BÀI VIẾT MỚI

Minh Phương

Minh Phương

TÌM VỀ QUÊ NGOẠI - Truyện ngắn của Vương Thu Thuỷ - Hội văn học nghệ thuật Bình Phước

TÌM VỀ QUÊ NGOẠI

Ông Thật cố lục lại trí nhớ để tìm cái nền đất cũ, nhưng tất cả mọi cảnh vật ở đây đều hoàn toàn khác xa với nhiều năm về trước. Ông chỉ nhớ tên của một cây cầu, đó là cầu Cần Lê, nên ông dặn tài xế cho ông xuống xe ở ngay đầu cầu. Đã hơn một giờ đồng hồ mà ông loay hoay mãi vẫn không thể nào tìm ra cái nền đất cũ. Cái nền đất cũ ấy đã gắn bó tuổi thơ của ông bên ngoại từ cái thời còn bữa đói bữa no, bữa ngủ hầm, bữa chạy loạn... nhưng ông nhớ nhất là cái lần được theo ngoại và bà Năm đi biểu tình. Ông ngồi nép vào bóng cây ven đường mà nhớ về những ngày xa xưa ấy...                  

- Có đi không thì cùng đi bà Chín ơi!

- Dạ. Bà đợi ngoại cháu với. Ngoại ơi! Bà Năm kêu ngoại kìa. Ngoại cho cháu đi theo với nha ngoại.

Thật nôn nao nhìn đoàn người gấp gáp ngang qua trước nhà mình. Chưa biết ngoại có đồng ý cho đi theo hay không, nó cứ đội mũ lên đầu rồi chạy ra đứng cạnh bà Năm để đợi ngoại. Ngoại vừa bước ra, nó đã vội vàng lên tiếng:

- Ngoại dẫn cháu theo chứ đừng gửi cháu ở nhà thằng An như mọi lần nha ngoại. Cháu sẽ ngoan, sẽ nghe lời ngoại. Cháu tự đi chứ ngoại không phải cõng cháu đâu. Cháu đi còn nhanh hơn ngoại nữa á. Bà Năm ơi! Bà Năm nói giúp cháu với ngoại đi bà Năm. Giúp cháu đi mà bà Năm. Cháu năn nỉ bà Năm mà ...

Thấy thằng nhỏ quýnh quáng như vậy, bà Năm không nỡ từ chối nên gật đầu rồi quay sang bà Chín:

- Bà cho thằng bé đi theo cũng được, có gì tui với bà cùng coi chừng nó.

Bà Chín khoác chiếc áo dài tay cho cháu rồi nhắc nhở nó:

- Nhớ bám theo ngoại và bà Năm, không được buông tay bà, chạy lung tung.

Nó chỉ kịp “dạ” một tiếng rồi vội chen vào chạy chính giữa ngoại và bà Năm. Hai chữ “biểu tình” đã ăn sâu vào đầu nó tự lúc nào nó cũng không biết nữa. Chỉ cần nó nhìn thấy cả người già, người trẻ hăm hở nối tiếp nhau tấp nập trên đường đổ dồn về một hướng nào đó thì nó biết chắc chắn là đi biểu tình. Nó chỉ cần nhìn vào cách đi đứng và nét mặt của đoàn người đang đi đó thì sẽ phân biệt được ngay là họ đi biểu tình hay chạy loạn khi bị ruồng bố. Nó cũng đã quen với cảnh bồng bế, dắt díu nhau chạy tán loạn khi bị càn quét, ruồng bố giữa tiếng súng đạn, hò hét, rượt đuổi khi có đám lính vào làng. Cảnh càn quét, ruồng bố thì nó đã từng chứng kiến. Phải nói là khủng khiếp lắm. Khủng khiếp hơn đám anh Tèo, anh Long, anh Bình chơi trò đánh giặc giả rất nhiều, vì nó nghe được tiếng súng đạn thật bắn ra và nó thấy có cả máu lẫn người chết, nhưng mà là chết luôn chứ chẳng phải chết giả bộ đâu. Những lần như vậy thì ngoại cõng nó trên lưng thoăn thoắt chạy tìm nơi trú ẩn. Còn chuyện biểu tình thì nó chỉ mới được nghe, nhưng nó nghe đến nỗi nằm mơ nó vẫn nghe ngoại nói đi biểu tình. Và đây là lần đầu tiên ngoại chịu dẫn nó theo. Cũng may mà có bà Năm... Nó không biết bà Năm, ngoại và những người lớn đang nghĩ gì. Nhưng đối với nó, đây chính là một trong những trò khám phá hấp dẫn mà bọn trẻ con như nó đứa nào cũng tò mò muốn biết.

Bà cháu nó đã kịp nối đuôi theo đoàn người đi trước. Nó vẫn cứ tung tăng một cách vô tư ở giữa, còn ngoại và bà Năm vẫn tiếp tục câu chuyện với những người đi cùng: “Mình đi hướng nào đây mấy ông, mấy bà ơi”? “Tới nhà lão chủ sở Đờ Lalăng”. “Khi nào thì mới bắt đầu”? “Đã diễn ra từ sáng sớm đến giờ rồi”. “Cũng là công nhân cao su à? Có đông lắm không”? “Ừ, công nhân. Nhưng lần này có cả người kinh lẫn người đồng bào dân tộc. Có đến hơn mười ngàn người chứ không ít. Họ đã đấu tranh suốt cả buổi sáng. Nhưng lão chủ sở vẫn giả điếc, làm ngơ trốn trong nhà như không có gì xảy ra cả. Vì vậy mà bên ta đã tiếp tục vận động thêm được khoảng tầm năm ngàn công nhân nữa. Chúng ta sẽ tháp tùng cùng đoàn người tăng cường. Nhất quyết phải buộc bọn chủ sở trả lại công bằng cho công nhân chúng ta”. “Ừ, vậy thì nhanh nhanh lên. Nhanh lên các ông, các bà ơi! Đi nhanh cho kịp tụi nhỏ đằng trước. Sắp đến nơi rồi”...

Dòng người tăng cường đã hòa vào đoàn công nhân đang bám trụ vây kín nhà lão chủ sở Đờ Lalăng từ sáng đến giờ, làm cho khí thế hùng hậu bừng bừng như rực lửa giữa nắng trưa gay gắt. Tiếng hô dõng dạc, vang rền cứ từng đợt, từng đợt bao trùm dội xuống tòa nhà lão chủ sở rồi vang xa, vang xa, át cả tiếng hò hét và tiếng súng trấn áp của bọn lính:

- Yêu cầu chủ sở thực hiện yêu sách của công nhân!

- Thực hiện yêu sách của công nhân! Thực hiện yêu sách của công nhân!

- Phải tăng lương, giảm giờ làm, trả lương cho người dân tộc bằng lương của người kinh!

- Tăng lương, giảm giờ làm, trả lương cho người dân tộc bằng lương của người kinh! Tăng lương, giảm giờ làm, trả lương cho người dân tộc bằng lương của người kinh!

- Phải nới lỏng kìm kẹp, cho công nhân được tự do đi lại, hội họp!

- Nới lỏng kìm kẹp, công nhân được tự do đi lại, hội họp! Nới lỏng kìm kẹp, công nhân được tự do đi lại, hội họp!

- Không được cấp phát gạo mục, cá ươn cho công nhân!

- Không được cấp phát gạo mục, cá ươn! Không được cấp phát gạo mục, cá ươn!

- Không được đánh đập, sa thải công nhân!

- Không được đánh đập, sa thải công nhân! Không được đánh đập, sa thải công nhân!

- Phải chăm sóc, chữa trị cho công nhân khi bị ốm đau!

- Phải chăm sóc, chữa trị cho công nhân khi bị ốm đau! Phải chăm sóc, chữa trị cho công nhân khi bị ốm đau!

- Yêu cầu chủ sở thực hiện yêu sách của công nhân!

- Thực hiện yêu sách của công nhân! Thực hiện yêu sách của công nhân! Thực hiện yêu sách của công nhân! Thực hiện yêu sách của công nhân! ...

Trong vòng vây của dòng người đấu tranh ấy có sự cộng hưởng của cánh tay bé nhỏ vẫn từng đợt, từng đợt khí thế vung lên cùng tiếng hô non nớt, ngọng nghịu nhưng toát lên cái nhiệt huyết của loại vũ khí sắc bén làm kẻ thù khiếp sợ. Không biết thằng bé đã buông tay ngoại và bà Năm tự lúc nào mà giờ đây nó đã chen vào được đến vòng trong, sát nhà lão chủ sở. Một trong số những báng súng của bọn lính đang cố giải tỏa vòng vây đã chạm vào người nó. Tay nó vẫn vung cao, miệng nó vẫn hô to một cách hào hứng. Một vòng tay rắn chắc của ai đó bất chợt nhấc bổng nó lên rồi đặt nó ngồi trên cổ. Vậy là nó được đòng đòng trên vai của chú ấy. Khi thì tiến, lúc thì lùi, có lúc chú phải hạ thấp người cho toàn thân nó được lẫn vào đám đông để tránh đạn cho mãi đến cuối buổi đấu tranh.

Những tiếng hô của đoàn người đấu tranh và tiếng la hét của bọn lính đã tạm lắng, trật tự dần ổn định khi cánh cửa bật mở và tên chủ sở giữa đám lính bảo vệ đang dần dần hiện ra để điều đình cùng đại diện của công nhân.

Kể từ lúc thằng Thật vuột khỏi tay mình thì hai bà cụ bắt đầu hớt hải len lỏi giữa đám đông; tuy miệng vẫn hô to theo khí thế đấu tranh từng đợt, nhưng mắt không ngừng tìm kiếm thằng cháu nhỏ. Bà Chín biết là do sức cuốn hút của sự hiếu kỳ nên chắc chắn nó đã chạy vào vòng đầu của đoàn người, vậy là hai bà cứ len lỏi vào đến tận bên trong. Bất chợt bà Năm nhìn thấy nó được đòng đòng trên vai của một người đàn ông nên hai bà vội vàng chen vào hướng ấy. Đã mấy lần sém gặp được nhau nhưng rồi nó lại lẩn khuất vào đâu đó. Bây giờ không khí của cuộc đấu tranh đã dịu dần, hai bà cụ đã nhìn thấy cái đầu của nó cứ thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện theo hướng ra vòng ngoài và hai bà cứ phải vừa quan sát vừa bám theo ra.

Chú công nhân cứ thẳng hướng mà mình đoán có thể thằng bé đã chen từ đó vào để lách dần ra, vì chú biết chắc bà của nó đang rất lo lắng và đang tìm kiếm nó ở đâu đó. Đám đông đã tản thưa dần và cuối cùng rồi hai chú cháu cũng đã ra được đến vòng ngoài. Chú vừa hạ thấp người thì thằng Thật đã vội tụt nhanh xuống đất. Lúc này nó mới chợt nhớ ra và khóc òa hoảng hốt. Chú công nhân ôm nó dỗ dành:

- Ngoan, ngoan nào. Cháu sợ không tìm thấy ngoại phải không?

- Ủa, sao chú biết cháu sợ không tìm thấy ngoại? – Nó vừa quệt mắt, quệt mũi vừa ngạc nhiên hỏi chú.

- Chú đoán ra vậy mà. Nhưng không sao, chú cháu ta ngồi đây đợi ngoại. Nếu không gặp ngoại thì chú sẽ đưa cháu về nhà. Chiến sĩ tí hon dũng cảm, súng còn không sợ thì sợ gì đến chuyện lạc nhà.

- Chú gọi cháu là “chiến sĩ tí hon dũng cảm” à? Hay quá đi. Cháu rất thích. Nhưng mà cháu ...

- Cháu làm sao nào? Hay là đang lo sẽ bị ngoại mắng? Yên tâm đi. Chú sẽ xin ngoại giúp cháu.

- Dạ, chỉ là cháu không nhớ đường về nhà. Ngoại chưa bao giờ mắng cháu. Ngoại chỉ nhắc nhở cháu là, là ...

- Là mai mốt cháu không nên tự tiện đi đâu một mình mà không có người lớn đi cùng, rủi gặp kẻ xấu thì rất nguy hiểm. Với lại hôm nay người đông như vậy, rủi bị thất lạc thì ngoại biết tìm cháu ở đâu.

Nó mừng đến sững sờ khi nghe tiếng của ngoại.

- Ngoại. Là ngoại cháu đó chú.

Nó buông chú ra rồi chạy đến ôm chầm lấy ngoại. Nó thấy ngoại nó đang cười mà sao nước mắt của ngoại lại chảy tràn qua hai gò má. Mặc dù nó cảm thấy khó hiểu nhưng lại thương ngoại vô cùng. Nó kéo vạt áo lên lau nước mắt cho ngoại làm ai ai cũng đều xúc động...

*

Ông thấy sống mũi mình cay cay nên mở ba lô lấy cái bi đông ra rót nước rửa mặt. Ông sải bước về phía quán nước gần đó. Không khát nhưng ông vẫn vào quán, vào uống ly nước để hỏi thăm, may ra còn tìm được những người quen cũ. Bất chợt ông khựng lại, hàng cau xưa tuy già cõi nhưng vẫn còn. Hai thằng bé đang hí hoáy cùng mớ bi ve kia chắc chắc là cháu của thằng An bạn ông ngày ấy. Ông cảm thấy trong lòng vui đến lạ. Trước mắt ông là một Lộc Ninh thay da đổi thịt hoàn toàn, khác hẳn với cái thời ông từ biên giới Tây Nam vác ba lô về ngang qua. Đã bao lần ông muốn quay về quê ngoại để tìm lại những kỷ niệm xưa nhưng không thể. Vì công việc, vì lo phụ với vợ chăm ngoại lúc tuổi già, rồi lại chăm con, chăm cháu. Giờ thì không còn bận bịu gì nữa, ông có thể vác ba lô đi mươi ngày cũng được. Ông nhấc bàn chân nhẹ tênh bước về phía trước, cơn gió chiều như cũng vui lây.

Kế hoạch tổ chức Trại sáng tác trong tháng 6/2023 của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

                                                   KẾ HOẠCH SÁNG TÁC THÁNG 6/2023
                                 CỦA TRUNG TÂM HỐ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
TT ĐƠN VỊ PHỐI HỢP THỰC HIỆN THỜI GIAN  
II NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
4 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Thuận 1/6-15/6  
III NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ LẠT    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
6 Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh 2/6-16/6  
IV NHÀ SÁNG TÁC ĐẠI LẢI    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
4 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh 1/6-15/6  
VI NHÀ SÁNG TÁC TAM ĐẢO    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
4 Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội 10-24/6  
5 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Phú Yên 26/6-10/7  
VII NHÀ SÁNG TÁC VŨNG TÀU    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
5 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai 20/5-03/6  
6 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương 20/5-03/6  

Kế hoạch tổ chức Trại sáng tác trong tháng 6/2023 của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

                                                   KẾ HOẠCH SÁNG TÁC THÁNG 6/2023
                                 CỦA TRUNG TÂM HỐ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
TT ĐƠN VỊ PHỐI HỢP THỰC HIỆN THỜI GIAN  
II NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
4 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Thuận 1/6-15/6  
III NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ LẠT    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
6 Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh 2/6-16/6  
IV NHÀ SÁNG TÁC ĐẠI LẢI    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
4 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh 1/6-15/6  
VI NHÀ SÁNG TÁC TAM ĐẢO    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
4 Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội 10-24/6  
5 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Phú Yên 26/6-10/7  
VII NHÀ SÁNG TÁC VŨNG TÀU    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
5 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai 20/5-03/6  
6 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương 20/5-03/6  

Bế mạc Trại sáng tác văn học 2023 tại Đà Lạt

Trại sáng tác văn học Đà Lạt do Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức từ 5/5/2023 đến 19/5/2023.

15 hội viên Hội nhà văn Việt Nam đến từ 11 tỉnh thành đã tham gia Trại sáng tác, do nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng làm trại trưởng, đã tiến hành buổi tổng kết bế mạc.

bemachoinhavant5 2023

Đến dự lễ có nhà thơ Thanh Dương Hồng – Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Lâm Đồng, ông Võ Văn Quốc Bình – đại diện Nhà sáng tác Đà Lạt, cùng các phóng viên báo đài và một số văn nghệ sĩ của tỉnh Lâm Đồng.

Nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng đã phát biểu trong bài tổng kết trại: “Tuy chỉ 15 ngày song các trại viên đã cháy hết mình với cảm xúc, đam mê theo cách riêng của mỗi người. Các nhà thơ nhà văn đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước được gặp gỡ giao lưu chia sẻ, hào hứng với các dự định sáng tác cũng như nhiều nhà văn quyết tâm hoàn chỉnh các tác phẩm đã lên đề cương hoặc viết dang dở từ trước.”

Ngoài ra, từng nhóm tổ chức dã ngoại, kết hợp đi thực tế để lấy cảm hứng từ đất và người Lâm Đồng nói chung, Đà Lạt nói riêng. Trại viết được sự hỗ trợ bởi những nhà văn nhà báo ở Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng, Báo Lâm Đồng và các văn nghệ sĩ địa phương làm cho những nhà văn xa nhà có thêm những mối quan hệ đồng nghiệp và bạn bè ấm áp, tươi sáng.

Ở lĩnh vực văn xuôi, có thể thấy các nhà văn Dương Hướng, Hồ Việt Khuê, Nguyễn Công Kiệt, Nghiêm Thị Hằng, Y Mùi, Phan Mai Hương đều hoàn thành các tác phẩm tâm huyết của mình tại trại với nhiều trang viết mới sinh động, thăng hoa. Các nhà thơ Phạm Quỳnh Loan, Trịnh Quốc Thắng, Bùi Minh Vũ, Đỗ Toàn Diện, Phạm Ánh Sao, Trần Đỗ Liêm, Đặng Văn Chương, Hồ Khải Hoàn, Nguyễn Thanh Mừng đã vừa hoàn chỉnh các tập thơ, vừa có nhiều sáng tác mới về Đà Lạt- Lâm Đồng cũng như các đề tài tâm huyết

Ngoài tình cảm đồng nghiệp - bạn bè, anh em từ bốn phương trời tụ lại dưới mái nhà Trại sáng tác, Ban tổ chức đã thu hái được nhiều kết quả đáng trân trọng. Trong thời gian 15 ngày, Trại sáng tác đã thu hoạch được tác phẩm ở nhiều thể loại, từ tiểu thuyết đến truyện, ký, từ thơ đến trường ca, từ đề tài biển đảo đến tình yêu quê hương đất nước, từ ký ức lịch sử đến cuộc sống đương đại, từ văn học cho người lớn đến văn học thiếu nhi…

Lãnh đạo hội VHNT tỉnh Lâm Đồng cùng các văn nghệ sĩ Lâm Đồng cũng chia sẻ cảm xúc và chúc mừng thành quả mà trại đã thu được.

Ông Võ Văn Quốc Bình- đại diện Nhà sáng tác Đà Lạt đã đón nhận các tác phẩm của 15 trại viên cùng những lời động viên chân thành, sự cảm thông với các văn nghệ sĩ dự trại.

Các trại viên cũng lần lượt trao gửi những cảm nhận, tình cảm, những kết quả thu được bằng những bài thơ, truyện ngắn mới sáng tác tại trại viết sau những chuyến thực tế dã ngoại trên cao nguyên…

Các nhà văn, nhà thơ cũng bày tỏ lòng cám ơn đến Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Việt Nam đã tạo điều kiện để các nhà văn được tham gia trại viết, có được cảm xúc và cho ra đời những tác phẩm mới. Việc đánh giá tác phẩm, phong trào sáng tác sẽ do các Ban văn học, các Hội đồng chuyên môn của Hội Nhà văn đảm trách, những tác phẩm có chất lượng cao sẽ được đưa vào danh mục xuất bản trên các tạp chí để có thể đến được với đông đảo bạn đọc yêu văn học.

Bế mạc Trại sáng tác văn học 2023 tại Đà Lạt

Trại sáng tác văn học Đà Lạt do Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức từ 5/5/2023 đến 19/5/2023.

15 hội viên Hội nhà văn Việt Nam đến từ 11 tỉnh thành đã tham gia Trại sáng tác, do nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng làm trại trưởng, đã tiến hành buổi tổng kết bế mạc.

bemachoinhavant5 2023

Đến dự lễ có nhà thơ Thanh Dương Hồng – Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Lâm Đồng, ông Võ Văn Quốc Bình – đại diện Nhà sáng tác Đà Lạt, cùng các phóng viên báo đài và một số văn nghệ sĩ của tỉnh Lâm Đồng.

Nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng đã phát biểu trong bài tổng kết trại: “Tuy chỉ 15 ngày song các trại viên đã cháy hết mình với cảm xúc, đam mê theo cách riêng của mỗi người. Các nhà thơ nhà văn đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước được gặp gỡ giao lưu chia sẻ, hào hứng với các dự định sáng tác cũng như nhiều nhà văn quyết tâm hoàn chỉnh các tác phẩm đã lên đề cương hoặc viết dang dở từ trước.”

Ngoài ra, từng nhóm tổ chức dã ngoại, kết hợp đi thực tế để lấy cảm hứng từ đất và người Lâm Đồng nói chung, Đà Lạt nói riêng. Trại viết được sự hỗ trợ bởi những nhà văn nhà báo ở Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng, Báo Lâm Đồng và các văn nghệ sĩ địa phương làm cho những nhà văn xa nhà có thêm những mối quan hệ đồng nghiệp và bạn bè ấm áp, tươi sáng.

Ở lĩnh vực văn xuôi, có thể thấy các nhà văn Dương Hướng, Hồ Việt Khuê, Nguyễn Công Kiệt, Nghiêm Thị Hằng, Y Mùi, Phan Mai Hương đều hoàn thành các tác phẩm tâm huyết của mình tại trại với nhiều trang viết mới sinh động, thăng hoa. Các nhà thơ Phạm Quỳnh Loan, Trịnh Quốc Thắng, Bùi Minh Vũ, Đỗ Toàn Diện, Phạm Ánh Sao, Trần Đỗ Liêm, Đặng Văn Chương, Hồ Khải Hoàn, Nguyễn Thanh Mừng đã vừa hoàn chỉnh các tập thơ, vừa có nhiều sáng tác mới về Đà Lạt- Lâm Đồng cũng như các đề tài tâm huyết

Ngoài tình cảm đồng nghiệp - bạn bè, anh em từ bốn phương trời tụ lại dưới mái nhà Trại sáng tác, Ban tổ chức đã thu hái được nhiều kết quả đáng trân trọng. Trong thời gian 15 ngày, Trại sáng tác đã thu hoạch được tác phẩm ở nhiều thể loại, từ tiểu thuyết đến truyện, ký, từ thơ đến trường ca, từ đề tài biển đảo đến tình yêu quê hương đất nước, từ ký ức lịch sử đến cuộc sống đương đại, từ văn học cho người lớn đến văn học thiếu nhi…

Lãnh đạo hội VHNT tỉnh Lâm Đồng cùng các văn nghệ sĩ Lâm Đồng cũng chia sẻ cảm xúc và chúc mừng thành quả mà trại đã thu được.

Ông Võ Văn Quốc Bình- đại diện Nhà sáng tác Đà Lạt đã đón nhận các tác phẩm của 15 trại viên cùng những lời động viên chân thành, sự cảm thông với các văn nghệ sĩ dự trại.

Các trại viên cũng lần lượt trao gửi những cảm nhận, tình cảm, những kết quả thu được bằng những bài thơ, truyện ngắn mới sáng tác tại trại viết sau những chuyến thực tế dã ngoại trên cao nguyên…

Các nhà văn, nhà thơ cũng bày tỏ lòng cám ơn đến Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Việt Nam đã tạo điều kiện để các nhà văn được tham gia trại viết, có được cảm xúc và cho ra đời những tác phẩm mới. Việc đánh giá tác phẩm, phong trào sáng tác sẽ do các Ban văn học, các Hội đồng chuyên môn của Hội Nhà văn đảm trách, những tác phẩm có chất lượng cao sẽ được đưa vào danh mục xuất bản trên các tạp chí để có thể đến được với đông đảo bạn đọc yêu văn học.

Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Trại sáng tác Ảnh nghệ thuật tại Nha Trang

Ngày 5/5/2023, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức Trại sáng tác Ảnh nghệ thuật tại tỉnh Khánh Hòa. Tham gia trại sáng tác lần này có 35 nghệ sĩ nhiếp ảnh tiêu biểu trên cả nước.

Dự Lễ khai mạc Trại sáng tác có: NSNA Hoàng Thạch Vân, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và ông Nguyễn Văn Thiện, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa.

khaimacnhiepanhvnt5 2023

Phát biểu tại Lễ khai mạc trại sáng tác, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Thạch Vân, Phó Chủ tịch Hội NSNA Việt Nam cho biết: “Để chuẩn bị cho Trại sáng tác ảnh nghệ thuật tại tỉnh Khánh Hòa năm 2023, Ban Tổ chức đã mời các nghệ sĩ có chuyên môn cao về đây để khơi dậy sự sáng tạo, hâm nóng bầu không khí sáng tác… Hy vọng các nghệ sĩ tham gia trại lần này sẽ khai thác được nhiều góc nhìn mới lạ về thành phố Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung”.

Theo kế hoạch, các nghệ sĩ nhiếp ảnh được chia thành nhiều tổ khác nhau đi thực tế sáng tác ảnh trên địa bàn thành phố Nha Trang và các địa điểm tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh (làng nghề truyền thống, cảng biển, các di tích lịch sử văn hóa, danh làm thắng cảnh như: Đảo Bích Đầm, khám phá ngọn Hải đăng Hòn Lớn, Mũi Đôi - Hòn Đầu…).

Trong khuôn khổ trại, Ban Tổ chức còn tổ chức tập huấn biên tập ảnh: cách chọn ảnh cho phù hợp với kết cấu của Câu chuyện ảnh. Cùng các nghệ sĩ có kinh nghiệm đánh giá tác phẩm ảnh sáng tác tại trại của từng hội viên tham dự trại; tập huấn giải pháp xử lý hậu kỳ cho một tác phẩm ảnh nghệ thuật. Hỗ trợ các trại viên hoặc các nhóm tác giả cách lựa chọn chủ đề, biên tập để hoàn thiện một câu chuyện qua ngôn ngữ của nhiếp ảnh.

Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ nhiệt tình của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hoà, nhiều hoạt động khác cho hội viên, nghệ sĩ nhiếp ảnh và các tổ công tác giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm như: Đêm lửa trại tại huyện Khánh Sơn, dự Lễ chào cờ trên danh thắng Mũi Đôi - Hòn Đầu, các Tour tới những điểm đến mới nhằm gắn những địa điểm sáng tạo vào trong tác phẩm của mình (check in) điều này góp phần quảng bá những nét đẹp của thành phố biển Nha Trang tới công chúng qua con mắt sáng tạo riêng của mỗi tay máy (dự kiến khoảng 10 tour, mỗi tour từ 2-3 điểm đến)… 

Điểm nhấn của Trại sáng tác của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam lần này là Trại được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khánh Hòa và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã quan tâm, tạo điều kiện, hướng dẫn, phối hợp và hỗ trợ đoàn công tác để Ban tổ chức thực hiện được các hoạt động sáng tác đặc biệt là việc sử dụng các thiết bị bay chụp bằng Flycam tại các địa điểm như Mũi Đôi - Hòn Đầu, đảo Bích Đầm và ngọn Hải đăng Hòn Lớn; các Đồn Biên phòng: Bích Đầm, Đầm Môn. Đồng thời, hỗ trợ tối đa lực lượng, phương tiện, hậu cần… cho Ban Tổ chức hoàn thành các hoạt động trong quá trình sáng tác.

khaimacnhiepanhvnt5 2023 1

Kết thúc trại, mỗi nghệ sĩ nộp về Ban tổ chức 5 tác phẩm để tổng kết và đánh giá những kết quả mà các trại viên đã đạt được. Các trại viên phân tích tác phẩm, cùng nhau thảo luận về những đề tài, những tác phẩm mà các nghệ sĩ đã sáng tác trong quá trình tham dự trại sáng tác ảnh nghệ thuật lần này.

Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Trại sáng tác Ảnh nghệ thuật tại Nha Trang

Ngày 5/5/2023, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức Trại sáng tác Ảnh nghệ thuật tại tỉnh Khánh Hòa. Tham gia trại sáng tác lần này có 35 nghệ sĩ nhiếp ảnh tiêu biểu trên cả nước.

Dự Lễ khai mạc Trại sáng tác có: NSNA Hoàng Thạch Vân, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và ông Nguyễn Văn Thiện, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hòa.

khaimacnhiepanhvnt5 2023

Phát biểu tại Lễ khai mạc trại sáng tác, nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Thạch Vân, Phó Chủ tịch Hội NSNA Việt Nam cho biết: “Để chuẩn bị cho Trại sáng tác ảnh nghệ thuật tại tỉnh Khánh Hòa năm 2023, Ban Tổ chức đã mời các nghệ sĩ có chuyên môn cao về đây để khơi dậy sự sáng tạo, hâm nóng bầu không khí sáng tác… Hy vọng các nghệ sĩ tham gia trại lần này sẽ khai thác được nhiều góc nhìn mới lạ về thành phố Nha Trang nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung”.

Theo kế hoạch, các nghệ sĩ nhiếp ảnh được chia thành nhiều tổ khác nhau đi thực tế sáng tác ảnh trên địa bàn thành phố Nha Trang và các địa điểm tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh (làng nghề truyền thống, cảng biển, các di tích lịch sử văn hóa, danh làm thắng cảnh như: Đảo Bích Đầm, khám phá ngọn Hải đăng Hòn Lớn, Mũi Đôi - Hòn Đầu…).

Trong khuôn khổ trại, Ban Tổ chức còn tổ chức tập huấn biên tập ảnh: cách chọn ảnh cho phù hợp với kết cấu của Câu chuyện ảnh. Cùng các nghệ sĩ có kinh nghiệm đánh giá tác phẩm ảnh sáng tác tại trại của từng hội viên tham dự trại; tập huấn giải pháp xử lý hậu kỳ cho một tác phẩm ảnh nghệ thuật. Hỗ trợ các trại viên hoặc các nhóm tác giả cách lựa chọn chủ đề, biên tập để hoàn thiện một câu chuyện qua ngôn ngữ của nhiếp ảnh.

Bên cạnh đó, được sự hỗ trợ nhiệt tình của Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Khánh Hoà, nhiều hoạt động khác cho hội viên, nghệ sĩ nhiếp ảnh và các tổ công tác giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm như: Đêm lửa trại tại huyện Khánh Sơn, dự Lễ chào cờ trên danh thắng Mũi Đôi - Hòn Đầu, các Tour tới những điểm đến mới nhằm gắn những địa điểm sáng tạo vào trong tác phẩm của mình (check in) điều này góp phần quảng bá những nét đẹp của thành phố biển Nha Trang tới công chúng qua con mắt sáng tạo riêng của mỗi tay máy (dự kiến khoảng 10 tour, mỗi tour từ 2-3 điểm đến)… 

Điểm nhấn của Trại sáng tác của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam lần này là Trại được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Khánh Hòa và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã quan tâm, tạo điều kiện, hướng dẫn, phối hợp và hỗ trợ đoàn công tác để Ban tổ chức thực hiện được các hoạt động sáng tác đặc biệt là việc sử dụng các thiết bị bay chụp bằng Flycam tại các địa điểm như Mũi Đôi - Hòn Đầu, đảo Bích Đầm và ngọn Hải đăng Hòn Lớn; các Đồn Biên phòng: Bích Đầm, Đầm Môn. Đồng thời, hỗ trợ tối đa lực lượng, phương tiện, hậu cần… cho Ban Tổ chức hoàn thành các hoạt động trong quá trình sáng tác.

khaimacnhiepanhvnt5 2023 1

Kết thúc trại, mỗi nghệ sĩ nộp về Ban tổ chức 5 tác phẩm để tổng kết và đánh giá những kết quả mà các trại viên đã đạt được. Các trại viên phân tích tác phẩm, cùng nhau thảo luận về những đề tài, những tác phẩm mà các nghệ sĩ đã sáng tác trong quá trình tham dự trại sáng tác ảnh nghệ thuật lần này.

Khai mạc trại sáng tác văn học Hội nhà văn Việt Nam 2023 tại Đà Lạt

Ngày 7/5/2023, Hội Nhà văn Việt Nam đã phối hợp cùng Nhà sáng tác Đà Lạt tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, lãnh đạo Hội VHNT Lâm Đồng cùng 15 nhà văn, nhà thơ đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Tham dự lễ khai mạc có nhà văn Nguyễn Bình Phương – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Thanh Dương Hồng – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, ông Võ Văn Quốc Bình – đại diện Nhà Sáng tác Đà Lạt và 15 nhà văn đến từ các tỉnh thành trên cả nước về tham gia trại sáng tác.

Tại lễ khai mạc, các nhà văn, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ những ý tưởng sáng tác giới thiệu về mình qua những tác phẩm văn chương. Buổi lễ khai mạc trại viết đã thực sự tạo được không khí sáng tác sôi nổi và hào hứng.

khaimacnhavanvnt5 2023

Phát biểu tại lễ khai mạc, nhà văn Nguyễn Bình Phương nêu những vấn đề cơ bản về công tác tổ chức một trại viết. Đây là hoạt động quan trọng thường xuyên của Hội Nhà văn Việt Nam. Mở trại viết nhằm mục đích hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà văn tập trung vào công việc sáng tác văn học. Tại trại viết, nhà văn có thể hoàn thành tác phẩm, hoặc lên ý tưởng cho một tác phẩm mới, hoặc có thể trải nghiệm khám phá làm đầy cảm hứng sáng tác. Trại viết cũng là cơ hội để các nhà văn từ nhiều miền đất nước có thể giao lưu gặp gỡ, trao đổi chuyên môn và kinh nghiệm viết văn.

Nhà văn Nguyễn Bình Phương còn cho rằng các tác phẩm văn học đã tác động tích cực, có thể làm thay đổi nhận thức từ cá nhân lan tỏa đến cộng đồng. Văn học đòi hỏi ý thức và trách nhiệm từ mỗi nhà văn. Đồng thời, qua tác phẩm, nhà văn có quyền bày tỏ tư tưởng, nhận thức, thái độ với những mảng hiện thực, hoặc chủ đề mà mình phản ánh trong tác phẩm. Nhà văn hoàn toàn có quyền tụng ca hoặc phản biện, nếu cái hiện thực miêu tả nó thật sự xứng đáng. Tuy nhiên, dù phản ánh như thế nào thì nhà văn cũng phải xuất phát từ động cơ sáng tác. Đó là ý thức đạo đức lương tri và phẩm giá con người; là trách nhiệm với những con chữ được viết và công bố với người đọc. Một tác phẩm văn học lớn là tác phẩm phải xuất phát từ thái độ xây dựng và tinh thần nhân đạo, thương yêu con người. Ngày nay, văn học chịu sự cạnh tranh rất gay gắt quyết liệt với các loại hình giải trí nghe nhìn, đòi hỏi văn học phải có sự đổi mới về cả hình thưc chất lượng nghệ thuật và nội dung phản ánh.

Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam mong muốn có một nền văn học phong phú, cởi mở, nhưng phải có trách nhiệm với xã hội, tác động đến đời sống xã hội. Trại sáng tác là hoạt động để có được những điều mà tất cả các hội viên và những người yêu quý văn học mong muốn: tạo ra những tác phẩm văn học có chất lượng và có giá trị đối với đời sống. Việc ấy phụ thuộc vào chính các nhà văn, nhà thơ – những người tâm huyết với văn học. Ban Chấp hành Hội hy vọng với tài năng, tâm huyết, trách nhiệm của mình, các nhà văn nhà thơ tiếp tục có những tác phẩm đóng góp vào sự phong phú của văn học đương đại, thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng văn nghệ nhân ái và cởi mở hơn.

Phát biểu chào mừng trại sáng tác, nhà thơ Thanh Dương Hồng – Chủ tịch Hội VHNT Lâm Đồng đã bày tỏ niềm vui, lòng hiếu khách, giới thiệu những danh lam thắng cảnh của Đà Lạt có ý nghĩa lịch sử, văn hóa với các nhà văn, nhà thơ. Đồng thời mong muốn các nhà văn, nhà thơ sáng tác được nhiều tác phẩm chất lượng trong thời gian tham dự trại, biến những ý tưởng đang ấp ủ thành những bản thảo dày dặn; bên cạnh những tác phẩm có tầm vóc quốc gia, có nhiều tác phẩm hay, đẹp dành cho Đà Lạt – Lâm Đồng.

Nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng thay mặt cho các nhà văn dự trại cảm ơn Hội Nhà văn Việt Nam đã quan tâm tới công việc sáng tác, mở trại viết để các nhà văn có điều kiện hoàn thiện tác phẩm của mình trong thời gian tập trung nhất. Hy vọng là sẽ có những tác phẩm xứng đáng như kỳ vọng.

Ông Võ Văn Quốc Bình cũng phát biểu rằng, Nhà Sáng tác Đà Lạt thường xuyên đón các nhà văn từ mọi miền đất nước về dự trại viết. Nhà sáng tác sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà văn trong thời gian tham gia trại viết.

Khai mạc trại sáng tác văn học Hội nhà văn Việt Nam 2023 tại Đà Lạt

Ngày 7/5/2023, Hội Nhà văn Việt Nam đã phối hợp cùng Nhà sáng tác Đà Lạt tổ chức khai mạc trại sáng tác văn học với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam, lãnh đạo Hội VHNT Lâm Đồng cùng 15 nhà văn, nhà thơ đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

Tham dự lễ khai mạc có nhà văn Nguyễn Bình Phương – Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Thanh Dương Hồng – Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, ông Võ Văn Quốc Bình – đại diện Nhà Sáng tác Đà Lạt và 15 nhà văn đến từ các tỉnh thành trên cả nước về tham gia trại sáng tác.

Tại lễ khai mạc, các nhà văn, nhà thơ đã cùng nhau chia sẻ những ý tưởng sáng tác giới thiệu về mình qua những tác phẩm văn chương. Buổi lễ khai mạc trại viết đã thực sự tạo được không khí sáng tác sôi nổi và hào hứng.

khaimacnhavanvnt5 2023

Phát biểu tại lễ khai mạc, nhà văn Nguyễn Bình Phương nêu những vấn đề cơ bản về công tác tổ chức một trại viết. Đây là hoạt động quan trọng thường xuyên của Hội Nhà văn Việt Nam. Mở trại viết nhằm mục đích hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhà văn tập trung vào công việc sáng tác văn học. Tại trại viết, nhà văn có thể hoàn thành tác phẩm, hoặc lên ý tưởng cho một tác phẩm mới, hoặc có thể trải nghiệm khám phá làm đầy cảm hứng sáng tác. Trại viết cũng là cơ hội để các nhà văn từ nhiều miền đất nước có thể giao lưu gặp gỡ, trao đổi chuyên môn và kinh nghiệm viết văn.

Nhà văn Nguyễn Bình Phương còn cho rằng các tác phẩm văn học đã tác động tích cực, có thể làm thay đổi nhận thức từ cá nhân lan tỏa đến cộng đồng. Văn học đòi hỏi ý thức và trách nhiệm từ mỗi nhà văn. Đồng thời, qua tác phẩm, nhà văn có quyền bày tỏ tư tưởng, nhận thức, thái độ với những mảng hiện thực, hoặc chủ đề mà mình phản ánh trong tác phẩm. Nhà văn hoàn toàn có quyền tụng ca hoặc phản biện, nếu cái hiện thực miêu tả nó thật sự xứng đáng. Tuy nhiên, dù phản ánh như thế nào thì nhà văn cũng phải xuất phát từ động cơ sáng tác. Đó là ý thức đạo đức lương tri và phẩm giá con người; là trách nhiệm với những con chữ được viết và công bố với người đọc. Một tác phẩm văn học lớn là tác phẩm phải xuất phát từ thái độ xây dựng và tinh thần nhân đạo, thương yêu con người. Ngày nay, văn học chịu sự cạnh tranh rất gay gắt quyết liệt với các loại hình giải trí nghe nhìn, đòi hỏi văn học phải có sự đổi mới về cả hình thưc chất lượng nghệ thuật và nội dung phản ánh.

Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam mong muốn có một nền văn học phong phú, cởi mở, nhưng phải có trách nhiệm với xã hội, tác động đến đời sống xã hội. Trại sáng tác là hoạt động để có được những điều mà tất cả các hội viên và những người yêu quý văn học mong muốn: tạo ra những tác phẩm văn học có chất lượng và có giá trị đối với đời sống. Việc ấy phụ thuộc vào chính các nhà văn, nhà thơ – những người tâm huyết với văn học. Ban Chấp hành Hội hy vọng với tài năng, tâm huyết, trách nhiệm của mình, các nhà văn nhà thơ tiếp tục có những tác phẩm đóng góp vào sự phong phú của văn học đương đại, thúc đẩy xã hội phát triển theo định hướng văn nghệ nhân ái và cởi mở hơn.

Phát biểu chào mừng trại sáng tác, nhà thơ Thanh Dương Hồng – Chủ tịch Hội VHNT Lâm Đồng đã bày tỏ niềm vui, lòng hiếu khách, giới thiệu những danh lam thắng cảnh của Đà Lạt có ý nghĩa lịch sử, văn hóa với các nhà văn, nhà thơ. Đồng thời mong muốn các nhà văn, nhà thơ sáng tác được nhiều tác phẩm chất lượng trong thời gian tham dự trại, biến những ý tưởng đang ấp ủ thành những bản thảo dày dặn; bên cạnh những tác phẩm có tầm vóc quốc gia, có nhiều tác phẩm hay, đẹp dành cho Đà Lạt – Lâm Đồng.

Nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng thay mặt cho các nhà văn dự trại cảm ơn Hội Nhà văn Việt Nam đã quan tâm tới công việc sáng tác, mở trại viết để các nhà văn có điều kiện hoàn thiện tác phẩm của mình trong thời gian tập trung nhất. Hy vọng là sẽ có những tác phẩm xứng đáng như kỳ vọng.

Ông Võ Văn Quốc Bình cũng phát biểu rằng, Nhà Sáng tác Đà Lạt thường xuyên đón các nhà văn từ mọi miền đất nước về dự trại viết. Nhà sáng tác sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà văn trong thời gian tham gia trại viết.

Bế mạc Trại sáng tác mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng” 2023 tại Đà Lạt

Ngày 28/4/2023, tại Nhà sáng tác Đà Lạt, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức tổng kết và bế mạc Trại sáng tác mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng” năm 2023.

Từ ngày 14 đến ngày 28/4, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức Trại sáng tác mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng” năm 2023 tại TP Đà Lạt. Đây là trại sáng tác thứ 3 của cuộc vận động sáng tác mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng” giai đoạn 2021-2025 với 16 họa sĩ trong và ngoài quân đội là hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam tham gia.

Qua hai tuần hoạt động, các họa sĩ với tinh thần trách nhiệm, sự tâm huyết, nhiệt tình say mê sáng tạo, đã sáng tác được 31 tác phẩm mỹ thuật đặc sắc, thể hiện với các chất liệu sơn dầu, acrylic, khắc gỗ mộc bản... Các tác phẩm bám sát chủ đề, nội dung định hướng của ban tổ chức, giàu ý tưởng sáng tạo nghệ thuật, có ngôn ngữ biểu đạt phong phú. Nhiều tác giả đi sâu khắc họa nổi bật hình tượng Bộ đội Cụ Hồ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tình hình mới như tác phẩm: “Lính công trường” (họa sĩ Mai Xuân Chung), “Nắng thao trường” (họa sĩ Bùi Thanh Tùng)...

bemacbtlsqsvnt4 2023

Bên cạnh đó, các tác giả tập trung thể hiện đậm nét tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của quân và dân ta trong các cuộc kháng chiến như các tác phẩm: “Binh trạm Trường Sơn” (họa sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng), “Đặc công Rừng Sác” (họa sĩ Trịnh Bá Quát), “Căn cứ rừng tràm An Giang” (họa sĩ Đinh Công Khải), “Đường tới Dinh Độc Lập” (họa sĩ Nguyễn Hải Nghiêm)... Một số tác phẩm còn tái hiện khoảnh khắc của thời chiến tranh như: “Ký ức" (họa sĩ” (họa sĩ Bùi Thị Ngoan), “Người đẹp thời chiến” (họa sĩ Nguyễn Hải Nghiêm)...

Về phản ánh hoạt động của bộ đội trong trên các lĩnh vực công tác, tiêu biểu là các tác phẩm: “Những người lính canh trời” (họa sĩ Vũ Quý), “Đảo chìm” (họa sĩ Đào Hoa Vinh), “Dáng núi” (họa sĩ Nguyễn Tuấn Long), “Nắng biên cương” (họa sĩ Nguyễn Việt Anh), “Thao trường” (họa sĩ Lê Anh). Một số tác phẩm thể hiện vẻ đẹp của biển, đảo và người chiến sĩ như: “Biển thức” (họa sĩ Lương Nguyên Minh), “Đêm trắng” (họa sĩ Nguyễn Thị Hải Nhung)...

Phát biểu bế mạc trại sáng tác, Đại tá Đinh Xuân Hòa, Phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Phó trưởng Ban tổ chức trại sáng tác đã nhấn mạnh: Trại sáng tác mỹ thuật lần này đã đạt được những kết quả tốt đẹp, các họa sĩ có những trải nghiệm, khám phá và tích cực sáng tạo tác phẩm. Thành công của các trại sáng tác mỹ thuật năm 2023 đã khẳng định sức sống mãnh liệt của đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng”. Các họa sĩ không chỉ miệt mài sáng tác mà còn chia sẻ ý kiến tâm huyết, trách nhiệm đối với mảng đề tài và đối với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Qua đó, tạo nền tảng để sáng tạo thêm nhiều tác phẩm nghệ thuật mới, tuyên truyền, quảng bá mỹ thuật quân đội đến với công chúng yêu nghệ thuật.

Tại buổi lễ, ban tổ chức đã trao chứng nhận cho các họa sĩ tham gia Trại sáng tác mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng” năm 2023. Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã trao tặng tranh đến Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Văn học nghệ thuật. Bên cạnh đó, một số họa sĩ đã trao tặng tác phẩm đã sáng tác tại trại đến Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam.

bemacbtlsqsvnt4 2023 1

Theo Đại tá Đinh Xuân Hòa, trên cơ sở các tác phẩm được sáng tác của những họa sĩ trong các trại sáng tác, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sẽ lựa chọn để gửi xét Giải thưởng 5 năm Bộ Quốc phòng giai đoạn 2021-2025, tổ chức trưng bày triển lãm, in sách mỹ thuật... chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày Hội quốc phòng phòng dân năm 2024.

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này