BÀI VIẾT MỚI

Minh Phương

Minh Phương

THƠ CA KIẾN TẠO NIỀM TIN VÀ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI - Nghị luận văn học của Nguyễn Ánh Tuyết – Hội văn học nghệ thuật Thái Bình

Nghị luận văn học của Nguyễn Ánh Tuyết – Hội văn học nghệ thuật Thái Bình, viết tại Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 3-2019.

THƠ CA KIẾN TẠO NIỀM TIN VÀ ĐẠO ĐỨC XÃ HỘI

            Một tiêu chí để tranh luận là : Thơ ca kiến tạo niềm tin và đạo đức xã hội. Chúng tôi có phân vân đôi chút về cụm từ : Thơ ca kiến tạo niềm tin và đạo đức xã hội. Nói thế thành ra có vẻ phức tạp khó hiểu. Giống như kiểu nói cách điệu ngoa ngôn trong các phép tu từ văn học. Hiểu một cách dản dị và đúng nhất: Đó là bản chất, giá trị, chức năng to lớn của Thơ nói riêng và Văn học nói chung. Chẳng thế câu: Văn học là nhân học đã trở thành một chân lý của nhân loại từ bao đời.
            Thơ là một bộ phận của Văn học. Là tinh hoa của tinh hoa. Thơ là biểu tượng cho cái Đẹp tinh thần của con người. Đặc trưng lớn nhất của thơ  là chất trữ tình.
            Chức năng lớn nhất của thơ là động viên con người hướng tới cái đẹp. Đó chẳng phải những giá trị đạo đức mà con người phấn đấu sao.
Bản chất của thơ là trữ tình. Có thể thấy rất rõ trong thơ có thứ trữ tình nhiệt huyết, trữ tình lửa thôi thức động viên con người chiến đấu dũng cảm hi sinh thân mình vì lẽ phải, vì công lý, vì tổ quốc, vì nhân dân: Từ ngàn xưa, thơ đã tham gia đánh giặc. Thơ là vũ khí sắc bén để đánh đuổi giặc ngoại xâm, thể hiện hùng hồn niềm tự hào dân tộc, ý thức tự lập tự cường : Nam Quốc Sơn Hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư( Thơ Thần -Lý Thường Kiệt) …
              Những tư tưởng ấy còn thể hiện trong những áng thơ hào hùng của Nguyễn Trãi, sự hào sảng của Trương Hán Siêu trong bài phú sông Bạch Đằng và nhiều tác phẩm  trong kho tàng thơ ca Việt Nam từ cổ chí kim.
            Có sức mạnh nào, giá trị nào lớn hơn sức mạnh của thơ qua những câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”.
             Hay nhà thơ cách mạng Sóng Hồng đã nghĩ về sức mạnh và vai trò lớn lao của thơ “Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ/ Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền). Sự thật thơ đã làm được những điều như thế và hơn thế.  Thơ đã mạnh mẽ hơn thế rất nhiều.
            Sức mạnh của thơ lớn lao vô cùng, nó động viên thôi thúc con người hành động vì lý tưởng cao quí : Hi sinh chiến đấu vì độc lập cho dân tộc, hoà bình cho nhân dân. Cho nên trữ tình trong thơ đã trở nên nóng bỏng, tác động, động viên mạnh mẽ mọi người yêu nước, Thơ đầy tính nhiệt huyết. “ Nay ở trong thơ nên có thép/ Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
            Trong tù ngục, những chiến sỹ cách mạng vẫn làm thơ thể hiện tình yêu nước, ý chí kiên cường một lòng một dạ với tổ quốc với nhân dân, họ chịu bao cực hình tra tấn khắc nghiệt vẫn không khuất phục quân thù. Những câu thơ đầy ý chí của các nhà thơ, những câu thơ của chính người tù viết ra đã cho họ một sức mạnh tinh thần để vượt qua tất cả. Nếu tập hợp những bài thơ viết trong tù ngục sẽ có những bài thơ, tập thơ rất đáng đọc,nó giúp cho người ta tin tưởng vào cuộc đời và làm người. Có thể thấy điều đó qua những tập thơ của Phan Bội Châu, thơ ca cách mạng của các nhà cách mạng tiền bối như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Văn Năng, Nguyễn Đức Cảnh, các tập Nhật kí trong tù – Hồ Chí Minh, Từ ấy – Tố Hữu và biết bao nhà thơ chiến sỹ khác. Bao thế hệ con người Việt Nam đã lấy đó là những cuốn sách gối đầu giường, đã tìm thấy từ những câu thơ lửa ấy một niềm tin mãnh liệt, một lý tưởng sống cao cả,  sẵn sàng hi sinh cá nhân mình cho dân tộc, cho nhân dân, vì một lẽ nhân văn lớn lao .
            Truyện Kiều của Nguyễn Du viết bằng lối thơ lục bát truyền thống dân giã, bình dị mà hơn hai trăm năm nay đã đề cập đến  những  vấn đề lớn của dân tộc, đất nước, của mọi kiếp người và là kết tinh những tư tưởng tình cảm lớn của nhân loại“ Tiếng thơ ai động đất trời/ Nghe như non nước đọng lời ngàn thu” – Tố Hữu( Kính gửi cụ Nguyễn Du). Còn có sức mạnh niềm tin nào lớn, còn có đạo đức nào cao cả hơn thứ đạo đức dành cho con người, đạo đức của lẽ sống làm người“ Làm con trước phải đền ơn sinh thành/ Quyết tình nàng mới hạ tình/ Dẽ cho để thiếp bán mình chuộc cha” Đạo đức của tình yêu chân chính “ Rắp mong treo ấn từ quan/ Mấy sông cũng lội mấy ngàn cũng qua/ Dấn mình vào áng can qua/ Vào sinh ra tử hoạ là thấy nhau” Cũng chính vì coi trọng tình yêu mà nàng Kiều khi phải dằn lòng trao duyên cho Thuý Vân để bán mình chuộc cha đã có một hành động tưởng như bất thường. Chỉ khi hiểu ra mới thấy kính nể sự sâu sắc của Thuý Kiều, qua đó  ta thấy được tình yêu đối với Kim Trọng được Thuý Kiều trân trọng đến nhường nào “ Cậy em, em có chịu lời/ Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”. Đạo đức của sự thấu hiểu cảm thông với người phụ nữ và một cách nhìn hết sức nhân văn tiến bộ, vượt qua những định kiến xã hội khắt khe “ Như nàng lấy hiếu làm trinh/ bụi nào cho đục được mình ấy vay”. Đạo đức của lòng thương người, đồng cảm với số phận những người chịu nhiều thiệt thòi bất hạnh trong xã hội phong kiến “Đau đớn thay phận đàn bà”. Đạo đức của sự đề cao tình nghĩa của con người : “Nàng rằng nghĩa trọng nghìn non/ Lâm Truy người cũ chàng còn nhớ chăng? Gấm trăm cuốn bạc ngàn cân/ Tạ lòng dễ xứng báo ân gọi là”. Đạo đức của lòng tự trọng“ Người yêu ta xấu với người/Yêu nhau lại chẳng bằng mười phụ nhau” Phẩm chất tự trọng đã khiến nàng Kiều chấp nhận một nỗi cay đắng của số phận:  Nàng sẽ là người đàn bà không chồng  không con suốt đời khi nàng từ chối một cơ hội được hạnh phúc. Nàng đã đau đớn hi sinh cơ hội hạnh phúc cuối cùng ấy“ Đem tình cầm sắt đổi ra cầm cờ” để không phải hổ thẹn với người.  Hỏi có tác phẩm thi ca nào đạt đến sự vĩ đại  của đạo đức và niềm tin mà Nguyễn Du đề cập đến trong truyện Kiều.
            Cho nên, nếu mất niềm tin vào một điều tốt đẹp nào đó hãy tìm đến thơ, nếu muốn học bài học về đạo đức hãy tìm đọc một bài thơ. Đời người, ít nhất hãy đọc truyện Kiều một lần để hiểu đời và làm người.

            Con người từ khi sinh ra cho đến lúc trở về cát bụi,  luôn được tắm trong những câu thơ, bài thơ (lời mẹ ru, lời cô dạy, những câu hát, cả đến  những câu ca đưa linh). Sức mạnh của niềm tin, và đạo đức từ những câu ca ấy thấm dần để đứa trẻ lớn lên thành người, làm người.  Chết đi rồi, linh hồn còn được tiễn đưa bằng những bài thơ đầy chất nhân văn để nhẹ nhàng siêu thoát.Thiếu đi những dòng sữa tinh thần vô giá ấy, con người thiếu hụt nhiều nguồn năng lượng cần thiết, sẽ còi cọc về tâm hồn, nguy hại thay bởi vì tâm hồn còi cọc méo mó sẽ dẫn đến nhiều hệ luỵ phiền toái cho xã hội.

            Cho nên, người ta yêu thích thơ ca, tôn thờ thơ ca và kính nể nhà thơ. Ở Việt Nam, đất nước mà người dân đã quen với hai việc hệ trọng cao cả: Làm thơ và đánh giặc, nhiều năm nay đã có cả một ngày hội tôn vinh thơ ca đó là Ngày thơ Việt Nam. Hội Nhà văn Việt Nam nơi tôn vinh những người có tài làm thơ làm văn, chốn tôn nghiêm ấy cũng được mọi người ngưỡng mộ, thèm muốn được đặt chân vào ngôi đền thiêng đó. Cũng chả có nơi đâu có câu lạc bộ thơ Việt Nam với hàng chục ngàn người tham gia. Câu lạc bộ thơ phủ sóng tới cấp xóm. Người làm thơ, được gọi là nhà thơ đếm không xuể. Thế nên nhiều người phát hoảng sinh ra trách móc cái ông Bành Thông, rồi những lời than vãn “ Đêm nằm nghĩ mãi không ra/ Tại sao thằng ấy lại là nhà thơ” Có người còn gọi đám nhà thơ tự phát ấy là “ Giặc”. Có gì đâu, tín hiệu đáng mừng mà. Tôi dám khẳng định rằng, khi làm thơ, con người sẽ rất tử tế. Khi nhiều có người yêu thơ, làm thơ thì  xã hội sẽ ổn định, tốt đẹp lên. Đó là đại phúc cho dân tộc đất nước. Mấy ai làm thơ xong lại còn nghĩ đến những chuyện xấu xa. Phải biết xấu hổ, phải xứng đáng với “ nàng” chứ. Say thơ là sự cao quí nhất trong tất cả các loại say.  Hãy để nhân loại thưởng thức sự tuyệt vời của “Nàng” để có niềm tin, đạo đức tuyệt vời nhất trong tất cả các loại tuyệt vời.

Chùm thơ của Nguyễn Ánh Tuyết, Trần Đức Hiền - Hội văn học nghệ thuật Thái Bình

Chùm thơ của các tác giả Nguyễn Ánh Tuyết; Trần Đức Hiền – Hội văn học nghệ thuật Thái Bình, sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 3-2019.

THÁNG BA THƯƠNG MẾN                         

Ánh Tuyết

Hoa gạo ơi! Đừng kiêu hãnh đỏ bời như thế
Cả gan châm lửa đốt trời
Trời ở cao xa lắm
Lửa lại rơi cháy mình đấy thôi!
 
Là vô cùng thương mến tháng ba ơi
Đồng làng mỡ màng non tơ quá
Lúa dậy thì bầng bầng hớn hở
Ngọn thài lài mơn mởn sức xuân
Cây đơm lộc nhung chồi biếc thanh tân
Gió bỡn cợt hất tung vạt áo
Em gái má hồng làm cỏ lúa
Ngực căng tròn môi mọng như hoa
 
Là vô cùng thương mến… ôi! tháng ba
Sợi nắng non rót pha lê tràn mặt đất
Con ễnh ương phồng bụng gọi bạn tình khao khát
Én đôi rộn ràng cuống quýt dưới trời xuân
Giếng đầu làng trong veo như mắt em
Lúng liếng để anh say… lừ đừ rồi đấy
 
Hoa gạo ơi thôi đừng đỏ, cháy!
Người hẹn em về tháng ba
Xanh nhưng nhức nồng nàn xuân căng nhựa
Chưa thấy người về…ngơ ngẩn lời hò hẹn tháng ba…
 
LỜI NGƯỜI Ở CUỐI SÔNG HỒNG
 
Ánh Tuyết
Anh chưa một lần về cuối sông Hồng
Nơi con sông Mẹ hoà chung với biển
Một vùng quê xa anh chưa từng đến
Nhưng chỉ nghe tên lòng đã thấy bình yên
 
Về đi anh thăm Thái Bình quê em
Phù sa ngọt dâng bốn mùa hoa trái
Cây lúa cong đỡ bông sai hạt mẩy
Người con gái quê thơm thảo dịu dàng
 
Anh đã từng xuống biển lên rừng
Qua bom đạn bão giông mọi gan nan thử thách
Anh đã gặp những ân tình tha thiết
Sẽ còn nhiều bất ngờ …nếu anh về quê em
 
Ở nơi này ngọn gió cùng rất hiền
Nơi sông biển gặp nhau sóng dâng trào mãnh liệt
Còn điều diệu kì mà anh chưa thể biết
Có một vầng trăng …khác lắm…một vầng trăng!
 

HOÀI NIỆM

Trần Đức Hiền

Đã cố tình lãng quên
Nhớ chi điều còn mất
Mà con tim bình yên
Càng rung lên thao thiết.
 
Những cánh thư úa vàng
Nhạt nhòa màu nước mắt
Mối tình nào xưa nhất
Lại tím màu trinh nguyên.
 
Ta thầm gọi tên em
Lời nghẹn ngào chua xót
Sống vào miền lãng quên
Đường trăng xưa ai biết ?
 
Một mùa thu đang vàng
Vàng trong màu nước mắt
Con tim yêu chưa tắt
Lửa cháy tình hồng hoang.
 

TÌNH EM

Trần Đức Hiền

Em đã cho anh được biết buồn
Mỗi khi chiều xuống tím hoàng hôn
Thẳm trong kí ức màu cô tịch
Lạc tiếng chuông xa nhuộm úa hồn
 
Mây hững hờ trôi ở cuối trời
Đêm sông Hàn nhẹ tiếng thu rơi
Lặng buồn dòng nước xuôi về biển
Vụn vỡ tim yêu rợn nỗi đời.
 
Vẫn biết là em đã có chồng
Mà sao anh vẫn đợi chờ mong
Tình anh là cả trời thương nhớ
Luôn nghĩ về em, em biết không ?
 
Em bảo em luôn hạnh phúc mà
Tình em mờ ảo chốn trời xa
Đời em là cả ngàn giông tố
Sóng gió dập vùi một kiếp hoa
 
Một cánh bèo mơ lạc giữa dòng
Một đời trôi dạt giữa mênh mông
Một nhành hoa dại bên bờ vắng
Một tiếng nấc chìm lặng bến sông.

Bế mạc Trại kịch bản sân khấu 2019 tại Nhà sáng tác Nha Trang

Ngày 28/3/2019, tại Nhà sáng tác Nha Trang đã bế mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu 2019 do Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức.

Dự buổi bế mạc có NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam; ông Nguyễn Sỹ Chức – Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Khánh Hoà; ông Huỳnh Văn Ngàn – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật; bà Đỗ Thị Mai Hương – Giám đốc Nhà sáng tác Nha Trang và các văn nghệ sỹ dự Trại.

Diễn ra từ ngày 14/3 đến 28/3, trại sáng tác kịch bản sân khấu có sự tham gia của 14 tác giả là hội viên Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam đến từ các tỉnh, thành khu vực phía Nam. Trong thời gian tham gia trại sáng tác, các tác giả đã hoàn thành 14 kịch bản thuộc các thể loại cải lương, kịch, bài chòi.

bemacsankhaut3 2019

Phát biểu tại bế mạc, ông Huỳnh Văn Ngàn đã đưa ra những đánh giá chung về công tác tổ chức Trại sáng tác kịch bản sân khấu 2019. Với sự phối hợp tổ chức đồng bộ giữa Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và Hội nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Trại sáng tác đã thu được những thành công nhất định. Từ thành công của Trại sáng tác kịch bản lần này, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật sẽ tiếp tục phát huy để có thể tổ chức thành công các trại tiếp theo cho Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam trong năm 2019.

Thay mặt Ban tổ chức Trại sáng tác phát biểu, ông Lê Tiến Thọ đã đánh giá những kịch bản lần này đều có giá trị tư tưởng nghệ thuật, các tác giả đã thể hiện được tính sáng tạo, sự tìm tòi trong cách thể hiện tác phẩm. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ chu đáo, thân thiện và công tác tổ chức Trại chặt chẽ, nghiêm túc đến từ Ban lãnh đạo và nhân viên Nhà sáng tác Nha Trang đã làm nên một Trại sáng tác kịch bản sân khấu thành công tốt đẹp.

Bế mạc Trại kịch bản sân khấu 2019 tại Nhà sáng tác Nha Trang

Ngày 28/3/2019, tại Nhà sáng tác Nha Trang đã bế mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu 2019 do Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức.

Dự buổi bế mạc có NSND Lê Tiến Thọ - Chủ tịch Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam; ông Nguyễn Sỹ Chức – Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Khánh Hoà; ông Huỳnh Văn Ngàn – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật; bà Đỗ Thị Mai Hương – Giám đốc Nhà sáng tác Nha Trang và các văn nghệ sỹ dự Trại.

Diễn ra từ ngày 14/3 đến 28/3, trại sáng tác kịch bản sân khấu có sự tham gia của 14 tác giả là hội viên Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam đến từ các tỉnh, thành khu vực phía Nam. Trong thời gian tham gia trại sáng tác, các tác giả đã hoàn thành 14 kịch bản thuộc các thể loại cải lương, kịch, bài chòi.

bemacsankhaut3 2019

Phát biểu tại bế mạc, ông Huỳnh Văn Ngàn đã đưa ra những đánh giá chung về công tác tổ chức Trại sáng tác kịch bản sân khấu 2019. Với sự phối hợp tổ chức đồng bộ giữa Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và Hội nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Trại sáng tác đã thu được những thành công nhất định. Từ thành công của Trại sáng tác kịch bản lần này, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật sẽ tiếp tục phát huy để có thể tổ chức thành công các trại tiếp theo cho Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam trong năm 2019.

Thay mặt Ban tổ chức Trại sáng tác phát biểu, ông Lê Tiến Thọ đã đánh giá những kịch bản lần này đều có giá trị tư tưởng nghệ thuật, các tác giả đã thể hiện được tính sáng tạo, sự tìm tòi trong cách thể hiện tác phẩm. Cùng với sự quan tâm, hỗ trợ chu đáo, thân thiện và công tác tổ chức Trại chặt chẽ, nghiêm túc đến từ Ban lãnh đạo và nhân viên Nhà sáng tác Nha Trang đã làm nên một Trại sáng tác kịch bản sân khấu thành công tốt đẹp.

Khai mạc Trại sáng tác kiến trúc tại Nhà sáng tác Đà Nẵng

Ngày 25/3/2019 Nhà Sáng tác Đà Nẵng đã phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Trại sáng tác văn hóa nghệ thuật với chủ đề: “Sự cộng sinh giữa Kiến trúc đương đại và Kiến trúc di sản tại các đô thị ở Việt Nam” - nghiên cứu trường hợp Đà Nẵng, Hội An.

khaimackientruct3 2019

Dự khai mạc có GS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, GS.TS.KTS Doãn Minh Khôi - Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Lý luận và phê bình Hội Kiến trúc sư Việt Nam, ông Nguyễn Song Hiển- Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng, cùng các thành viên tham gia Trại sáng tác.Khách mời có KTS Torsten Illgen - Chủ tịch Hội tư vấn kiến trúc Inros Lackner Cộng hòa liên bang Đức, KTS Phan Đức Hải - Chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Đà Nẵng, ThS.KTS Võ Đăng Phong - Phó giám đốc Ban quản lý di tích phố cổ Hội An.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Quốc Thông - Trưởng đoàn đã nêu mục đích, yêu cầu, nội dung, cách thức và chương trình làm việc của Trại sáng tác. Những người tham gia Trại sáng tác sẽ có cơ hội nghe các báo chuyên đề của các chuyên gia trong và ngoài nước, tham quan hiện trạng, trao đổi tọa đàm, thảo luận các vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh chủ đề “Sự cộng sinh giữa Kiến trúc đương đại và Kiến trúc di sản tại các đô thị ở Việt Nam”. Một trong các trường hợp nghiên cứu lần này là thành phố trẻ Đà Nẵng đang phát triển rất nhanh và nóng, đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp giữa phát triển và bảo tồn quỹ di sản kiến trúc, thiên nhiên. Trường hợp  thứ hai là đô thị cổ Hội An, với quỹ di sản kiến trúc đô thị phong phú, nhưng đối mặt với những thách thức từ việc thương mại hóa và phát triển mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch – dịch vụ bùng nổ trong thời gian gần đây. Mỗi trường hợp nghiên cứu sẽ cung cấp cho trại sáng tác những bài học bổ ích và khá điển hình, giúp  các KTS, nhất là các KTS trẻ có thêm nhiều cách tiếp cận mới đa dạng trong công tác bảo tồn – phát triển hiệu quả các di sản thiên nhiên và kiến trúc đô thị.

Ông Nguyễn Song Hiển đã phát biểu chào mừng đoàn Kiến trúc sư của Hội Kiến trúc sư Việt Nam và phổ biến Nội quy tổ chức Trại sáng tác giúp các thành viên nắm rõ để phối hợp tốt trong thời gian làm việc tại Nhà sáng tác Đà Nẵng.

Theo kế hoạch, Trại sáng tác diễn ra từ ngày 24/3/2019 đến hết ngày 30/3/2019 với sự tham gia của 30 Kiến trúc sư đến từ Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh...

Khai mạc Trại sáng tác kiến trúc tại Nhà sáng tác Đà Nẵng

Ngày 25/3/2019 Nhà Sáng tác Đà Nẵng đã phối hợp với Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức Lễ khai mạc Trại sáng tác văn hóa nghệ thuật với chủ đề: “Sự cộng sinh giữa Kiến trúc đương đại và Kiến trúc di sản tại các đô thị ở Việt Nam” - nghiên cứu trường hợp Đà Nẵng, Hội An.

khaimackientruct3 2019

Dự khai mạc có GS.TS.KTS Nguyễn Quốc Thông - Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, GS.TS.KTS Doãn Minh Khôi - Ủy viên thường vụ, Trưởng ban Lý luận và phê bình Hội Kiến trúc sư Việt Nam, ông Nguyễn Song Hiển- Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng, cùng các thành viên tham gia Trại sáng tác.Khách mời có KTS Torsten Illgen - Chủ tịch Hội tư vấn kiến trúc Inros Lackner Cộng hòa liên bang Đức, KTS Phan Đức Hải - Chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Đà Nẵng, ThS.KTS Võ Đăng Phong - Phó giám đốc Ban quản lý di tích phố cổ Hội An.

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Quốc Thông - Trưởng đoàn đã nêu mục đích, yêu cầu, nội dung, cách thức và chương trình làm việc của Trại sáng tác. Những người tham gia Trại sáng tác sẽ có cơ hội nghe các báo chuyên đề của các chuyên gia trong và ngoài nước, tham quan hiện trạng, trao đổi tọa đàm, thảo luận các vấn đề lý luận và thực tiễn xung quanh chủ đề “Sự cộng sinh giữa Kiến trúc đương đại và Kiến trúc di sản tại các đô thị ở Việt Nam”. Một trong các trường hợp nghiên cứu lần này là thành phố trẻ Đà Nẵng đang phát triển rất nhanh và nóng, đã nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp giữa phát triển và bảo tồn quỹ di sản kiến trúc, thiên nhiên. Trường hợp  thứ hai là đô thị cổ Hội An, với quỹ di sản kiến trúc đô thị phong phú, nhưng đối mặt với những thách thức từ việc thương mại hóa và phát triển mở rộng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch – dịch vụ bùng nổ trong thời gian gần đây. Mỗi trường hợp nghiên cứu sẽ cung cấp cho trại sáng tác những bài học bổ ích và khá điển hình, giúp  các KTS, nhất là các KTS trẻ có thêm nhiều cách tiếp cận mới đa dạng trong công tác bảo tồn – phát triển hiệu quả các di sản thiên nhiên và kiến trúc đô thị.

Ông Nguyễn Song Hiển đã phát biểu chào mừng đoàn Kiến trúc sư của Hội Kiến trúc sư Việt Nam và phổ biến Nội quy tổ chức Trại sáng tác giúp các thành viên nắm rõ để phối hợp tốt trong thời gian làm việc tại Nhà sáng tác Đà Nẵng.

Theo kế hoạch, Trại sáng tác diễn ra từ ngày 24/3/2019 đến hết ngày 30/3/2019 với sự tham gia của 30 Kiến trúc sư đến từ Hà Nội, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh...

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Thái Bình 2019 tại Nhà sáng tác Đà Nẵng

Ngày 20/3/2019, tại Nhà sáng tác Đà Nẵng đã bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật 2019 do Hội văn học nghệ thuật Thái Bình và Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật phối hợp tổ chức.

Dự buổi bế mạc có ông Vũ Đình Chiều – Uỷ viên thường vụ Hội văn học nghệ thuật Thái Bình; ông Nguyễn Song Hiển – Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng và các văn nghệ sỹ tham dự Trại sáng tác.

bemacthaibinht3 2019

Phát biểu tổng kết tại buổi bế mạc, ông Vũ Đình Chiều đã cùng với các văn nghệ sỹ đánh giá lại toàn bộ quá trình sáng tác tại trại, cũng như chất lượng các tác phẩm. Các văn nghệ sỹ đã có nhiều nỗ lực trong việc sáng tạo, cũng như học hỏi lẫn nhau để nâng cao chất lượng tác phẩm. Cùng với những kinh nghiệm, tư liệu thu được từ các chuyến đi thực tế tại Đà Nẵng, Hội An… các văn nghệ sỹ đã đưa thực tế cuộc sống, lao động của nhân dân vào trong tác phẩm của mình, tạo ra sức sống mới, tầm cao mới trong chất lượng từng tác phẩm.

Các văn nghệ sỹ cũng không quên dành lời cảm ơn tới Giám đốc và toàn thể nhân viên Nhà sáng tác Đà Nẵng vì sự phục vụ tận tâm, luôn tạo những điều kiện tốt nhất để tổ chức Trại sáng tác thành công tốt đẹp

Có 59 tác phẩm đã được sáng tác tại Trại, bao gồm 18 tác phẩm văn học, 26 tác phẩm nhiếp ảnh, 02 tác phẩm âm nhạc, 10 tác phẩm mỹ thuật, 01 tác phẩm sân khấu, 01 tác phẩm văn nghệ dân gian và 01 tác phẩm kiến trúc.

Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Hưng Yên 2019 tại Nhà sáng tác Tam Đảo

Ngày 16/3/2019, tại Nhà sáng tác Tam Đảo đã khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật 2019 do Hội văn học nghệ thuật Hưng Yên và Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức.

Đến dự khai mạc có bà Hoàng Thanh Mai – Phó chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Hưng Yên; ông Đỗ Quảng Chung – Phó Giám đốc Nhà sáng tác Tam Đảo và các văn nghệ sỹ tham dự trại.

khaimachungyent3 2019

Trại sáng tác Hưng Yên 2019 quy tụ 15 văn nghệ sỹ đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau của Hưng Yên như: văn học, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật, văn nghệ dân gian… Các tác giả sẽ làm việc theo đề cương đã đăng ký với Ban tổ chức, đồng thời cũng giao lưu trao đổi với các văn nghệ sỹ địa phương, nhằm tăng thêm kinh nghiệm và tư liệu cho các tác phẩm.

Trại dự kiến kết thúc ngày 31/3/2019.

Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Phú Thọ - Hoà Bình tại Nhà sáng tác Đà Lạt

Ngày 17/3/2019, tại Nhà sáng tác Đà Lạt đã khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Phú Thọ - Hoà Bình do Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật phối hợp với Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ và Hội văn học nghệ thuật Hoà Bình tổ chức.

Dự khai mạc có các ông Vũ Long – Phó Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ; ông Trương Văn Sơn – Phó Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Hòa Bình; ông Võ Văn Quốc Bình – Giám đốc Nhà sáng tác Đà Lạt và ông Hà Hữu Nết – Phó Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Lâm Đồng.

khaimacphuthohoabinht3 2019

Trại sáng tác lần này có 30 văn nghệ sỹ đến từ hai tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình. Đây là cơ hội để các văn nghệ sỹ có thể giao lưu, học hỏi lẫn nhau nhằm nâng cao sự sáng tạo và chất lượng trong các tác phẩm. Với các tác phẩm xuất sắc từ trại, sẽ được chọn lọc để xuất bản trong các ấn phẩm văn học của hai tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình.

Khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu 2019 tại Nhà sáng tác Nha Trang

Ngày 14/3/2019, tại Nhà sáng tác Nha Trang đã khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu 2019 do Hội nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức.

Tới dự buổi khai mạc có ông Lê Chức – Phó Chủ tịch Hội nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam; ông Lê Văn Hoa – Phó Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao Khánh Hoà; ông Nguyễn Văn Chức – Chủ tịch và ông Trần Hà – Phó Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Khánh Hoà. Về phía Nhà sáng tác Nha Trang có bà Đỗ Thị Mai Hương – Giám đốc Nhà sáng tác Nha Trang.

khaimacsankhaut3 2019

Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Lê Văn Hoa đã thay mặt tỉnh Khánh Hoà chào mừng các nhà biên kịch sân khấu đến với trại sáng tác và khẳng định sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Khánh Hoà với các loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc.

Trại sáng tác diễn ra từ ngày 14 đến 28-3, với sự tham gia của 14 tác giả của các tỉnh, thành khu vực phía nam như: Vĩnh Long, An Giang, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Tháp, Phú Yên và TP. Hồ Chí Minh. Trong 15 ngày tham gia trại sáng tác, các nhà biên kịch dự kiến sẽ hoàn thành 14 kịch bản sân khấu gồm: 10 tác phẩm kịch, 3 tác phẩm cải lương và 1 tác phẩm bài chòi, với nhiều nội dung phong phú về các danh nhân lịch sử, về chiến tranh, tình yêu quê hương – đất nước. Bằng phương pháp chia tổ thảo luận, các tác giả sẽ cùng trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến, giúp sửa chữa và hoàn thiện các tác phẩm, qua đó giúp nâng tầm tư tưởng nghệ thuật, cho ra đời những kịch bản hay và những vở diễn mang giá trị nghệ thuật cao. Đây cũng là cơ hội để các tác giả giao lưu, học hỏi kinh nghiệm.

khaimacsankhaut3 2019 1

Trại sáng tác sẽ kết thúc vào ngày 29/3/2019.

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Phường Bạch Mai - Thành phố Hà Nội
Điện thoại : 0243.974.5763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này