BÀI VIẾT MỚI

Minh Phương

Minh Phương

Chùm Vọng cổ - tác giả Phương Nhựt và Bùi Thanh Bình - Hội Văn học nghệ thuật Long An

NƠI ẤY ANH VỀ

Tác giả: Phương Nhựt – sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật Long An, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 4-2018

Ngâm ( tự do )

Chiều phương nam, hoàng hôn như xuống chậm.
Vầng trăng mùng mười, treo lơ lửng giữa trời xanh.
Từ quê lúa Thái Bình, em vào lặn lội tìm anh
Ôi vết thương chiến tranh, sao vẫn chưa lành theo năm tháng.

Đoản khúc lam giang ( đoạn đầu )

Giờ thì tìm được anh, hơn bốn mươi năm dài sau chiến tranh, bia danh khắc ghi rõ ràng, tên anh trên đài tưởng niệm, trời Đức Hòa bình yên, giây phút thiêng liêng sao quặn lòng nhói đau.

Vọng cổ

Câu 1 :
Anh ơi, giây phút nữa đây em sẽ đưa anh rời Đức Hòa Đông về với quê hương cho thỏa lòng trối trăn của mẹ, dù anh về chẳng ai nhìn thấy mà chỉ là chiếc lư hương đượm khói hương buồn.   

Máu chảy về tim, sông đổ từ nguồn, vậy mà ngày toàn thắng đã bao người đi không trở lại, người ngã xuống đồng bằng, người nằm lại với núi non, có bao mẹ già mòn mỏi đợi tin con, lòng nhói đau khi thấy bóng ai mang ba lô qua vội, đồng đội có người về trước về sau, có người mãi mãi ghi danh trên đài liệt sỹ.

Câu 2 :
Tàn cuộc chiến tranh biết bao điều để nói, nói sao cho hết những tấm lòng son nơi anh ngã xuống năm nào, đùm bọc, chở che cho những nỗi đau thành hạnh phúc ngọt ngào....Một sáng ngày mười hai tháng tư năm sáu tám, trận đánh rừng Tràm Cấm, Cửa Lũy, Gò Nếp Than, chiến đấu ngoan cường, ba mươi tám liệt sĩ hy sinh, anh ngã xuống cùng bao đồng đội, đã hơn bốn mươi năm mùa xuân qua vội, nay anh mới được về với nguồn cội quê hương

Ngâm ( tự do )

Dù em chưa một lần dự ngày giỗ hội.
Chưa được cùng bà con, đồng đội hội ngộ nơi chốn thiêng liêng.
Nhưng trong khói hương, họ vẫn thấy các anh về.
Cười rạng rỡ, như tuổi đôi mươi ngày ấy.

Vọng cổ

Câu 5 :
Và rồi cũng ngày ấy nơi đây là mảnh đất phèn chua, mồ hôi trộn máu, giờ cũng nơi đây mây trời lộng gió, ngói đỏ tầng cao sừng sững những công trình. Đường rộng thênh thang cho ta lại về mình—Mùa gió chướng chiều nay đưa hương xoài nhà ai còn sót lại, đàn Vòng Vọc đến hẹn lại về làm tổ trên ngọn cây cao, nhưng nó cứ tần ngần ngó trước nhìn sau.

Như bỡ ngỡ bởi bao điều mới lạ, nay ánh điện giăng ngang trời tầng cao ngói đỏ phố thị văn minh hối hả những dòng người.

Câu 6 :
Chiều nay nắng vẫn vàng, vẫn rơi xuống chậm, thương đồng đội của anh có người đến giờ chưa biết nằm ở nơi đâu, bao cuộc thăng trầm, bao cuộc bể dâu, cuộc sống đổi thay là chuyện thường tình, mai mình về phương bắc xa xôi, một chút mặn môi mới biết mình đã khóc, bởi phút chia tay hỏi ai không bịn rịn, Đức Hòa Đông ơi, biết mấy ân tình....Xin cám ơn Đảng, ơn đời đã cho ta những điều không thể, để quê hương này có được như hôm nay, máu chảy về tim, sông tìm ra biển, nơi ấy anh về thanh thản chốn bình yên.

Trại sáng tác Đà Lạt – tháng 4/2018

******

DUYÊN QUÊ

Tác giả: Bùi Thanh Bình – sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật Long An, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 4-2018.

LỐI

Chuyến đò ngang đưa anh về xóm cũ, đã bao ngày ấp ủ nhớ mong, gặp lại người thương của quê hương Cần Đước, chung một con dường, chung một dòng sông...

LÝ CHIỀU CHIỀU

Bềnh bồng sóng nước, con đò xuôi theo dòng sông.
Gió reo vui đùa trong nắng - xôn xao sóng dâng đôi bờ ? Bâng khuâng vấn vương đợi chờ - Đợi chờ tin ai bao năm cách xa phương trời...

VỌNG CỔ

1- Dù năm tháng cách xa nhưng lòng vẫn nhớ, nhớ về em ngườí con gáí quê anh nết na thùy mị, ôi! Miền hạ thân thương biết bao ý thơ...đời. Nhớ ánh mắt ngày xưa, thuở tuổi dại khờ. Nhớ môi em mỉm cười như hoa đồng nộí, giữa nắng hè nhưng vẫn tỏa hương thơm - Thương làm sao người em gái quê nghèo, tháng năm dài đổ giọt mồ hôi, tưới mát đồng xanh, cho cây lúa trổ bông vàng, dù vất vả gian nan vẫn nở nụ cười tươi thắm.

2- Nhớ đêm tiễn đưa anh đi vào bộ đội, trong phút chia tay, em nhìn anh bối rối, ánh mắt hồn nhiên long lanh ngấn lệ...buồn. Anh cố nén niềm thương, để yên tâm cất bước lên đường, vầng trăng quê hương như cảm thông nỗi lòng hai đứa len lén sau hàng dừa che khuất dáng hình ai - Ôi! Tình nhà, tình nước nặng oằn vai, bổn phận làm trai anh phải xử sao cho vẹn đôi đường. Nhìn dòng nước mênh mông trên dòng sông Rạch Cát, bỗng nghe lòng mình rào rạt nỗi niềm riêng.

LỐI

Nay anh đã trở về quê hương sau bao ngày xa cách, vào nhũrng ngày đầu xuân nắng ấm trải đường làng. Vầng trăng năm nào anh vẫn mang theo, và ánh mắt cô em gái quê nghèo đêm đưa tiễn...

VỌNG CỔ

5- Ôi! Chuyến đò ngang đưa anh qua sông với bao niềm vui rộn rã, đón chào anh trở lại xóm làng xưa, trải mẩy mùa xuân đi gìn giữ quê...nhà. Tình nghĩa làng quê sâu đậm, mặn mà. Cây vú sữa trước hàng ba vẫn đơm hoa kết trái như thuở nào hai đứa mới quen nhau - Hàng dừa xanh bên con mương nhỏ năm nào, nơi em tiễn đưa anh lên đường vào bộ đội. Và hôm nay anh về đây giữa mùa xuân mới, ánh mắt rưng rưng em vui đón anh về.

6- Ôi! quê hương trăm mến, ngàn thương, đang mở hướng tương lai cho tuổi trẻ. Hạt gạo nàng thơm ngọt ngào dòng sữa mẹ, dưới mái trường làng từng đàn trẻ đùa vui, màu ngói đỏ đẹp như màu hoa phượng đỏ, từng ngôi nhà nhỏ xinh xinh ngập đầy ánh sáng. Những ước mơ ngày xưa nay trở thành sự thật. Điện tỏa sáng đường quê, xua tan bóng đêm dài.
Cần Đước quê mình mỗi bước đi lên, hạnh phúc cuộc đời nở giữa mùa xuân mơ ước. Mùa xuân đã đến cho đời xanh tươi hi vọng, ta chung sức chung lòng xây dựng quê hương.

Nhà sáng tác Đà Lạt – tháng 4/2018

Cú hích trong hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

Lâu nay, việc đầu tư, hỗ trợ tổ chức các hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật thường được coi như “trách nhiệm riêng” của Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch và Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật, các hội chuyên ngành.

Hoạt động mỹ thuật “Mùa hè với di sản” được tổ chức từ nguồn kinh phí xã hội hóa tại Ninh Bình cuối tháng 7/2018 quy tụ gần 100 nghệ sĩ tạo hình được xem như là “cú hích” quan trọng, góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật.

cuhichtronghotrovhnt

Khó khăn trong hỗ trợ sáng tác 

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện phát triển văn học nghệ thuật. Nhiều văn bản, chính sách đã được xây dựng, ban hành nhằm thúc đẩy, hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật. Trong đó có Quyết định số 650/QĐ-TTg ngày 25/4/2016 của Thủ tướng phê duyệt Đề án tiếp tục hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học Nghệ thuật địa phương, hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các Hội Nhà báo địa phương giai đoạn 2016 – 2020. Thông tư 42/TT-BTC ngày 28/4/2017 hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học Nghệ thuật địa phương, hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các Hội Nhà báo địa phương giai đoạn 2016 – 2020.

Hoạt động hỗ trợ sáng tác hiện nay đang được triển khai theo nhiều hình thức: Hỗ trợ cho tác giả, tác phẩm qua các hội chuyên ngành; tổ chức trại sáng tác; giải thưởng chuyên ngành, đi thực tế, giao lưu văn học nghệ thuật trong nước, quốc tế ngoài. Bên cạnh đó còn có hình thức hỗ trợ cho các văn nghệ sĩ tiêu biểu từ 70 tuổi trở lên. Tuy nhiên, hoạt động hỗ trợ sáng tác này dù ở hình thức nào cũng gặp nhiều khó khăn. Số lượng người được hỗ trợ không nhiều và chưa có tổng kết, đánh giá hiệu quả của việc hỗ trợ.

Thực tế cho thấy, việc đầu tư sáng tác cũng không đơn giản chỉ là cấp kinh phí cho tác giả. Việc sáng tác vốn là vấn đề ý thức cá nhân của tác giả nên các hội khi "chọn mặt gửi vàng" thường chọn tác giả nổi tiếng để khi có chuyện vẫn dễ “ăn nói”. Điều này lý giải vì sao đầu tư cho các tác giả trẻ lâu nay vẫn được đánh giá là chưa thỏa đáng...

Về việc hỗ trợ qua hoạt động tại trại sáng tác, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật Huỳnh Văn Ngàn cho biết: Hiện tại, Trung tâm có tại 6 nhà sáng tác: Tam Đảo, Đại Lải (Vĩnh Phúc), Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Bà Rịa - Vũng Tàu. Hàng năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Trung tâm tổ chức từ 60 - 80 trại sáng tác cho các loại hình nghệ thuật: Văn học, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật, múa, văn học dân gian, văn học miền núi, kiến trúc. Trung bình mỗi năm có trên 1.000 lượt văn nghệ sĩ được mời tham gia trại sáng tác. Về mỹ thuật, mỗi năm, Trung tâm phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức trung bình 2 trại sáng tác, mỗi trại có từ 15-20 nghệ sĩ tham gia từ 15-20 ngày.

Theo nhiều văn nghệ sĩ, không chỉ mỹ thuật mà ở các lĩnh vực khác, mỗi trại sáng tác Trung ương, tỉnh, thành phố tổ chức thường chỉ có từ 10-20 người tham gia, quá ít so với nhu cầu. Cùng với đó, nhiều trại sáng tác yêu cầu bắt buộc về đối tượng tham gia, đề tài, nội dung sáng tác. Những điều này phần nào đó khiến cho các nghệ sĩ, trong đó có họa sĩ tạo hình trẻ ít có cơ hội tiếp cận với hoạt động hỗ trợ sáng tác này.

Bước đột phá trong hỗ trợ sáng tác

Là người luôn tâm huyết với sự phát triển của mỹ thuật, Nhà điêu khắc Phạm Bá Ngọc, người trực tiếp tổ chức, hỗ trợ tổ chức hoạt động mỹ thuật “Mùa hè với di sản” cho biết: Ban Tổ chức dự kiến có khoảng 50 họa sĩ, nhà điêu khắc tham gia hoạt động này nhưng ngay trong ngày đầu khai mạc đã có gần 100 nghệ sĩ tạo hình hưởng ứng, tham gia. Trong số đó, không ít người đã bắt tay vào sáng tác, hoàn thành tác phẩm ngay trước giờ khai mạc. Kết thúc đợt sáng tác đã có 76 tác phẩm được hoàn thành, 20 tác phẩm đang tiếp tục được hoàn thiện, rất nhiều những ý tưởng đã được thai nghén. 

Các họa sĩ tạo hình tham gia hoạt động sáng tác này đều trên tinh thần tự nguyện, không phải đóng góp kinh phí. Tại đây, tính ngẫu hứng được đề cao, mọi sáng tác, mọi ý tưởng gì đều được tôn trọng. Các họa sĩ sáng tác trên chất liệu sẵn có. Bên cạnh đó, các họa sĩ còn được tham gia hoạt động khác như dâng hương tại Đền vua Đinh, vua Lê và tham quan động Thiên Hà để tạo cảm hứng sáng tác. Những tác phẩm đã hoàn thành, các ý tưởng sáng tác từ đây đều thuộc bản quyền của tác giả - Nhà điêu khắc Phạm Bá Ngọc nhấn mạnh.

Trên cương vị là Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, ông Huỳnh Văn Ngàn khẳng định chưa thấy một tổ chức hay cá nhân nào đứng ra tổ chức trại sáng tác hoặc hoạt động tương tự như trại sáng tác huy động được đông đảo văn nghệ sĩ như ở “Mùa hè với di sản”. Các họa sĩ đều được đảm bảo bản quyền tác phẩm.

Ông Huỳnh Văn Ngàn cho biết: Một số tập đoàn lớn cũng tổ chức trại sáng tác về điêu khắc, có mời nhiều nghệ sĩ tham gia. Tuy nhiên, họ toàn quyền sử dụng các sáng tác nghệ thuật. Tại “Mùa hè với di sản” do Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Du lịch Hoàng Long (Ninh Bình) tài trợ, bản quyền sáng tác của các họa sĩ, nhà điêu khắc được tôn trọng như mục tiêu, tiêu chí đề ra. Đây thực sự là “cú hích” đối với hoạt động hỗ trợ sáng tác không chỉ trong lĩnh vực mỹ thuật mà trong cả các lĩnh vực văn học nghệ thuật khác.

Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Ninh Bình Phạm Văn Phương cho hay: Những hoạt động quy mô như “Mùa hè với di sản” thường chỉ có Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chức được. Rất may là Ninh Bình có những doanh nghiệp yêu nghệ thuật nên đã tổ chức được hoạt động ý nghĩa này. Đặc biệt, doanh nghiệp của Nhà điêu khắc Phạm Bá Ngọc đã sát cánh cùng tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức nhiều hoạt động văn học nghệ thuật ý nghĩa, trong đó có triển lãm mỹ thuật - nhiếp ảnh nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2018) sắp tới.

Theo Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Ninh Bình Phạm Văn Phương, trong 1-2 ngày sáng tác mà có tác phẩm “đứng được” cũng không phải đơn giản. Làm nghệ thuật là làm cả đời. Tuy nhiên có thể khẳng định, sự kiện mỹ thuật “Mùa hè với di sản” giúp khuấy động hoạt động sáng tác trong giới văn nghệ sĩ của cả nước và tỉnh Ninh Bình. Mong rằng sau sự kiện này sẽ có thêm nhiều “mạnh thường quân” khác hưởng ứng, giúp nhân rộng mô hình hỗ trợ sáng tác hiệu quả này.

Họa sĩ Nguyễn Phú Văn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Mỹ thuật trẻ tỉnh Ninh Bình chia sẻ: Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ đã thống nhất với Nhà điêu khắc Phạm Bá Ngọc để hoạt động hỗ trợ sáng tác của Câu lạc bộ trở thành hoạt động hàng năm. Năm 2019, Ninh Bình sẽ tiếp tục tổ chức hoạt động sáng tác nghệ thuật như “Mùa hè với di sản”, mời thêm nhiều nghệ sĩ trẻ các tỉnh, thành phố tham dự.

Nguồn: ICT-Press

Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Lai Châu 2018 tại Nhà sáng tác Đà Nẵng

Ngày 2/8/2018, tại Nhà sáng tác Đà Nẵng, Trại sáng tác văn học nghệ thuật Lai Châu 2018 do Hội văn học nghệ thuật Lai Châu và Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật phối hợp tổ chức đã khai mạc.

Dự khai mạc có bà Đỗ Thị Tấc – Uỷ viên Ban chấp hành Hội văn học nghệ thuật Lai Châu; ông Nguyễn Song Hiển – Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng và toàn thể các văn nghệ sĩ tham dự Trại sáng tác.

khaimaclaichauthang8 2018

Phát biểu tại buổi khai mạc, bà Đỗ Thị Tấc đã thông qua đề cương sáng tác, phổ biến quy chế và nội dung hoạt động của trại sáng tác lần này. Bà mong muốn các văn nghệ sĩ sẽ làm việc nỗ lực, đoàn kết và tương trợ lẫn nhau, đặc biệt là các cây bút trẻ.

Ông Nguyễn Song Hiển thay mặt cho lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và Nhà sáng tác Đà Nẵng nồng nhiệt chào đón các văn nghệ sĩ tới dự trại. Ông phổ biến tới các văn nghệ sĩ quy chế và nội quy của Nhà sáng tác, đồng thời nhấn mạnh những yêu cầu của lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đối với việc nâng cao công tác tổ chức hoạt động sáng tác cũng như chất lượng các tác phẩm được sáng tác tại các trại sáng tác.

Theo kế hoạch Trại sáng tác sẽ diễn ra trong 15 ngày, với sự tham dự của các văn nghệ sĩ các chuyên ngành: văn học, nhiếp ảnh, mỹ thuật và văn hoá dân gian.

Bế mạc Trại sáng tác Âm nhạc Đà Nẵng 2018

Ngày 30/7/2018, tại Nhà Sáng tác Đà Nẵng, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác Âm nhạc Đà Nẵng 2018.

bemacamnhacvnt7 2018
Các nhạc sĩ tham gia Trại sáng tác trong buổi bế mạc

Đến dự có bà Nguyễn Thị Hội An - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng; nhạc sĩ Trần Ái Nghĩa - Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng; Trung tướng Lê Ngọc Nam – nguyên Giám đốc Sở Công an thành phố Đà Nẵng; Đại tá Lê Ngọc Dũng - Trưởng Đoàn Văn công Quân khu 5; nghệ sĩ Quang Hào - Giám đốc Nhà hát Trưng Vương.

Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam có PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch; Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh - Phó Chủ tịch Thường trực; cùng toàn thể các nhạc sĩ tham dự Trại sáng tác.

Qua thời gian 15 ngày, Trại sáng tác lần này đã gặt hái được những thành công tốt đẹp, Ban tổ chức đã thu nhận được một bộ sưu tập các tác phẩm chất lượng tốt, thể hiện sự say mê và tinh thần trách nhiệm cao của các nhạc sĩ dự trại. Đoàn cũng đã tham gia vào buổi toạ đàm với Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng có chủ đề “Làm thế nào để nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn âm nhạc tại Đà Nẵng” với sự tham dự của nhiều tên tuổi lớn trong âm nhạc. Đặc biệt là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi để giúp cho các nhạc sĩ của Trại sáng tác cùng với các nhạc sĩ của Chi hội Âm nhạc Đà Nẵng có những chuyến đi thực tế sáng tác bổ ích như: thăm bảo tàng Đồng Đình ở bán đảo Sơn Trà; khu triển lãm Hoàng Sa ở quận Sơn Trà; bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm ở quận Hải Châu; bảo tàng Đà Nẵng nằm trong khuôn viên Di tích quốc gia Thành Điện Hải; và chuyến đi “Về với những dòng sông quê hương” trên sông Hoài và sông Thu Bồn, giao lưu và biểu diễn phục vụ bà con huyện Nông Sơn (Quảng Nam)… Phong cảnh đẹp nên thơ và hùng vĩ đã tạo cảm hứng cho các nhạc sĩ sáng tác được những tác phẩm hay, phản ánh chân thực về vùng đất và lòng mến khách của con người nơi đây.

Kết quả có 16 tác phẩm với các thể loại Khí nhạc, Hợp xướng, và 4 ca khúc viết về Đà Nẵng, với nội dung phong phú ca ngợi quê hương đất nước, đời sống lao động sản xuất, văn hóa, kinh tế, tình yêu đôi lứa… đặc biệt, có những ca khúc thể hiện truyền thống cách mạng của địa phương, đa sắc màu những nét đặc trưng về thiên nhiên, lịch sử như Hợp xướng Acapella “Sắc màu” của nhạc sĩ Đức Trịnh, Hợp xướng “Bạch Đằng Giang” của nhạc sĩ Phó Đức Phương, Hoà tấu “Vũ khúc sông Hàn” của nhạc sĩ Nguyễn Minh Sơn, “ Mặt trời-Pháo hoa” của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân…Một số tác phẩm xuất sắc đã được Ban tổ chức dàn dựng và các chiến sĩ Đoàn văn công Quân khu 5 biểu diễn ngay trong buổi bế mạc.

bemacamnhacvnt7 2018 1
Các chiến sĩ văn công Quân khu 5 biểu diễn tại buổi bế mạc

Bế mạc Trại sáng tác Âm nhạc Đà Nẵng 2018

Ngày 30/7/2018, tại Nhà Sáng tác Đà Nẵng, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác Âm nhạc Đà Nẵng 2018.

bemacamnhacvnt7 2018
Các nhạc sĩ tham gia Trại sáng tác trong buổi bế mạc

Đến dự có bà Nguyễn Thị Hội An - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng; nhạc sĩ Trần Ái Nghĩa - Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng; Trung tướng Lê Ngọc Nam – nguyên Giám đốc Sở Công an thành phố Đà Nẵng; Đại tá Lê Ngọc Dũng - Trưởng Đoàn Văn công Quân khu 5; nghệ sĩ Quang Hào - Giám đốc Nhà hát Trưng Vương.

Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam có PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch; Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh - Phó Chủ tịch Thường trực; cùng toàn thể các nhạc sĩ tham dự Trại sáng tác.

Qua thời gian 15 ngày, Trại sáng tác lần này đã gặt hái được những thành công tốt đẹp, Ban tổ chức đã thu nhận được một bộ sưu tập các tác phẩm chất lượng tốt, thể hiện sự say mê và tinh thần trách nhiệm cao của các nhạc sĩ dự trại. Đoàn cũng đã tham gia vào buổi toạ đàm với Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng có chủ đề “Làm thế nào để nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn âm nhạc tại Đà Nẵng” với sự tham dự của nhiều tên tuổi lớn trong âm nhạc. Đặc biệt là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện thuận lợi để giúp cho các nhạc sĩ của Trại sáng tác cùng với các nhạc sĩ của Chi hội Âm nhạc Đà Nẵng có những chuyến đi thực tế sáng tác bổ ích như: thăm bảo tàng Đồng Đình ở bán đảo Sơn Trà; khu triển lãm Hoàng Sa ở quận Sơn Trà; bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm ở quận Hải Châu; bảo tàng Đà Nẵng nằm trong khuôn viên Di tích quốc gia Thành Điện Hải; và chuyến đi “Về với những dòng sông quê hương” trên sông Hoài và sông Thu Bồn, giao lưu và biểu diễn phục vụ bà con huyện Nông Sơn (Quảng Nam)… Phong cảnh đẹp nên thơ và hùng vĩ đã tạo cảm hứng cho các nhạc sĩ sáng tác được những tác phẩm hay, phản ánh chân thực về vùng đất và lòng mến khách của con người nơi đây.

Kết quả có 16 tác phẩm với các thể loại Khí nhạc, Hợp xướng, và 4 ca khúc viết về Đà Nẵng, với nội dung phong phú ca ngợi quê hương đất nước, đời sống lao động sản xuất, văn hóa, kinh tế, tình yêu đôi lứa… đặc biệt, có những ca khúc thể hiện truyền thống cách mạng của địa phương, đa sắc màu những nét đặc trưng về thiên nhiên, lịch sử như Hợp xướng Acapella “Sắc màu” của nhạc sĩ Đức Trịnh, Hợp xướng “Bạch Đằng Giang” của nhạc sĩ Phó Đức Phương, Hoà tấu “Vũ khúc sông Hàn” của nhạc sĩ Nguyễn Minh Sơn, “ Mặt trời-Pháo hoa” của nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân…Một số tác phẩm xuất sắc đã được Ban tổ chức dàn dựng và các chiến sĩ Đoàn văn công Quân khu 5 biểu diễn ngay trong buổi bế mạc.

bemacamnhacvnt7 2018 1
Các chiến sĩ văn công Quân khu 5 biểu diễn tại buổi bế mạc

Làm thế nào để nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn âm nhạc tại Đà Nẵng

Ngày 19/7/2018, trong thời gian đang diễn ra Trại sáng tác âm nhạc Đà Nẵng 2018 tại Nhà sáng tác Đà Nẵng, đã diễn ra cuộc tọa đàm “Làm thế nào để nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn âm nhạc tại Đà Nẵng” do Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng, Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Đà Nẵng và Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức.

hoithaoamnhacdanangt7 2018

Tới dự có: đại diện lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng, Sở Văn hóa Thể thao, Trung tâm Văn hóa; nhà hát Trưng Vương; nhà nghiên cứu Bùi Văn Tiếng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật; nhạc sĩ Trần Ái Nghĩa - Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng; các nhạc sĩ lão thành Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật của Đà Nẵng: nhạc sĩ Thanh Anh, Trương Đình Quang, Trần Hồng... các nhạc sĩ của Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Đà Nẵng; các phóng viên báo tại địa phương.

Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam có: PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Hội; Nhà Lý luận phê bình Nguyễn Thị Minh Châu - Phó Chủ tịch Hội; các nhạc sĩ tham dự trại sáng tác Âm nhạc Đà Nẵng 2018, có những nhạc sĩ tên tuổi như: GS.NGND Hoàng Cương - nguyên Giám đốc Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh; nhạc sĩ Võ Đăng Tín - Nguyên Giám đốc Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch thành phố Hồ Chí Minh; nhạc sĩ Phú Quang, nhạc sĩ Nguyễn Minh Sơn - Nguyên Đoàn Trưởng Đoàn Văn công Quân khu V; nhạc sĩ Đinh Thiên Vương - Đoàn Ca múa nhạc Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi; nhạc sĩ Trần Anh Phương - giảng viên khoa Nghệ thuật trường Đại học Khánh Hòa.

Đã có các bản tham luận và các ý kiến đóng góp có giá trị được trình bày tại tọa đàm như: nhạc sĩ Trương Đình Quang với tham luận “Viết tốt, viết hay về thành phố chúng ta”; nhà lý luận phê bình Nguyễn Thị Minh Châu với tham luận: Ước có nhiều bài hát xứng tầm “Thành phố đáng sống”; nhạc sĩ Trần Hồng với tham luận “Làm thế nào để nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn âm nhạc tại Đà Nẵng”; nhà thơ Ngân Vịnh với tham luận “Ca từ hay phải có những câu hát hay”; nhạc sĩ Phú Quang với những chia sẻ tâm huyết về kinh nghiệm sáng tác từ những kỷ niệm với Đà Nẵng, rung động từ những điều nhỏ bé...; GS.NGND Hoàng Cương với “Nâng cao chất lượng biểu diễn, cần nâng cao đào tạo chuyên nghiệp về cả sáng tác khí nhạc, nhạc công, ca sĩ”….

hoithaoamnhacdanangt7 2018 1

PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã có phát biểu ý kiến đóng góp tại cuộc tọa đàm:

“Rất hoan nghênh Hội Âm nhạc Đà Nẵng và Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Đà Nẵng đã tổ chức một cuộc tọa đàm rất có ý nghĩa và đúng thời điểm có Trại sáng tác Âm nhạc tại Nhà sáng tác Đà Nẵng do Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật – Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch hỗ trợ và Hội nghị Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam vừa diễn ra, đã tập hợp được nhiều các nhạc sĩ từ các miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam với nhiều nhạc sĩ lão thành có nhiều tác phẩm, công trình có giá trị, có kinh nghiệm sáng tác, các nhạc sĩ trẻ của Đà Nẵng… và các đồng chí lãnh đạo của thành phố Đà Nẵng tham dự.

Hai vấn đề đặt ra “Nâng cao chất lượng sáng tác và biểu diễn âm nhạc” là liên quan mật thiết với nhau, nhưng lại khác nhau về mặt nhìn nhận cũng như là tìm ra được những nguyên nhân để nâng cao chất lượng từng bộ môn. Hiện nay, trong đời sống âm nhạc nói chung, những sân chơi âm nhạc, những sự kiện ở lễ hội... có một mặt là được tăng cường các phương tiện kỹ thuật nghe nhìn như màn hình, âm thanh, ánh sáng... nhà nghề hóa những phương tiện biểu diễn âm nhạc. Nhưng ngược lại, những điều cốt lõi của âm nhạc là ca từ, ca sĩ, nội dung tác phẩm... lại xuống thấp nghiệp dư hóa, đây là vấn đề nguy cơ nhất, mà âm nhạc thì bao gồm cả khí nhạc và ca khúc. Đời sống âm nhạc Việt Nam vẫn là mạnh về ca khúc và cũng là truyền thống viết và biểu diễn ca khúc, công chúng thích nghe ca khúc dẫn đến việc mất cân bằng giữa thanh nhạc và khí nhạc. Điều chúng ta trăn trở là làm sao để nâng cao được chất lượng sáng tác về Đà Nẵng, hay của các nhạc sĩ Đà Nẵng và nâng cao chất lượng biểu diễn của các nghệ sĩ, ca sĩ Đà Nẵng, và còn các nghệ sĩ biểu diễn nhạc cụ…

Để sáng tác ca khúc thì các nhạc sĩ ít nhiều cũng phải được trang bị kiến thức về âm nhạc, nếu sáng tác theo sở thích, thói quen dễ gây đến sự hời hợt, môi trường âm nhạc bị pha loãng. Xử lý âm nhạc là cả một sự sáng tạo đặt ra mỗi một nhạc sĩ là cách lựa chọn tổng hợp về văn hóa âm nhạc và mục đích sáng tác là quan trọng. Cần phải quan tâm đến lực lượng sáng tác, đặc biệt là lực lượng sáng tác trẻ, đào tạo, phổ biến các kinh nghiệm của các nhạc sĩ đi trước cho giới trẻ... 

hoithaoamnhacdanangt7 2018 2
Nhạc sĩ Phú Quang phát biểu

Vì vậy, ở Hội nghị Ban Chấp hành vừa qua, đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề làm sao đào tạo các nhạc sĩ trẻ phải có kiến thức đồng thời phải đáp ứng được các sản phẩm xã hội tốt, mới và hay. Về biểu diễn thì các ca sĩ phải có môi trường, có chế độ chính sách tốt, vì vậy Đà Nẵng cần có một nhà hát đa năng xứng tầm khu vực Asean, và xây dựng được những dàn nhạc, tốp nhạc thính phòng…”.

Nguồn: www.hoinhacsi.vn

Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đón nhận Huân chương Sao Vàng

Ngày 25-7, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức kỷ niệm 70 năm thành lập (1948-2018) và đón nhận Huân chương Sao Vàng.

Các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đến dự.

Các đồng chí: Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, gửi lẵng hoa chúc mừng. Về dự Lễ kỷ niệm có hơn 400 đại biểu đại diện hơn 40.000 văn nghệ sĩ đang hoạt động trong 10 Hội chuyên ngành Trung ương và 63 Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, thành phố trong cả nước.

nguyenphutrong
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Tại Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ hai từ ngày 25 đến 27-7-1948, Hội Văn nghệ Việt Nam tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam được thành lập. Trải qua 70 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã trở thành “mái nhà chung” quy tụ các thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam tâm huyết, tài năng đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu sáng tạo xây dựng nền văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.  

Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, nhà thơ Hữu Thỉnh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã ôn lại quá trình hình thành và phát triển của Liên hiệp trong 70 năm qua, nhấn mạnh những nhiệm vụ thực hiện trong thời gian tới.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương và đánh giá cao những cống hiến to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ; khẳng định sứ mệnh, chức năng, vai trò to lớn của văn học nghệ thuật, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ chủ yếu của văn học, nghệ thuật Việt Nam thời gian tới là trực tiếp tham gia vào sự nghiệp đổi mới đất nước, có nhiều tác phẩm chân thật, sinh động, có sức thuyết phục, nhân rộng và phát triển cái mới, cái tốt đẹp, cao cả trong đời sống; dũng cảm, nghiêm khắc lên án, phê phán, đấu tranh với cái xấu trong xã hội, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng con người, đổi mới và phát triển đất nước. 

Để làm tốt sứ mệnh đó, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cần phát huy tối đa sức sáng tạo của các thế hệ văn nghệ sĩ và tính ưu việt, đặc trưng của các loại hình nghệ thuật, để tạo nên tính đa dạng trong khám phá, sáng tạo cuộc sống và con người; đồng thời tìm phương thức phù hợp để hội tụ sự sáng tạo đó vào mục tiêu cao nhất: Nuôi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam của thời kỳ mới.
 
trandaiquang
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao Huân chương Sao Vàng tặng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Tổng Bí thư đề nghị các văn nghệ sĩ cần bàn bạc, trao đổi thẳng thắn, với tinh thần tự phê bình và phê bình sâu sắc, khắc phục những hạn chế, yếu kém nảy sinh trong sáng tác, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật những năm gần đây. Đó là biểu hiện xa rời những vấn đề lớn lao của đất nước; nhấn mạnh một chiều chức năng giải trí, hạ thấp chức năng giáo dục, nhận thức; nặng về tô đậm mặt tiêu cực của cuộc sống, thậm chí xuyên tạc, bóp méo lịch sử; tiếp thu thiếu chọn lọc sáng tác, lý luận văn học nước ngoài dẫn đến biểu hiện lai căng, chuộng ngoại… Những hạn chế đó dẫn tới tình trạng số lượng tác phẩm, tác giả thì nhiều, nhưng còn ít những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, làm suy giảm sức hấp dẫn và sự ham say của quần chúng đối với văn học, nghệ thuật. 

Tổng Bí thư khẳng định: Đảng, Nhà nước luôn khuyến khích mọi tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; mong muốn, kỳ vọng đội ngũ văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh chân thực, sâu sắc, toàn diện hiện thực đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. 

Tổng Bí thư đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò, vị trí quan trọng của văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động văn học, nghệ thuật thông qua các cơ chế, chính sách như hỗ trợ tài chính, mở trại sáng tác, đi thực tế, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng các tài năng văn nghệ; huy động mọi nguồn lực cả về vật chất và tinh thần để văn học, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ và cống hiến nhiều hơn nữa trong những năm tới.

Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trao Huân chương Sao Vàng tặng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ghi nhận những cống hiến to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước.

Nguồn : ww.qdnd.vn

Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đón nhận Huân chương Sao Vàng

Ngày 25-7, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức kỷ niệm 70 năm thành lập (1948-2018) và đón nhận Huân chương Sao Vàng.

Các đồng chí: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đến dự.

Các đồng chí: Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, gửi lẵng hoa chúc mừng. Về dự Lễ kỷ niệm có hơn 400 đại biểu đại diện hơn 40.000 văn nghệ sĩ đang hoạt động trong 10 Hội chuyên ngành Trung ương và 63 Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh, thành phố trong cả nước.

nguyenphutrong
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Tại Đại hội Văn hóa toàn quốc lần thứ hai từ ngày 25 đến 27-7-1948, Hội Văn nghệ Việt Nam tiền thân của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam được thành lập. Trải qua 70 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã trở thành “mái nhà chung” quy tụ các thế hệ văn nghệ sĩ Việt Nam tâm huyết, tài năng đồng hành cùng dân tộc, phấn đấu sáng tạo xây dựng nền văn học nghệ thuật Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.  

Đọc diễn văn tại Lễ kỷ niệm, nhà thơ Hữu Thỉnh, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã ôn lại quá trình hình thành và phát triển của Liên hiệp trong 70 năm qua, nhấn mạnh những nhiệm vụ thực hiện trong thời gian tới.

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương và đánh giá cao những cống hiến to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ; khẳng định sứ mệnh, chức năng, vai trò to lớn của văn học nghệ thuật, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ chủ yếu của văn học, nghệ thuật Việt Nam thời gian tới là trực tiếp tham gia vào sự nghiệp đổi mới đất nước, có nhiều tác phẩm chân thật, sinh động, có sức thuyết phục, nhân rộng và phát triển cái mới, cái tốt đẹp, cao cả trong đời sống; dũng cảm, nghiêm khắc lên án, phê phán, đấu tranh với cái xấu trong xã hội, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng con người, đổi mới và phát triển đất nước. 

Để làm tốt sứ mệnh đó, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam cần phát huy tối đa sức sáng tạo của các thế hệ văn nghệ sĩ và tính ưu việt, đặc trưng của các loại hình nghệ thuật, để tạo nên tính đa dạng trong khám phá, sáng tạo cuộc sống và con người; đồng thời tìm phương thức phù hợp để hội tụ sự sáng tạo đó vào mục tiêu cao nhất: Nuôi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam của thời kỳ mới.
 
trandaiquang
Chủ tịch nước Trần Đại Quang trao Huân chương Sao Vàng tặng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam.

Tổng Bí thư đề nghị các văn nghệ sĩ cần bàn bạc, trao đổi thẳng thắn, với tinh thần tự phê bình và phê bình sâu sắc, khắc phục những hạn chế, yếu kém nảy sinh trong sáng tác, lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật những năm gần đây. Đó là biểu hiện xa rời những vấn đề lớn lao của đất nước; nhấn mạnh một chiều chức năng giải trí, hạ thấp chức năng giáo dục, nhận thức; nặng về tô đậm mặt tiêu cực của cuộc sống, thậm chí xuyên tạc, bóp méo lịch sử; tiếp thu thiếu chọn lọc sáng tác, lý luận văn học nước ngoài dẫn đến biểu hiện lai căng, chuộng ngoại… Những hạn chế đó dẫn tới tình trạng số lượng tác phẩm, tác giả thì nhiều, nhưng còn ít những tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, làm suy giảm sức hấp dẫn và sự ham say của quần chúng đối với văn học, nghệ thuật. 

Tổng Bí thư khẳng định: Đảng, Nhà nước luôn khuyến khích mọi tìm tòi, tôn trọng tự do sáng tạo của người nghệ sĩ, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù đối với văn học, nghệ thuật và văn nghệ sĩ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; mong muốn, kỳ vọng đội ngũ văn nghệ sĩ có nhiều tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh chân thực, sâu sắc, toàn diện hiện thực đất nước trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển. 

Tổng Bí thư đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền cần nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò, vị trí quan trọng của văn học, nghệ thuật trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; luôn cổ vũ, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hoạt động văn học, nghệ thuật thông qua các cơ chế, chính sách như hỗ trợ tài chính, mở trại sáng tác, đi thực tế, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng các tài năng văn nghệ; huy động mọi nguồn lực cả về vật chất và tinh thần để văn học, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ và cống hiến nhiều hơn nữa trong những năm tới.

Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trao Huân chương Sao Vàng tặng Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ghi nhận những cống hiến to lớn của đội ngũ văn nghệ sĩ cả nước.

Nguồn : ww.qdnd.vn

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này