Minh Phương

Minh Phương

Triển khai công tác thi đua Khối các đơn vị sự nghiệp năm 2017

Vừa qua, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị triển khai công tác thi đua năm 2017 Khối Thi đua các đơn vị sự nghiệp Bộ VHTTDL.

Tham dự hội nghị gồm có: Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng (Bộ VHTTDL) Trịnh Ngọc Chung; đại diện lãnh đạo các đơn vị trong Khối (gồm: Ban quản lý Nhà hát Lớn Hà Nội; Khu liên hợp Thể thao Quốc gia; Thư viện Quốc gia Việt Nam; Trung tâm Công nghệ Thông tin; Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật; Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam; Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Cộng hòa Pháp và Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) cùng các đồng chí phụ trách công tác thi đua, khen thưởng của các đơn vị trong Khối.

thidua2017
Đại diện Khối thi đua các đơn vị sự nghiệp chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu đã nghe công bố Quyết định Khối trưởng và Khối phó của Khối Thi đua các đơn vị sự nghiệp. Theo đó, Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam được bầu làm Khối trưởng; Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào làm Khối phó.

Hội nghị cũng đã thông qua Dự thảo Quy chế thi đua và kế hoạch hoạt động của Khối trong năm 2017. Đồng thời, đại diện lãnh đạo các đơn vị trong Khối đã ký kết bảo giao ước Thi đua năm 2017 với 07 nội dung như sau:

1. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng cơ quan đoàn kết, không ngừng nâng cao, cải tiến chất lượng hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng, Công đoàn và Đoàn TNCSHCM. Thường xuyên quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Xây dựng Đảng bộ (Chi bộ) và các tổ chức trong hệ thống chính trị trong sạch vũng mạnh; Tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Triển khai Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII ngày 30/10/2016 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống.

3. Tập trung nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

4. Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí; thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị và các chế độ tài chính khác theo đúng quy định, hướng dẫn của Nhà nước; Thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin và các tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành và giải quyết công việc.

5. Thực hiện các nội dung của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, năm thứ 3 thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước”; năm đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020. Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017”, Bộ VHTTDL phát động phong trào thi đua năm 2017 với chủ đề “Kỷ cương, sáng tạo, trách nhiệm và văn minh”…

 6. Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

7. Hiện thực hóa công việc chuyên môn của các đơn vị trong Khối, tham gia giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đơn vị trong Khối với nhau./.

( Nguồn: http://www.bvhttdl.gov.vn )

Lịch công tác tháng 3/2017 của Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

Trong tháng 3/2017, ông Huỳnh Văn Ngàn – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật sẽ làm việc với các Nhà sáng tác Đà Lạt, Vũng Tàu, Nha Trang và Đà Nẵng.

Trong thời gian công tác tại các Nhà sáng tác trên, ông Huỳnh Văn Ngàn sẽ kiểm tra việc triển khai các nhiệm vụ của năm 2017; củng cố, hoàn thiện bộ máy nhân sự tại các Nhà sáng tác, chỉ đạo giải quyết một số công việc cụ thể của từng đơn vị.

Lễ kết nạp Đảng viên mới của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

Ngày 06-03-2017, tại Hội trường Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã tiến hành tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho quần chúng Đỗ Thị Thuý Nga và Phạm Minh Châu.

    Trong Lễ kết nạp có sự tham dự của đồng chí Huỳnh Văn Ngàn – Bí thư Chi bộ, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật,  cùng toàn thể đảng viên của Trung tâm và Nhà sáng tác Tam Đảo trực thuộc Trung tâm.

    Trải qua quá trình phấn đấu, rèn luyện của bản thân cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn của Chi bộ Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, đồng chí Đỗ Thị Thuý Nga và Phạm Minh Châu đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

ketnapdang
Ông Huỳnh Văn Ngàn, Bí thư Chi bộ chỉ đạo tại Lễ kết nạp đảng viên mới
 
    Lễ kết nạp đảng viên mới của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, đúng trình tự và thủ tục. Tại buổi lễ, đồng chí Huỳnh Văn Ngàn – Bí thư Chi bộ Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã trao quyết định kết nạp Đảng cho đồng chí Đỗ Thị Thuý Nga và Phạm Minh Châu.
 
ketnapdang1
Ông Huỳnh Văn Ngàn trao quyết định kết nạp cho bà Đỗ Thị Thuý Nga
 
 
ketnapdang4
Ông Huỳnh Văn Ngàn trao quyết định kết nạp cho ông Phạm Minh Châu

    Ngay sau khi nhận quyết định kết nạp, dưới cờ tổ quốc, cờ Đảng và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng sự chứng kiến của các đại biểu và chi bộ, đồng chí Đỗ Thị Thuý Nga và Phạm Minh Châu đã tuyên thệ lời thề của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Phát biểu chỉ đạo tại Lễ kết nạp, đồng chí Huỳnh Văn Ngàn – Bí thư Chi bộ đã chúc mừng đồng chí Đỗ Thị Thuý Nga và Phạm Minh Châu, đồng thời bày tỏ mong muốn hai đồng chí sẽ tiếp tục cố gắng phấn đấu và phát huy hơn nữa trong công tác, rèn luyện phẩm chất đạo đức trong thời gian thử thách trước khi trở thành đảng viên chính thức và xứng đáng trở thành những người đảng viên gương mẫu, đóng góp sức mình thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của Chi bộ, góp phần xây dựng Chi bộ ngày càng vững mạnh.

Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2016, triển khai hoạt động năm 2017

Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2016, triển khai hoạt động năm 2017

Được sự ủng hộ và tạo điều kiện của tỉnh ủy, UBND, Sở VHTTDL, Hội VHNT tỉnh Hà Nam, sáng ngày 22/02/2017, tại Khách sạn Hòa Bình, , Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã tiến hành tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2016, triển khai kế hoạch hoạt động năm 2017 (đối với các Đơn vị cơ sở của Hội tại khu vực miền Bắc).

Đến dự hội nghị có ông Bùi Quang Cẩm - Tỉnh ủy viên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; nhà viết kịch, Thạc sỹ Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL); ông Vũ Nguyên Đán - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Trần Văn Tiến - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Lê Minh Sơn - Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh cùng các nghệ sĩ lão thành, các nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, lãnh đạo các đơn vị nghệ thuậtsân khấu, chi hội trưởng các Chi hội Sân khấu khu vực phía Bắc…
 
Chủ trì Hội nghị: NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội NSSKVN, cùng các Phó Chủ tịch: NSUT Lê Chức, NSUT Nguyễn Văn Bộ; Ông Nguyễn Minh Thân - Chánh văn phòng và các chuyên viên Văn phòng Hội.

Về công tác Hội viên năm năm 2016, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tiếp tục thúc đẩy việc phát triển Hội viên mới. Tại hội nghị, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã làm lễ kết nạp mới 40 hội viên mới và trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp sân khấu Việt Nam” cho 03 cá nhân có đóng góp xuất sắc đối với nền nghệ thuật sân khấu của đất nước.

Tại Hội nghị, Văn phòng Hội cũng báo cáo Dự kiến về việc triển khai: công tác năm 2017 của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam với nhiều hoạt động nghệ thuật như: tổ chức Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập hội (1957-2017); tổ chức hai trại sáng tác tại Nha Trang và Đại Lải (Vĩnh Phúc); tổ chức cho các tác giả sân khấu đi thực tế sáng tác tại Trường Sa, biên giới, khu kinh tế tiêu biểu; hội thảo về nền sân khấu Việt Nam; Liên hoan sân khấu Dù Kê Khmer lần thứ II; Liên hoan biểu diễn nghệ thuật văn hóa tín ngưỡng Thờ Mẫu, … cùng nhiều hoạt động phối hợp với các đơn vị hữu quan.

( Nguồn: sankhau.com.vn )

 
 

Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh tổng kết hoạt động năm 2016

Vừa qua, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2016 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2017.

Trong năm 2016, nhờ những hoạt động chuyên môn tích cực của các hội thành viên, Liên hiệp đã đạt được nhiều thành tựu như: tổ chức thành công các chương trình ca múa nhạc, triển lãm, trưng bày chào mừng các ngày lễ lớn, các hội thảo lý luận, phê bình; tham gia Liên hoan sân khấu thể nghiệm quốc tế tại Hà Nội; phối hợp đường sách Nguyễn Văn Bình tổ chức nhiều hoạt động văn học; hoạt động liên kết, đối ngoại... 

Đặc biệt, hầu hết các hội đều tổ chức đi thực tế sáng tác, đầu tư hỗ trợ sáng tác, góp ý cho các tác phẩm, hướng đến đội ngũ sáng tác trẻ… Đáng chú ý, năm 2016, Liên hiệp các Hội VHNT thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hai chuyến đi thực tế của Trại sáng tác chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh với truyền thống lịch sử chiến đấu, bảo vệ, xây dựng và phát triển”. Kết quả đã có 36 tác phẩm được sáng tác, thẩm định chất lượng đạt yêu cầu về giá trị nghệ thuật.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động của Liên hiệp năm 2016 vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: công tác chính trị, tư tưởng chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin, thời sự; chưa giới thiệu, quảng bá được nhiều tác phẩm lớn có giá trị đến với đông đảo công chúng... 

Về những hoạt động năm 2017, Liên hiệp sẽ phát động sáng tác hướng tới kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968; tham mưu cho lãnh đạo thành phố tổ chức xét giải thưởng VHNT 5 năm lần thứ hai (2012 - 2017) cho tất cả các tác phẩm chuyên ngành VHNT; tiếp tục xúc tiến thành lập Trung tâm Đào tạo và thực nghiệm của Liên hiệp để phát huy năng lực và trình độ của văn nghệ sĩ, tạo môi trường thuận lợi để thể hiện tài năng, nhất là đối với hội viên trẻ./.

( Nguồn: http://www.bvhttdl.gov.vn )

Kế hoạch tổ chức các Trại sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tại các Nhà sáng tác trong tháng 3/2017

Trong tháng 3/2017, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật  tổ chức các Trại sáng tác tại năm Nhà sáng tác trực thuộc Trung tâm

I. Nhà sáng tác Đại Lải :

1. Hội Văn học nghệ thuật Hà Giang ( từ 10/03/2017 - 24/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT HÀ GIANG DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI 
( Ban hành theo quyết định số: 33 / QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Quang Bình Văn học
2 Hoàng Ngọc Máy Văn học
3 Nguyễn Huy Toàn Văn học
4 Vi Quốc Quyền Văn học
5 Đỗ Ngọc Kim Văn học
6 Nguyễn Thị Chất Văn học
7 Hoàng Lực Ân Văn học
8 Vũ Hồng Thanh Văn học
9 Nguyễn Văn Kể Văn học
10 Phạm Văn Thành Văn học
11 Vũ Đình Giáp Văn học
12 Nguyễn Xuân Tư Văn học
13 Trần Quân Nhiếp ảnh
14 Vương Văn Phát Nhiếp ảnh
15 Đồng Thanh Phong Mỹ thuật

2. Hội Nhạc sĩ Việt Nam ( từ 16/03/2017 – 30/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHẠC SĨ VIỆT NAM DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI
( Ban hành theo quyết định số:  18 / QĐ – TTHTSTVHNT )

Số TT

Họ và tên

Chuyên ngành

1

Bùi Bá Quảng

Sáng tác

2

Lê Xuân Thủy

Sáng tác

3

Lại Thế Cường

Sáng tác

4

Nguyễn Đăng Khoa

Sáng tác

5

Phạm Mạnh Cường

Sáng tác

6

Phạm Thanh Sơn

Sáng tác

7

Đinh Tiến Bình

Sáng tác

8

Ngô Thế Vương

Sáng tác

9

Ngô Sỹ Tùng

Sáng tác

10

Tống Hoàng Long

Sáng tác

11

Vũ Văn Viết

Sáng tác

12

Phạm Hồng Thu

Sáng tác

13

Nguyễn Hà Thành

Sáng tác

14

Trần Mạnh Chiến

Sáng tác

15

Trần Nguyên Phú

Sáng tác

 

II. Nhà sáng tác Tam Đảo :

1. Hội Nhà văn Việt Nam ( từ 15/03/2017 - 29/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM 
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO 
 ( Ban hành theo quyết định số: 32  / QĐ – TTHTSTVHNT)
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Lập Em Văn học
2 Ngọc Phượng Văn học
3 Nguyễn Hiệp Văn học
4 Thế Đức Văn học
5 Vương Tâm Thơ
6 Nguyễn Đỗ Phú Văn học
7 Trần Nhương Văn học
8 Tuyết Nga Thơ
9 Chu Thị Thơm Thơ
10 Hoàng Trần Cương Văn học
11 Đỗ Hàn Thơ
12 Bích Thu Lý luận phê bình
13 Tôn Phương Lan Lý luận phê bình
14 Đào Thắng Văn học
15 Hoàng Tuyên Văn học

 

III. Nhà sáng tác Đà Nẵng :

1. Hội Văn học nghệ thuật Đắc Nông ( từ 01/03/2017 – 15/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT ĐẮC NÔNG DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG
 ( Ban hành theo quyết định số:  16 / QĐ – TTHTSTVHNT)
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Tống Kiều Oanh Văn học
2 Bùi Nhị Đông Khuê Văn học
3 Nguyễn Thị Thu Hiền Văn học
4 Võ Văn Cường Âm nhạc
5 Ngô Thanh Sách Âm nhạc
6 Nguyễn Ngọc Khai Mỹ thuật
7 Lê Thị Ánh Mỹ thuật
8 Trần Văn Trung Nhiếp ảnh
9 Lại Quý Vân Nhiếp ảnh
10 Nguyễn Anh Bằng Âm nhạc
11 Nguyễn Thị Lan Văn học
12 Lê Anh Tuấn Nhiếp ảnh
13 Nguyễn Đắc Sáng Mỹ thuật
14 Trần Hồng Vân Nhiếp ảnh
15 Nguyễn Thanh Tâm Văn học

2. Hội Mỹ thuật Hà Nội ( từ 17/03/2017 – 31/03/2017 ) 

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI MỸ THUẬT HÀ NỘI DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG
( Ban hành theo quyết định số:  05/ QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Phạm Kim Bình Mỹ thuật
2 Bùi Anh Hùng Mỹ thuật
3 Vũ Tuyết Mai Mỹ thuật
4 Phạm Thành Hương Mỹ thuật
5 Dương Khánh Linh Mỹ thuật
6 Nguyễn Văn Chiễn Mỹ thuật
7 Đoàn Văn Thân Mỹ thuật
8 Trần Thị Bích Huệ Mỹ thuật
9 Lê Minh Nguyệt Mỹ thuật
10 Trần Ngọc Anh Mỹ thuật
11 Trần Lãng Mỹ thuật
12 Nguyễn Đức Việt Mỹ thuật
13 Trần Văn Ninh Mỹ thuật
14 Lê Đức Biết Mỹ thuật
15 Đỗ Hiển Mỹ thuật

 

IV. Nhà sáng tác Nha Trang :

1. Hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phúc ( từ 01/03/2017 – 15/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT VĨNH PHÚC
DỰ TRẠI SÁNG TÁC NHA TRANG
( Ban hành theo quyết định số:  26/ QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
01 Nguyễn Ngọc Tung Thơ
02 Trần Khoái Thơ
03 Trần Văn Tính Thơ
04 Vũ Thế Đường Thơ
05 Nguyễn Viết My Thơ
06 Lê Mạnh Tuấn Âm nhạc
07 Vĩnh Trịnh Âm nhạc
08 Nguyễn Đăng Khoa Âm nhạc
09 Nguyễn Ngọc Mùi Âm nhạc
10 Nguyễn Hồng Thơm Sân khấu
11 Trịnh Thị Lan Sân khấu
12 Đỗ Thị Cúc VNDG
13 Nguyễn Anh Ngọc VNDG

2. Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam ( từ 15/03/2017 -29/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM 
DỰ TRẠI SÁNG TÁC NHA TRANG
( Ban hành theo quyết định số:  23/ QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
01 Nguyễn Thị Bích Thuận Văn học
02 Nguyễn Liên Văn học
03 Nguyễn Thị Minh Thắng Văn học
04 Lộc Bích Kiệm Văn học
05 Doãn Quang Sửu Văn học
06 Đinh Công Thủy Văn học
07 Lê Va Văn học
08 Phan Mai Hương Văn học
09 Hàn Thanh Duy Văn học
10 Nông Quốc Lập Văn học
11 Nguyễn Thanh Bình Văn học
12 Vũ Quốc Khánh Văn học
13 Phạm Thị Phương Thảo Văn học
14 Đăng Bảy Văn học
15 Nông Văn Lợi Văn học

 

V. Nhà sáng tác Vũng Tàu: 

1. Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình ( từ 01/03/2017 – 15/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT THÁI BÌNH DỰ TRẠI SÁNG TÁC VŨNG TÀU
( Ban hành theo quyết định số:  13/ QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Vũ Đức Hậu Văn học
2 Thiếu Văn Sơn Văn học
3 Đặng Thành Văn Văn học
4 Nguyễn Thị Thu Nguyệt Văn học
5 Đặng Hùng Văn học
6 Trần Chính Văn học
7 Nguyễn Quốc Việt Mỹ thuật
8 Trần Thanh Liêm Mỹ thuật
9 Đỗ Như Điềm Mỹ thuật
10 Hà Duy Thanh Nhiếp ảnh
11 Nguyễn Quang Nhiếp ảnh
12 Nguyễn Tiến Ngoan Âm nhạc
13 Nguyễn Xuân Hồi Sân khấu
14 Đào Văn Hồng Văn nghệ dân gian
15 Lê Thị Hoà Kiến trúc

2. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam ( từ : 08/03/2017 - 22/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC VŨNG TÀU
( Ban hành theo quyết định số:  25 / QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Phạm Thanh Đồng VNDG
2 Nguyễn Ngọc Thanh VNDG
3 Nguyễn Xuân Nhân VNDG
4 Đặng Thị Ngọc Lan VNDG
5 Lường Song Toàn VNDG
6 Nguyễn Hữu Hiếu VNDG
7 Vũ Hồng Nhi VNDG
8 Lê Thị Dự VNDG
9 Trần Thị Liên VNDG
10 Triệu Thị Mai VNDG
11 Hồ Đức Thọ VNDG
12 Tòng Văn Hân VNDG
13 Bùi Bích Ngọc VNDG
14 Phạm Thị Gấm VNDG
15 Vàng Thị Nga VNDG

3. Hội Văn học nghệ thuật Hoà Bình ( đợt 1: từ 16/03/2017 – 22/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT HOÀ BÌNH DỰ TRẠI SÁNG TÁC VŨNG TÀU
( Ban hành theo quyết định số:  17/ QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Lưu Hồ Lăng Sân khấu
2 Trần Duy Hinh Sân khấu
3 Trần Hồng Hạnh Văn học
4 Vũ Thanh Bình Văn học
5 Phạm Ngọc Nguyên Nhiếp ảnh
6 Nguyễn Xuân thanh Nhiếp ảnh
7 Vũ Minh Dương Mỹ thuật
8 Đào Hồng Mai Loan Mỹ thuật
9 Nguyễn Hữu Trí Âm nhạc
10 Nguyễn Duy Thịnh Âm nhạc
11 Trần Quang Hợp VNDG
12 Bùi Việt Phương VNDG
13 Nguyễn Thị Bình Múa
14 Phan Thị Mai Hương Múa
15 Nguyễn Xuân Chiến Văn học
 
3. Hội Văn học nghệ thuật Hoà Bình ( đợt 2: từ 23/03/2017 – 30/03/2017 )
Số TT
Họ và tên
Chuyên ngành
1
Vũ Tiến Hà
Văn học
2
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Văn học
3
Phạm Thị Thụy Nga
Văn học
4
Phạm Thị Tiến
Văn học
5
Nguyễn Văn Tuyến
Múa
6
Lưu Thanh Tú
Múa
7
Nguyễn Mạnh Tuấn
Sân khấu
8
Mai Huệ
Mỹ thuật
9
Phạm Minh Hằng
Mỹ thuật
10
Kiều Xuân Quỳnh
Âm nhạc
11
Đàm Ngọc Quang
Nhiếp ảnh
12
Nguyễn Hoàng Việt
Nhiếp ảnh
13
Nguyễn Ngọc Quyến
VNDG
14
Bùi Văn Niên
VNDG
15
Nguyễn Thị Xuyến
Âm nhạc

 

VI. Nhà sáng tác Đà Lạt: 

1. Hội Văn học nghệ thuật Hưng Yên ( từ 16/03/2017 – 30/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT HƯNG YÊN DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT
( Ban hành theo quyết định số:  15/ QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Chu Huy Phương Nhiếp ảnh
2 Bùi Minh Hải Nhiếp ảnh
3 Nguyễn Nguyên Tản Lý luận phê bình
4 Trịnh Minh Hùng Mỹ thuật
5 Đàm Quang May Văn xuôi
6 Nguyễn Đình Tược Âm nhạc
7 Lê Xuân Tê VNDG
8 Phạm Ngọc Động Thơ
9 Vũ Văn Toàn Thơ
10 Lưu Văn Dương Kiến trúc
11 Nguyễn Hữu Thanh Nhiếp ảnh
12 Lê Hoàng Thao Nhiếp ảnh
13 Lê Thịnh Trường Sân khấu
14 Nguyễn Chí Khu Sân khấu
15 Lê Hào Nhiếp ảnh

2. Hội Nghệ sỹ Múa Việt Nam ( từ 25/03/2017 – 03/04/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NGHỆ SỸ MÚA VIỆT NAM 
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT
( Ban hành theo quyết định số:  12/ QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Phạm Anh Phương Múa
2 Tạ Xuân Chiến Múa
3 Huỳnh Quang Trí Múa
4 Trần Văn Hiệp Múa
5 Nguyễn Hòa Hiếu Múa
6 Trương Thị Thu Phương Múa
7 Hoàng Minh Tâm Múa
8 Tải Đình Hà Múa
9 Trần Văn Thông Múa
10 Mai Trung Kiên Múa
11 Lê Thụy Thúy Loan Múa
12 Trần Quốc Bảo Múa
13 Đinh Rô Băng Múa
14 Võ Thọ Thái Múa
15 Phan Ngọc Hoàng Múa

Một mùa giải thưởng chất lượng

VIỆT PHONG - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2016 vinh danh 7 tác phẩm ở 4 hạng mục khác nhau. Nhìn tên tuổi các tác giả nhận giải có thể yên lòng về chất lượng các tác phẩm bởi tất cả đều là những cây bút tên tuổi.

Song, nếu nhìn nhận toàn diện có thể đặt ra một câu hỏi: Phải chăng giải thưởng của hội chưa thực sự mạnh dạn tôn vinh những tác phẩm có nhiều đổi mới trong năm qua?

Ở hạng mục văn xuôi, hai tác giả có tác phẩm được trao giải là hai cây bút “gạo cội” của văn học Việt Nam mấy chục năm qua: Chu Lai và Lê Minh Khuê. Hai người chọn đề tài, lối viết khác nhau nhưng về cơ bản cả hai đã định hình được phong cách, chỉ cần đọc vài trang là nhận ra ngay. Với tiểu thuyết “Mưa đỏ” (NXB Quân đội nhân dân), nhà văn Chu Lai một lần nữa chứng tỏ đề tài văn học về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng không cũ, vấn đề chỉ là cách viết của nhà văn có thu hút người đọc hay không. Chu Lai đã biết cách làm “mềm hóa” chất liệu là trận chiến ác liệt ở cổ thành Quảng Trị năm 1972. Nhân vật chính là người lính tên Cường là một người trí thức-nghệ sĩ, được phân tích tâm lý khá kỹ, làm nổi lên tính cách nghệ sĩ, hào hoa; qua đó, để người đọc hiểu được tâm thức của một thế hệ “tài hoa ra trận” năm xưa. Vì vậy, tiểu thuyết này đã không đi theo lối mòn là một tiểu thuyết minh họa với những đoạn văn lê thê mô tả chiến trận ác liệt mà đã bắt đầu ngẫm ngợi về thân phận con người trong bối cảnh bất thường-đó là chiến tranh. Điều ai đó có thể chưa hài lòng ở “Mưa đỏ” chính là nghệ thuật viết chưa nhiều đổi mới. “Mưa đỏ” vẫn giữ được cách kết cấu đơn giản, sáng sủa và giọng văn hào sảng, dùng từ ngữ mạnh đã trở thành thương hiệu của nhà văn Chu Lai.

Tập truyện ngắn “Làn gió chảy qua” (NXB Trẻ) được vinh danh, đã là lần thứ ba nữ văn sĩ Lê Minh Khuê giành giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Vẫn trong dung lượng có hạn của truyện ngắn, Lê Minh Khuê đã khéo lựa chọn và đưa vào tác phẩm của mình những lát cắt sắc lẹm, tinh tế về cuộc sống hiện đại. Những câu chuyện diễn ra ở các thời điểm khác nhau, với đủ loại người trong những hoàn cảnh đan xen có khi rất bình dị nhưng lắm lúc rất độc đáo, đã tạo nên một không gian truyện đa sắc, đa chiều. Truyện ngắn của Lê Minh Khuê hấp dẫn độc giả bằng hơi thở đương đại được phản ảnh qua ngòi bút giọng kể thản nhiên; và ẩn sau sự sắc lạnh của một ngòi bút điêu luyện là tính nhân văn sâu sắc.

Cũng như văn xuôi, hạng mục thơ vinh danh hai nhà thơ có tên tuổi là Y Phương và Nguyễn Việt Chiến. Tập thơ song ngữ “Vũ khúc Tày” (NXB Đại học Thái Nguyên) của nhà thơ Y Phương thêm một lần khẳng định vị trí của tác giả là nhà thơ đặc sắc hàng đầu của thơ ca Việt Nam đương đại, chứ không chỉ bó hẹp trong các giọng điệu nhà thơ dân tộc thiểu số. Thơ Y Phương súc tích, ý tại ngôn ngoại, tứ thơ nhiều khi mang đến cho người đọc nhiều bất ngờ với tư duy phi lô-gích của các dân tộc thiểu số phù hợp với đặc trưng thơ ca là mơ hồ mờ đục: “Sóng cứ đi mãi đi mãi là sao/ Không đứng lại làm núi/ Ngày xưa/ Núi chính là sóng/ Ngày xưa/ Người cũng chính là sóng/ Bây giờ/ Người vẫn chính là sóng/ Một chút nhầm nhỡ thôi/ Đã sóng ngầm một đời” (“Sóng”).

Tập thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” (NXB Phụ nữ) của Nguyễn Việt Chiến lại có cảm hứng thế sự, tập trung chủ đề về biển, đảo và kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Tập thơ có thể xem là được bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng công dân, trách nhiệm của người nghệ sĩ với đất nước vốn quen thuộc trong văn chương Việt Nam. Nguyễn Việt Chiến đã tránh được giọng ca hô hào, khẩu hiệu rất dễ mắc phải nếu làm thơ thế sự, thay vào đó xây dựng thành công khá nhiều hình tượng thơ ca cổ vũ lòng yêu nước: “Tổ quốc là tiếng mẹ/ Ru ta từ trong nôi/ Qua nhọc nhằn năm tháng/ Nuôi lớn ta thành người/ Tổ quốc là mây trắng/ Trên ngút ngàn Trường Sơn/ Bao người con ngã xuống/ Cho quê hương mãi còn...” (“Tổ quốc là tiếng mẹ”).

Ở hạng mục lý luận phê bình, dường như Hội đồng chung khảo khi bỏ phiếu đã muốn cân bằng giữa hai dòng lý luận phê bình hàn lâm của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp và lối viết phê bình, cảm luận của những nhà sáng tác. Chuyên luận “Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại (NXB Phụ nữ) của TS Trần Huyền Sâm (giảng viên Trường Đại học Sư phạm Huế) là công trình nghiên cứu giới thiệu chuyên sâu, có hệ thống về nữ quyền luận (Feminism) tới độc giả Việt Nam. Nữ quyền luận với tư cách là phương pháp phê bình văn học hình thành và phát triển hơn 40 năm qua có mục đích xác định một thứ mỹ học riêng của nữ giới để xây dựng những tiêu chí riêng trong việc cảm thụ và đánh giá các hiện tượng văn học. Cũng như các nhà nghiên cứu văn học phương Tây thế hệ trước nghiên cứu lý thuyết nước ngoài để rồi quay về nghiên cứu văn học Việt Nam, TS Trần Huyền Sâm sau khi nghiên cứu về nữ quyền luận ngay lập tức ứng dụng để nghiên cứu tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại. Tác giả dành hơn phân nửa cuốn sách bàn đến hàng loạt tác phẩm của các nữ tác giả Việt Nam được dư luận chú ý trong những năm qua như: Đoàn Minh Phượng, Y Ban, Lý Lan, Võ Thị Xuân Hà, Phong Điệp, Trần Thu Trang… TS Trần Huyền Sâm đã chứng mình tinh thần nữ quyền của nữ văn sĩ Việt Nam đã tiến rất xa chỉ trong thời gian ngắn; đồng thời bản sắc của phụ nữ Việt Nam đã được phản ánh đa dạng và giàu chất nghệ thuật hơn bao giờ hết.

Cũng có học vị tiến sĩ nhưng lại là... luật học, nhà thơ Khuất Bình Nguyên khiến văn giới ngạc nhiên khi giành Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập chân dung văn học-đàm luận văn chương “Giọt nước trong lá sen” (NXB Hội Nhà văn). Song, nếu nhìn lại lịch sử văn học, chuyện cây bút thành công trong sáng tác cũng như phê bình không phải là hiếm. Và chẳng có người sáng tác nào mà lại không đọc văn chương của người khác, nghiền ngẫm, tìm ra lối đi cho riêng mình. Chính quá trình đọc, nghiền ngẫm đó, người sáng tác trở thành một nhà phê bình khi buộc phải có những nhận xét về tác phẩm của người khác. Nhà thơ Khuất Bình Nguyên khi viết thành sách những suy ngẫm của mình, tất nhiên không dùng các thuật ngữ của khoa học văn học nhưng chính những nhận xét đầy xúc cảm lại khá xác đáng, thú vị. Chẳng hạn, nói về thơ Nguyễn Bính, nhà thơ Khuất Bình Nguyên cho rằng: “Nguyễn Bính còn giữ lại cho chúng ta cái phông văn hóa rộng rãi đầy bản sắc của làng quê Việt nửa đầu thế kỷ 20. Những cảnh những người bây giờ đã mai một huống hồ gì là cho đến ngày sau”. Nhận xét này không chỉ nói đúng và trúng về thơ Nguyễn Bính-một nhà thơ chuyên viết về tình quê chứ không tả cảnh quê như các nhà thơ cùng thời: Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ... Cũng vì thế, thời gian có trôi chảy, cảnh quê có khác nhưng tình cảm, tâm tư của người quê không đổi và như vậy thơ Nguyễn Bính sẽ có sức sống vượt thời gian.

Hạng mục dễ chọn lựa nhất chắc chắn là dịch thuật bởi có quá nhiều sách văn học dịch chất lượng được tổ chức dịch thuật kỹ lưỡng xuất bản trong năm qua. Việc lựa chọn “Lâu đài sói” (NXB Văn học) của nữ văn sĩ người Anh Hi-la-ri Man-teo, do Nguyễn Chí Hoan dịch, để vinh danh là lựa chọn có chủ đích. Tác phẩm này không chỉ là tác phẩm lớn, giành giải thưởng uy tín Booker năm 2009 mà còn là tác phẩm về đề tài lịch sử xuất sắc. Hội đồng chung khảo hy vọng, tác phẩm này sẽ gợi cảm hứng để nhà văn Việt Nam tiếp cận và xử lý những vấn đề lịch sử trong tiểu thuyết đương đại về đề tài lịch sử.

Trong một năm, văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm xuất bản, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam đã chọn ra những tác phẩm chất lượng. Điều mà người đọc mong muốn là Hội Nhà văn Việt Nam cần mạnh dạn trao giải cho 1-2 tác phẩm mới của những nhà văn trẻ; hoặc cũng có thể học theo các giải thưởng văn chương nước ngoài là lập ra một hạng mục riêng cho các tác giả trẻ. Điều đó sẽ nâng tầm giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và góp phần cổ vũ những người viết trẻ-thế hệ sẽ đưa văn học Việt Nam phát triển cả về lượng lẫn chất.

( Nguồn: vanvn.net )

Tăng cường giáo dục truyền thống cho văn nghệ sỹ trẻ

Ngày 21-2, Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2016, triển khai phương hướng nhiệm vụ và phát động thi đua năm 2017.

Năm qua, Liên hiệp Hội đã tổ chức nhiều chuyến tham quan di tích, gặp mặt các nhân chứng lịch sử, tổ chức hơn 40 cuộc triển lãm với gần 6.000 bức tranh, tượng của hơn 1.200 lượt tác giả... Liên hiệp Hội đã trợ cấp cho hơn 130 văn nghệ sĩ hoàn cảnh khó khăn.

tongkettphcm2016
Các văn nghệ sĩ có tác phẩm tiêu biểu năm 2016 nhận khen thưởng tại hội nghị.

Tại hội nghị, Liên hiệp Hội đã trao tặng giấy chứng nhận sáng tác năm 2016 cho 17 tác giả và phát động đợt sáng tác kỷ niệm 50 năm Tết Mậu Thân 1968. Trong năm 2017, Liên hiệp Hội chủ trương tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho văn nghệ sĩ trẻ bằng nhiều hình thức tổ chức như: Về nguồn, giáo dục truyền thống, quảng bá rộng rãi các tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng, xây dựng đề án “Giải thưởng tôn vinh Nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật”...

( Nguồn: vannghequandoi.com.vn )

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung gặp gỡ văn nghệ sỹ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội

Nhân dịp đầu xuân Đinh Dậu 2017, ngày 18-2, tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội ( 19 Hàng Buồm ), Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã dự buổi sinh hoạt đầu năm của Hội và chúc sức khỏe các hội viên Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.

Thay mặt giới văn nghệ sĩ Thủ đô, nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội cảm ơn sự quan tâm, động viên của Chủ tịch UBND thành phố và cho biết đây không phải là lần đầu tiên đích thân đồng chí Chủ tịch UBND thành phố tới thăm, động viên, chúc sức khỏe các thành viên của Hội nhân dịp đầu xuân mới. Buổi gặp mặt này đã trở thành buổi sinh hoạt truyền thống đầu xuân, được tất cả các thành viên của Hội mong đợi.

Tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch UBND thành phố đã thông tin tới các văn nghệ sĩ về một số kết quả nổi bật mà thành phố Hà Nội đã đạt được trong năm 2016. Một trong những sự kiện nổi bật trong năm qua của Thủ đô là tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI. Thành phố đã ban hành nhiều chương trình công tác quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội như xây dựng Đảng, xây dựng nông thôn mới, xây dựng các thiết chế văn hóa, an ninh trật tự, kết cấu hạ tầng giao thông, phòng chống tham nhũng... Mục tiêu phấn đấu của Hà Nội là nâng tỷ lệ người lao động qua đào tạo lên mức 82%; xây dựng ngành du lịch Hà Nội trở thành một ngành mũi nhọn; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2,35% xuống còn 1,4%...

gapgovhnthanoi
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại buổi gặp gỡ.

Tuy nhiên, để thực hiện những mục tiêu nêu trên, Hà Nội cũng đang đứng trước khá nhiều thách thức, trong đó khâu yếu nhất là cải cách hành chính, những hạn chế về ý thức chấp hành quy định giao thông... Năm 2017, Hà Nội thực hiện 3 khâu đột phá, tập trung vào khâu cải cách hành chính, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, năm nay Hà Nội sẽ mở 53 tuyến xe buýt mới, đầu tư hơn 500 xe buýt có hệ thống hỗ trợ cho người tàn tật, có kết nối wifi nhằm thu hút người dân di chuyển bằng phương tiện công cộng, phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 20-25% dân số Hà Nội đi xe buýt. Hà Nội cũng đang tích cực tập trung đầu tư xây dựng các hạng mục phục vụ cuộc sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân như mở rộng công viên, trồng thêm cây xanh, nâng cấp bệnh viện, xây dựng trường học chất lượng cao... Hà Nội đặc biệt quan tâm thực hiện các chương trình an sinh xã hội nhằm cải thiện điều kiện sống của người nghèo, người có công với cách mạng... Riêng về cải cách hành chính, trong thời gian qua, Hà Nội đã rà soát lại tất cả các quy trình, quy chế của các sở, ngành, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn đến 65%; 98% việc kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp được thực hiện qua mạng...

Về đời sống văn hóa, Hà Nội đang triển khai các thủ tục cần thiết để khởi công xây dựng một nhà hát lớn ngang tầm khu vực mang tên Hoa Sen với hơn 2 nghìn chỗ ngồi vào khoảng tháng 8-2017.

Thay mặt các văn nghệ sĩ có mặt tại cuộc gặp gỡ, nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội bày tỏ niềm tin tưởng rằng sự khởi sắc về mọi mặt của Thủ đô Hà Nội sẽ tạo nhiều thuận lợi cho giới văn nghệ sĩ nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật. Nhà thơ Bằng Việt và các thành viên của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chúc mừng sức khỏe Chủ tịch UBND thành phố và tin tưởng rằng, với tinh thần làm việc trách nhiệm, năng động, quyết đoán của Chủ tịch UBND thành phố nói riêng và đội ngũ lãnh đạo thành phố nói chung như hiện nay, Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển bền vững, xứng đáng với vị thế của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Phát huy vai trò của các Nhà sáng tác văn học nghệ thuật

QĐND - Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Văn học nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) được giao quản lý các nhà sáng tác, đã có công hỗ trợ nhiều văn nghệ sĩ sáng tạo ra những tác phẩm giá trị, làm giàu hơn nền văn học nghệ thuật nước nhà. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động sáng tác tại các nhà sáng tác đòi hỏi cần có những giải pháp đổi mới, không bằng lòng với thành tựu đã đạt được.

Một hình thức hỗ trợ văn nghệ sĩ hiệu quả, thiết thực

Hiện nay cả nước có 6 nhà sáng tác tại Tam Đảo, Đại Lải (tỉnh Vĩnh Phúc), TP Đà Nẵng, Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), sắp tới sẽ có thêm nhà sáng tác ở TP Cần Thơ. Về cơ sở vật chất, nhân lực tại các nhà sáng tác đã được Nhà nước đầu tư toàn diện, bảo đảm phục vụ văn nghệ sĩ tham dự các trại sáng tác. Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch và kinh phí do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao hoặc theo yêu cầu của các tổ chức, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Văn học nghệ thuật sẽ cân đối và có kế hoạch mở các trại sáng tác. Các tổ chức sẽ lập danh sách trại viên, việc ăn, ở, sinh hoạt của các văn nghệ sĩ hoàn toàn bằng kinh phí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trò chuyện với các văn nghệ sĩ ở nhiều ngành nghệ thuật đã tham dự các trại sáng tác, chúng tôi ghi nhận nhiều phản hồi tích cực. Các nhà sáng tác đã giúp văn nghệ sĩ có thời gian tập trung sáng tạo. Tác phẩm được hoàn thiện trong thời gian các tác giả sống và làm việc tại nhà sáng tác cơ bản đều có chất lượng tốt. Điển hình như 60% kịch bản sân khấu được viết hoặc được nâng cao ở các trại viết đã được dàn dựng biểu diễn, giành nhiều giải thưởng trong và ngoài nước.

Nhà sáng tác còn là nơi hội tụ để các tác giả giao lưu, trao đổi nhiều ý tưởng sáng tạo, góp ý cho nhau, thậm chí là... thi đua sáng tác. Đặc biệt nhiều tác giả trẻ đã trưởng thành khi được tham dự trại sáng tác. Chẳng hạn, nhiều nhà thơ trẻ chưa có nhiều hiểu biết về quân đội, song sau khi được tham dự các trại viết do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức gần đây, đã có nhiều bài thơ về người lính được bạn đọc trong và ngoài quân đội đánh giá cao. Với NXB Quân đội nhân dân, thông qua 2 trại sáng tác được mở trong năm 2015 và 2016, đã thu về rất nhiều bản thảo có giá trị, một số bản thảo đã được xuất bản, phần nào đã giải quyết tình trạng thiếu bản thảo chất lượng về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng. Chính vì thế, đa số các văn nghệ sĩ và các tổ chức đánh giá hình thức các trại sáng tác là rất cần thiết, cần phải được mở rộng, phát triển hơn nữa.

Hướng tới đầu tư theo nhu cầu của tác giả

Hiện tại, với 6 nhà sáng tác, chỉ có thể đáp ứng yêu cầu đến sáng tác cho khoảng 1.500 văn nghệ sĩ mỗi năm, trong khi số lượng hội viên có quyền dự trại sáng tác tới 30.000 người. Thế nên vẫn có văn nghệ sĩ chưa thể tham dự trại sáng tác dù có nhu cầu. Trong khi đó lại có trường hợp được là trại viên rất nhiều lần mà vẫn chưa có tác phẩm hoàn thiện. Chuyện lựa chọn ai được đi trại sáng tác, bảo đảm công bằng là rất khó. Có lẽ, cách làm của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam là hợp lý hơn cả. NSƯT Lê Chức, Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cho biết: “Tác giả nào muốn đi trại sáng tác thì phải nộp đề cương chi tiết, thậm chí là kịch bản đã hoàn thành. Sau khi được thẩm định, các tác giả được lựa chọn sẽ dành thời gian ở trại sáng tác để hoàn thiện tác phẩm; bản thảo sẽ được các kịch tác gia, các nhà lý luận phê bình sửa lại để kịch bản thực sự có chất lượng”.

Nhiều ý kiến các văn nghệ sĩ cho rằng, hiện nay, mỗi văn nghệ sĩ có 15 ngày dự trại sáng tác mỗi đợt là quá ít, không đủ hoàn thiện tác phẩm. Vì vậy, vài năm gần đây, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Văn học nghệ thuật đã thử nghiệm hình thức đầu tư mới: Lựa chọn các văn nghệ sĩ và các đề cương tác phẩm xứng đáng, hỗ trợ các đợt sáng tác dài hơi 3 tháng, 6 tháng, tiến tới hỗ trợ sáng tác theo nhu cầu của tác giả, cho tới khi hoàn thiện tác phẩm. Hướng đầu tư này đã có kết quả và sẽ được chú trọng mở rộng trong giai đoạn 2015-2020.

Tìm đầu ra cho các sản phẩm từ trại sáng tác lâu nay chưa có sự đổi mới. Nhà văn Đỗ Xuân Thu, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Phú Thọ, cho rằng: “Cần quảng bá, sử dụng tác phẩm của các trại sáng tác hiệu quả hơn nữa. Cần kết hợp biên tập viên, nhà xuất bản để có đầu ra cho tác phẩm. Với các kịch bản sân khấu, phim ảnh thì giao cho các đoàn nghệ thuật, hãng phim sử dụng. Làm được điều này sẽ tạo không khí sáng tác, thi đua giữa các Hội, giữa các tác giả”.

Việc đổi mới hoạt động tại các nhà sáng tác phải gắn với việc không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho từng loại hình nghệ thuật để văn nghệ sĩ có điều kiện sáng tác thuận lợi hơn. Với các nhà văn thì chỉ cần giấy bút, máy vi tính là đủ, nhưng với các nghệ sĩ tạo hình, nhất là các nghệ sĩ thị giác thì “đồ nghề” phong phú hơn nhiều, đỏi hỏi phải đầu tư bài bản.

Có thể nói, tiếp tục đầu tư, đổi mới hoạt động, các nhà sáng tác sẽ phát huy giá trị là “ngôi nhà chung” để các văn nghệ sĩ sáng tác hiệu quả. Song, điều quan trọng nhất là bản thân các văn nghệ sĩ cũng cần phải tự đổi mới sáng tạo để có tác phẩm hay, bởi suy cho cùng văn nghệ sĩ mới tạo ra tác phẩm nghệ thuật giá trị, còn các nhà sáng tác chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ mà thôi.

TRẦN HOÀNG HOÀNG

( Nguồn: www.qdnd.vn  )

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này