BÀI VIẾT MỚI

Minh Phương

Minh Phương

Hội nghị tổ chức thực hiện Đề án công bố các tác phẩm và công trình VHNT đã được sáng tác tại các Nhà sáng tác

TTHTSTVHNT - Ngày 15/5/2017, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức “Hội nghị tổ chức thực hiện Đề án công bố các tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật đã được sáng tác tại các Nhà sáng tác”. Thứ trưởng Vương Duy Biên đã tới dự và chủ trì hội nghị.

hoithao15 5 1
Thứ trưởng Vương Duy Biên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Tham gia hội nghị có lãnh đạo Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam; lãnh đạo 10 Hội văn học nghệ thuật trung ương; lãnh đạo Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Hà Nội; lãnh đạo Cục Điện ảnh, Cục Nghệ thuật biểu diễn, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh, Triển lãm; lãnh đạo Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Vụ Kế hoạch Tài chính; lãnh đạo Nhà xuất bản Quân đội, Tạp chí Văn nghệ quân đội, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam; đại diện Đài truyền hình Việt Nam, VOV, TTXVN; một số doanh nghiệp và các đơn vị truyền thông, báo chí.

hoithao15 5
Ông Huỳnh Văn Ngàn, Giám đốc Trung tâm đọc dự thảo đề án

Sau khi đồng chí Huỳnh Văn Ngàn, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật báo cáo dự thảo đề án lần thứ 2, các đại biểu đã có sự đồng thuận cao cho Đề án sửa đổi lần này, đồng thời góp thêm các ý tưởng như các hình thức tổ chức chương trình: trưng bày tác phẩm, xuất bản sách, tổ chức hội thảo, kịch bản cho đêm Gala công bố các tác phẩm xuất sắc.

hoithao15 5 2
Thứ trưởng Vương Duy Biên phát biểu kết luận tại Hội nghị

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Vương Duy Biên ghi nhận sự nỗ lực của lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật trong việc hoàn thiện Đề án, cũng như sự đóng góp đầy trách nhiệm của lãnh đạo các Cục,Vụ của Bộ và lãnh đạo các Hội văn học nghệ thuật Trung ương. Đồng thời yêu cầu lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tập trung vào việc hoàn thiện sớm các văn bản có liên quan, thúc đẩy việc truyền thông quảng bá chương trình và kêu gọi các nhà tài trợ để tổ chức như một sự kiện văn hóa vào cuối năm 2017.

Các đại biểu tham dự Hội nghị rất phấn khởi, vui mừng khi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức công bố các tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật đã sáng tác trong thời gian qua để khẳng định sự đóng góp của giới văn nghệ sỹ đối với sự đổi mới của đất nước ta.

 

Kế hoạch tổ chức các Trại sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tại các Nhà sáng tác trong tháng 5/2017

TTHTSTVHNT - Trong tháng 5/2017, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật  tổ chức các Trại sáng tác tại các Nhà sáng tác trực thuộc Trung tâm.

I. Nhà sáng tác Đại Lải :

     1. Hội Nghệ sỹ Sân khấu Hà Nội  ( từ 04/05/2017 – 19/05/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NGHỆ SỸ SÂN KHẤU HÀ NỘI 

DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI

( Ban hành theo quyết định số: 73/ QĐ – TTHTSTVHNT )

Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Ngọc Thụ Sân khấu
2 Nguyễn Hiếu Sân khấu
3 Lệ Dung Sân khấu
4 Đặng Tiến Sân khấu
5 Trần Đình Ngôn Sân khấu
6 Vân Kim Sân khấu
7 Hải Yến Sân khấu
8 Hoàng Đức Nhuận Sân khấu
9 Đỗ Diệp Khang Sân khấu
10 Chu Thơm Sân khấu
11 Đình Thảo Sân khấu
12 Phạm Văn Quý Sân khấu
13 Chu Lai Sân khấu
14 Chiến Thạc Sân khấu
15 Trần Trí Trắc Sân khấu

     2.  Tạp chí Văn nghệ Quân đội ( từ 05/05/2017 – 19/05/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN TẠP CHÍ VĂN NGHỆ QUÂN ĐỘI 

DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI

( Ban hành theo quyết định số: 78 / QĐ – TTHTSTVHNT )

Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Lê Huy Bắc Văn học
2 Tôn Phương Lan Văn học
3 Nguyễn Bích Thu Văn học
4 Nguyễn Thanh Tâm Văn học
5 Đoàn Ánh Dương Văn học
6 Đỗ Hải Ninh Văn học
7 Lê Hương Thủy Văn học
8 Ngô Văn Giá Văn học
9 Mai Anh Tuấn Lý luận phê bình
10 Lý Hoài Thu Văn học
11 Bùi Việt Thắng Lý luận phê bình
12 Thái Phan Vàng Anh Văn học
13 Phan Tuấn Anh Văn học
14 Hoàng Thụy Anh Lý luận phê bình
15 Phạm Duy Nghĩa Văn học

II. Nhà sáng tác Tam Đảo : 

     1. Hội Mỹ thuật Việt Nam ( từ 05/05/2017 – 19/05/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM 

DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO

( Ban hành theo quyết định số: 40 / QĐ – TTHTSTVHNT)

Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Bình Minh Mỹ thuật
2 Văn Dương Thành Mỹ thuật
3 Hà Mộng Khanh Mỹ thuật
4 Nguyễn Văn Bảy Mỹ thuật
5 Ngô Thành Nhân Mỹ thuật
6 Đỗ Đức Khải Mỹ thuật
7 Vũ Dũng Mỹ thuật
8 Đỗ Chuyển Mỹ thuật
9 Lý Văn Vinh Mỹ thuật
10 Nguyễn Quốc Thái Mỹ thuật
11 Đào Thị Hồng Vân Mỹ thuật
12 Hoàng Văn Điểm Mỹ thuật
13 Tôn Nữ Tuyết Mai Mỹ thuật
14 Trương Bé Mỹ thuật
15 Đỗ Chung Mỹ thuật

     2. Hội Nhiếp ảnh Việt Nam đợt 1 ( từ 10/05/2017 – 17/05/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHIẾP ẢNH VIỆT NAM 

DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO

( Ban hành theo quyết định số: 81 / QĐ – TTHTSTVHNT)

Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Hoàng Nẫm Nhiếp ảnh
2 Nguyễn Quang Thông Nhiếp ảnh
3 Phạm Công Thắng Nhiếp ảnh
4 Trần Văn Hồng Nhiếp ảnh
5 Hoàng Như Thính Nhiếp ảnh
6 Nguyễn Duy Đông Nhiếp ảnh
7 Nguyễn Duy Thanh Nhiếp ảnh
8 Vũ Mạnh Cường Nhiếp ảnh
9 Nguyễn Đắc Phượng Nhiếp ảnh
10 Nguyễn Văn Thành Nhiếp ảnh
11 Phạm Tiến Dũng Nhiếp ảnh
12 Phạm Hoài Nam Nhiếp ảnh
13 Bùi Hỏa Tiễn Nhiếp ảnh
14 Nguyễn Quốc Hùng Nhiếp ảnh
15 Hoàng Diệu Nhiếp ảnh

     3. Hội Nhiếp ảnh Việt Nam đợt 2 ( từ 18/05/2017 – 24/05/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHIẾP ẢNH VIỆT NAM 

DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO

( Ban hành theo quyết định số: 81 / QĐ – TTHTSTVHNT)

Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Bùi Khắc Thiện Nhiếp ảnh
2 Đỗ Anh Tuấn Nhiếp ảnh
3 Bạch Ngọc Tư Nhiếp ảnh
4 Tạ Ngọc Xuân Nhiếp ảnh
5 Nguyễn Hồng Được Nhiếp ảnh
6 Nguyễn Sĩ Tân Nhiếp ảnh
7 Lê Bác Đạt Nhiếp ảnh
8 Tất Bê Nhiếp ảnh
9 Nguyễn Quốc Khánh Nhiếp ảnh
10 Vũ Đức Tân Nhiếp ảnh
11 Trần Quốc Tuấn Nhiếp ảnh
12 Đoàn Việt Hưng Nhiếp ảnh
13 Lại Diễn Đàm Nhiếp ảnh
14 Nguyễn Quốc Hùng Nhiếp ảnh
15 Đinh Mạnh Thanh Nhiếp ảnh

     4. Hội Điện ảnh Việt Nam ( từ 22/5/2017 – 05/06/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM 

DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO

( Ban hành theo quyết định số: 86 / QĐ – TTHTSTVHNT)

Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Trần Thị Hồng Yến Điện ảnh
2 Trần Hà Lệ Mẫn Điện ảnh
3 Nguyễn Thị Hoàng Mai Điện ảnh
4 Trương Thị Thu Dung Điện ảnh
5 Phạm Kháng Trường Điện ảnh
6 Ngọc Tâm Điện ảnh
7 Đặng Quốc Việt Điện ảnh
8 Phạm Văn Dũng Điện ảnh
9 Trần Thị Hòe Điện ảnh
10 Phan Dân Hồng Điện ảnh
11 Trần Quốc Sơn Điện ảnh
12 Trịnh Quang Khanh Điện ảnh
13 Nguyễn Sỹ Bằng Điện ảnh
14 Khúc Hà Linh Điện ảnh
15 Trần Ngọc Ánh Điện ảnh

III. Nhà sáng tác Đà Nẵng :

     1. Hội Văn học nghệ thuật Hà Tĩnh ( từ 08/05/2017 – 22/05/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HÀ TĨNH 

DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG

( Ban hành theo quyết định số: 87 / QĐ – TTHTSTVHNT)

Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Ngọc Phú Văn học
2 Nguyễn Xuân Diệu Văn học
3 Hà Lê Văn học
4 Nguyễn Trung Tuyến Văn học
5 Trần Hậu Thịnh Văn học
6 Đặng Thế Nhân Thơ
7 Trần Thị Ngọc Mai Thơ
8 Trần Nam Phong Thơ
9 Đinh Lan Hương Thơ
10 Nguyễn Văn Thanh Thơ
11 Bùi Quang Thanh Thơ
12 Nguyễn Xuân Bình Âm nhạc
13 Đình Thông Nhiếp ảnh
14 Văn Bảy Nhiếp ảnh
15 Từ Bắc Mỹ thuật

     2. Hội Văn học nghệ thuật Kiên Giang ( từ 19/05/2017 – 29/05/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT KIÊN GIANG 

DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG

( Ban hành theo quyết định số: 77 / QĐ – TTHTSTVHNT)

Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Dương Minh Đức Âm nhạc
2 Trần Ngọc Thúy Văn học
3 Mai Văn Bé Em Văn học
4 Vũ Tuyết Liễu Văn học
5 Nguyễn Xuân Huy Văn học
6 Dư Tuyết Dung Văn học
7 Từ Thế Duy Nhiếp ảnh
8 Lê Văn Đông Nhiếp ảnh
9 Trương Thạch Vũ Nhiếp ảnh
10 Bùi Quang Trụ Nhiếp ảnh
11 Lê Phú Hữu Âm nhạc
12 Huỳnh Duy Tân Âm nhạc
13 Phạm Nam Nhi Sân khấu
14 Nguyễn Hoàng Vũ Sân khấu
15 Nguyễn Thanh Hải Mỹ thuật

IV. Nhà sáng tác Nha Trang: 

     1. Nhóm hai văn nghệ sỹ ( từ 08/05/2017 – 31/05/2017 )

DANH SÁCH VĂN NGHỆ SỸ SÁNG TÁC 

TẠI NHÀ SÁNG TÁC NHA TRANG

( Ban hành theo quyết định số: 20 / QĐ – TTHTSTVHNT )

STT Họ và tên Chuyên ngành
1 Chu Lai Văn học
2 Hà Đình Cẩn Văn học

V. Nhà sáng tác Vũng Tàu: 

     1. Hội Văn học nghệ thuật Bình Định ( từ 03/05/2017 – 17/05/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT BÌNH ĐỊNH 

DỰ TRẠI SÁNG TÁC VŨNG TÀU

( Ban hành theo quyết định số: 34 / QĐ – TTHTSTVHNT )

Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Trần Xuân Toàn Văn học
2 Trần Quang Lộc Văn học
3 Phạm Kim Sơn Văn học
4 Nguyễn Thị Mỹ Tiên Văn học
5 Nguyễn Đặng Thùy Trang Văn học
6 Lê Nhật Ký Văn học
7 Vũ Thành Âm nhạc
8 Trần Minh Phúc Âm nhạc
9 Nguyễn Văn Hà Nhiếp ảnh
10 Phan Đình Trung Nhiếp ảnh
11 Trần Tuấn Mỹ thuật
12 Trần Đình Tấn Mỹ thuật
13 Yang Danh Văn học
14 Bùi Đức Phú VNDG
15 Phạm Hoàng Việt Múa

     2. Hội Nhà văn Hà Nội ( từ 18/05/2017 – 01/06/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI 

DỰ TRẠI SÁNG TÁC VŨNG TÀU

( Ban hành theo quyết định số: 83 / QĐ – TTHTSTVHNT )

Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Đỗ Tiến Bảng Văn học
2 Võ Minh Cư Văn học
3 Nghiêm Thị Hằng Văn học
4 Nguyễn Hiếu Văn học
5 Lê Đăng Hoan Văn học
6 Lê Thị Bích Hồng Văn học
7 Hà Linh Văn học
8 Lê Hồng Nguyên Văn học
9 Nguyễn Thành Phong Văn học
10 Y Phương Văn học
11 Nguyễn Văn Toại Văn học
12 Vương Tâm Văn học
13  Vũ Ngọc Tiến Văn học
14 Nguyễn Thị Minh Thông Văn học
15 Phạm Ngọc Tiến Văn học

VI. Nhà sáng tác Đà Lạt: 

     1. Hội Văn học nghệ thuật Hậu Giang ( từ 03/05/2017 – 17/05/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT HẬU GIANG 

DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT

( Ban hành theo quyết định số: 80 / QĐ – TTHTSTVHNT )

Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Lê Văn Hồng Văn học
2 Nguyễn Đức Vận Mỹ thuật
3 Nguyễn Duy Dương Mỹ thuật
4 Nguyễn Hoàng Dũng Mỹ thuật
5 Nguyễn Thanh Hiệp Mỹ thuật
6 Tống Thành Danh Mỹ thuật
7 Trương Thị Kim Hương Mỹ thuật
8 Ngụy Hoàng Thống Âm nhạc
9 Nguyễn Trung Hậu Âm nhạc
10 Lê Thị Thu Tâm Sân khấu
11 Nguyễn Văn Tám Sân khấu
12 Đặng Văn Ấu Văn học
13 Phạm Thanh Tuyền VNDG
14 Tăng Quầy Nhiếp ảnh
15 Trần Hạnh Múa

     2. Hội Văn học nghệ thuật Yên Bái ( từ 10/04/2017 – 15/04/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT YÊN BÁI 

DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT

( Ban hành theo quyết định số: 43 / QĐ – TTHTSTVHNT )

Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Đình Thi Mỹ thuật
2 Vũ Chiến Nhiếp ảnh
3 Hoàng Thế Sinh Văn học
4 Nguyễn Thế Quynh Văn học
5 Nguyễn Hiền Lương Văn học
6 Hoàng Việt Quân Văn học
7 Nông Quang Khiêm Văn học
8 Nông Quang Khiêm Văn học
9 Dương Hiền Nga Văn học
10 Hoàng Đô Văn học
11 Phúc Tiến Hùng Nhiếp ảnh
12 Nguyễn Xuân Tình Nhiếp ảnh
13 Phạm Pa Ry Âm nhạc
14 Kim Phụng Âm nhạc
15 Trần Trung Hiếu Mỹ thuật

Hội nghị về công tác chuẩn bị công bố các tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật đã được sáng tác tại các Nhà Sáng tác do Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức trong hai năm 2015 - 2016.

TTHTSTVHNT - Ngày 5/5/2017, tại Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã diễn ra Hội nghị về công tác chuẩn bị công bố các tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật đã được sáng tác tại các Nhà Sáng tác tổ chức trong hai năm 2015 - 2016. Thứ trưởng Vương Duy Biên đã đến dự và chủ trì hội nghị.

Hàng năm, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức nhiều Trại sáng tác  cho các văn nghệ sỹ cả nước đến tham dự và sáng tác tại các Nhà sáng tác trực thuộc. Các Trại sáng tác đã cho ra đời nhiều tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật có giá trị về nội dung, tư tưởng và nghệ thuật, phục vụ nhu cầu thưởng thức của xã hội, công chúng trong cả nước.

Dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật là đơn vị được giao tổ chức Chương trình công bố tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật đã được sáng tác tại các Nhà sáng tác hai năm 2015-2106.
hoithaocbitacpham
Toàn cảnh Hội nghị

Hội nghị chuẩn bị Chương trình công bố các tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật lần này do Thứ trưởng Vương Duy Biên chủ trì. Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật là đơn vị tổ chức với sự tham dự của ông Huỳnh Văn Ngàn, Giám đốc; ông Kiều Khánh Hội, Phó giám đốc Trung tâm, các lãnh đạo của Uỷ ban toàn quốc liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, các Hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương và Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Hà Nội. Hội nghị nhằm lấy ý kiến đóng góp về công tác chuẩn bị và tổ chức chương trình công bố các tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật xuất sắc đã được sáng tác tại các Trại sáng tác văn học nghệ thuật trong hai năm 2015-2016.

hoithaocbitacpham1
Thứ trưởng Vương Duy Biên phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu đã trình bày nhiều ý kiến, nêu rõ những khó khăn, thuận lợi từ việc chuẩn bị cũng như chọn lựa các tác phẩm tham gia, đến việc lựa chọn hình thức tổ chức chương trình công bố các tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật. Phát biểu trong Hội nghị, tất cả các đại biểu tham dự Hội nghị đều thống nhất với các chủ trương của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch về việc tổ chức chương trình công bố tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật. NSND Lê Tiến Thọ rất vui mừng khi các tác phẩm có cơ hội để đến được với công chúng, nhưng cũng băn khoăn về quy mô, phương thức thực hiện vì sẽ cần những nguồn kinh phí lớn khi dàn dựng các tác phẩm sân khấu. NSND Đỗ Hồng Quân lại đưa ra những vấn đề về sự phức tạp khi lựa chọn tác phẩm cũng như các tiêu chí lựa chọn các tác phẩm xuất sắc… Đại diện Vụ Kế hoạch Tài chính tham dự Hội nghị đã đề cập đến các vấn đề như nhuận bút, hỗ trợ xuất bản tác phẩm, bản quyền tác giả…

hoithaocbitacpham3
NSND Đỗ Hồng Quân phát biểu ý kiến tại Hội nghị
 
Phát biều kết luận tại Hội nghị, thứ trưởng Vương Duy Biên ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến đóng góp của các đại biểu và nỗ lực tổ chức  của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật. Thứ trưởng nhấn mạnh, cần tổ chức Chương trình công bố các tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật có quy mô, có chất lượng cao, đặc biệt quan tâm tới vấn đề truyền thông nhằm thu hút các nhà tài trợ. Thứ trưởng đề nghị Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật trên cơ sở đóng góp ý kiến của các Hội văn học nghệ thuật, hoàn thành đề án để Bộ phê duyệt trước ngày 30/5/2017.
 
hoithaocbitacpham5
Thứ trưởng Vương Duy Biên phát biểu kết luận tại Hội nghị

Ông Huỳnh Văn Ngàn, Giám đốc đã thay mặt Trung tâm Hỗ trợ văn học nghệ thuật nói lời cảm ơn thứ trưởng Vương Duy Biên và các đại biểu, đồng thời đề xuất thành lập Ban tổ chức với sự tham gia của các Hội văn học nghệ thuật để chuẩn bị tốt nhất cho Chương trình công bố tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật, huy động thêm nguồn vốn xã hội hoá để hỗ trợ cho chương trình công bố tác phẩm có qui mô và đạt chất lượng cao.

Khai mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam

Tối 19/4, tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Tới dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện.

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện nhấn mạnh, những năm qua, Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam đang từng bước lan tỏa và thấm sâu trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, thực sự trở thành ngày hội để đồng bào các dân tộc gặp gỡ, giao lưu, cùng nhau hòa mình trong các lễ hội truyền thống, qua đó góp phần giới thiệu và tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhân dân.

khaimacngayvanhoacacdantoc
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện phát biểu khai mạc

Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo về giải pháp trong sưu tầm, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa, văn học, nghệ thuật các dân tộc thiểu số; mở các lớp tập huấn cho nghệ nhân, người uy tín trong cộng đồng tại vùng sâu, vùng xa; truyền dạy văn hóa phi vật thể của các dân tộc có số dân dưới 5 nghìn người.

Đồng thời, Bộ đã tổ chức tổng kết, đánh giá hiệu quả 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị làng truyền thống các dân tộc thiểu số… góp phần tạo sự chuyển biến trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc. Tuy nhiên, văn hóa truyền thống các dân tộc đang đứng trước nhiều thách thức.

Văn hóa truyền thống một số dân tộc thiểu số có nguy cơ cao bị mai một, biến dạng; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, một số truyền thống văn hóa tốt đẹp của đồng bào chưa được gìn giữ và phát huy đúng mức, việc phát triển những giá trị mới còn hạn chế.

Thực trạng trên đòi hỏi các cấp, các ngành cần quan tâm hơn nữa, có các biện pháp thiết thực, phù hợp để chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả, góp phần củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc.

Ngay sau phần khai mạc là chương trình nghệ thuật với chủ đề “Những bông hoa đất Việt” do các nghệ sỹ của 13 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp và nghệ nhân biểu diễn. Chương trình gồm 6 phần đã giới thiệu bản sắc văn hóa độc đáo của 54 dân tộc anh em thông qua các tiết mục nghệ thuật ca, múa, nhạc. Qua đó, người xem có thể cảm nhận được giá trị văn hóa, tình đoàn kết gắn bó cộng đồng và tình yêu quê hương đất nước sâu sắc của đồng bào các dân tộc Việt Nam.

Qua các tiết mục nghệ thuật, người xem có thể cảm nhận được giá trị văn hóa, tình đoàn kết gắn bó cộng đồng và tình yêu quê hương đất nước sâu sắc của đồng bào các dân tộc Việt Nam.

Trong các ngày từ 19-23/4, nhiều hoạt động chào mừng Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam sẽ được tổ chức đó là: Trưng bày, triển lãm và trình diễn “Tre, nứa trong đời sống âm nhạc dân tộc Việt Nam”; tái hiện lễ hội truyền thống “Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Lô Lô, tỉnh Hà Giang”; trình diễn thể thao dân tộc và Yoga; chương trình biểu diễn âm nhạc dân tộc và giới thiệu đồ thủ công mỹ nghệ từ tre, nứa./

( Nguồn: http://www.bvhttdl.gov.vn )

Thêm 7 tác giả được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

Ngày 20-4-2017, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đã ký quyết định tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho 7 tác giả và Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (VHNT) cho 28 tác giả.

Các tác giả được Chủ tịch Nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh bao gồm: Nhà nghiên cứu Ninh Viết Giao (với cuốn sách 9 tập “Kho tàng Vè xứ Nghệ”); Nhà điêu khắc Tạ Quang Bạo (Tượng đài chiến thắng Quế Sơn và Tượng đài chiến thắng sông Lô); Đạo diễn Trần Bảng (sách “Trần Bảng - đạo diễn chèo”); Nhạc sĩ Thuận Yến (ca khúc “Gửi em ở cuối sông Hồng”, “Con gái mẹ đã thành chiến sĩ”, “Vầng trăng Ba Đình”, “Chia tay hoàng hôn”, “Người về thăm quê”); Nhà nhiếp ảnh Lương Nghĩa Dũng (cụm tác phẩm “Khoảnh khắc để lại”); Nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên (cụm tác phẩm Nhạc nghi lễ trống hành khúc, trống tang lễ, nhạc chào mừng, các bài kèn hiệu; ca khúc “Phủ Thông chiến thắng”, “Hải cảng về ta”; Tác phẩm khí nhạc “Xuân chiến thắng”, “Vọng gác tiền tiêu miền duyên hải”); Nhà thơ Thu Bồn (tiểu thuyết  “Chớp trắng”, “Vùng pháo sáng” và tập truyện ngắn “Dưới tro”).

Đây là những tác giả chưa được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước VHNT năm 2016 trong lần xét tặng trước.

xuanquynh
Cố nhà thơ Xuân Quỳnh

Tháng 4-2016, hồ sơ của nhà thơ Xuân Quỳnh đã vượt qua ba vòng xét duyệt và có tên trong danh sách các hồ sơ đủ điều kiện mà Bộ VH-TT&DL trình Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 2016. Tuy nhiên, cố nhà thơ Xuân Quỳnh lại không có tên trong danh sách các tác giả được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2016 vì thiếu giấy xác nhận của Hội Nhà văn Việt Nam về tập thơ thiếu nhi “Bầu trời trong quả trứng” đã được giải thưởng năm 1982-1983. Sau đó, Hội Nhà văn Việt Nam đã bổ sung giấy xác nhận giải thưởng này; đồng thời, Bộ VH-TT&DL trình Thủ tướng tiếp tục xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT 2016 đối với nhà thơ Xuân Quỳnh.

Ngoài ra, còn có 28 tác giả đã được Chủ tịch Nước tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật như: Hoạ sĩ Cổ Tấn Long Châu, hoạ sĩ Bửu Chỉ, nhạc sĩ Cao Việt Bách, hoạ sĩ Nguyễn Bích, nhạc sĩ Trần Viết Bính, nhà phê bình sân khấu Nguyễn Thành Đại, nhà văn Hoàng Quốc Hải, nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Ngô Đức Thịnh, nhà văn Nguyễn Đình Lạp, nhà thơ Tạ Hữu Yên, nhạc sĩ Lê Việt Hoà, nhà văn Nguyễn Thị Tài Hồng, nhà điêu khắc Phan Thị Gia Hương, nhà nghiên cứu Trần Lâm Biền…

( Nguồn: vanvn.net )

“Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” Anh ngữ làm quà tặng “những người bạn Cuba”

(Tổ Quốc) -Sáng 17/4 tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra buổi “Gặp gỡ giao lưu với những người bạn Cuba” giữa các nhà văn, nhà báo Việt Nam – Cuba.

Tại buổi giao lưu, có sự hiện diện của Đại sứ Cuba tại Việt Nam, ông Herminio Lopez, bà Alicia Corredera Morales Phó chủ tịch Viện hữu nghị Cuba với các dân tộc (ICAP), bà Marta Rojas Rodriguez Phó chủ tịch Hội hữu nghị Cuba – Việt Nam, đồng thời là nhà văn, nhà báo của Cuba, bà Nguyễn Thị Thu Giang Phó ban châu Mỹ, Tổng Thư ký Hội Hữu nghị Việt Nam – Cuba, ông Nguyễn Duy Cương Phó chủ tịch thường trực Hội Hữu nghị Việt Nam – Cuba, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà thơ Trần Đăng Khoa đều là Phó chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, cùng đông đảo các nhà văn, nhà thơ.

giaoluucuba
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều phát biểu tại buổi giao lưu. Ảnh: Minh Khánh.

Phát biểu tại buổi giao lưu, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – người từng có thời gian học tập tại Cuba nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Cuba: Thế giới đang có những thay đổi nhưng tình hữu nghị của nhân dân Cuba và Việt Nam không biến mất. Bởi tình hữu nghị của hai đất nước dựa trên nền tảng phẩm hạnh của con người và khát vọng tự do hòa bình của dân tộc.

Nhà văn, nhà báo Marta Rojas Rodriguez  từng gắn bó với Việt Nam, là phóng viên chiến tranh, từng viết kịch bản phim tài liệu về Việt Nam, là thành viên Ủy ban tại các khu vực thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam vào năm 1965, là tác giả của cuốn: “Miền Nam Việt Nam, Vũ khí chiến lược là nhân dân”, “Bối cảnh Việt Nam”… Bà đã từng phỏng vấn nhiều nhà lãnh đạo Việt Nam như Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Hữu Thọ, Phó tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Định, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, bà Nguyễn Thị Bình Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam … Bà đã được trao tặng nhiều huân huy chương, trong đó có Huân chương Hữu nghị do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký. Hiện nay, ngoài những bài báo bà còn là tác giả của 6 cuốn tiểu thuyết.

Chia sẻ thêm về đời sống văn học Cuba hiện nay với các nhà văn Việt Nam, bà cho biết hiện nay Cuba có phong trào thơ rất ấn tượng, có nhiều nhà thơ xuất thân từ nông dân, nhiều nhà thơ nữ, ở các tỉnh của Cuba đều có nhà thơ nổi tiếng. Riêng các cuộc thi về văn học tại Cuba đều có ở cấp tỉnh, cấp quốc gia. Cuba cũng có Hội Văn học và Nghệ thuật quy tụ các văn nghệ sĩ, trong đó có các nhà văn, nhà thơ. Các nhà văn trẻ sáng tác cũng đưa lên mạng internet.

giaoluucuba1
Toàn cảnh buổi gặp gỡ, giao lưu. Ảnh: Minh Khánh.

Kết thúc buổi giao lưu, Hội Nhà văn Việt Nam đã trịnh trọng tặng hoa và quà cho “những người bạn Cuba”. Cuốn  “A WAR ACCOUNT 1-2-3-4.75”  (Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75) của nhà văn Trần Mai Hạnh, dịch giả Mạnh Chương do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật vừa ấn hành đã được Hội Nhà văn Việt Nam chọn làm quà tặng “những người bạn Cuba” . “Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” đã được Hội Nhà văn Việt Nam trao Giải thưởng Văn học năm 2014, được giải thưởng Văn học ASEAN năm 2015. Sau đó, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam quyết định dịch tác phẩm sang Anh ngữ để “giới thiệu, quảng bá các tác phẩm văn học viết về sự nghiệp đấu tranh giữ nước, giải phóng dân tộc và khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam tới bạn đọc thế giới”. Nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh là nhà báo Việt Nam đầu tiên vinh dự được Đoàn Chủ tịch Hội Nhà báo Cuba trao tặng Huy chương Phê-lích En-mu-xa.  Huy chương Phê-lích En-mu-xa là phần thưởng cao nhất của Hội Nhà báo Cuba.

( Nguồn: toquoc.vn )

Hội Nhà văn Việt Nam: 60 năm xây dựng và trưởng thành

Sáng 04/04/2017, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển (1957-2017)

Tham dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Lê Khả Phiêu – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Phạm Quang Nghị - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư thành ủy Hà Nội; Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Vương Duy Biên – Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch…

hoinhavan60nam 1
Quang cảnh Lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hội Nhà văn Việt Nam. Ảnh: Gia Linh

Cách đây 60 năm, ngày 4/4/1957 tại CLB Đoàn kết Hà Nội đã diễn ra Đại hội lần thứ I Hội Nhà văn Việt Nam và chính thức thành lập Hội. 60 năm qua với tư cách một tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, Hội Nhà văn Việt Nam phát huy truyền thống Hội Văn nghệ kháng chiến đã đồng hành cùng nhân dân, với  Đảng góp phần thiết thực vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. 

Tại Lễ kỷ niệm, nhà văn Hữu Thỉnh –Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam thay mặt Ban chấp hành Hội Nhà văn khóa IX đọc báo cáo tổng kết 60 năm xây dựng và phát triển Hội.

Điểm lại chặng đường 60 năm xây dựng và trưởng thành, khi Hội Nhà văn Việt Nam được thành lập với 278 hội viên (trong đó gồm 25 thành viên sáng lập), nhà thơ Hữu Thỉnh khẳng định trong suốt thời gian qua, các nhà văn Việt Nam luôn là người đồng hành chung thủy cùng dân tộc, qua hai cuộc kháng chiến, sang thời kỳ đổi mới. Ở thời kỳ nào, nhà văn cũng là những người luôn dấn thân hết mình vào sự nghiệp Cách mạng, thực sự giữ vai trò là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận văn hóa tư tưởng, tiếp năng lượng tinh thần cho nhân dân và cho những người lính ngoài mặt trận. Trong sự nghiệp ấy, các nhà văn đã xông pha vào những nơi gian khổ, ác liệt nhất của cuộc chiến cũng như của đời sống, nhiều người đã ngã xuống như một anh hùng… Sự hy sinh to lớn ấy đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi và thành quả Cách mạng của nhân dân. Và đó cũng là lý tưởng xã hội của nhà văn.

hoinhavan60nam 2
Đồng chí Võ Văn Thưởng biểu dương vai trò của các nhà văn Việt Nam. Ảnh: Gia Linh

60 năm cũng là quá trình Hội Nhà văn Việt Nam tập hợp được đông đảo các nhà văn có khát vọng, có tài năng tâm huyết cùng sánh bước dưới mái nhà chung ấm áp của mình. Nhiều lớp nhà văn mới đã xuất hiện, đem tài năng và tâm sức của mình sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị. Trách nhiệm của Hội Nhà văn Việt Nam là phải luôn mở rộng cánh cửa để tập hợp, đoàn kết các tài năng văn học ấy, từ đó tạo điều kiện để khuyến khích các nhà văn sáng tạo và cống hiến.

"Thông qua văn học, thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn và ngược lại, cũng nhờ có giao lưu mà chúng ta cũng học được từ thế giới rất nhiều những tinh hoa tốt đẹp để làm giàu hơn cho nền văn học Việt Nam. Nhìn lại chặng đường 60 năm đã qua, có thể nói nền văn học Việt Nam là một nền văn học luôn vận động và phát triển"- nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết.

Chào mừng mốc phát triển 60 năm của Hội Nhà văn Việt Nam, đồng chí Võ Văn Thưởng biểu dương vai trò của các nhà văn Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng và công cuộc xây dựng đất nước, đồng thời kỳ vọng Hội Nhà văn Việt Nam sẽ trở thành Hội chính trị xã hội nghề nghiệp vững mạnh trong thời kỳ mới.

Đặc biệt, đồng chí Võ Văn Thưởng mong muốn các nhà văn Việt Nam cần có bản lĩnh, có thái độ bình tĩnh, cảnh giác trước những biểu hiện, xu hướng lệch lạc, tiêu cực trong văn học nghệ thuật. Người nghệ sĩ phải không ngừng bám sát thực tiễn, sống cùng đất nước mình, nhân dân mình, gắn bó máu thịt với sự nghiệp đổi mới, dám đổi mới tạo ra những tác phẩm có giá trị vê tư tưởng, nghệ thuật, tính nhân văn, lôi cuốn công chúng, thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong công cuộc xây dựng, kiến thiết và bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với truyền thống 60 năm xây dựng và phát triển, đồng hành với sự phát triển của đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 

Nhà thơ Giang Nam (người đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, năm nay gần 90 tuổi), nhà thơ Bùi Tuyết Mai (dân tộc Mường, thuộc thế hệ nhà văn sáng tác sau năm 1975) đã thay mặt các thế hệ nhà văn Việt Nam phát biểu ý kiến, bày tỏ tình cảm đối với Hội Nhà văn Việt Nam, cũng như đóng góp các ý kiến để Hội hoạt động ngày càng hiệu quả, góp phần mạnh mẽ hơn nữa vào công cuộc dựng xây và phát triển đất nước.

Cũng trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Phó Chủ tịch Hội, Trưởng ban Sáng tác đọc quyết định truy tặng Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (đợt I) cho 22 nhà văn, nhà thơ, nhà LLPB và dịch giả văn học đã qua đời. Đây là những tác giả, dịch giả, nhà nghiên cứu có nhiều đóng góp cho nền văn học, để lại nhiều dấu ấn trong tiến trình phát triển văn học Việt Nam 60 năm qua nhưng vì những lí do khác nhau, chưa được trao tặng những giải thưởng văn học xứng đáng với tác phẩm. 

Lễ kỷ niệm 60 năm xây dựng và phát triển Hội Nhà văn Việt Nam nhằm rút ra những bài học từ quá khứ, chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới của văn học Việt Nam và của Hội./.

Gia Linh

( Nguồn : http://www.bvhttdl.gov.vn )

Kế hoạch tổ chức các Trại sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tại các Nhà sáng tác trong tháng 4/2017

Trong tháng 4/2017, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật  tổ chức các Trại sáng tác tại các Nhà sáng tác trực thuộc Trung tâm.

I. Nhà sáng tác Đại Lải :

     1. Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam ( từ 1/04/2017 – 15/04/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN LIÊN HIỆP CÁC HỘI VHNT VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI
( Ban hành theo quyết định số: 25 / QĐ – TTHTSTVHNT )
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Trương Thị Hương Nghĩa Văn học
2 Phạm Thanh Bình Thơ
3 Trần Xuân Công Nhiếp ảnh
4 Hà Minh Hưng Văn học
5 Lò Văn Chiến Nhiếp ảnh
6 Nguyễn Xuân Đạt Thơ
7 Đắc Phượng Nhiếp ảnh
8 Trần Nguyên Mỹ Văn học
9 Đinh Phong Nhiếp ảnh
10 Phạm Thị Thúy Quỳnh Văn học
11 Nguyễn Duy Tiến Nhiếp ảnh
12 Hà Lâm Kỳ Văn học
13 Lê Bắc Đạt Nhiếp ảnh
14 Nguyễn Tuấn Vũ Nhiếp ảnh
15 Nguyễn Anh Đức Nhiếp ảnh

     2.  Hội VHNT Ninh Bình ( từ 13/04/2017 – 27/04/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT NINH BÌNH
DỰ TRẠI SÁNG TÁC  ĐẠI LẢI
( Ban hành theo quyết định số: 41 / QĐ – TTHTSTVHNT )
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Kim Âu Văn học
2 Nguyễn Trọng Sơn Văn học
3 Đỗ Văn Chuyến Lý luận phê bình
4 Lê Đình Ba Thơ
5 Nguyễn Thanh Thản Thơ
6 Vũ Đức Thanh Thơ
7 Trần Quang Hiển Thơ
8 Lê Nhuệ Giang Thơ
9 Nguyễn Mạnh Cường Thơ
10 An Thị Quế Thơ
11 Lê Doãn Đàm Nghiên cứu sưu tầm
12 Võ Ngột Thơ
13 Mai Đức Hạnh Nghiên cứu sưu tầm
14 Đỗ Thị Bảy Nghiên cứu sưu tầm
15 Đặng Công Nga Nghiên cứu sưu tầm

 

II. Nhà sáng tác Tam Đảo :

     1. Hội Văn học nghệ thuật Quảng Nam ( từ 01/04/2017 – 15/04/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT QUẢNG NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC  TAM ĐẢO
( Ban hành theo quyết định số: 30 / QĐ – TTHTSTVHNT)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Phan Chín Văn học
2 Lê Trâm Văn học
3 Nguyễn Tấn Sĩ Văn học
4 Lê Tấn Đình Văn học
5 Nguyễn Kim Thịnh Văn học
6 Huỳnh Ngọc Hải Âm nhạc
7 Lý Như Sanh Âm nhạc
8 Võ Văn Phi Long Nhiếp ảnh
9 Lê Văn Ánh Nhiếp ảnh
10 Hà Châu Mỹ thuật
11 Trần Văn Binh Mỹ thuật
12 Nguyễn Đức Minh VNDG
13 Tôn Thất Hướng VNDG
14 Alăng Văn Gáo Văn học
15 Hà Thị Tuyết Văn học

     2. Hội Nhà văn Việt Nam ( từ 11/04/2017 – 25/04/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO
( Ban hành theo quyết định số: 58 / QĐ – TTHTSTVHNT)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Phạm Ngọc Chiểu Văn học
2 Dương Duy Ngữ Văn học
3 Quang Khải Thơ
4 Bùi Việt Sỹ Văn học
5 Đào Vĩnh Thơ
6 Phạm Văn Đoan Thơ
7 Nguyễn Quang Thuyên Thơ
8 Cầm Sơn Văn học
9 Lê Tuấn Lộc Thơ
10 Phạm Minh Hằng Văn học
11 Tiến Luận Văn học
12 Trần Đình Nhân Văn học
13 Hà Phạm Phú Văn học
14 Nguyễn Thị Lan Thanh Thơ
15 Phạm Quang Nhuận Thơ

3. Hãng phim Tài liệu khoa học Trung ương ( từ 17/04/2017 – 26/04/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HÃNG PHIM TÀI LIỆU KHOA HỌC TW
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO
( Ban hành theo quyết định số: 57 / QĐ – TTHTSTVHNT)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Tạ Thị Huệ Biên kịch
2 Nguyễn Văn Kiểm Biên kịch
3 Vũ Thị Diệp Biên kịch
4 Quàng Thị Thu Hà Biên kịch
5 Đặng Thị Linh Biên kịch
6 Trần Nguyễn Hương Phúc Biên kịch
7 Nguyễn Sỹ Hảo Biên kịch
8 Đỗ Huyền Trang Đạo diễn
9 Nguyễn Sỹ Bằng Đạo diễn
10 Nguyễn  Tiến Dũng Đạo diễn
11 Nguyễn Đức Phương Đạo diễn
12 Phùng Ngọc Tú Đạo diễn
13 Dương Ngọc Hòa Đạo diễn
14 Trần Tuấn Hiệp Đạo diễn
15 Hoàng Dũng Đạo diễn
16 Hoàng Hà Lê Đạo diễn
17 Đào Đức Thanh Đạo diễn
118 Dương Văn Huy Đạo diễn
19 Nguyễn Đức Phương Đạo diễn
20 Nguyễn Quý Mạnh Minh Đạo diễn

 

III. Nhà sáng tác Đà Nẵng :

     1. Hội Văn học nghệ thuật Nghệ An ( từ 05/04/2017 – 19/04/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT NGHỆ AN
DỰ TRẠI SÁNG TÁC  ĐÀ NẴNG
( Ban hành theo quyết định số: 31 / QĐ – TTHTSTVHNT)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Duy Năng Thơ
2 Ngô Đức Tiến Thơ
3 Nguyễn Thị Minh Lộc Thơ
4 Nguyễn Hải Ninh Sân khấu
5 Lăng Hồng Quang Thơ
6 Võ Khánh Cừ Thơ
7 Nguyễn Ngọc Lợi Văn học
8 Nguyễn Thị Hòa Văn học
9 Lang Quốc Khánh Văn học
10 La Minh Thư Văn học
11 Nguyễn Thị Luyến Văn học
12 Lê Hồng Thuận Nhiếp ảnh
13 Dương Hồng Từ Âm nhạc
14 Ngô Phi Công Mỹ thuật
15 Trần Hữu Vinh Lý luận phê bình

     2. Nhóm hai văn nghệ sỹ ( từ 07/04/2017 – 06/05/2017 )

DANH SÁCH VĂN NGHỆ SỸ SÁNG TÁC TẠI NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG
( Ban hành theo quyết định số: 19 / QĐ – TTHTSTVHNT )
 
STT Họ và tên Chuyên ngành
1 Chu Lai Văn học
2 Hà Đình Cẩn Văn học

     3. Hội Văn học nghệ thuật Bắc Ninh ( từ 15/04/2017 – 29/04/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT BẮC NINH 
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG
( Ban hành theo quyết định số: 04 / QĐ – TTHTSTVHNT )
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Công Hảo VNDG
2 Ngô Hồng Giang Văn xuôi
3 Nguyễn Kim Oanh Âm nhạc
4 Nguyễn Đình Chế Thơ
5 Phạm Đình Thái Thơ
6 Nguyễn Đức Tú Sân khấu
7 Hoàng Ngọc Bính Văn xuôi
8 Nguyễn Tự Lập Thơ
9 Vũ Quang Bình Nhiếp ảnh
10 Lê Xuân Kham Nhiếp ảnh
11 Viêm Xuân Doãn Âm nhạc
12 Nguyễn Thế Đỉnh Mỹ thuật
13 Nguyễn Văn Vượng Thơ
14 Nguyễn Thế Đỉnh Mỹ thuật
15 Nguyễn Tố Quyên Văn xuôi

 

IV. Nhà sáng tác Vũng Tàu:

     1. Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai ( từ 01/04/2017 – 15/04/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT LÀO CAI 
DỰ TRẠI SÁNG TÁC VŨNG TÀU
( Ban hành theo quyết định số: 14 / QĐ – TTHTSTVHNT )
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Mã Anh Lâm Văn học
2 Nguyễn Văn Cự Văn học
3 Phạm Công Thế Văn học
4 Nguyễn Xuân Mẫn Văn học
5 Lê Minh Thảo Nhiếp ảnh
6 Trương Thị Lân Nhiếp ảnh
7 Nguyễn Huy Thức Nhiếp ảnh
8 Nguyễn Minh Được Nhiếp ảnh
9 Đặng Bích Đà Thơ
10 Nguyễn Thị Chanh Thơ
11 Nguyễn Lê Hằng Thơ
12 Nguyễn Văn Tông Thơ
13 Phùng Chiến Âm nhạc
14 Kiều Đức Thăng Âm nhạc

     2. Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên – Huế ( từ 13/04/2017 – 27/04/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT THỪA THIÊN – HUẾ 
DỰ TRẠI SÁNG TÁC VŨNG TÀU
( Ban hành theo quyết định số: 38 / QĐ – TTHTSTVHNT )
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Lê Văn Nhường Mỹ thuật
2 Phạm Thị Tuyết Mỹ thuật
3 Nguyễn Đăng Sơn Mỹ thuật
4 Trần Bá Đại Dương Nhà văn
5 Tô Vĩnh Hà Nhà văn
6 Nguyễn Xuân  Hiển Nhà văn
7 Võ Quê Nhà văn
8 Nguyễn Thị Nguyệt Nhà văn
9 Lê Tấn Quỳnh Nhà văn
10 Lê Tất Đính Sân khấu
11 Phan Dy Sân khấu
12 Trần Tuấn Lin Sân khấu
13 Huỳnh Hiến Sân khấu
14 Đỗ Trung Hùng Sân khấu
15 Ngô Văn Sinh Sân khấu

 

V. Nhà sáng tác Đà Lạt:

     1. Hội Văn học nghệ thuật Trà Vinh ( từ 1/04/2017 – 15/04/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT TRÀ VINH 
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT
( Ban hành theo quyết định số: 44 / QĐ – TTHTSTVHNT )
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Châu Thị Cẩm Liên Văn học
2 Tăng Hữu Thơ Văn học
3 Hồng Băng Văn học
4 Hoàng Anh Tâm Văn học
5 Huỳnh Thanh Hải Âm nhạc
6 Thạch Sết VNDG
7 Trần Văn Đài VNDG
8 Dương Văn Mãi Nhiếp ảnh
9 Bùi Tiền Phong Nhiếp ảnh
10 Lê Hùng Nhiếp ảnh
11 Dương Văn Hưởng Nhiếp ảnh
12 Dương Hiếu Dễ Sân khấu
13 Vũ Phong Sân khấu
14 Trịnh Hữu Tuấn Sân khấu
15 Đinh Thanh Sân khấu

     2. Hội Mỹ thuật Việt Nam ( từ 10/04/2017 – 15/04/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM 
DỰ TRẠI SÁNG TÁC  ĐÀ LẠT
( Ban hành theo quyết định số: 39 / QĐ – TTHTSTVHNT )
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Trần Hà Mỹ thuật
2 Hồ Đình Nam Kha Mỹ thuật
3 Lê Duy Mỹ thuật
4 Nguyễn Văn Quý Mỹ thuật
5 Phúc An Mỹ thuật
6 Trần Chí Lý Mỹ thuật
7 Ngô Thanh Sử Mỹ thuật
8 Hồ Văn Trinh Mỹ thuật
9 Thạch Bồi Mỹ thuật
10 Đặng Thu Hương Mỹ thuật
11 Phan Văn Gái Mỹ thuật
12 Lê Thị Kim Bạch Mỹ thuật
13 Nguyễn Hồng Đức Mỹ thuật
14 Nguyễn Khoa Nhy Mỹ thuật
15 Nguyễn Thanh Mai Mỹ thuật

     3. Hội Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh ( từ 17/04/2017 – 26/04/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI MỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
DỰ TRẠI SÁNG TÁC  ĐÀ LẠT
( Ban hành theo quyết định số: 36 / QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Võ Hoàng Nhựt Mỹ thuật
2 Nguyễn Giang Anh Mỹ thuật
3 Vương Ánh Mỹ thuật
4 Ca Lê Dũng Mỹ thuật
5 Võ Duy Đôn Mỹ thuật
6 Phạm Duy Hoàng Mỹ thuật
7 Nguyễn Thùy Hương Mỹ thuật
8 Lâm Huỳnh Lân Mỹ thuật
9 Lâm Huỳnh Linh Mỹ thuật
10 Trần Thị Ngọc Linh Mỹ thuật
11 Việt Thị Kim Quyên Mỹ thuật
12 Phan Đình Phúc Mỹ thuật
13 Nguyễn Văn Phượng Mỹ thuật
14 Trần Minh Tâm Mỹ thuật
15 Lê Tường Thanh Mỹ thuật
16 Thái Vĩnh Thành Mỹ thuật
17 Võ Nguyên Thư Mỹ thuật
18 Lê Hải Triều Mỹ thuật
19 Chế Công Nhật Triết Mỹ thuật
20 Lâm Chí Trung Mỹ thuật

Kỷ niệm 60 năm Hội Nhà văn Việt Nam: Tài năng của cá nhân - tài sản của xã hội

Hội Nhà văn Việt Nam đang bước tới điểm mốc lễ kỷ niệm lần thứ 60 ngày thành lập của mình vào đầu tháng 4 năm 2017. 60 năm đồng hành cùng sự nghiệp Cách mạng của dân tộc, 60 năm gắn bó máu thịt với đời sống của nhân dân. Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã có cuộc trao đổi với báo Văn nghệ nhân dịp này.

HuuThinh
Nhà thơ Hữu Thỉnh-Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam   

Có thể nói, trong suốt hành trình ấy, với Hội Nhà văn Việt Nam là cả một quá trình luôn vận động để phát triển, với tất cả tài năng, tâm huyết và khát vọng sáng tạo…

“Tài năng của nhà văn trước hết thuộc về cá nhân, nhưng nó cũng là tài sản của xã hội. Tài năng chỉ trở nên có giá trị khi mang ý nghĩa xã hội…”. Bài học từ thành tựu của 60 năm qua đã được đúc kết lại để làm hành trang bước sang một giai đoạn mới, với tất cả mọi thuận lợi cũng như nghiệt ngã của nó.

60 năm là một thành tựu. Nhưng thành tựu đó cũng là cơ sở của một khởi đầu.

Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đã có cuộc trao đổi với báo Văn nghệ nhân dịp này. Cuộc trao đổi ngắn, nhưng đã đề cập vào những vấn đề hết sức trọng tâm của đời sống văn học, hôm qua, hôm nay và cả tương lai.

 Lý tưởng và khát vọng sáng tạo luôn gắn với trách nhiệm xã hội của nhà văn           

Đây là thành tựu, và cũng là bài học lớn nhất sau 60 năm của Hội Nhà văn. Trong 60 năm qua, các nhà văn Việt Nam luôn là người đồng hành chung thủy cùng dân tộc, qua hai cuộc kháng chiến, sang thời kỳ đổi mới… ở thời kỳ nào, nhà văn cũng là những người luôn dấn thân hết mình vào với sự nghiệp Cách mạng, thực sự giữ vai trò là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận Văn hóa tư tưởng, tiếp năng lượng tinh thần cho nhân dân và cho những người lính ngoài mặt trận. Trong sự nghiệp ấy, các nhà văn đã xông pha vào những nơi gian khổ, ác liệt nhất của cuộc chiến cũng như của đời sống, nhiều người đã ngã xuống như một anh hùng… Sự hy sinh to lớn ấy đã góp phần xứng đáng vào thắng lợi và thành quả Cách mạng của nhân dân. Và đó cũng là lý tưởng xã hội của nhà văn…

 Thâm nhập với đời sống để tạo ra một nền văn học mới

Đó là một nền văn học rất thời sự, luôn gắn bó với những sự kiện trọng đại của đất nước và cũng rất đời thường. Đó là một nền văn học rất truyền thống nhưng lại cũng rất hiện đại; rất Việt Nam nhưng lại nhịp bước cùng nhân loại. Lần đầu tiên trong lịch sử có những con người bình thường đã bước chân vào văn học như một nhân vật trung tâm. Đó là nền văn học đổi mới sâu sắc của tư duy văn học, của nội dung tư tưởng chứ không phải chỉ riêng hình thức… Có thể nói những gắn bó sâu sắc với đời sống mà các nhà văn Việt Nam trong 60 năm qua đã tạo nên được một nền văn học đầy hào khí đa dạng, phong phú, xúc động và tỏa sáng các giá trị …

 Xây dựng Hội và tập hợp đội ngũ

60 năm cũng là quá trình Hội Nhà văn Việt Nam tập hợp được đông đảo các nhà văn có khát vọng, có tài năng tâm huyết cùng sánh bước dưới mái nhà chung ấm áp của mình. Nhiều lớp nhà văn mới đã xuất hiện, đem tài năng và tâm sức của mình sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị. Tài năng của nhà văn trước hết thuộc về cá nhân, nhưng nó cũng là tài sản của xã hội. Tài năng chỉ trở nên có giá trị khi mang ý nghĩa xã hội… Trách nhiệm của Hội Nhà văn Việt Nam là phải luôn mở rộng cánh cửa để tập hợp, đoàn kết các tài năng văn học ấy, từ đó tạo điều kiện để khuyến khích các nhà văn sáng tạo và cống hiến. Một gia đình yên ấm, một mái nhà đồng thuận sẽ làm cho mỗi người say mê hơn, tự tin hơn trên con đường sáng tạo hết sức cô đơn của nhà văn…

 Mở rộng giao lưu & hội nhập quốc tế

Giao lưu và hội nhập quốc tế được xem là một cánh cửa để giới thiệu vẻ đẹp của văn hóa và con người Việt Nam ra thế giới bằng con đường văn học. Thông qua văn học, thế giới biết đến Việt Nam nhiều hơn và ngược lại, cũng nhờ có giao lưu mà chúng ta cũng học được từ thế giới rất nhiều những tinh hoa tốt đẹp để làm giàu hơn cho nền văn học Việt Nam. Với quan điểm không để Việt Nam chỉ là thị trường tiêu thụ văn hoá thế giới, mà phải là đối tác giao lưu văn hoá với thế giới trên tinh thần bình đẳng và thân thiện, chúng ta cần hiểu biết thế giới thì thế giới cũng có nhu cầu hiểu biết Việt Nam; trong những năm qua, Hội Nhà văn Việt Nam đã có nhiều hoạt động nhằm đẩy mạnh các mối quan hệ ngoại giao trên lĩnh vực văn hóa và văn học. Kết quả của những hoạt động này đã khẳng định một hướng đi đúng, làm thức dậy nhiều tiềm năng và hiệu quả... Không chỉ có thế, thông qua giao lưu văn học, chúng ta còn hướng đến những mục đích cao cả, mục đích bảo toàn thế giới của văn học, bằng việc thiết lập những cây cầu hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc và các quốc gia…

 Luôn luôn tự hoàn thiện và đổi mới

Nhìn lại chặng đường 60 năm đã qua, có thể nói nền văn học Việt Nam là một nền văn học luôn vận động và phát triển. Vượt qua rất nhiều cột mốc, vượt qua sự ấu trĩ, sơ lược, xơ cứng, gò bó… nền văn học của chúng ta thực sự là một quá trình liên tục của sự tự hoàn thiện và tự đổi mới. Biết tiếp nhận cái mới có thể xem là một trong những đặc điểm của văn học Việt Nam. Đặc điểm này sẽ là cơ sở vững chắc và đảm bảo cho những cọ xát của văn học với những biến động của đời sống xã hội hiện nay…

Có thể nói chưa bao giờ nhà văn có được những điều kiện thuận lợi như bây giờ. Đất nước hòa bình là cơ sở để văn hóa tiếp cận ngày càng sâu rộng với đời sống. Nhà văn đứng trước vô số những cơ hội để đi lại, giao lưu, tiếp xúc với thực tế đời sống của nhân dân, tiếp cận thông tin, tiếp  cận với văn hóa thế giới… Điều kiện in ấn, xuất bản cũng thuận tiện hơn cho việc công bố tác phẩm… Tuy nhiên chúng ta cũng đang phải đối mặt với vô số những khó khăn, thử thách, mà một trong những thử thách lớn nhất chính là vấn đề thị trường. Làm thế nào để sản phẩm của văn học vừa đáp ứng được nhu cầu thị trường mà vẫn giữ được những giá trị của một sản phẩm văn hóa thực thụ, chứ không bị biến thành những món hàng rẻ rúng? Làm thế nào để văn học vừa giữ được tính dân tộc trong khi vẫn tiếp thu những giá trị của thế giới? Tất cả những vấn đề đó đang là trách nhiệm đặt trên vai mỗi nhà văn, mà để làm được một điều gì đó, không có cách nào khác là nhà văn phải luôn luôn tự làm mới mình…

Văn học chỉ có thể trở thành những giá trị lâu bền khi nó thực sự trở thành văn hóa.

Chính vì vậy mà một trong những nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho văn học lúc này là phải tập trung vào chất lượng và hiệu quả. Đây chính là yếu tố tác động trực tiếp vào con người, vào tư tưởng, tình cảm, vào quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Thực tế hiện nay thị trường đang tạo ra một áp lực rất lớn đối với văn học. Trách nhiệm của nhà văn là phải vượt lên khỏi những áp lực đó, tránh lối viết chạy theo thị trường, chạy theo những thị hiếu tầm thường… Bạn đọc ngày nay khác trước nhiều lắm rồi, vừa hiểu biết, vừa sành điệu. Dân trí càng cao, người đọc càng có quyền lựa chọn, và họ càng đòi hỏi những tác phẩm thực sự có chất lượng. Nói người đọc quay lưng lại với văn chương không thôi thì chưa hẳn, vì thực ra họ chỉ quay lưng lại với những sản phẩm nhạt nhẽo, trung bình. Người đọc hiện nay không chấp nhận sự trung bình…

Chúng ta trân trọng mọi tài năng, trân trọng mọi tìm tòi, sáng tạo của mỗi người. Song tài năng của cá nhân chỉ được phát huy khi tạo ra những sản phẩm tác động vào xã hội trở thành ký ức của nhân dân. Với văn học, chất lượng và hiệu quả của tác phẩm chính là thước đo giá trị của nhà văn.

( Nguồn: vanvn.net )

Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Đà Nẵng Quý I/2017

Sáng ngày 23/3, Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Đà Nẵng đã họp thường kỳ đánh giá hoạt động quý I/2017, triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm của quý II và đăng ký thi đua năm 2017.

     Nhà nghiên cứu Bùi Văn Tiếng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Đà Nẵng chủ trì hội nghị.

hopbchdanang

     Thay mặt Ban Thường vụ Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Đà Nẵng, NSNA Ông Văn Sinh, Phó chủ tịch Liên hiệp Hội  báo cáo tình hình hoạt động từ đầu năm 2017 đến nay.

     Năm 2017 là năm có nhiều ngày lễ lớn của đất nước, của thành phố và đặc biệt là thực hiện chương trình “Thành phố 4 an” của Thành uỷ Đà Nẵng, Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật Đà Nẵng và các hội chuyên ngành đã thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của đơn vị và của thành phố đề ra trong quý I như: giới thiệu văn nghệ sĩ tiêu biểu của 10 hội chuyên ngành dự buổi gặp mặt đầu năm Đinh Dậu 2017 do Lãnh đạo Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố tổ chức; tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác và trao giải thưởng, khen thưởng thi đua của Liên hiệp Hội năm 2016; tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng; các hội chuyên ngành tổ chức nhiều hoạt động nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 87 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2017); tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XV năm 2017 với 02 hoạt động chính là ngày thơ dành cho các em thiếu nhi chủ đề “Trang sách hồng” tại Đền thờ Thoại Ngọc Hầu, phường An Hải Tây, quận Sơn Trà và chương trình thơ - nhạc“Đà Nẵng mùa xuân - Hành trình 20 năm phát triển” tại Sân vận động quận Thanh Khê; đề xuất Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học- Nghệ thuật Việt Nam xét tặng Kỷ niệm chương vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam cho hơn 80 văn nghệ sĩ của 10 hội chuyên ngành, kỷ niệm ngày truyền thống ngành Nhiếp ảnh Việt Nam và ngành Điện ảnh Việt Nam; tổ chức Trại sáng tác kịch bản múa chuyên nghiệp, chương trình nghệ thuật kịch, ca, múa, nhạc phục vụ nhân dân xã Hòa Phước và Hòa Liên, chương trình phim tài liệu “Miền Trung ký ức âm thanh” chào mừng kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng Đà Nẵng…

     Ban chấp hành cũng đã thảo luận và thống nhất về những nhiệm vụ công tác trọng tâm phải thực hiện trong quý II: 

1. Phối hợp với Nhà sáng tác thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Trại sáng tác cho hội viên Hội Nhiếp ảnh và Hội Mỹ thuật.

2. Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam lần thứ 4 (21/4) với 02 hoạt động: Tọa đàm về văn hóa đọc phát sóng trên Đài Phát thanh-Truyền hình thành phố; giới thiệu tác phẩm của hội viên Hội Nhà văn thành phố được hỗ trợ xuất bản từ tháng 4/2016 đến tháng 4/2017.

3. Phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng, Hội Nhà văn và Hội Mỹ thuật thành phố tổ chức Trại sáng tác văn học, mỹ thuật thiếu nhi hè 2017.

4.Tổ chức tốt Liên hoan Kiến trúc Việt Nam năm 2017 tại Đà Nẵng.

5. Tổ chức tốt Liên hoan Âm nhạc khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên năm 2017 tại Đà Nẵng.

6. Tiếp tục triển khai sáng tác và quảng bá tác phẩm văn học - nghệ thuật về “Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh” và tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Sáng tác và quảng bá các tác phẩm văn học - nghệ thuật về Chủ tịch Hồ Chí Minh” do Trung ương phát động.

7.Tiếp tục triển khai có hiệu quả “Chương trình hành động” thực hiện Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học - nghệ thuật trong thời kỳ mới”.

8.Các hội chuyên ngành tổ chức hoạt động hưởngứng chương trình “Thành phố 4 an” của Thành uỷ thiết thực và hiệu quả.

9.Phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình thành phố tổ chức giới thiệu, quảng bá các tác phẩm và các hoạt động văn học - nghệ thuật trên trang Văn nghệ và Đời sống.

10.Tiếp tục triển khai có hiệu quả Quỹ hỗ trợ sáng tạo văn học -nghệ thuật của thành phố và của Trung ương nhằm tạo điều kiện để các văn nghệ sĩ phổ biến tác phẩm, đưa tác phẩm văn học - nghệ thuật đến với công chúng và nâng cao năng lực sáng tạo cho hội viên.

11. Tạp chí Non Nước, Trang tin điện tử Văn nghệ Đà Nẵng tiếp tục giới thiệu các gương tiêu biểu về “Học tập và làm theo tư tưởng, phong cách, đạo đức Hồ Chí Minh” , kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, chương trình “Thành phố 4 an”…

     Tại Hội nghị, Chủ tịch các hội chuyên ngành và đại diện Văn phòng, Tạp chí Non Nước và Trang tin điện tử đã ký kết giao ước thi đua năm 2017 với tinh thần trách nhiệm, đoàn kết và quyết tâm cao.

( Nguồn: http://vannghedanang.org.vn)

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này