Minh Phương

Minh Phương

LI DỊ -Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thanh – Hội văn học nghệ thuật Yên Bái

LY DỊ

Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thanh – Hội văn học nghệ thuật Yên Bái – sáng tác tại Nhà sáng tác Cần Thơ 2023                                                                                   

              Mụ Hiến cuộn tròn tờ đơn trong tay bước ra cổng tòa án. Lão phó Liêm dắt chiếc xe đạp cà tàng đi theo sau. Dấn được một quãng lão bảo:

              - Lên xe tôi đèo!

              Mụ Hiến không nói không rằng rẽ ngang vào ngõ Ao Sen, mà hướng đó chẳng có ai là người thân cận gì cả. Phó Liêm đành đạp xe một mình và rồi cũng rẽ vào quán nước chè của bà bủ Sim.

              Cuối giờ chiều quán nước bao giờ cũng đông đúc hơn, là vì vừa ngồi nhâm nhi chén trà, vừa bàn luận chuyện lô đề. Những phút áp chót bao giờ cũng sôi động. Cứ đến tầm này con mẹ Hoan lại bê chiếc bàn nhựa và cái ghế con ra nhờ quán của bủ ghi đề. Hồi đầu ham khách nó còn cho ghi nợ, bây giờ thì tiền trao cháo múc, có thì cho ghi, không có thì nghỉ khỏe. Vì nợ nần khó đòi, nhất là cái của hồ vân nó khó lắm, bên nợ không chịu trả còn ra điều thách thức báo công an này nọ, thế là quay ra oánh nhau, lấy đá choảng nhau. Trên mặt con mẹ Hoan vẫn còn vết sẹo tướng kia thây!

              Đang chụm đầu xoay ngang, xoay dọc tờ thơ đề của ngày hôm nay thì tất cả đều ngoảnh ra do tiếng còi hú của xe cứu hỏa. Phó Liêm nhìn thấy một cột khói đen tỏa lên mù mịt từ phía xóm Ao Sen.

              - Cháy! Cháy to rồi! Không biết có ai bị chết cháy không nhỉ?

              Chẳng ai bảo ai, tất cả bỏ tờ thơ đề chạy nhao về phía đám cháy. Trong quán còn lại bủ Sim và con mẹ Hoan. Cũng chỉ loắng một lúc chừng mười lăm phút mọi người lại quay về quán, có cả mụ Hiến. Mụ vừa thở vừa kể, cứ nói một câu lại gật đầu nhấn mạnh:

- Đó là nhà vợ chồng Tuần Lan!... Vợ dạy học cấp một, chồng làm mộc! Hình như con vợ ngoại tình gì đó, thằng chồng suốt ngày ghen tuông, đánh chửi nên con vợ đâm đơn ly dị!... Hôm qua tòa án gọi lên hòa giải lần thứ nhất! Trưa nay thằng chồng đi mua một can xăng! Lúc con vợ đi làm về nó bảo nếu cô cố tình bỏ tôi thì thà cả hai cùng chết! Thế là nó lấy dây buộc cả hai lại rồi dội xăng lên người bật lửa đốt. Ôi chao!... Ai ngờ cái dây cháy đứt phựt nên con vợ chạy được ra ngoài, được mọi người dập lửa cho, bị bỏng hết cả mặt. Ôi chao! Còn thằng chồng số chết hay sao ấy mà lại chạy lên gác xép. Cái gác làm bằng gỗ, thế là bị cháy đen thui. Bao nhiêu đồ gỗ thủ công của khách đặt cũng cháy hết! Toàn bằng gỗ dổi với gỗ pơ mu mà lại! Ối chao ôi… khiếp quá! Rủn hết cả người…!

Phó liêm giật giật vai mụ vợ hỏi dồn:

- Có hỏi thằng Tuần năm nay bao nhiêu tuổi không? Nó sinh năm nào?

- Thấy bảo nó chết ở tuổi bốn chín! Năm hạn đấy! Có tránh cũng chả được. Tự mình giết mình!

- Quyết con bốn chín! Đánh lộn con chín tư! Đầu bốn! Đuôi chín! Lão Liêm bảo con mẹ Hoan ghi vào sổ.

- Này! Có tiền không? Con mẹ Hoan hất hàm hỏi.

Mụ Hiến nghiến răng chì chiết:

- Thôi tôi lạy ông! Nhà sắp ra đê rồi đấy! Mà đất này không có đê cho ông ở đâu nhá! Về! Lần này không nghe là dứt khoát ly dị!

Cả hội lô đề ngoài cách tính của mỗi người mỗi khác, nhưng rồi ai cũng cố ghi thêm con bốn chín cho đỡ ân hận. Có người còn xui lão Liêm đánh thêm đầu chín, đuôi bốn cho chắc ăn. Mụ Hiến nguẩy mông đi về. Lão Liêm thậm thụt dúi tiền cho mẹ Hoan rồi nhét nhanh tờ cáp đề vào túi quần.

Phó Liêm hôm nay giời đi vắng nên tự tay vào bếp. Lão xúc cơm nguội cho lên chảo rang. Mụ Hiến như chưa hề có chuyện gì xảy ra giữa hai vợ chồng nhanh nhảu lấy đôi đũa gắp vài gắp dưa chua trong vại đưa cho chồng. Nhà mụ nghiện cái món cơm rang với dưa chua này. Mỗi người một bát tô cơm rang, lão Liêm và vội rồi buông bát đũa lên ngồi hóng thông báo kết quả xổ số. Lão vỗ đùi đánh đét!

- Đấy mà! Giời ơi! Số rách!

Mụ Hiến chạy vội lên:

- Về bao nhiêu?

- Hôm nay mà quất một trăm thì ăn đủ! Con mẹ Hoàn hôm nay ôm thì chết nặng! Công nhận thằng này chết thiêng!

- Bốn chín hả? Tiếc nhờ…!

Lão Liêm lẩm bẩm:

- Mẹ cái thằng! Không sống được với nhau thì ra tòa ly dị, việc chó gì phải chết khổ chết sở như thế! Phải tay tao á..!

- Phải tay tao thì sao? Mụ Hiến gằn giọng - Khôn ngoan ra cửa quan mới biết nhá! Ở nhà đánh vợ chửi con, ra đến tòa thì rụt vòi xin lấy xin để!

- Ờ! Thế hóa ra cái nhà con Lan chả phải đưa đơn ra tòa tiếc gì nữa. Biệt ly vĩnh viễn rồi chứ cần gì ly dị! Lại không phải chia bôi của nả con cái gì sất! Lão Liêm tự bình luận.

- Ối xời! Chết kiểu đấy tiếng để đời chứ hay hớm cái gì!

- Thôi! Kệ mẹ chúng nó. Đi sang lĩnh tiền cái đã.

- Á à! Lại đánh hở? Đánh bao nhiêu?

- Bạch thủ có năm nghìn bọ. Mụ mà không gàn thì hôm nay ăn đủ. Đúng là loại đàn bà…!

Lão Liêm hăm hở đi sang nhà con mẹ Hoan. Mụ Hiến vờ như không quan tâm nhưng vẫn thầm nghĩ không chắc được cầm tiền ngay. Có thể, rất có thể con mẹ Hoan hôm nay ôm đề. Tháng trước nó trúng đậm cũng là vào ngày ở xóm có cụ Nhặt qua đời, rất nhiều người lấy tuổi cụ đánh bạch thủ nhưng đề không về. Nhà Hoan ôm cả nên thắng lớn, lần này chắc quen mui…

              Đang lụi hụi bê nồi cơm cám ra cho đàn chó đẻ ăn thì mụ Hiến nghe tiếng loảng xoảng trên nhà. Lão chồng thò đầu xuống bếp nói đổng:

              - Ngày mai ra tòa! Không hòa giải hòa giếc gì nữa! Mai mà con mẹ Hoan khất tao tiền con đề thì đừng có trách! Tham ôm vào cho chết!

              Mụ Hiến gầm lên:

              - Ối giời ơi…! Liên quan gì đến tôi mà ông đòi…? Sao lúc tòa hòa giải lại nhũn như con chi chi…! Chính ông xin tôi rút đơn nhá! Được rồi. Lành làm gáo, vỡ làm muôi!

         Mụ sấn xổ vào nhà định túm tóc, vặt tai thì không thấy lão chồng đâu. Một lúc sau đứa cháu nội gọi điện đến báo là ông nội sang ngủ bên nhà, bà không phải tìm. Mụ sống với lão đã hơn bốn mươi năm, bốn mặt con, bẩy mặt cháu. Mụ biết tính lão mà lão cũng biết tính vợ. Lão thủy chung với nghề mộc nhưng chuyên đi làm công cho các chủ xưởng hoặc nhận đóng đồ lặt vặt ở nhà nên chỉ được gọi phó mộc chứ không như mấy ông thợ cả có tay nghề cao như ông Cả Mạnh, ông Cả Triều... Lão say đề đến quên cả ăn, lúc nào trúng con đề thì cả làng cả tổng biết. Có thời lão đã đem về con xe máy đê đê đỏ vẻ hãnh diện lắm. Nhưng cái giống cờ bạc, được thì hạm chơi, thua thì ham gỡ nên lão cứ dấn vào nợ nần. Già rồi mà vợ chồng suốt ngày cãi cọ, mụ vợ đe ly dị tới dăm bẩy bận rồi chứ không đâu. Nhưng mỗi lần như thế lão lại hạ mình xin lỗi vợ con, rồi hứa sẽ từ bỏ đề đóm. Lão biết mụ vợ ruột để ngoài da thế thôi chứ chẳng thâm thúy gì. Kể cả những lần lão lên cơn khát tiền đánh đề đã ghè dao vào cổ mụ đòi tiền, nếu không đưa, tao giết! Mụ sợ hãi móc túi áo được đồng nào đưa tất cho lão. Có lần mấy thằng con xông vào bênh mẹ bị lão đạp cho ngã dúi dụi. Mụ lại khóc lóc đâm đơn ra tòa. Lão lại ân hận xin tòa hòa giải, xin mụ rút đơn. Cho nên cứ hạ mình xin lỗi là thượng sách. Ơ! Nhưng sao lần này lão lại đòi ra tòa ly dị nhỉ? Sáng hôm sau mụ Hiến đem chuyện này ra quán nước chè hỏi bủ Sim. Bủ nhấp ngụm nước chè, lấy chiếc khăn tay chùi nhèm mắt rồi chớp chớp nói cho mụ biết:

       - Ối dào!... Chiều hôm qua bên nhà con mẹ Hoan như giặc loạn!... Chả biết có đứa nào xui thằng Liêm, hay bọn nó nói đùa không biết. Rằng thì là, ông muốn có tiền chơi thì quyết ly dị đi để được chia phần đất bán đi có mà chơi mệt. Đấy! Chắc là như thế đấy! Rõ khổ!

         Mụ Hiến dẫm đành đạch hai chân lu loa:

       - Ối giời đất ơi! Sao tôi khổ thế này…! Xong mụ ráo hoảnh được ngay, quay sang nói với bủ Sim:

       - Đã thế, vỏ quýt dày có móng tay nhọn! Từ bi giờ cháu thề không viết đơn ra tòa nữa, xem lão ấy bấu víu vào đâu!

       Bủ Sim cười móm mén:

       - Vợ chồng mày thật như phường chèo…

     Hôm nay mặt trời lên sớm, ánh nắng đã rọi qua mái lều xiên xuống nền đất. Mụ Hiến đang định phân bua thêm điều gì với bủ Sim thì thấy cô Thủy cắp rổ rau đi chợ, mụ Hiến gọi vào hỏi:

       - Cô đi qua nhà thằng cu nhà em có thấy lão Liêm ở đó không?

       - Nào em có để ý!

       Bủ Sim nhân tiện hỏi thăm:

       - Này chị Thủy, cái Chung nhà chị được mấy đứa rồi nhỉ?

       - Buồn lắm bủ ơi! Con gái như hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt sa vũng bùn… Cái số cháu vất vả lắm bủ ạ!

       Bủ Sim chẹp miệng thông cảm. Mụ Hiến có vẻ quan tâm hỏi:

       - Lâu lắm tôi chưa gặp vợ chồng nhà nó. Con gái gả chồng xa quá. Giờ hoàn cảnh nó ra sao?

       - Chẳng dấu gì Bủ và bá, cháu nó đi dậy học tít trên Mường Muổi, ở đây có xin được việc đâu! Lấy thằng chồng chẳng công ăn việc làm, đẻ ba đứa con gái. Chồng nó sinh ra rượu chè. Khổ! Nhà em bảo nó bỏ đi cho nhẹ nhưng nó nghĩ thương con…

       Mụ Hiến nghe mà máu dồn lên cổ như thể chuyện của con mình:

       - Thế thì bỏ quách đi chứ tiếc gì? Để con cái sống trong cái cảnh ấy bằng mười giết con chứ thương nỗi gì!

       - Vâng! Cực chẳng đã, cũng mấy lần ra tòa rồi đấy nhưng chẳng bỏ nổi. Cái nghiệp của cháu nó như thế. Ra đến tòa nó lại ôm mặt khóc bỏ về…

         Bủ Sim chia sẻ:

       - Ừ! Nó nghĩ phải. Con người với nhau không còn tình thì còn nghĩa, có phải cái áo đâu mà cởi phắt đi được.

         Cô Thủy có mỗi đứa con gái, hai vợ chồng thuốc thang mãi mà không sinh thêm được nữa. Vợ chồng cho con học hành đến nơi đến chốn, đi học cao đẳng sư phạm và cũng gom tiền chạy vạy cho nó có chỗ làm việc gần nhà, nhưng hợp đồng tới tám, chín năm mà không được biên chế. Vì vậy khi có người bạn nhận giúp đỡ xin việc ở vùng sâu, vùng xa cũng đành vậy. Đời con gái gặp đâu ấm đó. Cô Thủy đứng dậy xin phép đi chợ. Bỗng dưng cô lại ngồi thụp xuống bưng mặt khóc. Dường như không thể kìm nén nổi nỗi niềm, cô sập sùi:

       - Ơi con ơi là con…! Lúc ra tòa thì chẳng bỏ được… Giờ thì các cháu của tôi mồ côi bố rồi…!

       Cả bủ Sim và mụ Hiến cùng đỡ cô Thủy dậy và vỗ về hỏi han. Thì ra thằng con rể nhà cô đi uống rượu say về, trời tối nhập nhoạng nên lao cả người và xe đạp xuống suối, chết sặc nước. Nó chết mới cách đây chục ngày nhưng cô Thủy say xe ghê gớm nên chỉ có chồng cô lên trên đó với con gái và cháu ngoại. Mụ Hiến đăm đắm nhìn xa, thở dài và nói với cô Thủy:

       - Thôi! Theo tôi nghĩ… Như vậy là cái cách giải phóng cho con Chung. Ôi dào! Thế là chẳng cần ra tòa ly dị, ly diếc gì nữa. Khỏi mang tiếng!

       Bủ Sim tát vào mông mụ Hiến trách:

       - Cái con mẹ bô lô, ba loa…! Người ta đang đau cắt từng khúc ruột mà ăn nói hàm hồ. Thôi về đi!

     Mụ Hiến cảm thấy mình hàm hồ thật nên lủi đi thật nhanh. Đến gần cổng tòa án mụ bắt gặp đôi thanh niên nam nữ đang giằng tay nhau. Thằng con trai túm tay đứa con gái lôi ra, đứa con gái gồng mình mắm môi:

       - Mày buông tao ra! Tao không thể sống với cái loại mày. Nghe chưa!

       Mụ Hiến sáp vào can:

       - Thế nào? Cơ sự ra làm sao mà giằng xé nhau ở đây?

     Thằng con trai như vớ được phao lúc chấp chới:

       - Đấy, con nhờ bà nói với vợ con chút. Nó gớm quá đi mất. Có gì đâu, nó chỉ bắt gặp con đi ka ra ô kê mấy bận, mà toàn bạn bè con, nó biết cả, nhưng nó ghen quá bà ơi!

       - Đàn bà nổi cơn ghen là ghê lắm con ạ! Đau đẻ, ngứa ghẻ, đòn ghen mà! Thôi! Buông tay nó ra!

       Vừa tuột tay ra, đứa con gái hùng hổ:

       - Tao nộp đơn lên tòa! Đời tao còn trẻ lắm. Thiếu gì thằng đàn ông tốt!

       Mụ Hiến thở dài, lắc đầu, chép miệng. Đúng là vợ chồng trẻ con. Lẽ ra ở tuổi này chúng nó phải xưng hô anh anh, em em. Chứ đã đến cữ xưng mày tao là chuyện chẳng vừa. Mụ rảo bước về phía nhà thằng con cả, không biết lão chồng còn ở đấy hay về nhà rồi nữa. Mụ nghĩ lung mung đến cái chuyện ly hôn. Các cụ xưa vẫn nói mà, đời người con gái mười hai bến nước. Mụ đã lội qua cả bến đục, bến trong. Có lúc ngồi hái rau, bó mớ đi chợ mụ cũng liên tưởng, ừ cái ngọn rau muống vô tri vô giác này càng dấn trong bùn nó lại càng vươn lên non mởn. Rồi mụ tự cười mình, chả xinh xắn gì, chả học hành quái gì, hết lớp ba ở nhà gánh phân bón ruộng, tưới rau rồi lấy chồng. Cả xóm ngày ấy bảo con Hiến vớ được thằng Liêm thợ mộc chẳng như thài lài gặp cứt chó. Gớm, lấy chồng xong là cứ mơn mởn, thằng chồng lại chịu khó làm ăn. Như vậy là nhất rồi. Mụ tủm tỉm cười, được cái hơn bốn chục năm chung sống, đúng là lão rất chịu khó nhưng phải mỗi cái tội lô đề. Ờ! mà tiền lão, lão chơi! Thỉnh thoảng nổi cơn lên, trấn lột của mụ mấy đồng nhưng đã có ai như lão còn biết cất nhời xin lỗi vợ như vậy chứ! Hóa ra mình vẫn còn duy trì cái gia đình này được những hơn bốn mươi năm. Được lũ con, lũ cháu mà bây giờ vắng chúng nó thì buồn chết đi được. Kể cả lão chồng, giờ mà vắng tiếng chắc cũng buồn chết đi được!

         Đến cổng nhà con trai mụ gọi thằng cháu hỏi xem ông còn đó không. Cổng khóa, cửa khóa, cả nhà đi đâu nhỉ? Mụ hồ nghi đi về nhà. Lão Liêm và thằng cháu nội đã ngồi chờ. Thấy bà về, thằng cháu chạy ra ôm chân:

         - A bà về! Ông kìa bà!

         - Ông mày chứ ông tao à? Cha bố mày!

         - Hì! Bà chửi "Cha bố mày!" tức là bà chửi ông nhá!

         Tự dưng bà thấy nhẹ lòng. Căn nhà mọi khi chật chội lắm nhưng hôm nay như rộng thêm. Lão Liêm nói thăm dò:

         - Hôm qua vợ chồng thằng cả nó bàn. Nó bảo giờ ông bà có tuổi rồi, lại hay cãi nhau làm chúng nó không yên tâm. Nó bảo hay là dọn sang ở bên đó với các cháu cho vui.

         - Ông lại định giở trò lừa tôi để bán mảnh đất này lấy tiền lô đề chứ gì? Tôi đi guốc trong bụng!

         - Sao bà cứ nghĩ xấu cho tôi thế nhể?

         - Nghĩ à? Thật chứ nghĩ gì? Hôm qua ông nghe thằng nào, con nào mà về đòi tôi ra tòa li dị? Hôm nay tôi được nghe rồi nhá! Biết tỏng cái bụng…

         Không gian ngôi nhà lại chật căng như ngày hôm trước. Thằng cháu nội vô tư trèo lên cổ ông, ôm đầu và ghé vào tai ông nói rõ to:

         - Thôi! Cái đôi vợ chồng này trẻ con quá đi mất! Suốt ngày cãi nhau.

       Mụ Hiến phì cười, lại vô tư xuống bếp chuẩn bị cơm nước. Ba con chó cái cùng thi nhau đẻ. Nuôi chó con bán cũng lãi ra trò. Con chó vàng đang nằm cho con bú thấy chủ về nó vùng người dậy. Đàn con lễ thễ chạy theo, có con vẫn ngậm chặt bầu vú mẹ. Anh con trưởng đi đâu về ghé qua nhà và xuống gian bếp kéo mẹ ra sau bờ giếng nói chuyện:

         - Con nói với bà thế này… Bà thấy các con trưởng thành, đứa nào cũng được bố mẹ lo bề gia thất, công ăn việc làm ổn định. Ông bà giờ có phải lo cho đứa nào đâu! Một đàn cháu như thế kia bà nhìn có sướng không?

         Mụ Hiến tròn mắt hỏi:

         - Anh này lạ!... Hôm nay sao thế? Dạy khôn tôi à?

         - Con không dạy khôn. Bà đẻ ra chúng con cơ mà. Nhưng hôm nay con có lời xin ông, xin bà chấm dứt ngay cái chuyện ly hôn nhau đi ạ! Chúng con xấu hổ lắm! Già rồi…

         - Là tao dọa bố mày thôi! Đơn lên tòa mấy lần mà có bỏ được đâu!

         - Bà nghĩ dọa là yên à? Bà phải nghĩ cho con, cho cháu chứ!

         - Ừ thì chẳng nghĩ cho các anh các chị mà tôi chịu đựng bố các anh các chị ngần ấy năm à!

         - Thôi cố chịu đựng nốt vài chục năm nữa đi! Hì Hì…Biết bà rồi. Giờ mà ông bỏ đi thì có mà… Hay con bảo bố bỏ nhà đi tìm bà khác nhá! Hì Hì…

         - Cha bố nhà anh! Con với chả cái! Thôi, về đi!

         Anh con trưởng ôm ghì mẹ một cái thật chặt rồi lên nhà. Anh nháy mắt ra hiệu cho bố rồi dắt thằng con ra cổng. Mụ Hiến chạy theo gọi với để đưa cho đứa cháu cái mũ nhưng bố con nó đã lên xe máy phóng đi xa. Nắng nôi thế kia mà để thằng bé đầu trần, tối thế nào cũng sổ mũi cho mà xem. Mụ vào nhà thì lão Liêm đã xuống bếp vo gạo thổi cơm. Mụ quay ra đóng cổng lại, ngoắc khóa rồi đội nón ra vườn hái rau. Nắng trưa gắt thế cơ chứ! Nắng đau như chó cắn trộm!

LI DỊ -Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thanh – Hội văn học nghệ thuật Yên Bái

LY DỊ

Truyện ngắn của Nguyễn Thị Thanh – Hội văn học nghệ thuật Yên Bái – sáng tác tại Nhà sáng tác Cần Thơ 2023                                                                                   

              Mụ Hiến cuộn tròn tờ đơn trong tay bước ra cổng tòa án. Lão phó Liêm dắt chiếc xe đạp cà tàng đi theo sau. Dấn được một quãng lão bảo:

              - Lên xe tôi đèo!

              Mụ Hiến không nói không rằng rẽ ngang vào ngõ Ao Sen, mà hướng đó chẳng có ai là người thân cận gì cả. Phó Liêm đành đạp xe một mình và rồi cũng rẽ vào quán nước chè của bà bủ Sim.

              Cuối giờ chiều quán nước bao giờ cũng đông đúc hơn, là vì vừa ngồi nhâm nhi chén trà, vừa bàn luận chuyện lô đề. Những phút áp chót bao giờ cũng sôi động. Cứ đến tầm này con mẹ Hoan lại bê chiếc bàn nhựa và cái ghế con ra nhờ quán của bủ ghi đề. Hồi đầu ham khách nó còn cho ghi nợ, bây giờ thì tiền trao cháo múc, có thì cho ghi, không có thì nghỉ khỏe. Vì nợ nần khó đòi, nhất là cái của hồ vân nó khó lắm, bên nợ không chịu trả còn ra điều thách thức báo công an này nọ, thế là quay ra oánh nhau, lấy đá choảng nhau. Trên mặt con mẹ Hoan vẫn còn vết sẹo tướng kia thây!

              Đang chụm đầu xoay ngang, xoay dọc tờ thơ đề của ngày hôm nay thì tất cả đều ngoảnh ra do tiếng còi hú của xe cứu hỏa. Phó Liêm nhìn thấy một cột khói đen tỏa lên mù mịt từ phía xóm Ao Sen.

              - Cháy! Cháy to rồi! Không biết có ai bị chết cháy không nhỉ?

              Chẳng ai bảo ai, tất cả bỏ tờ thơ đề chạy nhao về phía đám cháy. Trong quán còn lại bủ Sim và con mẹ Hoan. Cũng chỉ loắng một lúc chừng mười lăm phút mọi người lại quay về quán, có cả mụ Hiến. Mụ vừa thở vừa kể, cứ nói một câu lại gật đầu nhấn mạnh:

- Đó là nhà vợ chồng Tuần Lan!... Vợ dạy học cấp một, chồng làm mộc! Hình như con vợ ngoại tình gì đó, thằng chồng suốt ngày ghen tuông, đánh chửi nên con vợ đâm đơn ly dị!... Hôm qua tòa án gọi lên hòa giải lần thứ nhất! Trưa nay thằng chồng đi mua một can xăng! Lúc con vợ đi làm về nó bảo nếu cô cố tình bỏ tôi thì thà cả hai cùng chết! Thế là nó lấy dây buộc cả hai lại rồi dội xăng lên người bật lửa đốt. Ôi chao!... Ai ngờ cái dây cháy đứt phựt nên con vợ chạy được ra ngoài, được mọi người dập lửa cho, bị bỏng hết cả mặt. Ôi chao! Còn thằng chồng số chết hay sao ấy mà lại chạy lên gác xép. Cái gác làm bằng gỗ, thế là bị cháy đen thui. Bao nhiêu đồ gỗ thủ công của khách đặt cũng cháy hết! Toàn bằng gỗ dổi với gỗ pơ mu mà lại! Ối chao ôi… khiếp quá! Rủn hết cả người…!

Phó liêm giật giật vai mụ vợ hỏi dồn:

- Có hỏi thằng Tuần năm nay bao nhiêu tuổi không? Nó sinh năm nào?

- Thấy bảo nó chết ở tuổi bốn chín! Năm hạn đấy! Có tránh cũng chả được. Tự mình giết mình!

- Quyết con bốn chín! Đánh lộn con chín tư! Đầu bốn! Đuôi chín! Lão Liêm bảo con mẹ Hoan ghi vào sổ.

- Này! Có tiền không? Con mẹ Hoan hất hàm hỏi.

Mụ Hiến nghiến răng chì chiết:

- Thôi tôi lạy ông! Nhà sắp ra đê rồi đấy! Mà đất này không có đê cho ông ở đâu nhá! Về! Lần này không nghe là dứt khoát ly dị!

Cả hội lô đề ngoài cách tính của mỗi người mỗi khác, nhưng rồi ai cũng cố ghi thêm con bốn chín cho đỡ ân hận. Có người còn xui lão Liêm đánh thêm đầu chín, đuôi bốn cho chắc ăn. Mụ Hiến nguẩy mông đi về. Lão Liêm thậm thụt dúi tiền cho mẹ Hoan rồi nhét nhanh tờ cáp đề vào túi quần.

Phó Liêm hôm nay giời đi vắng nên tự tay vào bếp. Lão xúc cơm nguội cho lên chảo rang. Mụ Hiến như chưa hề có chuyện gì xảy ra giữa hai vợ chồng nhanh nhảu lấy đôi đũa gắp vài gắp dưa chua trong vại đưa cho chồng. Nhà mụ nghiện cái món cơm rang với dưa chua này. Mỗi người một bát tô cơm rang, lão Liêm và vội rồi buông bát đũa lên ngồi hóng thông báo kết quả xổ số. Lão vỗ đùi đánh đét!

- Đấy mà! Giời ơi! Số rách!

Mụ Hiến chạy vội lên:

- Về bao nhiêu?

- Hôm nay mà quất một trăm thì ăn đủ! Con mẹ Hoàn hôm nay ôm thì chết nặng! Công nhận thằng này chết thiêng!

- Bốn chín hả? Tiếc nhờ…!

Lão Liêm lẩm bẩm:

- Mẹ cái thằng! Không sống được với nhau thì ra tòa ly dị, việc chó gì phải chết khổ chết sở như thế! Phải tay tao á..!

- Phải tay tao thì sao? Mụ Hiến gằn giọng - Khôn ngoan ra cửa quan mới biết nhá! Ở nhà đánh vợ chửi con, ra đến tòa thì rụt vòi xin lấy xin để!

- Ờ! Thế hóa ra cái nhà con Lan chả phải đưa đơn ra tòa tiếc gì nữa. Biệt ly vĩnh viễn rồi chứ cần gì ly dị! Lại không phải chia bôi của nả con cái gì sất! Lão Liêm tự bình luận.

- Ối xời! Chết kiểu đấy tiếng để đời chứ hay hớm cái gì!

- Thôi! Kệ mẹ chúng nó. Đi sang lĩnh tiền cái đã.

- Á à! Lại đánh hở? Đánh bao nhiêu?

- Bạch thủ có năm nghìn bọ. Mụ mà không gàn thì hôm nay ăn đủ. Đúng là loại đàn bà…!

Lão Liêm hăm hở đi sang nhà con mẹ Hoan. Mụ Hiến vờ như không quan tâm nhưng vẫn thầm nghĩ không chắc được cầm tiền ngay. Có thể, rất có thể con mẹ Hoan hôm nay ôm đề. Tháng trước nó trúng đậm cũng là vào ngày ở xóm có cụ Nhặt qua đời, rất nhiều người lấy tuổi cụ đánh bạch thủ nhưng đề không về. Nhà Hoan ôm cả nên thắng lớn, lần này chắc quen mui…

              Đang lụi hụi bê nồi cơm cám ra cho đàn chó đẻ ăn thì mụ Hiến nghe tiếng loảng xoảng trên nhà. Lão chồng thò đầu xuống bếp nói đổng:

              - Ngày mai ra tòa! Không hòa giải hòa giếc gì nữa! Mai mà con mẹ Hoan khất tao tiền con đề thì đừng có trách! Tham ôm vào cho chết!

              Mụ Hiến gầm lên:

              - Ối giời ơi…! Liên quan gì đến tôi mà ông đòi…? Sao lúc tòa hòa giải lại nhũn như con chi chi…! Chính ông xin tôi rút đơn nhá! Được rồi. Lành làm gáo, vỡ làm muôi!

         Mụ sấn xổ vào nhà định túm tóc, vặt tai thì không thấy lão chồng đâu. Một lúc sau đứa cháu nội gọi điện đến báo là ông nội sang ngủ bên nhà, bà không phải tìm. Mụ sống với lão đã hơn bốn mươi năm, bốn mặt con, bẩy mặt cháu. Mụ biết tính lão mà lão cũng biết tính vợ. Lão thủy chung với nghề mộc nhưng chuyên đi làm công cho các chủ xưởng hoặc nhận đóng đồ lặt vặt ở nhà nên chỉ được gọi phó mộc chứ không như mấy ông thợ cả có tay nghề cao như ông Cả Mạnh, ông Cả Triều... Lão say đề đến quên cả ăn, lúc nào trúng con đề thì cả làng cả tổng biết. Có thời lão đã đem về con xe máy đê đê đỏ vẻ hãnh diện lắm. Nhưng cái giống cờ bạc, được thì hạm chơi, thua thì ham gỡ nên lão cứ dấn vào nợ nần. Già rồi mà vợ chồng suốt ngày cãi cọ, mụ vợ đe ly dị tới dăm bẩy bận rồi chứ không đâu. Nhưng mỗi lần như thế lão lại hạ mình xin lỗi vợ con, rồi hứa sẽ từ bỏ đề đóm. Lão biết mụ vợ ruột để ngoài da thế thôi chứ chẳng thâm thúy gì. Kể cả những lần lão lên cơn khát tiền đánh đề đã ghè dao vào cổ mụ đòi tiền, nếu không đưa, tao giết! Mụ sợ hãi móc túi áo được đồng nào đưa tất cho lão. Có lần mấy thằng con xông vào bênh mẹ bị lão đạp cho ngã dúi dụi. Mụ lại khóc lóc đâm đơn ra tòa. Lão lại ân hận xin tòa hòa giải, xin mụ rút đơn. Cho nên cứ hạ mình xin lỗi là thượng sách. Ơ! Nhưng sao lần này lão lại đòi ra tòa ly dị nhỉ? Sáng hôm sau mụ Hiến đem chuyện này ra quán nước chè hỏi bủ Sim. Bủ nhấp ngụm nước chè, lấy chiếc khăn tay chùi nhèm mắt rồi chớp chớp nói cho mụ biết:

       - Ối dào!... Chiều hôm qua bên nhà con mẹ Hoan như giặc loạn!... Chả biết có đứa nào xui thằng Liêm, hay bọn nó nói đùa không biết. Rằng thì là, ông muốn có tiền chơi thì quyết ly dị đi để được chia phần đất bán đi có mà chơi mệt. Đấy! Chắc là như thế đấy! Rõ khổ!

         Mụ Hiến dẫm đành đạch hai chân lu loa:

       - Ối giời đất ơi! Sao tôi khổ thế này…! Xong mụ ráo hoảnh được ngay, quay sang nói với bủ Sim:

       - Đã thế, vỏ quýt dày có móng tay nhọn! Từ bi giờ cháu thề không viết đơn ra tòa nữa, xem lão ấy bấu víu vào đâu!

       Bủ Sim cười móm mén:

       - Vợ chồng mày thật như phường chèo…

     Hôm nay mặt trời lên sớm, ánh nắng đã rọi qua mái lều xiên xuống nền đất. Mụ Hiến đang định phân bua thêm điều gì với bủ Sim thì thấy cô Thủy cắp rổ rau đi chợ, mụ Hiến gọi vào hỏi:

       - Cô đi qua nhà thằng cu nhà em có thấy lão Liêm ở đó không?

       - Nào em có để ý!

       Bủ Sim nhân tiện hỏi thăm:

       - Này chị Thủy, cái Chung nhà chị được mấy đứa rồi nhỉ?

       - Buồn lắm bủ ơi! Con gái như hạt mưa sa, hạt vào đài các hạt sa vũng bùn… Cái số cháu vất vả lắm bủ ạ!

       Bủ Sim chẹp miệng thông cảm. Mụ Hiến có vẻ quan tâm hỏi:

       - Lâu lắm tôi chưa gặp vợ chồng nhà nó. Con gái gả chồng xa quá. Giờ hoàn cảnh nó ra sao?

       - Chẳng dấu gì Bủ và bá, cháu nó đi dậy học tít trên Mường Muổi, ở đây có xin được việc đâu! Lấy thằng chồng chẳng công ăn việc làm, đẻ ba đứa con gái. Chồng nó sinh ra rượu chè. Khổ! Nhà em bảo nó bỏ đi cho nhẹ nhưng nó nghĩ thương con…

       Mụ Hiến nghe mà máu dồn lên cổ như thể chuyện của con mình:

       - Thế thì bỏ quách đi chứ tiếc gì? Để con cái sống trong cái cảnh ấy bằng mười giết con chứ thương nỗi gì!

       - Vâng! Cực chẳng đã, cũng mấy lần ra tòa rồi đấy nhưng chẳng bỏ nổi. Cái nghiệp của cháu nó như thế. Ra đến tòa nó lại ôm mặt khóc bỏ về…

         Bủ Sim chia sẻ:

       - Ừ! Nó nghĩ phải. Con người với nhau không còn tình thì còn nghĩa, có phải cái áo đâu mà cởi phắt đi được.

         Cô Thủy có mỗi đứa con gái, hai vợ chồng thuốc thang mãi mà không sinh thêm được nữa. Vợ chồng cho con học hành đến nơi đến chốn, đi học cao đẳng sư phạm và cũng gom tiền chạy vạy cho nó có chỗ làm việc gần nhà, nhưng hợp đồng tới tám, chín năm mà không được biên chế. Vì vậy khi có người bạn nhận giúp đỡ xin việc ở vùng sâu, vùng xa cũng đành vậy. Đời con gái gặp đâu ấm đó. Cô Thủy đứng dậy xin phép đi chợ. Bỗng dưng cô lại ngồi thụp xuống bưng mặt khóc. Dường như không thể kìm nén nổi nỗi niềm, cô sập sùi:

       - Ơi con ơi là con…! Lúc ra tòa thì chẳng bỏ được… Giờ thì các cháu của tôi mồ côi bố rồi…!

       Cả bủ Sim và mụ Hiến cùng đỡ cô Thủy dậy và vỗ về hỏi han. Thì ra thằng con rể nhà cô đi uống rượu say về, trời tối nhập nhoạng nên lao cả người và xe đạp xuống suối, chết sặc nước. Nó chết mới cách đây chục ngày nhưng cô Thủy say xe ghê gớm nên chỉ có chồng cô lên trên đó với con gái và cháu ngoại. Mụ Hiến đăm đắm nhìn xa, thở dài và nói với cô Thủy:

       - Thôi! Theo tôi nghĩ… Như vậy là cái cách giải phóng cho con Chung. Ôi dào! Thế là chẳng cần ra tòa ly dị, ly diếc gì nữa. Khỏi mang tiếng!

       Bủ Sim tát vào mông mụ Hiến trách:

       - Cái con mẹ bô lô, ba loa…! Người ta đang đau cắt từng khúc ruột mà ăn nói hàm hồ. Thôi về đi!

     Mụ Hiến cảm thấy mình hàm hồ thật nên lủi đi thật nhanh. Đến gần cổng tòa án mụ bắt gặp đôi thanh niên nam nữ đang giằng tay nhau. Thằng con trai túm tay đứa con gái lôi ra, đứa con gái gồng mình mắm môi:

       - Mày buông tao ra! Tao không thể sống với cái loại mày. Nghe chưa!

       Mụ Hiến sáp vào can:

       - Thế nào? Cơ sự ra làm sao mà giằng xé nhau ở đây?

     Thằng con trai như vớ được phao lúc chấp chới:

       - Đấy, con nhờ bà nói với vợ con chút. Nó gớm quá đi mất. Có gì đâu, nó chỉ bắt gặp con đi ka ra ô kê mấy bận, mà toàn bạn bè con, nó biết cả, nhưng nó ghen quá bà ơi!

       - Đàn bà nổi cơn ghen là ghê lắm con ạ! Đau đẻ, ngứa ghẻ, đòn ghen mà! Thôi! Buông tay nó ra!

       Vừa tuột tay ra, đứa con gái hùng hổ:

       - Tao nộp đơn lên tòa! Đời tao còn trẻ lắm. Thiếu gì thằng đàn ông tốt!

       Mụ Hiến thở dài, lắc đầu, chép miệng. Đúng là vợ chồng trẻ con. Lẽ ra ở tuổi này chúng nó phải xưng hô anh anh, em em. Chứ đã đến cữ xưng mày tao là chuyện chẳng vừa. Mụ rảo bước về phía nhà thằng con cả, không biết lão chồng còn ở đấy hay về nhà rồi nữa. Mụ nghĩ lung mung đến cái chuyện ly hôn. Các cụ xưa vẫn nói mà, đời người con gái mười hai bến nước. Mụ đã lội qua cả bến đục, bến trong. Có lúc ngồi hái rau, bó mớ đi chợ mụ cũng liên tưởng, ừ cái ngọn rau muống vô tri vô giác này càng dấn trong bùn nó lại càng vươn lên non mởn. Rồi mụ tự cười mình, chả xinh xắn gì, chả học hành quái gì, hết lớp ba ở nhà gánh phân bón ruộng, tưới rau rồi lấy chồng. Cả xóm ngày ấy bảo con Hiến vớ được thằng Liêm thợ mộc chẳng như thài lài gặp cứt chó. Gớm, lấy chồng xong là cứ mơn mởn, thằng chồng lại chịu khó làm ăn. Như vậy là nhất rồi. Mụ tủm tỉm cười, được cái hơn bốn chục năm chung sống, đúng là lão rất chịu khó nhưng phải mỗi cái tội lô đề. Ờ! mà tiền lão, lão chơi! Thỉnh thoảng nổi cơn lên, trấn lột của mụ mấy đồng nhưng đã có ai như lão còn biết cất nhời xin lỗi vợ như vậy chứ! Hóa ra mình vẫn còn duy trì cái gia đình này được những hơn bốn mươi năm. Được lũ con, lũ cháu mà bây giờ vắng chúng nó thì buồn chết đi được. Kể cả lão chồng, giờ mà vắng tiếng chắc cũng buồn chết đi được!

         Đến cổng nhà con trai mụ gọi thằng cháu hỏi xem ông còn đó không. Cổng khóa, cửa khóa, cả nhà đi đâu nhỉ? Mụ hồ nghi đi về nhà. Lão Liêm và thằng cháu nội đã ngồi chờ. Thấy bà về, thằng cháu chạy ra ôm chân:

         - A bà về! Ông kìa bà!

         - Ông mày chứ ông tao à? Cha bố mày!

         - Hì! Bà chửi "Cha bố mày!" tức là bà chửi ông nhá!

         Tự dưng bà thấy nhẹ lòng. Căn nhà mọi khi chật chội lắm nhưng hôm nay như rộng thêm. Lão Liêm nói thăm dò:

         - Hôm qua vợ chồng thằng cả nó bàn. Nó bảo giờ ông bà có tuổi rồi, lại hay cãi nhau làm chúng nó không yên tâm. Nó bảo hay là dọn sang ở bên đó với các cháu cho vui.

         - Ông lại định giở trò lừa tôi để bán mảnh đất này lấy tiền lô đề chứ gì? Tôi đi guốc trong bụng!

         - Sao bà cứ nghĩ xấu cho tôi thế nhể?

         - Nghĩ à? Thật chứ nghĩ gì? Hôm qua ông nghe thằng nào, con nào mà về đòi tôi ra tòa li dị? Hôm nay tôi được nghe rồi nhá! Biết tỏng cái bụng…

         Không gian ngôi nhà lại chật căng như ngày hôm trước. Thằng cháu nội vô tư trèo lên cổ ông, ôm đầu và ghé vào tai ông nói rõ to:

         - Thôi! Cái đôi vợ chồng này trẻ con quá đi mất! Suốt ngày cãi nhau.

       Mụ Hiến phì cười, lại vô tư xuống bếp chuẩn bị cơm nước. Ba con chó cái cùng thi nhau đẻ. Nuôi chó con bán cũng lãi ra trò. Con chó vàng đang nằm cho con bú thấy chủ về nó vùng người dậy. Đàn con lễ thễ chạy theo, có con vẫn ngậm chặt bầu vú mẹ. Anh con trưởng đi đâu về ghé qua nhà và xuống gian bếp kéo mẹ ra sau bờ giếng nói chuyện:

         - Con nói với bà thế này… Bà thấy các con trưởng thành, đứa nào cũng được bố mẹ lo bề gia thất, công ăn việc làm ổn định. Ông bà giờ có phải lo cho đứa nào đâu! Một đàn cháu như thế kia bà nhìn có sướng không?

         Mụ Hiến tròn mắt hỏi:

         - Anh này lạ!... Hôm nay sao thế? Dạy khôn tôi à?

         - Con không dạy khôn. Bà đẻ ra chúng con cơ mà. Nhưng hôm nay con có lời xin ông, xin bà chấm dứt ngay cái chuyện ly hôn nhau đi ạ! Chúng con xấu hổ lắm! Già rồi…

         - Là tao dọa bố mày thôi! Đơn lên tòa mấy lần mà có bỏ được đâu!

         - Bà nghĩ dọa là yên à? Bà phải nghĩ cho con, cho cháu chứ!

         - Ừ thì chẳng nghĩ cho các anh các chị mà tôi chịu đựng bố các anh các chị ngần ấy năm à!

         - Thôi cố chịu đựng nốt vài chục năm nữa đi! Hì Hì…Biết bà rồi. Giờ mà ông bỏ đi thì có mà… Hay con bảo bố bỏ nhà đi tìm bà khác nhá! Hì Hì…

         - Cha bố nhà anh! Con với chả cái! Thôi, về đi!

         Anh con trưởng ôm ghì mẹ một cái thật chặt rồi lên nhà. Anh nháy mắt ra hiệu cho bố rồi dắt thằng con ra cổng. Mụ Hiến chạy theo gọi với để đưa cho đứa cháu cái mũ nhưng bố con nó đã lên xe máy phóng đi xa. Nắng nôi thế kia mà để thằng bé đầu trần, tối thế nào cũng sổ mũi cho mà xem. Mụ vào nhà thì lão Liêm đã xuống bếp vo gạo thổi cơm. Mụ quay ra đóng cổng lại, ngoắc khóa rồi đội nón ra vườn hái rau. Nắng trưa gắt thế cơ chứ! Nắng đau như chó cắn trộm!

Kế hoạch tổ chức Trại sáng tác tháng 9 năm 2023 của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

                 KẾ HOẠCH SÁNG TÁC THÁNG 9 NĂM 2023
        CỦA TRUNG TÂM HỐ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
TT ĐƠN VỊ PHỐI HỢP THỰC HIỆN THỜI GIAN GHI CHÚ
I NHÀ SÁNG TÁC CẦN THƠ    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Hội Nhạc sĩ Việt Nam Tháng 9 15-29/9
II NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam Tháng 9 01-15/9
TRẠI SÁNG TÁC THEO CHIỀU SÂU  
1 Hội Mỹ thuật Việt Nam 02 VNS 06-20/9
III NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ LẠT    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Tạp chí Văn nghệ quân đội Tháng 9 06-15/9
2 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kiên Giang Tháng 9 17-26/9
TRẠI SÁNG TÁC THEO CHIỀU SÂU  
1 Hội Mỹ thuật Việt Nam 02 VNS 06-20/9
IV NHÀ SÁNG TÁC ĐẠI LẢI    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Hội Điện ảnh Hà Nội Tháng 9 06-20/9
V NHÀ SÁNG TÁC NHA TRANG    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Hội Mỹ thuật Hà Nội Tháng 9 06-15/9
2 Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc Thiểu số Việt Nam Tháng 9 06-15/9
TRẠI SÁNG TÁC THEO CHIỀU SÂU  
1 Hội Mỹ thuật Việt Nam 02 VNS 06-20/9
VI NHÀ SÁNG TÁC TAM ĐẢO    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Hội Sân khấu Hà Nội Tháng 9 06-15/9
2 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình Tháng 9 17-26/9
TRẠI SÁNG TÁC THEO CHIỀU SÂU  
1 Hội Mỹ thuật Việt Nam 02 VNS 06-20/9
VII NHÀ SÁNG TÁC VŨNG TÀU    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị Tháng 9 06-15/9
2 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng (tự túc) Tháng 9 06-15/9
3 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Điện Biên Tháng 9 21-30/9

Kế hoạch tổ chức Trại sáng tác tháng 9 năm 2023 của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

                 KẾ HOẠCH SÁNG TÁC THÁNG 9 NĂM 2023
        CỦA TRUNG TÂM HỐ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
TT ĐƠN VỊ PHỐI HỢP THỰC HIỆN THỜI GIAN GHI CHÚ
I NHÀ SÁNG TÁC CẦN THƠ    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Hội Nhạc sĩ Việt Nam Tháng 9 15-29/9
II NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam Tháng 9 01-15/9
TRẠI SÁNG TÁC THEO CHIỀU SÂU  
1 Hội Mỹ thuật Việt Nam 02 VNS 06-20/9
III NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ LẠT    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Tạp chí Văn nghệ quân đội Tháng 9 06-15/9
2 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kiên Giang Tháng 9 17-26/9
TRẠI SÁNG TÁC THEO CHIỀU SÂU  
1 Hội Mỹ thuật Việt Nam 02 VNS 06-20/9
IV NHÀ SÁNG TÁC ĐẠI LẢI    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Hội Điện ảnh Hà Nội Tháng 9 06-20/9
V NHÀ SÁNG TÁC NHA TRANG    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Hội Mỹ thuật Hà Nội Tháng 9 06-15/9
2 Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc Thiểu số Việt Nam Tháng 9 06-15/9
TRẠI SÁNG TÁC THEO CHIỀU SÂU  
1 Hội Mỹ thuật Việt Nam 02 VNS 06-20/9
VI NHÀ SÁNG TÁC TAM ĐẢO    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Hội Sân khấu Hà Nội Tháng 9 06-15/9
2 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình Tháng 9 17-26/9
TRẠI SÁNG TÁC THEO CHIỀU SÂU  
1 Hội Mỹ thuật Việt Nam 02 VNS 06-20/9
VII NHÀ SÁNG TÁC VŨNG TÀU    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị Tháng 9 06-15/9
2 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng (tự túc) Tháng 9 06-15/9
3 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Điện Biên Tháng 9 21-30/9

Kế hoạch tổ chức Trại sáng tác tháng 9 năm 2023 của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

                 KẾ HOẠCH SÁNG TÁC THÁNG 9 NĂM 2023
        CỦA TRUNG TÂM HỐ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
TT ĐƠN VỊ PHỐI HỢP THỰC HIỆN THỜI GIAN GHI CHÚ
I NHÀ SÁNG TÁC CẦN THƠ    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Hội Nhạc sĩ Việt Nam Tháng 9 15-29/9
II NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam Tháng 9 01-15/9
TRẠI SÁNG TÁC THEO CHIỀU SÂU  
1 Hội Mỹ thuật Việt Nam 02 VNS 06-20/9
III NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ LẠT    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Tạp chí Văn nghệ quân đội Tháng 9 06-15/9
2 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kiên Giang Tháng 9 17-26/9
TRẠI SÁNG TÁC THEO CHIỀU SÂU  
1 Hội Mỹ thuật Việt Nam 02 VNS 06-20/9
IV NHÀ SÁNG TÁC ĐẠI LẢI    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Hội Điện ảnh Hà Nội Tháng 9 06-20/9
V NHÀ SÁNG TÁC NHA TRANG    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Hội Mỹ thuật Hà Nội Tháng 9 06-15/9
2 Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc Thiểu số Việt Nam Tháng 9 06-15/9
TRẠI SÁNG TÁC THEO CHIỀU SÂU  
1 Hội Mỹ thuật Việt Nam 02 VNS 06-20/9
VI NHÀ SÁNG TÁC TAM ĐẢO    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Hội Sân khấu Hà Nội Tháng 9 06-15/9
2 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình Tháng 9 17-26/9
TRẠI SÁNG TÁC THEO CHIỀU SÂU  
1 Hội Mỹ thuật Việt Nam 02 VNS 06-20/9
VII NHÀ SÁNG TÁC VŨNG TÀU    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP  
1 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị Tháng 9 06-15/9
2 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Cao Bằng (tự túc) Tháng 9 06-15/9
3 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Điện Biên Tháng 9 21-30/9

Khai mạc trại sáng tác văn học đề tài “Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” tại Đà Lạt

Ngày 6/9, tại nhà sáng tác Đà Lạt, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (thuộc Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam) tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học đề tài “Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng”

Là Trại sáng tác được phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức thường niên, năm nay có sự tham dự của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình đến từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước, cộng tác viên từng có nhiều tác phẩm đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

khaimacvnqdt9 2023 1

Phát biểu khai mạc, Đại tá – Nhà văn Nguyễn Bình Phương – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, đã nhấn mạnh: Từ khi ra đời, Tạp chí Văn nghệ Quân đội quy tụ đội ngũ biên tập, sáng tác khá mạnh, gồm những tinh hoa văn nghệ sĩ trong quân đội; quy tụ được các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tên tuổi trong toàn quốc cộng tác. Chính mạng lưới cộng tác viên đã góp phần đưa Tạp chí Văn nghệ Quân đội trở thành một trong những tạp chí danh giá trên diễn đàn văn học - nghệ thuật, văn học cách mạng Việt Nam.

Với 2 chức năng chính là sáng tác đăng tải  và quảng bá tác phẩm văn học - nghệ thuật; tuyên truyền đường nối chính sách, những hoạch định về văn hóa, văn học - nghệ thuật của Đảng chính phủ và quân đội đến bạn đọc trong quân đội và trong cả nước, Tạp chí thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các trại sáng tác về văn học trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Qua những cuộc thi, Văn nghệ Quân đội đã phát hiện rất nhiều tài năng để bồi dưỡng, tôn vinh kịp thời. Các cây bút đoạt giải của Văn nghệ Quân đội thường phát triển rất tốt, nhiều người đã trở thành những trụ cột của văn học cách mạng và văn học Việt Nam đương đại.

khaimacvnqdt9 2023

Trại sáng tác là nơi kéo các nhà văn, nhà thơ ra khỏi không gian quen thuộc của mình là công sở, là gia đình, là địa bàn mình sống, đến một vùng đất khác, trải nghiệm miền đất mới, cảm giác mới, để làm giàu thêm vốn sống, hiểu biết, từ đó tạo nguồn cảm hứng, cảm xúc sáng tạo mới mẻ. Trại viết cũng tạo điều kiện cho các nhà văn, nhà thơ có dịp gặp gỡ, tiếp xúc, làm quen giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sáng tạo, trao đổi nghiệp vụ lẫn nhau để thay đổi nhận thức, mở rộng tầm nhìn, tạo ra những tác phẩm hay về nội dung, đẹp về hình thức thể hiện để in và giới thiệu với độc giả trong cả nước.
Cùng với nhu cầu sáng tạo, quan điểm sáng tác của các tác giả, vì là tạp chí của lực lượng vũ trang, Trại viết mong muốn các tác giả đi vào những đề tài phục vụ cho người lính, viết về người lính trong chiến tranh và sau chiến tranh. Ông Trần Bình Phương gợi ý: Viết về chiến tranh không có nghĩa là viết về súng đạn, là đối chiến. Chiến tranh đôi khi cũng là viết về thân phận con người, viết về thân phận người lính, viết về vết nứt trong xã hội mà do tác động của chiến tranh gây ra, những dư chấn của chiến tranh tạo nên cho con người… Có muôn hình vạn trạng trong cách viết về đề tài chiến tranh, trong đó thì thân phận số phận của người lính là một trong những nhân vật trọng tâm.

Nhà thơ Thanh Dương Hồng, Chủ tịch Hội VHNT Lâm Đồng phát biểu trong buổi khai mạc thể hiện sự đồng tình với những lời tâm huyết của nhà văn Nguyễn Bình Phương. Anh cho rằng: Đề tài người lính là đề tài quan trọng không thể thiếu trong văn học nghệ thuật, chúng ta viết để còn giáo dục cho thế hệ sau này. Còn rất nhiều mảng của đề tài này cần người cầm bút khai thác. Anh cũng hi vọng rằng, vẻ đẹp của Đà Lạt sẽ mời gọi và tạo cảm hứng lớn người cầm bút.

Trại sáng tác văn học cũng là nơi bồi dưỡng, phát hiện các cây bút trẻ. Tham dự trại viết lần này có nhiều cây bút tuổi đời còn rất trẻ, thời gian cầm bút chưa nhiều nhưng đã có những ấn tượng nhất định trong sáng tác. Ban tổ chức hi vọng rằng, đứng trước những vấn đề của đời sống hôm nay, mỗi người viết sẽ tìm cho mình được hướng đi mới, đầy sáng tạo, bứt phá để khẳng định được mình.

Khai mạc trại sáng tác văn học đề tài “Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” tại Đà Lạt

Ngày 6/9, tại nhà sáng tác Đà Lạt, Tạp chí Văn nghệ Quân đội (thuộc Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam) tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học đề tài “Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng”

Là Trại sáng tác được phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức thường niên, năm nay có sự tham dự của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình đến từ khắp các tỉnh, thành trong cả nước, cộng tác viên từng có nhiều tác phẩm đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

khaimacvnqdt9 2023 1

Phát biểu khai mạc, Đại tá – Nhà văn Nguyễn Bình Phương – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội, đã nhấn mạnh: Từ khi ra đời, Tạp chí Văn nghệ Quân đội quy tụ đội ngũ biên tập, sáng tác khá mạnh, gồm những tinh hoa văn nghệ sĩ trong quân đội; quy tụ được các nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ tên tuổi trong toàn quốc cộng tác. Chính mạng lưới cộng tác viên đã góp phần đưa Tạp chí Văn nghệ Quân đội trở thành một trong những tạp chí danh giá trên diễn đàn văn học - nghệ thuật, văn học cách mạng Việt Nam.

Với 2 chức năng chính là sáng tác đăng tải  và quảng bá tác phẩm văn học - nghệ thuật; tuyên truyền đường nối chính sách, những hoạch định về văn hóa, văn học - nghệ thuật của Đảng chính phủ và quân đội đến bạn đọc trong quân đội và trong cả nước, Tạp chí thường xuyên tổ chức các cuộc thi, các trại sáng tác về văn học trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Qua những cuộc thi, Văn nghệ Quân đội đã phát hiện rất nhiều tài năng để bồi dưỡng, tôn vinh kịp thời. Các cây bút đoạt giải của Văn nghệ Quân đội thường phát triển rất tốt, nhiều người đã trở thành những trụ cột của văn học cách mạng và văn học Việt Nam đương đại.

khaimacvnqdt9 2023

Trại sáng tác là nơi kéo các nhà văn, nhà thơ ra khỏi không gian quen thuộc của mình là công sở, là gia đình, là địa bàn mình sống, đến một vùng đất khác, trải nghiệm miền đất mới, cảm giác mới, để làm giàu thêm vốn sống, hiểu biết, từ đó tạo nguồn cảm hứng, cảm xúc sáng tạo mới mẻ. Trại viết cũng tạo điều kiện cho các nhà văn, nhà thơ có dịp gặp gỡ, tiếp xúc, làm quen giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sáng tạo, trao đổi nghiệp vụ lẫn nhau để thay đổi nhận thức, mở rộng tầm nhìn, tạo ra những tác phẩm hay về nội dung, đẹp về hình thức thể hiện để in và giới thiệu với độc giả trong cả nước.
Cùng với nhu cầu sáng tạo, quan điểm sáng tác của các tác giả, vì là tạp chí của lực lượng vũ trang, Trại viết mong muốn các tác giả đi vào những đề tài phục vụ cho người lính, viết về người lính trong chiến tranh và sau chiến tranh. Ông Trần Bình Phương gợi ý: Viết về chiến tranh không có nghĩa là viết về súng đạn, là đối chiến. Chiến tranh đôi khi cũng là viết về thân phận con người, viết về thân phận người lính, viết về vết nứt trong xã hội mà do tác động của chiến tranh gây ra, những dư chấn của chiến tranh tạo nên cho con người… Có muôn hình vạn trạng trong cách viết về đề tài chiến tranh, trong đó thì thân phận số phận của người lính là một trong những nhân vật trọng tâm.

Nhà thơ Thanh Dương Hồng, Chủ tịch Hội VHNT Lâm Đồng phát biểu trong buổi khai mạc thể hiện sự đồng tình với những lời tâm huyết của nhà văn Nguyễn Bình Phương. Anh cho rằng: Đề tài người lính là đề tài quan trọng không thể thiếu trong văn học nghệ thuật, chúng ta viết để còn giáo dục cho thế hệ sau này. Còn rất nhiều mảng của đề tài này cần người cầm bút khai thác. Anh cũng hi vọng rằng, vẻ đẹp của Đà Lạt sẽ mời gọi và tạo cảm hứng lớn người cầm bút.

Trại sáng tác văn học cũng là nơi bồi dưỡng, phát hiện các cây bút trẻ. Tham dự trại viết lần này có nhiều cây bút tuổi đời còn rất trẻ, thời gian cầm bút chưa nhiều nhưng đã có những ấn tượng nhất định trong sáng tác. Ban tổ chức hi vọng rằng, đứng trước những vấn đề của đời sống hôm nay, mỗi người viết sẽ tìm cho mình được hướng đi mới, đầy sáng tạo, bứt phá để khẳng định được mình.

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Yên Bái 2023 tại Cần Thơ

Sau 10 ngày diễn ra sôi nổi, hào hứng, Trại sáng tác văn học nghệ thuật Yên Bái 2023 đã khép lại với nhiều thành công.

Buổi bế mạc có ông Nguyễn Đình Thi - Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT tỉnh Yên Bái; ông Hoàng Văn Nghĩa – Gíam đốc Nhà sáng tác Cần Thơ; ông Tô Hoàng Vũ – Chủ tịch Hội nhiếp ảnh nghệ thuật TP Cần Thơ. Ngoài ra còn có sự tham dự đông đảo của các văn nghệ sỹ địa phương và văn nghệ sỹ dự trại viết.

bemacyenbait9 2023

Trong thời gian diễn ra Trại, các trại viên đã được truyền đạt các kiến thức về văn học nghệ thuật đương đại, kỹ năng sáng tác văn học cũng như trao đổi về các vấn đề văn học nghệ thuật. Các chuyến đi thực tế của đoàn đã đi đến 4 tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long. Tất cả các trại viên rất đoàn kết, giúp nhau trong quá trình đi thực tế để có những tác phẩm hay có giá trị sáng tạo mới.

Bế mạc Trại, Ban Tổ chức đã tổ chức chương trình Tọa đàm để được lắng nghe những ý kiến nhiều chiều từ các trại viên, từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm bồi dưỡng, phát triển đội ngũ các tác giả văn học đáp ứng yêu cầu hiện nay. 

Ông Nguyễn Đình Thi thay mặt cho đoàn văn nghệ sỹ Yên Bái đã có lời cảm ơn chân tình đến cán bộ, nhân viên Nhà sáng tác Cần Thơ vì sự phục vụ chu đáo, tận tình. Ông cũng gửi lời cảm ơn đến Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Tp Cần Thơ, Hội mỹ thuật Tp Cần Thơ, Hội nhiếp ảnh Tp Cần Thơ là những người bạn, đồng nghiệp cũng đã hỗ trợ cho đoàn đến những địa điểm đi thực tế tác nghiệp. Tất cả những tình cảm nồng hậu ấy đã góp phần làm nên sự thành công của Trại sáng tác.

Ông Hoàng Văn Nghĩa, Giám đốc Nhà sáng tác Cần Thơ cũng đã phát biểu hy vọng rằng những hình ảnh đẹp về mảnh đất miền Tây Nam Bộ nói chung và Nhà sáng tác Cần Thơ nói riêng sẽ luôn đọng lại trong lòng của mỗi văn nghệ sỹ dự trại. Ông mong rằng sẽ có dịp hội ngộ các văn nghệ sỹ trong những lần tổ chức trại tiếp theo.

bemacyenbait9 2023 1

Kết thúc thời gian dự Trại, các tác phẩm sáng tác của các trại viên sẽ được tổ chức đánh giá, nhận xét. Qua đó, sẽ chỉ ra những điểm được và những điều chưa được trong mỗi tác phẩm, giúp các tác giả tiếp tục phát huy những mặt mạnh và hoàn thiện tay bút. 

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Yên Bái 2023 tại Cần Thơ

Sau 10 ngày diễn ra sôi nổi, hào hứng, Trại sáng tác văn học nghệ thuật Yên Bái 2023 đã khép lại với nhiều thành công.

Buổi bế mạc có ông Nguyễn Đình Thi - Chủ tịch Hội liên hiệp VHNT tỉnh Yên Bái; ông Hoàng Văn Nghĩa – Gíam đốc Nhà sáng tác Cần Thơ; ông Tô Hoàng Vũ – Chủ tịch Hội nhiếp ảnh nghệ thuật TP Cần Thơ. Ngoài ra còn có sự tham dự đông đảo của các văn nghệ sỹ địa phương và văn nghệ sỹ dự trại viết.

bemacyenbait9 2023

Trong thời gian diễn ra Trại, các trại viên đã được truyền đạt các kiến thức về văn học nghệ thuật đương đại, kỹ năng sáng tác văn học cũng như trao đổi về các vấn đề văn học nghệ thuật. Các chuyến đi thực tế của đoàn đã đi đến 4 tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long. Tất cả các trại viên rất đoàn kết, giúp nhau trong quá trình đi thực tế để có những tác phẩm hay có giá trị sáng tạo mới.

Bế mạc Trại, Ban Tổ chức đã tổ chức chương trình Tọa đàm để được lắng nghe những ý kiến nhiều chiều từ các trại viên, từ đó tìm ra những giải pháp phù hợp nhằm bồi dưỡng, phát triển đội ngũ các tác giả văn học đáp ứng yêu cầu hiện nay. 

Ông Nguyễn Đình Thi thay mặt cho đoàn văn nghệ sỹ Yên Bái đã có lời cảm ơn chân tình đến cán bộ, nhân viên Nhà sáng tác Cần Thơ vì sự phục vụ chu đáo, tận tình. Ông cũng gửi lời cảm ơn đến Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Tp Cần Thơ, Hội mỹ thuật Tp Cần Thơ, Hội nhiếp ảnh Tp Cần Thơ là những người bạn, đồng nghiệp cũng đã hỗ trợ cho đoàn đến những địa điểm đi thực tế tác nghiệp. Tất cả những tình cảm nồng hậu ấy đã góp phần làm nên sự thành công của Trại sáng tác.

Ông Hoàng Văn Nghĩa, Giám đốc Nhà sáng tác Cần Thơ cũng đã phát biểu hy vọng rằng những hình ảnh đẹp về mảnh đất miền Tây Nam Bộ nói chung và Nhà sáng tác Cần Thơ nói riêng sẽ luôn đọng lại trong lòng của mỗi văn nghệ sỹ dự trại. Ông mong rằng sẽ có dịp hội ngộ các văn nghệ sỹ trong những lần tổ chức trại tiếp theo.

bemacyenbait9 2023 1

Kết thúc thời gian dự Trại, các tác phẩm sáng tác của các trại viên sẽ được tổ chức đánh giá, nhận xét. Qua đó, sẽ chỉ ra những điểm được và những điều chưa được trong mỗi tác phẩm, giúp các tác giả tiếp tục phát huy những mặt mạnh và hoàn thiện tay bút. 

Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Yên Bái 2023 tại Cần Thơ

Ngày 25/8/2023, tại Nhà sáng tác Cần Thơ đã diễn ra buổi khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Yên Bái 2023. Đây là Trại sáng tác tổng hợp được phối hợp tổ chức giữa Hội văn học nghệ thuật Yên Bái và Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật.

khaimacyenbait8 2023

Tham dự buổi khai mạc có ông Nguyễn Đình Thi – Chủ Tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Yên Bái; ông Hoàng Văn Nghĩa – Giám đốc Nhà sáng tác Cần Thơ. Khách mời tham dự có bà Hứa Thị Anh Đào – Phó Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật TP.Cần Thơ và ông: Trần Đình Thảo – Chủ Tịch Hội Mỹ thuật Cần Thơ. Ngoài ra còn có sự tham dự của các trại viên gồm các văn nghệ sỹ thuộc các lĩnh vực văn học nghệ thuật, hội họa, nhiếp ảnh, văn nghệ dân gian… và đại diện cơ quan thông tấn, báo chí địa phương.

Ông Nguyễn Đình Thi thay mặt cho đoàn văn nghệ sỹ Yên Bái đã có bài phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của Trại sáng tác Yên Bái 2023 tại Cần Thơ. Trại sáng tác này sẽ là nơi hội tụ các tác giả xuất sắc của Yên Bái, ươm mầm cho các tác phẩm văn học nghệ thuật mới cũng như hoàn thiện các tác phẩm đang dang dở.

Ông Hoàng Văn Nghĩa - Giám đốc Nhà sáng tác Cần Thơ đã phát biểu khai mạc trại sáng tác, gửi đến đoàn lời thăm hỏi sức khỏe và lời hứa tạo điều kiện thuận lợi và môi trường sáng tác phù hợp cho trại viên. Ông mong rằng với đặc điểm vị trí địa lý, địa hình của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ mang đến cho các trại viên nhiều ý tưởng sáng tác, để đạt được nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng và nghệ thuật.

khaimacyenbait8 2023 1

Đại diện cho Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật TP. Cần Thơ, bà Hứa Thị Anh Đào Phó Chủ tịch Hội phát biểu, rất vinh dự đón chào các văn nghệ sỹ của Tỉnh Yên Bái về đây dự Trại sáng tác. Đồng bằng Sông Cửu Long luôn là đề tài mà tất cả các bạn văn nghệ sỹ gần xa khắp các nơi đến để tìm nguồn cảm hứng sáng tác ra rất nhiều tác phẩm hay có ý nghĩa thiết thực. Bà cũng giới thiệu với đoàn rất nhiều địa điểm đến mang nét văn hóa du lịch đặc trưng của TP. Cần Thơ như Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam, Chợ Nổi Cái răng, Nhà cổ Bình Thủy, Chùa Phật học… và những điểm đến ngoại ô của Tỉnh Cần Thơ. Bà tin tưởng rằng sau khi kết thúc Trại, đến với nguồn sinh khí của miền gạo trắng nước trong, đất đai trù phú, tất cả các văn nghệ sỹ sẽ có thêm nhiều tác phẩm hay gửi đến các bạn đọc giả gần xa.

Trại sáng tác sẽ diễn ra trong vòng 10 ngày. Các tác phẩm sẽ được báo cáo về Hội văn học nghệ thuật Yên Bái và Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật.

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này