Minh Phương

Minh Phương

Lễ kết nạp đảng viên của Chi bộ Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

Vào ngày 17/12/2018, tại hội trường Nhà sáng tác Tam Đảo, Chi bộ Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã tổ chức Lễ kết nạp đảng viên cho hai quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Tuyết – kế toán viên Trung tâm và Huỳnh Hà Quỳnh Châu – trưởng bộ phận hành chính Nhà sáng tác Đà Nẵng.

Trong Lễ kết nạp có sự tham dự của đồng chí Huỳnh Văn Ngàn – Bí thư Chi bộ, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, cùng toàn thể đảng viên của Trung tâm và các Nhà sáng tác trực thuộc Trung tâm.

ketnapdangt12 2018
Đồng chí Bí thư Huỳnh Văn Ngàn chỉ đạo tại Lễ kết nạp đảng viên

Trải qua quá trình phấn đấu, rèn luyện của bản thân cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn của Chi bộ Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, được sự đồng ý từ Đảng bộ Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, các quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Tuyết và Huỳnh Hà Quỳnh Châu đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. 

Lễ kết nạp đảng viên của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, đúng trình tự và thủ tục theo điều lệ Đảng. Tại buổi lễ, đồng chí Trần Mạnh Cường – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã trao quyết định kết nạp Đảng cho quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Tuyết và Huỳnh Hà Quỳnh Châu.

ketnapdangt12 2018 1
Quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Tuyết nhận quyết định kết nạp từ đồng chí
Trần Mạnh Cường – Phó Giám đốc Trung tâm
 
ketnapdangt12 2018 2
Quần chúng ưu tú Huỳnh Hà Quỳnh Châu nhận quyết định kết nạp từ đồng chí
Trần Mạnh Cường – Phó Giám đốc Trung tâm

Ngay sau khi nhận quyết định kết nạp, dưới cờ tổ quốc, cờ Đảng và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng sự chứng kiến của các đại biểu và chi bộ, hai đồng chí đảng viên mới đã tuyên thệ lời thề của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hứa sẽ tiếp tục phấn đấu để luôn xứng đáng là người đảng viên gương mẫu, đóng góp sức mình thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của Chi bộ.

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ kết nạp Đảng viên, đồng chí Huỳnh Văn Ngàn – Bí thư Chi bộ đã chúc mừng hai đồng chí Nguyễn Thị Tuyết và Huỳnh Hà Quỳnh Châu. Đồng chí Bí thư mong muốn hai đồng chí Đảng viên mới sẽ tiếp tục cố gắng phấn đấu và phát huy hơn nữa trong công tác, rèn luyện phẩm chất đạo đức trong thời gian thử thách trước khi trở thành đảng viên chính thức và xứng đáng trở thành người đảng viên gương mẫu, đóng góp sức mình thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của Chi bộ, góp phần xây dựng Chi bộ ngày càng vững mạnh.

 

Lễ kết nạp đảng viên của Chi bộ Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

Vào ngày 17/12/2018, tại hội trường Nhà sáng tác Tam Đảo, Chi bộ Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã tổ chức Lễ kết nạp đảng viên cho hai quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Tuyết – kế toán viên Trung tâm và Huỳnh Hà Quỳnh Châu – trưởng bộ phận hành chính Nhà sáng tác Đà Nẵng.

Trong Lễ kết nạp có sự tham dự của đồng chí Huỳnh Văn Ngàn – Bí thư Chi bộ, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, cùng toàn thể đảng viên của Trung tâm và các Nhà sáng tác trực thuộc Trung tâm.

ketnapdangt12 2018
Đồng chí Bí thư Huỳnh Văn Ngàn chỉ đạo tại Lễ kết nạp đảng viên

Trải qua quá trình phấn đấu, rèn luyện của bản thân cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn của Chi bộ Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, được sự đồng ý từ Đảng bộ Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, các quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Tuyết và Huỳnh Hà Quỳnh Châu đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. 

Lễ kết nạp đảng viên của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, đúng trình tự và thủ tục theo điều lệ Đảng. Tại buổi lễ, đồng chí Trần Mạnh Cường – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã trao quyết định kết nạp Đảng cho quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Tuyết và Huỳnh Hà Quỳnh Châu.

ketnapdangt12 2018 1
Quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Tuyết nhận quyết định kết nạp từ đồng chí
Trần Mạnh Cường – Phó Giám đốc Trung tâm
 
ketnapdangt12 2018 2
Quần chúng ưu tú Huỳnh Hà Quỳnh Châu nhận quyết định kết nạp từ đồng chí
Trần Mạnh Cường – Phó Giám đốc Trung tâm

Ngay sau khi nhận quyết định kết nạp, dưới cờ tổ quốc, cờ Đảng và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng sự chứng kiến của các đại biểu và chi bộ, hai đồng chí đảng viên mới đã tuyên thệ lời thề của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hứa sẽ tiếp tục phấn đấu để luôn xứng đáng là người đảng viên gương mẫu, đóng góp sức mình thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của Chi bộ.

Phát biểu chỉ đạo tại Lễ kết nạp Đảng viên, đồng chí Huỳnh Văn Ngàn – Bí thư Chi bộ đã chúc mừng hai đồng chí Nguyễn Thị Tuyết và Huỳnh Hà Quỳnh Châu. Đồng chí Bí thư mong muốn hai đồng chí Đảng viên mới sẽ tiếp tục cố gắng phấn đấu và phát huy hơn nữa trong công tác, rèn luyện phẩm chất đạo đức trong thời gian thử thách trước khi trở thành đảng viên chính thức và xứng đáng trở thành người đảng viên gương mẫu, đóng góp sức mình thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của Chi bộ, góp phần xây dựng Chi bộ ngày càng vững mạnh.

 

Kế hoạch tổ chức các Trại sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật trong tháng 12/2018

Trong tháng 12/2018, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức các Trại sáng tác tại các Nhà sáng tác trực thuộc trung tâm.

I. Nhà sáng tác Tam Đảo:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO
(05/12/2018 - 14/12/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Đào Phương Liên Điện ảnh
2 Phạm Nhuệ Giang Điện ảnh
3 Bành Mai Phương Điện ảnh
4 Trịnh Thanh Nhã Điện ảnh
5 Lê Phương Điện ảnh
6 Nguyễn Đức Việt Điện ảnh
7 Lưu Nghiệp Quỳnh Điện ảnh
8 Nguyễn Thị Yến Điện ảnh
9 Nguyễn Anh Dũng Điện ảnh
10 Bùi Tuấn Dũng Điện ảnh
11 Đặng Thu Trang Điện ảnh
12 Tống Thị Phương Dung Điện ảnh
13 Trần Hoàng Thái Ly Điện ảnh
14 Đặng Thu Hà Điện ảnh
15 Lê Anh Thúy Điện ảnh
16 Trần Chí Thành Điện ảnh
17 Nguyễn Anh Tuấn Điện ảnh
18 Trần Thị Thanh Hồng Điện ảnh
19 Nguyễn Việt Hùng Điện ảnh
20 Bùi Kim Quy Điện ảnh

II. Nhà sáng tác Đại Lải:

1. DANH SÁCH VĂN NGHỆ SỸ SÁNG TÁC CHUYÊN SÂU
(1/12/2018 - 29/12/2018)

 

1

Nguyễn Liên

Hội văn học nghệ thuật Đak Lak

Văn học

Kế hoạch tổ chức các Trại sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật trong tháng 12/2018

Trong tháng 12/2018, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức các Trại sáng tác tại các Nhà sáng tác trực thuộc trung tâm.

I. Nhà sáng tác Tam Đảo:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO
(05/12/2018 - 14/12/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Đào Phương Liên Điện ảnh
2 Phạm Nhuệ Giang Điện ảnh
3 Bành Mai Phương Điện ảnh
4 Trịnh Thanh Nhã Điện ảnh
5 Lê Phương Điện ảnh
6 Nguyễn Đức Việt Điện ảnh
7 Lưu Nghiệp Quỳnh Điện ảnh
8 Nguyễn Thị Yến Điện ảnh
9 Nguyễn Anh Dũng Điện ảnh
10 Bùi Tuấn Dũng Điện ảnh
11 Đặng Thu Trang Điện ảnh
12 Tống Thị Phương Dung Điện ảnh
13 Trần Hoàng Thái Ly Điện ảnh
14 Đặng Thu Hà Điện ảnh
15 Lê Anh Thúy Điện ảnh
16 Trần Chí Thành Điện ảnh
17 Nguyễn Anh Tuấn Điện ảnh
18 Trần Thị Thanh Hồng Điện ảnh
19 Nguyễn Việt Hùng Điện ảnh
20 Bùi Kim Quy Điện ảnh

II. Nhà sáng tác Đại Lải:

1. DANH SÁCH VĂN NGHỆ SỸ SÁNG TÁC CHUYÊN SÂU
(1/12/2018 - 29/12/2018)

 

1

Nguyễn Liên

Hội văn học nghệ thuật Đak Lak

Văn học

Chùm thơ của Lê Tiến Dị - Hội văn học nghệ thuật Đak Nông - và Khanh Phan Hữu - Hội văn học nghệ thuật Gia Lai

Tác giả: Lê Tiến Dị - Hội văn học nghệ thuật Đak Nông – sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Tây Nguyên, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 10-2018.

NHỮNG DÒNG SÔNG TRÊN CAO NGUYÊN

 
Len lỏi qua bao dốc núi
Trở trăn bạc trắng những thác ghềnh
Vách đá cứ già đi
Chẳng biết mình triệu tuổi
 
Những con sông dại khờ nông nổi
Mang đi tinh khôi của thượng nguồn
Qua những ly ty khe suối
Cả những chiếc lá úa chết tự bao giờ
Để thành hóa kiếp phù du
 
Những dỏng sông trên cao nguyên
Gồng lên qua hối hả đại ngàn
Bất chợt hòa vào ôm ấp ta-man
Và những cánh đồng phía thung xa ngút ngát
Khi mùa lũ đã qua rồi
Lũ cá lăng ngược về
Đẻ những chùm trứng vào hốc cây
Mát rượi bao dung mùa nước ngọt
Ở đó chúng lớn lên
Tanh nồng bùn đất.
 
Những dòng sông trên cao nguyên
Mỗi tên sông mang trong lòng huyền thoại
Suốt đời chở nặng phù sa
Đem chia khắp mùa màng
Trước khi về mênh mông biển lớn.
 
*******

Tác giả: Khanh Phan Hữu – Hội văn học nghệ thuật Gia Lai - sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Tây Nguyên, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 10-2018.

 
ĐỢl CON
 
Trước lúc vào chiến trường con về phép rồi biền biệt đi
Thư khét đạn bom lẫn nắng mưa
Mẹ reo vui. Chữ nhòa nước mắt
Bỗng một chiều tin từ Mặt trận Phía Nam
Rạng rỡ người Sán Dìu con mãi mãi đi xa
Cây con trồng giờ lớp lớp sần sùi chồng phủ
Mấy bận sửa rào sửa cổng níu cây ở lại
Mẹ bảo cho thằng Cả dõi hướng nhớ phương
Mấy lần sửa nhà giữ nguyên con ngõ
Mẹ bảo để thằng Cả biết lối nhận đường
Ốm bỏ ăn nhìn cây nhìn ngõ mẹ lại khỏe ra
Bởi chiều ngóng trông
Thằng Cả ơi chưa về. Con còn giận mẹ à
Trâu mày mua có chút có chít
Nó không còn và mày mãi đi xa
Tuổi ngót trăm chất mòn mỏi thời gian
Mẹ đọc báo, xem ti vi, nghe đài, hát Trại
Giữ bộ đồ Sán Dìu trong làng còn lại
Chờ mặc đón Cả có ngày..
 
Giường xưa tay không kín ôm ấp hát ru
Quờ nát tối mòn đêm vã gối
Vét tháng ngày men tựa đồng dao
Quê Gốc Duối ủ men Tam Đèo, lời Trại
Đợi Cả thắp lửa đêm trăng
Sắn khoai nghiêng núi. Lúa chật lún sân
Bản ta nay vừa quê vừa phố
Vẫn là làng thuở ấy con đi
Cả à
Cả ơi….!

Chùm thơ của Lê Tiến Dị - Hội văn học nghệ thuật Đak Nông - và Khanh Phan Hữu - Hội văn học nghệ thuật Gia Lai

Tác giả: Lê Tiến Dị - Hội văn học nghệ thuật Đak Nông – sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Tây Nguyên, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 10-2018.

NHỮNG DÒNG SÔNG TRÊN CAO NGUYÊN

 
Len lỏi qua bao dốc núi
Trở trăn bạc trắng những thác ghềnh
Vách đá cứ già đi
Chẳng biết mình triệu tuổi
 
Những con sông dại khờ nông nổi
Mang đi tinh khôi của thượng nguồn
Qua những ly ty khe suối
Cả những chiếc lá úa chết tự bao giờ
Để thành hóa kiếp phù du
 
Những dỏng sông trên cao nguyên
Gồng lên qua hối hả đại ngàn
Bất chợt hòa vào ôm ấp ta-man
Và những cánh đồng phía thung xa ngút ngát
Khi mùa lũ đã qua rồi
Lũ cá lăng ngược về
Đẻ những chùm trứng vào hốc cây
Mát rượi bao dung mùa nước ngọt
Ở đó chúng lớn lên
Tanh nồng bùn đất.
 
Những dòng sông trên cao nguyên
Mỗi tên sông mang trong lòng huyền thoại
Suốt đời chở nặng phù sa
Đem chia khắp mùa màng
Trước khi về mênh mông biển lớn.
 
*******

Tác giả: Khanh Phan Hữu – Hội văn học nghệ thuật Gia Lai - sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Tây Nguyên, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 10-2018.

 
ĐỢl CON
 
Trước lúc vào chiến trường con về phép rồi biền biệt đi
Thư khét đạn bom lẫn nắng mưa
Mẹ reo vui. Chữ nhòa nước mắt
Bỗng một chiều tin từ Mặt trận Phía Nam
Rạng rỡ người Sán Dìu con mãi mãi đi xa
Cây con trồng giờ lớp lớp sần sùi chồng phủ
Mấy bận sửa rào sửa cổng níu cây ở lại
Mẹ bảo cho thằng Cả dõi hướng nhớ phương
Mấy lần sửa nhà giữ nguyên con ngõ
Mẹ bảo để thằng Cả biết lối nhận đường
Ốm bỏ ăn nhìn cây nhìn ngõ mẹ lại khỏe ra
Bởi chiều ngóng trông
Thằng Cả ơi chưa về. Con còn giận mẹ à
Trâu mày mua có chút có chít
Nó không còn và mày mãi đi xa
Tuổi ngót trăm chất mòn mỏi thời gian
Mẹ đọc báo, xem ti vi, nghe đài, hát Trại
Giữ bộ đồ Sán Dìu trong làng còn lại
Chờ mặc đón Cả có ngày..
 
Giường xưa tay không kín ôm ấp hát ru
Quờ nát tối mòn đêm vã gối
Vét tháng ngày men tựa đồng dao
Quê Gốc Duối ủ men Tam Đèo, lời Trại
Đợi Cả thắp lửa đêm trăng
Sắn khoai nghiêng núi. Lúa chật lún sân
Bản ta nay vừa quê vừa phố
Vẫn là làng thuở ấy con đi
Cả à
Cả ơi….!

ÔNG GIÀ Ở NGÕ VẮNG - Ký của Vũ Huy Ba - Hội văn học nghệ thuật Bắc Giang

Bút ký của Vũ Huy Ba – Hội văn học nghệ thuật Bắc Giang – sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 11-2018.

ÔNG GIÀ Ở NGÕ VẮNG

Bao năm qua đi, nhưng buổi đầu được gặp cụ Nguyễn Hữu Thăng – Nhà giáo Nhân dân vẫn mới mẻ trong tâm trí tôi.
Đó là vào chiều một Chủ nhật tôi cùng Hoàn một người bạn đến thăm một người bà con của anh ở khu tập thể Điện lực Bắc Giang. Khu tập thể nằm sâu trong một ngõ nhỏ đường Nguyễn Khắc Nhu, thị xã Bắc Giang nay là TP. Bắc Giang.
Hai chúng tôi đi vòng vo mãi tít vào gian đầu của dẫy nhà cuối cùng, gian đó được xây ngăn với phòng bên thành một nhà riêng biệt. Qua cánh cổng gỗ ghép tới một sân nhỏ lát gạch, chúng tôi bước vào gian phòng tĩnh lặng. Một bà già người nhỏ bé đang nằm trẻn giường đối diện cái cửa ra vào, thấy có khách vội nhổm dậy ra chào. Bà mời chúng tôi ngồi xuống chiếc ghế dài đặt áp tường bên lối vào, rồi quay về phía một ông già đang ngồi xoay lưng về phía chúng tôi bảo:
- Ông ơi!
Đang chăm chú đọc sách bên chiếc bàn gỗ - chiếc bàn mà tôi nhận thấy cũng đóng ghép một cách sơ sài như tất cả những đồ dùng bằng gỗ có ở trong gian phòng, ông già quay lại, đứng dậy, thân hình cao lớn của ông như trùm lên gian phòng chật hẹp. Ông già kéo chiếc ghế mình đang ngồi đến bên bàn trà trước mặt chúng tôi ngồi xuống và bảo bà:
- Bà pha nước mời hai ông uống đi!.
Bà già lấy chè pha nhưng chỉ rót vào hai chén mời khách. Trong khi đó ông đưa mắt về phía góc tường bảo:
- Bà lấy cho tôi thứ nước kia!
Bà lão đi về phía góc tường lấy chiếc siêu đồng rót thứ nước sẫm mầu như nước thuốc bắc vào chiếc cốc ở trước mặt ông.
Nhìn gương mặt hồng hào, làn tóc trắng đẹp như tiên của ông, chắc đây phải là thứ nước uống bổ dưỡng gì đó, tôi nghĩ và nghi hoặc hỏi:
- Cụ uống thứ nước gì đấy ạ?
- À, nước vối đấy mà. Bà già nói.
- Tôi chỉ uống nước vối, nếu không thì uống nước trắng - Ông già vừa đưa tôi cốc nước vừa nói - Trà và rượu tôi đều không uống. Ngay cả nhâm nhi tôi cũng không.
Tôi đón lấy cốc, uống một ngụm và hết sức ngạc nhiên, đúng là thứ nước vối bình dị mà những người dân thôn dã vẫn uống.
- Dạ, thế cụ năm nay bao nhiêu tuổi ạ? Tôi hỏi.
- Tôi sinh năm 1906, nếu tính tuổi ta là 92 - ông già quay sang nhìn phía bà - Còn bà ấy nhà tôi có 82 tuổi thôi.
Vẫn ngồi im từ lúc vào, bây giờ Hoàn mới lên tiếng bảo tôi:
- Cậu nhìn xem!
Theo mắt Hoàn, tôi thấy trên bàn viết có chỗ ông già ngồi khi chúng tôi vào nhà có bài Tự Vịnh viết khổ chữ lớn:
…Sống đời thanh bạch mà vẫn vui
Tâm hồn phấn khởi vì công ích.
Kỹ thuật tinh thông truyền đời sau.
Tôi đứng dậy đi về phía bàn viết, ở trên tường bất ngờ đập vào mắt tôi hai khung kính có lồng - Bằng “Huân chương vì thế hệ trẻ" và bằng phong tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân"... À, thì ra đây là nhà giáo nhân dân Nguyễn Hữu Thăng mà tôi nghe tiếng và ngưỡng mộ từ lâu. Còn cụ bà là Nguyễn Thị Ngọc.
Nhưng sao một người như cụ lại ở trong một ngõ vắng và sống thanh bạch đến thế này?.
Tôi quay lại trách Hoàn:
- Sao ông không nói ngay với tôi là đến thăm nhà giáo...
Hoàn cười
- Thì để cậu bất ngờ mới thú chứ!
Tôi về chỗ, ngồi xuống ngắm nhà giáo nhân dân Nguyễn Hữu Thăng mà từ lâu tôi mong có dịp hội ngộ. Cụ ngồi lưng thẳng tràn trề sức lực, vầng trán rộng thông thái, đôi mắt nhìn điềm đạm nhưng vẫn hàm ẩn nụ cười.
Đến lúc nảy Hoàn mới giới thiệu tôi và cụ. Nhà giáo Nguyễn Hữu Thăng chăm chú nhìn tôi nhỏ nhẹ nói:
- Dạ vâng!
Tôi nói:
- Con nghe nói bây giờ hàng ngày cụ vẫn làm việc ạ?
- Dạ vâng - Cụ Thăng nói - hàng ngày tôi vẫn làm việc từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa.
Cụ Ngọc nhìn chồng nói:
- Ông ấy mải làm lắm, nước cũng không cả uống.
Trời sao lại có chuyện lạ như vậy, tôi nghĩ.
Cụ Thăng nhìn tôi bảo:
- Tôi đang viết bộ sách gối đầu giường: “Thợ điện hiện đại” gồm 10 tập. Tập 1 in năm 1996, tập 2 Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật đang in, bản thảo tập 6 đã viết xong, tôi đang viết tập 7.
Cụ Thăng đến bên bàn lấy đưa tôi xem bản thảo tập 7 “Thợ điện hiện đại” mà cụ đang viết tới trang 460. Đọc những dòng chữ viết đẹp đẽ, cẩn trọng của cụ tôi không khỏi kính phục. Đấy, trên đời hiện có một người như thế này, hơn 90 tuổi mà vẫn làm việc và làm công việc mà ít ai làm được. Thật là một chuyện lạ, trong khi chúng ta phần lớn 60 tuổi đã lo nghỉ ngơi và sức làm việc đã ngừng cạn.
 
- Tôi dự định đến năm 96 tuổi sẽ viết xong tập 10 của bộ sách - Cụ Thăng nói. Tôi nhìn cụ không chớp, gương mặt cụ bình lặng, rạng tỏa một sức mạnh kỳ bí. Bất chợt, tôi nhớ lại một cách rành mạch bài báo "23 triệu trang sách điện" viết về cụ trong mục TÀI TRÍ VIỆT NAM của tạp chí “Thế giới mới” số 133 mà tôi đã đọc, ghi chép. Đoạn ấy như sau: Năm 1927 khi đó ông Nguyễn Hữu Thăng 21 tuổi, làm đốc công nhà máy điện Cửa Cẩm. Thấy công nhân không đọc được bản vẽ ông đã viết cuốn “Cơ khí hoá”. Báo “Đông Pháp” và báo “Trung Bắc tân văn” hồi đó có bình luận về cuốn “Cơ khí hoá” của ông: “Đây là cuốn sách đầu tiên dạy máy móc cho người Việt Nam bằng tiếng Việt Nam”. Rồi tiếp theo ông viết cuốn sách “Điện một chiều", "Điện xoay chiều", "Máy phát điện một chiều", “Máy phát điện xoay chiều". Báo chí đương thời đã đánh giá công lao của ông như sau: không có từ ngữ nào trong từ vựng Việt Nam lột tả được hết như những từ mà ông Nguyễn Hữu Thăng đã dùng trong các cuốn sách điện của mình".
Tiếp theo là những năm của thập kỷ 60, thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Ông Nguyễn Hữu Thăng lại viết các bộ sách quí “Điện khí thực hành" 10 tập, Giáo sư - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa viết lời giới thiệu, "Cơ học thực hành" 3 tập, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ Kha Vạn Cân viết lời giới thiệu, và rất nhiều cuốn sách như: “Cẩm nang điện thực hành", "Sổ tay điện thực hành”, “Em tự làm đồ chơi khoa học”, "Máy bơm nước và đường ống"...
Bỗng cắt ngang dòng suy nghĩ cùa tôi, Hoàn bảo cụ Thăng
- Ông đi lấy cho anh bạn con xem những số báo “Kỹ nghệ” đi!
Nhà giáo Nguyễn Hữu Thăng đến bên chiếc quầy lớn ở góc nhà - nơi bảo quản những sách, bản thảo của ông lấy ra tập báo đóng cẩn thận bằng bìa cứng đưa cho tôi.
Tôi lần giở từng số tạp chí "Kỹ nghệ”, mầu giấy đã ngả vàng nhưng chữ in vẫn tươi đẹp. Tôi đọc số đầu phát hành ngày mồng 1 tháng l năm 1940, cuối trang 2 in chữ đậm tôn chỉ mục đích: “Nâng cao trí thức anh em lao động, phổ biến những điều cần biết về kỹ nghệ".
Cụ Thăng nói:
- Hồi đó công nhân mình trình độ thấp lắm, chứ không như bây giờ. Nghèo khó bần cùng mà...thấy vậy mà lòng không yên phải giúp họ có điều kiện học. Nghĩ mài tôi mới tìm ra cách làm tạp chí. Ra được tạp chí đâu có dễ. Chính quyền Pháp ngăn trở chứ. Ban đầu tiền không, người cộng tác không. Tôi phải làm mọi công việc phóng viên, biên tập, kiêm làm chủ nhiệm tạp chí...
Tôi nghe ông, ngắm nhìn ông và tôi bỗng nhớ tới một cây đại thụ tươi xanh rợp bóng trên núi cao...
Rồi theo mạch kể của ông, tôi khám phá thêm tấm lòng nhân ái của con người không biết đến tuổi già này.
Năm 21 tuổi đã làm Đốc Công, lương tháng có thể mua được 12 tấn gạo, nhưng ông đã từ bỏ danh vọng, giầu sang, có mặt trong hàng ngũ anh bộ đội cụ Hồ. Những ngày đầu chống Pháp năm 1946 ông phụ trách “Công binh xưởng” sản xuất lựu đạn và mìn. Sau công tác ở Ban nghiên cứu ở ban thủy quân, ban nghiên cứu không quân, rồi sang Đại đoàn pháo binh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, giặc tan ông lại không nề hà gian khổ, lăn lộn ở khắp các tỉnh miền Bắc xây dựng các nhà máy điện...
Khi về hưu ông còn cặm cụi viết sách, theo đuổi mục đích sống mà ông ghi trên bàn làm việc kia:
Khi sung sức ra đi cứu nước
Lúc về hưu viết sách cho đời.
 
Nhà giáo nhân dân Nguyễn Hữu Thăng vẫn chậm rãi nói:
- Thấy phụ nữ mình vất vả quá, tôi viết các cuốn sách “Những điều cần biết của người mẹ”, “Một trăm lời khuyên khoa học trong gia đình” để giúp phụ nữ trong việc nội trợ. Thấy ở thành phố, nhiều cụ già không biết làm gì, những thanh niên hết nghĩa vụ quân sự không có việc làm… tôi viết “Những nghề thủ công xoá đói giảm nghèo” tập 1 in năm 1995, tập 2 đã gửi đi, tôi đang viết tập 3.
Tôi nhìn ông. Đôi mắt sáng điềm đạm ẩn sau tràng mày trắng đẹp mọc dài đến lạ lùng. Trong tôi bỗng loé sáng một ý tưởng, có lẽ con người không biết đến già lão, bệnh tật này phải chăng vì ông có được một tấm lòng biết yêu thương rộng lớn!.
Bà Ngọc vợ ông ngồi yên từ nãy nghe chồng nói nở nụ cười bảo:
- Hôm nào ông ây cũng ngồi viết từ sáng, nhiều hôm đến giờ, giục được ông ấy nghỉ để ăn cơm đến vất vả. Ông ấy không chịu, cứ bảo: ‘"Khoan đã! Khoan đã!..."
Tôi nhìn bà, rồi lại nhìn ông. Và cũng chợt nhận thêm một điều lạ lùng không kém những điều lạ lùng trước đó. Hai con người đồng điệu, gắn bó hơn suốt nửa thê kỉ bên nhau này lại khác xa nhau, ông to lớn kì vĩ bao nhiêu thì bà bé nhỏ nền nã bấy nhiêu. Tóc bà vẫn ánh lên màu xanh còn đôi mắt thì tinh nhanh. Hai con người hạnh phúc sung sướng này đều có một điểm chung: Họ không biết đến thời gian đang qua đi. Họ sống tươi trẻ vì không biết đến tuổi tác.
Ngoài kia trời đã sẩm tối. Chúng tỏi chào ông bà ra về. Khi đưa chúng tôi ra ngoài sân, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Hữu Thăng ghé vào tai tôi nói:
- Tôi sẽ sống đến 110 tuổi!
Còn bà không biết có nghe thấy chồng nói với tôi không, nhưng gương mặt bà tươi lên rạng rỡ.
Hai chúng tôi lại lần ra ngõ quạnh vắng của khu tập thể Điện lực Bắc Giang, không hiểu sao tôi và Hoàn không nói gì với nhau. Đi trong ngõ nhỏ quanh co ngà tối mà tôi lúc đó vẫn cảm thấy có một cái gì đó đang toả sáng nơi đây...

Nhà sáng tác Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

ÔNG GIÀ Ở NGÕ VẮNG - Ký của Vũ Huy Ba - Hội văn học nghệ thuật Bắc Giang

Bút ký của Vũ Huy Ba – Hội văn học nghệ thuật Bắc Giang – sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 11-2018.

ÔNG GIÀ Ở NGÕ VẮNG

Bao năm qua đi, nhưng buổi đầu được gặp cụ Nguyễn Hữu Thăng – Nhà giáo Nhân dân vẫn mới mẻ trong tâm trí tôi.
Đó là vào chiều một Chủ nhật tôi cùng Hoàn một người bạn đến thăm một người bà con của anh ở khu tập thể Điện lực Bắc Giang. Khu tập thể nằm sâu trong một ngõ nhỏ đường Nguyễn Khắc Nhu, thị xã Bắc Giang nay là TP. Bắc Giang.
Hai chúng tôi đi vòng vo mãi tít vào gian đầu của dẫy nhà cuối cùng, gian đó được xây ngăn với phòng bên thành một nhà riêng biệt. Qua cánh cổng gỗ ghép tới một sân nhỏ lát gạch, chúng tôi bước vào gian phòng tĩnh lặng. Một bà già người nhỏ bé đang nằm trẻn giường đối diện cái cửa ra vào, thấy có khách vội nhổm dậy ra chào. Bà mời chúng tôi ngồi xuống chiếc ghế dài đặt áp tường bên lối vào, rồi quay về phía một ông già đang ngồi xoay lưng về phía chúng tôi bảo:
- Ông ơi!
Đang chăm chú đọc sách bên chiếc bàn gỗ - chiếc bàn mà tôi nhận thấy cũng đóng ghép một cách sơ sài như tất cả những đồ dùng bằng gỗ có ở trong gian phòng, ông già quay lại, đứng dậy, thân hình cao lớn của ông như trùm lên gian phòng chật hẹp. Ông già kéo chiếc ghế mình đang ngồi đến bên bàn trà trước mặt chúng tôi ngồi xuống và bảo bà:
- Bà pha nước mời hai ông uống đi!.
Bà già lấy chè pha nhưng chỉ rót vào hai chén mời khách. Trong khi đó ông đưa mắt về phía góc tường bảo:
- Bà lấy cho tôi thứ nước kia!
Bà lão đi về phía góc tường lấy chiếc siêu đồng rót thứ nước sẫm mầu như nước thuốc bắc vào chiếc cốc ở trước mặt ông.
Nhìn gương mặt hồng hào, làn tóc trắng đẹp như tiên của ông, chắc đây phải là thứ nước uống bổ dưỡng gì đó, tôi nghĩ và nghi hoặc hỏi:
- Cụ uống thứ nước gì đấy ạ?
- À, nước vối đấy mà. Bà già nói.
- Tôi chỉ uống nước vối, nếu không thì uống nước trắng - Ông già vừa đưa tôi cốc nước vừa nói - Trà và rượu tôi đều không uống. Ngay cả nhâm nhi tôi cũng không.
Tôi đón lấy cốc, uống một ngụm và hết sức ngạc nhiên, đúng là thứ nước vối bình dị mà những người dân thôn dã vẫn uống.
- Dạ, thế cụ năm nay bao nhiêu tuổi ạ? Tôi hỏi.
- Tôi sinh năm 1906, nếu tính tuổi ta là 92 - ông già quay sang nhìn phía bà - Còn bà ấy nhà tôi có 82 tuổi thôi.
Vẫn ngồi im từ lúc vào, bây giờ Hoàn mới lên tiếng bảo tôi:
- Cậu nhìn xem!
Theo mắt Hoàn, tôi thấy trên bàn viết có chỗ ông già ngồi khi chúng tôi vào nhà có bài Tự Vịnh viết khổ chữ lớn:
…Sống đời thanh bạch mà vẫn vui
Tâm hồn phấn khởi vì công ích.
Kỹ thuật tinh thông truyền đời sau.
Tôi đứng dậy đi về phía bàn viết, ở trên tường bất ngờ đập vào mắt tôi hai khung kính có lồng - Bằng “Huân chương vì thế hệ trẻ" và bằng phong tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân"... À, thì ra đây là nhà giáo nhân dân Nguyễn Hữu Thăng mà tôi nghe tiếng và ngưỡng mộ từ lâu. Còn cụ bà là Nguyễn Thị Ngọc.
Nhưng sao một người như cụ lại ở trong một ngõ vắng và sống thanh bạch đến thế này?.
Tôi quay lại trách Hoàn:
- Sao ông không nói ngay với tôi là đến thăm nhà giáo...
Hoàn cười
- Thì để cậu bất ngờ mới thú chứ!
Tôi về chỗ, ngồi xuống ngắm nhà giáo nhân dân Nguyễn Hữu Thăng mà từ lâu tôi mong có dịp hội ngộ. Cụ ngồi lưng thẳng tràn trề sức lực, vầng trán rộng thông thái, đôi mắt nhìn điềm đạm nhưng vẫn hàm ẩn nụ cười.
Đến lúc nảy Hoàn mới giới thiệu tôi và cụ. Nhà giáo Nguyễn Hữu Thăng chăm chú nhìn tôi nhỏ nhẹ nói:
- Dạ vâng!
Tôi nói:
- Con nghe nói bây giờ hàng ngày cụ vẫn làm việc ạ?
- Dạ vâng - Cụ Thăng nói - hàng ngày tôi vẫn làm việc từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa.
Cụ Ngọc nhìn chồng nói:
- Ông ấy mải làm lắm, nước cũng không cả uống.
Trời sao lại có chuyện lạ như vậy, tôi nghĩ.
Cụ Thăng nhìn tôi bảo:
- Tôi đang viết bộ sách gối đầu giường: “Thợ điện hiện đại” gồm 10 tập. Tập 1 in năm 1996, tập 2 Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật đang in, bản thảo tập 6 đã viết xong, tôi đang viết tập 7.
Cụ Thăng đến bên bàn lấy đưa tôi xem bản thảo tập 7 “Thợ điện hiện đại” mà cụ đang viết tới trang 460. Đọc những dòng chữ viết đẹp đẽ, cẩn trọng của cụ tôi không khỏi kính phục. Đấy, trên đời hiện có một người như thế này, hơn 90 tuổi mà vẫn làm việc và làm công việc mà ít ai làm được. Thật là một chuyện lạ, trong khi chúng ta phần lớn 60 tuổi đã lo nghỉ ngơi và sức làm việc đã ngừng cạn.
 
- Tôi dự định đến năm 96 tuổi sẽ viết xong tập 10 của bộ sách - Cụ Thăng nói. Tôi nhìn cụ không chớp, gương mặt cụ bình lặng, rạng tỏa một sức mạnh kỳ bí. Bất chợt, tôi nhớ lại một cách rành mạch bài báo "23 triệu trang sách điện" viết về cụ trong mục TÀI TRÍ VIỆT NAM của tạp chí “Thế giới mới” số 133 mà tôi đã đọc, ghi chép. Đoạn ấy như sau: Năm 1927 khi đó ông Nguyễn Hữu Thăng 21 tuổi, làm đốc công nhà máy điện Cửa Cẩm. Thấy công nhân không đọc được bản vẽ ông đã viết cuốn “Cơ khí hoá”. Báo “Đông Pháp” và báo “Trung Bắc tân văn” hồi đó có bình luận về cuốn “Cơ khí hoá” của ông: “Đây là cuốn sách đầu tiên dạy máy móc cho người Việt Nam bằng tiếng Việt Nam”. Rồi tiếp theo ông viết cuốn sách “Điện một chiều", "Điện xoay chiều", "Máy phát điện một chiều", “Máy phát điện xoay chiều". Báo chí đương thời đã đánh giá công lao của ông như sau: không có từ ngữ nào trong từ vựng Việt Nam lột tả được hết như những từ mà ông Nguyễn Hữu Thăng đã dùng trong các cuốn sách điện của mình".
Tiếp theo là những năm của thập kỷ 60, thập kỷ 70 của thế kỷ 20. Ông Nguyễn Hữu Thăng lại viết các bộ sách quí “Điện khí thực hành" 10 tập, Giáo sư - Viện sĩ Trần Đại Nghĩa viết lời giới thiệu, "Cơ học thực hành" 3 tập, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nhẹ Kha Vạn Cân viết lời giới thiệu, và rất nhiều cuốn sách như: “Cẩm nang điện thực hành", "Sổ tay điện thực hành”, “Em tự làm đồ chơi khoa học”, "Máy bơm nước và đường ống"...
Bỗng cắt ngang dòng suy nghĩ cùa tôi, Hoàn bảo cụ Thăng
- Ông đi lấy cho anh bạn con xem những số báo “Kỹ nghệ” đi!
Nhà giáo Nguyễn Hữu Thăng đến bên chiếc quầy lớn ở góc nhà - nơi bảo quản những sách, bản thảo của ông lấy ra tập báo đóng cẩn thận bằng bìa cứng đưa cho tôi.
Tôi lần giở từng số tạp chí "Kỹ nghệ”, mầu giấy đã ngả vàng nhưng chữ in vẫn tươi đẹp. Tôi đọc số đầu phát hành ngày mồng 1 tháng l năm 1940, cuối trang 2 in chữ đậm tôn chỉ mục đích: “Nâng cao trí thức anh em lao động, phổ biến những điều cần biết về kỹ nghệ".
Cụ Thăng nói:
- Hồi đó công nhân mình trình độ thấp lắm, chứ không như bây giờ. Nghèo khó bần cùng mà...thấy vậy mà lòng không yên phải giúp họ có điều kiện học. Nghĩ mài tôi mới tìm ra cách làm tạp chí. Ra được tạp chí đâu có dễ. Chính quyền Pháp ngăn trở chứ. Ban đầu tiền không, người cộng tác không. Tôi phải làm mọi công việc phóng viên, biên tập, kiêm làm chủ nhiệm tạp chí...
Tôi nghe ông, ngắm nhìn ông và tôi bỗng nhớ tới một cây đại thụ tươi xanh rợp bóng trên núi cao...
Rồi theo mạch kể của ông, tôi khám phá thêm tấm lòng nhân ái của con người không biết đến tuổi già này.
Năm 21 tuổi đã làm Đốc Công, lương tháng có thể mua được 12 tấn gạo, nhưng ông đã từ bỏ danh vọng, giầu sang, có mặt trong hàng ngũ anh bộ đội cụ Hồ. Những ngày đầu chống Pháp năm 1946 ông phụ trách “Công binh xưởng” sản xuất lựu đạn và mìn. Sau công tác ở Ban nghiên cứu ở ban thủy quân, ban nghiên cứu không quân, rồi sang Đại đoàn pháo binh tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, giặc tan ông lại không nề hà gian khổ, lăn lộn ở khắp các tỉnh miền Bắc xây dựng các nhà máy điện...
Khi về hưu ông còn cặm cụi viết sách, theo đuổi mục đích sống mà ông ghi trên bàn làm việc kia:
Khi sung sức ra đi cứu nước
Lúc về hưu viết sách cho đời.
 
Nhà giáo nhân dân Nguyễn Hữu Thăng vẫn chậm rãi nói:
- Thấy phụ nữ mình vất vả quá, tôi viết các cuốn sách “Những điều cần biết của người mẹ”, “Một trăm lời khuyên khoa học trong gia đình” để giúp phụ nữ trong việc nội trợ. Thấy ở thành phố, nhiều cụ già không biết làm gì, những thanh niên hết nghĩa vụ quân sự không có việc làm… tôi viết “Những nghề thủ công xoá đói giảm nghèo” tập 1 in năm 1995, tập 2 đã gửi đi, tôi đang viết tập 3.
Tôi nhìn ông. Đôi mắt sáng điềm đạm ẩn sau tràng mày trắng đẹp mọc dài đến lạ lùng. Trong tôi bỗng loé sáng một ý tưởng, có lẽ con người không biết đến già lão, bệnh tật này phải chăng vì ông có được một tấm lòng biết yêu thương rộng lớn!.
Bà Ngọc vợ ông ngồi yên từ nãy nghe chồng nói nở nụ cười bảo:
- Hôm nào ông ây cũng ngồi viết từ sáng, nhiều hôm đến giờ, giục được ông ấy nghỉ để ăn cơm đến vất vả. Ông ấy không chịu, cứ bảo: ‘"Khoan đã! Khoan đã!..."
Tôi nhìn bà, rồi lại nhìn ông. Và cũng chợt nhận thêm một điều lạ lùng không kém những điều lạ lùng trước đó. Hai con người đồng điệu, gắn bó hơn suốt nửa thê kỉ bên nhau này lại khác xa nhau, ông to lớn kì vĩ bao nhiêu thì bà bé nhỏ nền nã bấy nhiêu. Tóc bà vẫn ánh lên màu xanh còn đôi mắt thì tinh nhanh. Hai con người hạnh phúc sung sướng này đều có một điểm chung: Họ không biết đến thời gian đang qua đi. Họ sống tươi trẻ vì không biết đến tuổi tác.
Ngoài kia trời đã sẩm tối. Chúng tỏi chào ông bà ra về. Khi đưa chúng tôi ra ngoài sân, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Hữu Thăng ghé vào tai tôi nói:
- Tôi sẽ sống đến 110 tuổi!
Còn bà không biết có nghe thấy chồng nói với tôi không, nhưng gương mặt bà tươi lên rạng rỡ.
Hai chúng tôi lại lần ra ngõ quạnh vắng của khu tập thể Điện lực Bắc Giang, không hiểu sao tôi và Hoàn không nói gì với nhau. Đi trong ngõ nhỏ quanh co ngà tối mà tôi lúc đó vẫn cảm thấy có một cái gì đó đang toả sáng nơi đây...

Nhà sáng tác Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

Chùm thơ của Mai Thu Hồng và Ngọc Cương - Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam

Tác giả: Mai Thu Hồng – Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam – sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Tây Nguyên, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 10-2018.

NGẪM

Còn đây một chút nắng
Còn đây một chút mưa
Chạy qua bao miền vắng
Trở về trên đôi tay!
 
Có gì không đổi thay?
Có gì không trăn trở?
Có gì em còn nhớ?
Trọn một kiếp nhân sinh?
 
Tiếng chim buổi bình minh
Quyện mùi hương cỏ dại?
Hay em còn mê mãi
Đuổi theo giấc mộng xa?
 
Tất cả dẫu nhạt nhòa
Buồn vui cùng năm tháng
Đời người là hữu hạn
Trong vút cánh chim bay!
 
Trên tờ lịch tháng ngày
Có sau và có trước
Em đừng quên mộng ước
Của một kiếp nhân sinh..!

*******

Tác giả: Ngọc Cương - Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam – sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Tây Nguyên, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 10-2018.

NHỚ CON SÔNG QUÊ

 
Em đang đi trong một ngày gió Bấc
Để nhớ thương còn đọng mãi tim tôi
Cứ vô tư nhưng tim luôn ghi khắc
Cả đêm về mơ lại nhắc tên em
 
Ôi sông quê mãi còn trong kỷ niệm
Gió hai bờ ve vuốt lối cỏ may
Sông vẫn vậy, vẫn như ngày xưa ấy
Đón ta về tìm lại thủa mê say
 
Tình sông đã bao lần ta tắm mát
Trong tiếng cười lanh lảnh giữa sông Mây
Dưới hàng tre rủ tóc bóng nghiêng che
Tiếng sáo diều đêm vi vu ru giấc
 
Ta còn nhớ hôm nào ai gánh nước
Dáng nghiêng nghiêng nhoà nhạt lúc đê chiều
Ôi con sông một thời ai đã hát
Đến hẹn lại lên, sao đến hẹn không về
 
Cánh bèo đã trôi xa khuất nẻo
Để lại sông nghèo nên nước cứ trong veo.

Chùm thơ của Mai Thu Hồng và Ngọc Cương - Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam

Tác giả: Mai Thu Hồng – Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam – sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Tây Nguyên, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 10-2018.

NGẪM

Còn đây một chút nắng
Còn đây một chút mưa
Chạy qua bao miền vắng
Trở về trên đôi tay!
 
Có gì không đổi thay?
Có gì không trăn trở?
Có gì em còn nhớ?
Trọn một kiếp nhân sinh?
 
Tiếng chim buổi bình minh
Quyện mùi hương cỏ dại?
Hay em còn mê mãi
Đuổi theo giấc mộng xa?
 
Tất cả dẫu nhạt nhòa
Buồn vui cùng năm tháng
Đời người là hữu hạn
Trong vút cánh chim bay!
 
Trên tờ lịch tháng ngày
Có sau và có trước
Em đừng quên mộng ước
Của một kiếp nhân sinh..!

*******

Tác giả: Ngọc Cương - Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam – sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Tây Nguyên, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 10-2018.

NHỚ CON SÔNG QUÊ

 
Em đang đi trong một ngày gió Bấc
Để nhớ thương còn đọng mãi tim tôi
Cứ vô tư nhưng tim luôn ghi khắc
Cả đêm về mơ lại nhắc tên em
 
Ôi sông quê mãi còn trong kỷ niệm
Gió hai bờ ve vuốt lối cỏ may
Sông vẫn vậy, vẫn như ngày xưa ấy
Đón ta về tìm lại thủa mê say
 
Tình sông đã bao lần ta tắm mát
Trong tiếng cười lanh lảnh giữa sông Mây
Dưới hàng tre rủ tóc bóng nghiêng che
Tiếng sáo diều đêm vi vu ru giấc
 
Ta còn nhớ hôm nào ai gánh nước
Dáng nghiêng nghiêng nhoà nhạt lúc đê chiều
Ôi con sông một thời ai đã hát
Đến hẹn lại lên, sao đến hẹn không về
 
Cánh bèo đã trôi xa khuất nẻo
Để lại sông nghèo nên nước cứ trong veo.
Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này