LỊCH LÀM VIỆC CỦA TRUNG TÂM – Từ 14/8/2017 đến 30/8/2017
Hà Nội ngày 14 tháng 8 năm 2017
LỊCH LÀM VIỆC CỦA TRUNG TÂM – Từ 14/8/2017 đến 30/8/2017
GIÁM ĐỐC
Huỳnh Văn Ngàn
Hà Nội ngày 14 tháng 8 năm 2017
LỊCH LÀM VIỆC CỦA TRUNG TÂM – Từ 14/8/2017 đến 30/8/2017
GIÁM ĐỐC
Huỳnh Văn Ngàn
Ngày 25/8/2017, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã tổ chức Đại hội Công đoàn cơ sở nhiệm kỳ 2017-2022.
Đến dự có bà Trần Thị Thuý Vân – Uỷ viên Thường vụ Công đoàn Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, ông Huỳnh Văn Ngàn - Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật cùng toàn thể các công đoàn viên của Trung tâm.
Nhiệm kỳ 2012-2017, Công đoàn cơ sở Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã thực hiện tốt nhiệm vụ và đạt nhiều kết quả thiết thực trong công tác chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho đoàn viên; phối hợp chặt chẽ với Chi bộ, Lãnh đạo chính quyền tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức cho đoàn viên để hoàn thành tốt nhiệm vụ đồng thời tạo điều kiện để các công đoàn viên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; triển khai sâu rộng, hiệu quả các phong trào thi đua; tham gia tích cực các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó, trong nhiệm kỳ, Công đoàn đã giới thiệu cho Đảng bồi dưỡng nhiều đoàn viên ưu tú và trong năm 2016 – 2017 đã kết nạp được 4 đoàn viên vào Đảng cộng sản Việt Nam.
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, ông Huỳnh Văn Ngàn đã ghi nhận sự cố gắng và biểu dương các thành tích mà Công đoàn Trung tâm đã đạt được trong nhiệm kỳ 2012 – 2017, đồng thời cũng chỉ rõ các nhược điểm cần khắc phục, đề ra các chủ trương, đường lối phát triển cho Công đoàn trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Nhiệm kỳ 2017-2022, Công đoàn Trung tâm sẽ đổi mới nội dung và phương thức hoạt động sát sao hơn với đoàn viên, người lao động; phấn đấu hàng năm có 100% đoàn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; 50% đoàn viên đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nâng cao vai trò trách nhiệm và đóng góp của tổ chức Công đoàn vào công tác xây dựng cơ quan đơn vị; giới thiệu kết nạp từ 6 đến 8 đoàn viên ưu tú vào Đảng.
Đại hội cũng đã tiến hành bầu Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2017 – 2022 gồm 5 người, gồm các ông bà : Nguyễn Thuý Hoàn, Lê Thị Minh Lý, Trương Hoài Phong, Đỗ Thị Thuý Nga và Võ Huỳnh Hữu Trí.
DANH MỤC TÀI LIỆU ÔN TẬP THI TUYỂN VIÊN CHỨC NĂM 2017
Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật
I. Tài liệu ôn tập môn Kiến thức chung:
1. Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/01/2012).
2. Nghị định 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức.
3. Nghị định 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
4. Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 8/5/2013 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Thông tư 14/2012/TT-BNV ngày 18/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 8/5/2013 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
6. Thông tư 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.
7. Luật số 55/2005/QH11 ngày 29/11/2005 về phòng chống tham nhũng.
8. Luật số 44/2013/QH13 ngày 29/11/2013 về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
9. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Thông báo Kết luận tại Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX.
10. Kết luận số 30-KL/TW ngày 20 tháng 7 năm 2004 của Ban chấp hành Trung ương về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII.
11. Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2008 của Bộ Chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới.
12. Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16/7/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
13. Quyết định số 489/QĐ-BVHTTDL ngày 03 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật.
14. Quyết định số 3345/QĐ-BVHTTDL ngày 10 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Nhà sáng tác.
15. Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020.
16. Quyết định số 80/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 10 tháng 9 năm 2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Quy chế Thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
17. Quyết định số 61/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 31/7/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa, thể thao và du lịch.
18. Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
19. Thông tư 71/2006/TT0BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
II. Thi chuyên môn, nghiệp vụ chuyên ngành:
1. Đối với vị trí chuyên viên, tài liệu ôn tập bao gồm:
- Luật Viên chức số 58/2010/QH12 ngày 15/11/2010 của Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/01/2012).
- Thông tư 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
- Thông tư 11/2014/TT-BNV ngày 09/10/2014 quy định chức danh, mã số ngạch, tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính.
- Tài liệu Bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên (Ban hành kèm theo Quyết định số 900/QĐ-BNV ngày 06 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
2. Đối với vị trí Kế toán viên, tài liệu ôn tập bao gồm:
- Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/6/2015
- Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước
- Thông tư số 342/2016/TT-BTC ngày 30/12/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ngân sách nhà nước
- Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước
- Thông tư số 39/2016/TT-BTC ngày 01/03/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách qua Kho bạc Nhà nước
- Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015
- Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán
- Nghị định số 105/2013/NĐ-CP ngày 16/09/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập
- Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước
- Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp
- Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/09/2007 Sửa đổi bổ sung Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập
III. Nội dung ôn tập môn Tiếng Anh trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1. Pronouns:
- Personal (subject, object)
- Reflexive and emphatic: myself, etc.
- Impersonal: it, there
- Demonstrative: this, that, these, those
- Indefinite: something, everybody, some, any, etc.
2. Nouns:
- Singular and Plural (regular & irregular forms)
- Countable & uncountable nouns
- Compound nouns
- Quantifiers with some/ any, many/ much, a little/ little/ few/ a few
- Possessive cases with ‘s & s’
- Articles: a/ an/ the
3. Verbs:
3.1. Tenses
+ Present simple
+ Present continuous
+ Present perfect
+ Past simple
+ Past continuous
+ Past perfect
+ Future with going to
+ future with will
3.2. Imperatives:
3.3. Questions: Yes/ No questions & Wh- questions
3.4. Passive voice (affirmative passive of: present simple, past simple, future simple only)
3.5. Conditional sentences: Type 1, 2, 3.
3.6. Relative clauses: defining which/ who/ whom/ where in relative clauses
3.7. Reported speech: Statements, questions: say, ask, tell (direct speech of simple tenses only)
3.8. Modal verbs:
- Can (ability, request)
- Could (ability, possibility, polite request)
- Would (polite request), will (offer, promise, decision)
- Shall (suggestion, offer)
- Should, shouldn’t (advice)
- Have to, must (obligation), mustn’t (prohibition)
3.9. Verb patterns:
- gerunds after verbs & prepositions (common only)
- verbs (with & without to) after verbs and adjectives (common only)
4. Connectors:
- and, but, although
- when, while, until, before, after, as soon as
- because. since, if
5. Adjectives:
- Colors, size, shape, quality, nationality
- Cardinal and ordinal numbers
- Possessive adjectives: my, your, etc.
- Adjectives ending with -ing/ -ed
- Comparative, equality & superlative
6. Adverbs:
- Regular & irregular forms
- Manner (quickly, carefully, etc.)
- Frequency (often, never, etc.)
- Definite time (already, just, yet, etc.)
- Degree (very, too)
- Place (here, there, etc.)
- Sequence (first, next, etc.)
- Sentence adverbs: too, either, etc.
- Comparative & superlative forms (regular & irregular forms of: well, badly, many, much)
7. Prepositions:
- Location
- Time
- Instrument
- Prepositions followed: adjectives (afraid of, interested in, …), verbs (laugh at, ask for,etc.)
8. Suggested topics: everyday life, daily activities, leisure activities, big cities, traffic, environment, scientific achievements, etc.
III. Nội dung ôn tập tin học cơ bản
1. Hệ điều hành Windows XP, Windows 7
- Cách thiết lập chế độ bảo vệ màn hình; cài đặt máy in mới; thiết lập độ phân giải của màn hình; đặt chế độ màn hình nghỉ; đặt ngày, tháng, năm cho máy tính.
- Khái niệm Shortcut, cách thiết lập Shortcut trên màn hình nền.
- Quy định tên thư mục, tệp tin.
- Thao tác để tìm kiếm một tệp (file) trong ổ đĩa.
- Thao tác xóa mootn phần mềm đang được cài đặt trong máy tính; Xóa vĩnh viễn một thư mục hoặc một tệp tin.
- Các thao tác khác:
+ Chuyển đổi qua lại giữa các ứng dụng trong Windows
+ Chọn nhiều file liên tục trong danh sách file
+ Chọn nhiều file không liên tục trong danh sách file
+ Thoát khỏi một chương trình ứng dụng
+ Bật, tắt máy tính đúng cách
- Các tính năng mới của Windows 7 so với Windows XP.
2. Microsoft Word 2003
- Khởi động, ra khỏi phầm mềm Microsoft Word.
- Thao tác soan thảo văn bản.
- Thiết lập các chế độ làm việc cơ bản.
- Các thao tác định vị con trỏ máy tính.
- Các thao tác cơ bản trên khối: Chọn khối, sao chép, di chuyển, xóa, tìm kiếm và thay thế,...
- Các thao tác định dạng: Phông chữ - Font, đoạn - Paragraph, liệt kê - Bullets and Numbering, cột - Columns, chữ rơi - Drop cap, định vị - Tabs...
- Chèn: Ký tự đặc biệt - Symbol, hình ảnh - Picture, khung chữ - Text box, chữ nghệ thuật - WordArt, đánh số trang - Page numbers, tệp tin, ký hiệu - thứ tự đầu dòng, đường kẻ, công thức toán học, biểu đồ,...
- Tạo chú thích.
- Bảng biểu - Table: Chèn bảng, xóa cột, xóa dòng, tách bảng, trộn ô, tùy chỉnh bảng, sử dụng thanh công cụ bảng biểu Tables and Borders, sử dụng một số hàm số trong bảng,...
- Định dạng trang in khổ giấy, Tiêu đề trang - chân trang, In ấn...
- Thao tác trộn thư tín.
- Bảo mật file: đặt password cho file văn bản
- Các tính năng mới của Microsoft Word 2007 so với Microsoft Word 2003.
3. Microsoft Excel 2003
- Khái niệm địa chỉ: Tương đối ,tuyệt đối, hỗn hợp.
- Thao tác và Quản lý bảng tính:
+ Tạo mới, mở, đóng bảng tính; Đổi tên bảng tính; Chèn thêm bảng tính;
+ Thêm hoặc xóa hàng hoặc cột trong bảng tính.
+ Di chuyển con trỏ trong bảng tính: Sang phải, sang trái, lên, xuống một cột, một hàng; Lên, xuống màn hình khuất trên, khuất dưới, khuất trái, khuất phải.
- Quản lý cửa số bảng tính
+ Chẻ đôi cửa số bảng tính; Cố định một phần bảng tính;
+ Thao tác với thanh công cụ.
- Xử lý dữ liệu:
+ Sửa, xóa dữ liệu;
+ Sắp xếp dữ liệu;
+ Lọc dữ liệu theo tiên chuẩn.
- Tạo và chỉnh sửa biểu đồ:
+ Tạo biểu đồ tự động;
+ Tạo biểu đồ từ số liệu trong bảng tính;
+ Sửa biểu đồ: kiểu biểu đồ, kiểu chữ trong biểu đồ, màu sắc...
+ Dịch chuyển, sửa chữa kích cỡ biểu đồ.
- Một số hàm thông dụng: SUM, AVERAGE, MAX, MIN, COUNT, COUNTA, RANK, VALUE
- Hàm, toán tử xử lý chuỗi ký tự: LOWER, UPPER; Dấu “”
- Hàm logic: AND, OR
- Hàm tìm kiếm: VLOOKUP, HLOOKUP
- In ấn trong Excel: In một vùng của bảng tính; in lặp lại tiêu đề bảng tính tại các trangười sau.
- Các tính năng mới của Microsoft Excel 2007 so với Microsoft Excel 2003.
4. Microsoft PowerPoint 2003
- Thao tác tạo một bản trình bày (Presentation) mới, sử dụng thiết kế mẫu Design Templates.
- Thao tác chọn mẫu bố cục Slides.
- Thao tác tạo các hiệu ứng cho Slides.
- Thao tác xóa Slide, sao chép một Slide, thêm Slide.
- Thao tác chèn phim vào Slide.
- Thao tác in ghi chú cho Slide.
- Thao tác chèn: Phim, ảnh, biểu đồ vào Slide.
- Các tính năng mới của Microsoft PowerPoint 2007 so với Microsoft PowerPoint 2003.
5. Mạng, Internet và hòm thư điện tử
- Khái niệm Mạng cục bộ; mạng diện rộng, mạng Internet.
- Kể tên một số phần mềm trình duyệt Internet.
- Các thao tác cơ bản khi sử dụng phần mềm trình duyệt: Gõ địa chỉ, sao chép thông tin trên mạng, đặt địa chỉ trên mạng internet làm trang chủ,...
- Cách truy cập và thoát khỏi hòm thư;
- Thao tác nhận thư, gửi thư, chuyển tiếp thư,...
- Ý nghĩa các thành tố “TO”, “CC”, “BCC”, “SUBJECT” trong phần mềm gửi nhận thư điện tử.
- Các chức năng của Inbox, Outbox, Draft, Send, Sent... trong phần mềm gửi nhận thư điện tử.
- Cách gửi thư điện tử kèm Files.
- Thêm địa chỉ người quen vào sổ địa chỉ hòm thư.
- Phân biệt trang tìm kiếm thông tin (máy tìm kiếm) với trang thông tin
HỘI ĐỒNG THI TUYỂN VIÊN CHỨC
Trong tháng 8/2017, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức các Trại sáng tác tại các Nhà sáng tác trực thuộc Trung tâm.
I. Nhà sáng tác Đà Nẵng :
1. Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam đợt 1 ( từ 15/08/2017 – 22/08/2017 )
( Ban hành theo quyết định số: 137 / QĐ – TTHTSTVHNT)
Số TT | Họ và tên | Chuyên ngành |
1 | Phạm Hữu Tiến | Nhiếp ảnh |
2 | Nguyễn Văn Hải | Nhiếp ảnh |
3 | Chung Văn Hòa | Nhiếp ảnh |
4 | Dương Văn Mãi | Nhiếp ảnh |
5 | Đỗ Thiện Thanh Tùng | Nhiếp ảnh |
6 | Ngô Thị Thu Ba | Nhiếp ảnh |
7 | Huỳnh Phạm Văn Dũng | Nhiếp ảnh |
8 | Dương Công Sơn | Nhiếp ảnh |
9 | Nguyễn Minh Tân | Nhiếp ảnh |
10 | Huỳnh Trí Dũng | Nhiếp ảnh |
11 | Nguyễn Hồng Quang Phương | Nhiếp ảnh |
12 | Nguyễn Thế Đức | Nhiếp ảnh |
13 | Phạm Văn Tý | Nhiếp ảnh |
14 | Ông Văn Sinh | Nhiếp ảnh |
15 | Trần Phong | Nhiếp ảnh |
2. Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam đợt 2 ( từ 22/08/2017 – 29/08/2017 )
( Ban hành theo quyết định số: 137 / QĐ – TTHTSTVHNT)
Số TT | Họ và tên | Chuyên ngành |
1 | Đỗ Xuân Tứ | Nhiếp ảnh |
2 | Trần Chung | Nhiếp ảnh |
3 | Thành Vương | Nhiếp ảnh |
4 | Nguyễn Đăng Hạnh | Nhiếp ảnh |
5 | Nguyễn Bá Trung | Nhiếp ảnh |
6 | Nguyễn Đình Quốc Văn | Nhiếp ảnh |
7 | Ngô Công Hoàng | Nhiếp ảnh |
8 | Nguyễn Văn Quang | Nhiếp ảnh |
9 | Đặng Hồng Long | Nhiếp ảnh |
10 | Nguyễn Phong Hoàng | Nhiếp ảnh |
11 | Lê Minh Thể | Nhiếp ảnh |
12 | Đặng Đăng Khoa | Nhiếp ảnh |
13 | Phạm Văn Tý | Nhiếp ảnh |
14 | Nguyễn Đức Diệu | Nhiếp ảnh |
15 | Đào Tiến Đạt | Nhiếp ảnh |
II. Nhà sáng tác Nha Trang :
1. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ( từ 15/08/2017 – 29/08/2017 )
( Ban hành theo quyết định số: 124 / QĐ – TTHTSTVHNT)
Số TT | Họ và tên | Chuyên ngành |
1 | Châu La Việt | Văn học |
2 | Huỳnh Thạch Thảo | Văn học |
3 | Phạm Trường Thi | Văn học |
4 | Phùng Phương Quý | Văn học |
5 | Trầm Hương | Văn học |
6 | Phan Đức Nam | Văn học |
7 | Đỗ Ngọc Yên | Văn học |
8 | Lê Huy Quang | Văn học |
9 | Uông Triều | Văn học |
10 | Trần Quỳnh Nga | Văn học |
11 | Nguyễn Minh Ngọc | Văn học |
12 | Chi Phan | Văn học |
13 | Mai Nam Thắng | Văn học |
14 | Nguyễn Trọng Tân | Văn học |
15 | Nguyễn Văn Hùng | Văn học |
Chiều 4/8, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam (VN) để lắng nghe, giải quyết các kiến nghị nhằm giúp Liên hiệp Hội hoàn thành tốt nhiệm vụ, sáng tạo nhiều sản phẩm có giá trị.
Cùng dự có Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Trần Thanh Mẫn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo một số bộ, ngành.
Sau khi lắng nghe các ý kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết cuộc làm việc chủ yếu nhằm giải quyết các kiến nghị để làm sao Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật VN có điều kiện thuận lợi hoàn thành nhiệm vụ của mình, sáng tạo những tác phẩm lớn.
Thủ tướng cho rằng các ý kiến góp ý của các văn nghệ sĩ tại buổi làm việc thể hiện tâm huyết, trách nhiệm. “Nếu không tâm huyết với Đảng, với cách mạng thì không ai đề nghị rằng hội chúng tôi phải là hội chính trị-xã hội-nghề nghiệp”, Thủ tướng nói và nhấn mạnh Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật.
Trong các Nghị quyết của Đảng, giới văn học nghệ thuật Việt Nam thể hiện rõ tinh thần đồng hành, tất cả vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, giữ vững bản chất cách mạng, đấu tranh với cái xấu, cái ác, cổ vũ khát vọng vươn lên của dân tộc, xây dựng lối sống của người Việt Nam. Đây cũng là nòng cốt hoạt động của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật VN.
Biểu dương các kết quả Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật đã đạt được, Thủ tướng cho rằng vẫn chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của các văn nghệ sỹ.
“Nhân dân mong muốn có nhiều tác phẩm của văn nghệ sĩ Việt Nam xứng tầm hơn nữa, để chiếm lĩnh trận địa văn hóa tư tưởng thông qua văn học nghệ thuật”, Thủ tướng bày tỏ. “Tôi muốn nói một ý rằng chúng ta không chạy theo thị trường nhưng nghiên cứu những xu hướng của thị trường, những nhu cầu của thị trường để đáp ứng yêu cầu của quần chúng là vấn đề rất lớn của từng văn nghệ sĩ và những tổ chức liên quan”.
Với tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật VN tiếp tục phát huy truyền thống và kết quả đạt được, ra sức khắc phục hạn chế, khó khăn, bám sát tôn chỉ, mục đích và tập trung làm tốt một số nhiệm vụ chủ yếu. Đó là chủ động, tích cực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết 33 của Trung ương và Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị trên tinh thần bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách.
Tiếp tục xây dựng và phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ cả về số lượng và chất lượng, trong đó quan tâm đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ. Tăng cường kết nối, trao đổi nghề nghiệp giữa các thế hệ.
Tiếp tục đổi mới hoạt động để nâng cao khả năng tập hợp, tạo môi trường phát huy tiềm năng sáng tạo cho các văn nghệ sĩ.
Tiếp tục nghiên cứu định hướng đổi mới công tác lý luận, phê bình văn học nghệ thuật để hoạt động này thực sự có tính khoa học, thuyết phục, hiệu quả hơn.
Đổi mới công tác sáng tác, sưu tầm, có chiều sâu hơn, có trọng điểm, tránh dàn trải, tạo môi trường, không gian thuận lợi cho hoạt động sáng tác, sáng tạo để có nhiều tác phẩm có giá trị về tư tưởng, nghệ thuật, tác động lan tỏa trong xã hội.
Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động công bố, phổ biến, quảng bá tác phẩm, trong đó có hợp tác giao lưu quốc tế về văn học nghệ thuật thông qua hình thức thích hợp.
Chủ động, tăng cường và có giải pháp cụ thể để phòng chống sự thâm nhập của các sản phẩm phi văn hóa và âm mưu “diễn biến hòa bình”.
Tiếp tục nghiên cứu công tác xã hội hóa, thu hút, vận động tài trợ cho hoạt động văn học nghệ thuật.
Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật VN cần tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc iếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về văn học nghệ thuật. “Các đồng chí phải đề xuất, phản biện, trao đổi trong từng chính sách. Và tất nhiên, ngược lại, các cơ quan quản lý nhà nước, nhất là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng cần lắng nghe kênh quan trọng này”, Thủ tướng nêu rõ và nhấn mạnh “Thủ tướng luôn lắng nghe bất cứ văn nghệ sĩ nào có những ý tưởng xây dựng đất nước”.
Tại cuộc làm việc, Thủ tướng đã cho ý kiến, giải quyết cơ bản các kiến nghị của Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật VN, giải quyết vấn đề kinh phí. Về nhà ở cho văn nghệ sĩ gặp khó khăn, Thủ tướng giao UBND TP. Hà Nội giải quyết vấn đề đất đai, Trung ương hỗ trợ vốn một phần để làm hạ tầng quan trọng, từ đó, xã hội hóa một bước để xử lý vấn đề này.
( Nguồn : http://bvhttdl.gov.vn )
Thực hiện Thông báo số 439/VP-HCTC cuả Văn phòng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, ngày 28/7/2017 đoàn công tác của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch do đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tại Nhà sáng tác Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.
Do đó, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã cử đoàn công tác gồm lãnh đạo Trung tâm và các trưởng, phó phòng chức năng, lãnh đạo một số Nhà sáng tác do đồng chí Huỳnh Văn Ngàn làm trưởng đoàn vào làm việc với đoàn công tác của Bộ.
Đồng thời đoàn công tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã đi làm việc với một số Nhà sáng tác phía Nam ( Nhà sáng tác Nha Trang, Nhà sáng tác Vũng Tàu, Nhà sáng tác Đà Nẵng ) để kiểm tra phê duyệt báo cáo tài chính năm 2016, nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2017, triển khai các nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, kiện toàn tổ chức nhân sự một số Nhà sáng tác
Ngày 28 tháng 7 năm 2017, Đoàn công tác của Bộ do đồng chí Nguyễn Ngọc Thiện, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đồng chí đại diện lãnh đạo Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thể dục Thể thao, Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch Tài chính, Cục Di sản, Cục Văn hóa cơ sở, Vụ Đào tạo đã đến thăm và làm việc với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tại Nhà sáng tác Đà Lạt.
Tại buổi làm việc, đồng chí Huỳnh Văn Ngàn, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã báo cáo với Bộ trưởng và Đoàn công tác những nội dung cơ bản về hoạt động thực hiện các nhiệm vụ được giao trong thời gian qua.
Sau khi nghe báo cáo của đồng chí Huỳnh Văn Ngàn và ý kiến của các đồng chí trong Đoàn công tác, Bộ trưởng đã có ý kiến chỉ đạo như sau:
Biểu dương tinh thần khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt các nhiệm vụ của Trung tâm trong thời gian qua, nổi bật nhất là trong việc tổ chức hỗ trợ cho văn nghệ sĩ đến sáng tác, nhiều tác phẩm đã ra đời có giá trị về nội dung tư tưởng, nhiều tác phẩm được công bố, được giải thưởng của các Hội chuyên ngành Trung ương và Địa phương.
Thống nhất những kiến nghị và đề xuất của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, giao Vụ Kế hoạch, Tài chính từng bước giải quyết trong thời gian tới.
Thay mặt Tập thể lãnh đạo Trung tâm và các Nhà sáng tác, đồng chí Huỳnh Văn Ngàn đã cảm ơn sự quan tâm của Bộ trưởng đối với Trung tâm trong thời gian qua và hứa sẽ phấn đấu, làm tốt hơn nữa những gì mà Bộ trưởng đã căn dặn. Đồng chí kính chúc Bộ trưởng và Đoàn công tác của Bộ có chuyến công tác tại Đà Lạt - Lâm Đồng thành công, thắng lợi .
Dự kiến vào tháng 12/2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức chương trình công bố các tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật tiêu biểu, ra đời từ các nhà sáng tác trong giai đoạn 2015 - 2016.
Chương trình nhằm tôn vinh, khích lệ tinh thần sáng tạo của các văn nghệ sĩ, đồng thời hỗ trợ đưa các tác phẩm có giá trị đến với đông đảo công chúng. Để hiểu hơn về nội dung, ý nghĩa của chương trình, phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Huỳnh Văn Ngàn - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Văn học nghệ thuật.
1. Trong thời gian qua có rất nhiều trại sáng tác được mở ra, ông có thể cho biết một số kết quả nổi bật mà các trại sáng tác đã đạt được?
Ông Huỳnh Văn Ngàn: Hàng năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức từ 60 đến 80 Trại Sáng tác cho các loại hình nghệ thuật: Văn học, Sân khấu, Điện ảnh, Âm nhạc, Nhiếp ảnh, Múa, Văn học dân gian, Văn học miền núi, Kiến trúc của các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, các Hội Văn học nghệ thuật cấp tỉnh và các đoàn Nghệ thuật tại 06 Nhà Sáng tác: Tam Đảo, Đại Lải, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, quy tụ từ 1.000 đến 1.200 văn nghệ sỹ có nhu cầu sáng tác trên toàn quốc. Sau mỗi trại sáng tác đã có hàng chục tác phẩm văn học nghệ thuật được thai nghén và ra đời, có nhiều tác phẩm mang giá trị lớn về nội dung nghệ thuật đã được xuất bản phổ biến, được giải thưởng của các Hội chuyên ngành, góp phần phục vụ bạn đọc cả nước, kế thừa và bồi dưỡng tâm hồn nhân cách con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
2. Vậy mục đich của Chương trình công bố các tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật tiêu biểu, ra đời từ các nhà sáng tác trong giai đoạn 2015-2016 là gì?
Ông Huỳnh Văn Ngàn: Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức chương trình công bố các tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật tiêu biểu, ra đời từ các nhà sáng tác trong giai đoạn 2015-2016 nhằm mục đích đánh giá lại hiệu quả tổ chức hoạt động sáng tác trong thời gian qua, từ đó có biện pháp khắc phục, đổi mới trong thời gian tới. Đồng thời đây cũng như một cuộc tổng kết để cùng với các Hội chuyên ngành có sự lựa chọn đối tượng văn nghệ sỹ cử tham gia sáng tác.
Hơn nữa, qua việc tổ chức chương trình hướng tới đánh giá chất lượng thực tế sáng tác tại các Nhà Sáng tác của văn nghệ sỹ khi tham dự Trại và tôn vinh các tác phẩm văn học nghệ thuật, công trình văn học nghệ thuật đã được ra đời tại đây. Qua đó giới thiệu, quảng bá đến công chúng những tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật có giá trị đã sáng tác tại các Nhà Sáng tác trong hai năm 2015-2016 nhằm tạo cơ hội tiếp xúc, đối thoại, giao lưu giữa văn nghệ sĩ, góp phần tìm hiểu về nhu cầu và thị hiếu văn học nghệ thuật của công chúng.
3. Ông có thể cho biết một số nội dung chính của chương trình?
Ông Huỳnh Văn Ngàn: Chương trình “Công bố tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật tiêu biểu, ra đời từ các Nhà sáng tác trong giai đoạn 2015-2016” gồm những nội dung chính như: Trưng bày một số tác phẩm văn học nghệ thuật tiêu biểu của các loại hình nghệ thuật do các Hội chuyên ngành Trung ương và địa phương và kết quả đã đạt được trong 02 năm qua; Tổ chức Hội thảo với chủ đề “Đổi mới tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật” để nâng cao hiệu quả tác phẩm của văn nghệ sỹ dự Trại sáng tác; Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, đặc biệt là đêm Gala công bố các tác phẩm xuất sắc. Ngoài ra, chúng tôi còn dự định xuất bản, in và phát hành 02 tập sách tập hợp những tác phẩm tiêu biểu của các loại hình nghệ thuật đã sáng tác trong 02 năm 2015-2016
4. Có ý kiến cho rằng, rất nhiều tác phẩm, trong đó có không ít tác phẩm đã được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng các cấp vẫn chưa có điều kiện phổ biến rộng rãi tới công chúng. Theo ông, nguyên nhân là do đâu?
Ông Huỳnh Văn Ngàn: Có thể nói rằng, việc không ít tác phẩm đã được ghi nhận bằng nhiều giải thưởng các cấp vẫn chưa có điều kiện phổ biến rộng rãi tới công chúng do nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân chủ quan là ở khâu nghiệm thu sản phẩm ban đầu. Việc tổng hợp, đánh giá chất lượng các tác phẩm tiêu biểu qua các đợt sáng tác còn chưa được sự lan tỏa rộng lớn, thiếu tính hấp dẫn cho mỗi lần dự Trại. Những ý kiến trên, tuy là góc nhìn đơn lẻ nhưng cũng phần nào đã kịp thời giúp chúng tôi điều chỉnh quan tâm nhiều hơn tới việc công bố tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật tiêu biểu, xuất sắc cho phù hợp với thực tế. Chính vì vậy, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức việc công bố này theo định kỳ 02 năm/ lần và đây là năm đầu tiên Trung tâm tổ chức chương trình.
5. Chương trình công bố các tác phẩm và công trình văn học nghệ thuật là sự kiện tiêu biểu năm 2017 trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Ông có thể cho biết ý nghĩa của sự kiện này đối với việc sáng tác và công bố các tác phẩm trong thời gian tới?
Ông Huỳnh Văn Ngàn: Đây là hoạt động nhằm đánh giá chất lượng nhiệm vụ hỗ trợ văn nghệ sỹ tham dự Trại tại các Nhà sáng tác trực thuộc Trung tâm; tổng hợp lại các tác phẩm đã được sáng tác và phân loại các tác phẩm tiêu biểu để tôn vinh, động viên, khích lệ tinh thần lao động, sáng tạo nghệ thuật của văn nghệ sỹ, biểu dương kịp thời văn nghệ sỹ có tác phẩm tốt. Qua chương trình này góp phần quảng bá các tác phẩm văn học nghệ thuật xuất sắc đến với công chúng, tạo thêm không gian giao lưu nghệ thuật giữa các văn nghệ sỹ và giữa văn nghệ sỹ với công chúng. Từ đó, dư luận xã hội và các cơ quan truyền thông, báo chí đánh giá đúng về hiệu quả, chất lượng các tác phẩm cũng như trách nhiệm, nỗ lực của Trung tâm trong quá trình gần 40 năm hoạt động và phát triển.
Xin chân thành cảm ơn ông!
T.Thủy
( Nguồn: cinet.vn )