Tham luận của nhà báo, nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Nguyễn Công Hảo, Chủ tịch Hội VHNT Bắc Ninh tại hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác”
Tham luận của nhà báo, nhà nghiên cứu văn nghệ dân gian Nguyễn Công Hảo, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bắc Ninh tại hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác”.
Trong giai đoạn 2010 – 2016, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh trong hoạt động có nhiều khởi sắc, trong đó nổi bật là hoạt động sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật ở 8 lĩnh vực chuyên ngành: Văn xuôi; Thơ, Văn nghệ dân gian; Âm nhạc; Sân khấu; Nhiếp ảnh; Mỹ thuật; Kiến trúc. Có được kết quả đó là nhờ ở các đợt đi thực tiễn sáng tác trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là ở các Nhà Sáng tác VHNT.
Được Ban Tổ chức Hội thảo “Đổi mới nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức mời tham gia tọa đàm, hội thảo, Hội VHNT tỉnh Bắc Ninh có một số ý kiến tham luận như sau:
I. Thực trạng các chương trình đi thực tế và tham dự Trại sáng tác của văn nghệ sỹ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 – 2016.
Từ năm 2010-2016, Hội VHNT tỉnh Bắc Ninh được tham dự 3 Trại sáng tác cho 45 tác giả do Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hỗ trợ:
Ngoài ra Hội được Liên hiệp các Hội VHNT tỉnh Việt Nam mời 21 tác giả dự 7 Trại Sáng tác. Hội VHNT tỉnh Bắc Ninh tổ chức 8 Trại Sáng tác cho 150 tác giả (ngân sách của tỉnh) về các đề tài: Tuyên truyền Biển đảo; Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; Xây dựng nông thôn mới; Tài năng, năng khiếu VHNT trẻ…
Như vậy với tổng số 66 tác giả tham dự các Trại Sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác và Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tổ chức; 150 tác giả do tỉnh tor chức đã góp phần giúp đỡ tạo nhiều điều kiện cho đội ngũ văn nghệ sỹ tỉnh Bắc Ninh lao động sáng tạo nhiều tác phẩm VHNT.
Về cá nhân các tác giả dự Trại sáng tác đã xuất bản hơn 100 đầu sách; đĩa nhạc; sân khấu; thơ; truyện ngắn; tiểu thuyết; khảo cứu về văn nghệ dân gian. Phần lớn các đầu sách được các tác giả hoàn thành trong thời gian tham dự Trại sáng tác ở các Nhà Sáng tác và Trại Sáng tác do Hội VHNT tỉnh tổ chức. Nhiều tác phẩm gửi dự xét giải thưởng cấp tỉnh và Trung ương, xin đưa ra một số tác phẩm như sau:
Giải cấp tỉnh năm 2010 có 22 tác phẩm đoạt giải, năm 2014 có 24 tác phẩm đoạt giải thưởng viết về đề tài “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; 16 giải Báo chí Ngô Gia Tự (trong 5 năm).
Giải cấp Trung ương: Về đề tài “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, năm 2010 có một giải văn học tiêu biểu “Muôn mặt đời thường” của Tạ Lưu; năm 2015 có 6 giải trong đó 1 giải B (Âm nhạc), 3 giải C (Mỹ thuật, Văn xuôi); giải Khuyến khích (Văn xuôi).
Giải thưởng Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam hàng năm: Năm 2010 có 1 giải về Mỹ thuật; Năm 2013 có 2 giải về Mỹ thuật (Giải B); Nhiếp ảnh (giải Khuyến khích); Năm 2014 có 2 giải về Âm nhạc; 01 giải về Văn nghệ dân gian; Năm 2015 có 1 giải khuyến khích về Văn nghệ dân gian. Ngoài ra có một số tác phẩm, tác giả đoạt giải về các thể loại bút ký; truyện ngắn; thơ của các Báo, Tạp chí các ngành TW như: tác giả Phạm Thuận Thành; Hoàng Giá; Trần Công Sản; Trịnh Công Lộc; Nguyễn Anh Thuấn; Trần Thế Long…
Trong số các tác phẩm đoạt giải và có chất lượng cao có một số tác phẩm tiêu biểu được hoàn thành (hoặc xây dựng ý tưởng cho tác phẩm) của các tác giả ở các Trại sáng tác từ năm 2010 đến 2015:
+ Năm 2010 đến năm 2013 tại Nhà Sáng tác Đại Lải và một số trại sáng tác của Liên hiệp:
+ Năm 2014 tại Nhà Sáng tác Nha Trang và một số Trại sáng tác VHNT của Hội VHNT Tỉnh.
+ Năm 2015 tại Nhà Sáng tác Đà Lạt:
Tuy nhiên, cũng còn một số những hạn chế khi tác giả đi tham dự các Trại sáng tác:
- Một số ít tác giả chưa có tác phẩm có chất lượng xứng tầm với sự đầu tư cho dự Trại sáng tác; nguyên nhân là do việc chọn tác giả của các Hội VHNT chưa đảm bảo, vẫn còn tâm lý cào bằng.
- Một số tác giả ở lĩnh vực sáng tác Sân khấu, kịch bản Điện ảnh, viết tiểu thuyết; trường ca với thời gian 15 ngày còn gặp nhiều khó khăn cho thời gian hoàn thành tác phẩm.
- Cơ sở vật chất ở các Nhà Sáng tác chưa thực sự đáp ứng nhu cầu cho một số loại hình như: Sân khấu; Âm nhạc; Mỹ thuật.
- Kinh phí hỗ trợ ăn, nghỉ của các Nhà Sáng tác cho các tác giả còn thấp so với giá cả thị trường hiện nay.
II. Đề xuất một số giải pháp
1. Cần quy định cụ thể cho một số loại hình ở các Nhà Sáng tác hướng đến hiệu quả thiết thực và đa dạng trong tổ chức mở Trại:
- Trại sáng tác như hiện nay đang thực hiện thời gian 15 ngày, số lượng tác giả từ 10 đến 15 người. Vẫn giữ mô hình này cho một số đơn vị có khoảng cách ở gần các Nhà Sáng tác.
- Giảm thời gian xuống 10 ngày cho một số lĩnh vực như: Thơ; Nhiếp ảnh (như vậy 1 tháng ở các Nhà Sáng tác mở được 3 Trại) số lượng tác giả từ 10 đến 15 người.
- Trại sáng tác chuyên sâu từ 20 đến 30 ngày cho một số lĩnh vực: sáng tác kịch bản Sân khấu; Điện ảnh; Tiểu thuyết; Trường ca; Tập truyện ngắn; Khảo cứu VNDG. Số lượng tác giả có từ 10 đến 15 người, quy định cho các Hội VHNT TW, địa phương đăng ký hàng năm. Nếu có tác phẩm đặt hàng với tác giả có thể quy định thời gian dài hơn. Với loại hình này có thể chia thành 2 đến 3 đợt trong 1 năm với tác giả để tránh sự gò bó.
- Trại sáng tác bồi dưỡng tài năng VHNT; Sáng tác trẻ, thời gian từ 10 đến 15 ngày; số lượng mỗi Trại sáng tác từ 15 đến 20 tác giả; quy định cho các Hội VHNT TW đăng ký hàng năm; Các Hội VHNT địa phương mở Trại theo khu vực, có quy định cho các Hội đăng ký hàng năm.
- Trại sáng tác cho hội viên cao tuổi, thời gian từ 5 đến 7 ngày, mỗi Trại có 10 đến 15 tác giả; do các Hội VHNT TW và địa phương đăng ký hàng năm.
- Trại sáng tác hợp tác Quốc tế giành cho các Lãnh đạo Hội VHNT hướng đến mở rộng công tác đối ngoại; quảng bá nền văn hóa dân tộc Việt Nam với thế giới giao lưu, học hỏi, hợp tác về văn hóa, văn học, nghệ thuật.
2. Một số Trại sáng tác cần thiết mời các chuyên gia VHNT tham dự hướng dẫn, trao đổi nghiệp vụ như Trại bồi dưỡng tài năng VHNT; sáng tác trẻ.
Cuối đợt các Trại sáng tác cần thiết nên bố trí một phần kinh phí cho tổng kết công bố tác phẩm để rút kinh nghiệm và có báo cáo đánh giá kết quả mở Trại sáng tác về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
3. Điều chỉnh chi phí cho ăn, ở đáp ứng yêu cầu giá cả thị trường hàng năm (Quy định theo mức lương cơ sở hiện hành).
Chẳng hạn như 120.000đ/ ngày/ người là thấp (0,1 mức lương cơ sở) cần thiết điều chỉnh ở mức 0,15 mức lương cơ sở bằng 180.000đ/ngày/ người. Quy định vậy sẽ ổn định khi điều chỉnh giá lương.
Việc đi lại đến Nhà Sáng tác nên nghiên cứu có kinh phí hỗ trợ cho tác giả một phần; cũng quy định theo mức lương cơ sở và theo vị trí địa lý của tác giả đến Nhà Sáng tác.
4. Nghiên cứu thiết kế thêm các phòng chức năng ở các Nhà Sáng tác:
- Xưởng vẽ, điêu khắc.
- Phòng Sân khấu biểu diễn, Phòng nhạc; múa.
- Phòng chiếu phim…
- Phòng trưng bày các tác phẩm VHNT tiêu biểu của các tác giả dự Trại sáng tác hàng năm.
5. Lâu dài cần mở rộng mô hình Nhà Sáng tác
Nghiên cứu mô hình liên kết các Nhà Sáng tác ở mỗi khu vực nên có một Nhà sáng tác theo chuyên ngành dựa trên thế mạnh ở khu vực đó.
Chẳng hạn khu vực miền Bắc có 2 Nhà Sáng tác Đại Lải; Tam Đảo có thể bố trí một Nhà Sáng tác Tam Đảo ngoài tổ chức Traij chung cho các chuyên ngành nên bố trí Trại chuyên sâu cho chuyên ngành: Sân khấu, Điện ảnh để có kế hoạch xây dựng các phòng chức năng như đề xuất ở mục 4.
Trên đây là một số ý kiến của Hội VHNT tỉnh Bắc Ninh, trân trọng cảm ơn và đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu. Có thể ý kiến chưa thực sự sát với thực tiễn kính mong các đại biểu lượng thứ.
- Published in Phối hợp hoạt động
- 0