Minh Phương

Minh Phương

Tham luận của Đạo diễn, NSƯT Đào Quang, chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Nam Định tại hội thảo "Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác"

Tham luận của Đạo diễn, NSƯT Đào Quang, chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Nam Định tại hội thảo "Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác"

daoquanghoithao
Đạo diễn, NSƯT Đào Quang phát biểu tại Hội thảo
 

Để có tác phẩm hay có giá trị

rất cần có môi trường sáng tác tốt cho văn nghệ sĩ

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 5 khoá VIII  về “Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”;  Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục XD và phát triển VHNT trong thời kỳ mới”. Rất cần có một môi trường sáng tác VHNT tốt để thắp ngọn lửa trong trái tim mỗi người văn nghệ sĩ trong lĩnh vực sáng tác VHNT. Tất nhiên chủ thể sáng tạo chính là văn nghệ sĩ. Không có văn nghệ sĩ tài năng với tư cách chủ thể sáng tạo chắc chắn sẽ không ra đời những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị. Tất nhiên rất cần thêm những nhân tố, yếu tố cộng hưởng, như môi trường, điều kiện cơ sở vật chất, những cuộc dã ngoại thực tiễn, tập huấn, sự giao lưu học hỏi, sự bồi đắp kiến thức về chính trị xã hội, thì mới có cơ sở đẩy đủ vững chắc để tạo nên những sáng tác tầm cỡ, từ đó bồi đắp một thời kỳ VHNT phồn vinh.

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Bộ VH-TT-DL, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác VHNT đã thực sự là cầu nối, là bà đỡ, tạo điều kiện môi trường hết sức thuận lợi cho hàng nghìn các văn nghệ sĩ ở TW và địa phương trong các loại hình VHNT : Văn xuôi, Thơ, NCPB, Sân khấu, Điện ảnh, Âm nhạc, Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Văn nghệ dân gian, được ổt chức hàng năm tại các Nhà sáng tác : Đại Lải, Tam Đảo, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu và gần đây là nhà sáng tác Đà Nẵng với sự đón tiếp ân cần, chu đáo từ nơi ăn chốn ở, đến những điều kiện phục vụ cho sáng tác sáng tạo VHNT; đặc biệt sự phối hợp chặt chẽ của Trung tâm hỗ trợ sáng tạo VHNT với các Hội chuyên ngành TW và các Hội VHNT địa phương của 63 tỉnh thành trong cả nước đã tạo được hiệu quả cao trong các chương trình kế hoạch tổ chức, tập huấn trại sáng tác và đào tạo đội  ngũ, tổ chức các hoạt động phổ biến tác phẩm VHNT tiêu biểu gắn với các nhiệm vụ chính trị của đất nước, như trại sáng tác về Bảo vệ chủ quyền biển đảo, xây dựng Nông thôn mới của các Hội chuyên ngành TW và của các Hội địa phương. Hàng ngàn các đề cương của các văn nghệ sĩ ở mọi miền đất nước, từ các trại sáng tác của Trung tâm hỗ trợ sáng tác VHNT đã đơm hoa kết trái và đã xuất bản công bố, chuyển tải đến đời sống XH góp phần tích cực cho sự ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Trong 5 năm (2011-2016) tại Nam Định, Hội VHNT tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động VHNT của Hội VHNT tỉnh Nam Định, đặc biệt từ các trại sáng tác Đà Lạt 2012, Vũng Tàu 2014, Nha Trang 2015... gần 100 VNS đã tham gia, hàng trăm tác phẩm trên các lĩnh vực VHNT đã được sáng tác, công bố, quảng bá tới công chúng và bạn đọc, khán giả.

1- Lĩnh vực văn học :

- Văn xuôi : có 6 tiểu thuyết, 7 tập ký, Bút ký tản văn, 8 tập truyện ngắn.

- Thơ : 32 tập thơ, trường ca

- Nghiên cứu PB : 11 công trình tác phẩm cấp tỉnh, TW

2- Lĩnh vực nghệ thuật :

- Sân khấu : 5 tập kịch bản, 11 kịch bản dài, 36 kịch bản ngắn, 12 công trình đạo diễn đã được dàn dựng cho các đoàn NT chuyên nghiệp. Đài PTTH TW, địa phương và các cuộc Hội diễn liên hoan.

- Âm nhạc : 6 tập nhạc, 9 đĩa DVD, 2 chương trình được dàn dựng giới thiệu tác giả tác phẩm.

- Mỹ thuật : 128 tác phẩm được trưng bày triển lãm khu vực ĐBSH và toàn quốc.

- Nhiếp ảnh : gần 700 tác phẩm ảnh triển lãm khu vực ĐBSH, TQ và Quốc tế.

Tiêu biểu như các tác giả- nhà văn, đạo diễn, hoạ sĩ, nhạc sĩ, NSNA trong lĩnh vực sáng tác : Đào Quang, Vũ Xuân Dương, Giang Phong, Trinh Quang Khanh, Lưu Tuấn Hùng, Trần Quốc Tiến, Mai Tiến Nghị, Đặng Hồng Nam., Phạm Trọng Thanh, Phạm Trường Thi, Đỗ Phú Nhuận, Nguyễn Thế Kiên, Hoàng Trung Hiếu, Kiều Dư, Đinh Duy quang... các VNS đã tham gia hội diễn liên hoan các giải thưởng hàng năm của Bộ VHTT-DL và các Hội chuyên ngành TW, các Bộ ngành trong nước từ giải thưởng hàng năm (2011-2016) đã đạt được thành tích .

-      03 giải thưởng VHNT do Liên hiệp các Hội VHNT .

-      18 giải thưởng do Ban TG TW, HĐ lý luận phê bình VHNT TW, Tỉnh uỷ NĐ trao tặng về đợt thi sáng tác quảng bá thực hiện chỉ thị 03 của Bộ chính trị “Tiếp tục học tập & làm theo tấm gương đạo đức HCM”

-      67 giải thưởng các Hội chuyên ngành TW, các Bộ ngành khu vực cho các loại hình VHNT.

-      50 HC vàng, bạc, đồng các loại tham gia Hội diễn khu vực toàn quốc.

Với khát vọng, sự đam mê, các VNS tỉnh NĐ đã nhận thức được tầm quan trọng về định hướng tư tưởng trong sáng tác VHNT, đó cũng là vấn đề mang tính quy luật của yêu cầu phát triển lý luận VHNT nói chung. Đặc biệt sự quan tâm XD môi trường phát triển VHNT phong phú, nâng cao chất lượng có tính chiều sâu mà Trung tâm Hỗ trợ sáng tác VHNT cùng các Hội đã phối kết hợp tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sáng tác, sáng tạo của các VNS. Để tiếp tục tạo ra một không gian, môi trường sáng tác rộng rãi, tin cậy, đầm ấm cho VNS, từ đó có những tác phẩm VHNT có giá trị cao về nội dung, cũng như chất lượng nghệ thuật, đáp ứng sự phát triển đổi mới của đất nước, nhu cầu của công chúng. Với góc nhìn và từ thực tiễn tôi xin đề xuất một số kiến nghị giải pháp sau :

- Bộ VHTT-DL tiếp tục có những cơ chế, chính sách thoả đáng đầu tư cho Trung tâm hỗ trợ sáng tác về cơ sở vật chất, con người... để tạo điều kiện môi trường thuận lợi nhất cho sáng tác của VNS.

- Không nên đặt ra các chỉ tiêu hoặc khoản doanh thu cho các Nhà sáng tác, biến các Nhà sáng tác thành các khách sạn, dịch vụ thương mại hoá mà phải lấy mục đích là nơi hội tụ tập trung đầu tư chắp cánh cho sự sáng tác, sáng tạo của VNS trong các lĩnh vực VHNT.

- Trung tâm hỗ trợ sáng tác VHNT sớm có kế hoạch với các Hội trong từng năm để tổ chức trại một đợt có thể là 2 hoặc 3 tỉnh hay một loại hình VHNT để có sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm sáng tác VHNT , từ đó kích thích sự sáng tác của VNS.

- Các VNS khi đến trại sáng tác rất cần được nâng cao trình độ, nghề nghiệp kinh nghiệm, trong một đợt sáng tác tại trại, Trung tâm nên tổ chức các cuộc tập huấn nghiệp vụ, đi thực tế để mở rộng giao lưu hiểu biết cho VNS.

- Có cơ chế mua hoặc lưu giữ những tác phẩm VHNT có chất lượng, đạt giải thưởng trong nước và quốc tế để lưu giữ, quảng bá giới thiệu các tác phẩm đã sáng tác tham gia dự trại tại Trung tâm. Việc làm này là khát vọng mong mỏi có ý nghĩa hết sức lớn, động viên VNS đam mê, tiếp tục sáng tác và tái sản xuất tác phẩm.

Kính thưa toàn thể hội nghị

Trên đây là tham luận, toạ đàm về “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của các VNS tại các nhà sáng tác”. Chúng tôi mong rằng, Trung tâm hỗ trợ sáng tác của Bộ VHTTDL sẽ tiếp tục duy trì, phát triển, tiếp tục quan tâm phối hợp với các Hội VHNT cả nước, tạo môi trường VHNT thuận lợi nhất để VNS cả nước có nhiều tác phẩm công trình VHNT xứng tầm với sự phát triển của đất nước trong tình hình hiện nay.

Chúc quý vị đại biểu mạnh khoẻ, hạnh phúc !

Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp !

Tham luận của nhà báo, biên tập viên báo Quân đội nhân dân Xuân Hùng tại Hội thảo "Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác"

Tham luận của nhà báo, biên tập viên báo Quân đội nhân dân Xuân Hùng tại Hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác”.

xuanhunghoithao
Nhà báo Xuân Hùng tại Hội thảo
 

NƠI HỘI TỤ NHỮNG ĐAM MÊ

Xuân Hùng - Biên tập viên Nhà xuất bản QĐND

    Tự đáy lòng mình, tôi thường gọi Nhà sáng tác là “nơi hội tụ những đam mê”. Dẫu điều này có thể sẽ không phù hợp với suy nghĩ của nhiều người, song với tôi, mỗi người có một cách quan niệm, một suy nghĩ khác nhau, nên việc thích hay không thích đi trại viết cũng là lựa chọn riêng của họ, miễn sao đừng tự nói dối chính mình.

    Vậy, “Trại sáng tác - cần hay không cần?”. Tôi xin mạnh dạn mượn tiêu đề của bài viết in trên một số báo trong thời gian qua để trình bày những suy nghĩ của mình về vấn đề này như sau.

    Vâng! Không biết mọi người xem hình thức trại sáng tác như thế nào, là cần thiết hay không cần thiết, nhưng đối với riêng tôi thì mô hình trại sáng tác, nhà sáng tác là thực sự rất cần đối với văn nghệ sĩ, đặc biệt là với những người viết trẻ chúng tôi.

    Vừa qua, tôi vô tình được đọc loạt bài “Trại sáng tác - cần hay không cần?” của nhóm tác giả:… với những quan niệm, những suy nghĩ, những dẫn chứng cụ thể được thể hiện bằng những phát biểu của các văn nghệ sĩ cũng có tên tuổi, tôi chợt giật mình, thấy vừa buồn, lại vừa lo.

    Nói là buồn và lo bởi vì, ở loạt bài viết này, hầu hết những người “đại diện” cho văn nghệ sĩ khi trả lời phỏng vấn của nhóm phóng viên đều… không dứt khoát về quan điểm cần hay không cần mô hình trại sáng tác, hay nói đúng hơn  là với họ, mô hình trại sáng tác có cũng được, không có cũng chẳng sao. Và thậm chí, có những quan điểm còn đánh đồng trách nhiệm về chức năng, nhiệm vụ giữa Trung tâm Hỗ trợ sáng tác (Nhà sáng tác) và cơ quan Tổ chức sáng tác… Cũng vì những quan niệm đó, với tâm thế là một người viết trẻ, cũng thường xuyên được tham gia dự trại và tham gia tổ chức trại sáng tác, tôi thấy lo vì nhỡ ai cũng đồng quan điểm như thế thì trong tương lai, mô hình trại sáng tác hay nhà sáng tác nếu sẽ không còn tồn tại nữa thì thật sự là một thiệt thòi không nhỏ đối với những người viết trẻ chúng tôi, và thậm chí đối với cả những người thường xuyên có nhu cầu mở trại như đơn vị chúng tôi.

    Xin nói một chút về bài viết “Trại sáng tác - cần hay không cần?”. Vấn đề này, đối với các ngành nghệ thuật khác như Hội hoạ, Sân khấu… thì tôi không được biết nhiều, nhưng đối với văn học thì tôi khẳng định là CẦN, thậm chí RẤT CẦN! Nói như vậy bởi vì, trong bài viết đó, có một số văn nghệ sĩ cũng thuộc chuyên ngành văn học đã cho rằng: “Trại sáng tác chỉ gây mất thì giờ, bù khú quanh năm, chẳng qua cứ tận dụng cho nó hết… Thực tế, từ ở trại sáng tác chưa thấy tác phẩm nào ra hồn cả…”. Điều này thực sự là… không hoàn toàn đúng. Vì theo tôi được biết, những tác phẩm đã làm nên tên tuổi của nhiều nhà văn đương đại hôm nay vẫn còn đó. “Nắng đồng bằng” của Chu Lai, “Trong cơn gió lốc” của Khuất Quang Thuỵ, “Đường tới thành phố” của Hữu Thỉnh… và nhiều tác phẩm nữa đủ các thể loại văn học không thể kể hết… có thể coi như một câu trả lời đích đáng cho quan niệm này (Tất nhiên đây là những tác phẩm được ra đời từ những trại viết).

    Tôi không biết những văn nghệ sĩ kia họ quan niệm về mô hình trại sáng tác là như thế nào, nhưng đối với tôi, với thế hệ trẻ chúng tôi thì trại sáng tác là thực sự rất cần thiết. Bởi lẽ:

    Thứ nhất: Được tham dự trại sáng tác là một cơ hội để được học hỏi, được trao đổi, được giao lưu với những tư duy văn chương đích thực. Thậm chí đến trại sáng tác còn sẽ được truyền lửa, được thúc đẩy đam mê để có thêm động lực cho người cầm bút.

   Thứ hai: Đây chính là quãng thời gian đẹp nhất, quý giá nhất không vướng bận gia đình, không vướng bận những công việc khác… mà tất cả sẽ giành cho văn chương, giành cho những đam mê đích thực của mình.

    Thứ ba: Dù không rõ ràng nhưng trại sáng tác cũng chính là một cuộc thi, một đợt thi đua cao điểm trong thâm tâm của những người tham gia dự trại.

    Để làm rõ hơn những vấn đề trên, tôi xin lấy dẫn chứng bằng những ví dụ cụ thể mà các trại viết tôi từng được tham gia, đó là:

    Khi bước chân đến trại viết, những ngày đầu hầu như là sự gặp gỡ của những người mới chỉ từng biết nhau qua tác phẩm (rất ít những người đã gặp nhau ngoài đời) có cơ hội gặp gỡ, làm quen và trò chuyện, qua đó tạo nên một không khó phấn khởi, đầm ấm và ai cũng mang cái tâm thế chung là: “mình có gì để giao lưu đây?”. Bởi những ngày tiếp theo sẽ là quãng thời gian để những bạn văn ngoài thời gian cặm cụi với những ý tưởng sáng tác của mình sẽ có cơ hội được trao đổi trên những trang bản thảo. Có thể họ sẽ cho nhau đọc, sẽ góp ý cho nhau, để chia sẽ những ý tưởng, những quan niệm riêng về điều mình muốn viết. Rồi đặc biệt là trong những lúc trò chuyện ấy, thông qua những buổi toạ đàm bàn tròn là cơ hội được giao lưu, tiếp xúc, được lắng nghe những kinh nghiệm xương máu của các thế hệ nhà văn đi trước, của những người cùng tham gia trại viết nhưng họ là thầy, là khách mời chia sẻ, truyền đạt… để tạo nên động lực cho mình.

    Còn với vấn đề có thêm động lực, được truyền lửa để sáng tác, để tự tin hơn, hay không khí của một cuộc thi là rất rõ ràng. Ví dụ như khi tham gia trại viết, khi ngồi cùng một bàn tròn, cùng một cuộc toạ đàm, những người xung quanh có cái để nói, mà mình không có thì liệu có ai trong số trại viên có đủ tự tin để ngồi nghe? Có đủ can đảm để tham gia góp ý khi mình chẳng có gì? Đấy chính là động lực bắt mình phải viết, bắt mình phải có.

    Chúng tôi, những người viết trẻ, mà cụ thể là những người lính trẻ cầm bút thì luôn rất cần cái không khí ấy. Ví dụ như trong những năm qua, đề tài viết về “Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” trên văn đàn đang dần khan hiếm. Thế hệ những người lính cầm bút từng làm nên những tác phẩm đồ sộ, từng để lại những “cú đấm dứt khoát” (theo cách nói của Nhà văn Chu Lai) hiện nay đang cạn dần. Vậy thì làm thế nào để văn học viết về đề tài “Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” giữ được những giá trị đích thực của nó, để nó không phai dần theo những tên tuổi đã làm nên nó, để không bị khói bụi thời gian từng bước phủ mờ… Đây thực sự là một câu hỏi rất khó trả lời. Tôi nghĩ, câu trả lời hiệu quả nhất cho điều này phải chăng chính là cách “truyền lửa” của những thế hệ đi trước đối với lớp lớp những người viết trẻ?

    Nhà xuất bản QĐND chúng tôi đã từng tổ chức những cuộc toạ đàm xoay quanh đề tài này trong những trại sáng tác mà chúng tôi đã tổ chức. Ở đó, ngoài việc các tác giả dự trại trao đổi về những sáng tác của mình, chúng tôi còn được truyền lửa bởi những nhà văn đã từng vừa cầm súng giáp mặt quân thù, vừa cầm bút, tuy tuổi đã cao những vẫn sục sôi nhiệt huyết. Những phát biểu của Nhà văn, Nhà thơ như: Chu Lai, Khuất Quang Thuỵ, Anh Ngọc, Vũ Quần Phương… đã như thúc giục những người viết trẻ chúng tôi dù có đang nản lòng cũng phải cháy, phải cháy hết mình với chính mình, với chính ý tưởng của mình. Vì ở đó, chúng tôi - những người viết trẻ như thấy được ở họ, dù tuổi đã cao nhưng sức vẫn chưa tàn, họ vẫn cháy như thế, họ vẫn sục sôi như thế thì tại sao lớp trẻ lại không làm được? Mà được may mắn nghe họ nói, được họ truyền cho những ngọn lửa của đam mê, những ngọn lửa văn chương cách mạng thực thụ, nếu mình không tiếp thu được, không cháy được thì… thực sự là có tội lớn, có tội với chính mình, có tội với văn chương, với những người đi trước. Bên cạnh đó, trại viết còn tạo cho chúng tôi những cảm hứng thông qua những buổi giao lưu, gặp gỡ, những buổi thực tế cơ sở để có điều kiện khám phá những điều mình còn chưa biết, những gia vị còn thiếu trong ý tưởng sáng tạo của chính mình.

    Nói như vậy để thấy rõ hơn hiệu quả của trại sáng tác đối với thế hệ trẻ chúng tôi. Bên cạnh đó, vẫn còn một dẫn chứng cụ thể nữa mà tôi muốn nói ở đây về hiệu quả của việc tổ chức trại sáng tác trong thời gian qua là:

    Đối với Nhà xuất bản QĐND chúng tôi, thời gian trước đây (khoảng 3 đến 5 năm trước), trên bản biên tập thật sự khan hiếm những bản thảo viết về đề tài người lính và chiến tranh cách mạng có chất lượng (tôi chưa dám nói đến bản thảo hay). Tại sao lại như thế? Đây thật sự là một câu hỏi lớn, sự trăn trở của lãnh đạo chỉ huy cũng như đội ngũ Biên tập viên sách văn nghệ Nhà xuất bản QĐND chúng tôi. Thế rồi 2 năm nay (2015, 2016), được sự đồng ý của Thủ trưởng TCCT, đặc biệt là sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác, chúng tôi đã liên tục tổ chức 2 trại sáng tác Tiểu thuyết, Trường ca về đề tài “Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng”. Và chúng tôi đã thực sự mừng đến rơi nước mắt khi với kết quả thu được từ 2 trại viết, đó là những trang sách viết về chiến tranh, về người lính lại xuất hiện, và xuất hiện với một tâm thế mới, một diện mạo mới. Tuy chưa dám nói là mĩ mãn nhưng cũng phải công bằng nhìn nhận là đã có, đã có những tác phẩm đạt chất lượng, đạt được mục đích yêu cầu của trại viết, đạt được tiêu chí của Nhà xuất bản QĐND đề ra.

    Cụ thể như, từ trại viết ở Tam Đảo năm 2015, chúng tôi đã cho ra mắt bạn đọc những Tiểu thuyết về chiến tranh cách mạng như: “Tiếng biển” của Nguyễn Văn Đệ, “Xóm Chợ” của Nguyễn Hiền Lương, “Làng Ba Họ” của Hoàng Giá, “Lính Chiến” của Đan Thành, “Tia chớp cuối chiều” của Nguyễn Tiến Hải… và có trong tay rất nhiều bản thảo của truyện ngắn, Trường ca, bút ký khác nữa. Rồi đến trại viết năm 2016, chúng tôi đã có được những bản thảo hoàn chỉnh và dự định sẽ xuất bản, cho ra mắt bạn đọc năm 2017 những Tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng, về tình đoàn kết hữu nghị Việt - Lào như: “Nhịp cầu” của Lê Văn Vọng, , “Chiến tranh qua rồi” của Nguyễn Duy Liễm, “Chuyện tình Phja Bjooc” của Bùi Như Lan, “Hai nửa cuộc chiến” của Nguyễn Duy Liễm, “Động thổ” của Lê Ngọc Minh. Và đặc biệt là 2 Nhà văn được đầu tư chiều sâu đã cho ra đời 2 bản thảo Tiểu thuyết rất dày dặn là: “Trang trại có ma” của Nguyễn Bảo và “Trở về” của Đỗ Viết Nghiệm.

    Vâng, đó là kết quả mà chúng tôi đã có được qua 2 lần tổ chức trại viết tại Tam Đảo và Đại Lải. Điều này có thể trả lời cho phần nào cho câu hỏi về hiệu quả của việc Tổ chức trại sáng tác trong thời gian vừa qua của chúng tôi với Trung tâm hỗ trợ sáng tác. Và cũng qua đây, câu hỏi “trại sáng tác - cần hay không cần?” có thể cũng không cần trả lời nữa.

    Thông qua bài viết này, tôi cũng xin mạnh dạn đề nghị, nên chăng trong thời gian tới, trung tâm hỗ trợ sáng tác nên hỗ trợ đầu tư có chọn lọc, có trọng điểm hơn, tạo điều kiện tốt hơn cho các văn nghệ sĩ sáng tác. Cụ thể là:

    - Đối với chuyên ngành văn học nên kéo dài thời gian hơn nữa. (từ 15 ngày lên chừng 18, 20 ngày).

    - Hỗ trợ thêm tiền ăn cho văn nghệ sĩ, vì 120.000 so với thị trường bây giờ là quá thấp.

    - Tạo điều kiện về phòng ở và làm việc, vì trại viên về sáng tác thường làm việc độc lập, có tính đặc thù riêng của ngành nghề. Nếu sắp xếp 2 người 1 phòng thì rất khó cho việc sáng tác độc lập.

    - Đầu tư nhiều hơn cho sáng tác trẻ. Và yêu cầu các cơ quan tổ chức nên mời xen kẽ những trại viên tên tuổi, đã thành danh với một số lượng nhất định tác giả trẻ, để có sự phối hợp, sự giao thoa nhịp nhàng và cũng là để bồi dưỡng, đào tạo cho lớp kế cận.

 

Kế hoạch công tác trong tháng 11/2016 của Ban Giám đốc Trung tâm

- Từ 26/10/2016 – 6/11/2016: Ông Kiều Khánh Hội, phó Giám đốc Trung tâm làm việc, chỉ đạo tại Nhà sáng tác Đà Nẵng.

- Từ 28/10/2016 – 1/11/2016: Ông Trần Mạnh Cường, phó Giám đốc Trung tâm công tác tại Nhà sáng tác Nha Trang.

- Từ 2/11/2016 – 20/11/2016: Ông Huỳnh Văn Ngàn, Giám đốc Trung tâm làm việc, chỉ đạo công tác tại các Nhà sáng tác phía Nam.  

NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ LẠT

Nhà sáng tác Đà Lạt 

SLIDESHOW CK : No items found.

Được xây dựng, cải tạo từ khu biệt thự thời Pháp, Nhà sáng tác Đà Lạt nằm trên khuôn viên rộng 1ha ở thành phố Đà Lạt. Với hơn 46 phòng, trong đó có 25 phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế, hội trường lớn 100 chỗ, café sân vườn… cùng đội ngũ phục vụ lâu năm trong nghề, luôn nhiệt tình và mến khách, Nhà sáng tác Đà Lạt là nơi các văn nghệ sĩ miền Nam thường tới sáng tác, tạo ra nhiều tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao.
 
baidoxedalat
 Bãi đỗ xe
 phongkhachdalat
 Khu lễ tân
 
dalathoitruong
Hội trường
 
khubietthudalat
Khu biệt thự
 
phongngudalat1
Phòng ngủ
 
phongngudalat2
Phòng V.I.P
Địa chỉ : Nhà sáng tác Đà Lạt,
2A đường Yên Thế, phường 10, thành phố Đà Lạt.
Điện thoại : 063 – 822.095.
Fax : 063 – 3813700.
Giám đốc : Ông Võ Văn Quốc Bình.
Điện thoại : 098 – 815.26.38.
 

Tham luận của NSƯT Lê Chức tại Hội thảo "Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác"

Tham luận của NSƯT Lê Chức tại Hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác”.

Bài tham luận của NSƯT Lê Chức, Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tại buổi hội thảo “ Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác”, tổ chức ngày 11/10/2016 tại Nhà sáng tác Đại Lải, Vĩnh Phúc.

lechuc1
Nghệ sĩ Ưu tú Lê Chức phát biểu tại Hội thảo

Ý kiến tại buổi tọa đàm: “Đổi mới và Nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sỹ tại các nhà sáng tác”

                                                                         NSƯT Lê Chức
Phó Chủ tịch Hội NSSKVN

Trung tâm Hỗ trợ sáng tác VHNT với các Nhà Sáng tác là một thiết chế trong chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của Bộ VHTTDL, để vừa tạo ra sự liên kết với các Hội VHNT chuyên ngành TW và 63 Hội VHNT địa phương trong công tác: hỗ trợ về địa điểm, chế độ sinh hoạt và phục vụ của các văn nghệ sỹ tới sáng tác theo mô hình tổ chức Trại sáng tác.

Phải nói là: đó là sự quan tâm và tạo điều kiện của các cơ quan hữu trách, cụ thể là Bộ VHTTDL – để có thể làm xuất hiện được các tác phẩm của kết quả tư duy và sáng tác mà hy vọng nhất là có được (dù biết chắc là không nhiều) tác phẩm (ở từng thể loại) có chất lượng nghệ thuật cao, để dàn dựng trên sân khấu để công diễn; được trở thành phim điện ảnh hoặc truyền hình và công chiếu; được triển lãm hoặc biểu diễn (với hội họa, âm nhạc, múa…) được in thành ấn phẩm (với Văn học)…

Trại sáng tác được mở theo định kỳ và theo chỉ tiêu (với Hội Sân khấu là 2 lần trại một năm ở 2 địa danh: phía Bắc và phía Nam).

Các Nhà Sáng tác với đội ngũ cán bộ và nhân viên của mình, cùng với cơ sở vật chất về phòng ở, hội trường, phòng họp đã giúp cho mỗi tác giả có được 15 ngày tập trung sáng tác, tạm tách khỏi những “yếu tố sinh hoạt gia đình và đời thường”.

Đầu vào là 1 kịch bản, hoặc đề cương chi tiết đăng ký để thẩm định về đề tài (có thể có yêu cầu, còn phần lớn là đề tài tự chọn); đến Trại được đọc cho nhau nghe, có thể có cả các Chuyên gia, bậc thầy, “bậc đi trước” góp ý cho, soi tỏ cho, để rồi sau đó “có chút bừng tỉnh” và dũng cảm “cấu trúc lại” – viết lại để kịch bản sân khấu nào khi kết thúc trại cũng là một “bản văn” mới, ghi rõ hàng chữ: “kịch bản đã được chỉnh sửa”, nâng cao tại trại…!

Cố Giáo sư. Tiến sĩ. NSND (Nguyễn) Đình Quang đã được các học giả  mời nói về Lý luận viết kịch trong cảm nhận  thích thú, ngỡ ngàng của các “tay bút” đã trưởng thành.

Nhà văn Chu Lai, ủy viên thường vụ của Hội, Trưởng ban sáng tác 2 nhiệm kỳ khẳng định: có 60% kịch bản được viết, hoặc được nâng cao ở trại – đã được dàn dựng để diễn, để đi “thi” và đoạt giải.

Đường đi của một số kịch bản sân khấu được viết ở Trại còn có 1 ngả nữa là đăng ký Dự thi xét thưởng hàng năm, và không ít tác giả luôn “thắng” để “sống được” bằng sức viết và kết quả của mình.(Như tác giả Xuân Đức, Đăng Minh, Lê Quý Hiền, Chu Lai, Chu Thơm, Vương Huyền Cơ, Bùi Vũ Minh, Phạm Văn Quý, Hà Nam Quang,…)

Có một thực tế “không vui” là lực lượng viết cho sân khấu phần lớn là cao tuổi, đa số đã nghỉ hưu, đã từng có chức danh lãnh đạo và có thành công ở sân khấu.

Hội NSSKVN đã rất cố gắng phát hiện và đầu tư cho lớp “tác giả trẻ” khối Dân sự và cả lực lượng vũ trang, chú trọng đến các Hội viên và cả các tác giả chưa là Hội viên – nhưng “thật khó”có được sự xuất hiện đó – Tác giả sân khấu không có “thần đồng” là vì vậy – vì Nghề tác giả đòi hỏi sự “kinh lịch” với kiến thức, kinh nghiệm sống, bản lĩnh trong va đập và xử lý tình huống của các cấp mâu thuẫn triết học, chính trị, xã hội, kinh tế,… để đề xuất được những ý niệm nhận thức về “Triết lý Nhân sinh; Nhân tình Thế thái” mà người trẻ khó đạt được!

Được đi dự Trại sáng tác của Trung ương Hội là mong muốn  của nhiều tác giả, nhất là với các tác giả ở địa phương (ngoài khối TW, Hà Nội); đó còn như  một sự lựa chọn nghề nghiệp tự thân uy tín cho người viết. Có những trường hợp từ đó mà thành kết quả của các mối quan hệ, giới thiệu “sản phẩm” cho Truyền hình và các Đơn vị sân khấu.

Không ai không mong muốn: kịch bản “máu thịt” của mình viết ra lại lọt vào “con mắt xanh” lựa chọn của một đơn vị sân khấu nào đó, được một Đạo diễn “bảo trợ giới thiệu”. Nhưng đâu dễ, bởi mỗi Đơn vị đều có 1 kế hoạch của mình theo từng năm, theo đề tài phù hợp và cho một đối tượng người xem cụ thể.

-Và có 2 loại sản phẩm sân khấu:

Tác giả kịch bản

Đạo diễn dàn dựng.

Đơn vị có định hướng NT chính thống; lại chọn dựng để đi thi nữa nữa (thì nhất!)

Nguồn kinh phí đầu tư

Lực lượng nghệ sỹ

Cơ sở kỹ thuật âm thanh, ánh sáng.

Và, khi đó – vở diễn theo xu hướng đảm bảo chất lượng Nghệ thuật cũng như uy tín nghề nghiệp ra đời

-     Sân khấu sinh hoạt đời thường, giả trí, ma…kinh dị, hài.

(cũng như: Điện ảnh có phim Nghệ thuật, phim Nhựa và phim Truyền  hình, phim băng từ, phim nhiều tập: phim ngắn…)

“Chen chân” và “viết lách” (viết và “lách”) vẫn tồn tại trong thwucj tế đời sống sân khấu nhiều năm nay.

Do đó số lượng kịch bản được viết theo những yêu cầu, đòi hỏi của tiêu chí nghệ thuật thuộc hệ chính thống (nhiều khi khó được chọn dưng!).

Nhiều kịch bản “bình dân” được viết ngoài các Trại lại trở thành “hàng tươi sống” cho nhiều đơn vị, cho vô tuyến truyền hình.

(Từ đó mà có phần ai đó phê phán kết quả của Trại sáng tác.

Còn 1 lý do nữa là 1 tác giả có thể đi nhiều lần trại trong năm với Hội VHNT địa phương, trại viết do các Bộ, ngành tổ chức – tuổi lại cao nên sản phẩm kịch bản rất dễ thiếu sự tập trung cho chất liệu để tạo dựng 1 vở diễn tương lai).

Về phía Trung tâm và các Nhà sáng tác

  1. Có một phần phải chịu dư luận về tình hình thực tế trên, nhưng đó là yếu tố ngoài chức năng và chuyên môn – Trung tâm, Nhà sáng tác không làm cho tác giả viết hay lên được.
  2. Về công tác phục vụ cho các Tác giả đến để sáng tác của từng đợt – thì không có Tác giả nào có ý chê trách gì, ngoài những lời khen về tổ chức  tiếp đón, hỗ trợ khai mạc, bế mạc, nghiệm  thu kịch bản sau trại, và nhất là sự “buộc phải thích nghi” theo “tính cách và sở thích” của từng tác giả.

Công cuộc “làm Dâu trăm (ngàn) họ” đó là 1 kỳ công! Mà vẫn vui vẻ đáp ứng!

Sự trách nhiệm phục vụ đó giúp nhiều cho sự an tâm của mỗi ban tổ chức Trại và từng Tác giả - Trại viên.

Một vài ý kiến đề xuất với Trung tâm

  1. Tạo thêm các điều kiện để các Nhóm hoặc Cá nhân Tác giả được hưởng tiêu chuẩn quy định – có thể đến sáng tác từ các yêu cầu, mà không nhất thiết chỉ được đi “theo kế hoạch của từng Hội”.

Khi đó … Tác giả sẽ chủ động và hào hứng hơn, có kết quả trực tiếp cần thiết hơn.

  1. Trung tâm có thể: tổ chức Trại sáng tác của chính mình là Chủ thể được không?

(Nếu được thì nên có Đề án dự thảo, lấy thêm ý kiến của các Hội để báo cáo Bộ, đưa thêm vào “chức năng” hoạt động của Trung tâm).

Và khi đó có thể mời các Nghệ sỹ khối ASEAN và Quốc tế cùng đăng ký tham gia với sự thỏa thuận nào đó về kinh phí hỗ trợ và đóng góp, như các Trại điêu khắc, mỹ thuật ở một số Tỉnh, Thành đã làm).

  1. Nên có bản tin về kết quả sáng tác và được sử dụng của tất cả các Trại được mở trong năm gửi lại cho các Hội VHNT chuyên ngành TW, các Hội VHNT ở địa phương.

(Các Hội sẽ có thông báo kết quả đến Trung tâm để làm bản tin này).

Như vậy: Trung tâm không chỉ làm “hỗ trợ”.

Mà là Nhà tổ chức sáng tác và có phần nghiệm thu kết quả sáng tác

Tóm lại:

  1. Trung tâm là một thực  thể trong các Cơ quan của Bộ - cần thiết tồn tại và phát triển để hỗ trợ cho sáng tác nhưng cần chủ động, linh hoạt hơn.
  2. Các Hội cũng cần có biện pháp để Nâng cao chất lượng các sản phẩm VHNT được sáng tác tại từng trại; kết quả cần công bố rộng rãi.

“Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của Văn nghệ sỹ tại các Nhà sáng tác” thuộc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác VHNT của bộ VHTTDL là việc làm cần thiết và thường xuyên để cùng tạo ra kết quả cho hoạt động nghề nghiệp, trách nhiệm phục vụ công chúng một cách có ý nghĩa thiết thực.

Chúng ta… Tin vào điều đó.!

Lê Chức 

Tham luận của nhà thơ Hải Thanh tại Hội thảo "Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác"

Tham luận của nhà thơ Hải Thanh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội VHNT Vĩnh Phúc tại hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của các văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác”, diễn ra tại Nhà sáng tác Đại Lải vào ngày 11/10/2016.

 yenbai3

Nhà thơ Hải Thanh và ông Huỳnh Văn Ngàn Giám đốc Trung tâm HTSTVHNT tại Hội thảo ( nguồn vanhocnghethuatyenbai.gov.vn )

CẦN MỘT TIẾNG NÓI ĐỒNG LÒNG VÀ SỰ TIN CẬY, SẺ CHIA...

Nhà thơ HẢI THANH

Tỉnh Vĩnh Phúc vinh dự vì có 2 Nhà sáng tác (thuộc Trung tâm HTST - Bộ Văn hóa TT&DL) đóng trên địa bàn. Tôi lại có may mắn là hội viên, được công tác tại Hội VHNT. Bởi thế tôi không chỉ được tham gia dự các trại sáng tác mà còn được giao lưu với nhiều văn nghệ sĩ trong cả nước đến dự trại. Cái cảm giác ban đầu đã trở thành ấn tượng sâu sắc của tôi đối với Nhà sáng tác là: Thứ nhất, nó vui vẻ, đầm ấm; thứ hai, đó là nơi “hâm nóng” bầu không khí sáng tác cho văn nghệ sĩ. Con người, cảnh vật, không gian... đầy thi vị để từ đó văn nghệ sĩ có thể nảy ý sinh tình, sáng tạo và hoàn thiện các tác phẩm có giá trị về tư tưởng nghệ thuật phục vụ xã hội. Trong 6 Nhà sáng tác trên toàn quốc, mỗi lần được đến, tôi đều có cảm nhận và luôn chắc chắn niềm tin như vậy.

Sáng tạo văn học, nghệ thuật không ai khác, đấy là tài năng hoặc chí ít cũng phải có năng khiếu văn nghệ. Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam có lần phát biểu trong một cuộc hội thảo, đại ý rằng: Sự kiện vĩ đại nhất của loài người sau khi phát minh ra lửa là phát minh ra bánh xe. Nhưng bánh xe không có sức kéo, không có lực đẩy cũng chỉ là một đống sắt rỉ. Tài năng chính là đầu tàu kéo cỗ xe xã hội tiến lên phía trước...

Nói như vậy, còn có nghĩa rằng, không có một xã hội nào không cần đến tài năng. Nhưng tài năng hiếm lắm. Cụ Nguyễn Trãi nói: “Nhân tài như lá mùa thu”. Vấn đề là ứng xử với tài năng như thế nào, trước những yêu cầu mới, đầy cam go, phức tạp?

Với VHNT, trước hết là nhận thức. Cá nhân tôi thiển nghĩ, Trại sáng tác là sự ứng xử văn hóa đối với văn hóa mà văn nghệ sĩ đang thực hiện nhiệm vụ chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa – tư tưởng của Đảng, của dân tộc. Nói về một hệ thống nhất quán các quan điểm của Đảng ta về văn học, nghệ thuật có thể kể từ Đề cương văn hóa Việt Nam 1943. Tùy theo từng giai đoạn cách mạng, Đảng có những bổ sung và phát triển phù hợp. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII), Đảng ta đã nêu lên mục tiêu và những nhiệm vụ xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó, văn học, nghệ thuật là một bộ phận rất quan trọng. Và mới đây, Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI) cũng khẳng định: “Văn hoá phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị”, trong đó - VHNT vốn đã được xác định là bộ phận tinh tuý nhất của văn hoá – Như tinh thần Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị (2008).

Trong thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, phấn đấu sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm tới, văn học, nghệ thuật nước nhà đứng trước những thời cơ, vận hội lớn, đồng thời cũng đứng trước những thách thức mới gay gắt.

Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị có nhận định: “Sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước về quan điểm, chủ trương, chính sách, về đầu tư kinh phí, ngân sách cho lĩnh vực văn học, nghệ thuật chưa đúng tầm và đúng mức. Một số vấn đề cốt lõi và mới đặt ra trong lĩnh vực này chưa được lý giải thấu đáo, thiếu thống nhất. Công tác tổng kết thực tiễn chưa theo kịp sự phát triển, vì thế có lúc lúng túng, thiếu những quyết sách cơ bản, chủ động; có biểu hiện vừa buông lỏng, hữu khuynh, vừa áp đặt, chủ quan, thiếu tầm nhìn xa. Chủ trương tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá, văn nghệ - nền tảng tinh thần của xã hội - chưa được quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Một số cấp uỷ, chính quyền chưa coi trọng và chưa hiểu đầy đủ về vai trò, tính đặc thù của văn học, nghệ thuật, chậm thể chế hoá quan điểm, đường lối của Đảng. Đầu tư cho văn hoá, văn nghệ chưa tương xứng với yêu cầu mới, chưa hợp lý và kém hiệu quả”.

Trân trọng với cách nhìn ấm áp của Đảng và nhân dân ta đối với văn học, nghệ thuật. Đó chính là mục đích tạo ra sự ổn định chung của đất nước, để văn nghệ góp vào tính tích cực của xã hội. Nhưng hiện thực, cho đến nay, đây đó vẫn còn không ít sự thiếu quan tâm đối với tài năng văn học, nghệ thuật. Có người còn mặc cảm rằng, nói đến văn nghệ sĩ là nói đến những sự kêu ca, đòi hỏi, trông chờ một chính sách và sự đãi ngộ. Thực ra không hẳn thế. Đối với VNS, nhiều khi chỉ cần có một tấm lòng. Tiền ư? Cũng cần thiết. Nhưng không bức thiết phải đến sự kêu ca. Nếu có kêu ca thì kêu ở chỗ chi tiêu bất hợp lý, lãng phí ở nhiều phương diện nhưng lại tỏ ra chặt chẽ, tiết kiệm với VHNT mà thôi. Còn bức thiết, đó chính là việc tạo ra không gian sáng tạo rộng rãi, tin cậy, đầm ấm cho VNS. Không có không gian sáng tạo rộng rãi, đôi cánh tự do sáng tạo không bay được; không có sự tin cậy, đôi cánh sáng tạo ngại bay; không có sự đầm ấm, mọi sáng kiến cá nhân bị ghẻ lạnh.

Nhà nước chăm lo hỗ trợ, đầu tư cho văn nghệ chính là đầu tư cho văn hóa, cho con người, nâng đỡ tâm hồn con người đang bên bờ vực của sự cằn cỗi. Đó là điều rất đáng trân trọng và nhất thiết đó không phải là sự ban ơn hay trả thù lao. Sản phẩm của sáng tạo, giá trị của nghệ thuật không thể tính bằng bao nhiêu tiền hay bao nhiêu ân huệ. Của cho không bằng cách cho. “Cách cho” mà lâu nay ta vẫn quen dùng mỹ từ là “đầu tư”, “hỗ trợ”... cũng chỉ là sự xử lý mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa trên bước đường dần tiến đến sự hài hòa mà thôi.

Như trên chúng tôi đã đề cập, văn học, nghệ thuật nước nhà đứng trước những thời cơ, vận hội lớn, đồng thời cũng đứng trước những thách thức mới gay gắt. Công nghiệp hóa là một bước nhảy vọt của phương thức sản xuất. Nhưng một nền “công nghiệp tâm hồn” nào có thể tạo ra bước nhảy vọt trong phương thức sáng tạo? Tôi tin rằng truyền thống văn hóa mấy ngàn năm của dân tộc lúc nào cũng sát cánh, nhắc nhở chúng ta một điều chưa bao giờ cũ: “Phi trí bất hưng”. Và Nhà sáng tác luôn thể hiện vai trò là bà đỡ cho những sự sáng tạo sinh sôi để tiến tới sự hưng thịnh ấy.

Nhà sáng tác thực sự là môi trường tốt đối với văn nghệ sĩ. Đó là sự hấp dẫn cho một tour du lịch, khám phá, giao lưu? Một dịp bứt ra để văn nghệ sĩ dồn tâm cho VHNT? Một bà đỡ mát tay cho những sản phẩm sáng tạo? Vấn đề gì cũng đúng mà không hẳn thế. Ở cơ bản đã tốt. Mặc dù rất ít người nói đến chuyện ăn, vì “Quân tử thực vô cầu bão”, mức ăn dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn là vấn đề đáng suy nghĩ, cân nhắc đối với những khu du lịch trước triền miên những cơn “bão giá”. Còn tác phẩm? Đây mới là vấn đề đáng nói nhất. Nếu tính bình quân mỗi Nhà sáng tác tổ chức 2 trại sáng tác trong 1 tháng cho 15 người; một số ít tác phẩm được giới thiệu trên một số tờ báo trung ương và địa phương; số không nhỏ khác trôi dạt về đâu, những người quản lý NST và cao hơn thế, ai đã đọc, đã có kế hoạch sử dụng, quảng bá, hoặc bàn thảo, rút kinh nghiệm cho sự ra đời của những đứa con tinh thần có giá trị, hay các tác giả chỉ nộp bản thảo đấy để NST báo cáo và thanh toán khẩu phần?

Nhưng dù trong hoàn cảnh nào, Trung tâm HTST vẫn là điểm đến hết sức thú vị cho cá nhân tôi và Hội chúng tôi. Hoạt động văn học, nghệ thuật sẽ thêm phong phú và ấm áp hơn khi khắc phục được những điều còn băn khoăn về sự tồn tại, hạn chế để có sự phát triển rỡ ràng, thiết thực hơn. Cá nhân tôi thiển nghĩ, điều quan trọng cho sự đổi mới là nên tổ chức trại theo chuyên ngành và chuyên sâu. Mặc dù phong trào cũng cần thiết, nhưng phong trào nhiều quá, giải quyết được bề rộng lại khiếm khuyết chiều sâu, nên nhiều khi cảm thấy không hiệu quả. Kinh nghiệm thực tế ở Vĩnh Phúc những năm qua cho thấy, mở trại theo hướng chuyên ngành đã có được kết quả rõ ràng hơn. Để đảm bảo cho điều đó, không cách nào hơn là sự gắn kết trách nhiệm giữa Trung tâm HTST và các Hội VHNT từ việc giới thiệu, thẩm định, bố trí kinh phí, thời gian, báo cáo kết quả… theo từng trại, từng năm, từng giai đoạn. Đương nhiên, bên cạnh đó cần có sự tiếp tục quan tâm, động viên của cấp, ngành có liên quan trong việc tiếp tục đầu tư nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực cho Nhà sáng tác và hỗ trợ cho văn nghệ sĩ quảng bá tác phẩm.

 

Tham luận của Đạo diễn - NSƯT Trịnh Quang Khanh tại Hội thảo "Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác"

Bài tham luận của Đạo diễn – NSƯT Trịnh Quang Khanh (nguyên Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở VHTTDL, chủ tịch Hội VHNT tỉnh Nam Định) tại Hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các nhà sáng tác”, diễn ra tại Nhà sáng tác Đại Lải vào ngày 11/10/2016.

yenbai8NSƯT Trịnh Quang Khanh tại Hội thảo (nguồn: vanhocnghethuatyenbai.gov.vn)

THAM LUẬN VỚI TIÊU ĐỀ :

                       HỖ TRỢ                     

                      HỖ TRỢ

                      VÀ TIẾP TỤC HỖ TRỢ TỐT HƠN NỮA !

                                Đạo diễn-NSƯT:TRỊNH QUANG KHANH

Thưa NSND Vương Duy Biên-Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL .

Thưa quý vị !

Là một cán bộ đã từng quản lý Văn hóa và Văn học-Nghệ thuật ở một Tỉnh, đồng thời là một văn nghệ sỹ,hôm nay tôi được Trung tâm hỗ trợ

Sáng tác Văn học-Nghệ thuật mời về dự hội thảo cùng quý vị. Tôi xin trình bầy bản tham luận với tựa đề :

 HỖ TRỢ, HỖ TRỢ VÀ HỖ TRỢ TỐT HƠN NỮA !

Nghe tiêu đề có vẻ hô hào ?

Không, thưa quý vị ! Tôi không hô hào mà là tôi thêm một lần khẳng định chức năng cơ bản của Trung tâm hỗ trợ sáng tác VH-NT theo Quyết định số 2134/ QĐ-BVH-TT&DL ( Tháng 5/2008 ).

Tới nay Trung tâm hỗ trợ sáng tác VHNT đang ở tuổi thứ 37, kể từ ngày thành lập 16/7/1976 . Từ cái tên ban đầu “ Ban quản lý các trại sáng tác và an dưỡng” rồi  “ Khu sáng tác” nay là “ Trung tâm hỗ trợ sáng tác Văn học-Nghệ thuật. Chín năm đầu ( Từ 1979 đến 1988 )  Ban quản lý…đóng ở Mê Linh ; Tới khi xây dựng được Nhà sáng tác Đại Lải, năm 1988 Ban quản lý các trại sáng tác mới chuyển về làm việc ở Đại Lải để  chỉ đạo công việc chung, rồi từ Đại Lải chuyển về trụ lại ở số 1 Hoa Lư. Từ “ Ban quản lý…”, rồi “ Khu sáng tác…” nay là

“ Trung tâm hỗ trợ sáng tác VHNT”. Từ lúc có một nhà sáng tác nay   đã có 7 Nhà sáng tác nằm ở 3 miền đất nước và một Trung tâm.

Chục năm gần đây các Nhà sáng tác Đại Lải, Tam Đảo, Đà Lạt, Vũng Tầu, Nha Trang đều được cấp kinh phí xây dựng các đơn nguyên mới, khang trang, to đẹp. Từ năm 2015 có thêm Nhà sáng tác Đà Nẵng; 

Như vậy, do có sự quan tâm của Lãnh đạo Bộ chủ quản và Vụ ngân sách

Văn xã Bộ Tài chính mà chức năng HỖ TRỢ sáng tác VHNT của Trung tâm ngày một mở rộng và ngày càng có giá trị tích cực đối với sự nghiệp Văn học-Nghệ thuật của đất nước .

Thưa quý vị ! Các Nhà sáng tác thuộc Trung tâm hỗ trợ sáng tác VHNT không phải là “ Những sân chơi” như ai đó nói ! Mà đây là nơi quy tụ và hỗ trợ sự lao động sáng tạo của các văn nghệ sỹ tiêu biểu của 10 Hội Văn-Nghệ chuyên ngành Trung ương; Của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật Việt Nam; Của các văn nghệ sỹ thuộc lực lượng vũ trang ( Quân đội nhân dân và Công an nhân dân) và  của 63 Hội Văn-Nghệ các Tỉnh và Thành phố . Lực lượng hội viên thuộc các đơn vị trên hiện có khoảng hơn 30 ngàn người. Mỗi năm số hội viên về dự trại tại các Nhà sáng tác có khoảng hơn một ngàn người, như vậy so với nhu cầu của các văn nghệ sỹ còn có sự bất cập ! Tôi hy vọng những năm tới có thêm một vài Nhà sáng tác để từng bước giải quyết sự bất cập này .

Thưa quý vị !

Việc khen chê đối với một lĩnh vực hoạt động âu cũng là lẽ thường tình, nhưng khen chê thế nào để hoạt động đó ngõ hầu phát triển đó mới là sự cần thiết. Xoay quanh việc nâng cao chất lượng của các trại sáng tác, có ý kiến cho rằng : Trại mở ra là để cho những ông già tới đó an dưỡng, không viết được gì, hoặc tác phẩm viết ra ở trại sáng tác đem về cất kỹ trong ngăn kéo !..  Nghe được ý kiến này, là người cầm bút ở lứa tuổi “ Xưa nay hiếm” tôi không khỏi chạnh lòng !

Vâng, đúng là lực lượng tham gia các trại sáng tác, lớp trẻ thường ít hơn lớp già, nhưng các Hội chuyên ngành Trung ương và các Hội địa phương đâu phải không chú ý tới những cây viết trẻ và cũng không phải lớp trẻ thiếu tài năng, cái họ thiếu là : Không có thời gian tham dự trại sáng tác trong 15 ngày, vì đa phần họ còn đang công tác ở các đơn vị . Để khắc phục thực tế  này Hội Nghệ sỹ Sân Khấu, Hội Nhà văn, Hội Điện ảnh…đã có những trại sáng tác giành riêng cho những cây viết trẻ.

Còn hiệu quả dự trại sáng tác của các gương mặt già thì sao ? Tôi khẳng định là không hề thua kém.

Hàng năm các Hội chuyên ngành Trung ương và 63 Hội VN địa phương đều có văn bản hướng dẫn : Chủ đề cần tập trung, đề tài và thể loại được ưu tiên, thời gian mở trại…Và theo quy định, ai được triệu tập đi dự trại sáng tác đều phải có đề cương chi tiết hoặc bản phác thảo toàn bộ tác phẩm gửi về Ban sáng tác của Hội chuyên ngành hoặc lãnh đạo Hội địa phương, không hề có chuyện “ Đánh trống ghi tên” ! Còn việc ưu ái cho một vài trường hợp có nhưng chỉ là cá biệt . Đến trại, sau buổi khai mạc đều giành 2 đến 3 ngày đầu để mỗi tác giả trình bầy tác phẩm của mình rồi lắng nghe sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp. Đây là việc làm rất có tác dụng trong việc nâng cao hiệu quả ở mỗi trại sáng tác.

Hơn chục năm qua trong lĩnh vực Sân khấu, những kịch tác gia ở lứa tuổi “ U 60”, “ U 70” và “ U80” vẫn là lực lượng chưa thể thay thế và khó lãng quên, ví như các tác giả cao niên : Lê Duy Hạnh, Ngô Hồng Khanh, Trọng Nguyễn,  Hoa Hạ, Phạm Dũng, Nguyễn Kháng Chiến, Mỹ Dung, Lê Thu Hạnh …ở miền Nam. Xuân Đức, Sỹ Chức…miền Trung . Trần Đình Ngôn, Trần Trí Trắc, Phạm Văn Quý, Chu Lai, Chu Thơm, Lê Quý Hiền, Nguyễn Đăng Thanh, Trọng Luyến, Ngọc Thụ, Đăng Minh, Lê Huy Quang, Giang Phong, Trịnh Quang Khanh…ở phía Bắc. Lĩnh vực phim Hoạt hình có các lão tác giả như Viết Linh, Huy Tiếp, Kim Dũng, Ngô Bình Thiểm… 15 năm qua những gương mặt kịch tác gia nêu trên thay nhau có mặt ở các trại sáng tác, tác phẩm của họ được các Nhà hát, các đoàn nghệ thuât, được Phòng Sân khấu Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam. Hãng phim Hoạt hình Việt Nam dàn dựng, biểu diễn và Phát sóng. Đa phần những tác phẩm đó được hoàn chỉnh trong các trại sáng tác và được đáng giá khá tốt, ví như “ Huyết Lệnh” của Phạm Dũng ( dự Trại Vũng Tầu năm 2012) được Hội Nghệ sỹ Sân Khấu trao Giải Nhì về kịch bản xuất sắc trong năm, Nhà hát kịch Hà Nội dàn dựng. “ Phật Hoàng Trần Nhân Tông” của Phạm Văn Quý, hoàn chỉnh trong trại sáng tác năm 2014 được tới 6 đơn vị nghệ thuật đàn dựng và được trao Giải Bạc tại Hội diễn SK Tuồng chuyên nghiệp năm 2015. Kịch bản “ Chiến binh” của Chu Lai, hoàn chỉnh tại Trại sáng tác Đà Lạt ( tháng 8/2014) Nhà hát kịch quân đội dàn dựng được trao Huy chương Bạc tại Hội diễn năm 2015. Nhiều kịch bản của các bậc tài danh mà tôi vừa nêu tên đã được trao các giải thưởng hàng năm, được nhận Huy chương các loại trong các kỳ Hội thi, Hội diễn. Bản thân tôi có tới 7 kịch bản dài được hoàn chỉnh tại các trại sáng tác và  những tác phẩm đó đều được dàn dựng , Ví như kịch bản “ Đức Thánh Trần” Nhà hát Múa Rối Việt Nam dàn dựng. Vở diễn được Hội Nghệ sỹ SK Việt trao Giải Nhì về tác phẩm SK xuất sắc năm 2005.  Kịch bản “ Trần Quốc Toản” tôi viết tại trại sáng tác Tam Đảo năm 2012 được Hãng phim Hoạt hình Việt Nam dựng phim, năm 2013 tại Liên hoan Phim toàn quốc được trao Giải Bông sen Bạc, Hội Điện ảnh VN trao giải “ Cánh diều Bạc”. Một vài thí dụ như thế để thấy những tác giả cao tuổi đi dự trại sáng tác không phải là đề ăn chơi như ai đó nói . Mà ở cái tuổi ăn ít, ngủ ít, chơi cũng ngán thì sự “ ăn chơi” đâu còn hấp dẫn ? Chỉ có nhu cầu thiết yếu là đi dự trại để được lắng nghe nhau, để hoàn chỉnh tác phẩm của mình .Chuyện là thế, xin ai đừng nói sai sự thật !

Thưa quý vị ! Trên đây là 2 vấn đề, tôi vừa thể hiện rõ sự nhận thức của mình, còn việc làm thế nào để tiếp tục  đổi mới, nâng cao hiệu quả sáng tác của các Văn-Nghệ sỹ tại các Nhà sáng tác ?

Tôi xin tham gia như sau :

1-    Trung tâm hỗ trợ sáng tác VHNT nên tiếp tục duy trì 3 hình thức mở trại sáng tác :

-         Trại cho các Hội chuyên ngành Trung ương

-         Trại tổng hợp cho các Hội Văn-Nghệ 63 Tỉnh-Thành

-         Trại cá biệt, đầu tư chiều sâu từ 1 đến 3 tháng cho Văn-Nghệ sỹ có năng lực viết các công trinh lớn như : Tiểu thuyết nhiều tập, trường ca, Kịch bản phim nhiều tập, Kịch bản sân khấu về đề tài lịch sử, chiến tranh cách mạng, nông thôn mới…

-         Các Hội chuyên ngành nên phát huy sự đa dạng các loại trại sáng tác, duy trì các trại sáng tác chuyên sâu  như trại sáng tác phim Hoạt hình, phim tài liệu, phim truyện điện ảnh,phim truyện truyền hình…Trại sân khấu thể nghiệm, trại sáng tác kịch hát cho từng loại hình sân khấu dân tộc…

Nên mở  trại sáng tác, tập trung vào từng mảng đề tài : Về biển đảo, về Rừng, về xây dựng nông thôn mới, về lịch sử truyền thống, về chiến tranh cách mạng…  

2-     Trung tâm nên có các hình thức quảng bá tác phẩm tiêu biểu của các Văn-Nghệ sỹ dự các trại sáng tác. Có thể 2 năm một lần phối hợp với từng Hội chuyên ngành chọn rồi xuất bản đối với nghiên cứu sưu tầm, văn,thơ, kịch bản sân khấu và kịch bản phim,  làm đĩa đối với âm nhạc, tổ chức triển lãm đối với Mỹ thuật và nhiếp ảnh.. . Những công trình, tác phẩm được chọn để quảng bá không trả nhuận bút ( mà có kinh phí để trả càng tốt) nhưng nên có tặng phẩm và giấy ghi nhận. Làm được việc này sẽ kích thích rất thiết thực trong việc nâng cao chất lượng tác phẩm của các văn nghệ sỹ trước,trong và sau khi dự trại sáng tác.

3-    Các Nhà sáng tác thuộc Trung tâm hỗ trợ sáng tác VHNT là đơn vị sự nghiệp có thu, nhưng tôi đề nghị không nên quá nặng về thu, bởi : Hàng năm nếu các vị chỉ đạo doanh thu cao để lấy đó bù chi thì buộc các Nhà sáng tác sẽ giành cơ sở vật chất tốt để kinh doanh, thu hút khách du lịch và khách quá cảnh, vô tình tạo nên sự so sánh của các văn nghệ sỹ khi về Nhà sáng tác dự trại .

Gần đây Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL có một quyết định rất tốt đó là trả Nhà hát lớn về cho các loại hình nghệ thuật biểu diễn, không còn tình trạng cho thuê giá cao để ai có tiền thì vào đó. Hơn chục năm qua Bộ chủ quản đã làm cho Nhà Hát lớn mất đi chức năng cơ bản của nó: Là nơi biểu diễn các tác phẩm nghệ thuật có chất lượng cao phục vụ nhân dân .

         Là một văn nghệ sỹ tôi hết sức hoan nghênh quyết định trên của Bộ trưởng.Tôi hy vọng là các cơ quan chức năng giao kế thu thế nào để các Nhà sáng tác không như Nhà hát lớn những năm qua .   

Thưa quý vị !

Ở tuổi 37, Trung tâm hỗ trợ sáng tác VHNT đã trải qua 5 đời  Giám đốc và hiện nay đ/c Huỳnh Văn Ngàn là 6 . Tôi có cái may là được quen biết và làm việc với 5 trong 6 vị, đó là các đ/c Nguyễn Trí Vượng, Phạm Ngọc Côn, Nguyễn Gia Trường, Nguyễn Văn Đoàn và Huỳnh Văn Ngàn . Các đ/c trên đều hết lòng vì sự phát triển của Trung tâm, ví như Huỳnh Văn Ngàn vì công việc mà hàng chục năm qua anh phải sống xa gia đình, xa vợ con, xa Đà Lạt-Thành phố ngàn hoa để về sống và làm việc tại Hà Nội, riêng việc này đã tạo nên sự “ đáng yêu” trong mỗi chúng ta đối với Huỳnh Văn Ngàn.

Nhiệt tình,trách nhiệm vì công việc, tập thể lãnh đạo đoàn kết cộng với thái độ chân tình của tất cả cán bộ công nhân viên ở các Nhà sáng tác đó là sự hỗ trợ trực tiếp, hiệu quả đối với các văn nghệ sỹ trong những ngày về dự trại sáng tác . Mong và tin là Trung tâm luôn có điều đó .

Cám ơn quý vị đã chú ý lắng nghe !

                                                                                         T.Q.K. 

Kế hoạch trại sáng tác trong tháng 10, 11, 12/2016

1.Kế hoạch trại sáng tác trong tháng 10 /2016:

          Nhà sáng tác Đại Lải :

                   - Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Hà Nội : từ 16/10 – 30/10.

          Nhà sáng tác Tam Đảo :

                   - Nhà hát Kịch nói Quân đội : từ 1/10 – 15/10.

                   - Tạp chí Văn nghệ Quân đội : từ 15/10 – 29/10.

          Nhà sáng tác Nha Trang :

                   - Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam : từ 5/10 – 15/10.

                   - Hội Văn học nghệ thuật Long An : từ 17/10 – 31/10.

          Nhà sáng tác Vũng Tàu :

                   - Hội Văn học nghệ thuật Bắc Ninh : từ 1/10 – 15/10.

                   - Hội Nhà văn Việt Nam : từ 17/10 – 31/10.

          Nhà sáng tác Đà Lạt :

                   - Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai.

2.Kế hoạch trại sáng tác trong tháng 11/2016:

          Nhà sáng tác Đại Lải :

                   - Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình : từ 1/11 – 15/11.

          Nhà sáng tác Tam Đảo :

                   - Hội Nghệ sĩ sân khấu Hà Nội : từ 1/11 – 15/11.

                   - Bảo tàng lịch sử quân sự Việt Nam : từ 18/11 - 21/11.

                   - Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội.

          Nhà sáng tác Nha Trang :

                   - Hội Văn học nghệ thuật Kon Tum : từ 1/11 – 15/11.

                   - Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam : từ 2/11 – 16/11.

          Nhà sáng tác Vũng Tàu :

                   - Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam: từ 3/11 – 17/10.

          Nhà sáng tác Đà Lạt :

                   - Hội Kiến trúc sư Việt Nam : từ 7/11 - 13/11.

                   - Hội Văn học nghệ thuật Vũng Tàu : từ 1/11 – 15/11.

3.Kế hoạch trại sáng tác tháng 12/2016 :

          Nhà sáng tác Vũng Tàu :

                   - Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam : từ 1/12 – 15/12.

NHÀ SÁNG TÁC VŨNG TÀU

Nhà sáng tác Vũng Tàu

SLIDESHOW CK : No items found.

Nhà sáng tác Vũng Tàu đã từng bị hư hại nặng sau cơn bão số 9 năm 2008, sau đó được trùng tu, nâng cấp trở nên khang trang, bề thế và hiện đại hơn. Nằm ở vị trí đẹp, gần biển trong thành phố Vũng Tàu, Nhà sáng tác Vũng Tàu luôn nhộn nhịp khách du lịch ra vào cùng các văn nghệ sĩ tới sáng tác.

hoitruongvungtau
 Hội trường
 
phongnguvungtau
 Phòng ngủ
Địa chỉ : Nhà sáng tác Vũng Tàu,
153 đường Thùy Vân, p.Thắng Tam, thành phố Vũng Tàu.
Điện thoại : 064 – 3818.256.
Fax : 064 – 3818.754.
Giám đốc : Bà Đỗ Thị Thanh Thùy.

NHÀ SÁNG TÁC NHA TRANG

 Nhà sáng tác Nha Trang

  • 1.jpg
  • 2.jpg
  • 3.jpg
  • 4.jpg
  • 5.jpg
  • 6.jpg

Nằm ở một vị trí đắc địa, sát gần bờ biển của thành phố Nha Trang, Nhà sáng tác Nha Trang là một nơi được rất nhiều văn nghệ sĩ yêu mến. Những ai đã từng ở đây đều có chung một ý kiến "Nhất định phải quay lại Nhà sáng tác này một lần nữa”. Có một đội ngũ nhân viên giỏi, luôn tận tụy với khách, cơ sở vật chất khang trang, Nhà sáng tác Nha Trang nhiều năm nay đã là lá cờ đầu trong số các Nhà sáng tác.

nhatrangletan
 Khu vực lễ tân
 
nhatranghoitruong
Hội trường lớn
 
nhatrangnhaan
Nhà ăn
 
nhatrangphongngu
Phòng ngủ
  Địa chỉ: Nhà sáng tác Nha Trang,
số 48 Phạm Văn Đồng, phường Vĩnh Hải, Nha Trang.
Điện thoại: 058 – 3831.605.
Fax: 058 – 3833.481.
Giám đốc: Bà Đỗ Thị Mai Hương.
Điện thoại: 058 – 3831.615.
Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này