BÀI VIẾT MỚI

Minh Phương

Minh Phương

Bế mạc Trại sáng tác Mỹ thuật Việt Nam tại Đà Nẵng

Ngày 28/4/2021, tại Nhà sáng tác Đà Nẵng, Hội Mỹ thuật Việt Nam đã phối hợp với Nhà sáng tác Đà Nẵng để tổ chức lễ bế mạc Trại sáng tác mỹ thuật 2021.

Tham dự buổi bế mạc có ông Võ Huỳnh Hữu Trí - Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng, ông Hồ Minh Quân - Hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam làm Trưởng đoàn cùng các hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam tham gia Trại sáng tác.

 bemacmythuatvietnamt4 2021

Tại buổi bế mạc, ông Hồ Minh Quân - Trưởng đoàn đã có báo cáo tổng kết tác phẩm trong Trại sáng tác lần này, khẳng định về thành công của Trại sáng tác. Các anh, chị em hoạ sỹ đã nhiệt tình tham gia, đoàn kết và phát huy khả năng sáng tạo của mình để tạo ra những tác phẩm ý nghĩa cho đời sống văn học nghệ thuật nước nhà. Các hoạ sỹ đã hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian tham gia Trại, hoàn thành các tác phẩm của mình đúng tiến độ, thể hiện những cảm nhận đặc biệt về thế giới nội tâm sâu lắng của người nghệ sĩ qua những đường nét, màu sắc, bút pháp sáng tạo cùng nội dung, ý tưởng phong phú. Mỗi tác phẩm là một cung bậc cảm xúc, là sự tìm tòi, trải nghiệm, cộng hưởng cảm hứng sáng tác của mỗi tác giả. Tất cả cùng tạo nên một bức tranh đa sắc về mỹ thuật. Ngoài việc hoàn tất các tác phẩm tham dự Trại, các hoạ sỹ còn thực hiện đúng nội quy của nhà sáng tác, thể hiện nếp sống văn hoá và thân thiện cởi mở với cán bộ, nhân viên phục vụ.. Ông Hồ Minh Quân cũng đã thay mặt các hoạ sỹ gửi lời cảm ơn tới sự quan tâm của lãnh đạo và tập thể cán bộ nhân viên nhà sáng tác Đà Nẵng đã chăm sóc, tạo điệu kiện cho các văn nghệ sĩ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

Sau 15 ngày tham gia trại sáng tác, đã cho ra đời 26 tác phẩm gồm nhiều thể loại: ký hoạ, sơn dầu, tranh màu nước…Tiêu biểu có thể kể ra như các tác phẩm: “Bến lặng” của Huỳnh Hường, “Vũ điệu KaDoong” của Y Nhi Ksơr, “Hoa ban” của Lâm Thanh, “Vũ điệu đêm trăng” của Đặng Kim Ngân…

bemacmythuatvietnamt4 2021 1

Ông Võ Huỳnh Hữu Trí đón nhận lời cảm ơn chân thành của các văn nghệ sĩ và chúc mừng sự thành công của Trại sáng tác. Ông cũng chúc các văn nghệ sỹ luôn mạnh khoẻ, luôn dồi dào cảm hứng sáng tạo để có thể cho ra đời những tác phẩm có chất lượng cao, đóng góp cho nền văn học nghệ thuật nước nhà.

Cảm nhận từ một Trại sáng tác kịch bản sân khấu

Diễn ra từ ngày 11 đến 23-4 tại Nhà sáng tác Nha Trang, Trại sáng tác kịch bản sân khấu toàn quốc do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức đã để lại nhiều dấu ấn cả về tác phẩm lẫn tác giả.

bemacsankhaut4 2021

Thêm nhiều kịch bản mới
Tại trại sáng tác lần này, 17 tác giả trong cả nước đã sáng tác 17 kịch bản sân khấu thuộc các loại hình nghệ thuật tuồng, chèo, cải lương, kịch nói… Các kịch bản vừa phản ánh được hơi thở cuộc sống đương đại, vừa có góc nhìn mới về một số vấn đề lịch sử. Với kịch bản “Ông ấy là bố tôi”, tác giả Nguyễn Thu Phương đã tạo các tình huống xung đột, tính cách nhân vật rõ ràng để chuyển tải về cuộc sống gia đình ngột ngạt. Cũng về đề tài đương đại, tác giả Vương Huyền Cơ đã cho thấy góc nhìn khác về cuộc sống gian nan của những người làm nghề sân khấu qua kịch bản “Người nuôi tằm”. Với kịch bản “Nghề từ thiện”, tác giả Phạm Tân lại muốn làm rõ bản chất của công việc từ thiện. Tác giả Trần Kim Khôi lại dẫn dắt mọi người đến với những chiêu thức tham ô, tham nhũng, gây lãng phí, bức xúc trong xã hội qua kịch bản “Tượng đồng rỗng ruột”. Lần đầu tham gia trại sáng tác, NSND Lan Hương trình làng kịch bản “Giấc mơ trưa”. Bằng ngôn ngữ kể chuyện rất riêng, tác giả nhắc nhở những bậc làm cha mẹ đừng vì mưu toan cuộc sống mà quên mất những đứa con của mình.

Bên cạnh đề tài đương đại, trại sáng tác cũng có 7 kịch bản thuộc đề tài lịch sử, dân gian, qua đó đã khắc họa được nhiều lát cắt, góc nhìn, quan điểm mới về những sự kiện trong lịch sử dân tộc. Viết lại câu chuyện về “Hoàng đế Lê Đại Hành”, tác giả Đăng Minh thêm một lần ngợi ca công lao, đóng góp của một đấng minh quân. Với kịch bản “Lời nguyền với thánh nhân”, tác giả Hoàng Thanh Du đã tìm ra những sự kiện mới liên quan đến lời trăn trối của An Sinh Vương Trần Liễu với con trai Trần Quốc Tuấn. Tác giả Bùi Xuân Thảo lại khắc họa về nhân vật Quận He vì dân, vì nước chống lại cái ác của kẻ bạo quyền. Kịch bản chèo “Hoàng tử và cây cầu gãy” của tác giả Phạm Ngọc Dương để lại cho người đọc những suy ngẫm về số phận con người…

Xuất hiện những gương mặt mới
Theo NSND, đạo diễn Giang Mạnh Hà - Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam, một trong những điểm nổi bật của trại sáng tác lần này là sự xuất hiện những gương mặt mới, trong đó có những tác giả trẻ. Những nhân tố mới này đã cho thấy sự tiến bộ rõ nét và tiềm năng phát triển tốt, như: Nhà văn Lê Ngọc Minh, NSND Lan Hương, tác giả trẻ Nhi Huyền, Phạm Ngọc Dương... Điều này không chỉ khẳng định sự quan tâm phát hiện, ươm mầm, đầu tư cho lực lượng những cây viết mới, mà còn thể hiện chất lượng, uy tín các trại sáng tác kịch bản của Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam trong thời gian qua. “Lần đầu tham gia trại sáng tác kịch bản sân khấu, tôi đã có những cảm nhận, ấn tượng rất tốt. Bản thân tôi đã thu hoạch được nhiều kinh nghiệm bổ ích trong cách viết”, nhà văn Lê Ngọc Minh cho biết. NSND Lan Hương chia sẻ, nghề chính của chị là diễn viên, thời gian gần đây chị chuyển qua làm đạo diễn sân khấu kịch hình thể và nay thử sức ở lĩnh vực viết kịch bản. Qua đây, bản thân chị muốn có những đóng góp cũng như học hỏi được nhiều điều bổ ích trong cách viết và mong muốn tiếp tục tham gia những trại viết như thế này.


Trong bối cảnh nghệ thuật sân khấu đang thiếu những kịch bản hay, việc có thêm những kịch bản mới từ trại sáng tác lần này là một tín hiệu khá tích cực, từ đó đem lại những vở diễn hay cho khán giả trong thời gian tới.

VƯỢT VÂY - Truyện ký của Đỗ Dũng - Hội văn học nghệ thuật Thái Nguyên (P2)

Truyện ký của Đỗ Dũng - Hội văn học nghệ thuật Thái Nguyên – hoàn thành tại nhà sáng tác Vũng Tàu tháng 4/2021

VƯỢT VÂY

3. Trên bầu trời chi chít sao. Tiếng máy bay T130 lại “ ùng, oàng” kéo đến. Bụng nó nhấp nháy lửa. Tôi bò sát xuống một rạch nước, ép mình vào hàm ếch để tránh đạn. Một luồng đạn 12li8 từ chiếc phi cơ T130 xả lanh canh lên mặt đá mắc ma xanh lét tôi thoát chết lần thứ tư…

Có tiếng động mạnh trong lùm cây trên lạch đá bên cạnh. Tôi lắng tai nghe ngóng lên đạn, nằm chờ.

Một con sói xám ? Không ! tên lính Thái Lan đang lết dần về phía tôi. Tưởng hắn không nhìn thấy mình, không ngờ hắn vùng dậy giáng thật mạnh một hòn đá to vào đầu tôi. Tôi giơ 2 chân kẹp súng AK, xiết cò trọn một băng vào ngực tên địch, lưỡi lê AK của tôi đã ngập vào ngực trái hắn. Hắn bị văng ra 2 mặt trợn trừng. Rút lê, thế là tôi thoát chết lần thứ 5. Máu tên địch nhòa trên mặt tôi nhớp nháp. Đạn phá của AK ở sau lưng hắn to như miệng bát ô tô…Máu phun trào như chọc tiết lợn.

Không biết đêm ấy tôi bò được bao nhiêu mét 100m hay 300m ? hay hơn nữa. Hai khủy tay đỏ lòm. Trên vai tôi là 2 khẩu AK và một chiếc ba lô to bè có nhiều vật kỷ niệm và lương khô, nước uống. Tôi cởi bao xe thắt lưng gãi xoành xoạch. Một vài vẩy đỏ lấm tấm ở thắt lưng và khu bẹn…thôi chết rồi ! Hắc lào ! Tôi gãi đến bật máu ra mới đỡ ngứa. Vốn là người miền núi vùng Sơn Cước Lào Cai tôi có kinh nghiệm trị vết thương cho mình và Hắc Lào. Tôi cởi chuồng tắm tiên kỳ cọ thật kỹ càng. Mặc quần áo tươm tất rồi lê theo bờ suối tìm lá thuốc dịt vào vết thương, sát lên chỗ bị hắc lào (bài thuốc này rất hiếm) thấy dễ chịu. Tôi lại dở thuốc lá thơm ra “phì phèo”. Hai mắt tôi rũ xuống tôi chợp mắt, hai chân tôi xưng tấy. Tôi quẳng tất xuống suối và nới dây giầy cho đỡ tức “cước ” chân….

Sáng hôm sau nữa tôi dậy tập đi. À mình còn sống đây ! còn sống cơ mà. Sao mình không tự vận động lo cho đời mình nhỉ ? Chống súng tôi vùng dậy chạy được dăm bẩy bước và ngã nhoài vào bụi cây cúc dại.

Nghỉ đã, ăn lương khô đã rồi đi tiếp. Tôi chui tọt vào lùm cúc dại đánh một giấc tới trưa hả hê. May mà ở đại hội trinh sát C20 đi tiền nhập vào hàng rào địch, nhiều đêm ngủ trong tầm cối, ngoài tầm lựu đạn địch mà tôi không khi nào gáy cả. Nên tôi giữ kín mình rất chắc.

Chiều ! tôi đi chầm chậm nhờ 2 cây AK là 2 cái nạng “dìu” tôi. Tôi đi, tôi lết được 200m thì phát hiện có tiếng người nói. Tôi áp tai vào mạch đá. Chết rồi lại gặp thám báo địch. Bản năng lính thận trọng  tôi bừng thức tôi lên đạn chuẩn bị lừu đạn (May sao tôi còn nguyên 4 quả lựu đạn USA ở trong bao xe).

Ba tên lính mẹo Vàng Pao đang đi dọc khe suối lội bì bõm. Thời cơ diệt địch đã đến. Chúng cách tôi chừng 15-20m gì đó. Tôi ghì mình vào tảng đá tung ra một quả lựu đạn Mỹ. “Ầm!” Tôi xiết cò súng AK lia tới tấp vào lũ địch. Hai thằng chết tươi giãy đành đạch. Còn một thằng chạy thục mạng ngược lại. Tôi tỳ súng bắn đuổi. Hồi còn tân binh tôi nổi danh toàn tiểu đoàn. Xạ thủ xuất sắc trúng 3 vòng 10 bắn tập. Tên giặc ngã dúi úp mặt xuống khe nước phềng phào. Tôi tiến nhanh lục tìm lương khô trong ba lô của các xác chết. Tự dưng trong tôi phần người lại trỗi dậy. Tôi thấy thương thương 3 người lính mẹo. Chúng còn rất trẻ chỉ độ 12-13 tuổi là cùng. Tôi lôi xác chúng nằm thong dong trong tảng đá và xếp kín đá cuội. Phòng khi bị chó sói ăn thịt, diều hâu moi ruột gan. Tôi bình tĩnh kỳ lạ và tự tin vào đôi chân của mình. Tôi đi tiếp.

4. Bỗng tôi vấp phải một sợi dây điện và ngã vật ra. Mệt quá ! có lẽ mình kiệt sức mất rồi. Tôi nằm ngửa nhìn trời. Làm sao về được đơn vị đây. Trong tôi ý thức về đồng đội là bao quát hơn cả. Không bao giờ có ý thức “đảo ngũ” Óc tôi chợt léo sáng. Tôi dùng dao găm cắt đứt sợi dây điện của đơn vị nào đã mắc. Tôi mừng thầm thấy dây điện là đơn vị mình rồi. Bởi vì chỉ có quân ta “Mới dùng hữu tuyến thôi” Địch thì không khi nào dùng dây hữu tuyến (chúng dùng VTĐ là chính). Cắt dây điện xong tôi rúc vào một khe đá nằm chờ. Tôi miên man nhớ về quê nhà, cha mẹ, người yêu và dòng sông Thao hiền hòa văng vẳng tiếng hò kéo lưới đêm trăng đánh cá.

Tôi liếm môi để tái diễn những nụ hôn nồng cháy của em trao tôi trước ngày nhập ngũ. Tôi giơ chiếc khăn tay có đôi chim em thêu rất đẹp, nhân ngày đính hôn năm nào. Tôi cười lặng lẽ chợt nhận ra mình “láu cá” mới nghĩ ra cái chiêu thức này. Thể nào cũng có quân thông tin đi nối đường dây qua đây. Nắng sớm mới đẹp đẽ làm sao. Từng cánh hoa cúc dại vàng nhuộm cứ bập bềnh dạt dào theo hướng gió táp hương thơm ngai ngái vào tôi. Tôi chợt nhận ra mình may mắn và biết ơn đồng đội vô cùng. Tôi chợt nhận ra mình hạnh phúc hơn tất cả nhân loại trên trái đất này. Tôi lừng lững từ cõi chết trở về sự sống. Tôi “phục lõng” đồng đội, tôi chờ tình yêu nhân dân. Tôi thấy chân phải tôi xưng cứng chật cả ống quần. Tôi lấy dao găm xé quần cho đỡ cước. Chết rồi ! Chân nhiễm trùng rồi. Bị thương có vô trùng gì đâu. Hôm qua khi giết xong tên “Sói” Thái Lan tôi lại lấy đất thó dịt vào vết thương cơ…thảo nào nhiễm trùng là phải. Thế này thì sao đi tiếp đây ? Đành nằm chờ quân “cứu viện” vậy. Một giờ trôi qua tôi xem đồng hồ (chiếc pôn zốt Nga mà người yêu tôi tặng khi đi chiến đấu). Tôi chợt nhớ đôi môi, đôi mắt em quá đỗi tuyệt vời. Không biết nàng đi lấy chồng chưa nhỉ ? Quái ! “Ghen” à ?. Tôi buồn vô hạn. Bỗng dưng dây điện động đậy. Tôi vụt nhổm dậy nghe ngóng cứ như lúc ở quê cùng Son, người bạn trai thân thiết nhất từ thủa ấu thơ đi săn lợn rừng ấy. Có lần hai thằng đã hạ được một con lợn đến 100kg khi chúng về phá rẫy ở quê tôi bằng 2 viên đạn CKC gắm vào óc nó. Tôi nhớ Son quá ! Mày đang ở đâu ! làm gì hở Son. Hai thằng cùng vào trinh sát C20.

Hôm tôi đi tiền nhập thì Son đi lấy gạo và vũ khí.

Hai đứa chia tay cùng 9 đồng đội, nay chỉ mình tôi trở về. “Đúng rồi! Đứt ở đây! ” Hai anh lính thông tin C18 trao đổi với nhau. Họ nối lại đường dây do tôi cắt đứt. Quái ai cắt dây điện nhỉ. Hay là có bố nào định cuốn về làm dây căng \tăng bạt chăng. Một người lính chửi thề “Đồ khốn nạn” tôi hô to “Tôi đấy ! các đồng chí ạ !” Như có 1 phản xạ thần kỳ 2 người lính thông tin “lia” đạn về phía tôi. May cho tôi cao số đã tính sẵn nằm phục sau tảng đá chứ không thì toi mạng do chính đồng đội mình.

Thấy tôi không bắn trả, họ hỏi “Mật khẩu”. Tôi trả lời gọn đanh thép “Sông Thao” quân “Cụ Chuông” đây C20.165.312 đây. Họ đỡ tôi dậy và dúi vào tay tôi 1 gói lương khô JA701 và điếu “Tam Đảo”.

Tôi tặng họ 2 hộp “Bích qui” con mèo xanh, 1 bao thuốc lá thơm của Thái Lan và 1 gói mì chính 9 thìa úp của Mỹ “Thế ông bị thương ở đâu” họ hỏi. Tôi kể lại trận đánh Đồi Con Lợn… một cách chi tiết. Họ gọi điện về trung đoàn báo có tôi ở đây cho trinh sát C20 khênh về. Họ lại đi kiểm tra tiếp. Tôi nhớ họ và khóc tức tưởi…Bỗng lại có tiếng người bên lùm cây bên kia bờ suối. Tôi cố gắng bò sang vạch tìm cẩn thận. Tôi giật mình. Một tên thám báo Vàng Pao bị gãy chân đang ngất xỉu ở trong bụi cúc tay lăm lăm các pin. Tôi đá hắn đánh thức dậy. Hắn chừng mắt chắp tay vái lia lịa. Anh chàng này cũng chừng độ 13-14 tuổi là cùng. Tôi tước vũ khí và đỡ hắn dậy. Vốn là người miền núi tôi nghe thoáng tiếng Lào Thoong cùng giống tiếng Tày, Nùng quê tôi và hiểu hắn ở “Pôn xa Pẳn” sư ở chùa bị bắt đi lính. Hắn khóc xin tha mạng. Tôi băng lại vết thương cho hắn rồi lấy lương khô, thuốc lá để hắn ăn, hắn hút. Hắn lậy tôi như tế sao. Tôi nói hắn chờ đồng đội tôi hắn hiểu và gật đầu….

Hai giờ trôi qua. Nắng đã tắt dần. Bỗng có tiếng xì xào và cái mũ tai bèo xuất hiện. Trời ! Son ! tôi gào nức nở. Cả tổ chinh sát : Tuấn, Son, Hinh, Như, Trinh lao vào chỗ tôi. Họ bế thốc tôi dậy và dìu tên tù binh người Lào Thoong đi ra..15km Son cõng tôi, anh Hinh anh Phú cáng tên tù binh. Anh Hinh hỏi “Trong ba lô của cậu có thơ không mà nặng thế”, “Có đấy nhiều thứ lắm”. Tôi vội vàng khoe đủ điều cho đồng đội mình hay. Đến trạm giao liên Trung đoàn chúng tôi gửi tên tù binh cho đơn vị Pa thét Lào đưa về hậu cứ.

Một tháng Son chăm sóc tôi khỏi bệnh kiết lị với vết thương nhiễm trùng ở chân. Nay đã nên da non.

Truyện đó đã xẩy ra vào mùa khô 1971. Bây giờ nhớ lại 2 thằng cứ ngậm ngùi thương đồng đội mình mãi. 10/2015 tôi có vào chiến trường Lào tìm họ. Thế là tôi vượt vây, vượt khỏi lưỡi hái của tử thần đi về với đồng đội, với mình để đi chiến đấu tiếp ở Quảng Trị 72, Bình Dương 1975 sau này.

VƯỢT VÂY - Truyện ký của Đỗ Dũng - Hội văn học nghệ thuật Thái Nguyên (P1)

Truyện ký của Đỗ Dũng - Hội văn học nghệ thuật Thái Nguyên – hoàn thành tại nhà sáng tác Vũng Tàu tháng 4/2021.

VƯỢT VÂY

1. Trận đánh giáp la cà với quân đội Hoàng Gia Thái Lan ở đồi Con Lợn cánh đồng Chum Xiêng Khoảng (Lào) tôi bị một “lê” vào bắp chân phải máu trào ra lênh láng. Tôi kịp quay ngoắt lại dùng báng súng AK đập mạnh vào đầu tên địch. Hắn ngã nhào vào tôi, thế là cả một băng đạn AR15 “Sượt” qua trán tôi. Tôi hoa mắt ngã nhào đè vật lên xác chết hắn. Trời đất quay cuồng như chong chóng. Các con đom đóm nhấp nháy, rồi kế tiếp hàng ngàn, hàng vạn hình tròn li ti xanh, đỏ, tím, vàng chập chờn quay tít mù…tôi ngất lịm đi.

Trời mưa ướt nhòe mặt tôi. Những vết lấm láp, bụi đất bám chặt thân hình tôi. Tôi tỉnh lại không biết mình nằm giữa bãi chiến trường bao ngày rồi. Cổ họng nóng rát như rang, như đốt. Các cục máu ở bắp chân, ở trán đã khô cứng, bết chặt lấy các vết thương. Ôi có lẽ trời sinh trời dưỡng chăng. Toàn thân tôi bải hoải rã rời. Tôi không nhấc nổi chân dậy được, cảm như là chân mượn. Tinh thần và thể xác tôi ê ẩm tới cùng cực. Người hâm hấp sốt.  Những giọt mưa đầu  hạ táp lên thân thể tôi một cách phũ phàng.

Tôi bừng mắt nhìn trận địa và biết mình còn sống. Hình ảnh cha, mẹ lại chập choàng hiện về. Tôi bật kêu lên “Mẹ ơi!” xung quanh tôi xác đồng đội, xác địch ngổn ngang…kẻ gãy đầu, người gãy tay, người lòi ruột nằm lộn xộn, bất động…âm u đâu đó những linh hồn còn váng vất quanh quẩn các thi thể chưa tan. Kia là xác thằng Đĩnh ở Công ty lương thực, đây là xác thằng Mình ở công ty dược phẩm Lào Cai. Còn nữa..xác thằng An thông tin, xác thằng Tú công binh, xác thằng Bình ở Làng Nhớn, Cam Đường, xác thằng Nghĩa Nam Định, xác thằng Thịnh ở Mường Khương….. và còn nữa, còn nữa….

Xác địch là những tên lính Thái Lan to như những con trâu mộng, quân phục đen xám, người chằng chéo các băng đạn AR15 và M79, ruột chúng lồi ra hàng đống lù lù. Súng AK của ta, Súng AR15 của địch nằm chổng trơ khắp trận địa. Gió rừng xào xạc như ru đẩy những linh hồn đang cãi nhau trong không gian chém giết. Mùi tử thi xông lên nồng nặc. Các xác chết đã dần dần phân hủy. Kệ! Tôi nằm ngửa nhìn trời. Trời âm u  ảm đạm. Mặc xác chết, mặc mùi hôi của uế khí.

Tôi gạt xác tên địch và gối tay lên nhìn bầu trời của đất nước Triệu voi. Tôi lại thiếp đi. Có lẽ tôi phải nằm như thế đến 2 ngày giữa trùng vây của xác chết.

Tôi bừng tỉnh dậy lần nữa khi trời đã chạng vạng chiều, bụng đói, cồn cào sau 3 ngày không ăn uống. Có tiếng quạ kêu và tiếng hú rùng rợn của sói rừng gọi nhau đến ăn bữa tiệc thịt người. Tôi vùng dậy với cây AK bắn loạn xạ vào lùm cây xăng lẻ, mù trước mắt. Lũ sói rừng chạy tản ra có 1 con trúng đạn giãy chết. Những đôi mắt sói xanh lét soi về hướng tôi. Răng sói trắng nhởn tỏ ý căm thù tôi lắm. Tôi biết trong từng hàm răng kia đan xít nhau sẽ xé xác tôi lúc nào không biết. Nếu tôi lơ là mất cảnh giác, Trăng đục, Gió gào. Hoa lay động..Sói..Quạ kêu..

Tôi trấn tĩnh “bồi” thêm 2 tràng AK vào lũ sói lúc này chúng chạy tớn tác có vài con bị thương vào chân chạy tập tễnh. Hai con chạy theo liếm máu sói đồng loại,  hoảng  loạn, tan tác. Tôi bắn có ý tìm đồng đội (có người đang kêu cứu…) Chỉ có lũ quạ là không hề sợ súng, chúng bu lại các xác chết quanh tôi (Chúng coi tôi như đã chết rồi có 2 con quạ già đậu lên đầu tôi xoi mói). Chúng tiếp tục tấn công các thi thể thối rữa lôi ruột kéo đi từng khúc, từng đoạn một. Tôi bất lực.

Sáng! Tôi lết dần qua xác đồng đội, tìm lương khô và đạn AK. May sao! ở trong các ba lô của địch tôi vớ được khá nhiều kẹo socola thuốc lá Thái Lan thơm nữa. Nước hoa Pháp, ảnh khỏa thân gái Thái. Thân thể tôi có lúc rạo rực. Nhưng lúc này ý thức đó vô nghĩa với thương binh như tôi. Đồng đội tôi chỉ còn dăm ba băng đạn AK, đồ ăn hết nhẵn. Tôt nhét tất cả giấy tờ, thư, ảnh của các bạn vào ba lô mình hy vọng nếu còn sống thì ra Bắc sẽ có dịp trao tận tay thân nhân họ. Tôi buồn bã giữa trùng khơi của nước mắt. Thương bạn, thương mình bơ vơ giữa biên giới sống chết. Một ý thức nhân sinh  trào lên mạnh mẽ ở trái tim tôi. Tôi thu thập “Chiến lợi phẩm” vào ba lô. Có tiếng cu gáy, có con dế khèn khẹn  gọi bạn. Có tiếng dúi gặp củ măng tre.  Có tiếng cú vọng hồn. Tâm hồn tôi trống vắng tê mê (Bao nhiêu đồng hồ Ét Ka, nhẫn vàng, vòng lắc ở trong xác chết…tôi phớt lờ). Thiết gì cái của nợ đó, lấy về để âm khí địch theo về  à. Hoặc khi mình chết ở trận sau đơn vị tìm thấy vàng sẽ không đưa vào diện liệt sỹ thì nguy. Chỉ cần lương khô, mì chính, bánh bích quy thôi, cái đó mới thiết thực cho một người lính trận, đang khao khát sự sống.

Tôi ăn nhanh ăn thỏa thích giữa các xác chết. Nước mắt trào dâng. Tôi phải sống thay cho đồng đội để còn chiến đấu tiếp. Nợ của muôn kiếp lính trận. Khát quá tôi lại tìm nước uống. Bi đông nào cũng ráo hoảnh. Tôi nhìn thấy một chiếc bi đông Mỹ - USA của tên địch đâm tôi còn nằm trong bao xe của nó. Bản năng sinh tồn trong tôi bừng dậy tôi lật xác tên địch và giật lấy bi đông tu ừng ực. Tinh thần tôi sảng khoái vô cùng. Tôi tìm bật lửa Mỹ ở các xác chết và châm thuốc hút. Thế là mình không sợ là ma đói khi chết nữa. Tôi thấy mình thư thái giữa thiên nhiên. Các sinh lình bất động kia lúc này với tôi không là gì cả. Tôi nắn bóp chân tay để lưu thông khí huyết, sẵn sàng đón nhận những trận đánh kế tiếp khi có tình huống xấu xẩy ra. May cho tôi là 2 vết thương vào phần mềm. Xương cốt còn nguyên vẹn. Tôi ngồi thẳng lên vặn mình thấy xương kêu răng rắc. Mùi mồ hôi của tôi đậm khẳm giữa vô vàn uế khí. Tôi nghĩ ngợi lan man và tự trấn tĩnh lại tựa lưng vào gốc cây sấu già giữa trận địa, tôi bắt đầu nhớ…

2. Hôm ấy, một ngày cuối xuân. Một trung đội lính Thái Lan vây ráp 10 anh em chúng tôi. Chúng tôi chống trả quyết liệt. Hết đạn nên phải tuốt lê đánh giáp la cà. Kết quả địch bị giết 20 thằng, còn chúng tôi chết 9. Duy nhất tôi sống sót chắc là do tôi nằm vật lên xác tên địch như 2 thằng đàn ông ôm  nhau ngủ, nên mấy tên lính Thái Lan sống sót nhưng bị thương nặng chẳng để ý đến tôi.. Tôi nhớ loáng thoáng bọn địch hô “ Nham bô tai ” tiếng Thái nghĩa là “giơ tay lên” Tôi ngất đi thì biết làm gì mà giơ tay nữa. Chúng bắn vài tràng AR15 rồi lết đi hết. May sao chính xác tên địch lại hứng đạn cho tôi. (hắn chết lần thứ 2, đạn AR15 làm cho mặt hắn đã trắng rợn lại trợn trừng hơn toàn thân rung vì trúng đạn). Tôi thoát chết lần thứ 2. Tôi bắt đầu khóc và vuốt mắt cho Mình, cho Đĩnh hai thằng bạn thân ở đại đội C20, Sư đoàn 312…

Chợt một vài loạt AR15 từ đâu dội tới. Tôi duỗi chân nằm giữa 2 đồng đội mình. Bọn địch đông lắm. Chúng xối đạn về phía tôi rào rào. Thế là 2 xác đồng đội lại che đạn cho tôi.  Tôi thoát chết lần thứ 3. Bọn địch lại bỏ đi xa. Tôi cố nhoài người vào bụi cây lau và chuối rừng để đào củ ăn. Củ chuối rừng trắng nõn. Lúc này ăn đến ngọt lịm (đói mà). Tôi mệt nhoài nằm úp mặt xuống thảm cỏ tranh héo già. Một vài bông hoa cúc vàng đưa đẩy trên mặt tôi. Mùi thơm của hoa cúc đã xua đi mùi xác chết. Tôi hít sâu thở thoải mái. Tim tôi đập loạn xạ. Tôi lại khóc. Ôi ! Một người lính trẻ 19 đầu vừa rời ghế nhà trường đã đi ra trận được một năm thì bị thương ở cánh đồng Chum này. Sống dở giữa muôn trùng xác chết sao không khóc, không nhớ nhà cơ chứ. Óc tôi quay cuồng lan man. Tự dưng linh tính mách bảo tôi : “Hãy đi khỏi bụi lau ngay” (Hay có tiếng âm dương nào chăng). Tôi tỉnh dậy u mê cùng cơn sốt rét rừng. Tôi bò tiếp 30m, 50m gì đó, nghĩa là ra khỏi lùm lau sậy ấy. Bỗng đâu có tên ngụy Vàng Pao  chạy lại lùm cây tôi vừa bò ra tụt quần đại tiện. Thật hú vía. Mình mà còn nằm ở đó thì ăn no đạn AR15 và cạcpin rồi. Đây là lính thám báo đi thu thập thông tin 5 tên lính nói xì xào những gì không rõ, rồi bịt mũi chạy (Mùi uế khí thối khẳm ai mà  chịu nổi). Nhưng có 2 tên lính coog le  thấy đồng hồ  Ét Ka, nhẫn vàng, vòng lắc của các lính Thái Lan thì rút găm ra chặt các ngón tay và cẳng chân lấy vàng rồi “tít” nhanh lắm….

Trời tờ mờ sáng ! Tiếng chim rừng líu lo….Tôi đành vĩnh biệt 9 đồng đội thân yêu và 20 tên lính Thái Lan xấu số. (Trái đất này đánh nhau làm gì nhỉ) Bây giờ đi đâu ? về đâu ? Đảo ngũ chăng ? tìm về đơn vị ư ? Đơn vị ở tận hang Mường Pang cơ, phải đến 15km chứ ít à. Tôi uống một vài ngụm nước, nhá một mẩu lương khô và giở bản đồ xác định tọa độ chỗ mình đang nằm đo trên đường bình địa xem từ cánh đồng Chum về Mường Pang bao nhiêu xăng ti mét. Tôi “ria” đèn pin miệt mài trên bản đồ như thời đi học. Lũ quạ lại bậu  lấy xác chết để rỉa ròi. Lũ sói rừng tha hồ chia nhau xác đồng đội tôi và xác địch. Sợ quá ! Tôi phải bò nhanh nữa lên kẻo lũ sói thấy tôi nằm bất động chúng kéo đến thì mình phải trở thành anh hùng Võ Tòng đả Hổ trên đèo Cảnh Dương mới cự được thần chết. Sau lưng tôi là tiếng nhai rau ráu của sói đang gặp xương người chết thối.

Bế mạc Trại sáng tác ảnh tại Đà Lạt: “Lưu luyến ngày chia tay”

Sau 6 ngày tích cực vừa tập huấn, trao đổi lý thuyết, vừa trải nghiệm thực tế sáng tác tại nhiều địa điểm nổi tiếng của Đà Lạt và Lâm Đồng, chiều 26/04/2021, Trại sáng tác ảnh nghệ thuật tại Đà Lạt dành cho 30 nghệ sĩ thuộc khu vực Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ - Tây Nguyên đã kết thúc tốt đẹp, để lại dấu ấn sâu đậm trong mỗi nghệ sĩ về một kỳ mở Trại sáng tác (sau đây gọi tắt là Trại) đầu tiên của năm 2021 do Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức.

bemacnhiepanhvnt4 2021

Nghệ sỹ nhiếp ảnh (NSNA) Lê Nguyễn - UV Thường vụ, Phó Chủ tịch Hội được phân công tham gia với vai trò chỉ đạo; Công tác tổ chức được giao trực tiếp cho NSNA Nguyễn Đức Diệu. Bên cạnh đó, NSNA Nguyễn Xuân Chính - UV Ban Chấp hành và NSNA Nguyễn Văn Thương - UV Ban Chấp hành tại khu vực miền Đông Nam bộ nhưng đồng thời là một nghệ sĩ của Bảo Lộc, Lâm Đồng đã được lãnh đạo Hội phân công hỗ trợ công tác tổ chức trại. Dù tham gia ở vai trò nào thì toàn bộ các cán bộ được phân công đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ, góp phần trực tiếp vào kết quả của Trại.
Tại buổi bế mạc, NSNA Lê Nguyễn đã thay mặt lãnh đạo Hội biểu dương những nỗ lực của các thành viên Ban Tổ chức, đồng thời ghi nhận và đánh giá cao tinh thần học hỏi, nhiệt huyết sáng tạo, tình cảm nghệ sĩ tương trợ lẫn nhau của mỗi trại viên đã trực tiếp làm nên thành công chung của kỳ mở trại lần này. NSNA Lê Nguyễn cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo và các cán bộ, nhân viên Nhà Sáng tác Đà Lạt đã nhiệt tình, chu đáo, hỗ trợ cho anh em nghệ sĩ nhiếp ảnh hoàn thành tốt nhất thời gian học tập, sáng tác tại Đà Lạt.


bemacnhiepanhvnt4 2021 1

Phát biểu đánh giá chất lượng tác phẩm của trại, NSNA Lý Hoàng Long - Ủy viên HĐNT Hội NSNAVN đã bày tỏ sự trân trọng trước nỗ lực tìm tòi những góc nhìn mới của các trại viên thông qua các nhiều phương pháp thể hiện tác phẩm. Tuy nhiên nghệ sĩ cũng thổ lộ còn chút tiếc nuối khi một số góc cạnh rất đặc trưng của Đà Lạt lại chưa được các trại viên chú tâm khai thác hết.

bemacnhiepanhvnt4 2021 2

Ông Võ Văn Quốc Bình - Giám đốc Nhà Sáng tác Đà Lạt thay mặt đơn vị hỗ trợ cũng đã đánh giá cao sự tham gia nghiêm túc của các trại viên, đồng thời bày tỏ sự ấn tượng đối với  150 tác phẩm được các nghệ sĩ nộp báo cáo kết quả Trại. Trong phần phát biểu chúc mừng, ông hy vọng các tác phẩm ảnh thực hiện tại Trại lần này sẽ sớm được các nghệ sĩ công bố rộng rãi, có cơ hội bay cao, bay xa hơn tại các cuộc thi ảnh trong nước, quốc tế để góp phần tuyên truyền, quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa, con người cũng như nhiều vẻ đẹp còn tiềm ẩn của thành phố xứ ngàn hoa - Đà Lạt.
Thay mặt các trại viên, NSNA Nguyễn Đăng Lâm (Quảng Ngãi) đã ghi nhận mô hình kết hợp tập huấn lý thuyết, sáng tác thực tế và kết thúc bằng đánh giá, trao đổi cụ thể trên từng tác phẩm của Trại lần này vẫn là mô hình hiệu quả khi tạo điều kiện cho hội viên các khu vực có được cơ hội giao lưu học hỏi, trau dồi thêm kiến thức cũng như tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý trong sáng tác những đề tài mới, trên những vùng đất mới.
Buổi bế mạc kết thúc cũng đã khép lại một kỳ tổ chức Trại thành công tốt đẹp của Hội NSNAVN tại Tp. Đà Lạt. Những tình cảm lưu luyến của anh em nghệ sĩ ẩn chứa trong mỗi dòng tin nhắn được chia sẻ tại group chat của trại là niềm động viên lớn đối với Hội, đặc biệt là với những cán bộ trực tiếp tham gia phụ trách, hỗ trợ công tác tổ chức, điều đó sẽ tiếp thêm động lực để Hội tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động nghiệp vụ bổ ích dành cho hội viên cả nước trong thời gian tới.

Bế mạc Trại sáng tác ảnh tại Đà Lạt: “Lưu luyến ngày chia tay”

Sau 6 ngày tích cực vừa tập huấn, trao đổi lý thuyết, vừa trải nghiệm thực tế sáng tác tại nhiều địa điểm nổi tiếng của Đà Lạt và Lâm Đồng, chiều 26/04/2021, Trại sáng tác ảnh nghệ thuật tại Đà Lạt dành cho 30 nghệ sĩ thuộc khu vực Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ - Tây Nguyên đã kết thúc tốt đẹp, để lại dấu ấn sâu đậm trong mỗi nghệ sĩ về một kỳ mở Trại sáng tác (sau đây gọi tắt là Trại) đầu tiên của năm 2021 do Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức.

bemacnhiepanhvnt4 2021

Nghệ sỹ nhiếp ảnh (NSNA) Lê Nguyễn - UV Thường vụ, Phó Chủ tịch Hội được phân công tham gia với vai trò chỉ đạo; Công tác tổ chức được giao trực tiếp cho NSNA Nguyễn Đức Diệu. Bên cạnh đó, NSNA Nguyễn Xuân Chính - UV Ban Chấp hành và NSNA Nguyễn Văn Thương - UV Ban Chấp hành tại khu vực miền Đông Nam bộ nhưng đồng thời là một nghệ sĩ của Bảo Lộc, Lâm Đồng đã được lãnh đạo Hội phân công hỗ trợ công tác tổ chức trại. Dù tham gia ở vai trò nào thì toàn bộ các cán bộ được phân công đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ, góp phần trực tiếp vào kết quả của Trại.
Tại buổi bế mạc, NSNA Lê Nguyễn đã thay mặt lãnh đạo Hội biểu dương những nỗ lực của các thành viên Ban Tổ chức, đồng thời ghi nhận và đánh giá cao tinh thần học hỏi, nhiệt huyết sáng tạo, tình cảm nghệ sĩ tương trợ lẫn nhau của mỗi trại viên đã trực tiếp làm nên thành công chung của kỳ mở trại lần này. NSNA Lê Nguyễn cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo và các cán bộ, nhân viên Nhà Sáng tác Đà Lạt đã nhiệt tình, chu đáo, hỗ trợ cho anh em nghệ sĩ nhiếp ảnh hoàn thành tốt nhất thời gian học tập, sáng tác tại Đà Lạt.


bemacnhiepanhvnt4 2021 1

Phát biểu đánh giá chất lượng tác phẩm của trại, NSNA Lý Hoàng Long - Ủy viên HĐNT Hội NSNAVN đã bày tỏ sự trân trọng trước nỗ lực tìm tòi những góc nhìn mới của các trại viên thông qua các nhiều phương pháp thể hiện tác phẩm. Tuy nhiên nghệ sĩ cũng thổ lộ còn chút tiếc nuối khi một số góc cạnh rất đặc trưng của Đà Lạt lại chưa được các trại viên chú tâm khai thác hết.

bemacnhiepanhvnt4 2021 2

Ông Võ Văn Quốc Bình - Giám đốc Nhà Sáng tác Đà Lạt thay mặt đơn vị hỗ trợ cũng đã đánh giá cao sự tham gia nghiêm túc của các trại viên, đồng thời bày tỏ sự ấn tượng đối với  150 tác phẩm được các nghệ sĩ nộp báo cáo kết quả Trại. Trong phần phát biểu chúc mừng, ông hy vọng các tác phẩm ảnh thực hiện tại Trại lần này sẽ sớm được các nghệ sĩ công bố rộng rãi, có cơ hội bay cao, bay xa hơn tại các cuộc thi ảnh trong nước, quốc tế để góp phần tuyên truyền, quảng bá các giá trị lịch sử, văn hóa, con người cũng như nhiều vẻ đẹp còn tiềm ẩn của thành phố xứ ngàn hoa - Đà Lạt.
Thay mặt các trại viên, NSNA Nguyễn Đăng Lâm (Quảng Ngãi) đã ghi nhận mô hình kết hợp tập huấn lý thuyết, sáng tác thực tế và kết thúc bằng đánh giá, trao đổi cụ thể trên từng tác phẩm của Trại lần này vẫn là mô hình hiệu quả khi tạo điều kiện cho hội viên các khu vực có được cơ hội giao lưu học hỏi, trau dồi thêm kiến thức cũng như tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý trong sáng tác những đề tài mới, trên những vùng đất mới.
Buổi bế mạc kết thúc cũng đã khép lại một kỳ tổ chức Trại thành công tốt đẹp của Hội NSNAVN tại Tp. Đà Lạt. Những tình cảm lưu luyến của anh em nghệ sĩ ẩn chứa trong mỗi dòng tin nhắn được chia sẻ tại group chat của trại là niềm động viên lớn đối với Hội, đặc biệt là với những cán bộ trực tiếp tham gia phụ trách, hỗ trợ công tác tổ chức, điều đó sẽ tiếp thêm động lực để Hội tổ chức nhiều hơn nữa các hoạt động nghiệp vụ bổ ích dành cho hội viên cả nước trong thời gian tới.

Trích đoạn nghiên cứu “Văn học dân tộc Tày từ góc nhìn văn hóa” của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Cao Thị Hảo – Hội văn học nghệ thuật Thái Nguyên (P2)

Trích đoạn nghiên cứu “Văn học dân tộc Tày từ góc nhìn văn hóa” của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Cao Thị Hảo – Hội văn học nghệ thuật Thái Nguyên – hoàn thành tại nhà sáng tác Vũng Tàu tháng 4/2021

2.3Tiếng Tày và văn học Tày

          2.3.1. Tiếng Tày trong văn học

Tiếng Tày chỉ ngôn ngữ nói của người Tày và cách viết phiên âm tiếng nói người Tày theo mẫu tự La tinh. Về chữ viết người Tày không có hệ thống chữ viết cổ kiểu như người Thái, Dao hay Chăm. Trước đây họ mượn chữ Hán để sáng tác và tạo ra chữ Nôm Tày. Thời kì cuối thế XIX trở về trước, họ dùng chữ Hán và chữ Nôm Tày trong các công việc hành chính, sáng tác văn chương, ngày nay kiểu chữ này vẫn được dùng trong cúng lễ. Những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt là sau Cách mạng tháng Tám, khi chữ Quốc ngữ được phổ biến, người Tày đã mượn hệ thống âm tự của chữ Quốc ngữ để phiên âm theo cách đọc tiếng Tày. Về mặt ngữ pháp (vị trí, chức năng của chủ ngữ, vị ngữ, động từ, tính từ...) tương đối giống tiếng Việt. Về thanh điệu, tiếng Tày có năm thanh điệu (không, sắc, lặng, hỏi, huyền), không có thanh ngã (  ). Tuy nhiên, tiếng Tày vẫn có một số điểm khác tiếng Việt. Chẳng hạn, một số chữ cái tiếng Kinh ít dùng thì trong tiếng Tày lại khá phổ biến như: f (fây, fột, fạ...); j, p (pja, pjá, phjắc, phj Boóc...). Hoặc một số phụ âm đi liền nhau tạo thành âm tiết kép cũng xuất hiện nhiều trong tiếng Tày như: oo (noọng, boóc, loỏng...), oô (lồng toồng), âư (nâư, nẩư, tẩư...). Trong quá trình phát triển tiếng Tày đã và đang được bổ sung, sử dụng nhiều từ vựng thuộc nhóm Hán - Việt và từ thuần Việt. Nhóm từ vựng trong hệ thống tiếng nói thống nhất của cả nước đã tạo thuận lợi cho người Tày phát triển ngôn ngữ, chữ viết của mình.

Tiếng Tày dùng chủ yếu để giao tiếp giữa các thành viên trong cộng đồng dân tộc Tày. Trong làng bản, xóm thôn, trong gia đình, họ mạc, trong trao đổi mua bán ở những phiên chợ vùng cao, trong lễ hội văn hóa, hoạt động lễ nghi... tiếng Tày được sử dụng phổ biến. Ở những bản làng xa trung tâm, tiếng Tày là ngôn ngữ chính được sử dụng trong đời sống của đồng bào dân tộc Tày. Trong giáo dục hiện nay, ở một số vùng sâu, vùng xa, tiếng Tày được sử dụng song song cùng tiếng Kinh.

Trong thực tế, xã hội phát triển theo chiều hướng hội nhập nên tiếng Tày ít được sử dụng trong đời sống của những đồng bào ở trung tâm huyện/thị, thành phố trung tâm của các tỉnh miền núi – nơi có đông đồng bào dân tộc Tày sinh sống. Thậm chí ở nhiều nơi, người dân tộc Tày ở thế hệ thứ ba không còn nói được tiếng mẹ đẻ, ngôn ngữ của ông cha mình. Dường như cùng với sự hiện đại hóa, giao lưu mở cửa, đời sống vật chất của đồng bào được cải thiện hơn thì những vấn đề thuộc về bản sắc văn hóa, hồn cốt riêng của dân tộc cũng đang có nguy cơ bị mai một, biến dạng thậm chí biến mất hoặc triệt tiêu cho thích ứng với đời sống hiện đại.

Hiện tượng này không chỉ xảy ra đối với tiếng Tày mà cả với những ngôn ngữ dân tộc thiểu số khác. Đây cũng là một thách thức đặt ra trong việc bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Đặc biệt là vấn đề sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ và giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người. Bởi sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ sẽ lưu giữ được điệu hồn của tộc người. Khi chuyển dịch sang một ngôn ngữ khác, bản sắc và hồn cốt dân tộc sẽ bị phôi phai ít nhiều hoặc không thể diễn tả tốt tâm tư tình cảm của chủ thể. Đây cũng là một thách thức đối với chúng ta khi xã hội đang tiến tới hòa nhập môi trường hiện đại, hội nhập thế giới mà vẫn muốn gìn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc của các cộng đồng tộc người.

Ngôn ngữ mang trong bản thân nó những đặc trưng văn hóa của một tộc người vì nó vừa là sản phẩm vật chất đồng thời cũng là sản phẩm tinh thần. Thông qua ngôn ngữ, bạn đọc có thể khám phá những cách quan niệm, đạo đức, tôn giáo, tín ngưỡng hay phong tục tập quán của một tộc người. Bởi “không đơn giản là tác giả dùng công cụ ngôn ngữ để truyền đạt một vấn đề nào đó, mà quan trọng là trong bản thân hệ thống ngôn ngữ độc đáo kia đã ẩn chứa những nội dung, những lời đề nghị, những dự báo thể hiện những khát vọng, lí tưởng thẩm mĩ cao đẹp của tác giả” [125]. Và phía sau đó là của cả một cộng đồng dân tộc.

Những năm gần đây, Đảng và chính phủ đã chú trọng đến vấn đề bảo tồn ngôn ngữ và chữ viết dân tộc thiểu số. Một số loại hình truyền thông bằng tiếng Tày – Nùng đã được thực hiện, đi vào đời sống cộng đồng như: báo chí, phát thanh, truyền hình, chiếu phim lưu động (chiếu bóng)... ở một số vùng có đồng bào Tày sinh sống. Trong chương trình giáo dục phổ thông Tổng thể được công bố mới nhất gần đây (tháng 4/2017), Bộ Giáo dục & Đào tạo đã có kế hoạch và dành thời lượng  nhất định cho việc dạy tiếng dân tộc thiểu số ở các địa phương có người dân tộc thiểu số sinh sống bắt đầu từ cấp Tiểu học. Đây là một tín hiệu đáng mừng bởi nếu không đưa vào giáo dục phổ cập, hướng đến tiếp cận một cách phổ biến cho đồng bào dân tộc thì ngôn ngữ dân tộc thiểu số nói chung và tiếng Tày nói riêng sẽ bị thu hẹp dần phạm vi sử dụng và dần dần sẽ dẫn đến tiêu vong.

Tiếng Kinh và chữ Quốc ngữ là phương tiện giao tiếp đặc biệt dùng hàng ngày trong các lĩnh vực giáo dục, hành chính. Tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số lại gắn bó chặt chẽ trong sinh hoạt văn hóa của mỗi dân tộc. Ngôn ngữ văn học của dân tộc Tày được hình thành trên cơ sở tiếng nói của cộng đồng tộc người Tày từ các địa phương đến các trung tâm của các tỉnh vùng Việt Bắc và Đông Bắc. Nó được hình thành và phát triển trong quá trình xây dựng và đấu tranh để bảo vệ vùng biên giới của tổ quốc.

2.3.2. Văn học viết bằng tiếng Tày

Từ thực trạng tiếng Tày được sử dụng trong đời sống như trên, chúng tôi nhận thấy hiện tượng này đã tác động không nhỏ đến đời sống sáng tác văn học bằng tiếng Tày. Cụ thể là số lượng tác phẩm sáng tác bằng tiếng Tày rất hạn chế. Theo thống kê của chúng tôi, văn xuôi viết bằng tiếng Tày có: 4/322, thơ viết bằng tiếng Tày: 17/94, lí luận phê bình: 0 [xin xem Phụ lục 3]. Như vậy ở tất cả các thể loại, từ văn xuôi, thơ đến lí luận phê bình, số lượng tác phẩm viết bằng tiếng Tày rất ít. Trong đó thể loại thơ được viết bằng tiếng Tày nhiều hơn cả, có 17 tập thơ (hoặc truyện thơ hoặc trường ca) chiếm 17,0%, lí luận phê bình không có tác phẩm nào và văn xuôi thì chỉ có 4 tác phẩm, chiếm 1,24%. Nguyên nhân chính bởi số lượng người biết tiếng Tày để đọc tác phẩm không nhiều. Phần lớn những người dân ở vùng sâu, vùng xa chỉ nói tiếng Tày thì lại không có điều kiện tiếp xúc với những tác phẩm tiếng Tày. Số người có thể tiếp cận được những sáng tác này thì lại hạn chế về ngôn ngữ, không đọc được hoặc đọc không hiểu hết do không biết tiếng Tày hoặc vốn ngôn ngữ tiếng Tày quá ít ỏi. Điều này cho thấy vấn đề tiếp nhận văn học bằng ngôn ngữ mẹ đẻ trong đời sống cộng đồng dân tộc Tày nói riêng và đời sống xã hội nói chung là không phổ biến. Do đó, tác phẩm viết bằng tiếng Tày không nhiều. Hiện nay, theo tư liệu mà chúng tôi cập nhật được có một số tập thơ tuyển chọn hoặc mới xuất bản gần đây các tác giả đã dịch sang tiếng Tày, chẳng hạn như: Tuyển tập thơ Dương Thuấn (3 tập) của Dương Thuấn [107], Vũ khúc Tày [95] của Y Phương… đều in song ngữ Tày-Việt. Phải chăng lượng độc giả thích đọc tiếng Tày tăng lên? Theo chúng tôi, có lẽ do các tác giả mong muốn lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc qua ngôn ngữ mẹ đẻ của mình trong thời đại hội nhập và mở cửa giao lưu văn hóa hiện nay. Đây cũng là một xu hướng cần khuyến khích để những tác phẩm văn học bằng tiếng Tày ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Thành tựu của văn học viết bằng tiếng Tày được kết tinh chủ yếu ở giai đoạn những năm kháng chiến (1945 - 1975), thời kì mặt trận Việt Minh được thành lập tạo căn cứ địa Việt Bắc. Thời kì đó 6 tỉnh miền núi phía Bắc - nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, thường được viết tắt là Cao – Bắc – Lạng, Hà – Tuyên - Thái). Thơ văn viết bằng tiếng Tày đã khá phát triển và đạt được những thành tựu nhất định. Về văn xuôi ta có thể kể đến các tác phẩm như: Ché Mèn đẩy pây họp (1958), Cưu khửn đông (1964) của tác giả tiên phong Nông Minh Châu, Boỏng tàng tập éo (1973) của Nông Viết Toại... Về thơ tiêu biểu là: Tiểng lượn cần Việt Bắc (1959), Cần phja Bjoóc (1961) của Nông Quốc Chấn, Hại hóa vit pấy (1956), Kin ngay phuổi khát (1971), Đét chang nâu (1976) của Nông Viết Toại, Kin Mác (1975) của Triều Ân, … Với những sáng tác bằng tiếng Tày, các tác giả đã trở thành những người tiên phong phản ánh tâm hồn suy nghĩ của người dân tộc Tày bằng chính ngôn ngữ mẹ đẻ của mình trong những năm tháng lịch sử oai hùng của dân tộc mà tộc người Tày đã góp phần không nhỏ để Việt Nam giành được độc lập. Đây là một thành tựu đáng ghi nhận về sự góp mặt của ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dòng chảy văn học Việt Nam hiện đại. Lần đầu tiên, ngôn ngữ của một dân tộc thiểu số đã có những thành tựu nghệ thuật, khẳng định được vị trí của mình trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Tày.

Nông Quốc Chấn đã mang đến một sinh khí mới cho thơ ca Tày khi viết về cuộc kháng chiến chống Pháp. Ông cùng Nông Minh Châu đóng vai trò quan trọng trong việc sáng tác bằng tiếng Tày và đưa chữ viết Tày phát triển. Lần đầu tiên, bộ chữ Tày La tinh hóa đã được sử dụng sáng tạo và thành công qua những tác phẩm viết bằng tiếng Tày của Nông Quốc Chấn và Nông Minh Châu. Cưu khửn đông của Nông Minh Châu là một truyện thơ dài phản ánh đời sống vất vả, cơ cực của người miền núi trong những năm kháng chiến chống Pháp. Số phận của những người cách mạng bị treo giá bằng những hạt muối quý hơn vàng nơi vùng cao. Thơ Nông Quốc Chấn phần lớn viết bằng tiếng Tày và được ngâm theo điệu phong slư như: Tiểng lượn cần Việt Bắc, Nhình slao lẩn chuyện, Toọn mà bản, Nặm tỷ… đặc biệt là truyện thơ Cần Phja Bjoóc. Tác phẩm Cần Phja Bjoóc đã sử dụng lối đối đáp dân gian Tày mà chỉ có thể ngâm lên mới cảm nhận hết giá trị của âm điệu. Tác phẩm đã thể hiện một thành công mới khi sử dụng ngôn ngữ bản địa phản ánh hiện thực cách mạng.

Hầu hết các trường ca thời hiện đại (truyện thơ) đều viết bằng tiếng dân tộc, (có thể kể đến Cần Phja Bjoóc của Nông Quốc Chấn, Cưu khửn đông của Nông Minh Châu). Điều này do được kế thừa từ truyền thống truyện thơ Nôm Tày phong phú đa dạng, đồng thời hình thức truyện thơ cũng tạo tâm lý dễ tiếp nhận trong cộng đồng dân tộc Tày. Với tác phẩm Cưu khửn đông, Nông Minh Châu đã thể hiện sự gian lao vất vả của Pảo và Luông - hai cán bộ cách mạng bỏ gia đình vào hoạt động trong rừng. Giặc Pháp đã treo đầu họ bằng muối ăn nhưng nhờ được sự bảo vệ của đồng bào nên họ đã thoát khỏi tay giặc. Đó là hình ảnh Phiên - một người vợ hết mực thủy chung với chồng, đã chịu đựng mọi cực khổ để bảo vệ chồng, bảo vệ các đồng chí cách mạng. Đó còn là số phận của biết bao kiếp người lầm than đói khổ trong cuộc sống mưu sinh với nhiều thân phận khác nhau. Lời thơ miêu tả thật chân thực:

                              Quê khỏi dú Nam Định đin keo

                              Khỏ khát bấu mì theo may tỏn

                              Nà lảy bấu mì khỏn bẳn ca

                              Thai dác chắng pản mà Bắc Kạn

                              (Quê tôi ở Nam Định đất người Kinh

Nghèo không có nửa sợi chỉ ngắn

Ruộng nương không có cả hòn đất để ném quạ

Chết đói mới lang thang đến Bắc Kạn nơi này)

                    (Cưu khửn đông)

Từ sau 1975 đến nay, văn xuôi viết bằng tiếng Tày không thấy xuất hiện, chỉ có một số tập thơ được xuất bản song ngữ Tày - Việt, tiêu biểu như: Lục pjạ hất lùa(1995), Slíp nhỉ tua khoăn (2002), Trăng Mã Pí Lèng (2002) của Dương Thuấn; Dám kha cần ngám điếp (2005), Co nghịu hưu cần (2008), Phác noọng dú tin phạ quay (2016) của Dương Khâu Luông, Vũ khúc Tày (2016) của Y Phương.

Với lợi thế là văn vần dễ đọc, dễ thuộc, phù hợp với ngâm nga những sáng tác thơ viết bằng tiếng Tày của các tác giả dễ đi vào lòng người đọc, phù hợp với việc tuyên truyền cho đồng bào dân tộc Tày ở miền núi. Có lẽ đây cũng là lí do để lí giải tại sao thơ viết bằng tiếng Tày lại nhiều hơn cả so với các thể loại khác.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nhận thấy hiện nay trong chương trình đổi mới giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã dành một thời lượng nhất định cho việc học ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở những vùng có nhu cầu (tiếng dân tộc trở thành môn học tự chọn trong chương trình). Điều này sẽ thúc đẩy ngôn ngữ dân tộc thiểu số phổ biến hơn và chúng ta có quyền hi vọng tiếng Tày sẽ được phổ cập rộng rãi hơn. Và khi môi trường ngôn ngữ được mở rộng thì tất yếu những sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số sẽ phát triển trong đó có những sáng tác bằng tiếng Tày.

Trích đoạn nghiên cứu “Văn học dân tộc Tày từ góc nhìn văn hóa” của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Cao Thị Hảo – Hội văn học nghệ thuật Thái Nguyên (P1)

Trích đoạn nghiên cứu “Văn học dân tộc Tày từ góc nhìn văn hóa” của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Cao Thị Hảo – Hội văn học nghệ thuật Thái Nguyên – hoàn thành tại nhà sáng tác Vũng Tàu tháng 4/2021

Văn học Tày trong dòng chảy văn hóa Bách Việt

1.3.1. Nguồn gốc tộc người

Người Tày thường có mối quan hệ mật thiết với người Nùng (về cả ngôn ngữ và văn hóa). Họ sống chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Ở Trung Quốc dân tộc Tày (còn gọi là dân tộc Zhuang) phân bố chủ yếu ở Quảng Tây, Quảng Đông và Vân Nam. Ở Quảng Tây, họ là dân tộc có dân số đông nhất.

          Người dân tộc Tày - Nùng (Zhuang) là những dân cư nổi tiếng về truyền thống dũng mãnh trong quân sự. Trong suốt lịch sử từ đời Tần, khi người Hán Hoa bắt đầu Nam tiến chinh phạt vùng Lĩnh Nam, đến sau này, người Tày (Zhuang) đã chống lại, tránh khỏi đồng hoá, nhưng đã không thành lập một quốc gia tự chủ được như người Lạc Việt ở vùng đồng bằng phía nam của Việt Nam ngày nay. Người Nùng đã được dùng trong quân đội của các triều đại Trung Quốc, Việt Nam và đóng những vai trò quan trọng trong các trận chiến biên giới Việt - Trung.

Phía Nam sông Dương Tử và vùng gọi là Lĩnh Nam, theo sử liệu Trung Hoa là nơi cư ngụ của các tộc người gọi chung là Bách Việt. Bách Việt đã đóng góp lớn trong sự thành lập của nền văn minh Trung Hoa bắt đầu từ đời Thương. Nguồn gốc của cư dân Bách Việt và văn minh của họ trải dài từ thời kỳ đá mới (7,000 đến 1200BC) tới thời đại đồ đồng, nhất là ở khu vực từ Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông hiện nay đến đồng bằng phía Bắc của Việt Nam.

Văn hóa Tày ở Việt Bắc được kiến tạo từ nền văn hóa Bắc Sơn, văn hóa đồ đá mới tiêu biểu cho vùng Đông Nam Á. Những di vật khảo cổ tìm thấy ở Bắc Sơn (Lạng Sơn) chứng tỏ rằng 8000 năm trước, các dân tộc vùng Việt Bắc đã chuyển từ kinh tế hái lượm săn bắn sang kinh tế nông nghiệp. Những di vật của nền văn hóa Đông Sơn ở đây tiêu biểu cho văn hóa đồ đồng trong thời kỳ Âu Lạc đã đạt tới trình độ phát triển cao hơn. “Người Âu Việt (mà một chi nhánh hậu duệ là người Tày hiện nay) đã cũng người Lạc Việt (mà một nhánh hậu duệ là người Mường hiện nay) xây dựng nên quốc gia Âu Lạc, quốc gia xuất hiện sớm nhất ở Đông Nam Á”[159; Tr.98].

Như vậy, người Tày ở có mối quan hệ với người Zhuang ở Trung Quốc và cùng chủng tộc người Bách Việt. Trong quá trình thiên di và tạo lập họ đã cư trú ở phía Đông của sông Hồng và trở thành một cộng đồng dân tộc có văn hóa riêng và cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam.

 Qua nhiều thời kỳ trong lịch sử, cũng có rất nhiều người Việt lên vùng núi sống, hoà nhập và đã hoàn toàn trở thành Tày hoá qua vài thế hệ. Đấy là các gia đình quan chức được bổ nhiệm, các vua chúa thua chạy với tàn quân lên ở ẩn chờ cơ hội, các di dân vì loạn lạc nghèo đói. Điển hình cho hiện tượng này là dấu ấn cư trú của triều đình nhà Mạc tại Cao Bằng. Họ Mạc đã lên Cao Bằng từ năm 1592 khi triều đình Lê - Trịnh chiếm được kinh đô Thăng Long sau bao năm nội chiến Bắc Triều - Nam Triều. Nhà Mạc trú ẩn và tồn tại đến mấy đời vua trước khi bị mất hẳn. Chính điều này đã tạo ra sự giao lưu văn hoá giữa hai dân tộc Tày - Việt và để lại nhiều nét sâu đậm trong văn hoá Tày ở Việt Bắc. "Ngày nay điền giã một vùng rộng lớn, lấy thị xã Cao Bằng làm tâm điểm, với bán kính 15 - 20 km, chúng ta sẽ bắt gặp những "mảnh vụn" của những đợt di dân ấy” [203; Tr.113]. Một hiện tượng lạ đối với các nhà ngôn ngữ học và dân tộc học là ở một số xã của vùng bán kính nói trên, hàng nghìn người Tày nhưng lại không nói sõi tiếng Tày mà hầu như chỉ sử dụng tiếng Kinh. Nổi bật hơn cả là vùng mà dân địa phương gọi là "Chợ Cao Bình", thuộc xã Hoàng Tung, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng (cách thị xã Cao Bằng chừng 6km). Dân cư vùng này có khoảng 2000 người, tuy họ là dân tộc Tày nhưng chỉ biết tiếng Kinh, không biết tiếng Tày. Người địa phương gọi người Tày vùng này là dân "Mãn Đan" (có nghĩa Tày không ra Tày, mà Kinh cũng không ra Kinh). Ở cách đó không xa, người Tày ở vùng nước Hai thì lại hoàn toàn nói thạo tiếng Tày. Bên cạnh tính bảo lưu ngôn ngữ quê gốc miền xuôi, người Tày ở chợ Cao Bình vẫn giữ thói quen làm nhà đất và trồng luỹ tre xung quanh nơi nhà ở và xung quanh bản làng. Ngoài ra về sinh hoạt ăn uống, ma chay cưới xin... họ vẫn giữ những phong tục như người Kinh đồng bằng Bắc Bộ.

Những người Tày ở vùng "Chợ Cao Bình" nói trên, hầu hết là dân di cư vùng Hải Dương, Kinh Bắc chuyển cư lên đây. Một số dòng họ còn giữ gia phả cho biết đó là con cháu số quan lại triều Mạc, không chịu đầu hàng nhà Lê, lên Cao Bằng tiếp tục phục vụ cho nhà Mạc” [203;Tr.116].

Trong quá trình di cư lên Cao Bằng, một số tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá của người Việt ở miền xuôi cũng được du nhập vào địa phương. Trên Cao Bằng, khá nhiều đình chùa hiện nay đã được xây dựng từ thời nhà Mạc. Điều này là một trong những minh chứng cho thấy mối giao lưu văn hóa Kinh - Tày khá sâu sắc đã diễn ra ở đây.

  1.3.2. Những tác động và giao thoa

Từ văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc Sơn đã tiến tới đồ đá mài với đặc điểm rìu mài gọi là rìu Bắc Sơn, các đồ gốm, trang sức võ sò được tìm thấy nhiều ở các hang, di chỉ vùng Lạng Sơn, như hang Làng Cườm, Bó Lúm, Bó Nam... Ở Quảng Tây, cũng tìm thấy được di chỉ của văn hoá Bắc Sơn vùng Nam Ninh, dọc các sông Ung, Zua, You với các đồ trang sức, đồ gốm, đất màu hoàng thổ, đồ đá với loại rìu văn hoá Bắc Sơn.

So sánh với các di chỉ như Hemudu ở vịnh Hàng Châu, tỉnh Triết Giang và các di chỉ bắc Quảng Đông, thì các di chỉ vùng biển xa phía nam sông Dương Tử, vùng đông nam (Phúc Kiến, Quảng Đông) và tây nam (Quảng Tây, Vân Nam) có liên hệ gần gũi với các di chỉ ở Việt Nam.

          Qua thời kỳ đá mới, vào khoảng thời nhà Thương, một di chỉ phía nam sông Dương Tử đáng chú ý là vùng Wucheng ở Giang Tây (Jiangxi), quận Thanh Giang nơi sau này là lãnh thổ của nước Việt miền Triết Giang, cạnh nước Chu. Di chỉ này gần sông Tống, dễ dàng thông thương với các lãnh thổ Việt ở vùng Lĩnh Nam (Quảng Tây và Quảng Đông). Tại đây, nhiều chữ viết được tìm thấy trên các mảnh gốm, đồ đồng, rất khác với chữ viết ở phía bắc, cho thấy một ngôn ngữ và văn hoá hoàn toàn khác và độc lập với văn hoá trung tâm phía Bắc của Trung Quốc. Đây là chữ viết cổ nhất của ngôn ngữ Việt cổ. Tư liệu sử của thời Chiến quốc cho thấy từ ngữ, văn phạm khác với tiếng Hán xưa. Một số tác giả cho rằng tiếng nói xưa của người Việt là thuộc Thái ngữ, gần với tiếng nói của cư dân miền Lĩnh Nam, mà hậu duệ hiện nay là người Nùng - Zhuang ở biên giới Việt-Trung ngày nay, và người Việt ở đồng bằng sông Hồng.

          Cả hai thuộc họ Bách Việt mà ta có thể xếp vào nhóm Lạc Việt (Luo Yue) (thuộc đông nam Quảng Tây và bắc Việt Nam) và Tây Âu (Xi Ou) (thuộc miền Quế Giang và Tây Giang của Quảng Tây). Chính tại các vùng này từ Lĩnh Nam, Vân Nam và bắc Việt Nam mà các nhà nghiên cứu tìm thấy trống đồng nhiều nhất, một văn hoá trống đồng rực rỡ mà ta gọi là văn hoá Đông Sơn toả ra từ Bắc Việt Nam. Các hình vẽ người, thú, thuyền, trống... nổi tiếng trên vách đá ở biên giới Việt - Trung, dọc sông Zuo, Quảng Tây mang đậm nét hình ảnh trên trống đồng Đông Sơn của người Lạc Việt. Cũng như các vật tổ của người Nùng - Zhuang như cóc, ếch đều được thể hiện trên trống đồng.  

Hiện nay, chúng ta đã rõ về An Dương Vương Thục Phán từ Tây Âu chinh phục nước Văn Lang của người Lạc Việt đời các vua Hùng. Tây Âu là một nhánh của Lạc Việt ở miền núi trung du, hay gọi là Âu Việt. Người Âu Việt đây chính là người Tày cổ. Theo truyền thuyết "Cẩu chủa cheng vùa" (chín chúa tranh vua) của đồng bào Tày ở Cao Bằng thì Thục Phán là con của Thục Chế thủ lãnh vùng Nam Cương ở Cao Bằng, Quảng Tây gồm 9 xứ Mường. Vào cuối đời Hùng Vương, Thục Phán hãy còn ít tuổi lên thay vua cha vừa mất. Các chúa Mường kéo quân về đòi chia và nhường vua. Tuy ít tuổi, nhưng thông minh, Thục Phán đã bày ra các cuộc thi, đua sức đua tài và hẹn ai thắng sẽ nhường vua cho. Ông dùng mưu kế làm cho họ mất nhiều công sức mà không ai thắng cuộc. Cuối cùng các chúa phải qui phục Thục Phán. Khi Nam Cương cường thịnh lúc Văn Lang suy yếu, Thục Phán đã đánh chiếm và tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa, gần Hà Nội.

 Choang (còn có hơn 20 tên gọi khác nhau như Bố Choang, Bố Nùng, Bố Liêu, Bố Thổ, Bố Việt, Bố Mạn, Bố Tày...) là một dân tộc thiểu số của Trung Quốc, có lịch sử phát triển lâu đời, và có nguồn gốc từ cộng đồng dân cư Bách Việt thời cổ đại. Choang là dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây; châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Văn Sơn, Vân Nam, huyện tự trị dân tộc Choang, Dao Liên Sơn, Quảng Đông và rải rác ở các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Tứ Xuyên. Năm 2001, dân tộc Choang trên toàn Trung Quốc có khoảng 15,5 triệu người, riêng người Choang ở Quảng Tây đã chiếm hơn 91,3% với số dân 14,15 triệu.

          Ngôn ngữ là đặc trưng của mỗi dân tộc. Người Choang cũng có ngôn ngữ của dân tộc mình, đó chính là “Choang ngữ”. Choang ngữ là một loại ngôn ngữ của nhánh ngôn ngữ Choang Thái, nhóm ngôn ngữ Choang Động thuộc ngữ hệ Hán Tạng. Tại Quảng Tây phân thành hai phương ngữ lớn là bắc bộ và nam bộ, Ung Giang và Hữu Giang là nơi giao giới của hai loại phương ngữ này. Sự khác biệt giữa phương ngữ nam bộ và bắc bộ chủ yếu ở chỗ: phương ngữ nam bộ có hai loại phụ âm thanh tắc có bật hơi và không bật hơi, trong khi phương ngữ bắc bộ chỉ có phụ âm tắc không bật hơi, không có phụ âm tắc bật hơi. Sự phân loại thanh điệu của Choang ngữ về cơ bản giống nhau cả ở phương bắc và nam, nhưng thanh âm thì mỗi loại đều khác biệt. Phương ngữ Nam, Bắc đại thể giống nhau về từ vựng cơ bản và từ mượn tiếng Hán, còn kết cấu ngữ pháp thì cả miền Nam và miền Bắc lại hoàn toàn giống nhau, không có khác biệt rõ rệt. Choang ngữ từ xưa đến nay đều là công cụ giao tiếp và giao lưu tư tưởng của người Choang. Trong quá trình giao lưu lâu dài với người Hán, rất nhiều người dân tộc Choang đã học được cách sử dụng Hán ngữ và Hán văn. Theo một số nghiên cứu, vào thời kỳ Đường Tống, Quảng Tây đã có những nơi có một số người học Hán văn, vay mượn chữ Hán biên soạn một loại kết cấu hình thanh “thổ phương khối tự” (còn gọi là tục tự, “thổ tục tự” tạm dịch là chữ của người địa phương), nhưng chưa thông dụng. Do đó, đến trước thời giải phóng, người Choang không có văn tự dân tộc. Đảng cộng sản Trung Quốc chủ trương bình đẳng dân tộc, nhất là dân tộc ở khu tự trị, lại hỗ trợ dân tộc thiểu số phát triển ngôn ngữ của riêng mình, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số chưa có văn tự (chữ viết) sáng tạo ra văn tự phù hợp với ngôn ngữ dân tộc mình. Chính phủ đã tổ chức lực lượng tiến hành nghiên cứu khảo sát phương ngữ Choang và quyết định lấy Choang ngữ bắc bộ làm phương ngữ cơ sở, lấy ngữ âm Vũ Minh làm âm chuẩn và tạo ra văn tự của Choang ngữ. Ngày 29 tháng 11 năm 1957, Hội nghị toàn thể lần thứ 63 của Quốc vụ viện Trung Quốc đã thông qua “Choang văn phương án”. Khu tự trị người Choang ở Quảng Tây còn thành lập “hội ủy viên công tác Choang văn” để phát triển ngôn ngữ Choang. Bên cạnh đó, tiếng Choang cũng được đưa vào trường học, nhà xuất bản ra đời xuất bản sách báo tiếng Choang. Nhìn chung, việc thành lập và phát triển ngôn ngữ Choang đã tạo ra sự đa dạng về văn hoá dân tộc cho xã hội Trung Quốc và thúc đẩy tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở vùng dân tộc Choang. Điều này có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong quá trình phát triển và ổn định vùng đồng bào dân tộc Choang ở Trung Quốc [xem thêm 210].

          Như vậy, dân tộc Choang đã có một ngôn ngữ, văn tự riêng và thể hiện được bản sắc văn hóa của mình. Trong quá trình hình thành và phát triển, văn học Choang đã có sự giao thoa với văn học Tày. Bởi giữa tộc người Tày và tộc người Choang có quan hệ gần gũi về chủng tộc và văn hóa. Đây là cơ sở để cho thấy những điểm tương đồng và sự tiếp xúc văn hóa của văn học Tày trong dòng chảy văn hóa Bách Việt.

Tiểu kết chương 1

Văn học dân tộc Tày đã có truyền thống phát triển khá bề thế, hơn nữa, dân tộc Tày còn có tiếng nói riêng, ngôn ngữ riêng, nền văn học riêng. Với đề tài này, văn học Tày lần đầu tiên được nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện từ khởi thuỷ đến nay trên tất cả các phương diện như chữ viết, hệ thống thể loại, đội ngũ tác giả… Đặc biệt văn học Tày luôn được đặt trong cái nhìn đối sánh để tìm ra những ảnh hưởng và khu biệt về bản sắc, đặt trong không gian văn hoá đặc thù, đặc trưng để chỉ ra những đặc điểm cụ thể. Từ góc nhìn văn hóa, văn học Tày sẽ được xem xét trên cơ sở đặc điểm cư trú, tập quán lối sống, những đặc trưng riêng về văn hóa tộc người, đặc biệt là nguồn gốc tộc người trong dòng chảy văn hóa Bách Việt, trong đó có mối quan hệ với dân tộc Choang của Trung Quốc.

Nước ta là một nước đa dân tộc, trong số 54 dân tộc thì bộ phận dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở vùng núi cao. Điều này thể hiện những đặc thù riêng trong quá sinh trưởng của các tộc người đồng thời cũng tạo nên những màu sắc riêng trong thế giới tâm hồn con người miền núi. Nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số từ góc độ văn hóa là chú trọng đến môi trường sống, những tương tác văn hóa và những cách quan niệm trong thế giới quan của họ về thế giới hiện thực. Những khảo sát về ngôn ngữ, thể loại,kiểu tác giả sẽ cho chúng ta thấy những nét bản sắc văn hoá Tày luôn được lưu giữ trong văn học.

Khai mạc Trại sáng tác ảnh nghệ thuật tại Đà Lạt

Ngày 20/04/2021, tại Nhà Sáng tác Đà Lạt, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam đã chính thức khai mạc Trại sáng tác ảnh nghệ thuật dành cho các hội viên thuộc 2 khu vực: Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ - Tây Nguyên.

Đây cũng là Trại sáng tác đầu tiên trong năm 2021 của Hội NSNA Việt Nam với sự hỗ trợ của Trung tâm hỗ trợ sáng tác văn hoá nghệ thuật. Sau Trại Đà Lạt, theo kế hoạch, Hội sẽ tiếp tục tổ chức Trại sáng tác nghiệp vụ tại Tp. Đà Nẵng dự kiến vào trung tuần tháng 8/2021 dành cho các nghệ sĩ thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

khaimacnhiepanhvnt4 2021

Tại Trại sáng tác này, các nghệ sỹ tham dự sẽ tập trung học tập nâng cao nghiệp vụ và trải nghiệm thực tế, sáng tác nghệ thuật tại thành phố Đà Lạt và một số địa điểm thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Tham dự trại sáng tác lần này tại Đà Lạt, các hội viên sẽ được các báo cáo viên trao đổi, tập huấn về 4 nội dung gồm: Ảnh Trắng - Đen; Ảnh bộ; Ảnh phong cảnh và nội dung về Thị giác & tính thẩm mỹ trong Nhiếp ảnh. Sau đó, các trại viên cũng sẽ được Ban Tổ chức hướng dẫn thâm nhập thực tiễn, tham quan, sáng tác tại một số địa điểm giàu chất liệu nhiếp ảnh trong Tp. Đà Lạt và một số khu vực thuộc tỉnh Lâm Đồng. 

khaimacnhiepanhvnt4 2021 1

Tại buổi khai mạc, NSNA Nguyễn Văn Thương - UV BCH Hội đã trao đổi một số nội dung trong hoạt động của trại. Với chủ trương tôn trọng, khuyến khích các trại viên tự do sáng tạo nghệ thuật, Hội NSNA Việt Nam mong muốn tìm kiếm sự đa dạng về nội dung, phong cách, phương thức biểu hiện, dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo trong mỗi tác phẩm của các nghệ sĩ... Bên cạnh đó, trên phương diện là người con của vùng đất Lâm Đồng, NSNA Nguyễn Văn Thương cũng hy vọng đề tài về hiện thực cuộc sống sẽ là mảnh đất màu mỡ để các nghệ sĩ ươm mầm cho tình yêu văn học nghệ thuật nảy nở sinh sôi; cùng với vẻ đẹp mộng mơ, lãng mạn của Thành phố Đà Lạt hy vọng sẽ là nguồn cảm hứng sáng tạo tươi mới cho các nghệ sĩ tham dự trại sáng tác lần này.
NSNA Hà Hữu Nết - Phó Chủ tịch thường trực Hội VHNT tỉnh Lâm Đồng rất vui khi Ban Tổ chức đã đồng ý tạo điều kiện để một số nhà nhiếp ảnh của tỉnh được tham gia dự thính trong các buổi trao đổi nghiệp vụ giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho các hội viên.
Thay mặt Nhà sáng tác Đà Lạt, ông Võ Văn Quốc Bình - Giám đốc Nhà sáng tác Đà Lạt hy vọng các nghệ sĩ sẽ thật sự thoải mái để tập trung sáng tác hiệu quả, có được nhiều tác phẩm chất lượng trong đợt dự trại lần này. Nhà sáng tác Đà Lạt sẽ tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho các nghệ sĩ trong thời gian tham dự hoạt động nghiệp vụ thiết thực này của Hội.
Ngoài ra, theo chương trình hoạt động của Trại sáng tác, các nghệ sĩ sẽ đi thực tế sáng tác theo kế hoạch của Ban Tổ chức và sáng tác tự do tại Tp. Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng. Sau đó, Ban Tổ chức sẽ dành thời gian để các nghệ sĩ biên tập, lựa chọn files ảnh tốt gửi báo cáo kết quả trại, đồng thời tổ chức phân tích, nhận xét các tác phẩm theo những chủ đề đã được tập huấn trước đó. Việc phân tích, “đọc” ảnh sẽ được thực hiện bởi lãnh đạo Hội, các báo cáo viên và của chính các trại viên nhằm cùng mở ra cơ hội học tập bổ ích, thiết thực cho hoạt động sáng tác của mỗi hội viên sau dự trại.

Nguồn: vapa.org.vn

Khai mạc Trại sáng tác ảnh nghệ thuật tại Đà Lạt

Ngày 20/04/2021, tại Nhà Sáng tác Đà Lạt, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam đã chính thức khai mạc Trại sáng tác ảnh nghệ thuật dành cho các hội viên thuộc 2 khu vực: Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ - Tây Nguyên.

Đây cũng là Trại sáng tác đầu tiên trong năm 2021 của Hội NSNA Việt Nam với sự hỗ trợ của Trung tâm hỗ trợ sáng tác văn hoá nghệ thuật. Sau Trại Đà Lạt, theo kế hoạch, Hội sẽ tiếp tục tổ chức Trại sáng tác nghiệp vụ tại Tp. Đà Nẵng dự kiến vào trung tuần tháng 8/2021 dành cho các nghệ sĩ thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

khaimacnhiepanhvnt4 2021

Tại Trại sáng tác này, các nghệ sỹ tham dự sẽ tập trung học tập nâng cao nghiệp vụ và trải nghiệm thực tế, sáng tác nghệ thuật tại thành phố Đà Lạt và một số địa điểm thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Tham dự trại sáng tác lần này tại Đà Lạt, các hội viên sẽ được các báo cáo viên trao đổi, tập huấn về 4 nội dung gồm: Ảnh Trắng - Đen; Ảnh bộ; Ảnh phong cảnh và nội dung về Thị giác & tính thẩm mỹ trong Nhiếp ảnh. Sau đó, các trại viên cũng sẽ được Ban Tổ chức hướng dẫn thâm nhập thực tiễn, tham quan, sáng tác tại một số địa điểm giàu chất liệu nhiếp ảnh trong Tp. Đà Lạt và một số khu vực thuộc tỉnh Lâm Đồng. 

khaimacnhiepanhvnt4 2021 1

Tại buổi khai mạc, NSNA Nguyễn Văn Thương - UV BCH Hội đã trao đổi một số nội dung trong hoạt động của trại. Với chủ trương tôn trọng, khuyến khích các trại viên tự do sáng tạo nghệ thuật, Hội NSNA Việt Nam mong muốn tìm kiếm sự đa dạng về nội dung, phong cách, phương thức biểu hiện, dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo trong mỗi tác phẩm của các nghệ sĩ... Bên cạnh đó, trên phương diện là người con của vùng đất Lâm Đồng, NSNA Nguyễn Văn Thương cũng hy vọng đề tài về hiện thực cuộc sống sẽ là mảnh đất màu mỡ để các nghệ sĩ ươm mầm cho tình yêu văn học nghệ thuật nảy nở sinh sôi; cùng với vẻ đẹp mộng mơ, lãng mạn của Thành phố Đà Lạt hy vọng sẽ là nguồn cảm hứng sáng tạo tươi mới cho các nghệ sĩ tham dự trại sáng tác lần này.
NSNA Hà Hữu Nết - Phó Chủ tịch thường trực Hội VHNT tỉnh Lâm Đồng rất vui khi Ban Tổ chức đã đồng ý tạo điều kiện để một số nhà nhiếp ảnh của tỉnh được tham gia dự thính trong các buổi trao đổi nghiệp vụ giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho các hội viên.
Thay mặt Nhà sáng tác Đà Lạt, ông Võ Văn Quốc Bình - Giám đốc Nhà sáng tác Đà Lạt hy vọng các nghệ sĩ sẽ thật sự thoải mái để tập trung sáng tác hiệu quả, có được nhiều tác phẩm chất lượng trong đợt dự trại lần này. Nhà sáng tác Đà Lạt sẽ tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho các nghệ sĩ trong thời gian tham dự hoạt động nghiệp vụ thiết thực này của Hội.
Ngoài ra, theo chương trình hoạt động của Trại sáng tác, các nghệ sĩ sẽ đi thực tế sáng tác theo kế hoạch của Ban Tổ chức và sáng tác tự do tại Tp. Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng. Sau đó, Ban Tổ chức sẽ dành thời gian để các nghệ sĩ biên tập, lựa chọn files ảnh tốt gửi báo cáo kết quả trại, đồng thời tổ chức phân tích, nhận xét các tác phẩm theo những chủ đề đã được tập huấn trước đó. Việc phân tích, “đọc” ảnh sẽ được thực hiện bởi lãnh đạo Hội, các báo cáo viên và của chính các trại viên nhằm cùng mở ra cơ hội học tập bổ ích, thiết thực cho hoạt động sáng tác của mỗi hội viên sau dự trại.

Nguồn: vapa.org.vn

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này