Minh Phương

Minh Phương

NGƯỜI ANH HÙNG CỦA BẦU TRỜI - Bút ký của Trịnh Thị Tâm – Hội văn học nghệ thuật Bình Phước (P1)

NGƯỜI ANH HÙNG CỦA BẦU TRỜI

Thời còn học phổ thông, thế hệ chúng tôi luôn thần tượng những người anh hùng, bất kể anh hùng đó là người Việt Nam hay nước ngoài. Ngày ấy, những người anh hùng, chiến sỹ thi đua trên mọi lĩnh vực là thần tượng, là lý tưởng, là niềm khát khao phấn đấu của tuổi trẻ chứ không như bây giờ, nhiều bạn trẻ chỉ thần tượng những diễn viên, ca sỹ Hàn Quốc hay cầu thủ bóng đá nổi tiếng; thậm chí có người hâm mộ cả những tên giết người máu lạnh! Với riêng tôi hồi ấy đã có sẵn trong lòng mình một Anh hùng huyền thoại. Đó là Đại tá, phi công Nguyễn Thành Trung, người anh hùng của bầu trời ngay từ khi ông chưa được công nhận là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Thế nên khi được ông đồng ý gặp mặt, tôi cứ tưởng mình nằm mơ. Tôi đã hồi hộp chuẩn bị cho cuộc tiếp xúc với thần tượng của mình bằng xương, bằng thịt và không sao giấu được sự lo âu.

Căn nhà của Anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung nằm ở cuối đường Dương Quảng Hàm, phường 6 quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh mang một vẻ trầm tư, tĩnh lặng. Trong những trang sử vàng về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, nhắc đến phi công Nguyễn Thành Trung, rất nhiều người sẽ biết đây là nhân vật được cách mạng cài sâu vào hàng ngũ địch, đã lái máy bay của Mỹ ném bom Dinh Độc lập - hang ổ ngụy quyền Sài Gòn ngày 8-4-1975. Ông cũng là người có công rất lớn trong việc thiết kế trận đánh táo bạo, có một không hai trong lịch sử ngày 28-4-1975. Với sự dẫn dắt của ông, những phi công của cách mạng đã phối hợp tuyệt vời cùng với những phi công hàng binh bay thẳng vào sào huyệt địch, ném bom phá hủy hàng chục máy bay, làm tê liệt hoàn toàn sân bay Tân Sơn Nhất ngay trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Những tiếng nổ kinh hoàng giữa lòng Sài Gòn đã làm rung chuyển Dinh Độc Lập – sào huyệt của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và khiến thế cờ không thể nào lật ngược. 3.000 quân Mỹ cuối cùng buộc phải rút khỏi miền Nam, chính quyền Dương Văn Minh buộc phải đầu hàng, đất nước ta hoàn toàn thống nhất.

Không muốn nói đi nói lại một chuyện ai cũng biết rồi!

Sau khi nghỉ hưu, ông bà về sống tại căn nhà ở đường Dương Quảng Hàm với niềm vui giản dị là hằng ngày chăm sóc bầy gà, đàn cá cảnh và những cây cảnh trong khuôn viên. Trang phục khỏe khoắn với quần zin áo thun khiến ông mang một vẻ phong trần rất cuốn hút. Trải qua bao thăng trầm của cuộc đời, ông vẫn quắc thước, rắn rỏi và trẻ hơn nhiều so với tuổi 78. Điều đó cho thấy sức chịu đựng dẻo dai cùng những phẩm chất khác biệt ở một con người xuất chúng.

Nhìn vẻ lúng túng của tôi, ông rót một ly nước đẩy về phía tôi và cười hồn hậu:

-         Cháu uống nước đi.

Tôi bê ly nước uống cạn. Dường như thấy tôi vẫn chưa được thoải mái, ông hỏi:

-         Cháu đi bằng phương tiện gì tới đây?

-         Dạ, bé Trang chở cháu tới ạ!

Trang là cháu gái tôi, là học trò của chị Nguyễn Thị Thương Thương - con gái đầu của Anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung, hiện chị là Phó khoa Huấn luyện chuyên ngành, Trung tâm Huấn luyện bay Vietnam Arlines. Trang được cô giáo Thương rất yêu quý nên tôi cũng được quý theo. Nghe tôi trả lời, ông nhìn tôi với vẻ tò mò, hóm hỉnh rồi hỏi bằng cái giọng cố làm cho thêm nặng:

- Rứa cũng dân “Quê Choa” hử?

Ông hỏi xong phá lên cười. Tôi cũng bật cười. Và sự lúng túng ban đầu của tôi vụt biến mất. Từ lúc nghe ông “chọc quê” tiếng Thanh Hóa và phá lên cười, tôi đã quên mất rằng tôi đang làm việc - nói một cách trang trọng là phỏng vấn một người anh hùng, quên luôn cả những câu hỏi đã chuẩn bị từ trước. Tôi cũng không nhớ rằng, tôi đang được nói chuyện với thần tượng của bao thế hệ trẻ Việt Nam.

Ông ngồi ngay ngắn trên xo-pha, nhìn thẳng tôi và nói cũng rất thẳng:

- Mười mấy năm rồi, chú không tiếp báo giới hay văn nghệ sỹ nữa. Nói đi nói lại cũng chỉ nhiêu đó, toàn những chuyện ai cũng biết từ lâu rồi. Cháu là ngoại lệ bởi đã đến từ Bình Phước, nơi có nhiều ân nghĩa với chú và bởi có Thương Thương “bảo lãnh”.

Sự thẳng thắn của ông khiến tôi thấy “nhột” xen lẫn sự tò mò về một con người lâu nay mình chỉ biết qua sách báo, phim ảnh. Và như để minh chứng cho điều ông vừa nói, hai chiếc điện thoại cứ đổ chuông liên hồi. Ông chỉ bấm giảm âm lượng mà không tắt máy, vì như thế là không lịch sự. Ông bảo cứ để họ gọi, không liên lạc được sẽ chán mà “tha” cho mình!

Vào dịp kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam hay những ngày lễ lớn của dân tộc, nhiều tờ báo trong nước và các hãng thông tấn nước ngoài lại muốn khai thác những câu chuyện xưa cũ, những nhân vật tên tuổi của cả hai phía trong cuộc chiến năm xưa. Và sự kiện ném bom Dinh Độc lập, ném bom Sân bay Tân Sơn Nhất mà ông là tác giả luôn là câu chuyện hấp dẫn đối với nhiều ký giả. Bởi có rất nhiều khía cạnh, rất nhiều tình tiết trong cuộc đời làm tình báo của một người Cộng sản, một nhân vật lịch sử chưa được khai thác, và những tình tiết ấy sẽ là thỏi nam châm hút bạn đọc đến với những tờ báo độc quyền khai thác.

Trong không khí mát mẻ của tiết trời phương Nam những ngày sau tết nguyên đán, ông thong thả kể về những tháng ngày nằm trong lòng địch.

Nguyễn Thành Trung trên thật là Đinh Khắc Chung, sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng tại xã An Khánh, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre. Năm 1957, học xong năm cuối tiểu học thì mẹ dẫn Đinh Khắc Chung lên Tòa án tỉnh Bến Tre để làm lại giấy khai sinh. Từ đó ông mang tên Nguyễn Thành Trung, lý lịch ghi rõ: một mẹ một con và mục “tên cha” đề là “vô danh”. Cậu bé 10 tuổi Đinh Khắc Chung không lý giải được vì sao mẹ mình lại làm điều này. Ông không hề biết rằng đó là sự sắp đặt rất chặt chẽ, có tính toán kỹ của cách mạng để nuôi dưỡng và đào tạo mình trở thành một chiến sỹ tình báo dưới danh nghĩa một phi công của Việt Nam Cộng hòa sau này.

Năm 1965, Nguyễn Thành Trung thi vào khoa Toán-Lý-Hóa, Trường Đại học Khoa học Sài Gòn (nay là Đại học Khoa học Tự nhiên). Cách mạng lúc này rất cần một người có tri thức và có điều kiện hoạt động tại nội thành Sài Gòn để có thể tiếp cận những địa điểm quan trọng mà khu 8 không thể vào được. Nguyễn Thành Trung có đầy đủ tố chất và là thời điểm hợp lý nhất để có thể đào tạo trở thành tình báo. Năm 1968, Nguyễn Thành Trung đăng ký vào sĩ quan, sau đó thi tuyển vào ngành không quân của Không lực Việt Nam Cộng hòa theo chỉ đạo của cấp trên. Việc trúng tuyển phi công để hoạt động trong hàng ngũ địch là chuỗi dài những cuộc đấu trí ngoạn mục mà phần thắng thuộc về người chủ động, quyết đoán và thông minh hơn. Và mọi yêu cầu, thách thức, nhiều khi làn ranh sống chết vô cùng mong manh, ông đều vượt qua ngoạn mục.

Việc cấp trên quyết định giao cho ông thực hiện nhiệm vụ ném bom Dinh Độc Lập ngày 8-4-1975 là hoàn toàn nằm ngoài dự kiến trước đó. Thời điểm này, ông có nguy cơ cao bị lộ do một cán bộ của ta bị địch bắt và khai ra. Người này hoạt động trong lực lượng pháo binh nhưng manh nha biết trong lực lượng không quân của chính quyền Sài Gòn có người của cách mạng và còn biết rõ quê Bến Tre. Thời điểm ấy, các tình báo viên của ta hoạt động ở cơ sở pháo binh của địch đều bị bắt. Lực lượng không quân của ngụy quyền khi ấy có khoảng 10 người quê Bến Tre, tất cả đều bị quân cảnh rà soát, thẩm vấn rất kỹ. Nhờ trí thông minh, bản lĩnh và quyết đoán, quân cảnh không thể khép tội ông, song vẫn đặt một dấu hỏi rất lớn về nhân thân của ông.

Cuộc chiến đang trong giai đoạn căng thẳng, quyết liệt, nếu ông bị lộ sẽ dở dang mọi kế hoạch nên những ngày này, Nguyễn Thành Trung như ngồi trên đống lửa, và ông đã tính đến các phương án rời hàng ngũ địch để trở về. Và 10 giây lịch sử bằng việc tách khỏi đội hình bay của Không đoàn 63 chiến thuật của Việt Nam Cộng hòa, đánh lạc hướng phi đoàn trưởng, đài quan sát mặt đất để quay trở lại ném bom Dinh Tổng thống ngụy và kho đạn Nhà Bè - là những mục tiêu đã được tổ chức chỉ định đã tạo ra một sức công phá ghê gớm trên chiến trường miền Nam lúc đó. Lập tức, vợ và con ông bị bắt giam, bị thẩm vấn và điều tra diện rộng. Nhưng cuộc điều tra chưa có kết quả thì 20 ngày sau, xẩm tối 28-4-1975, một phi đội 5 chiếc A37 của Quân đội Nhân dân Việt Nam xuất phát từ phi trường Thành Sơn gần Phan Rang lại tiếp tục dội bom xuống phi trường Tân Sơn Nhất, phá hủy nhiều máy bay, khí tài và đường băng của căn cứ không quân này. Và người chỉ huy phi đội không ai khác – chính là phi công Nguyễn Thành Trung.

Tôi đã đọc nhiều bài viết về hai trận oanh kích của Nguyễn Thành Trung cùng đồng đội vào sào huyệt của chính quyền tay sai Việt Nam Cộng hòa và biết rằng, cả hai cuộc không kích đều không gây thiệt hại quá lớn về cả nhân mạng lẫn vật chất cho phía đối phương. Nhưng nó đã gây ra sự kinh hoàng, hoảng loạn trong hàng ngũ sỹ quan và binh lính ngụy quyền Sài Gòn vào thời điểm cực kỳ quan trọng của cuộc chiến. Bởi thế, nó có ý nghĩa rất lớn về mặt chiến lược. Đặc biệt, lần đánh bom Sân bay Tân Sơn Nhất đã nói lên một điều rõ ràng: Sự sụp đổ của chế độ Việt Nam Cộng hòa là không thể tránh khỏi. Hai cuộc oanh kích mà Nguyễn Thành Trung là đạo diễn đã góp phần làm thay đổi cục diện cuộc chiến, giảm thương vong cho cả hai phía và làm nên tên tuổi người anh hùng của bầu trời.

Nhấp một ngụm trà, ông nói:

- Bây giờ đã ở cái ngưỡng bát tuần, nhiều lúc chú cứ chợt buồn chợt vui, có lúc lại ngẩn ngơ ngơ ngẩn. Cuộc đời đúng là trong rủi có may, trong may có rủi. Nói gì thì nói, chú còn sống được đến giờ đã là may mắn lắm rồi!

Điều đó thì không có gì phải bàn nữa. Cuộc chiến chống lại kẻ thù, giành lại độc lập, tự đo cho dân tộc luôn đầy những nguy nan. Nhưng so với việc giáp mặt kẻ thù ở làn ranh chiến tuyến, rõ ràng khác hoàn toàn với việc mặc áo kẻ thù làm việc cách mạng mà Nguyễn Thành Trung cùng những điệp viên huyền thoại của cách mạng đã làm nên. Nghe ông thổ lộ, tôi chợt nhận thấy con người ông thật gần gụi, thân thiện, hoàn toàn khác với hình dung ban đầu của mình. Con người ta, dù là bậc vĩ nhân hay người bình thường, thậm chí là kẻ ăn mày, được sống trên đời đã là điều may mắn hơn nhiều kẻ xấu số. Tôi không thể hình dung cuộc sống của một người tình báo, sống, làm việc giữa những kẻ thù đích thực của mình trong vai đồng đội, người cùng chí hướng thì sự hiểm nguy, ranh giới giữa sự sống và cái chết mong manh đến mức nào.

Còn tiếp

TÌM VỀ QUÊ NGOẠI - Truyện ngắn của Vương Thu Thuỷ - Hội văn học nghệ thuật Bình Phước

TÌM VỀ QUÊ NGOẠI

Ông Thật cố lục lại trí nhớ để tìm cái nền đất cũ, nhưng tất cả mọi cảnh vật ở đây đều hoàn toàn khác xa với nhiều năm về trước. Ông chỉ nhớ tên của một cây cầu, đó là cầu Cần Lê, nên ông dặn tài xế cho ông xuống xe ở ngay đầu cầu. Đã hơn một giờ đồng hồ mà ông loay hoay mãi vẫn không thể nào tìm ra cái nền đất cũ. Cái nền đất cũ ấy đã gắn bó tuổi thơ của ông bên ngoại từ cái thời còn bữa đói bữa no, bữa ngủ hầm, bữa chạy loạn... nhưng ông nhớ nhất là cái lần được theo ngoại và bà Năm đi biểu tình. Ông ngồi nép vào bóng cây ven đường mà nhớ về những ngày xa xưa ấy...                  

- Có đi không thì cùng đi bà Chín ơi!

- Dạ. Bà đợi ngoại cháu với. Ngoại ơi! Bà Năm kêu ngoại kìa. Ngoại cho cháu đi theo với nha ngoại.

Thật nôn nao nhìn đoàn người gấp gáp ngang qua trước nhà mình. Chưa biết ngoại có đồng ý cho đi theo hay không, nó cứ đội mũ lên đầu rồi chạy ra đứng cạnh bà Năm để đợi ngoại. Ngoại vừa bước ra, nó đã vội vàng lên tiếng:

- Ngoại dẫn cháu theo chứ đừng gửi cháu ở nhà thằng An như mọi lần nha ngoại. Cháu sẽ ngoan, sẽ nghe lời ngoại. Cháu tự đi chứ ngoại không phải cõng cháu đâu. Cháu đi còn nhanh hơn ngoại nữa á. Bà Năm ơi! Bà Năm nói giúp cháu với ngoại đi bà Năm. Giúp cháu đi mà bà Năm. Cháu năn nỉ bà Năm mà ...

Thấy thằng nhỏ quýnh quáng như vậy, bà Năm không nỡ từ chối nên gật đầu rồi quay sang bà Chín:

- Bà cho thằng bé đi theo cũng được, có gì tui với bà cùng coi chừng nó.

Bà Chín khoác chiếc áo dài tay cho cháu rồi nhắc nhở nó:

- Nhớ bám theo ngoại và bà Năm, không được buông tay bà, chạy lung tung.

Nó chỉ kịp “dạ” một tiếng rồi vội chen vào chạy chính giữa ngoại và bà Năm. Hai chữ “biểu tình” đã ăn sâu vào đầu nó tự lúc nào nó cũng không biết nữa. Chỉ cần nó nhìn thấy cả người già, người trẻ hăm hở nối tiếp nhau tấp nập trên đường đổ dồn về một hướng nào đó thì nó biết chắc chắn là đi biểu tình. Nó chỉ cần nhìn vào cách đi đứng và nét mặt của đoàn người đang đi đó thì sẽ phân biệt được ngay là họ đi biểu tình hay chạy loạn khi bị ruồng bố. Nó cũng đã quen với cảnh bồng bế, dắt díu nhau chạy tán loạn khi bị càn quét, ruồng bố giữa tiếng súng đạn, hò hét, rượt đuổi khi có đám lính vào làng. Cảnh càn quét, ruồng bố thì nó đã từng chứng kiến. Phải nói là khủng khiếp lắm. Khủng khiếp hơn đám anh Tèo, anh Long, anh Bình chơi trò đánh giặc giả rất nhiều, vì nó nghe được tiếng súng đạn thật bắn ra và nó thấy có cả máu lẫn người chết, nhưng mà là chết luôn chứ chẳng phải chết giả bộ đâu. Những lần như vậy thì ngoại cõng nó trên lưng thoăn thoắt chạy tìm nơi trú ẩn. Còn chuyện biểu tình thì nó chỉ mới được nghe, nhưng nó nghe đến nỗi nằm mơ nó vẫn nghe ngoại nói đi biểu tình. Và đây là lần đầu tiên ngoại chịu dẫn nó theo. Cũng may mà có bà Năm... Nó không biết bà Năm, ngoại và những người lớn đang nghĩ gì. Nhưng đối với nó, đây chính là một trong những trò khám phá hấp dẫn mà bọn trẻ con như nó đứa nào cũng tò mò muốn biết.

Bà cháu nó đã kịp nối đuôi theo đoàn người đi trước. Nó vẫn cứ tung tăng một cách vô tư ở giữa, còn ngoại và bà Năm vẫn tiếp tục câu chuyện với những người đi cùng: “Mình đi hướng nào đây mấy ông, mấy bà ơi”? “Tới nhà lão chủ sở Đờ Lalăng”. “Khi nào thì mới bắt đầu”? “Đã diễn ra từ sáng sớm đến giờ rồi”. “Cũng là công nhân cao su à? Có đông lắm không”? “Ừ, công nhân. Nhưng lần này có cả người kinh lẫn người đồng bào dân tộc. Có đến hơn mười ngàn người chứ không ít. Họ đã đấu tranh suốt cả buổi sáng. Nhưng lão chủ sở vẫn giả điếc, làm ngơ trốn trong nhà như không có gì xảy ra cả. Vì vậy mà bên ta đã tiếp tục vận động thêm được khoảng tầm năm ngàn công nhân nữa. Chúng ta sẽ tháp tùng cùng đoàn người tăng cường. Nhất quyết phải buộc bọn chủ sở trả lại công bằng cho công nhân chúng ta”. “Ừ, vậy thì nhanh nhanh lên. Nhanh lên các ông, các bà ơi! Đi nhanh cho kịp tụi nhỏ đằng trước. Sắp đến nơi rồi”...

Dòng người tăng cường đã hòa vào đoàn công nhân đang bám trụ vây kín nhà lão chủ sở Đờ Lalăng từ sáng đến giờ, làm cho khí thế hùng hậu bừng bừng như rực lửa giữa nắng trưa gay gắt. Tiếng hô dõng dạc, vang rền cứ từng đợt, từng đợt bao trùm dội xuống tòa nhà lão chủ sở rồi vang xa, vang xa, át cả tiếng hò hét và tiếng súng trấn áp của bọn lính:

- Yêu cầu chủ sở thực hiện yêu sách của công nhân!

- Thực hiện yêu sách của công nhân! Thực hiện yêu sách của công nhân!

- Phải tăng lương, giảm giờ làm, trả lương cho người dân tộc bằng lương của người kinh!

- Tăng lương, giảm giờ làm, trả lương cho người dân tộc bằng lương của người kinh! Tăng lương, giảm giờ làm, trả lương cho người dân tộc bằng lương của người kinh!

- Phải nới lỏng kìm kẹp, cho công nhân được tự do đi lại, hội họp!

- Nới lỏng kìm kẹp, công nhân được tự do đi lại, hội họp! Nới lỏng kìm kẹp, công nhân được tự do đi lại, hội họp!

- Không được cấp phát gạo mục, cá ươn cho công nhân!

- Không được cấp phát gạo mục, cá ươn! Không được cấp phát gạo mục, cá ươn!

- Không được đánh đập, sa thải công nhân!

- Không được đánh đập, sa thải công nhân! Không được đánh đập, sa thải công nhân!

- Phải chăm sóc, chữa trị cho công nhân khi bị ốm đau!

- Phải chăm sóc, chữa trị cho công nhân khi bị ốm đau! Phải chăm sóc, chữa trị cho công nhân khi bị ốm đau!

- Yêu cầu chủ sở thực hiện yêu sách của công nhân!

- Thực hiện yêu sách của công nhân! Thực hiện yêu sách của công nhân! Thực hiện yêu sách của công nhân! Thực hiện yêu sách của công nhân! ...

Trong vòng vây của dòng người đấu tranh ấy có sự cộng hưởng của cánh tay bé nhỏ vẫn từng đợt, từng đợt khí thế vung lên cùng tiếng hô non nớt, ngọng nghịu nhưng toát lên cái nhiệt huyết của loại vũ khí sắc bén làm kẻ thù khiếp sợ. Không biết thằng bé đã buông tay ngoại và bà Năm tự lúc nào mà giờ đây nó đã chen vào được đến vòng trong, sát nhà lão chủ sở. Một trong số những báng súng của bọn lính đang cố giải tỏa vòng vây đã chạm vào người nó. Tay nó vẫn vung cao, miệng nó vẫn hô to một cách hào hứng. Một vòng tay rắn chắc của ai đó bất chợt nhấc bổng nó lên rồi đặt nó ngồi trên cổ. Vậy là nó được đòng đòng trên vai của chú ấy. Khi thì tiến, lúc thì lùi, có lúc chú phải hạ thấp người cho toàn thân nó được lẫn vào đám đông để tránh đạn cho mãi đến cuối buổi đấu tranh.

Những tiếng hô của đoàn người đấu tranh và tiếng la hét của bọn lính đã tạm lắng, trật tự dần ổn định khi cánh cửa bật mở và tên chủ sở giữa đám lính bảo vệ đang dần dần hiện ra để điều đình cùng đại diện của công nhân.

Kể từ lúc thằng Thật vuột khỏi tay mình thì hai bà cụ bắt đầu hớt hải len lỏi giữa đám đông; tuy miệng vẫn hô to theo khí thế đấu tranh từng đợt, nhưng mắt không ngừng tìm kiếm thằng cháu nhỏ. Bà Chín biết là do sức cuốn hút của sự hiếu kỳ nên chắc chắn nó đã chạy vào vòng đầu của đoàn người, vậy là hai bà cứ len lỏi vào đến tận bên trong. Bất chợt bà Năm nhìn thấy nó được đòng đòng trên vai của một người đàn ông nên hai bà vội vàng chen vào hướng ấy. Đã mấy lần sém gặp được nhau nhưng rồi nó lại lẩn khuất vào đâu đó. Bây giờ không khí của cuộc đấu tranh đã dịu dần, hai bà cụ đã nhìn thấy cái đầu của nó cứ thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện theo hướng ra vòng ngoài và hai bà cứ phải vừa quan sát vừa bám theo ra.

Chú công nhân cứ thẳng hướng mà mình đoán có thể thằng bé đã chen từ đó vào để lách dần ra, vì chú biết chắc bà của nó đang rất lo lắng và đang tìm kiếm nó ở đâu đó. Đám đông đã tản thưa dần và cuối cùng rồi hai chú cháu cũng đã ra được đến vòng ngoài. Chú vừa hạ thấp người thì thằng Thật đã vội tụt nhanh xuống đất. Lúc này nó mới chợt nhớ ra và khóc òa hoảng hốt. Chú công nhân ôm nó dỗ dành:

- Ngoan, ngoan nào. Cháu sợ không tìm thấy ngoại phải không?

- Ủa, sao chú biết cháu sợ không tìm thấy ngoại? – Nó vừa quệt mắt, quệt mũi vừa ngạc nhiên hỏi chú.

- Chú đoán ra vậy mà. Nhưng không sao, chú cháu ta ngồi đây đợi ngoại. Nếu không gặp ngoại thì chú sẽ đưa cháu về nhà. Chiến sĩ tí hon dũng cảm, súng còn không sợ thì sợ gì đến chuyện lạc nhà.

- Chú gọi cháu là “chiến sĩ tí hon dũng cảm” à? Hay quá đi. Cháu rất thích. Nhưng mà cháu ...

- Cháu làm sao nào? Hay là đang lo sẽ bị ngoại mắng? Yên tâm đi. Chú sẽ xin ngoại giúp cháu.

- Dạ, chỉ là cháu không nhớ đường về nhà. Ngoại chưa bao giờ mắng cháu. Ngoại chỉ nhắc nhở cháu là, là ...

- Là mai mốt cháu không nên tự tiện đi đâu một mình mà không có người lớn đi cùng, rủi gặp kẻ xấu thì rất nguy hiểm. Với lại hôm nay người đông như vậy, rủi bị thất lạc thì ngoại biết tìm cháu ở đâu.

Nó mừng đến sững sờ khi nghe tiếng của ngoại.

- Ngoại. Là ngoại cháu đó chú.

Nó buông chú ra rồi chạy đến ôm chầm lấy ngoại. Nó thấy ngoại nó đang cười mà sao nước mắt của ngoại lại chảy tràn qua hai gò má. Mặc dù nó cảm thấy khó hiểu nhưng lại thương ngoại vô cùng. Nó kéo vạt áo lên lau nước mắt cho ngoại làm ai ai cũng đều xúc động...

*

Ông thấy sống mũi mình cay cay nên mở ba lô lấy cái bi đông ra rót nước rửa mặt. Ông sải bước về phía quán nước gần đó. Không khát nhưng ông vẫn vào quán, vào uống ly nước để hỏi thăm, may ra còn tìm được những người quen cũ. Bất chợt ông khựng lại, hàng cau xưa tuy già cõi nhưng vẫn còn. Hai thằng bé đang hí hoáy cùng mớ bi ve kia chắc chắc là cháu của thằng An bạn ông ngày ấy. Ông cảm thấy trong lòng vui đến lạ. Trước mắt ông là một Lộc Ninh thay da đổi thịt hoàn toàn, khác hẳn với cái thời ông từ biên giới Tây Nam vác ba lô về ngang qua. Đã bao lần ông muốn quay về quê ngoại để tìm lại những kỷ niệm xưa nhưng không thể. Vì công việc, vì lo phụ với vợ chăm ngoại lúc tuổi già, rồi lại chăm con, chăm cháu. Giờ thì không còn bận bịu gì nữa, ông có thể vác ba lô đi mươi ngày cũng được. Ông nhấc bàn chân nhẹ tênh bước về phía trước, cơn gió chiều như cũng vui lây.

TÌM VỀ QUÊ NGOẠI - Truyện ngắn của Vương Thu Thuỷ - Hội văn học nghệ thuật Bình Phước

TÌM VỀ QUÊ NGOẠI

Ông Thật cố lục lại trí nhớ để tìm cái nền đất cũ, nhưng tất cả mọi cảnh vật ở đây đều hoàn toàn khác xa với nhiều năm về trước. Ông chỉ nhớ tên của một cây cầu, đó là cầu Cần Lê, nên ông dặn tài xế cho ông xuống xe ở ngay đầu cầu. Đã hơn một giờ đồng hồ mà ông loay hoay mãi vẫn không thể nào tìm ra cái nền đất cũ. Cái nền đất cũ ấy đã gắn bó tuổi thơ của ông bên ngoại từ cái thời còn bữa đói bữa no, bữa ngủ hầm, bữa chạy loạn... nhưng ông nhớ nhất là cái lần được theo ngoại và bà Năm đi biểu tình. Ông ngồi nép vào bóng cây ven đường mà nhớ về những ngày xa xưa ấy...                  

- Có đi không thì cùng đi bà Chín ơi!

- Dạ. Bà đợi ngoại cháu với. Ngoại ơi! Bà Năm kêu ngoại kìa. Ngoại cho cháu đi theo với nha ngoại.

Thật nôn nao nhìn đoàn người gấp gáp ngang qua trước nhà mình. Chưa biết ngoại có đồng ý cho đi theo hay không, nó cứ đội mũ lên đầu rồi chạy ra đứng cạnh bà Năm để đợi ngoại. Ngoại vừa bước ra, nó đã vội vàng lên tiếng:

- Ngoại dẫn cháu theo chứ đừng gửi cháu ở nhà thằng An như mọi lần nha ngoại. Cháu sẽ ngoan, sẽ nghe lời ngoại. Cháu tự đi chứ ngoại không phải cõng cháu đâu. Cháu đi còn nhanh hơn ngoại nữa á. Bà Năm ơi! Bà Năm nói giúp cháu với ngoại đi bà Năm. Giúp cháu đi mà bà Năm. Cháu năn nỉ bà Năm mà ...

Thấy thằng nhỏ quýnh quáng như vậy, bà Năm không nỡ từ chối nên gật đầu rồi quay sang bà Chín:

- Bà cho thằng bé đi theo cũng được, có gì tui với bà cùng coi chừng nó.

Bà Chín khoác chiếc áo dài tay cho cháu rồi nhắc nhở nó:

- Nhớ bám theo ngoại và bà Năm, không được buông tay bà, chạy lung tung.

Nó chỉ kịp “dạ” một tiếng rồi vội chen vào chạy chính giữa ngoại và bà Năm. Hai chữ “biểu tình” đã ăn sâu vào đầu nó tự lúc nào nó cũng không biết nữa. Chỉ cần nó nhìn thấy cả người già, người trẻ hăm hở nối tiếp nhau tấp nập trên đường đổ dồn về một hướng nào đó thì nó biết chắc chắn là đi biểu tình. Nó chỉ cần nhìn vào cách đi đứng và nét mặt của đoàn người đang đi đó thì sẽ phân biệt được ngay là họ đi biểu tình hay chạy loạn khi bị ruồng bố. Nó cũng đã quen với cảnh bồng bế, dắt díu nhau chạy tán loạn khi bị càn quét, ruồng bố giữa tiếng súng đạn, hò hét, rượt đuổi khi có đám lính vào làng. Cảnh càn quét, ruồng bố thì nó đã từng chứng kiến. Phải nói là khủng khiếp lắm. Khủng khiếp hơn đám anh Tèo, anh Long, anh Bình chơi trò đánh giặc giả rất nhiều, vì nó nghe được tiếng súng đạn thật bắn ra và nó thấy có cả máu lẫn người chết, nhưng mà là chết luôn chứ chẳng phải chết giả bộ đâu. Những lần như vậy thì ngoại cõng nó trên lưng thoăn thoắt chạy tìm nơi trú ẩn. Còn chuyện biểu tình thì nó chỉ mới được nghe, nhưng nó nghe đến nỗi nằm mơ nó vẫn nghe ngoại nói đi biểu tình. Và đây là lần đầu tiên ngoại chịu dẫn nó theo. Cũng may mà có bà Năm... Nó không biết bà Năm, ngoại và những người lớn đang nghĩ gì. Nhưng đối với nó, đây chính là một trong những trò khám phá hấp dẫn mà bọn trẻ con như nó đứa nào cũng tò mò muốn biết.

Bà cháu nó đã kịp nối đuôi theo đoàn người đi trước. Nó vẫn cứ tung tăng một cách vô tư ở giữa, còn ngoại và bà Năm vẫn tiếp tục câu chuyện với những người đi cùng: “Mình đi hướng nào đây mấy ông, mấy bà ơi”? “Tới nhà lão chủ sở Đờ Lalăng”. “Khi nào thì mới bắt đầu”? “Đã diễn ra từ sáng sớm đến giờ rồi”. “Cũng là công nhân cao su à? Có đông lắm không”? “Ừ, công nhân. Nhưng lần này có cả người kinh lẫn người đồng bào dân tộc. Có đến hơn mười ngàn người chứ không ít. Họ đã đấu tranh suốt cả buổi sáng. Nhưng lão chủ sở vẫn giả điếc, làm ngơ trốn trong nhà như không có gì xảy ra cả. Vì vậy mà bên ta đã tiếp tục vận động thêm được khoảng tầm năm ngàn công nhân nữa. Chúng ta sẽ tháp tùng cùng đoàn người tăng cường. Nhất quyết phải buộc bọn chủ sở trả lại công bằng cho công nhân chúng ta”. “Ừ, vậy thì nhanh nhanh lên. Nhanh lên các ông, các bà ơi! Đi nhanh cho kịp tụi nhỏ đằng trước. Sắp đến nơi rồi”...

Dòng người tăng cường đã hòa vào đoàn công nhân đang bám trụ vây kín nhà lão chủ sở Đờ Lalăng từ sáng đến giờ, làm cho khí thế hùng hậu bừng bừng như rực lửa giữa nắng trưa gay gắt. Tiếng hô dõng dạc, vang rền cứ từng đợt, từng đợt bao trùm dội xuống tòa nhà lão chủ sở rồi vang xa, vang xa, át cả tiếng hò hét và tiếng súng trấn áp của bọn lính:

- Yêu cầu chủ sở thực hiện yêu sách của công nhân!

- Thực hiện yêu sách của công nhân! Thực hiện yêu sách của công nhân!

- Phải tăng lương, giảm giờ làm, trả lương cho người dân tộc bằng lương của người kinh!

- Tăng lương, giảm giờ làm, trả lương cho người dân tộc bằng lương của người kinh! Tăng lương, giảm giờ làm, trả lương cho người dân tộc bằng lương của người kinh!

- Phải nới lỏng kìm kẹp, cho công nhân được tự do đi lại, hội họp!

- Nới lỏng kìm kẹp, công nhân được tự do đi lại, hội họp! Nới lỏng kìm kẹp, công nhân được tự do đi lại, hội họp!

- Không được cấp phát gạo mục, cá ươn cho công nhân!

- Không được cấp phát gạo mục, cá ươn! Không được cấp phát gạo mục, cá ươn!

- Không được đánh đập, sa thải công nhân!

- Không được đánh đập, sa thải công nhân! Không được đánh đập, sa thải công nhân!

- Phải chăm sóc, chữa trị cho công nhân khi bị ốm đau!

- Phải chăm sóc, chữa trị cho công nhân khi bị ốm đau! Phải chăm sóc, chữa trị cho công nhân khi bị ốm đau!

- Yêu cầu chủ sở thực hiện yêu sách của công nhân!

- Thực hiện yêu sách của công nhân! Thực hiện yêu sách của công nhân! Thực hiện yêu sách của công nhân! Thực hiện yêu sách của công nhân! ...

Trong vòng vây của dòng người đấu tranh ấy có sự cộng hưởng của cánh tay bé nhỏ vẫn từng đợt, từng đợt khí thế vung lên cùng tiếng hô non nớt, ngọng nghịu nhưng toát lên cái nhiệt huyết của loại vũ khí sắc bén làm kẻ thù khiếp sợ. Không biết thằng bé đã buông tay ngoại và bà Năm tự lúc nào mà giờ đây nó đã chen vào được đến vòng trong, sát nhà lão chủ sở. Một trong số những báng súng của bọn lính đang cố giải tỏa vòng vây đã chạm vào người nó. Tay nó vẫn vung cao, miệng nó vẫn hô to một cách hào hứng. Một vòng tay rắn chắc của ai đó bất chợt nhấc bổng nó lên rồi đặt nó ngồi trên cổ. Vậy là nó được đòng đòng trên vai của chú ấy. Khi thì tiến, lúc thì lùi, có lúc chú phải hạ thấp người cho toàn thân nó được lẫn vào đám đông để tránh đạn cho mãi đến cuối buổi đấu tranh.

Những tiếng hô của đoàn người đấu tranh và tiếng la hét của bọn lính đã tạm lắng, trật tự dần ổn định khi cánh cửa bật mở và tên chủ sở giữa đám lính bảo vệ đang dần dần hiện ra để điều đình cùng đại diện của công nhân.

Kể từ lúc thằng Thật vuột khỏi tay mình thì hai bà cụ bắt đầu hớt hải len lỏi giữa đám đông; tuy miệng vẫn hô to theo khí thế đấu tranh từng đợt, nhưng mắt không ngừng tìm kiếm thằng cháu nhỏ. Bà Chín biết là do sức cuốn hút của sự hiếu kỳ nên chắc chắn nó đã chạy vào vòng đầu của đoàn người, vậy là hai bà cứ len lỏi vào đến tận bên trong. Bất chợt bà Năm nhìn thấy nó được đòng đòng trên vai của một người đàn ông nên hai bà vội vàng chen vào hướng ấy. Đã mấy lần sém gặp được nhau nhưng rồi nó lại lẩn khuất vào đâu đó. Bây giờ không khí của cuộc đấu tranh đã dịu dần, hai bà cụ đã nhìn thấy cái đầu của nó cứ thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện theo hướng ra vòng ngoài và hai bà cứ phải vừa quan sát vừa bám theo ra.

Chú công nhân cứ thẳng hướng mà mình đoán có thể thằng bé đã chen từ đó vào để lách dần ra, vì chú biết chắc bà của nó đang rất lo lắng và đang tìm kiếm nó ở đâu đó. Đám đông đã tản thưa dần và cuối cùng rồi hai chú cháu cũng đã ra được đến vòng ngoài. Chú vừa hạ thấp người thì thằng Thật đã vội tụt nhanh xuống đất. Lúc này nó mới chợt nhớ ra và khóc òa hoảng hốt. Chú công nhân ôm nó dỗ dành:

- Ngoan, ngoan nào. Cháu sợ không tìm thấy ngoại phải không?

- Ủa, sao chú biết cháu sợ không tìm thấy ngoại? – Nó vừa quệt mắt, quệt mũi vừa ngạc nhiên hỏi chú.

- Chú đoán ra vậy mà. Nhưng không sao, chú cháu ta ngồi đây đợi ngoại. Nếu không gặp ngoại thì chú sẽ đưa cháu về nhà. Chiến sĩ tí hon dũng cảm, súng còn không sợ thì sợ gì đến chuyện lạc nhà.

- Chú gọi cháu là “chiến sĩ tí hon dũng cảm” à? Hay quá đi. Cháu rất thích. Nhưng mà cháu ...

- Cháu làm sao nào? Hay là đang lo sẽ bị ngoại mắng? Yên tâm đi. Chú sẽ xin ngoại giúp cháu.

- Dạ, chỉ là cháu không nhớ đường về nhà. Ngoại chưa bao giờ mắng cháu. Ngoại chỉ nhắc nhở cháu là, là ...

- Là mai mốt cháu không nên tự tiện đi đâu một mình mà không có người lớn đi cùng, rủi gặp kẻ xấu thì rất nguy hiểm. Với lại hôm nay người đông như vậy, rủi bị thất lạc thì ngoại biết tìm cháu ở đâu.

Nó mừng đến sững sờ khi nghe tiếng của ngoại.

- Ngoại. Là ngoại cháu đó chú.

Nó buông chú ra rồi chạy đến ôm chầm lấy ngoại. Nó thấy ngoại nó đang cười mà sao nước mắt của ngoại lại chảy tràn qua hai gò má. Mặc dù nó cảm thấy khó hiểu nhưng lại thương ngoại vô cùng. Nó kéo vạt áo lên lau nước mắt cho ngoại làm ai ai cũng đều xúc động...

*

Ông thấy sống mũi mình cay cay nên mở ba lô lấy cái bi đông ra rót nước rửa mặt. Ông sải bước về phía quán nước gần đó. Không khát nhưng ông vẫn vào quán, vào uống ly nước để hỏi thăm, may ra còn tìm được những người quen cũ. Bất chợt ông khựng lại, hàng cau xưa tuy già cõi nhưng vẫn còn. Hai thằng bé đang hí hoáy cùng mớ bi ve kia chắc chắc là cháu của thằng An bạn ông ngày ấy. Ông cảm thấy trong lòng vui đến lạ. Trước mắt ông là một Lộc Ninh thay da đổi thịt hoàn toàn, khác hẳn với cái thời ông từ biên giới Tây Nam vác ba lô về ngang qua. Đã bao lần ông muốn quay về quê ngoại để tìm lại những kỷ niệm xưa nhưng không thể. Vì công việc, vì lo phụ với vợ chăm ngoại lúc tuổi già, rồi lại chăm con, chăm cháu. Giờ thì không còn bận bịu gì nữa, ông có thể vác ba lô đi mươi ngày cũng được. Ông nhấc bàn chân nhẹ tênh bước về phía trước, cơn gió chiều như cũng vui lây.

Kế hoạch tổ chức Trại sáng tác trong tháng 6/2023 của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

                                                   KẾ HOẠCH SÁNG TÁC THÁNG 6/2023
                                 CỦA TRUNG TÂM HỐ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
TT ĐƠN VỊ PHỐI HỢP THỰC HIỆN THỜI GIAN  
II NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
4 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Thuận 1/6-15/6  
III NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ LẠT    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
6 Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh 2/6-16/6  
IV NHÀ SÁNG TÁC ĐẠI LẢI    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
4 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh 1/6-15/6  
VI NHÀ SÁNG TÁC TAM ĐẢO    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
4 Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội 10-24/6  
5 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Phú Yên 26/6-10/7  
VII NHÀ SÁNG TÁC VŨNG TÀU    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
5 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai 20/5-03/6  
6 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương 20/5-03/6  

Kế hoạch tổ chức Trại sáng tác trong tháng 6/2023 của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

                                                   KẾ HOẠCH SÁNG TÁC THÁNG 6/2023
                                 CỦA TRUNG TÂM HỐ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
TT ĐƠN VỊ PHỐI HỢP THỰC HIỆN THỜI GIAN  
II NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
4 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Thuận 1/6-15/6  
III NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ LẠT    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
6 Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh 2/6-16/6  
IV NHÀ SÁNG TÁC ĐẠI LẢI    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
4 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh 1/6-15/6  
VI NHÀ SÁNG TÁC TAM ĐẢO    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
4 Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội 10-24/6  
5 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Phú Yên 26/6-10/7  
VII NHÀ SÁNG TÁC VŨNG TÀU    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
5 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai 20/5-03/6  
6 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương 20/5-03/6  

Kế hoạch tổ chức Trại sáng tác trong tháng 6/2023 của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

                                                   KẾ HOẠCH SÁNG TÁC THÁNG 6/2023
                                 CỦA TRUNG TÂM HỐ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
TT ĐƠN VỊ PHỐI HỢP THỰC HIỆN THỜI GIAN  
II NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
4 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bình Thuận 1/6-15/6  
III NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ LẠT    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
6 Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh 2/6-16/6  
IV NHÀ SÁNG TÁC ĐẠI LẢI    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
4 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh 1/6-15/6  
VI NHÀ SÁNG TÁC TAM ĐẢO    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
4 Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội 10-24/6  
5 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Phú Yên 26/6-10/7  
VII NHÀ SÁNG TÁC VŨNG TÀU    
TRẠI SÁNG TÁC TỔNG HỢP    
5 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai 20/5-03/6  
6 Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương 20/5-03/6  

Bế mạc Trại sáng tác văn học 2023 tại Đà Lạt

Trại sáng tác văn học Đà Lạt do Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức từ 5/5/2023 đến 19/5/2023.

15 hội viên Hội nhà văn Việt Nam đến từ 11 tỉnh thành đã tham gia Trại sáng tác, do nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng làm trại trưởng, đã tiến hành buổi tổng kết bế mạc.

bemachoinhavant5 2023

Đến dự lễ có nhà thơ Thanh Dương Hồng – Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Lâm Đồng, ông Võ Văn Quốc Bình – đại diện Nhà sáng tác Đà Lạt, cùng các phóng viên báo đài và một số văn nghệ sĩ của tỉnh Lâm Đồng.

Nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng đã phát biểu trong bài tổng kết trại: “Tuy chỉ 15 ngày song các trại viên đã cháy hết mình với cảm xúc, đam mê theo cách riêng của mỗi người. Các nhà thơ nhà văn đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước được gặp gỡ giao lưu chia sẻ, hào hứng với các dự định sáng tác cũng như nhiều nhà văn quyết tâm hoàn chỉnh các tác phẩm đã lên đề cương hoặc viết dang dở từ trước.”

Ngoài ra, từng nhóm tổ chức dã ngoại, kết hợp đi thực tế để lấy cảm hứng từ đất và người Lâm Đồng nói chung, Đà Lạt nói riêng. Trại viết được sự hỗ trợ bởi những nhà văn nhà báo ở Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng, Báo Lâm Đồng và các văn nghệ sĩ địa phương làm cho những nhà văn xa nhà có thêm những mối quan hệ đồng nghiệp và bạn bè ấm áp, tươi sáng.

Ở lĩnh vực văn xuôi, có thể thấy các nhà văn Dương Hướng, Hồ Việt Khuê, Nguyễn Công Kiệt, Nghiêm Thị Hằng, Y Mùi, Phan Mai Hương đều hoàn thành các tác phẩm tâm huyết của mình tại trại với nhiều trang viết mới sinh động, thăng hoa. Các nhà thơ Phạm Quỳnh Loan, Trịnh Quốc Thắng, Bùi Minh Vũ, Đỗ Toàn Diện, Phạm Ánh Sao, Trần Đỗ Liêm, Đặng Văn Chương, Hồ Khải Hoàn, Nguyễn Thanh Mừng đã vừa hoàn chỉnh các tập thơ, vừa có nhiều sáng tác mới về Đà Lạt- Lâm Đồng cũng như các đề tài tâm huyết

Ngoài tình cảm đồng nghiệp - bạn bè, anh em từ bốn phương trời tụ lại dưới mái nhà Trại sáng tác, Ban tổ chức đã thu hái được nhiều kết quả đáng trân trọng. Trong thời gian 15 ngày, Trại sáng tác đã thu hoạch được tác phẩm ở nhiều thể loại, từ tiểu thuyết đến truyện, ký, từ thơ đến trường ca, từ đề tài biển đảo đến tình yêu quê hương đất nước, từ ký ức lịch sử đến cuộc sống đương đại, từ văn học cho người lớn đến văn học thiếu nhi…

Lãnh đạo hội VHNT tỉnh Lâm Đồng cùng các văn nghệ sĩ Lâm Đồng cũng chia sẻ cảm xúc và chúc mừng thành quả mà trại đã thu được.

Ông Võ Văn Quốc Bình- đại diện Nhà sáng tác Đà Lạt đã đón nhận các tác phẩm của 15 trại viên cùng những lời động viên chân thành, sự cảm thông với các văn nghệ sĩ dự trại.

Các trại viên cũng lần lượt trao gửi những cảm nhận, tình cảm, những kết quả thu được bằng những bài thơ, truyện ngắn mới sáng tác tại trại viết sau những chuyến thực tế dã ngoại trên cao nguyên…

Các nhà văn, nhà thơ cũng bày tỏ lòng cám ơn đến Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Việt Nam đã tạo điều kiện để các nhà văn được tham gia trại viết, có được cảm xúc và cho ra đời những tác phẩm mới. Việc đánh giá tác phẩm, phong trào sáng tác sẽ do các Ban văn học, các Hội đồng chuyên môn của Hội Nhà văn đảm trách, những tác phẩm có chất lượng cao sẽ được đưa vào danh mục xuất bản trên các tạp chí để có thể đến được với đông đảo bạn đọc yêu văn học.

Bế mạc Trại sáng tác văn học 2023 tại Đà Lạt

Trại sáng tác văn học Đà Lạt do Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức từ 5/5/2023 đến 19/5/2023.

15 hội viên Hội nhà văn Việt Nam đến từ 11 tỉnh thành đã tham gia Trại sáng tác, do nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng làm trại trưởng, đã tiến hành buổi tổng kết bế mạc.

bemachoinhavant5 2023

Đến dự lễ có nhà thơ Thanh Dương Hồng – Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Lâm Đồng, ông Võ Văn Quốc Bình – đại diện Nhà sáng tác Đà Lạt, cùng các phóng viên báo đài và một số văn nghệ sĩ của tỉnh Lâm Đồng.

Nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng đã phát biểu trong bài tổng kết trại: “Tuy chỉ 15 ngày song các trại viên đã cháy hết mình với cảm xúc, đam mê theo cách riêng của mỗi người. Các nhà thơ nhà văn đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước được gặp gỡ giao lưu chia sẻ, hào hứng với các dự định sáng tác cũng như nhiều nhà văn quyết tâm hoàn chỉnh các tác phẩm đã lên đề cương hoặc viết dang dở từ trước.”

Ngoài ra, từng nhóm tổ chức dã ngoại, kết hợp đi thực tế để lấy cảm hứng từ đất và người Lâm Đồng nói chung, Đà Lạt nói riêng. Trại viết được sự hỗ trợ bởi những nhà văn nhà báo ở Đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng, Báo Lâm Đồng và các văn nghệ sĩ địa phương làm cho những nhà văn xa nhà có thêm những mối quan hệ đồng nghiệp và bạn bè ấm áp, tươi sáng.

Ở lĩnh vực văn xuôi, có thể thấy các nhà văn Dương Hướng, Hồ Việt Khuê, Nguyễn Công Kiệt, Nghiêm Thị Hằng, Y Mùi, Phan Mai Hương đều hoàn thành các tác phẩm tâm huyết của mình tại trại với nhiều trang viết mới sinh động, thăng hoa. Các nhà thơ Phạm Quỳnh Loan, Trịnh Quốc Thắng, Bùi Minh Vũ, Đỗ Toàn Diện, Phạm Ánh Sao, Trần Đỗ Liêm, Đặng Văn Chương, Hồ Khải Hoàn, Nguyễn Thanh Mừng đã vừa hoàn chỉnh các tập thơ, vừa có nhiều sáng tác mới về Đà Lạt- Lâm Đồng cũng như các đề tài tâm huyết

Ngoài tình cảm đồng nghiệp - bạn bè, anh em từ bốn phương trời tụ lại dưới mái nhà Trại sáng tác, Ban tổ chức đã thu hái được nhiều kết quả đáng trân trọng. Trong thời gian 15 ngày, Trại sáng tác đã thu hoạch được tác phẩm ở nhiều thể loại, từ tiểu thuyết đến truyện, ký, từ thơ đến trường ca, từ đề tài biển đảo đến tình yêu quê hương đất nước, từ ký ức lịch sử đến cuộc sống đương đại, từ văn học cho người lớn đến văn học thiếu nhi…

Lãnh đạo hội VHNT tỉnh Lâm Đồng cùng các văn nghệ sĩ Lâm Đồng cũng chia sẻ cảm xúc và chúc mừng thành quả mà trại đã thu được.

Ông Võ Văn Quốc Bình- đại diện Nhà sáng tác Đà Lạt đã đón nhận các tác phẩm của 15 trại viên cùng những lời động viên chân thành, sự cảm thông với các văn nghệ sĩ dự trại.

Các trại viên cũng lần lượt trao gửi những cảm nhận, tình cảm, những kết quả thu được bằng những bài thơ, truyện ngắn mới sáng tác tại trại viết sau những chuyến thực tế dã ngoại trên cao nguyên…

Các nhà văn, nhà thơ cũng bày tỏ lòng cám ơn đến Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và Hội Nhà văn Việt Nam đã tạo điều kiện để các nhà văn được tham gia trại viết, có được cảm xúc và cho ra đời những tác phẩm mới. Việc đánh giá tác phẩm, phong trào sáng tác sẽ do các Ban văn học, các Hội đồng chuyên môn của Hội Nhà văn đảm trách, những tác phẩm có chất lượng cao sẽ được đưa vào danh mục xuất bản trên các tạp chí để có thể đến được với đông đảo bạn đọc yêu văn học.

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này