Minh Phương

Minh Phương

Bức tranh khắc gỗ - Truyện ngắn Đinh Ngọc Hùng - Hội văn học nghệ thuật Hải Dương

BỨC TRANH KHẮC GỖ

Gia đình tôi có nghề gia truyền làm tranh khắc gỗ. Đến tôi cũng đã năm sáu đời. Nó bắt nguồn từ nghề in khắc mộc bản xưa. Trong những năm làm nghề, khách hàng của tôi chủ yếu là người cao tuổi, hoài cổ. Vậy mà một ngày kia xuất hiện một vị khách hàng ngoại quốc đặc biệt. Tôi nhớ vị khách này bởi hợp đồng của tôi và anh ta còn chưa hoàn thành.

“Tôi muốn đặt anh làm một bức tranh khắc gỗ”- Vị khách nói.

“Được thôi”- Tôi đáp và dẫn anh ta đi giới thiệu tranh mẫu.

“Hiện tại tôi chưa thể nghĩ ra. Nhưng tôi muốn một cái gì đó gợi nên sự gần gũi của đất nước này”.

Và sau đó anh ta còn vài lần trở lại. Nhưng cái ý tưởng mà anh ta muốn tôi thể hiện vẫn chưa thể bật ra.

Anh ta là Andre một doanh nhân người Pháp kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm hữu cơ. Anh ta được công ty phân đến thị trường Việt Nam đã 5 năm nay. Vì thế anh ta nói tiếng Việt khá sõi.

Andre kể, ngày xưa, khi người Pháp còn cai trị xứ Đông Dương, ông nội anh ta từng là một người lính trong đội quân viễn chinh Pháp. Sau khi người Pháp thua cuộc phải rút khỏi Đông Dương, ông nội anh ta giải ngũ trở về quê cùng vợ phát triển chuỗi cửa hàng kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm.

Dưới sự dẫn dắt của ông nội, công ty mỹ phẩm gia đình của anh ta đã phát triển hơn 50 chi nhánh ở các quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy là một ông chủ thành đạt song ông nội anh ta thường xuyên bị ám ảnh bởi quá khứ khi còn ở Việt Nam. Chính cái quá khứ đó đã nhiều lần khiến ông nội anh ta phải nhập bệnh viện tâm thần kinh.

Ông nội Andre kể, khi ông gia nhập đội quân viễn chinh Pháp mới chỉ là một chàng trai trẻ vừa học xong phổ thông. Ở cái tuổi đầy sôi nổi, nhiệt huyết, ông được nhà cầm quyền Pháp nhồi sọ về sứ mệnh khai hóa văn minh ở xứ Đông Dương. Và thế là ông và rất nhiều bạn bè cùng lứa tuổi đã ra nhập quân đội lên đường sang Việt Nam để thực hiện sứ mệnh cao cả trên.

Khi đặt chân đến xứ An Nam, những hình ảnh đầu tiên đập mắt gã lính Lê Dương trẻ là một đất nước phong kiến lạc hậu, người dân ngu muội, đói nghèo, nghiện ngập…

Nhưng sau một thời gian, những cái ông nội Andre thấy người Pháp làm ở Việt Nam và toàn xứ Đông Dương lại chẳng giống hành động của kẻ khai hóa văn minh chút nào.

Về chính trị, sau khi xâm chiếm Việt Nam, người Pháp duy trì chế độ phong kiến làm tay sai cho bộ máy thống trị thực dân. Đặc biệt, người Pháp thi hành ở Việt Nam chính sách pháp luật hết sức hà khắc, phân biệt đối xử bất công giữa người da trắng và người bản địa. Ở xứ Đông Dương, người Pháp được hưởng mọi tự do và sự thống trị, còn người bản xứ thì phải phục tùng, không được kêu ca, nếu dám mở mồm phản đối liền bị quy là phản nghịch.

Ghê rợn hơn, người Pháp thực thi chế độ tuyển mộ phu phen, lao động, lính tình nguyện bằng cách tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương, đẩy hàng chục vạn người dân Việt Nam phải rời xa quê nhà. Ông nội Andre kể, số phận của những phu phen, lao động, lính tình nguyện này cũng vô cùng bi đát. Đa số họ đã bỏ mạng ở các chiến trường nơi đất khách quê người vì nước mẹ Pháp.

Số phận những công nhân và nông dân Đông Dương sang mẫu quốc cũng chẳng tốt đẹp hơn. Lúc đầu họ các bị thuế máu đè nặng, bị cái nghèo bủa vây, bị lời hứa được lương bổng cao tự đưa mình xuống tàu đi sang Tân lục địa. Kết cục họ bị giết hại bởi sự ngược đãi của chủ đồn điền. Hầu hết những người ra đi này không bao giờ còn thấy đất nước và gia đình mình nữa.

Ông nội Andre kể, ở Đông Dương, người Pháp còn thẳng tay chém giết những người Việt Nam yêu nước dám đứng lên chống lại, tắm các cuộc khởi nghĩa, các phong trào đấu tranh yêu nước bản xứ trong biển máu. Những cuộc hành quyết các phần tử cách mạng chống đối diễn ra trên khắp mảnh đất hình chữ S.

Các nhà tù khổ sai ở Guyan, Tân Calêđôni, Côn Đảo,... đầy ắp tù chính trị người bản xứ sau những cuộc đàn áp. Bản thân ông nội Andre khi đóng quân ở tỉnh Đông, một địa phương thuộc Bắc Kỳ đã phải tham gia hàng trăm cuộc càn quét, giết chóc từ con nít đến người già, đốt phá hàng chục ngôi làng để bắt bớ những người hoạt động cách mạng.

Trong một trận càn nọ, dưới sự ra lệnh của bốt trưởng, ông nội Andre buộc phải châm lửa đốt một người lính du kích trọng thương bị treo ngược lên cây đa cạnh ngôi miếu nhỏ. Người lính du kích này đã ở lại chặn hậu và bắn chết hai chiến hữu của ông nội Andre để cho một nhóm cán bộ du kích khác tẩu thoát.

Anh ta chống trả cho đến lúc hết đạn thì bị bắt. Lúc bị bắt anh ta vẫn nắm chặt trong tay quả lựu đạn đã rút chốt. Nếu như không phải quả lựu đạn đó bị xịt thì sẽ có thêm nhiều chiến hữu của ông nội nội Andre tan xác.

Trong lúc đám lính Lê Dương cười sằng sặc khoái trá khi thấy người lính du kích nọ bị ngọn lửa thiêu sống thì ông nội Andre cay đắng tự hỏi, vì sao ông và những người lính Lê Dương lại có mặt ở xứ sở xa lạ này để tham gia vào trò chơi giết chóc? Những người lính Pháp bạn ông bỏ mạng trong trận càn hôm đó để minh chứng cho điều gì? Vì sao người lính du kích kia phải chết? Lí do nào khiến họ không tiếc sinh mạng đứng lên chống lại những người đại diện cho nước đại Pháp đến giúp họ khai hóa văn minh? Người Pháp đã thực sự làm đúng vai trò và sứ mệnh như lời tuyên bố khi đến mảnh đất này?

Sau này, nhiều cựu binh Pháp với tinh thần bị tổn thương đã trở lại Việt Nam thăm lại những nơi ngày trước họ đóng quân và có những hoạt động từ thiện như một hành động chuộc lỗi với những lỗi lầm họ đã gây ra cho con người và mảnh đất nơi đây. Tuy nhiên ông nội Andre vẫn không sao xóa bỏ được nỗi ám ảnh về cái chết của người du kích mà mình thiêu sống đó.

“Nhưng tôi đã thay mặt ông nội đến thăm lại miền quê khiến ông không nguôi dằn vặt đó”- Andre nói-“Người du kích năm xưa giờ đã được phong anh hùng. Khi tôi đến thăm và gửi lời xin lỗi của ông nội đến họ, người nhà của ông ấy còn dẫn tôi ra thăm gốc đa, thăm mộ ông ấy ở nghĩa trang liệt sĩ của xã. Tại gốc đa ngày xưa, người ta cũng đã cho dựng lên một tấm bia đá tưởng niệm”.

Khi nghe Andre thuật lại những việc mình đã làm ở Việt Nam, ông nội anh ta bảo có thể thời gian tới, ông sẽ thu xếp một chuyến trở lại Việt Nam.

Andre bảo lí do anh ta quyết định đến Việt Nam cũng một phần muốn biết về mảnh đất đã tước đoạt thời tuổi trẻ của ông nội anh ta. Muốn tìm hiểu vì sao đến tận bây giờ, ông nội anh ta vẫn ôm vết thương lòng không thể chữa lành.

Sau cuộc nói chuyện hôm đó, tôi bắt tay vào sáng tác. Làng quê, đồng lúa, ao sen, cảnh chùa, dòng sông…là những hình ảnh tôi muốn xuất hiện trong bức tranh của mình.

Tuy nhiên khi việc còn dang dở, Andre điện thoại hỏi tôi có thể đẩy nhanh tiến độ không vì có thể anh phải ra sân bay trở về Pháp gấp. Tôi quyết định thức suốt đêm để hoàn thành sản phẩm. Sáng hôm sau tôi báo cho Andre báo bức tranh đã hoàn thành.

“Tôi rất biết ơn anh về điều đó. Thú thật, tôi muốn đặt bức tranh này để tặng cho ông nội tội”- Andre đáp- “Nhưng giờ tôi đang ở Pháp rồi. Chuyến bay của tôi phải đẩy sớm hơn dự kiến. Ông nội tôi vừa mất”.

Sau khi Andre trở về nước không lâu, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và lan rộng ra khắp thế giới. Pháp, Anh, Italia và nhiều nước khác ở Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh với số người nhiễm lên đến hàng triệu người. Mỹ, Ấn Độ… và các nước Đông Nam Á cũng không tránh khỏi sự càn quét của đại dịch.

Trong nước, dịch bệnh cũng xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố. Giai đoạn đầu, chiến dịch giãn cách xã hội được thực thi trên diện rộng. Mọi hoạt động không thiết yếu được tạm dừng, kể cả sản xuất, kinh doanh.

Chính phủ tỏ rõ quan điểm, chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Ngành hàng không rơi vào nguy cơ phá sản. Các ngành sản xuất khác đều bị nhận vết thương chí mạng.

Tình hình dịch bệnh bùng phát và trở lên đáng lo ngại ở một số địa phương phía nam. Đã xuất hiện các ca tử vong. Nhiều ngày liền, rầm rập những cuộc di cư của hàng triệu lao động về quê trước khi thành phố ban bố lệnh phong tỏa. Họ rời khỏi ánh hào quang thành thị bằng mọi loại phương tiện ô tô, xe máy, xe tự chế, đi bộ… để tìm về nương náu nơi chôn nhau cắt rốn.

Rất nhiều y bác sĩ ở các địa phương, cả lực lượng quân đội đã lên đường vào chi viện. Những câu chuyện ám ảnh về đại dịch Covid-19 tràn ngập trên truyền thông, báo chí, trên các mạng xã hội.

Nhà đài VTV còn tung ra quả bom phim tài liệu có tên “Ranh giới”. Chỉ sau ít giờ phát sóng, bộ phim được ê kíp sản xuất thực hiện từ bệnh viện điều trị sản phụ nhiễm Covid-19 đã gây chấn động khắp cả nước, lan truyền khắp các cộng đồng mạng với hàng vạn lượt share.

Quả thực Ranh giới là những hình ảnh thực nhất, ám ảnh nhất của cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên mảnh đất hình chữ S. Nhiều người đã rơi nước mắt, ám ảnh, sốc khi chứng kiến những thước phim chân thực, trần trụi đau đớn đến ngột thở. Có người còn bình luận phim giúp xã hội hiểu được sự nguy hiểm, tàn khốc của dịch Covid-19 từ đó có ý thức hơn trong phòng chống dịch bệnh.

Thành phố nơi tôi sinh sống cũng đã xuất hiện các ca F0, các ca tử vong. Hàng ngày qua cập nhật của chính quyền thành phố, tôi biết có nhiều gia đình đã mất người thân.

Trên thế giới, cuộc chạy đua sản xuất vaccine chống lại các biết thể của Covid-19 chưa khi nào nóng thế. Chính phủ xuất ngân sách mua và khuyến khích các địa phương, tổ chức tìm mua vaccine phòng Covid-19. Chiến dịch tiêm vaccine trong nước được đẩy mạnh.

Với sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của toàn xã hội, dịch bệnh Covid-19 ở các địa phương trong cả nước từng bước được khống chế. Các tỉnh thành từng bước dỡ bỏ giãn cách. Các hoạt động giao thông, buôn bán, kinh doanh, nhất là các thành phố lớn cũng được mở cửa trở lại.

“Tuy tôi không thể mang bức tranh về Pháp song anh hãy cất giúp tôi cẩn thận. Khi công việc ở quê nhà ổn thỏa nhất định tôi sẽ trở lại”. Đó là những gì Andre nói với tôi. Từ đó đến nay Andre vẫn chưa trở lại như đã hứa nhưng tôi vẫn treo bức tranh khắc gỗ cảnh làng quê Việt Nam trang trọng ở giữa cửa hàng.

Bức tranh khắc gỗ - Truyện ngắn Đinh Ngọc Hùng - Hội văn học nghệ thuật Hải Dương

BỨC TRANH KHẮC GỖ

Gia đình tôi có nghề gia truyền làm tranh khắc gỗ. Đến tôi cũng đã năm sáu đời. Nó bắt nguồn từ nghề in khắc mộc bản xưa. Trong những năm làm nghề, khách hàng của tôi chủ yếu là người cao tuổi, hoài cổ. Vậy mà một ngày kia xuất hiện một vị khách hàng ngoại quốc đặc biệt. Tôi nhớ vị khách này bởi hợp đồng của tôi và anh ta còn chưa hoàn thành.

“Tôi muốn đặt anh làm một bức tranh khắc gỗ”- Vị khách nói.

“Được thôi”- Tôi đáp và dẫn anh ta đi giới thiệu tranh mẫu.

“Hiện tại tôi chưa thể nghĩ ra. Nhưng tôi muốn một cái gì đó gợi nên sự gần gũi của đất nước này”.

Và sau đó anh ta còn vài lần trở lại. Nhưng cái ý tưởng mà anh ta muốn tôi thể hiện vẫn chưa thể bật ra.

Anh ta là Andre một doanh nhân người Pháp kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm hữu cơ. Anh ta được công ty phân đến thị trường Việt Nam đã 5 năm nay. Vì thế anh ta nói tiếng Việt khá sõi.

Andre kể, ngày xưa, khi người Pháp còn cai trị xứ Đông Dương, ông nội anh ta từng là một người lính trong đội quân viễn chinh Pháp. Sau khi người Pháp thua cuộc phải rút khỏi Đông Dương, ông nội anh ta giải ngũ trở về quê cùng vợ phát triển chuỗi cửa hàng kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm.

Dưới sự dẫn dắt của ông nội, công ty mỹ phẩm gia đình của anh ta đã phát triển hơn 50 chi nhánh ở các quốc gia trong đó có Việt Nam. Tuy là một ông chủ thành đạt song ông nội anh ta thường xuyên bị ám ảnh bởi quá khứ khi còn ở Việt Nam. Chính cái quá khứ đó đã nhiều lần khiến ông nội anh ta phải nhập bệnh viện tâm thần kinh.

Ông nội Andre kể, khi ông gia nhập đội quân viễn chinh Pháp mới chỉ là một chàng trai trẻ vừa học xong phổ thông. Ở cái tuổi đầy sôi nổi, nhiệt huyết, ông được nhà cầm quyền Pháp nhồi sọ về sứ mệnh khai hóa văn minh ở xứ Đông Dương. Và thế là ông và rất nhiều bạn bè cùng lứa tuổi đã ra nhập quân đội lên đường sang Việt Nam để thực hiện sứ mệnh cao cả trên.

Khi đặt chân đến xứ An Nam, những hình ảnh đầu tiên đập mắt gã lính Lê Dương trẻ là một đất nước phong kiến lạc hậu, người dân ngu muội, đói nghèo, nghiện ngập…

Nhưng sau một thời gian, những cái ông nội Andre thấy người Pháp làm ở Việt Nam và toàn xứ Đông Dương lại chẳng giống hành động của kẻ khai hóa văn minh chút nào.

Về chính trị, sau khi xâm chiếm Việt Nam, người Pháp duy trì chế độ phong kiến làm tay sai cho bộ máy thống trị thực dân. Đặc biệt, người Pháp thi hành ở Việt Nam chính sách pháp luật hết sức hà khắc, phân biệt đối xử bất công giữa người da trắng và người bản địa. Ở xứ Đông Dương, người Pháp được hưởng mọi tự do và sự thống trị, còn người bản xứ thì phải phục tùng, không được kêu ca, nếu dám mở mồm phản đối liền bị quy là phản nghịch.

Ghê rợn hơn, người Pháp thực thi chế độ tuyển mộ phu phen, lao động, lính tình nguyện bằng cách tiến hành những cuộc lùng ráp lớn về nhân lực trên toàn cõi Đông Dương, đẩy hàng chục vạn người dân Việt Nam phải rời xa quê nhà. Ông nội Andre kể, số phận của những phu phen, lao động, lính tình nguyện này cũng vô cùng bi đát. Đa số họ đã bỏ mạng ở các chiến trường nơi đất khách quê người vì nước mẹ Pháp.

Số phận những công nhân và nông dân Đông Dương sang mẫu quốc cũng chẳng tốt đẹp hơn. Lúc đầu họ các bị thuế máu đè nặng, bị cái nghèo bủa vây, bị lời hứa được lương bổng cao tự đưa mình xuống tàu đi sang Tân lục địa. Kết cục họ bị giết hại bởi sự ngược đãi của chủ đồn điền. Hầu hết những người ra đi này không bao giờ còn thấy đất nước và gia đình mình nữa.

Ông nội Andre kể, ở Đông Dương, người Pháp còn thẳng tay chém giết những người Việt Nam yêu nước dám đứng lên chống lại, tắm các cuộc khởi nghĩa, các phong trào đấu tranh yêu nước bản xứ trong biển máu. Những cuộc hành quyết các phần tử cách mạng chống đối diễn ra trên khắp mảnh đất hình chữ S.

Các nhà tù khổ sai ở Guyan, Tân Calêđôni, Côn Đảo,... đầy ắp tù chính trị người bản xứ sau những cuộc đàn áp. Bản thân ông nội Andre khi đóng quân ở tỉnh Đông, một địa phương thuộc Bắc Kỳ đã phải tham gia hàng trăm cuộc càn quét, giết chóc từ con nít đến người già, đốt phá hàng chục ngôi làng để bắt bớ những người hoạt động cách mạng.

Trong một trận càn nọ, dưới sự ra lệnh của bốt trưởng, ông nội Andre buộc phải châm lửa đốt một người lính du kích trọng thương bị treo ngược lên cây đa cạnh ngôi miếu nhỏ. Người lính du kích này đã ở lại chặn hậu và bắn chết hai chiến hữu của ông nội Andre để cho một nhóm cán bộ du kích khác tẩu thoát.

Anh ta chống trả cho đến lúc hết đạn thì bị bắt. Lúc bị bắt anh ta vẫn nắm chặt trong tay quả lựu đạn đã rút chốt. Nếu như không phải quả lựu đạn đó bị xịt thì sẽ có thêm nhiều chiến hữu của ông nội nội Andre tan xác.

Trong lúc đám lính Lê Dương cười sằng sặc khoái trá khi thấy người lính du kích nọ bị ngọn lửa thiêu sống thì ông nội Andre cay đắng tự hỏi, vì sao ông và những người lính Lê Dương lại có mặt ở xứ sở xa lạ này để tham gia vào trò chơi giết chóc? Những người lính Pháp bạn ông bỏ mạng trong trận càn hôm đó để minh chứng cho điều gì? Vì sao người lính du kích kia phải chết? Lí do nào khiến họ không tiếc sinh mạng đứng lên chống lại những người đại diện cho nước đại Pháp đến giúp họ khai hóa văn minh? Người Pháp đã thực sự làm đúng vai trò và sứ mệnh như lời tuyên bố khi đến mảnh đất này?

Sau này, nhiều cựu binh Pháp với tinh thần bị tổn thương đã trở lại Việt Nam thăm lại những nơi ngày trước họ đóng quân và có những hoạt động từ thiện như một hành động chuộc lỗi với những lỗi lầm họ đã gây ra cho con người và mảnh đất nơi đây. Tuy nhiên ông nội Andre vẫn không sao xóa bỏ được nỗi ám ảnh về cái chết của người du kích mà mình thiêu sống đó.

“Nhưng tôi đã thay mặt ông nội đến thăm lại miền quê khiến ông không nguôi dằn vặt đó”- Andre nói-“Người du kích năm xưa giờ đã được phong anh hùng. Khi tôi đến thăm và gửi lời xin lỗi của ông nội đến họ, người nhà của ông ấy còn dẫn tôi ra thăm gốc đa, thăm mộ ông ấy ở nghĩa trang liệt sĩ của xã. Tại gốc đa ngày xưa, người ta cũng đã cho dựng lên một tấm bia đá tưởng niệm”.

Khi nghe Andre thuật lại những việc mình đã làm ở Việt Nam, ông nội anh ta bảo có thể thời gian tới, ông sẽ thu xếp một chuyến trở lại Việt Nam.

Andre bảo lí do anh ta quyết định đến Việt Nam cũng một phần muốn biết về mảnh đất đã tước đoạt thời tuổi trẻ của ông nội anh ta. Muốn tìm hiểu vì sao đến tận bây giờ, ông nội anh ta vẫn ôm vết thương lòng không thể chữa lành.

Sau cuộc nói chuyện hôm đó, tôi bắt tay vào sáng tác. Làng quê, đồng lúa, ao sen, cảnh chùa, dòng sông…là những hình ảnh tôi muốn xuất hiện trong bức tranh của mình.

Tuy nhiên khi việc còn dang dở, Andre điện thoại hỏi tôi có thể đẩy nhanh tiến độ không vì có thể anh phải ra sân bay trở về Pháp gấp. Tôi quyết định thức suốt đêm để hoàn thành sản phẩm. Sáng hôm sau tôi báo cho Andre báo bức tranh đã hoàn thành.

“Tôi rất biết ơn anh về điều đó. Thú thật, tôi muốn đặt bức tranh này để tặng cho ông nội tội”- Andre đáp- “Nhưng giờ tôi đang ở Pháp rồi. Chuyến bay của tôi phải đẩy sớm hơn dự kiến. Ông nội tôi vừa mất”.

Sau khi Andre trở về nước không lâu, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và lan rộng ra khắp thế giới. Pháp, Anh, Italia và nhiều nước khác ở Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh với số người nhiễm lên đến hàng triệu người. Mỹ, Ấn Độ… và các nước Đông Nam Á cũng không tránh khỏi sự càn quét của đại dịch.

Trong nước, dịch bệnh cũng xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố. Giai đoạn đầu, chiến dịch giãn cách xã hội được thực thi trên diện rộng. Mọi hoạt động không thiết yếu được tạm dừng, kể cả sản xuất, kinh doanh.

Chính phủ tỏ rõ quan điểm, chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân. Ngành hàng không rơi vào nguy cơ phá sản. Các ngành sản xuất khác đều bị nhận vết thương chí mạng.

Tình hình dịch bệnh bùng phát và trở lên đáng lo ngại ở một số địa phương phía nam. Đã xuất hiện các ca tử vong. Nhiều ngày liền, rầm rập những cuộc di cư của hàng triệu lao động về quê trước khi thành phố ban bố lệnh phong tỏa. Họ rời khỏi ánh hào quang thành thị bằng mọi loại phương tiện ô tô, xe máy, xe tự chế, đi bộ… để tìm về nương náu nơi chôn nhau cắt rốn.

Rất nhiều y bác sĩ ở các địa phương, cả lực lượng quân đội đã lên đường vào chi viện. Những câu chuyện ám ảnh về đại dịch Covid-19 tràn ngập trên truyền thông, báo chí, trên các mạng xã hội.

Nhà đài VTV còn tung ra quả bom phim tài liệu có tên “Ranh giới”. Chỉ sau ít giờ phát sóng, bộ phim được ê kíp sản xuất thực hiện từ bệnh viện điều trị sản phụ nhiễm Covid-19 đã gây chấn động khắp cả nước, lan truyền khắp các cộng đồng mạng với hàng vạn lượt share.

Quả thực Ranh giới là những hình ảnh thực nhất, ám ảnh nhất của cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 đang diễn ra trên mảnh đất hình chữ S. Nhiều người đã rơi nước mắt, ám ảnh, sốc khi chứng kiến những thước phim chân thực, trần trụi đau đớn đến ngột thở. Có người còn bình luận phim giúp xã hội hiểu được sự nguy hiểm, tàn khốc của dịch Covid-19 từ đó có ý thức hơn trong phòng chống dịch bệnh.

Thành phố nơi tôi sinh sống cũng đã xuất hiện các ca F0, các ca tử vong. Hàng ngày qua cập nhật của chính quyền thành phố, tôi biết có nhiều gia đình đã mất người thân.

Trên thế giới, cuộc chạy đua sản xuất vaccine chống lại các biết thể của Covid-19 chưa khi nào nóng thế. Chính phủ xuất ngân sách mua và khuyến khích các địa phương, tổ chức tìm mua vaccine phòng Covid-19. Chiến dịch tiêm vaccine trong nước được đẩy mạnh.

Với sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của toàn xã hội, dịch bệnh Covid-19 ở các địa phương trong cả nước từng bước được khống chế. Các tỉnh thành từng bước dỡ bỏ giãn cách. Các hoạt động giao thông, buôn bán, kinh doanh, nhất là các thành phố lớn cũng được mở cửa trở lại.

“Tuy tôi không thể mang bức tranh về Pháp song anh hãy cất giúp tôi cẩn thận. Khi công việc ở quê nhà ổn thỏa nhất định tôi sẽ trở lại”. Đó là những gì Andre nói với tôi. Từ đó đến nay Andre vẫn chưa trở lại như đã hứa nhưng tôi vẫn treo bức tranh khắc gỗ cảnh làng quê Việt Nam trang trọng ở giữa cửa hàng.

Miên man tháng sáu - Tản văn của Trương Thị Thương Huyền - Hội văn học nghệ thuật Hải Dương

Miên man tháng sáu

“Những cơn mưa đưa mình vào tháng sáu, thời gian trôi theo tiếng ve ngân, nghe mùa hạ bồn chồn gõ cửa…”. Lời ca dịu dàng của bài hát  như duyên nợ khiến lòng người bỗng nôn nao đến lạ. Giữa dòng đời đang cuồn cuộn chảy, chợt dừng bước, chợt ngẩn ngơ. Bởi mới xuân đó mà thoắt cái đã trở về tháng Sáu! Tháng sáu đến với bao vui buồn, mong nhớ, bao hy vọng ước mơ. Của ta, của em, của cả người gieo trồng và gặt hái.

Ta giờ không trẻ nữa. Đã qua cả những bồi hồi, thổn thức cả một thời áo trắng. Qua bao vui buồn, đắng ngọt của đời. Suy nghĩ ấy khiến bước chân chậm lại. Rồi cơn gió ào qua thả những cánh hoa đỏ, mỏng manh như cánh bướm trước mặt… Giật mình, ngước mắt! Sắc đỏ bùng cháy lên! Xôn xao cả một trời hoa phượng! Và cả tím đẫm bằng lăng. Chợt bồi hồi. Chợt giận mình. Dường như ta đã quên nhiều quá!

Phượng đây. Mới thoáng qua, chỉ là những búp nhỏ tròn xinh như viên bi màu xanh ngọc lẫn trong muôn vàn cánh lá. Rồi những đốm đỏ li ti bắt đầu lấp ló giữa vòm lá xanh. Chỉ thấp thoáng thôi, như ngọn đèn ai đó thảng hoặc đi về, lập lòe phía cuối đường. Hè bất chợt ùa về, bồn chồn, giục giã. Gió tãi nắng, nắng nhuộm sắc hoa, để rồi, một sớm kia, bừng lên cả một khung trời lửa. Miên man hoa phượng. Miên man sắc đỏ.

Bằng lăng đây. Lá cứ thô tháp, gân guốc giữa cơ man cành nâu sẫm xù xì. Ròi thấp thô giữa đám quả khô đọng lại từ mùa trước. Ai biết đâu, thoáng qua trưa, đến đầu chiều cả một vùng tím miên man đọ sắc cùng trời lửa phượng. Phượng thắp lửa đỏ trời. Bằng lăng tím níu giữ nhớ thương. Hai gam màu ấy đủ để bao ánh mắt học trò khóc cười cả khoảng trời hoa mộng.

Và mưa!

Cơn mưa tháng sáu hồn nhiên, đến rồi đi, chập chờn như cánh chuồn  giữa hạ, bỗng chốc ào đến, ì ầm sấm, sầm sập rơi, ào ào chảy, cây lá quằn quại vật mình, cuộn lá rồi đột ngột im bặt. Như con trẻ chơi trò ú tim, thoáng mưa rồi thoáng tạnh hệt tuổi học trò khóc đấy lại cười ngay đấy. Tháng sáu, tháng của phượng vĩ, của bằng lăng và của mưa rào. Có phải bởi sắc phượng đỏ như lửa kia cứ hồn nhiên cháy nên người ta gọi phượng là hoa học trò? Có phải tại bằng lăng tím ngắt rồi phai dần để người ta nhắc nó là màu gợi nhớ? Có phải mưa rào như nỗi hờn giận trẻ con nên người ta gọi nó là mưa học trò? Và có phải vì thế người ta gọi tháng sáu là tháng của học trò? Có phải…

Dường như trong mỗi người cách gọi ấy còn có những cái cớ rất riêng nào khác! Nhưng với những ai đã từng đi qua những ngày tháng sáu, đã từng cồn cào trước sắc đỏ nồng nàn của hoa phượng, đã từng nôn nao trong giàn hợp xướng của tiếng ve chắc chẳng cầm lòng mỗi khi tháng sáu ngập ngừng gõ cửa? Dẫu chưa xanh ngắt như sắc trời thu nhưng cũng đã vòi vọi xôn xao mỗi khi nhạt nắng là sắc trời của mỗi chiều tháng sáu!

Hợp âm cùng tiếng ve là âm điệu vi vút, bay bổng của tiếng sáo diều trên những tầng không. Sáo hát hay gió hát? Diều bay hay ước mơ bay? Bao thế hệ học trò đang vùi mình trong bài vở chợt ngước nhìn, chợt bâng khuâng để rồi dầy thêm  những hoài bão chao liệng theo cánh diều no gió. Cánh diều như chiếc lưỡi cày đang miệt mài lật đất xếp nên vô vàn những hình vảy tê tê trên cánh đồng Trời bát ngát của Thần Nông. Vô vàn dải mây! Vô vàn tia nắng lấp loá hình dẻ quạt.

Tháng sáu lại về. Tháng của học trò, của mưa rào, hoa phượng và tiếng ve. Tháng của những vụ mùa gặt hái sau những ngày dài miệt mài, chăm chỉ cày xới trên cánh đồng tri thức của mỗi người. Để giữa những tháng ngày sôi động với cơ man biến cố nổi chìm, với trập trùng những cạm bẫy giăng mắc thì tháng sáu và những năm tháng học trò cũng khiến mỗi người sống chậm lại, thiện lương trở về đủ để khóc cười cùng nẻo cũ. 

Miên man tháng sáu - Tản văn của Trương Thị Thương Huyền - Hội văn học nghệ thuật Hải Dương

Miên man tháng sáu

“Những cơn mưa đưa mình vào tháng sáu, thời gian trôi theo tiếng ve ngân, nghe mùa hạ bồn chồn gõ cửa…”. Lời ca dịu dàng của bài hát  như duyên nợ khiến lòng người bỗng nôn nao đến lạ. Giữa dòng đời đang cuồn cuộn chảy, chợt dừng bước, chợt ngẩn ngơ. Bởi mới xuân đó mà thoắt cái đã trở về tháng Sáu! Tháng sáu đến với bao vui buồn, mong nhớ, bao hy vọng ước mơ. Của ta, của em, của cả người gieo trồng và gặt hái.

Ta giờ không trẻ nữa. Đã qua cả những bồi hồi, thổn thức cả một thời áo trắng. Qua bao vui buồn, đắng ngọt của đời. Suy nghĩ ấy khiến bước chân chậm lại. Rồi cơn gió ào qua thả những cánh hoa đỏ, mỏng manh như cánh bướm trước mặt… Giật mình, ngước mắt! Sắc đỏ bùng cháy lên! Xôn xao cả một trời hoa phượng! Và cả tím đẫm bằng lăng. Chợt bồi hồi. Chợt giận mình. Dường như ta đã quên nhiều quá!

Phượng đây. Mới thoáng qua, chỉ là những búp nhỏ tròn xinh như viên bi màu xanh ngọc lẫn trong muôn vàn cánh lá. Rồi những đốm đỏ li ti bắt đầu lấp ló giữa vòm lá xanh. Chỉ thấp thoáng thôi, như ngọn đèn ai đó thảng hoặc đi về, lập lòe phía cuối đường. Hè bất chợt ùa về, bồn chồn, giục giã. Gió tãi nắng, nắng nhuộm sắc hoa, để rồi, một sớm kia, bừng lên cả một khung trời lửa. Miên man hoa phượng. Miên man sắc đỏ.

Bằng lăng đây. Lá cứ thô tháp, gân guốc giữa cơ man cành nâu sẫm xù xì. Ròi thấp thô giữa đám quả khô đọng lại từ mùa trước. Ai biết đâu, thoáng qua trưa, đến đầu chiều cả một vùng tím miên man đọ sắc cùng trời lửa phượng. Phượng thắp lửa đỏ trời. Bằng lăng tím níu giữ nhớ thương. Hai gam màu ấy đủ để bao ánh mắt học trò khóc cười cả khoảng trời hoa mộng.

Và mưa!

Cơn mưa tháng sáu hồn nhiên, đến rồi đi, chập chờn như cánh chuồn  giữa hạ, bỗng chốc ào đến, ì ầm sấm, sầm sập rơi, ào ào chảy, cây lá quằn quại vật mình, cuộn lá rồi đột ngột im bặt. Như con trẻ chơi trò ú tim, thoáng mưa rồi thoáng tạnh hệt tuổi học trò khóc đấy lại cười ngay đấy. Tháng sáu, tháng của phượng vĩ, của bằng lăng và của mưa rào. Có phải bởi sắc phượng đỏ như lửa kia cứ hồn nhiên cháy nên người ta gọi phượng là hoa học trò? Có phải tại bằng lăng tím ngắt rồi phai dần để người ta nhắc nó là màu gợi nhớ? Có phải mưa rào như nỗi hờn giận trẻ con nên người ta gọi nó là mưa học trò? Và có phải vì thế người ta gọi tháng sáu là tháng của học trò? Có phải…

Dường như trong mỗi người cách gọi ấy còn có những cái cớ rất riêng nào khác! Nhưng với những ai đã từng đi qua những ngày tháng sáu, đã từng cồn cào trước sắc đỏ nồng nàn của hoa phượng, đã từng nôn nao trong giàn hợp xướng của tiếng ve chắc chẳng cầm lòng mỗi khi tháng sáu ngập ngừng gõ cửa? Dẫu chưa xanh ngắt như sắc trời thu nhưng cũng đã vòi vọi xôn xao mỗi khi nhạt nắng là sắc trời của mỗi chiều tháng sáu!

Hợp âm cùng tiếng ve là âm điệu vi vút, bay bổng của tiếng sáo diều trên những tầng không. Sáo hát hay gió hát? Diều bay hay ước mơ bay? Bao thế hệ học trò đang vùi mình trong bài vở chợt ngước nhìn, chợt bâng khuâng để rồi dầy thêm  những hoài bão chao liệng theo cánh diều no gió. Cánh diều như chiếc lưỡi cày đang miệt mài lật đất xếp nên vô vàn những hình vảy tê tê trên cánh đồng Trời bát ngát của Thần Nông. Vô vàn dải mây! Vô vàn tia nắng lấp loá hình dẻ quạt.

Tháng sáu lại về. Tháng của học trò, của mưa rào, hoa phượng và tiếng ve. Tháng của những vụ mùa gặt hái sau những ngày dài miệt mài, chăm chỉ cày xới trên cánh đồng tri thức của mỗi người. Để giữa những tháng ngày sôi động với cơ man biến cố nổi chìm, với trập trùng những cạm bẫy giăng mắc thì tháng sáu và những năm tháng học trò cũng khiến mỗi người sống chậm lại, thiện lương trở về đủ để khóc cười cùng nẻo cũ. 

NGƯỜI ANH HÙNG CỦA BẦU TRỜI - Bút ký của Trịnh Thị Tâm – Hội văn học nghệ thuật Bình Phước (P1)

NGƯỜI ANH HÙNG CỦA BẦU TRỜI

Thời còn học phổ thông, thế hệ chúng tôi luôn thần tượng những người anh hùng, bất kể anh hùng đó là người Việt Nam hay nước ngoài. Ngày ấy, những người anh hùng, chiến sỹ thi đua trên mọi lĩnh vực là thần tượng, là lý tưởng, là niềm khát khao phấn đấu của tuổi trẻ chứ không như bây giờ, nhiều bạn trẻ chỉ thần tượng những diễn viên, ca sỹ Hàn Quốc hay cầu thủ bóng đá nổi tiếng; thậm chí có người hâm mộ cả những tên giết người máu lạnh! Với riêng tôi hồi ấy đã có sẵn trong lòng mình một Anh hùng huyền thoại. Đó là Đại tá, phi công Nguyễn Thành Trung, người anh hùng của bầu trời ngay từ khi ông chưa được công nhận là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Thế nên khi được ông đồng ý gặp mặt, tôi cứ tưởng mình nằm mơ. Tôi đã hồi hộp chuẩn bị cho cuộc tiếp xúc với thần tượng của mình bằng xương, bằng thịt và không sao giấu được sự lo âu.

Căn nhà của Anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung nằm ở cuối đường Dương Quảng Hàm, phường 6 quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh mang một vẻ trầm tư, tĩnh lặng. Trong những trang sử vàng về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, nhắc đến phi công Nguyễn Thành Trung, rất nhiều người sẽ biết đây là nhân vật được cách mạng cài sâu vào hàng ngũ địch, đã lái máy bay của Mỹ ném bom Dinh Độc lập - hang ổ ngụy quyền Sài Gòn ngày 8-4-1975. Ông cũng là người có công rất lớn trong việc thiết kế trận đánh táo bạo, có một không hai trong lịch sử ngày 28-4-1975. Với sự dẫn dắt của ông, những phi công của cách mạng đã phối hợp tuyệt vời cùng với những phi công hàng binh bay thẳng vào sào huyệt địch, ném bom phá hủy hàng chục máy bay, làm tê liệt hoàn toàn sân bay Tân Sơn Nhất ngay trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Những tiếng nổ kinh hoàng giữa lòng Sài Gòn đã làm rung chuyển Dinh Độc Lập – sào huyệt của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và khiến thế cờ không thể nào lật ngược. 3.000 quân Mỹ cuối cùng buộc phải rút khỏi miền Nam, chính quyền Dương Văn Minh buộc phải đầu hàng, đất nước ta hoàn toàn thống nhất.

Không muốn nói đi nói lại một chuyện ai cũng biết rồi!

Sau khi nghỉ hưu, ông bà về sống tại căn nhà ở đường Dương Quảng Hàm với niềm vui giản dị là hằng ngày chăm sóc bầy gà, đàn cá cảnh và những cây cảnh trong khuôn viên. Trang phục khỏe khoắn với quần zin áo thun khiến ông mang một vẻ phong trần rất cuốn hút. Trải qua bao thăng trầm của cuộc đời, ông vẫn quắc thước, rắn rỏi và trẻ hơn nhiều so với tuổi 78. Điều đó cho thấy sức chịu đựng dẻo dai cùng những phẩm chất khác biệt ở một con người xuất chúng.

Nhìn vẻ lúng túng của tôi, ông rót một ly nước đẩy về phía tôi và cười hồn hậu:

-         Cháu uống nước đi.

Tôi bê ly nước uống cạn. Dường như thấy tôi vẫn chưa được thoải mái, ông hỏi:

-         Cháu đi bằng phương tiện gì tới đây?

-         Dạ, bé Trang chở cháu tới ạ!

Trang là cháu gái tôi, là học trò của chị Nguyễn Thị Thương Thương - con gái đầu của Anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung, hiện chị là Phó khoa Huấn luyện chuyên ngành, Trung tâm Huấn luyện bay Vietnam Arlines. Trang được cô giáo Thương rất yêu quý nên tôi cũng được quý theo. Nghe tôi trả lời, ông nhìn tôi với vẻ tò mò, hóm hỉnh rồi hỏi bằng cái giọng cố làm cho thêm nặng:

- Rứa cũng dân “Quê Choa” hử?

Ông hỏi xong phá lên cười. Tôi cũng bật cười. Và sự lúng túng ban đầu của tôi vụt biến mất. Từ lúc nghe ông “chọc quê” tiếng Thanh Hóa và phá lên cười, tôi đã quên mất rằng tôi đang làm việc - nói một cách trang trọng là phỏng vấn một người anh hùng, quên luôn cả những câu hỏi đã chuẩn bị từ trước. Tôi cũng không nhớ rằng, tôi đang được nói chuyện với thần tượng của bao thế hệ trẻ Việt Nam.

Ông ngồi ngay ngắn trên xo-pha, nhìn thẳng tôi và nói cũng rất thẳng:

- Mười mấy năm rồi, chú không tiếp báo giới hay văn nghệ sỹ nữa. Nói đi nói lại cũng chỉ nhiêu đó, toàn những chuyện ai cũng biết từ lâu rồi. Cháu là ngoại lệ bởi đã đến từ Bình Phước, nơi có nhiều ân nghĩa với chú và bởi có Thương Thương “bảo lãnh”.

Sự thẳng thắn của ông khiến tôi thấy “nhột” xen lẫn sự tò mò về một con người lâu nay mình chỉ biết qua sách báo, phim ảnh. Và như để minh chứng cho điều ông vừa nói, hai chiếc điện thoại cứ đổ chuông liên hồi. Ông chỉ bấm giảm âm lượng mà không tắt máy, vì như thế là không lịch sự. Ông bảo cứ để họ gọi, không liên lạc được sẽ chán mà “tha” cho mình!

Vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam hay những ngày lễ lớn của dân tộc, nhiều tờ báo trong nước và các hãng thông tấn nước ngoài lại muốn khai thác những câu chuyện xưa cũ, những nhân vật tên tuổi của cả hai phía trong cuộc chiến năm xưa. Và sự kiện ném bom Dinh Độc lập, ném bom Sân bay Tân Sơn Nhất mà ông là tác giả luôn là câu chuyện hấp dẫn đối với nhiều ký giả. Bởi có rất nhiều khía cạnh, rất nhiều tình tiết trong cuộc đời làm tình báo của một người Cộng sản, một nhân vật lịch sử chưa được khai thác, và những tình tiết ấy sẽ là thỏi nam châm hút bạn đọc đến với những tờ báo độc quyền khai thác.

Trong không khí mát mẻ của tiết trời phương Nam những ngày sau tết nguyên đán, ông thong thả kể về những tháng ngày nằm trong lòng địch.

Nguyễn Thành Trung trên thật là Đinh Khắc Chung, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Năm 1957, học xong năm cuối tiểu học thì mẹ dẫn Đinh Khắc Chung lên Tòa án tỉnh Bến Tre để làm lại giấy khai sinh. Từ đó ông mang tên Nguyễn Thành Trung, lý lịch ghi rõ: một mẹ một con và mục “tên cha” đề là “vô danh”. Cậu bé 10 tuổi Đinh Khắc Chung không lý giải được vì sao mẹ mình lại làm điều này. Ông không hề biết rằng đó là sự sắp đặt rất chặt chẽ, có tính toán kỹ của cách mạng để nuôi dưỡng và đào tạo mình trở thành một chiến sỹ tình báo dưới danh nghĩa một phi công của Việt Nam Cộng hòa sau này.

Năm 1965, Nguyễn Thành Trung thi vào khoa Toán-Lý-Hóa, Trường Đại học Khoa học Sài Gòn (nay là Đại học Khoa học Tự nhiên). Cách mạng lúc này rất cần một người có tri thức và có điều kiện hoạt động tại nội thành Sài Gòn để có thể tiếp cận những địa điểm quan trọng mà khu 8 không thể vào được. Nguyễn Thành Trung có đầy đủ tố chất và là thời điểm hợp lý nhất để có thể đào tạo trở thành tình báo. Năm 1968, Nguyễn Thành Trung đăng ký vào sĩ quan, sau đó thi tuyển vào ngành không quân của Không lực Việt Nam Cộng hòa theo chỉ đạo của cấp trên. Việc trúng tuyển phi công để hoạt động trong hàng ngũ địch là chuỗi dài những cuộc đấu trí ngoạn mục mà phần thắng thuộc về người chủ động, quyết đoán và thông minh hơn. Và mọi yêu cầu, thách thức, nhiều khi làn ranh sống chết vô cùng mong manh, ông đều vượt qua ngoạn mục.

Việc cấp trên quyết định giao cho ông thực hiện nhiệm vụ ném bom Dinh Độc Lập ngày 8-4-1975 là hoàn toàn nằm ngoài dự kiến trước đó. Thời điểm này, ông có nguy cơ cao bị lộ do một cán bộ của ta bị địch bắt và khai ra. Người này hoạt động trong lực lượng pháo binh nhưng manh nha biết trong lực lượng không quân của chính quyền Sài Gòn có người của cách mạng và còn biết rõ quê Bến Tre. Thời điểm ấy, các tình báo viên của ta hoạt động ở cơ sở pháo binh của địch đều bị bắt. Lực lượng không quân của ngụy quyền khi ấy có khoảng 10 người quê Bến Tre, tất cả đều bị quân cảnh rà soát, thẩm vấn rất kỹ. Nhờ trí thông minh, bản lĩnh và quyết đoán, quân cảnh không thể khép tội ông, song vẫn đặt một dấu hỏi rất lớn về nhân thân của ông.

Cuộc chiến đang trong giai đoạn căng thẳng, quyết liệt, nếu ông bị lộ sẽ dở dang mọi kế hoạch nên những ngày này, Nguyễn Thành Trung như ngồi trên đống lửa, và ông đã tính đến các phương án rời hàng ngũ địch để trở về. Và 10 giây lịch sử bằng việc tách khỏi đội hình bay của Không đoàn 63 chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa, đánh lạc hướng phi đoàn trưởng, đài quan sát mặt đất để quay trở lại ném bom Dinh Tổng thống ngụy và kho đạn Nhà Bè - là những mục tiêu đã được tổ chức chỉ định đã tạo ra một sức công phá ghê gớm trên chiến trường miền Nam lúc đó. Lập tức, vợ và con ông bị bắt giam, bị thẩm vấn và điều tra diện rộng. Nhưng cuộc điều tra chưa có kết quả thì 20 ngày sau, xẩm tối 28-4-1975, một phi đội 5 chiếc A37 của Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất phát từ phi trường Thành Sơn gần Phan Rang lại tiếp tục dội bom xuống phi trường Tân Sơn Nhất, phá hủy nhiều máy bay, khí tài và đường băng của căn cứ không quân này. Và người chỉ huy phi đội không ai khác – chính là phi công Nguyễn Thành Trung.

Tôi đã đọc nhiều bài viết về hai trận oanh kích của Nguyễn Thành Trung cùng đồng đội vào sào huyệt của chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hòa và biết rằng, cả hai cuộc không kích đều không gây thiệt hại quá lớn về cả nhân mạng lẫn vật chất cho phía đối phương. Nhưng nó đã gây ra sự kinh hoàng, hoảng loạn trong hàng ngũ sỹ quan và binh lính ngụy quyền Sài Gòn vào thời điểm cực kỳ quan trọng của cuộc chiến. Bởi thế, nó có ý nghĩa rất lớn về mặt chiến lược. Đặc biệt, lần đánh bom Sân bay Tân Sơn Nhất đã nói lên một điều rõ ràng: Sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng hòa là không thể tránh khỏi. Hai cuộc oanh kích mà Nguyễn Thành Trung là đạo diễn đã góp phần làm thay đổi cục diện cuộc chiến, giảm thương vong cho cả hai phía và làm nên tên tuổi người anh hùng của bầu trời.

Nhấp một ngụm trà, ông nói:

- Bây giờ đã ở cái ngưỡng bát tuần, nhiều lúc chú cứ chợt buồn chợt vui, có lúc lại ngẩn ngơ ngơ ngẩn. Cuộc đời đúng là trong rủi có may, trong may có rủi. Nói gì thì nói, chú còn sống được đến giờ đã là may mắn lắm rồi!

Điều đó thì không có gì phải bàn nữa. Cuộc chiến chống lại kẻ thù, giành lại độc lập, tự đo cho dân tộc luôn đầy những nguy nan. Nhưng so với việc giáp mặt kẻ thù ở làn ranh chiến tuyến, rõ ràng khác hoàn toàn với việc mặc áo kẻ thù làm việc cách mạng mà Nguyễn Thành Trung cùng những điệp viên huyền thoại của cách mạng đã làm nên. Nghe ông thổ lộ, tôi chợt nhận thấy con người ông thật gần gụi, thân thiện, hoàn toàn khác với hình dung ban đầu của mình. Con người ta, dù là bậc vĩ nhân hay người bình thường, thậm chí là kẻ ăn mày, được sống trên đời đã là điều may mắn hơn nhiều kẻ xấu số. Tôi không thể hình dung cuộc sống của một người tình báo, sống, làm việc giữa những kẻ thù đích thực của mình trong vai đồng đội, người cùng chí hướng thì sự hiểm nguy, ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh đến mức nào.

Còn tiếp

NGƯỜI ANH HÙNG CỦA BẦU TRỜI - Bút ký của Trịnh Thị Tâm – Hội văn học nghệ thuật Bình Phước (P2)

NGƯỜI ANH HÙNG CỦA BẦU TRỜI ( TIẾP )

Lịch sử sẽ phán xét

Ông ngồi thoải mái trên xôfa và nói:

- Cháu đến phỏng vấn chú về những chuyện đã qua, nhưng cũng vì những chuyện đó mà “người ta chửi chú quá trời” - Tôi muốn trích nguyên văn lời ông và xin nói rõ, “người ta” không chỉ là lực lượng đối kháng với cách mạng Việt Nam hay những người ra đi sau 1975, mà cả những người tự cho mình là “cấp tiến”. Bằng giọng chậm rãi, rành rẽ, ông kể về những tháng ngày ly tán của gia đình. Cho đến sau này gặp lại, nghe bà Nguyễn Thị Cẩm – vợ ông kể laị, ông mới biết ngay sau khi ông ném bom Dinh Độc lập thì quân cảnh, cảnh sát đã bao vây kín nhà. Phương án đưa vợ con ông ra vùng an toàn mà tổ chức của cách mạng xây dựng bị vỡ. Bà Cẩm cùng hai người con gái còn nhỏ bị bắt vào tù. Ngày 30-4-1975, Sài Gòn thất thủ, người ta phá cửa nhà tù thì vợ con ông cũng ra khỏi nhà tù cùng với những tù nhân khác. Khi ấy Thương Thương mới 5 tuổi và em gái Nguyễn Thị Thanh Phương chưa tròn một tuổi. Cứ thế, bà Cẩm ẵm Thanh Phương trên tay và dắt Thương Thương đi bộ 70 cây số về quê ngoại ở Mỹ Tho. Trong khi đó, ông vẫn miệt mài với nhiệm vụ huấn luyện phi công ở Đà Nẵng. Dù đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ông vẫn phải tạm thời hy sinh sự an toàn và hạnh phúc gia đình, tiếp tục nhiệm vụ quan trọng là huấn luyện bay cho phi công quân sự của cách mạng.

Những năm tháng sau giải phóng, ông vẫn làm nhiệm vụ huấn luyện bay ở Biên Hòa. Sài Gòn sau ngày giải phóng, những người thất trận chưa nguôi ngoai thù hận nên chuyện ném chất bẩn, chọi đá vào nhà hay viết giấy đe dọa không còn là chuyện lạ với mẹ con bà Nguyễn Thị Cẩm. Nhưng rồi bao khó khăn của ngày đầu tái thiết đất nước với những chuyện cơm áo gạo tiền cuốn người ta đi. Còn ông thì cho đến tận bây giờ vẫn nhận được rất nhiều lời chỉ trích, thậm chí chửi rủa. “Người ta” gọi ông là “kẻ trở cờ”, “kẻ cơ hội” với ngụ ý rằng: chẳng có việc ông được cài vào hàng ngũ Việt Nam Cộng hòa mà là ông nhận thấy Việt Nam Cộng hòa không còn đất sống nên “trở cờ” quay lại ném bom Dinh Độc lập để “ghi điểm” với Cộng sản (!?).

Uống cạn ly nước, ông chậm rãi nói:

- Suy cho cùng, họ lập luận như thế cũng có cái lý của họ. Bởi vào thời điểm ấy, báo chí của cả hai phía đều chạy những dòng tít lớn là “Phi công phản chiến ném bom Dinh Tổng thống”.

Thấy tôi ngỡ ngàng, ông nói tiếp:

- Thời điểm ấy, bên mình đang kêu gọi hàng binh trong các lực lượng bỏ súng quay về với cách mạng. Việc báo chí phía mình tuyên truyền như thế là để  kêu gọi những người trong lực lượng không quân Sài Gòn tiếp tục phản chiến. Với chú, vào thời điểm ấy và kể cả bây giờ, chuyện ấy có gì quan trọng chứ! Điều quan trọng là chú đã hòan thành nhiệm vụ và an toàn trở về. Còn đúng – sai, lịch sử sẽ phán xét!

Tôi hỏi:

- Thời điểm đã hạ cánh xuống Sân bay Phước Long và hay tin vợ con bị bắt, chú có chút gì cảm thấy hối hận hay dằn vặt không?

Suy nghĩ một chút, ông chậm rãi nói:

- Nếu bảo không dằn vặt là không thực với lòng mình. Cháu nghĩ đi, chú đã an toàn ở vùng giải phóng; vợ con bị bắt khi chú làm một việc động trời với chính quyền Sài Gòn thì bao nhiêu hiểm nguy đang bày ra cho ba mẹ con. Nhưng hối hận thì không. Cuộc đời chú làm gì cũng có suy tính kỹ càng chứ không phải cảm hứng nhất thời hay liều lĩnh. Lúc đó, chú chỉ hy vọng là hai đứa con còn quá nhỏ, bà ấy cũng không liên quan đến việc làm của chú nên họ sẽ không nỡ đối xử hà khắc.

Việc luồn sâu vào hàng ngũ địch là do tổ chức sắp đặt. Ông cũng đã dự đoán tất cả những tình huống xấu nhất có thể xảy ra, cả việc vợ con có thể bị bắt, thậm chí bị sát hại sau khi ông ném bom Dinh Độc lập, ông cũng đã lường. Và ông chấp nhận hy sinh, vì đó là sứ mệnh lịch sử mà cách mạng trao cho mình. Suốt bao năm trong vỏ bọc sĩ quan không lực Việt Nam Cộng hoà, hay tại các trung tâm đào tạo phi công chiến đấu tại Mỹ, ông chưa bao giờ hối tiếc về sự lựa chọn duy nhất của mình.

Trong câu chuyện, tôi có nhắc lại một đoạn trong nội dung phỏng vấn của Hãng truyền hình CNN đối với ông vài năm trước. Phóng viên của CNN đã đưa ra các con số cụ thể và nói đại ý rằng: Trận chiến giữa lòng Sài Gòn những ngày cuối tháng 4-1975 được dự đoán sẽ là trận chiến ác liệt, tàn phá nặng nề nhất, nhưng cuối cùng đã không xảy ra mà nguyên nhân chủ yếu do trận ném bom vào Tân Sơn Nhất đã phá hủy phần lớn máy bay chiến đấu và đánh trúng tâm lý sợ hãi của binh sỹ khiến quân lực Sài Gòn không còn khả năng chống trả. Và việc chính quyền Sài Gòn phải sớm đầu hàng đã tránh được một cuộc huyết chiến đẫm máu giữa hai phía. Nghe đến đây, ông suy tư một chút rồi trả lời:

- Những việc chú đã làm là trách nhiệm Quân đội và Nhân dân giao phó. Chú làm không vì bản thân, cũng không vì cá nhân nào, càng không phải để nổi tiếng. Đúng, sai lịch sử sẽ phán xét. Nếu việc chú làm mà góp phần giảm được đổ máu thì những gì bản thân và gia đình chú phải chịu đựng đã được trả một cái giá xứng đáng rồi. Và chú cũng đã trả lời CNN đại ý như thế!

Từ sau 1986, ông thường có mặt trong những chuyến công du của Thủ tướng Võ Văn Kiệt rồi Thủ tướng Phan Văn Khải. Và trong những lần đó ông đã gặp lại một số đồng nghiệp cũ khi còn trong không lực Sài Gòn. Tôi hỏi gặp lại nhau ông có ngại không? Ông trả lời tỉnh queo:

- Ngại gì chứ! Có người nói những câu xách mé, có người nói rằng chú dại dột vì về với Cộng sản sau giải phóng sẽ rất khó khăn, nhưng họ đã thừa nhận việc chú đã làm là góp phần chấm dứt cuộc chiến sớm hơn và giảm sự đổ máu cho cả hai bên. Họ còn nói rằng nếu là họ thì đã không thể làm như vậy!

Tôi nhìn người anh hùng đang ngồi trước mặt. Trên vai áo ông từng đeo quân hàm không quân cả hai bên là đối thủ của nhau. 22 ngàn giờ bay với nhiều loại phi cơ chiến đấu và dân dụng hiện đại nhất từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu; Chuyện ông bị tình nghi có liên quan đến sự kiện sau giải phóng, một phi công lái máy bay bỏ trốn và ông đã im lặng cho đến lúc mọi việc “ra ngô ra khoai”; Và ngay cả việc người con trai từ bỏ cuộc sống khi tuổi đời còn trẻ cũng bị những kẻ ác khẩu mang ra đàm tiếu… Những vinh quang, cay đắng, những nếm trải cuộc đời, dường như Nguyễn Thành Trung đã trải qua hết thảy. Ông nói sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng trả giá.

Tôi hỏi:

- Sau này thì trắng đen rõ ràng, nhưng vào thời điểm mới xảy ra sự việc viên phi công bỏ trốn và bản thân bị nghi ngờ liên quan, chú có bất mãn không?

Nguyễn Thành Trung cười buồn:

- Nếu nói không là dối lòng mình. Nhưng vào thời điểm ấy, chú thường nghĩ tới những điều lớn hơn để át đi những lăn tăn nhỏ ấy. Có những điệp viên khi mất rồi vẫn không thể công khai danh tính, nhiều năm sau mới được trả lại tên tuổi thì những thiệt thòi nhỏ của mình cho một cục diện lớn, có nhằm nhò gì!

 Qủa là với phi công Nguyễn Thành Trung, sống chết hay tù tội chẳng thể làm ông lay chuyển. Nhưng những tháng ngày cô đơn giữa đồng đội trong cuộc sống hoà bình thật chẳng dễ chịu chút nào.

Bình Phước – Vùng đất nhiều ân nghĩa

Anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung nói sẽ không bao giờ quên phút giây hạ cánh an toàn xuống sân bay dã chiến Phước Long (Bình Phước). Qua hàng ngàn giờ bay nhưng với ông, có lẽ đây mới là những giây phút bay đặc biệt nhất trong cuộc đời của người phi công đặc biệt này. Ông kể:

- Kế hoạch ném bom Dinh Độc lập, chú đã sẵn sàng. Nhưng xong nhiệm vụ thì phải có đường ra. Thời điểm ấy, Phước Long là tỉnh đầu tiên được giải phóng. Sau những trận đánh lớn, sân bay Phước Long bị bom pháo đôi bên giã nát bét, hư hỏng khá nhiều. Chú đã yêu cầu Trung ương Cục chuẩn bị sân bay để sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ hạ cánh.

Trung ương Cục đã chấp nhận sửa chữa và có phương án bảo đảm cho Nguyễn Thành Trung hạ cánh an toàn. Ông nói ngày đó, lực lượng công binh phải mất gần 2 tháng mới sửa xong sân bay, vậy mà nhiều đoạn còn phải lót tạm bằng vỉ sắt. Chưa hết, loại máy bay mà Nguyễn Thành Trung sử dụng để thực hiện sứ mệnh lịch sử năm ấy là phản lực F5E - loại máy bay chiến đấu tối tân nhất của Mỹ, đòi hỏi đường bay cất và hạ cánh tối thiểu 3.000 mét, trong khi sân bay dã chiến Phước Long lúc này đường băng chỉ có 1.000 mét và rất gồ ghề.

- Ông Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam liên tục cho liên lạc hỏi chú có đáp được không? Ông yêu cầu tuyệt đối không được liều. Chú đã căng óc tính toán và quả quyết trả lời “đáp được”!

 Nguyễn Thành Trung bồi hồi nhớ lại những giờ phút lịch sử của đời mình. Giây phút đầu tiên, mảnh đất đầu tiên Nguyễn Thành Trung đáp xuống sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trở về với cách mạng chính là Sân bay quân sự Phước Long. Dẫu chỉ lưu lại Phước Long một ngày đêm, nhưng sự chào đón nồng ấm của nhân dân, của đồng đội đón một người con, người đồng chí từ trong lòng địch trở về khiến ông rất ấm lòng và tạm thời quên đi những mất mát, hiểm nguy mà bản thân, gia đình phải gánh chịu. Chiếc phản lực F5E sau đó trở thành hiện vật lịch sử. Và tháng 5-2017, Nhà Truyền thống thị xã Phước Long của tỉnh Bình Phước đã tiếp nhận hiện vật này. Trong ngày kỷ niệm 30 năm giải phóng Phước Long, Anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung đã trở lại chiến trường xưa, gặp lại những người đồng chí, đồng đội và người dân đã chào đón mình trong giây phút đầu tiên đáp máy bay xuống vùng đất giải phóng.

Khi tôi khoe Đồng Xoài đã trở thành một thành phố năng động của khu vực Đông Nam bộ, ông hào hứng nói:

- Lãnh đạo tỉnh Bình Phước chọn Đồng Xoài làm thành phố trung tâm hành chính tỉnh là rất chính xác. Ngày trước đã nhiều lần bay qua vùng đất này, chú cứ thắc mắc vì sao chính quyền Sài Gòn lại không chọn Đồng Xoài làm tỉnh lỵ mà lại chọn Phước Long. Bởi từ trên cao nhìn xuống, địa thế Đồng Xoài rất đẹp, có thể nói đẹp nhất khu vực Đông Nam bộ đấy cháu.

Sài Gòn đang giữa những ngày lễ hội sau tết nguyên đán, bầu trời trong xanh không một gợn mây. Anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung đứng dậy khỏi sofa. Tôi biết ông muốn kết thúc buổi nói chuyện tại đây. Nhìn ông khỏe khoắn, giản dị trong bộ đồ khá trẻ; nhìn đôi mắt nheo cười trên gương mặt phúc hậu, hiền hòa, tôi tự hỏi nếu không phải là lý tưởng, là niềm tin chiến thắng của công lý thì điều gì có thể khiến người đàn ông này sẵn sàng chấp nhận sự an nguy của bản thân, của cả gia đình để làm nên những điều phi thường ấy!?

NGƯỜI ANH HÙNG CỦA BẦU TRỜI - Bút ký của Trịnh Thị Tâm – Hội văn học nghệ thuật Bình Phước (P2)

NGƯỜI ANH HÙNG CỦA BẦU TRỜI ( TIẾP )

Lịch sử sẽ phán xét

Ông ngồi thoải mái trên xôfa và nói:

- Cháu đến phỏng vấn chú về những chuyện đã qua, nhưng cũng vì những chuyện đó mà “người ta chửi chú quá trời” - Tôi muốn trích nguyên văn lời ông và xin nói rõ, “người ta” không chỉ là lực lượng đối kháng với cách mạng Việt Nam hay những người ra đi sau 1975, mà cả những người tự cho mình là “cấp tiến”. Bằng giọng chậm rãi, rành rẽ, ông kể về những tháng ngày ly tán của gia đình. Cho đến sau này gặp lại, nghe bà Nguyễn Thị Cẩm – vợ ông kể laị, ông mới biết ngay sau khi ông ném bom Dinh Độc lập thì quân cảnh, cảnh sát đã bao vây kín nhà. Phương án đưa vợ con ông ra vùng an toàn mà tổ chức của cách mạng xây dựng bị vỡ. Bà Cẩm cùng hai người con gái còn nhỏ bị bắt vào tù. Ngày 30-4-1975, Sài Gòn thất thủ, người ta phá cửa nhà tù thì vợ con ông cũng ra khỏi nhà tù cùng với những tù nhân khác. Khi ấy Thương Thương mới 5 tuổi và em gái Nguyễn Thị Thanh Phương chưa tròn một tuổi. Cứ thế, bà Cẩm ẵm Thanh Phương trên tay và dắt Thương Thương đi bộ 70 cây số về quê ngoại ở Mỹ Tho. Trong khi đó, ông vẫn miệt mài với nhiệm vụ huấn luyện phi công ở Đà Nẵng. Dù đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, ông vẫn phải tạm thời hy sinh sự an toàn và hạnh phúc gia đình, tiếp tục nhiệm vụ quan trọng là huấn luyện bay cho phi công quân sự của cách mạng.

Những năm tháng sau giải phóng, ông vẫn làm nhiệm vụ huấn luyện bay ở Biên Hòa. Sài Gòn sau ngày giải phóng, những người thất trận chưa nguôi ngoai thù hận nên chuyện ném chất bẩn, chọi đá vào nhà hay viết giấy đe dọa không còn là chuyện lạ với mẹ con bà Nguyễn Thị Cẩm. Nhưng rồi bao khó khăn của ngày đầu tái thiết đất nước với những chuyện cơm áo gạo tiền cuốn người ta đi. Còn ông thì cho đến tận bây giờ vẫn nhận được rất nhiều lời chỉ trích, thậm chí chửi rủa. “Người ta” gọi ông là “kẻ trở cờ”, “kẻ cơ hội” với ngụ ý rằng: chẳng có việc ông được cài vào hàng ngũ Việt Nam Cộng hòa mà là ông nhận thấy Việt Nam Cộng hòa không còn đất sống nên “trở cờ” quay lại ném bom Dinh Độc lập để “ghi điểm” với Cộng sản (!?).

Uống cạn ly nước, ông chậm rãi nói:

- Suy cho cùng, họ lập luận như thế cũng có cái lý của họ. Bởi vào thời điểm ấy, báo chí của cả hai phía đều chạy những dòng tít lớn là “Phi công phản chiến ném bom Dinh Tổng thống”.

Thấy tôi ngỡ ngàng, ông nói tiếp:

- Thời điểm ấy, bên mình đang kêu gọi hàng binh trong các lực lượng bỏ súng quay về với cách mạng. Việc báo chí phía mình tuyên truyền như thế là để  kêu gọi những người trong lực lượng không quân Sài Gòn tiếp tục phản chiến. Với chú, vào thời điểm ấy và kể cả bây giờ, chuyện ấy có gì quan trọng chứ! Điều quan trọng là chú đã hòan thành nhiệm vụ và an toàn trở về. Còn đúng – sai, lịch sử sẽ phán xét!

Tôi hỏi:

- Thời điểm đã hạ cánh xuống Sân bay Phước Long và hay tin vợ con bị bắt, chú có chút gì cảm thấy hối hận hay dằn vặt không?

Suy nghĩ một chút, ông chậm rãi nói:

- Nếu bảo không dằn vặt là không thực với lòng mình. Cháu nghĩ đi, chú đã an toàn ở vùng giải phóng; vợ con bị bắt khi chú làm một việc động trời với chính quyền Sài Gòn thì bao nhiêu hiểm nguy đang bày ra cho ba mẹ con. Nhưng hối hận thì không. Cuộc đời chú làm gì cũng có suy tính kỹ càng chứ không phải cảm hứng nhất thời hay liều lĩnh. Lúc đó, chú chỉ hy vọng là hai đứa con còn quá nhỏ, bà ấy cũng không liên quan đến việc làm của chú nên họ sẽ không nỡ đối xử hà khắc.

Việc luồn sâu vào hàng ngũ địch là do tổ chức sắp đặt. Ông cũng đã dự đoán tất cả những tình huống xấu nhất có thể xảy ra, cả việc vợ con có thể bị bắt, thậm chí bị sát hại sau khi ông ném bom Dinh Độc lập, ông cũng đã lường. Và ông chấp nhận hy sinh, vì đó là sứ mệnh lịch sử mà cách mạng trao cho mình. Suốt bao năm trong vỏ bọc sĩ quan không lực Việt Nam Cộng hoà, hay tại các trung tâm đào tạo phi công chiến đấu tại Mỹ, ông chưa bao giờ hối tiếc về sự lựa chọn duy nhất của mình.

Trong câu chuyện, tôi có nhắc lại một đoạn trong nội dung phỏng vấn của Hãng truyền hình CNN đối với ông vài năm trước. Phóng viên của CNN đã đưa ra các con số cụ thể và nói đại ý rằng: Trận chiến giữa lòng Sài Gòn những ngày cuối tháng 4-1975 được dự đoán sẽ là trận chiến ác liệt, tàn phá nặng nề nhất, nhưng cuối cùng đã không xảy ra mà nguyên nhân chủ yếu do trận ném bom vào Tân Sơn Nhất đã phá hủy phần lớn máy bay chiến đấu và đánh trúng tâm lý sợ hãi của binh sỹ khiến quân lực Sài Gòn không còn khả năng chống trả. Và việc chính quyền Sài Gòn phải sớm đầu hàng đã tránh được một cuộc huyết chiến đẫm máu giữa hai phía. Nghe đến đây, ông suy tư một chút rồi trả lời:

- Những việc chú đã làm là trách nhiệm Quân đội và Nhân dân giao phó. Chú làm không vì bản thân, cũng không vì cá nhân nào, càng không phải để nổi tiếng. Đúng, sai lịch sử sẽ phán xét. Nếu việc chú làm mà góp phần giảm được đổ máu thì những gì bản thân và gia đình chú phải chịu đựng đã được trả một cái giá xứng đáng rồi. Và chú cũng đã trả lời CNN đại ý như thế!

Từ sau 1986, ông thường có mặt trong những chuyến công du của Thủ tướng Võ Văn Kiệt rồi Thủ tướng Phan Văn Khải. Và trong những lần đó ông đã gặp lại một số đồng nghiệp cũ khi còn trong không lực Sài Gòn. Tôi hỏi gặp lại nhau ông có ngại không? Ông trả lời tỉnh queo:

- Ngại gì chứ! Có người nói những câu xách mé, có người nói rằng chú dại dột vì về với Cộng sản sau giải phóng sẽ rất khó khăn, nhưng họ đã thừa nhận việc chú đã làm là góp phần chấm dứt cuộc chiến sớm hơn và giảm sự đổ máu cho cả hai bên. Họ còn nói rằng nếu là họ thì đã không thể làm như vậy!

Tôi nhìn người anh hùng đang ngồi trước mặt. Trên vai áo ông từng đeo quân hàm không quân cả hai bên là đối thủ của nhau. 22 ngàn giờ bay với nhiều loại phi cơ chiến đấu và dân dụng hiện đại nhất từ Đông sang Tây, từ Á sang Âu; Chuyện ông bị tình nghi có liên quan đến sự kiện sau giải phóng, một phi công lái máy bay bỏ trốn và ông đã im lặng cho đến lúc mọi việc “ra ngô ra khoai”; Và ngay cả việc người con trai từ bỏ cuộc sống khi tuổi đời còn trẻ cũng bị những kẻ ác khẩu mang ra đàm tiếu… Những vinh quang, cay đắng, những nếm trải cuộc đời, dường như Nguyễn Thành Trung đã trải qua hết thảy. Ông nói sẵn sàng chấp nhận, sẵn sàng trả giá.

Tôi hỏi:

- Sau này thì trắng đen rõ ràng, nhưng vào thời điểm mới xảy ra sự việc viên phi công bỏ trốn và bản thân bị nghi ngờ liên quan, chú có bất mãn không?

Nguyễn Thành Trung cười buồn:

- Nếu nói không là dối lòng mình. Nhưng vào thời điểm ấy, chú thường nghĩ tới những điều lớn hơn để át đi những lăn tăn nhỏ ấy. Có những điệp viên khi mất rồi vẫn không thể công khai danh tính, nhiều năm sau mới được trả lại tên tuổi thì những thiệt thòi nhỏ của mình cho một cục diện lớn, có nhằm nhò gì!

 Qủa là với phi công Nguyễn Thành Trung, sống chết hay tù tội chẳng thể làm ông lay chuyển. Nhưng những tháng ngày cô đơn giữa đồng đội trong cuộc sống hoà bình thật chẳng dễ chịu chút nào.

Bình Phước – Vùng đất nhiều ân nghĩa

Anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung nói sẽ không bao giờ quên phút giây hạ cánh an toàn xuống sân bay dã chiến Phước Long (Bình Phước). Qua hàng ngàn giờ bay nhưng với ông, có lẽ đây mới là những giây phút bay đặc biệt nhất trong cuộc đời của người phi công đặc biệt này. Ông kể:

- Kế hoạch ném bom Dinh Độc lập, chú đã sẵn sàng. Nhưng xong nhiệm vụ thì phải có đường ra. Thời điểm ấy, Phước Long là tỉnh đầu tiên được giải phóng. Sau những trận đánh lớn, sân bay Phước Long bị bom pháo đôi bên giã nát bét, hư hỏng khá nhiều. Chú đã yêu cầu Trung ương Cục chuẩn bị sân bay để sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ hạ cánh.

Trung ương Cục đã chấp nhận sửa chữa và có phương án bảo đảm cho Nguyễn Thành Trung hạ cánh an toàn. Ông nói ngày đó, lực lượng công binh phải mất gần 2 tháng mới sửa xong sân bay, vậy mà nhiều đoạn còn phải lót tạm bằng vỉ sắt. Chưa hết, loại máy bay mà Nguyễn Thành Trung sử dụng để thực hiện sứ mệnh lịch sử năm ấy là phản lực F5E - loại máy bay chiến đấu tối tân nhất của Mỹ, đòi hỏi đường bay cất và hạ cánh tối thiểu 3.000 mét, trong khi sân bay dã chiến Phước Long lúc này đường băng chỉ có 1.000 mét và rất gồ ghề.

- Ông Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam liên tục cho liên lạc hỏi chú có đáp được không? Ông yêu cầu tuyệt đối không được liều. Chú đã căng óc tính toán và quả quyết trả lời “đáp được”!

 Nguyễn Thành Trung bồi hồi nhớ lại những giờ phút lịch sử của đời mình. Giây phút đầu tiên, mảnh đất đầu tiên Nguyễn Thành Trung đáp xuống sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trở về với cách mạng chính là Sân bay quân sự Phước Long. Dẫu chỉ lưu lại Phước Long một ngày đêm, nhưng sự chào đón nồng ấm của nhân dân, của đồng đội đón một người con, người đồng chí từ trong lòng địch trở về khiến ông rất ấm lòng và tạm thời quên đi những mất mát, hiểm nguy mà bản thân, gia đình phải gánh chịu. Chiếc phản lực F5E sau đó trở thành hiện vật lịch sử. Và tháng 5-2017, Nhà Truyền thống thị xã Phước Long của tỉnh Bình Phước đã tiếp nhận hiện vật này. Trong ngày kỷ niệm 30 năm giải phóng Phước Long, Anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung đã trở lại chiến trường xưa, gặp lại những người đồng chí, đồng đội và người dân đã chào đón mình trong giây phút đầu tiên đáp máy bay xuống vùng đất giải phóng.

Khi tôi khoe Đồng Xoài đã trở thành một thành phố năng động của khu vực Đông Nam bộ, ông hào hứng nói:

- Lãnh đạo tỉnh Bình Phước chọn Đồng Xoài làm thành phố trung tâm hành chính tỉnh là rất chính xác. Ngày trước đã nhiều lần bay qua vùng đất này, chú cứ thắc mắc vì sao chính quyền Sài Gòn lại không chọn Đồng Xoài làm tỉnh lỵ mà lại chọn Phước Long. Bởi từ trên cao nhìn xuống, địa thế Đồng Xoài rất đẹp, có thể nói đẹp nhất khu vực Đông Nam bộ đấy cháu.

Sài Gòn đang giữa những ngày lễ hội sau tết nguyên đán, bầu trời trong xanh không một gợn mây. Anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung đứng dậy khỏi sofa. Tôi biết ông muốn kết thúc buổi nói chuyện tại đây. Nhìn ông khỏe khoắn, giản dị trong bộ đồ khá trẻ; nhìn đôi mắt nheo cười trên gương mặt phúc hậu, hiền hòa, tôi tự hỏi nếu không phải là lý tưởng, là niềm tin chiến thắng của công lý thì điều gì có thể khiến người đàn ông này sẵn sàng chấp nhận sự an nguy của bản thân, của cả gia đình để làm nên những điều phi thường ấy!?

NGƯỜI ANH HÙNG CỦA BẦU TRỜI - Bút ký của Trịnh Thị Tâm – Hội văn học nghệ thuật Bình Phước (P1)

NGƯỜI ANH HÙNG CỦA BẦU TRỜI

Thời còn học phổ thông, thế hệ chúng tôi luôn thần tượng những người anh hùng, bất kể anh hùng đó là người Việt Nam hay nước ngoài. Ngày ấy, những người anh hùng, chiến sỹ thi đua trên mọi lĩnh vực là thần tượng, là lý tưởng, là niềm khát khao phấn đấu của tuổi trẻ chứ không như bây giờ, nhiều bạn trẻ chỉ thần tượng những diễn viên, ca sỹ Hàn Quốc hay cầu thủ bóng đá nổi tiếng; thậm chí có người hâm mộ cả những tên giết người máu lạnh! Với riêng tôi hồi ấy đã có sẵn trong lòng mình một Anh hùng huyền thoại. Đó là Đại tá, phi công Nguyễn Thành Trung, người anh hùng của bầu trời ngay từ khi ông chưa được công nhận là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Thế nên khi được ông đồng ý gặp mặt, tôi cứ tưởng mình nằm mơ. Tôi đã hồi hộp chuẩn bị cho cuộc tiếp xúc với thần tượng của mình bằng xương, bằng thịt và không sao giấu được sự lo âu.

Căn nhà của Anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung nằm ở cuối đường Dương Quảng Hàm, phường 6 quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh mang một vẻ trầm tư, tĩnh lặng. Trong những trang sử vàng về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, nhắc đến phi công Nguyễn Thành Trung, rất nhiều người sẽ biết đây là nhân vật được cách mạng cài sâu vào hàng ngũ địch, đã lái máy bay của Mỹ ném bom Dinh Độc lập - hang ổ ngụy quyền Sài Gòn ngày 8-4-1975. Ông cũng là người có công rất lớn trong việc thiết kế trận đánh táo bạo, có một không hai trong lịch sử ngày 28-4-1975. Với sự dẫn dắt của ông, những phi công của cách mạng đã phối hợp tuyệt vời cùng với những phi công hàng binh bay thẳng vào sào huyệt địch, ném bom phá hủy hàng chục máy bay, làm tê liệt hoàn toàn sân bay Tân Sơn Nhất ngay trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Những tiếng nổ kinh hoàng giữa lòng Sài Gòn đã làm rung chuyển Dinh Độc Lập – sào huyệt của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và khiến thế cờ không thể nào lật ngược. 3.000 quân Mỹ cuối cùng buộc phải rút khỏi miền Nam, chính quyền Dương Văn Minh buộc phải đầu hàng, đất nước ta hoàn toàn thống nhất.

Không muốn nói đi nói lại một chuyện ai cũng biết rồi!

Sau khi nghỉ hưu, ông bà về sống tại căn nhà ở đường Dương Quảng Hàm với niềm vui giản dị là hằng ngày chăm sóc bầy gà, đàn cá cảnh và những cây cảnh trong khuôn viên. Trang phục khỏe khoắn với quần zin áo thun khiến ông mang một vẻ phong trần rất cuốn hút. Trải qua bao thăng trầm của cuộc đời, ông vẫn quắc thước, rắn rỏi và trẻ hơn nhiều so với tuổi 78. Điều đó cho thấy sức chịu đựng dẻo dai cùng những phẩm chất khác biệt ở một con người xuất chúng.

Nhìn vẻ lúng túng của tôi, ông rót một ly nước đẩy về phía tôi và cười hồn hậu:

-         Cháu uống nước đi.

Tôi bê ly nước uống cạn. Dường như thấy tôi vẫn chưa được thoải mái, ông hỏi:

-         Cháu đi bằng phương tiện gì tới đây?

-         Dạ, bé Trang chở cháu tới ạ!

Trang là cháu gái tôi, là học trò của chị Nguyễn Thị Thương Thương - con gái đầu của Anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung, hiện chị là Phó khoa Huấn luyện chuyên ngành, Trung tâm Huấn luyện bay Vietnam Arlines. Trang được cô giáo Thương rất yêu quý nên tôi cũng được quý theo. Nghe tôi trả lời, ông nhìn tôi với vẻ tò mò, hóm hỉnh rồi hỏi bằng cái giọng cố làm cho thêm nặng:

- Rứa cũng dân “Quê Choa” hử?

Ông hỏi xong phá lên cười. Tôi cũng bật cười. Và sự lúng túng ban đầu của tôi vụt biến mất. Từ lúc nghe ông “chọc quê” tiếng Thanh Hóa và phá lên cười, tôi đã quên mất rằng tôi đang làm việc - nói một cách trang trọng là phỏng vấn một người anh hùng, quên luôn cả những câu hỏi đã chuẩn bị từ trước. Tôi cũng không nhớ rằng, tôi đang được nói chuyện với thần tượng của bao thế hệ trẻ Việt Nam.

Ông ngồi ngay ngắn trên xo-pha, nhìn thẳng tôi và nói cũng rất thẳng:

- Mười mấy năm rồi, chú không tiếp báo giới hay văn nghệ sỹ nữa. Nói đi nói lại cũng chỉ nhiêu đó, toàn những chuyện ai cũng biết từ lâu rồi. Cháu là ngoại lệ bởi đã đến từ Bình Phước, nơi có nhiều ân nghĩa với chú và bởi có Thương Thương “bảo lãnh”.

Sự thẳng thắn của ông khiến tôi thấy “nhột” xen lẫn sự tò mò về một con người lâu nay mình chỉ biết qua sách báo, phim ảnh. Và như để minh chứng cho điều ông vừa nói, hai chiếc điện thoại cứ đổ chuông liên hồi. Ông chỉ bấm giảm âm lượng mà không tắt máy, vì như thế là không lịch sự. Ông bảo cứ để họ gọi, không liên lạc được sẽ chán mà “tha” cho mình!

Vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam hay những ngày lễ lớn của dân tộc, nhiều tờ báo trong nước và các hãng thông tấn nước ngoài lại muốn khai thác những câu chuyện xưa cũ, những nhân vật tên tuổi của cả hai phía trong cuộc chiến năm xưa. Và sự kiện ném bom Dinh Độc lập, ném bom Sân bay Tân Sơn Nhất mà ông là tác giả luôn là câu chuyện hấp dẫn đối với nhiều ký giả. Bởi có rất nhiều khía cạnh, rất nhiều tình tiết trong cuộc đời làm tình báo của một người Cộng sản, một nhân vật lịch sử chưa được khai thác, và những tình tiết ấy sẽ là thỏi nam châm hút bạn đọc đến với những tờ báo độc quyền khai thác.

Trong không khí mát mẻ của tiết trời phương Nam những ngày sau tết nguyên đán, ông thong thả kể về những tháng ngày nằm trong lòng địch.

Nguyễn Thành Trung trên thật là Đinh Khắc Chung, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Năm 1957, học xong năm cuối tiểu học thì mẹ dẫn Đinh Khắc Chung lên Tòa án tỉnh Bến Tre để làm lại giấy khai sinh. Từ đó ông mang tên Nguyễn Thành Trung, lý lịch ghi rõ: một mẹ một con và mục “tên cha” đề là “vô danh”. Cậu bé 10 tuổi Đinh Khắc Chung không lý giải được vì sao mẹ mình lại làm điều này. Ông không hề biết rằng đó là sự sắp đặt rất chặt chẽ, có tính toán kỹ của cách mạng để nuôi dưỡng và đào tạo mình trở thành một chiến sỹ tình báo dưới danh nghĩa một phi công của Việt Nam Cộng hòa sau này.

Năm 1965, Nguyễn Thành Trung thi vào khoa Toán-Lý-Hóa, Trường Đại học Khoa học Sài Gòn (nay là Đại học Khoa học Tự nhiên). Cách mạng lúc này rất cần một người có tri thức và có điều kiện hoạt động tại nội thành Sài Gòn để có thể tiếp cận những địa điểm quan trọng mà khu 8 không thể vào được. Nguyễn Thành Trung có đầy đủ tố chất và là thời điểm hợp lý nhất để có thể đào tạo trở thành tình báo. Năm 1968, Nguyễn Thành Trung đăng ký vào sĩ quan, sau đó thi tuyển vào ngành không quân của Không lực Việt Nam Cộng hòa theo chỉ đạo của cấp trên. Việc trúng tuyển phi công để hoạt động trong hàng ngũ địch là chuỗi dài những cuộc đấu trí ngoạn mục mà phần thắng thuộc về người chủ động, quyết đoán và thông minh hơn. Và mọi yêu cầu, thách thức, nhiều khi làn ranh sống chết vô cùng mong manh, ông đều vượt qua ngoạn mục.

Việc cấp trên quyết định giao cho ông thực hiện nhiệm vụ ném bom Dinh Độc Lập ngày 8-4-1975 là hoàn toàn nằm ngoài dự kiến trước đó. Thời điểm này, ông có nguy cơ cao bị lộ do một cán bộ của ta bị địch bắt và khai ra. Người này hoạt động trong lực lượng pháo binh nhưng manh nha biết trong lực lượng không quân của chính quyền Sài Gòn có người của cách mạng và còn biết rõ quê Bến Tre. Thời điểm ấy, các tình báo viên của ta hoạt động ở cơ sở pháo binh của địch đều bị bắt. Lực lượng không quân của ngụy quyền khi ấy có khoảng 10 người quê Bến Tre, tất cả đều bị quân cảnh rà soát, thẩm vấn rất kỹ. Nhờ trí thông minh, bản lĩnh và quyết đoán, quân cảnh không thể khép tội ông, song vẫn đặt một dấu hỏi rất lớn về nhân thân của ông.

Cuộc chiến đang trong giai đoạn căng thẳng, quyết liệt, nếu ông bị lộ sẽ dở dang mọi kế hoạch nên những ngày này, Nguyễn Thành Trung như ngồi trên đống lửa, và ông đã tính đến các phương án rời hàng ngũ địch để trở về. Và 10 giây lịch sử bằng việc tách khỏi đội hình bay của Không đoàn 63 chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa, đánh lạc hướng phi đoàn trưởng, đài quan sát mặt đất để quay trở lại ném bom Dinh Tổng thống ngụy và kho đạn Nhà Bè - là những mục tiêu đã được tổ chức chỉ định đã tạo ra một sức công phá ghê gớm trên chiến trường miền Nam lúc đó. Lập tức, vợ và con ông bị bắt giam, bị thẩm vấn và điều tra diện rộng. Nhưng cuộc điều tra chưa có kết quả thì 20 ngày sau, xẩm tối 28-4-1975, một phi đội 5 chiếc A37 của Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất phát từ phi trường Thành Sơn gần Phan Rang lại tiếp tục dội bom xuống phi trường Tân Sơn Nhất, phá hủy nhiều máy bay, khí tài và đường băng của căn cứ không quân này. Và người chỉ huy phi đội không ai khác – chính là phi công Nguyễn Thành Trung.

Tôi đã đọc nhiều bài viết về hai trận oanh kích của Nguyễn Thành Trung cùng đồng đội vào sào huyệt của chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hòa và biết rằng, cả hai cuộc không kích đều không gây thiệt hại quá lớn về cả nhân mạng lẫn vật chất cho phía đối phương. Nhưng nó đã gây ra sự kinh hoàng, hoảng loạn trong hàng ngũ sỹ quan và binh lính ngụy quyền Sài Gòn vào thời điểm cực kỳ quan trọng của cuộc chiến. Bởi thế, nó có ý nghĩa rất lớn về mặt chiến lược. Đặc biệt, lần đánh bom Sân bay Tân Sơn Nhất đã nói lên một điều rõ ràng: Sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng hòa là không thể tránh khỏi. Hai cuộc oanh kích mà Nguyễn Thành Trung là đạo diễn đã góp phần làm thay đổi cục diện cuộc chiến, giảm thương vong cho cả hai phía và làm nên tên tuổi người anh hùng của bầu trời.

Nhấp một ngụm trà, ông nói:

- Bây giờ đã ở cái ngưỡng bát tuần, nhiều lúc chú cứ chợt buồn chợt vui, có lúc lại ngẩn ngơ ngơ ngẩn. Cuộc đời đúng là trong rủi có may, trong may có rủi. Nói gì thì nói, chú còn sống được đến giờ đã là may mắn lắm rồi!

Điều đó thì không có gì phải bàn nữa. Cuộc chiến chống lại kẻ thù, giành lại độc lập, tự đo cho dân tộc luôn đầy những nguy nan. Nhưng so với việc giáp mặt kẻ thù ở làn ranh chiến tuyến, rõ ràng khác hoàn toàn với việc mặc áo kẻ thù làm việc cách mạng mà Nguyễn Thành Trung cùng những điệp viên huyền thoại của cách mạng đã làm nên. Nghe ông thổ lộ, tôi chợt nhận thấy con người ông thật gần gụi, thân thiện, hoàn toàn khác với hình dung ban đầu của mình. Con người ta, dù là bậc vĩ nhân hay người bình thường, thậm chí là kẻ ăn mày, được sống trên đời đã là điều may mắn hơn nhiều kẻ xấu số. Tôi không thể hình dung cuộc sống của một người tình báo, sống, làm việc giữa những kẻ thù đích thực của mình trong vai đồng đội, người cùng chí hướng thì sự hiểm nguy, ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh đến mức nào.

Còn tiếp

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này