tiện tại năm Nhà sáng tác để phục vụ văn nghệ sỹ và khách du lịch…Nhà sáng tác Cần Thơ cũng đang hoàn tất hồ sơ thủ tục để tiến hành thi công xây dựng.
 
hoinghitongket20161
Ông Kiều Khánh Hội, Phó giám đốc Trung tâm HTSTVHNT phát biểu tại Hội nghị
 
Tại Hội nghị, các Nhà sáng tác trực thuộc Trung tâm cũng đã báo cáo các mặt hoạt động năm 2016 và phương hướng hoạt động cho năm 2017. Các đồng chí lãnh đạo các Nhà sáng tác đã nêu ra các điểm tích cực cũng như khó khăn của từng Nhà sáng tác và đưa ra một số ý kiến đóng góp cũng như kiến nghị với Trung tâm nhằm nâng cao công tác phục vụ văn nghệ sỹ tại các Nhà sáng tác.
 
Phát huy các kết quả đã đạt được trong năm 2016, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã đề ra các phương hướng hoạt động, triển khai công tác trong năm 2017: Đổi mới hình thức tổ chức Trại sáng tác theo chuyên ngành, theo vùng, theo chiều sâu; phối hợp với các Hội văn học nghệ thuật để quản lý và nâng cao chất lượng sáng tác của các văn nghệ sỹ; nắm bắt, thống kê các tác phẩm đã sáng tác tại các Nhà sáng tác, chuẩn bị mọi điều kiện để cho việc công bố tác phẩm vào cuối năm 2017 theo chỉ đạo của Bộ; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương để làm tốt việc quản lý lưu trú của văn nghệ sỹ, đồng thời làm tốt công tác chính trị, tư tưởng cho văn nghệ sỹ sáng tác theo đúng định hướng về công tác văn hóa văn nghệ của Đảng…; tiếp tục củng cố bộ máy tổ chức, quản lý tốt cơ sở vật chất hiện có, đồng thời từng bước cải tạo, nâng cấp để phục vụ tốt nhất cho văn nghệ sỹ.

Ghi nhận các kết quả đã đạt được và khuyến khích phát triển trong các năm tới, Ban lãnh đạo Trung tâm đã phát động phong trào thi đua năm 2017 trong toàn Trung tâm và các Nhà sáng tác với chủ đề “ Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ” do thủ tướng Chính phủ phát động, nhằm cổ vũ, động viên cán bộ, viên chức và người lao động trong Trung tâm và các Nhà sáng tác hăng hái thi đua khắc phục khó khăn, phát huy tính năng động, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

 

Tham luận của nhà biên kịch Nguyễn Long Khánh, Chi hội trưởng Chi hội điện ảnh Việt Nam tại thành phố Hải Phòng tại hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác”

Tham luận của nhà biên kịch Nguyễn Long Khánh, Chi hội trưởng Chi hội điện ảnh Việt Nam tại thành phố Hải Phòng tại hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác”.

TRẠI SÁNG THẬT CẦN THIẾT QUAN TRỌNG
ĐỐI VỚI VĂN NGHỆ SĨ
 

Tôi là người viết kịch bản phim truyện, làm Chi hội trưởng Chi hội Điện ảnh Việt Nam tại thành phố Hải Phòng, là đối tượng được Hội Điện ảnh Việt Nam khi xem xét có châm trước là đại biểu địa phương có chút thành công về công việc của mình, nên được tham gia trại sáng tác của Hội hàng năm. Năm thì được dự trại ở Nha Trang, năm thì ở Đà Lạt, rồi Vũng Tàu, Cát Bà và cả ở trại sáng tác của Cục Điện ảnh ở Ba Vì... Nói chung về Trại sáng tác có nhiều ý kiến khá phong phú, khi trao đổi giao lưu tọa đàm, nhưng cũng có ý kiến bày tỏ quan điểm của mình chưa thấy được sự cần thiết của Nhà sáng tác… Nhưng nhìn chung, là ý kiến hoan nghênh ủng hộ tích cực về tầm quan trọng, cần thiết bổ ích, hiệu quả của Trại sáng tác là chủ yếu; còn ý kiến phản biện trái chiều thì cho rằng: Trại sáng tác chưa thật nghiêm túc, còn nặng về đi tham quan, nghỉ ngơi, thư giãn của các trại viên nên hiệu quả chưa cao… Thực ra, đó chỉ là ý kiến cá biệt của vài người đi dự trại một hai lần kiểu cưỡi ngựa xem hoa, vận chuyện ta ra chuyện người, rồi phát ngôn thiếu cân nhắc…

     Tôi xin khẳng định: với anh em văn nghệ sĩ có ý thức, trách nhiệm thực sự đam mê với nghề nghiệp của mình thì trại sáng tác của các hội chuyên ngành trung ương và địa phương là rất cần thiết, quan trọng, bổ ích, đạt hiệu quả cao và là nguồn động viên tích cực trong công việc sáng tác hoàn thành tác phẩm của các văn nghệ sĩ bất cứ lĩnh vực nào. Ở đây tôi xin đề cập mấy vấn đề cơ bản của Trại sáng tác hàng năm:

     - Với anh em văn nghệ sĩ được xét duyệt cử đi dự trại sáng tác là điều vinh dự, phấn khởi vì được lãnh đạo quan tâm, duyệt đề cương sáng tác đồng thời tạo điều kiện cho mình hoàn thiện tác phẩm, cho nên với mỗi anh em biên kịch, đạo diễn, quay phim, nghiên cứu điện ảnh đi dự trại mười, mười hai ngày đều có kế hoạch làm việc cụ thể của mình để đạt hiệu quả cao nhất. Ví dụ ở Trại sáng tác Điện ảnh chúng tôi thường làm là phân nhóm làm việc: nhóm phim truyện, nhóm phim tài liệu khoa học, nhóm phim hoạt hình để trao đổi với nhau đề cương kịch bản, ý tưởng sáng tác, quá trình làm phim và cả những chi tiết kịch bản, kỹ thuật viết… Có những vấn đề gì khúc mắc, bế tắc thì cùng nhau trao đổi tháo gỡ, giúp nhau, vì những ý tưởng sáng tác, đề cương kịch bản là xương sống của tác phẩm. Những buổi trao đổi thân mật chân tình đó có ý nghĩa cần thiết, hiệu quả giúp nhau sửa đổi, chỉnh lý tác phẩm: như chủ đề của phim, tuyến các nhân vật chính phụ sao cho phim lạ, hay, hấp dẫn; rồi cả chuyện đưa những điều mình muốn nói, gửi gắm vào tác phẩm tới công chúng như thế nào cho hợp lý để bên trên có thể chấp nhận được. Chỉ có ở trại sáng tác mới có những buổi trao đổi chân tình thoải mái giữa biên kịch, đạo diễn, diễn viên để đạt hiệu quả cao nhất của phim khi công chiếu (tôi xin nêu một chuyện để chứng minh khi tôi viết kịch bản phim “Ngôi biệt thự màu tro lạnh” (36 tập) đến phần kết bí quá vì muốn kết thế nào cho hợp lý để người xem chấp nhận được lại có ý nghĩa. Tội lỗi của ông phó chủ tịch Hoàng Tuấn và người tình kế toán trưởng Mai Lan trong phim thật khủng khiếp về lương tâm nhưng không có điều luật nào có thể áp dụng để đưa họ ra tòa được. Khi thảo luận với nhau, tôi trình bày vài kiểu kết thúc nhưng các bạn đều bảo không ổn. Sau đó nhà văn Đình Kính chợt vỗ đùi bảo tôi: “Sao ông không kết thúc phim bằng một vụ cháy, tai nạn cháy nhà chẳng hạn, làm hai người chết, tội ác của họ đã bị trừng phạt một cách tự nhiên hợp lý…?”.  Và tôi đã chọn cái kết của phim “Ngôi biệt thự màu tro lạnh” như vậy đã được người xem đồng tình thỏa mãn cho rằng cái kết rất hợp lý… Một ví dụ nữa, từ Trại sáng tác kịch bản năm 2006 tại Cát Bà và Trại sáng tác 2007 tại Đà Lạt từ gợi ý trao đổi và yêu cầu thực tế của Trại sáng tác, tôi đã hoàn thành 02 kịch bản về bóng đá và được dựng ngay. Năm 2006 bộ phim “Trận cầu đinh” (5 tập), năm 2007 bộ phim “Những trận cầu đen” (14 tập) do đạo diễn Đỗ Chí Hướng (Trung tâm sản xuất phim truyền hình – Đài TH Việt Nam làm).

     - Điểm quan trọng thứ hai của Trại sáng tác là việc giao hòa trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau giữa các đạo diễn, biên kịch cao niên với các đạo diễn, biên kịch trẻ giúp họ có niềm say mê sáng tác, tinh thần làm việc tốt hơn. Tôi nhớ có nhiều câu chuyện tâm tình, trao đổi bổ ích của các đạo diễn Hải Ninh, Bùi Đình Hạc, Trần Văn Thủy, Lương Đức… đã giúp đỡ các trại viên trẻ rất nhiều. Mặc dù ở những lĩnh vực khác nhau nhưng kinh nghiệm cuộc sống và câu chuyện làm nghề là những điều quý báu có thể học tập lẫn nhau. Thường ở các trại sáng tác điện ảnh, các buổi tối tổ chức chiếu phim các tác phẩm nổi tiếng của điện ảnh thế giới rồi cùng nhau phân tích trao đổi những điều hay, cách thể hiện, kỹ thuật làm phim thực sự có ích cho mỗi người. Những buổi đi tham quan, giao lưu, đi thực tế thật lý thú, bổ ích làm chúng tôi hiểu, quý mến nhau hơn. Những cuộc đi thực tế giúp chúng tôi có nhiều tài liệu, hình ảnh để làm phim và có những bài viết sâu sắc, xúc động về nhau. (Tôi đã có những bài viết về đạo diễn Hải Ninh, đạo diễn Trần văn Thủy, diễn viên Hồng Sơn, biên kịch Hồng Ngát, đạo diễn Bùi Duy Thuần… đăng trên báo và in trong tập phê bình điện ảnh văn học của tôi).

     - Điểm thứ ba cần nhấn mạnh đó là hiệu quả thiết thực của Trại sáng tác. Có thể nói gần như 100% các trại viên đều hoàn thành tác phẩm của mình theo đề cương được duyệt, chậm nhất là sau kết thúc trại một tháng với chất lượng tương đối tốt; chủ yếu loại A, loại B, không có loại C. Nhiều kịch bản phim truyện, kịch bản phim tài liệu khoa học, phim hoạt hình đã được sản xuất và công chiếu, dự nhiều liên hoan phim trong và ngoài nước đoạt giải đều bắt nguồn từ trại sáng tác. Như với tôi, từ dự Trại sáng tác năm 2006 cho tới năm 2014, năm nào tôi cũng có kịch bản được dàn dựng, sản xuất, công chiếu trên màn ảnh cả nước. Tôi đã có 17 kịch bản phim truyện truyền hình nhiều thể loại, trong đó có 8 kịch bản phim dài tập đã được điện ảnh chiều thứ bảy, Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam, Truyền hình kỹ thuật số VTC, Hãng phim truyện 1, Truyền hình Hà Nội sản xuất, trong đó có những phim tạo được ấn tượng tốt với người xem như “Trò đùa số phận” (20 tập, 2005), các phim “Cổ vật” (22 tập), “Đất thiêng” (6 tập), “Ngôi biệt thự màu tro lạnh” (36 tập), “Bản di chúc bí ẩn” (26 tập), “Bạn đời”… Tất cả những kịch bản của tôi đều xuất phát hình thành ý tưởng, đề cương ở các Trại sáng tác của Hội Điện ảnh Việt Nam. Rất nhiều ý tưởng sáng tác và chủ đề làm phim ở Trại sáng tác đã được hình thành, phát triển, hoàn thiện với nhiều anh em văn nghệ sĩ tham gia trại. Trại sáng tác cũng là nơi tăng cường sự đoàn kết gắn bó, hiểu biết lẫn nhau của anh em văn nghệ sĩ khắp đất nước mỗi lần được cũng nhau hội ngộ ở Trại sáng tác của các Hội. Nhiều tình bạn sâu sắc, xúc động đã được hình thành, vun đắp bền vững bắt đầu từ trại sáng tác.

     - Một điều quan trọng cần phải đề cập đó là sự thành công đạt hiệu quả cao của các Trại sáng tác là có sự chăm sóc chu đáo tận tình của cán bộ, nhân viên từ Trung tâm sáng tác của Bộ tới các nhà sáng tác Đại Lải, Tam Đảo, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu… Các trại sáng tác thật sự như một gia đình, làm văn nghệ sĩ có cảm nhận như đi xa trở lại gia đình vì thái độ phục vụ chu đáo, tận tình của cán bộ, nhân viên các nhà sáng tác. Ví dụ như Phó Giám đốc Mai Hương và cán bộ nhân viên của nhà sáng tác Nha Trang đã để lại ấn tượng tốt đẹp, mối giao hòa ấm áp, tình cảm làm anh em văn nghệ sĩ thực sự xúc động, khó quên.

     Tất nhiên chúng ta không thể nói hay, nói tốt 100% về nhà sáng tác, vẫn còn những tồn tại cần rút kinh nghiệm khắc phục như việc xét duyệt đối tượng đúng dự trại sáng tác và cần có chương trình làm việc, nội quy chặt chẽ cho trại viên trong thời gian dự trại để đạt được hiệu quả cao nhất, nâng cao chất lượng tác phẩm, việc nghiệm thu, thưởng phạt tác phẩm cần nghiêm túc, minh bạch, công bằng.

     Có thể khẳng định mạnh mẽ, nghiêm túc một điều là Trại sáng tác đối với anh em văn nghệ sĩ là quan trọng, cần thiết thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước có tác dụng định hướng với văn nghệ sĩ cả nước. Nhà sáng tác thật sự có hiệu quả với anh em văn nghệ sĩ từ Trung ương đến địa phương được thể hiện bằng các tác phẩm văn học nghệ thuật thành công tặng nhân dân và đất nước mình. Cho nên mong muốn của anh em văn nghệ sĩ là Đảng và Nhà nước, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch duy trì hoạt động của các nhà sáng tác hàng năm để tạo điều kiện cho anh em văn nghệ sĩ cả nước tạo nên những tác phẩm hay, xứng tầm với Tổ quốc Việt nam yêu quý. Đó là nguyện vọng tha thiết của văn nghệ sĩ cả nước.

     Kính chúc cuộc thội thảo thành công tốt đẹp.

Tham luận của nhà báo, nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Nguyễn Công Hảo, Chủ tịch Hội VHNT Bắc Ninh tại hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác”

Tham luận của nhà báo, nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Nguyễn Công Hảo, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bắc Ninh tại hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác”.

nguyenconghaobacninh
Nhà báo, Nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Nguyễn Công Hảo, Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Bắc Ninh (nguồn: tpbacninh.bacninh.gov.vn)
 
 
NHIỀU TÁC PHẨM VĂN HỌC NGHỆ THUẬT CÓ CHẤT LƯỢNG
CỦA VĂN NGHỆ SĨ TỈNH BẮC NINH TỪ THỰC TẾ Ở CÁC
NHÀ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
 

    Trong giai đoạn 2010 – 2016, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh trong hoạt động có nhiều khởi sắc, trong đó nổi bật là hoạt động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật ở 8 lĩnh vực  chuyên ngành: Văn xuôi; Thơ, Văn nghệ dân gian; Âm nhạc; Sân khấu;  Nhiếp ảnh; Mỹ thuật; Kiến trúc. Có được kết quả đó là nhờ ở các đợt đi thực tiễn sáng tác trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là ở các Nhà Sáng tác VHNT.

    Được Ban Tổ chức Hội thảo “Đổi mới nâng cao hiệu quả sáng tác của văn  nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức mời tham gia tọa đàm, hội thảo, Hội VHNT tỉnh Bắc Ninh có một số ý kiến tham luận như sau:

I.     Thực trạng các chương trình đi thực tế và tham dự  Trại sáng tác  của văn nghệ sỹ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2016.

             Từ năm 2010-2016, Hội VHNT tỉnh Bắc Ninh được tham dự 3 Trại sáng tác  cho 45 tác giả do Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ:

-   01 Trại tại Nhà Sáng tác Đại Lải
-   01 Trại tại Nhà sáng tác Nha Trang
-   01 Trại tại Nhà sáng tác Đà Lạt

    Ngoài ra Hội được Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Việt Nam mời 21 tác giả dự 7 Trại Sáng tác. Hội VHNT tỉnh Bắc Ninh tổ chức 8 Trại Sáng tác cho 150 tác giả  (ngân sách của tỉnh) về các đề tài: Tuyên truyền Biển đảo; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Xây dựng nông thôn mới; Tài năng, năng khiếu VHNT trẻ…

    Như vậy với tổng số 66 tác giả tham dự các Trại Sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác và Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tổ chức; 150 tác giả do tỉnh tor chức đã góp phần giúp đỡ tạo nhiều điều kiện cho đội ngũ văn nghệ sỹ tỉnh Bắc Ninh lao động sáng tạo nhiều tác phẩm VHNT.

    Về cá nhân các tác giả dự Trại sáng tác đã xuất bản hơn 100 đầu sách; đĩa nhạc; sân khấu; thơ; truyện ngắn; tiểu thuyết; khảo cứu về văn nghệ dân gian. Phần lớn các đầu sách được các tác giả hoàn thành trong thời gian tham dự Trại sáng tác ở các Nhà Sáng tác  và Trại Sáng tác do Hội VHNT tỉnh tổ chức. Nhiều tác phẩm gửi dự xét giải thưởng cấp tỉnh và Trung ương, xin đưa ra một số tác phẩm như sau:

    Giải cấp tỉnh năm 2010 có 22 tác phẩm đoạt giải, năm 2014 có 24 tác phẩm đoạt giải thưởng viết về đề tài “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; 16 giải Báo chí  Ngô Gia Tự (trong 5 năm).

    Giải cấp Trung ương: Về đề tài “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,  năm 2010 có một giải văn học tiêu biểu “Muôn mặt đời thường” của Tạ Lưu; năm 2015 có 6 giải trong đó 1 giải B (Âm nhạc), 3 giải C (Mỹ thuật, Văn xuôi); giải Khuyến khích (Văn xuôi).

    Giải thưởng Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam hàng năm: Năm 2010 có 1 giải về Mỹ thuật; Năm 2013 có 2 giải về Mỹ thuật (Giải B); Nhiếp ảnh (giải Khuyến khích); Năm 2014 có 2 giải về Âm nhạc; 01 giải về Văn nghệ dân gian; Năm 2015 có 1 giải khuyến khích về Văn nghệ dân gian. Ngoài ra có một số tác phẩm, tác giả đoạt giải về các thể loại bút ký; truyện ngắn; thơ của các Báo, Tạp chí các ngành TW như: tác giả Phạm Thuận Thành; Hoàng Giá; Trần Công Sản; Trịnh Công Lộc; Nguyễn Anh Thuấn; Trần Thế Long…

    Trong số các tác phẩm đoạt giải và có chất lượng cao có một số tác phẩm tiêu biểu được hoàn thành (hoặc xây dựng ý tưởng cho tác phẩm) của các tác giả ở các Trại sáng tác từ năm 2010 đến 2015:

+ Năm 2010 đến năm 2013 tại Nhà Sáng tác Đại Lải và một số trại sáng tác của Liên hiệp:

Tiểu thuyết “Bến Phật”, tập truyện ngắn “Thế cờ định mệnh” của tác giả Hoàng Giá; 3 tập tiểu thuyết “Thầy giáo Chu Hữu Nghĩa” của Chu Văn Khoái; “Muôn mặt đời thường” – “Trường Sơn máu lửa và hoa”  tập truyện ký của Tạ Lưu…
Tranh sơn dầu “Ký ức Điện Biên” của họa sỹ Lưu Quang Lâm”; Tuyển tập Truyện ngắn Bắc Ninh của nhiều tác giả.

+ Năm 2014 tại Nhà Sáng tác Nha Trang và một số Trại sáng tác VHNT của Hội VHNT Tỉnh.

Ca khúc “Em là con gái Bắc Ninh” của Nhạc sỹ Vương Hữu Truyền; “Bác với chiếc mũ Hải quân” của Nhạc sỹ Ngô Quốc Tính; “Nha Trang rực rỡ nắng vàng” của Nhạc sỹ Trọng Tĩnh.
Tập “Văn nghệ dân gian Bắc Ninh tập 2” của nhiều tác giả; “Tuyển tập truyện ngắn” của Phạm Thuận Thành…

+ Năm 2015 tại Nhà Sáng tác Đà Lạt:

Ca khúc “Trở lại nơi sương rơi” của Nhạc sỹ Nguyễn Văn Thanh; “Thành phố bên sông Cầu” của Nhạc sỹ Đỗ Anh Quân.
Tập thơ “Dòng đời bến hẹn” của Nguyễn Lịch; “ Con đường tình yêu” của Nguyễn Khang; “Tranh của gió” của Ngọc Bính…
Tập khảo cứu “Tục ngữ liên quan đến làng xã tỉnh Bắc Ninh” của Nguyễn Công Hảo; “Đôi bờ Tiêu Tương” của Dương Mạnh Nghĩa…
Đặc biệt Tạp chí Người Kinh Bắc từ 3 tháng xuất bản 1 số - 80 trang, đã được nâng lên 2 tháng 1 số - 100 trang từ năm 2013; 1 tháng 1 số từ tháng 1/2016 vẫn đủ số lượng bài của hội viên đóng góp cho xuất bản đảm bảo chất lượng. Trong đó các truyện ngắn; thơ; các bài khảo cứu đều được các tác giả hoàn thành tác phẩm (hoặc có ý tưởng cho tác phẩm) ở các Nhà Sáng tác, các đợt đi thực tế sáng tác. Mặc dù khi quyết định nâng Tạp chí lên 1 tháng 1 số, rất nhiều hội viên lo lắng sẽ không đủ số lượng cho xuất bản.

Tuy nhiên, cũng còn một số những hạn chế khi tác giả đi tham dự các Trại sáng tác:

-       Một số ít tác giả chưa có tác phẩm có chất lượng xứng tầm với sự đầu tư cho dự Trại sáng tác; nguyên nhân là do việc chọn tác giả của các Hội VHNT chưa đảm bảo, vẫn còn tâm lý cào bằng.

-       Một số tác giả ở lĩnh vực sáng tác Sân khấu, kịch bản Điện ảnh, viết tiểu thuyết; trường ca với thời gian 15 ngày còn gặp nhiều khó khăn cho thời gian hoàn thành tác phẩm.

-       Cơ sở vật chất ở các Nhà Sáng tác chưa thực sự đáp ứng nhu cầu cho một số loại hình như: Sân khấu; Âm nhạc; Mỹ thuật.

-       Kinh phí hỗ trợ  ăn, nghỉ của các Nhà Sáng tác cho các tác giả còn thấp so với giá cả thị trường hiện nay.

II.   Đề xuất một số giải pháp

1.  Cần quy định cụ thể cho một số loại hình ở các Nhà Sáng tác hướng đến hiệu quả thiết thực và đa dạng trong tổ chức mở Trại:

-       Trại sáng tác như hiện nay đang thực hiện thời gian 15 ngày, số lượng tác giả từ 10 đến 15 người. Vẫn giữ mô hình này cho một số đơn vị có khoảng cách ở gần các Nhà Sáng tác.

-       Giảm thời gian xuống 10 ngày cho một số lĩnh vực như:  Thơ; Nhiếp ảnh (như vậy 1 tháng ở các Nhà Sáng tác mở được 3 Trại) số lượng tác giả từ 10 đến 15 người.

-       Trại sáng tác chuyên sâu từ 20 đến 30 ngày cho một số lĩnh vực: sáng tác kịch bản Sân khấu; Điện ảnh; Tiểu thuyết; Trường ca; Tập truyện ngắn; Khảo cứu VNDG. Số lượng tác giả có từ 10 đến 15 người, quy định cho các Hội VHNT TW, địa phương đăng ký hàng năm. Nếu có tác phẩm đặt hàng với tác giả có thể quy định thời gian dài hơn. Với loại hình này có thể chia thành  2 đến 3 đợt trong 1 năm với tác giả để tránh sự gò bó.

-       Trại sáng tác bồi dưỡng tài năng VHNT; Sáng tác trẻ, thời gian từ 10 đến 15 ngày; số lượng mỗi Trại sáng tác từ 15 đến 20 tác giả; quy định cho các Hội VHNT TW đăng ký hàng năm; Các Hội VHNT địa phương mở Trại theo khu vực, có quy định cho các Hội đăng ký hàng năm.

-       Trại sáng tác cho hội viên cao tuổi, thời gian từ 5 đến 7 ngày, mỗi Trại có 10 đến 15 tác giả; do các Hội VHNT TW và địa phương đăng ký hàng năm.

-       Trại sáng tác  hợp tác Quốc tế giành cho các Lãnh đạo Hội VHNT hướng đến mở rộng công tác đối ngoại; quảng bá nền văn hóa dân tộc Việt Nam với thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác về văn hóa, văn học, nghệ thuật.

2.        Một số Trại sáng tác cần thiết  mời các chuyên gia VHNT tham dự hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ như Trại bồi dưỡng tài năng VHNT; sáng tác trẻ.

Cuối đợt các Trại sáng tác cần thiết nên bố trí một phần kinh phí cho tổng kết công bố tác phẩm để rút kinh nghiệm và có báo cáo đánh giá kết quả mở Trại sáng tác về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

3.       Điều chỉnh chi phí cho ăn, ở đáp ứng yêu cầu giá cả thị trường hàng năm (Quy định theo mức lương cơ sở hiện hành).

Chẳng hạn như 120.000đ/ ngày/ người là thấp  (0,1 mức lương cơ sở) cần thiết  điều chỉnh ở mức 0,15 mức lương cơ sở bằng 180.000đ/ngày/ người. Quy định vậy sẽ ổn định khi điều chỉnh giá lương.

Việc đi lại đến Nhà Sáng tác nên nghiên cứu có kinh phí hỗ trợ cho tác giả một phần; cũng quy định theo mức lương cơ sở và theo vị trí địa lý của tác giả đến Nhà Sáng tác.

4.  Nghiên cứu thiết kế thêm các phòng chức năng ở các Nhà Sáng tác:

-                 Xưởng vẽ, điêu khắc.

-                 Phòng Sân khấu biểu diễn, Phòng nhạc; múa.

-                 Phòng chiếu phim…

-                 Phòng trưng bày các tác phẩm VHNT tiêu biểu của các tác giả dự Trại sáng tác hàng năm.

5.  Lâu dài cần mở rộng mô hình Nhà Sáng  tác

Nghiên cứu mô hình liên kết các Nhà Sáng tác ở mỗi khu vực nên có một Nhà sáng tác theo chuyên ngành dựa trên thế mạnh ở khu vực đó.

Chẳng hạn khu vực miền Bắc có 2 Nhà Sáng tác Đại Lải; Tam Đảo có thể bố trí một Nhà Sáng tác Tam Đảo ngoài tổ chức Traij chung cho các chuyên ngành nên bố trí Trại chuyên sâu cho chuyên ngành: Sân  khấu, Điện ảnh để có kế hoạch xây dựng các phòng chức năng như đề xuất ở mục 4.

Trên đây là một số ý kiến của Hội VHNT tỉnh Bắc Ninh, trân trọng cảm ơn và đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu. Có thể ý kiến chưa thực sự sát với thực tiễn kính mong các đại biểu lượng thứ.

 

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật Huỳnh Văn Ngàn chỉ đạo các hoạt động công tác quý IV – 2016 tại các tỉnh miền Nam.

Từ ngày 2/11 đến ngày 20/11, ông Huỳnh Văn Ngàn, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật sẽ làm việc tại các tỉnh miền Nam.

Trong thời gian trên ông Huỳnh Văn Ngàn sẽ làm việc tại các Nhà sáng tác phía Nam, triển khai các nhiệm vụ, công việc đang thực hiện, đưa ra những chỉ đạo cũng như hướng giải quyết, giải pháp cụ thể để các Nhà sáng tác hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quý IV-2016.

Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật Kiều Khánh Hội chỉ đạo công tác tại Nhà sáng tác Đà Nẵng

Từ ngày 26/10 đến ngày 6/11, ông Kiều Khánh Hội phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã làm việc và chỉ đạo công tác tại Nhà sáng tác Đà Nẵng.

Trong thời gian làm việc tại Nhà sáng tác Đà Nẵng, ông Kiều Khánh Hội đã làm việc với cán bộ công nhân viên Nhà sáng tác Đà Nẵng về các mặt hoạt động từ khi khai trương tháng 4/2016 đến nay, đồng thời đưa ra các ý kiến chỉ đạo để Nhà sáng tác Đà Nẵng đi vào hoạt động tốt hơn trong thời gian tới.

Cũng trong thời gian công tác tại Nhà sáng tác Đà Nẵng ông Kiều Khánh Hội đã dự lễ bế mạc Trại sáng tác của Hội Điện Ảnh Việt Nam, diễn ra từ ngày 15/10/2016 đến ngày 31/10/2016.

Tham luận của ông Phan Văn Dõng, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước tại hội thảo "Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác"

Tham luận của ông Phan Văn Dõng, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước. 

phanvandongbinhphuoc
Ông Phan Văn Dõng, Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bình Phước (nguồn: tuyengiaobinhphuoc.org.vn)
 

HIỆU QUẢ CỦA VIỆC HỖ TRỢ SÁNG TÁC VÀ TẠO MÔI TRƯỜNG SÁNG TÁC GIÚP CHO VĂN NGHỆ SĨ Ở HỘI VHNT TỈNH BÌNH PHƯỚC NGÀY CÀNG PHÁT TRIỂN.

Kính thưa Ban tổ chức hội thảo!

          Đến dự hội thảo hôm nay với nội dung: “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động sáng tác của văn nghệ sĩ tại các nhà sáng tác”. với tâm trạng vui tươi, phấn khởi, tôi xin được thay mặt anh chị em văn nghệ sĩ tỉnh Bình Phước gửi đến các đại biểu cùng tham dự hội thảo lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!

Kính thưa các đại biểu!

Nhà sáng tác của Trung tâm hỗ trợ sáng tác- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch là địa chỉ thân quen của nhiều văn nghệ sĩ trên cả nước, đã làVăn nghệ sĩ thì ai cũng một, hai lần đến với Nhà sáng tác. Họ đến cùng với ý tưởng, cảm xúc, sống cùng với cảnh quan, sự ân cần của đội ngủ cán bộ, nhân viên của nhà sáng tác và từ đó hình thành tác phẩm, họ đã gắn bó, quen thuộc. Đây là môi trường thuận lợi để hình thành cảm xúc, hỗ trợ cho các Văn nghệ sĩ trong quá trình sáng tác.

Tổ chức hội thảo nhằm đánh giá mặt tích cực và hạn chế trong quá trình tổ chức và điều hành, tìm những giải pháp tối ưu để thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ của các nhà sáng tác mà Trung tâm hỗ trợ sáng tác- Bộ VHTT&DL giao nhiệm vụ thực hiện.  

 Hơn 05 năm, một chặng đường chưa đủ dài để đánh giá toàn diện và hiệu quả của trung tâm hỗ trợ sáng tác, nhưng với sự quan tâm mà Đảng và Nhà nước đã đầu tư, hỗ trợ về vật chất cho lực lượng văn nghệ sĩ thông qua trung tâm, nhà sáng tác cũng đã khẳng định những chủ trương chính sách đúng đắn, cụ thể, kịp thời của Đảng và Nhà nước cho lĩnh vực Văn học, Nghệ thuật. Văn nghệ sĩ phấn khởi khi có động lực, điều kiện tốt nhất nhằm đắm mình vào hoạt động với bao sự thăng hoa để sản sinh ra những đứa con tinh thần là những tác phẩm mang lại cây xanh và quả ngọt cho đời. Thời gian qua, hai giá trị về số lượng và hàm lượng các tác phẩm của từng loại hình văn học nghệ thuật, được tổ chức sáng tác tại các nhà sáng tác trên toàn quốc của Trung tâm hỗ trợ sáng tác, đang có mặt khắp mọi miền đất nước phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương, đáp ứng yêu cầu cuộc sống của nhân dân, là những thành công đáng được ghi nhận.

         Kính thưa toàn thể hội thảo!

Văn nghệ sĩ ở tỉnh Bình Phước có lẽ cũng như các tỉnh thành khác; cũng đam mê cháy bỏng, khát khao có tác phẩm xứng tầm mà chúng ta hay gọi là chất lượng cao; đại bộ phận anh chị em hoạt động và sáng tác VHNT trong điều kiện kinh tế gia đình còn nghèo; sức sáng tạo - sáng tác cũng hạn chế: hầu hết già về tuổi đời nhưng vẫn là cây bút trẻ; phần đông không được đào tạo bài bản, họ đến với VHNT chỉ bằng sự yêu thích, sáng tác nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu cá nhân xen lẫn tính phong trào nhằm giao lưu, giải trí là chính nên giá trị tư tưởng của tác phẩm không cao, tính nghệ thuật không rõ ràng, ngôn ngữ sử dụng dễ dãi, thiếu trau chuốt. 5 năm trở lại đây, một số vấn đề khó khăn được khắc phục, chủ yếu nhờ vào nguồn kinh phí hỗ trợ từ Trung ương và sự giúp đỡ của Trung tâm hỗ trợ sáng tác đã tạo đà phát triển văn học nghệ thuật của địa phương. Hằng năm, Hội VHNT Bình Phước đã xây dựng kế hoạch hoạt động, trong đó quan tâm việc đầu tư cho hội viên sáng tác bằng nhiều hình thức, như: hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho hội viên, tổ chức các đợt trại sáng tác trong và ngoài tỉnh, tham gia các cuộc thi do Hội chuyên ngành trung ương phát động, đặc biệt hội viên hưởng ứng tích cực hoạt động liên hoan âm nhạc, liên hoan ảnh, triển lãm tranh khu vực và Đông Nam bộ. Từ đó, sự kết nối chặt chẽ giữa các nghệ sĩ để trao đổi chuyên môn, cách giới thiệu tác phẩm nghệ thuật đến công chúng…Giúp cho Văn nghệ sĩ tỉnh sáng tác phong phú, đa dạng và hiệu quả hơn, tạo môi trường thuận lợi hòa nhập trong khu vực và cả nước.

Thời gian qua Hội VHNT Bình Phước đã kết hợp hài hòa giữa sự quan tâm hỗ trợ của Trung tâm sáng tác và nguồn kinh phí được cấp, Hội đã chọn lọc đưa hơn 100 lượt hội viên tham dự tại các nhà sáng tác; Tam Đảo, Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Nẳng. Qua đó gặt hái nhiều quả ngọt, hội viên sáng tác tốt hơn, các tác phẩm có giá trị cao hơn trước. Mặt khác, từ những đợt tham dự trại sáng tác đã kích thích hội viên hăng say trong lao động sáng tạo, đầu tư nhiều thời gian, trí tuệ tập trung sáng tác. Từ những kết quả sáng tác có chất lượng của hội viên qua từng năm. Trong giai đoạn từ 2011-2016 Hội đã quyết định đầu tư hỗ trợ cho 30 tác giả là hội viên của Hội in, xuất bản các tập sách cá nhân hoặc tuyển tập VHNT nhằm phổ biến tác phẩm đến với công chúng.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Hội VHNT đặt ra để định hướng hội viên tổ chức hoạt động và sáng tác là tập trung khai thác các nội dung đưa Nghị quyết Trung ương 9 (Khoá XI) của Đảng về "Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Nghị quyết XII của Đảng, Nghị quyết X của Đảng bộ tỉnh và Chỉ thị 05 CT/TW  “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” vào cuộc sống . Trong đó nhấn mạnh việc tổ chức các hoạt động của Hội như đẩy mạnh sáng tác, lý luận phê bình VHNT, quảng bá các tác phẩm VHNT, tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ đi thực tế sáng tác - bám sát thực tế của cuộc sống, phát hiện các nhân tố mới để xây dựng thành các hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm.

Chúng tôi thiết nghĩ chủ trương việc đầu tư xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam của Đảng như hiện nay, không chỉ giúp nghệ thuật phát triển đúng hướng mà còn là động lực khuyến khích khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Một mặt, đó là sự ghi nhận công sức lao động nghệ thuật của nghệ sĩ, mặt khác là sự đầu tư xứng đáng để thu về những tác phẩm nghệ thuật có giá trị.

Những năm gần đây, vấn đề tài trợ cho nghệ thuật đã đi vào cuộc sống. Nhà nước ta đã chú trọng tới nhiều hoạt động đầu tư, tài trợ cho nghệ thuật. Nhiều khoản kinh phí hỗ trợ sáng tác, xuất bản, dàn dựng đã được "rót" ra, nhiều quỹ đặt hàng sản phẩm nghệ thuật đã được thành lập, nhiều trại sáng tác được mở, tập hợp và tạo điều kiện cho văn nghệ sĩ sáng tác. Có thể thấy, sự tài trợ từ ngân sách nhà nước đối với các hoạt động văn học nghệ thuật là cần thiết và đã đem lại nhiều thành công đáng kể đối với sự phát triển của nghệ thuật ở từng địa phương.

Về nội dung “Đổi mới và nâng cao hoạt động hiệu quả sáng tác của Văn nghệ sĩ tại các nhà sáng tác”, là lãnh đạo của một Hội địa phương tôi xin phát biểu một số nội dung sau:

Một là: Về thời gian tổ chức trại sáng tác, số lượng hội viên tham dự (15 người , 15ngày) tôi thống nhất theo quy định thông tư liên tịch số 02-TTLT/BTC-BVHTT&DL hướng dẫn của Bộ Tài chính và Bộ VHTT&DL.

Hai là: Đề nghị Trung tâm xin chủ trương tăng chi kinh phí khẩu phần ăn cho phù hợp với giá cả thị trường.

Ba là; Các nhà Sáng tác có mối liên kết với các ngành, các cấp sở tại (giới thiệu trực tiếp hoặc quảng bá bằng cartolor…) để mỗi đợt trại hội viên chủ động được tiếp cận và trải nghiệm thực tế tại địa phương đó.

Bốn là: Các Đoàn địa phương tham dự trại khi kết thúc đợt trại, tổng kết phải có Lãnh đạo (Đơn vị chủ quản của Đoàn) cùng với lãnh đạo Nhà sáng tác đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm để tổ chức lần sau tốt hơn.

Kính thưa toàn thể hội thảo!Để khép lại tham luận một lần nữa chúng tôi khẳng định vai trò hỗ trợ, tài trợ kinh phí của nhà nước đối với lực lượng văn nghệ sĩ là quan trọng và thiết yếu. Các nhà sáng tác là điểm đến cần được phát huy và duy trì cho mái nhà sáng tác của văn nghệ sĩ. Tài trợ cho nghệ thuật được đẩy mạnh là tài trợ cho tài năng, bản lĩnh sáng tạo của văn nghệ sĩ là đầu tư cho nghệ thuật phát triển bền vững, có chiều sâu.

Cảm ơn Ban tổ chức hội thảo đã tạo điều kiện cho tôi trình bày tham luận.

          Cảm ơn các đại biểu lắng nghe và chia sẻ.

Tham luận của ông Trần Ngọc Minh, Phó Giám đốc Sở VHTTDL, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương tại hội thảo "Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác"

Tham luận của ông Trần Ngọc Minh, Phó Giám đốc Sở VHTTDL, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương tại hội thảo "Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác"

trầnminhhaiduong
Ông Trần Ngọc Minh, phó Giám đốc Sở VHTTDL, Chủ tịch hội VHNT Hải Dương ( nguồn: haiduong.gov.vn)
 
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC TỔ CHỨC TRẠI SÁNG TÁC
TẠI CÁC NHÀ SÁNG TÁC CỦA BỘ VĂN HOÁ THỂ THAO VÀ DU LỊCH

    Tôi xin thay mặt các anh chị em hội viên Hội VHNT tỉnh Hải Dương xin phát biểu về vấn đề lao động nghệ thuật tại các Nhà sáng tác của Bộ như sau:

    Chúng ta đều biết, là nghệ sĩ dù sáng tạo trong lĩnh vực nào, viết văn, làm thơ, vẽ tranh, viết nhạc, viết kịch bản hay nhiếp ảnh cũng đều cần có không gian yên tĩnh và môi trường thuận lợi để sáng tạo tác phẩm của mình. Tất nhiên là trước đó các nghệ sĩ đã có quá trình đi thực tế, sống thực tế, quan sát và thu nhận những chất liệu phong phú trong cuộc sống để làm vốn liếng của họ. Để có môi trường thuận tiện và không gian yên tĩnh giúp văn nghệ sĩ tập trung trí tuệ, cảm xúc để sáng tạo ra tác phẩm là điều rất đáng lưu tâm. Những năm xa xưa, Hội VHNT tỉnh Hải Dương đã tổ chức trại sáng tác cho hội viên, ngay cả trước khi có Hội thì Ty Văn hoá Hải Hưng cũng đã tổ chức trại sáng tác cho những cây bút trong tỉnh. Ngày ấy chưa có Nhà sáng tác nên trại mở ra thường phải gửi ở nhà dân dưới các làng quê, sau đó thì nhờ các công sở, hoặc trường học, nhưng như vậy xảy ra nhiều bất tiện nên tổ chức được địa điểm yên tĩnh chỉ để dành riêng cho việc làm tác phẩm, đó là điều thực sự cần thiết, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cho sự nghiệp phát triển VHNT nói chung và đối với giới văn nghệ sỹ nói riêng.

    Kính thưa hội thảo.

   Khoảng hơn chục năm trở lại đây các trại sáng tác được tổ chức tại Nhà sáng tác của Bộ Văn hoá đã thu hút và tạo điều kiện tốt nhất cho các văn nghệ sĩ sáng tạo và hoàn thành tác phẩm. Nhiều tác phẩm có chất lượng đã được thai nghén, hoàn thiện tại các trại sáng  tác này. Riêng Hội VHNT tỉnh Hải Dương, thông qua kế hoạch bố trí dự trại cho Hội của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Văn học Nghệ thuật – Bộ văn hóa Thể thao và Du lịch đã tổ chức cho hội viên đi dự trại tại Nhà sáng tác, năm thì tại Đại Lải, năm thì tại Tam Đảo, năm thì Đà Lạt, rồi Vũng Tàu. Tuy thời gian tổ chức trại chỉ 15 ngày, nhưng kết thúc trại anh chị em đều có tác phẩm mang về. Số lượng tác phẩm thu được từ các trại sáng tác này có năm nhiều, có năm ít, có thể mỗi tác giả sáng tác một chùm thơ, một số bức ký hoạ, một vài truyện ngắn, cũng có những tác giả dành thời gian hoàn thiện bản thảo của cả một cuốn tiểu thuyết, nhưng đó là kết quả đáng mừng. Những tác phẩm đó đều được nghiệm thu và nộp về Hội để lần lượt giới thiệu trên Tạp chí Văn nghệ Hải Dương. Cũng có tác giả chưa thể hoàn thành tác phẩm, nhưng họ vẫn xây dựng được đề cương sau thời gian dự trại, họ sẽ dành thời gian hoàn thành tác phẩm. Đánh giá về vai trò của các trại sáng tác, cũng có ý kiến cho rằng, thời gian ngắn thế sao có thể hoàn thành vài tác phẩm. Xin thưa, đối với Hội VHNT tỉnh Hải Dương, trước khi gửi các hội viên đến Nhà sáng tác thì các ban chuyên môn của Hội đã thẩm định những đề cương chi tiết của mỗi người và lựa chọn những người đã có đề cương kỹ hoặc đã có bản sơ thảo tác phẩm mới cử đi. Chúng tôi không chọn những người đăng ký đi dự trại sáng tác mà chưa có đề cương. Vì vậy nên thời gian ở Nhà sáng tác không dài cũng đủ để các tác giả hoàn thành tác phẩm.

    Sau khi tổ chức trại viết tại các nhà sáng tác của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Hội VHNT tỉnh Hải Dương đều tổ chức tổng kết, lấy ý kiến các thành viên dự trại. Nhiều ý kiến đã được tổng hợp, trong đó, các hội viên từng đi dự trại cho biết, khi đến Nhà sáng tác, cảm hứng sáng tạo thôi thúc và thấy trách nhiệm sáng tác cao hơn, rõ ràng hơn. Bởi vì ở các Nhà sáng tác đều có không gian yên tĩnh mà thơ mộng, điều kiện làm việc rất tốt, mỗi người đều có phòng riêng, rồi bàn viết, đèn sáng, quạt hoặc điều hoà đầy đủ, được phục vụ ăn uống tận tình chu đáo, nên họ không phải bận tâm điều gì mà chỉ tập trung làm tác phẩm. Nhà sáng tác thực sự là nơi làm việc lý tưởng của các văn nghệ sỹ bởi nếu ở nhà mình thì khó ai có thể dành thời gian nửa tháng hoặc một tháng để tập trung vào việc sáng tác trước biết bao yếu tố chủ quan hoặc khách quan chi phối, làm đứt quãng mạch suy nghĩ đang hứng khởi, nên phải vật vã, viết đi viết lại mới hoàn thành tác phẩm. Bởi vậy nên hội viên luôn dành những ý tưởng tốt để đem đến Nhà sáng tác tập trung gọt rũa, chau chuốt, để hoàn thành một cách tốt nhất. Ở đó họ còn được trao đổi với bạn nghề, tham khảo và tiếp thu những ý kiến hay, những chi tiết đắt để bổ sung vào tác phẩm của mình. Cũng bởi vậy nên chúng tôi và người đọc thường thấy những dòng chữ: Viết tại Nhà sáng tác Đại Lải, Tam Đảo, Nha Trang, Vũng Tàu hay Đà Lạt dưới mỗi bài thơ, bản nhạc hoặc truyện ngắn, và cả những tập sách dày dặn đến mấy trăm trang.

    Ở Hải Dương chúng tôi có một số tác giả hoàn thành những công trình dài hơi ở các Nhà sáng tác. Xin kể tên một vài hội viên làm ví dụ: tác giả Trương Thị Thương Huyền hoàn thành tập truyện ngắn “Mùa cũ” tại Nhà sáng tác Đại Lải, tác phẩm này đã được UBTQ các Hội VHNT Việt Nam tặng giải năm 2005; hoàn thành tiểu thuyết “Thăm thẳm Ktang” tại nhà sáng tác Đà Lạt năm 2011, được trặng giải B giải thưởng VHNT Côn Sơn; tác giả Nguyễn Long Nhiêm hoàn thành tập truyện ngắn “Duyên đất” tại Nhà sáng tác Tam Đảo, tác phẩm này được tặng giải thưởng VHNT Côn Sơn của UBND tỉnh Hải Dương; tác giả Nguyễn Thị Lan hoàn thành công trình nghiên cứu “Văn học nước ngoài trong nhà trường” công trình in thành sách, cũng được tặng giải của UBND tỉnh Hải Dương; tác giả Đỗ Thị Hiền Hoà từng hoàn thành nhiều tiểu thuyết ở các Nhà sáng tác Đại Lải, Tam Đảo và Đà Lạt, tiểu thuyết “Trẻ con không sợ ma” được giải B (không có giải A) trong cuộc thi do Hội Nhà văn Việt Nam và Trung ương Đoàn phát động. Tiểu thuyết “Gió chuyển mùa” được tặng giải trong cuộc thi tiểu thuyết của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2010. Tiểu thuyết “Thuỷ tinh xanh” được giải trong cuộc vận động viết về công nhân, công đoàn do Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức năm 2014. Đó là chỉ nêu một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của hội viên tỉnh Hải Dương. Còn nhiều tác giả khác hoàn thành nhiều tác phẩm tại các Nhà sáng tác mà trong bản tham luận ngắn này chúng tôi không thể kể hết.

    Từ những ví dụ cụ thể trên, chúng tôi khẳng định, mô hình Nhà sáng tác do Trung tâm Hỗ trợ sáng tác VHNT của Bộ VHTT & DL là rất thiết thực, rất bổ ích cho từng tác giả nói riêng và cho các Hội VHNT nói chung. Chúng tôi rất mong muốn các Nhà sáng tác tiếp tục đón nhận hội viên của chúng tôi để họ sẽ cho ra đời những tác phẩm xuất sắc hơn.

    Tuy nhiên, hoạt động tổ chức sáng tác cho các văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác, trung tâm Hỗ trợ sáng tác VHNT trong toàn quốc theo mô hình và phương thức có từ nhiều năm trước đây. Trong tình hình hiện nay, thực tiễn của đời sống xã hội đã và đang có những diễn biến phức tạp và mau lẹ, đặc biệt là chúng ta đang đi rất nhanh trên một xa lộ thông tin và đang sống trong một ngôi "làng thế giới". Việc tổ chức cho các nghệ sĩ tập trung trong một không gian và thời gian nhất định cũng cần tính đến việc đáp ứng nhu cầu tiếp xúc, thu nhận thông tin và bắt theo nhịp điệu cuộc sống hiện đại của tâm hồn trí tuệ các nghệ sĩ như một "cần ăng ten" thu nhận các tín hiệu của cuộc sống, góp phần hỗ trợ cho những sáng tạo nghệ thuật. Nên chăng, bên cạnh việc phân bổ thời gian cho tổ chức các trại viết cho từng Hội, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác VHNT nên phát động các cuộc sáng tác theo từng năm hoặc từng chủ đề, thông báo cho các tác giả có đề cương tốt, triệu tập họ lên các Nhà sáng tác trong thời gian dài hơi để họ có điều kiện cho ra đời những tác phẩm có tầm cỡ. Đây cũng là hình thức tổ chức sáng tác trọng điểm để hy vọng có những tác phẩm có giá trị.

    Rất mong các nhà quản lý tại các cơ sở này nghiên cứu thêm để góp phần tổ chức tốt hơn các hoạt động phục vụ tại các Nhà sáng tác, Trung tâm hỗ trợ sáng tác hiện nay.

    Trên đây là những suy nghĩ cá nhân góp thêm vào diễn đàn “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác” để mong được động viên, ghi nhận những hiệu quả và thành công là cơ bản, đồng thời gợi mở những suy nghĩ nhỏ bé, mong tìm ra những giải pháp mới, lớn hơn hiệu quả hơn cho các hoạt động này./.

Xin trân trọng cảm ơn.

                                                                             Trần Minh

                                                       Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Hải Dương

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này