Minh Phương

Minh Phương

Chùm thơ của các tác giả Nguyễn Xuân Sang và Nguyễn Xuân Sáu - Hội văn học nghệ thuật Bà Rịa - Vũng Tàu

Tác giả Nguyễn Xuân Sang – Hội văn học nghệ thuật Bà Rịa – Vũng Tàu, sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 10-2018.

LÀNG CỰU CHIẾN BINH

Gối chân núi Trường Sơn
Ngôi làng nằm tĩnh lặng
Nhà cách nhà thảm nắng
Mát rượi một màu xanh
 
Dãy ruộng nước uốn quanh
Gặt xong vừa cày ải
Đàn bò vàng mê mải
Gặm bóng ven sườn đồi
 
Các em nhỏ sánh đôi
Cắp sách đi đến lớp
Tình làng sống hòa hợp
Đùm bọc và sẻ chia
 
Mảnh đất làng trước kia
Tổng kho năm năm chín *
Làng toàn là người lính
Trở về sau chiến tranh
 
Thân thể không nguyên lành
Vẫn dựng xây cuộc sống
Trăng hòa bình lồng lộng
Soi làng cựu chiến binh...
 
Ghi chú: * Thuộc Tổng cục Hậu cần đoàn 559
******

Tác giả Nguyễn Xuân Sáu – Hội văn học nghệ thuật Bà Rịa – Vũng Tàu, sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 10-2018.

NHỚ X THANH

Đi xa nhớ lắm quê mình

Nhớ hòn Trống, Mái chung tình không phai

Sầm Sơn đón ánh nắng mai

Câu hò sông Mã ngân dài trên sông

Đưa em về Ngã Ba Bông

Lên thăm phố Giáng chợ Bòng đông vui

Đò ngang, thuyền dọc về xuôi

Đôi bờ sông Mã xanh ngời ngô non

Yêu em từ thuở còn son

Đến khi đầu bạc chưa tròn thành đôi...

Gái Thanh má thắm, đỏ môi

Mà chàng Từ Thức lên trời gặp Tiên...

 

Kế hoạch tổ chức các Trại sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tại các Nhà sáng tác trong tháng 11/2018

Trong tháng 11/2018, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức các Trại sáng tác tại các Nhà sáng tác trực thuộc trung tâm.

I. Nhà sáng tác Tam Đảo:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT KIÊN GIANG
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO
(01/11/2018 – 15/11/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Dương Minh Đức Âm nhạc
2 Trần Ngọc Thúy Nhiếp ảnh
3 Ngọc Loan Anh Sân khấu
4 Nguyễn Hữu Thọ Sân khấu
5 Phan Kim Phượng Sân khấu
6 Trần Lệ Thường Văn học
7 Nguyễn Thụy Nhã Văn học
8 Bùi Quang Trụ Văn học
9 Lê Như Ý Mỹ Thuật
10 Trần Năm Âm nhạc
11 Lê Phú Hữu Âm nhạc
12 Nguyễn Mỹ Hồng Văn nghệ dân gian
13 Ngô Văn Phương Nhiếp ảnh
14 Nguyễn Đạo Đức Nhiếp ảnh
15 Nguyễn Phong Vũ Nhiếp ảnh

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO
(16/11/2018 – 30/11/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Trần Nhương Văn học
2 Nguyễn Thu Hưng Văn học
3 Hồ Khải Hoàn Văn học
4 Trần Đương Văn học
5 Nguyễn Đắc Lập Văn học
6 Nguyễn Tiến Lộc Văn học
7 Nguyễn Thế Hùng Văn học
8 Đỗ Chiến Thắng Văn học
9 Lê Thanh Hảo Vân Văn học
10 Đàm Khánh Phương Văn học
11 Nguyễn Mạnh Chu Văn học
12 Nguyễn Đăng Minh Văn học
13 Đặng Văn Chương Văn học
14 Lê Đức Nghinh Văn học
15 Nghiêm Bằng Văn học
3.DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO
(16/11/2018 – 30/11/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Lê Lâm Văn học
2 Phạm Thị Phương Thảo Văn học
3 Nguyễn Tiến Bình Văn học
4 Nguyễn Thế Đức Văn học
5 Nguyễn Mạnh Thắng Văn học
6 Chử Thu Hằng Văn học
7 Trần Thanh Hương Văn học
8 Lê Thúy Bắc Văn học
9 Trần Minh Văn học
10 Trần Hải Yến Văn học
11 Lam Điền Văn học
12 Đoàn Bổng Văn học
13 Nguyễn Trọng Tân Văn học
14 Nguyễn Đỗ Phú Văn học
15 Đỗ Ngọc Yên Văn học

II. Nhà sáng tác Đại Lải:

1.DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NGHỆ SĨ SÂN KHẤU VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI
(01/11/2018 – 15/11/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Toàn Thắng Kịch bản
2 Hữu Ước Kịch bản
3 Giang Phong Kịch bản
4 Công Bằng Kịch bản
5 Thượng Luyến Kịch bản
6 An Ninh Kịch bản
7 Cao Giáng Hương Kịch bản
8 Thế Dương Kịch bản
9 Trần Minh Kịch bản
10 Mai Diệu Chi Kịch bản
11 Hà Đình Cẩn Kịch bản
12 Tuấn Giang Kịch bản
13 Hoàng Thanh Du Kịch bản
14 Phạm Văn Quý Kịch bản
15 Lệ Dung Kịch bản
16 Phạm Ngọc Dương Kịch bản

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI
(16/11/2018 – 30/11/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Bùi Việt Thắng Lý luận phê bình
2 Nguyễn Trọng Tân Văn học
3 Vũ Oanh Văn học
4 Hà Thị Cẩm Anh Văn học
5 Vương Tâm Thơ
6 Lại Nguyên Ân Lý luận phê bình
7 Hoàng Quảng Uyên Văn học
8 Thai Sắc Thơ
9 Đặng Hiển Thơ
10 Nguyễn Minh Kiêm Văn học
11 Đỗ Ngọc Yên Lý luận phê bình
12 Đàm Khánh Phương Thơ
13 Trần Gia Thái Thơ
14 Nguyễn Bắc Sơn Văn học
15 Hoàng Tuyên Văn học

III. Nhà sáng tác Nha Trang:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI MỸ THUẬT HÀ NỘI
DỰ TRẠI SÁNG TÁC NHA TRANG
(04/11/2018 – 18/11/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Phạm Kim Bình Mỹ thuật
2 Vũ Tuyết Mai Mỹ thuật
3 N guyễn Xuân Thủy Mỹ thuật
4 Bùi Anh Hùng Mỹ thuật
5 Phạm Thành Hương Mỹ thuật
6 Huỳnh Mai Mỹ thuật
7 Đỗ Thị Nhài Mỹ thuật
8 Ngân Chài Mỹ thuật
9 Đức Việt Mỹ thuật
10 Trần Ninh Mỹ thuật
11 Nguyễn Tùng Ngọc Mỹ thuật
12 Hoàng Kim Tiến Mỹ thuật
13 Đoàn Văn Thân Mỹ thuật
14 Dương Khánh Linh Mỹ thuật
15 Lê Anh Mỹ thuật

 

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG NINH
DỰ TRẠI SÁNG TÁC NHA TRANG
(26/11/2018 – 10/12/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Đinh Đức Cường Văn học
2 Vũ Hào Văn học
3 Bùi Vĩnh Chuyên Văn học
4 Phạm Thị Phin Văn học
5 Đinh Quận Văn học
6 Nguyễn Trang Nhung Văn học
7 Nguyễn Đức Nhuần Sân Khấu
8 Bùi Tiến An Sân Khấu
9 Vũ Quý Mỹ thuật
10 Hoàng Văn Tại Mỹ thuật
11 Nguyễn Viết   Quang Mỹ thuật
12 Phạm Ngọc Thành Điện ảnh
13 Vũ Việt Hồng Âm nhạc
14 Trương Thị Bích Hường Văn nghệ dân gian
15 Vũ Tiến Dũng Nhiếp ảnh

IV. Nhà sáng tác Đà Lạt:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT BẮC GIANG
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT
(02/11/2018 – 16/11/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Văn Tơn Mỹ thuật
2 Bùi Ngọc Lân Mỹ thuật
3 Nguyễn Thị Hằng Duyên Mỹ thuật
4 Nguyễn Kiên Quyết Âm nhạc
5 Nguyễn Văn Huy Âm nhạc
6 Vương Quế Lâm Nhiếp ảnh
7 Nguyễn Long Giang Nhiếp ảnh
8 Nguyễn Thu Minh VNDG
9 Trần Văn Lạng VNDG
10 Nguyễn Hùng Việt Sân khấu
11 Trần Văn Thông Sân khấu
12 Vương Đình Khánh Thơ
13 Nguyễn Bộ Thơ
14 Vũ Huy Ba Văn học
15 Đỗ Nhiệm Văn học

Khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu 2018 tại Nhà sáng tác Đại Lải

Sáng 1/11/2018, tại Nhà sáng tác Đại Lải, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã phối hợp khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2018. Tham dự trại sáng tác có đại diện các nhà hát, đơn vị nghệ thuật cùng 15 tác giả sân khấu.

Theo đó, trong 15 ngày, các tác giả sẽ hoàn thành các kịch bản sân khấu gồm các thể loại như tuồng, chèo, kịch nói, cải lương… với các đề tài về danh nhân lịch sử, ký ức chiến tranh, khát vọng vươn tới hạnh phúc, bảo vệ chủ quyền biển đảo và những vấn đề có tính đương đại, những vấn đề xã hội mà cộng đồng quan tâm. 

Hiện nay, các tác phẩm liên quan đến đời sống xã hội rất hiếm hoi, đặc biệt là thiếu vắng các tác phẩm mang xu hướng hiện đại, đề cập đến các vấn đề mang tính trực diện xã hội… Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, NSND Lê Tiến Thọ cho biết, chỉ trong năm 2018, Hội đã tổ chức 3 trại sáng tác kịch bản sân khấu tại Đà Lạt (Lâm Đồng), Bắc Ninh và nay là Đại Lải (Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, nhiều tác phẩm do gặp khó khăn về vấn đề tiếp cận với khán giả từ chất lượng kịch bản cho tới phương thức tổ chức biểu diễn, dẫn tới nhiều tác phẩm ra đời nhưng bị lãng phí. 

khaimacsankhaut11 2018

Sự có mặt của các tác giả cao tuổi bên cạnh các gương mặt trẻ trung cùng phương pháp chia tổ thảo luận, tạo điều kiện để các tác giả cùng đọc tác phẩm cho nhau nghe, trao đổi ý tưởng, đóng góp ý kiến, sửa chữa sẽ hoàn thiện tác phẩm hơn. Nội dung tư tưởng nghệ thuật cho từng kịch bản qua đó cũng được nâng tầm. Các tác giả cũng có dịp học hỏi lẫn nhau về tư duy sáng tạo, trau dồi kỹ năng viết để cho ra đời những kịch bản hay, tạo ra những vở diễn có giá trị nghệ thuật cao. Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam mong muốn, sau trại sáng tác, các tác giả có được các tác phẩm với cấu trúc, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ thời đại mới. Hội cũng tạo mọi điều kiện cho các tác giả hoàn thiện tác phẩm với bút lực mới nhanh chóng đưa vào dàn dựng tại các đơn vị nghệ thuật.

Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, NSƯT Trần Mạnh Cường cho rằng, đội ngũ sáng tác kịch hát dân tộc hiện cũng không còn nhiều, do đó vấn đề đặt ra là Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cần tiếp tục duy trì đào tạo đội ngũ sáng tác mảng này, mở rộng hơn nữa các hoạt động sáng tác nghệ thuật truyền thống, bổ sung đa dạng nhiều góc tiếp cận khác nhau cho các tác phẩm đề tài này, nhằm phục vụ nhân dân cả nước và kiều bào nước ngoài. 

khaimacsankhaut11 2018 1

Việc đến với trại viết cũng là cơ hội để các nghệ sĩ sân khấu trải nghiệm thực tế, thâm nhập đời sống sinh hoạt của đồng bào nhân dân các dân tộc ở Đại Lải, Vĩnh Phúc. Trong đó, công cuộc xây dựng nông thôn mới, phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu… sẽ là những chất liệu hay để các nhà biên kịch ấp ủ những đề tài mới, cho ra đời những vở diễn gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Trại sáng tác sẽ kéo dài đến 14/11/2018.

Nguồn: Tổng hợp

Khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu 2018 tại Nhà sáng tác Đại Lải

Sáng 1/11/2018, tại Nhà sáng tác Đại Lải, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã phối hợp khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu năm 2018. Tham dự trại sáng tác có đại diện các nhà hát, đơn vị nghệ thuật cùng 15 tác giả sân khấu.

Theo đó, trong 15 ngày, các tác giả sẽ hoàn thành các kịch bản sân khấu gồm các thể loại như tuồng, chèo, kịch nói, cải lương… với các đề tài về danh nhân lịch sử, ký ức chiến tranh, khát vọng vươn tới hạnh phúc, bảo vệ chủ quyền biển đảo và những vấn đề có tính đương đại, những vấn đề xã hội mà cộng đồng quan tâm. 

Hiện nay, các tác phẩm liên quan đến đời sống xã hội rất hiếm hoi, đặc biệt là thiếu vắng các tác phẩm mang xu hướng hiện đại, đề cập đến các vấn đề mang tính trực diện xã hội… Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, NSND Lê Tiến Thọ cho biết, chỉ trong năm 2018, Hội đã tổ chức 3 trại sáng tác kịch bản sân khấu tại Đà Lạt (Lâm Đồng), Bắc Ninh và nay là Đại Lải (Vĩnh Phúc). Tuy nhiên, nhiều tác phẩm do gặp khó khăn về vấn đề tiếp cận với khán giả từ chất lượng kịch bản cho tới phương thức tổ chức biểu diễn, dẫn tới nhiều tác phẩm ra đời nhưng bị lãng phí. 

khaimacsankhaut11 2018

Sự có mặt của các tác giả cao tuổi bên cạnh các gương mặt trẻ trung cùng phương pháp chia tổ thảo luận, tạo điều kiện để các tác giả cùng đọc tác phẩm cho nhau nghe, trao đổi ý tưởng, đóng góp ý kiến, sửa chữa sẽ hoàn thiện tác phẩm hơn. Nội dung tư tưởng nghệ thuật cho từng kịch bản qua đó cũng được nâng tầm. Các tác giả cũng có dịp học hỏi lẫn nhau về tư duy sáng tạo, trau dồi kỹ năng viết để cho ra đời những kịch bản hay, tạo ra những vở diễn có giá trị nghệ thuật cao. Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam mong muốn, sau trại sáng tác, các tác giả có được các tác phẩm với cấu trúc, hình tượng nhân vật, ngôn ngữ thời đại mới. Hội cũng tạo mọi điều kiện cho các tác giả hoàn thiện tác phẩm với bút lực mới nhanh chóng đưa vào dàn dựng tại các đơn vị nghệ thuật.

Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, NSƯT Trần Mạnh Cường cho rằng, đội ngũ sáng tác kịch hát dân tộc hiện cũng không còn nhiều, do đó vấn đề đặt ra là Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cần tiếp tục duy trì đào tạo đội ngũ sáng tác mảng này, mở rộng hơn nữa các hoạt động sáng tác nghệ thuật truyền thống, bổ sung đa dạng nhiều góc tiếp cận khác nhau cho các tác phẩm đề tài này, nhằm phục vụ nhân dân cả nước và kiều bào nước ngoài. 

khaimacsankhaut11 2018 1

Việc đến với trại viết cũng là cơ hội để các nghệ sĩ sân khấu trải nghiệm thực tế, thâm nhập đời sống sinh hoạt của đồng bào nhân dân các dân tộc ở Đại Lải, Vĩnh Phúc. Trong đó, công cuộc xây dựng nông thôn mới, phát triển nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, xóa bỏ hủ tục lạc hậu… sẽ là những chất liệu hay để các nhà biên kịch ấp ủ những đề tài mới, cho ra đời những vở diễn gắn liền với thực tiễn cuộc sống. Trại sáng tác sẽ kéo dài đến 14/11/2018.

Nguồn: Tổng hợp

Kế hoạch tổ chức các Trại sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tại các Nhà sáng tác trong tháng 11/2018

Trong tháng 11/2018, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức các Trại sáng tác tại các Nhà sáng tác trực thuộc trung tâm.

I. Nhà sáng tác Tam Đảo:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT KIÊN GIANG
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO
(01/11/2018 – 15/11/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Dương Minh Đức Âm nhạc
2 Trần Ngọc Thúy Nhiếp ảnh
3 Ngọc Loan Anh Sân khấu
4 Nguyễn Hữu Thọ Sân khấu
5 Phan Kim Phượng Sân khấu
6 Trần Lệ Thường Văn học
7 Nguyễn Thụy Nhã Văn học
8 Bùi Quang Trụ Văn học
9 Lê Như Ý Mỹ Thuật
10 Trần Năm Âm nhạc
11 Lê Phú Hữu Âm nhạc
12 Nguyễn Mỹ Hồng Văn nghệ dân gian
13 Ngô Văn Phương Nhiếp ảnh
14 Nguyễn Đạo Đức Nhiếp ảnh
15 Nguyễn Phong Vũ Nhiếp ảnh

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO
(16/11/2018 – 30/11/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Trần Nhương Văn học
2 Nguyễn Thu Hưng Văn học
3 Hồ Khải Hoàn Văn học
4 Trần Đương Văn học
5 Nguyễn Đắc Lập Văn học
6 Nguyễn Tiến Lộc Văn học
7 Nguyễn Thế Hùng Văn học
8 Đỗ Chiến Thắng Văn học
9 Lê Thanh Hảo Vân Văn học
10 Đàm Khánh Phương Văn học
11 Nguyễn Mạnh Chu Văn học
12 Nguyễn Đăng Minh Văn học
13 Đặng Văn Chương Văn học
14 Lê Đức Nghinh Văn học
15 Nghiêm Bằng Văn học
3.DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO
(16/11/2018 – 30/11/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Lê Lâm Văn học
2 Phạm Thị Phương Thảo Văn học
3 Nguyễn Tiến Bình Văn học
4 Nguyễn Thế Đức Văn học
5 Nguyễn Mạnh Thắng Văn học
6 Chử Thu Hằng Văn học
7 Trần Thanh Hương Văn học
8 Lê Thúy Bắc Văn học
9 Trần Minh Văn học
10 Trần Hải Yến Văn học
11 Lam Điền Văn học
12 Đoàn Bổng Văn học
13 Nguyễn Trọng Tân Văn học
14 Nguyễn Đỗ Phú Văn học
15 Đỗ Ngọc Yên Văn học

II. Nhà sáng tác Đại Lải:

1.DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NGHỆ SĨ SÂN KHẤU VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI
(01/11/2018 – 15/11/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Toàn Thắng Kịch bản
2 Hữu Ước Kịch bản
3 Giang Phong Kịch bản
4 Công Bằng Kịch bản
5 Thượng Luyến Kịch bản
6 An Ninh Kịch bản
7 Cao Giáng Hương Kịch bản
8 Thế Dương Kịch bản
9 Trần Minh Kịch bản
10 Mai Diệu Chi Kịch bản
11 Hà Đình Cẩn Kịch bản
12 Tuấn Giang Kịch bản
13 Hoàng Thanh Du Kịch bản
14 Phạm Văn Quý Kịch bản
15 Lệ Dung Kịch bản
16 Phạm Ngọc Dương Kịch bản

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI
(16/11/2018 – 30/11/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Bùi Việt Thắng Lý luận phê bình
2 Nguyễn Trọng Tân Văn học
3 Vũ Oanh Văn học
4 Hà Thị Cẩm Anh Văn học
5 Vương Tâm Thơ
6 Lại Nguyên Ân Lý luận phê bình
7 Hoàng Quảng Uyên Văn học
8 Thai Sắc Thơ
9 Đặng Hiển Thơ
10 Nguyễn Minh Kiêm Văn học
11 Đỗ Ngọc Yên Lý luận phê bình
12 Đàm Khánh Phương Thơ
13 Trần Gia Thái Thơ
14 Nguyễn Bắc Sơn Văn học
15 Hoàng Tuyên Văn học

III. Nhà sáng tác Nha Trang:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI MỸ THUẬT HÀ NỘI
DỰ TRẠI SÁNG TÁC NHA TRANG
(04/11/2018 – 18/11/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Phạm Kim Bình Mỹ thuật
2 Vũ Tuyết Mai Mỹ thuật
3 N guyễn Xuân Thủy Mỹ thuật
4 Bùi Anh Hùng Mỹ thuật
5 Phạm Thành Hương Mỹ thuật
6 Huỳnh Mai Mỹ thuật
7 Đỗ Thị Nhài Mỹ thuật
8 Ngân Chài Mỹ thuật
9 Đức Việt Mỹ thuật
10 Trần Ninh Mỹ thuật
11 Nguyễn Tùng Ngọc Mỹ thuật
12 Hoàng Kim Tiến Mỹ thuật
13 Đoàn Văn Thân Mỹ thuật
14 Dương Khánh Linh Mỹ thuật
15 Lê Anh Mỹ thuật

 

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG NINH
DỰ TRẠI SÁNG TÁC NHA TRANG
(26/11/2018 – 10/12/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Đinh Đức Cường Văn học
2 Vũ Hào Văn học
3 Bùi Vĩnh Chuyên Văn học
4 Phạm Thị Phin Văn học
5 Đinh Quận Văn học
6 Nguyễn Trang Nhung Văn học
7 Nguyễn Đức Nhuần Sân Khấu
8 Bùi Tiến An Sân Khấu
9 Vũ Quý Mỹ thuật
10 Hoàng Văn Tại Mỹ thuật
11 Nguyễn Viết   Quang Mỹ thuật
12 Phạm Ngọc Thành Điện ảnh
13 Vũ Việt Hồng Âm nhạc
14 Trương Thị Bích Hường Văn nghệ dân gian
15 Vũ Tiến Dũng Nhiếp ảnh

IV. Nhà sáng tác Đà Lạt:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT BẮC GIANG
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT
(02/11/2018 – 16/11/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Văn Tơn Mỹ thuật
2 Bùi Ngọc Lân Mỹ thuật
3 Nguyễn Thị Hằng Duyên Mỹ thuật
4 Nguyễn Kiên Quyết Âm nhạc
5 Nguyễn Văn Huy Âm nhạc
6 Vương Quế Lâm Nhiếp ảnh
7 Nguyễn Long Giang Nhiếp ảnh
8 Nguyễn Thu Minh VNDG
9 Trần Văn Lạng VNDG
10 Nguyễn Hùng Việt Sân khấu
11 Trần Văn Thông Sân khấu
12 Vương Đình Khánh Thơ
13 Nguyễn Bộ Thơ
14 Vũ Huy Ba Văn học
15 Đỗ Nhiệm Văn học

GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA CA DAO QUẢNG NGÃI(Trích) - Nghiên cứu văn hoá dân gian của PGS.TS Trần Hoài Anh - Hội văn nghệ dân gian Việt Nam

Nghiên cứu văn hóa dân gian của PGS.TS Trần Hoài Anh – Chi hội Trường Đại học văn hóa Tp. Hồ Chí Minh – Hội văn nghệ dân gian Việt Nam; sáng tác tại Nhà sáng tác Tam Đảo tháng 10-2018.

GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA CA DAO QUẢNG NGÃI(Trích)

Giá trị văn hóa trong ca dao Quảng Ngãi nhìn từ vẻ đẹp của ngôn ngữ
Sự kết hợp giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ thơ - một vẻ đẹp ngôn ngữ trong ca dao Quảng Ngãi

Ca dao bao giờ cũng là tiếng nói, là tâm tình của các tầng lớp nhân dân, nó gắn liền với cuộc sống hàng ngày của người lao động như hơi thở, như cơm ăn, nước uống. Chính vì thế ngôn ngữ đời sống của nhân dân đã đi vào ca dao như một lẽ tự nhiên, mộc mạc, chân chất không hề tô điểm phấn son, không hề gọt dũa, dụng công trong nghệ thuật sử dụng như văn học thành văn. Ngôn ngữ trong ca dao Quảng Ngãi cũng không nằm ngoài qui luật này. Và điều đó đã tạo nên một vẻ đẹp riêng cho ngôn ngữ ca dao Quảng Ngãi, một vẻ đẹp đằm thắm, duyên dáng, mặn mà, bình dị như chính cái bình dị trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, trong sinh hoạt, trong lao động của của nhân dân.

Ngó ra ngoài biển đuốc giăng
Hai hàng nước mắt nhỏ em lấy khăn chùi liền
Bạn có ra về chẳng lẽ bạn về luôn
Để khăn xéo lại nước mắt tuôn em chùi.

Quả thật, đọc những câu ca dao trên, ta không thấy có sự màu mè, làm dáng mà chỉ thấy hiện lên trong những ngôn từ ấy vẻ đẹp của hồn quê, cảnh quê, người quê và vì vậy nó tồn tại vĩnh hằng như một kí ức văn hóa với những giá trị độc đáo và vô giá được tạo nên từ chính sự giản dị trong cuộc sống đời thường của người lao động.

Ngó ra mía đã trổ cờ
Nói chuyện trưa trờ cơm nước lạnh tanh

Trong những câu ca dao trên ta thấy xuất hiện hàng loạt những từ ngữ gắn liền với sinh hoạt trong cuộc sống của cư dân Quảng Ngãi như: ngó ra, chùi liền, khăn xéo, mía trổ cờ, trưa trờ, lạnh tanh... những từ tưởng chừng chẳng có một sự dụng công nghệ thật nào, nhưng lại có một giá trị thẩm mỹ riêng. Cái giá trị thẩm mỹ ấy được thể hiện từ sự chân thật của hiện thực cuộc sống được miêu tả trong ngữ cảnh ở các bài ca dao. Đó là cái đẹp của một tâm trạng thật, cuộc sống thật trong một không gian thật, thời gian thật, không hề có một dụng ý nghệ thuật nào.

Tuy nhiên trong ngôn ngữ ca dao Quảng Ngãi, ngoài vẻ đẹp mộc mạc của những từ ngữ đi ra từ cuộc sống đời thường, ta cũng bắt gặp những câu ca dao mà ở đó thể hiện một vẻ đẹp của sự điêu luyện với những ngôn ngữ đầy chất thơ. Vì vậy, nếu ở những bài ca dao mà ngôn ngữ thể hiện một vẻ đẹp mộc mạc bình dị chúng ta ít thấy sự dụng công nghệ thuật của tác giả trong việc sử dụng ngôn ngữ thì chính ở những bài ca dao mà ngôn ngữ đầy chất thơ, ta sẽ thấy rõ nghệ thuật điêu luyện trong việc sử dụng ngôn ngữ của tác giả dân gian. Đó là những bài ca dao với nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ tinh tế và đặc sắc, với nhiều biện pháp tu từ phong phú, đa dạng thể hiện những vẻ đẹp trong tâm cảm, tâm cảnh của con người vô cùng ý vị và sâu sắc mà khi đọc lên ta thấy trong mỗi ngôn từ luôn chứa đựng cả chiều sâu tâm tưởng.

Gánh vàng đi đ sông Ngô
Đêm nằm tơ tưởng đi mò sông Thương
Anh buồn có chốn thở than
Em buồn như ngọn đèn tàn thắp khuya

Hay những câu ca dao mà chỉ cần đọc lên ta thấy cả một thế giới tâm trạng khiến lòng mình cũng se sắt đớn đau...

Chiều chiều mây phủ Sơn Chà
Lòng ta thương bạn nước mắt và lộn cơm
Vy vùng như cá trong nơm
Buổi mai nôm ta trông bạn, buổi chiều nồm bạn trông ta 

Quả thật, ngôn ngữ thơ là thứ ngôn ngữ được chưng cất từ cuộc sống. Nó chính là những viên kim cương lấp lánh một thứ ánh sáng diệu kỳ của thế giới tâm hồn của con người. Ca dao là một loại thơ dân gian cho nên ngôn ngữ của nó cũng là những viên ngọc lấp lánh những vẻ đẹp mà những lớp bụi thời gian không làm nó mờ đi, ngược lại nó lại càng ngày càng rực sáng hơn. Âu đó cũng chính là giá trị đặc biệt của ngôn ngữ ca dao đã được kiểm nghiệm từ thực tế cuộc sống với hàng ngàn năm văn hiến của dân tộc.

NGHỀ MỤ VƯỜN Ở KIÊN GIANG (Trích) - Nghiên cứu văn hoá dân gian của Nguyễn Thuỵ Nhã - Hội văn nghệ dân gian Việt Nam

Nghiên cứu văn hoá dân gian của Nguyễn Thuỵ Nhã – Hội văn học nghệ thuật Kiên Giang – Hội văn nghệ dân gian Việt Nam.; sáng tác tại Nhà sáng tác Tam Đảo tháng 10-2018.

NGHỀ MỤ VƯỜN Ở KIÊN GIANG (Trích)

MỤ VƯỜN VÀ NHỮNG MỐI QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI
 
Vui buồn và những hệ luỵ từ nghề làm Mụ
Do chính từ công việc, nên xã hội đã đặt để vị trí của nghề làm Mụ như một nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả, mọi người ai cũng nể trọng. Sự sống, chết của mẹ con sản phụ đều trông cậy vào một tay bà Mụ. Nếu họa hoằn có những bất trắc xảy ra trong lúc đỡ đẻ, người mẹ bị chết, hoặc thai nhi bị chết, thì ít ai đổ lỗi cho Bà Mụ mà họ chỉ nghĩ đó là “phần số” của mỗi con người. Những Bà Mụ ngày xưa, họ cũng tự xem nghề nghiệp của mình là do “Ông Trời” đặt để ban cho họ, nên luôn nghĩ đến cái tâm là làm phước nhiều hơn tính toán công xá với mọi người, ai trả công cho họ cái gì cũng được, không có sự đòi hỏi. Chỉ tận tụy với công việc của mình, xem như cách tu nhân tích đức cho con cháu. Có những bà Mụ nổi tiếng nhân từ, người nhà đưa sản phụ đến sanh, vì nghèo quá, không có gạo nấu cơm hay thiếu thốn những thứ lặt vặt nào là Bà Mụ giúp đỡ cho hết.
 
Không chỉ như thế có những hệ lụy từ nghề Mụ đã làm nên những tình huống “dở khóc dở cười” có khi còn đánh đổi cả tính mạng của mình. Như trong chiến tranh, súng đạn nổ vang trời dẫu không muốn, nhưng Bà Mụ cũng phải nén cái sợ trong lòng, không còn màng đến tính mạng để đi đỡ đẻ cho sản phụ vì Bà Mụ thấu hiểu nỗi lo lắng của gia đình và sự nguy hiểm với mẹ con sản phụ trong lúc chờ Mụ đến. Có trường hợp, một phụ nữ đơn thân đến nhờ Mụ sanh cho, rồi lại lén bỏ con lại. Bà Mụ phải vất vả nuôi đứa trẻ một thời gian rồi tìm gia đình nào ai muốn xin con nuôi để cho lại.
Ngoài trừ những yếu tố may mắn mang đến cho Bà Mụ sanh cho sản phụ được suông sẻ đi kèm với tấm lòng vị tha nhân hậu. Tạo nên tiếng lành đồn xa về sự “mát tay” đạo đức của những Bà Mụ.
Những gia đình ở nông thôn, thường nghèo khổ cũng chẳng có gì đền đáp công sức cho Bà Mụ ngoài những sản vật có sẵn trong gia đình. Nhà khá thì “đền ơn” ít tiền kèm theo quà bánh, vải vóc... Có nhà thì biếu con gà, con con vịt , cây trái trong vườn, hoặc đong lúa gạo cho Bà Mụ mang về để gọi là trả ơn.
Tuy nhiên trong xã hội cũng có cái tốt và cái xấu, cũng có trường hợp Mụ Vườn lạm dụng vào tay nghề, sự tin tưởng, những định kiến của xã hội phong kiến về người phụ nữ, nhất là khi phụ nữ có chửa hoang. Có những Bà Mụ lợi dụng vào đó mà kiếm lợi về cho mình bất chấp đạo đức và nguy hiểm đến sức khỏe tính mạng của sản phụ. Đó là trường hợp được truyền miệng nhau kể về một Bà Mụ ở Bàn Tân Định. Nghe đồn tay nghề bà rất giỏi, chuyên nghề phá thai cho phụ nữ.Gia đình nào có con gái chửa hoang, để tránh tai tiếng đều tìm đến bà để “giải quyết”. Nghe nói trong đời bà chưa lần nào sanh nở cho ai mà chỉ có “phá” mà thôi. Khi về già tự nhiên mắt bà bị mù không thấy gì hết... Cũng có thể đó chỉ là những lời đồn thổi, để con người phải biết giữ cái tâm mình trong sáng, nghề nghiệp là để mang ra giúp đời chứ không phải dùng trục lợỉ bản thân để mang tiếng thất đức.
 
Tín ngưỡng dân gian của người xưa với Bà Mụ :
Ông bà ta vốn luôn quý trọng nghĩa nhân, có thể trong cách nghĩ, vật chất không thể nào đền đáp công ơn của những Bà Mụ đã tiếp sức đỡ đẻ cho con cháu mình được sanh ra một cách suông sẻ. Ngoài những Bà Mụ trên thực tế, trong góc tâm linh người ta vẫn tin tưởng vào một Bà Mụ thiêng liêng vô hình của trẻ sơ sinh. Từ suy nghĩ đó họ đã nhân cách hóa và thần thánh hóa những Bà Mụ. Mọi sự phát triển từ lúc mới sanh ra, lúc còn nằm nôi thường gắn liền với Bà Mụ. Khi trẻ mới vừa chào đời Bà Mụ là người đầu tiên chạm vào đứa trẻ nên người ta nên gọi là “ Mụ bắt miếng cho” tức là sau này tâm tính của đứa trẻ là cho Bà Mụ tạo cho. Trẻ sơ sinh trong giấc ngủ có khi tự mỉm cười hoặc mếu khóc một mình. Mỗi ngày bé phát triển tự nhiên để lớn dần thì cho là“ Mụ dạy”. Có khi lúc sơ ý để trẻ té, nhưng không có tổn thương ảnh hưởng gì đến trẻ thì được cho là “ Mụ đỡ”. Còn trẻ có biểu hiện gì không tốt cho sức khỏe thì cho là “ Mụ quở”...
Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này