Minh Phương

Minh Phương

Chùm thơ của tác giả ĐÀM CHU VĂN - Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai

Chùm thơ của tác giả ĐÀM CHU VĂN, sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật Đồng Nai, Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 3-2018.

Câu bolero nht sông Tin

Câu bolero sũng nưc

em nht giùm tôi trong d dt sóng sông Tin

sóng sông Hu cũng lng chng man mác

có chiếc lá lênh đênh min s phn

nhng kiếp ngưi lưu lc, lãng quên

có nhát ra chém trên thân đa trưc cng làng a ròng ut hn

có cuc tình dang d, đng cay…

 

Câu hát rt ràng, ám nh

miên man ru gic ơ h

tôi lãng đãng ng mình vào câu hát

sông Hu, sông Tin ngn ngang nhng tiếng th dài…

 

Em giúp tôi hong khô câu bolero bng màu chin ng trái cây sum suê

                                                                                                     đt mit vưn.

                                                                                                      16/3/2018

 

Gp bông súng tím Hi An

Ph du lch nưp bưc ngưi t x

Gp màu hoa thân thuc làng quê

Hn ta bng âu lo chuyn bao đng cc c

Cái sc tím mong manh gia thông thc gió lùa.

                                                         19/3/2018

 

HOÀNG THẢO - Truyện ngắn của Trần Thu Hằng

Truyện ngắn của tác giả Trần Thu Hằng, sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật Đồng Nai, Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 3-2018.

Qua chốt kiểm lâm cuối cùng, đại tá xuống xe, người ở đâu xuất hiện khá đông tháp tùng ông đi vào cánh rừng sát biên giới. Hoàng Thảo chợt cảm thấy nghi ngại vì nàng thấy điều gì đó bất thường. 10 giờ sáng mà cả cánh rừng im lặng, cả vài chục người bước đi trên đường mòn dường như cũng không gây tiếng động. Nàng cùng với cái ba lô trên lưng và máy ảnh trước cổ lặng lẽ đi theo đoàn người. Đại tá đi chênh chếch phía trước nàng. Nàng thấy ông đại tá không hề giống như báo chí ca ngợi, cũng không giống lời thiên hạ đồn đại. Qua vài lần tiếp xúc nàng nhận xét con người này thích hợp làm chính trị gia hơn. Tướng mạo nho nhã, nói chuyện chậm rãi điềm đạm, nhất là đôi mắt đẹp và vầng trán rộng rất tĩnh tại; nàng công nhận ông ta đẹp trai quá mức cần thiết, nhưng lại có vẻ kiêu ngạo ngấm ngầm như là không có ai dưới đôi mắt ấy. Thỉnh thoảng Hoàng Thảo còn có cảm giác ông chạm tay vào túi quần như để tìm cây súng...

Nhưng dường như đó chỉ là cảm giác của riêng nàng thôi. Thực tế thì ông vui vẻ tiến lại gần nàng, trên tay cầm một giò long tu đang nở hoa rực rỡ. “Hoàng Thảo, tên cô giống hệt loài hoa lan rừng ở quê tôi. Rừng phương Nam cũng có loài hoa này, cô có thích nó không?”

Thái độ của ông khiến Hoàng Thảo ngỡ ngàng như đang đeo thiết bị thực tế ảo. Ông tỏ ra hoạt bát đến không ngờ, tay, chân, đôi mắt đều nhanh nhn, linh hoạt khác hẳn vẻ im lìm trên xe trong suốt chặng đường va qua... Vừa muốn trao cho nàng giò hoa thơm nức, đẹp tuyệt, ông vừa hào hứng nói một cách không đầu không cuối:

-Quê tôi có nhiều hoa lan rừng lắm. Thuở nhỏ tôi rất thích vào rừng tìm phong lan chơi tết. Tôi quen với một nhà sinh vật học nên mới biết đến cái tên Hoàng Thảo đấy...

Không biết ông tâm sự với nàng hay với mọi người xung quanh. Trong một phần nghìn giây nàng nhận ra rằng mình rất có lý khi không nhìn thẳng vào cử chỉ ga lăng của vị đại tá công an, mà nhìn xuyên ra phía sau. Nhưng nàng hoàn toàn không lý giải được vì sao nàng lại vươn tay ra cầm lấy giò hoa lan, rồi ôm chầm lấy ông, lấy hết sức xoay người ông lại để hứng trọn mấy viên đạn đang xả tới...

***

Không biết bao nhiêu ngày đã trôi qua, Hoàng Thảo nằm im lìm ở nơi nàng không hề biết, không có hy vọng của sự sống, cũng không ai biết để tìm nàng. Sau khoảnh khắc nàng ngã xuống, hàng chục tên tội phạm bị bắt, bao nhiêu kẻ “nhúng chàm” cũng bị đưa ra ánh sáng, kéo theo cả một vụ buôn bán ma tuý xuyên quốc gia... Nàng được đưa về bệnh viện của Bộ Công an, được chăm sóc đặc biệt, nhưng gia đình chồng con thì không biết nàng ở đâu, chắc là họ tưởng rằng nàng mất tích. Buổi sớm nàng đi theo đoàn công tác, vợ chồng nàng còn gây nhau và hai người đã từ biệt nhau bằng những câu nói: “Mày muốn đi thì đi luôn đi!...”; “Anh tưởng tôi đi chơi à?!” Khi Hoàng Thảo nhận biết được, nàng lập tức yêu cầu được rời đi: “Tôi không thể ở đây, không muốn dính dáng gì đến ông ấy...” Nàng cương quyết rời khỏi giường bệnh để rồi bước đi không vững, đổ gục ngay cửa phòng bệnh.

Nhưng về đến bệnh viện huyện, tìm mọi cách liên lạc, mấy ngày sau chồng nàng vẫn không tới. Tất nhiên là anh ta cũng không đưa con tới thăm nàng.

Nửa đêm, đau đớn, đói khát, Hoàng Thảo khóc vật vã trong phòng cấp cứu thì ông đại tá đến thăm. Mặc thường phục nhìn ông già nua, nhạt nhoà hơn mọi khi rất nhiều. Nhìn thấy ông ngồi gần giường bệnh, nàng quay ngoắt đi, nhưng ông lặng lẽ, kiên nhẫn ngồi đó. Rạng sáng, ông đứng dậy, nói nhỏ với nàng:

-Tôi biết cô đau, không ngủ được, nhưng không muốn nói chuyện với tôi. Tôi biết ơn cô, tôi nợ cô một mạng sống. Nhưng thật tình tôi không biết, vì sao cô lại đỡ đạn cho tôi...

Hoàng Thảo nhìn lên, những mảng tường trống rỗng và im lặng như khoảng rừng hôm ấy. Ông đại tá tiến đến sát giường bệnh, cô cảm thấy hơi thở của ông chạm vào những sợi tóc nhiều ngày không tắm gội, bết dính trên đầu cô.

-Có phải vì... như người ta nói... vì cô có tình cảm với tôi...

Hoàng Thảo cười héo hắt, một mình. Chắc là họ đã mở xem laptop, máy ảnh, thẻ nhớ của cô, thấy hình ảnh và thông tin của ông do cô lưu lại. Có một thể loại hư cấu, ngôn tình giữa nhà báo và thủ trưởng cơ quan điều tra sao? Sao ông ta lại dễ tin như vậy nhỉ?

-Xin lỗi ông, không.

-Ừ, tôi cũng hy vọng thế - ông lập tức nói nhanh. Nhưng cô là người tốt, đặc biệt tốt. Vì vậy, tôi đang xúc tiến làm hồ sơ khen thưởng cho cô... trước khi tôi rời khỏi nơi đây...

Hoàng Thảo quay ngoắt lại, không thèm đếm xỉa đến phép lịch sự nữa. Cô nói thều thào vì bị băng kín, nhưng đầy sự gay gắt, bực bội:

-Ông nghĩ tôi cần được khen thưởng ư? Ông nhầm rồi. Cũng chẳng phải vì tôi là người tốt, càng không phải tôi yêu ông. Vì sao tôi lao vào đỡ đạn cho ông ư? Vì tôi chán cuộc sống luôn tỉnh táo cân đong đo đếm, nơi đó con người luôn chọn cho mình những gì có lợi nhất, bất chấp sinh tồn của người khác. Tôi chán những cuộc chiến không lời nhưng đầy hiểm nguy của cuộc đời, mà tôi đã sa chân, rồi không thể nào quay lại được...

Ông đại tá chợt bật cười thật nhẹ, thậm chí ông còn giơ tay vuốt tóc cho nàng và nói:

-Tôi hiểu rồi mà cô bé. Tôi sẽ đưa con cô tới đây thăm cô, được không?

Trong một giây, nàng khựng lại trước nụ cười hiền và ánh mắt dịu dàng như một người cha ấy, rồi lại tiếp tục nói cứng:

-Đương nhiên là ông nên làm như vậy, nhưng phải đảm bảo an toàn cho chúng. Tôi sẽ không cảm kích đâu...

-Tôi hiểu mà. Chúc cô mau khoẻ...

                                                                              ***            

Tất cả là do sự lựa chọn của nàng. Nàng đã do dự khi bước lên, ngồi ghế sau trong xe của ông đại tá. Không phải vì trước đó nàng đã được cảnh báo rằng đây không phải là nơi dành cho phụ nữ, dù nàng là một nhà báo kỳ cựu. Nàng chưa từng e ngại trước những lời cảnh báo tương tự như thế. Nhưng đi theo xe công tác của một ông đại tá công an có vẻ không phù hợp với chuẩn mực của riêng nàng. Nhất là ông ta đang làm những nhiệm vụ cuối cùng trước khi rời bỏ đất này, lên Tổng cục để chờ lên tướng. Cũng không phải nàng đã nghe nhiều điều tiếng về ông, cả những lời ngợi ca lẫn chê bai, oán trách. Nàng cảm thấy khó chịu khi ngồi gò bó trong chiếc xe riêng của ông ta, nhưng không có sự lựa chọn nào khác, nếu không muốn rong ruổi hơn một trăm cây số trên chiếc xe máy với căn bệnh gai cột sống, lại thêm rất nhiu phiền toái khi phải đi qua cửa khẩu và c chốt kiểm lâm. Dù sao nàng đã quyết đi thì một chút khó xử đó đâu có đáng gì, tất cả vì vấn đề mà nàng theo đuổi, vì bài phóng sự mà nàng chuẩn bị viết.

Một buổi chiều tối, ông đến cùng hai đứa con của Hoàng Thảo như đã hứa. Nhìn thấy mẹ nằm trên giường bệnh, hai đứa nhỏ ùa vào ôm chầm lấy mẹ, rồi sau đó khóc nức nở. Hoàng Thảo chồm dậy ôm lấy chúng, bất chấp vết thương. Lần lượt nhìn vào mắt các con, gặng hỏi cha chúng đâu, nàng quay ra lớn tiếng với ông:

-Tại sao ông để cho chúng nó sợ đến vậy? Ai cho ông dùng bạo lực với chồng con tôi?

Ông đại tá vẫn đứng gần cửa, sắc mặt không đổi. Ông nói nhỏ với một người áo trắng vừa bước vào, và lập tức họ đưa hai đứa con của nàng ra ngoài, làm chúng lại kêu khóc váng lên.

-Ông... tại sao ông lại...?

Ông bước đến gần giữ nàng khỏi vùng ra khỏi giường, và nói nhỏ vào tai nàng:

-Tôi xin lỗi, nhưng cô xúc động quá sẽ không tốt chút nào, cần phải kiềm chế. Cô nên giữ gìn sức khoẻ và quên những chuyện không vui đi. Tôi không làm gì con cô cả, còn chồng cô, anh ấy phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân mình.

Điều này thì nàng hiểu, không cần giải thích gì thêm vì nàng quá hiểu tâm tính chồng mình. Nhưng như con chim mẹ bị trọng thương, nàng chới với kêu lên:

-Nếu con tôi gặp chuyện gì, tôi sẽ không để yên cho ông đâu. Ông nên nhớ, tôi đỡ đạn cho ông không phải vì tôi là một bà thánh, nhưng càng không phải để người khác đối xử với mình một cách tuỳ tiện.

Đại tá ôm chặt lấy Hoàng Thảo, ông trừng mắt nhìn nàng, để lộ đôi mắt hằn đầy vết đỏ:

-Sao phải thế hả Hoàng Thảo? Cô có biết như thế là cố chấp không? Ở đời sao không chọn lấy tình yêu, niềm vui, sự an ủi, mà cứ phải đâm đầu vào đá tảng làm gì...

Kiệt sức, không vùng vẫy được nữa, Hoàng Thảo vừa nói vừa thở dốc:

-Đúng vậy, lẽ ra tôi không nên quan tâm đến một ông thiếu tướng tương lai như ông. Ông sống ở mảnh đất này hơn 40 năm để rồi chuẩn bị giã từ binh nghiệp thì ông bỏ đi, mưu cầu thăng quan tiến chức. Ông không bao giờ quay về quê hương, nhưng lại gieo vào đầu người con gái nghèo xa quê với cái gánh nặng mưu sinh như tôi rằng ông rất yêu quê cha đất tổ. Ông không sinh con với người vợ danh gia vọng tộc đã cho ông danh lợi, mà lại có con ngoài giá thú với một người đàn bà khác... Mọi thứ đối với ông đều dễ dàng vì đó là logic của ông, chứ không phải của tôi... Chưa hết, ông còn coi tôi như một đứa trẻ nít, hứa sẽ khen thưởng cho tôi. Ông nghĩ đó là niềm vui hay sự an ủi dành cho người anh hùng bất đắc dĩ vậy?

Ông đại tá giang hai tay lên, đầu lắc lắc ra dấu bất lực. Rồi sau đó ông cười nhẹ:

-Thế là cũng có quan tâm rồi. Hoàng Thảo ạ, tôi và cô là người cùng quê đấy. Nghỉ hưu rồi có lẽ tôi sẽ về quê sinh sống. Cầu mong cho cuộc sống sẽ được đôi phần như ý, có dịp cô về quê tôi sẽ đưa cô vào rừng tìm hoa hoàng thảo...

Nàng im lặng. Nàng biết rằng chỉ cần im lặng để đáp trả những lời hứa, những gì người khác cho là quan trọng, cũng như dùng im lặng để vĩnh viễn xa rời ai đó...

***

Ngay đêm đó, nàng ôm hai đứa con đi. Nàng không muốn ai để ý tới nàng và thêu dệt những thứ ly kỳ về nàng, nhất là gán ghép nàng với ông đại tá lạnh lùng và kiêu hãnh đó. Sự có mặt của nàng ở đây đã đủ gây náo động cho cả bệnh viện rồi; đã xuất hiện một số người lạ mặt, không biết là bọn giang hồ, công an mật, hay đồng nghiệp của nàng? Và đây cũng là phép thử đủ để hiểu chồng nàng, những người thân đã trở thành người lạ. Chưa kể những nguy hiểm có thể xảy đến cho bọn trẻ vì hành động nghĩa hiệp điên rồ của mẹ nó. Có chết nàng cũng phải ra đi, đoạn tuyệt tất cả.

Trước khi chiếc xe chạy ra khỏi cổng bệnh viện, Hoàng Thảo ngước mắt nhìn lên một ô cửa sáng đèn trên lầu cao. Tự hỏi: Nếu không vì chuyến đi công tác trong rừng hôm ấy, thì liệu hôm nay nàng có phải ra đi không? Rồi nàng cụp mắt nhìn xuống hai đứa con rúc trong vòng tay mình, tự trả lời rằng: Cũng vẫn là hành động này thôi, có chăng là nó mang tính chất đời thường hơn. Vậy ai là người buộc nàng phải ra đi với cõi lòng trống rỗng và hai bàn tay trắng? Nàng hít một hơi thở dài từ hơi ấm măng sữa của hai đứa con: Không có ai, và tất cả...

Xe chạy như bay trong đêm. Điện thoại reo lên. Là số điện thoại ông đại tá. Nàng cắt máy. Điện thoại vẫn réo to, đều đặn khiến bọn trẻ tròn mắt nhìn mẹ với vẻ sợ sệt. Nàng trầm tĩnh, mở máy nói nhỏ nhưng rõ ràng: “Là tôi tự ý đi khỏi bệnh viện, ông đừng lo cho tôi. Đó cũng là cách đúng để ông giúp tôi rồi đó!” Nói xong, nàng hạ cửa xe xuống để vứt chiếc sim ra ngoài. Trong lúc nàng âm thầm úp mặt vào hai bàn tay để khóc, thì đứa con gái lớn bảy tuổi lặng lẽ rướn người lên buộc lại tóc cho mẹ. Nó còn nói: “Mẹ ơi, đừng buồn nữa. Tụi con hứa sẽ ngoan mà...”

Biển mở ra thênh thang cùng với những tia nắng bình minh đầu tiên, khiến Hoàng Thảo giật mình tỉnh giấc. Sao không giống một cuộc trốn chạy, khi nàng khóc rồi lả người đi cùng hai đứa con thơ bé? Hoang mang, tuyệt vọng, dù đã cố trấn tĩnh, cố gắng tin vào mình lần cuối... Cũng không giống nơi chốn mà nàng chuẩn bị đến để sống cuộc đời còn lại. Nàng hạ cánh cửa xe đón lấy làn gió mặn mòi vị biển ban mai, nhìn theo bãi cát trắng và những hàng cây dương xanh thắm cứ như chạy chơi cút bắt với nàng. Vậy là, lại phải tiếp tục đương đầu nghịch cảnh? Khi đã hoàn toàn tỉnh táo, Hoàng Thảo gọi hỏi người tài xế:

-Tại sao lại là hướng này? Có phải ông tiếp tay cho tội phạm, để trả thù tôi?

Người lái xe lạnh lùng im lặng, thậm chí không nhìn nàng qua kính chiếu hậu. Hoàng Thảo hốt hoảng ôm hai đứa con, sờ mũi xem chúng còn thở không. Chợt nàng trông thấy lá thư.

“Hoàng Thảo thân mến! Tôi mạo muội viết thư này xin lỗi cô, đã đường đột quyết định thay cô vài chuyện. Tôi biết cô vì hai đứa con sẵn sàng hy sinh cả mạng sống, cả công việc lẫn những vinh quang có thể gặt hái trong đời. Nhưng cô cũng là người cao thượng, can đảm, nên đã nhận thay tôi những viên đạn chết người. Vì vậy, cô hãy yên tâm đưa hai con ra thành phố biển này, nghỉ dưỡng phục hồi sức khoẻ và cho hai cháu những ngày vui chơi thoải mái. Nhưng xin hãy can đảm tiếp tục sống, tiếp tục làm việc như trước đây, đừng trốn chạy vì sẽ không có bình yên tuyệt đối và cũng không có điểm dừng nào đâu. Cuộc chiến trước bọn xấu, bọn tội phạm cũng sẽ vẫn tiếp tục, và cô yên tâm vẫn còn những người bạn của tôi và của cô sẽ ủng hộ cho cô. Cô sẽ không phải làm người anh hùng bất đắc dĩ đâu. Sau cùng, xin hãy độ lượng với chồng như đã đối với tha nhân. Tôi nghĩ một ngày nào đó chồng cô sẽ hiểu ra tất cả”

***

Bốn tháng sau, người lái xe hôm trước đến tìm nàng. Ông ta cho nàng biết đại tá đang hấp hối vì căn bệnh ung thư đã phát tác giai đoạn cuối, và hỏi nàng có muốn đến thăm đại tá hay không.

Hoàng Thảo như chết sững trước dáng người bất động, gương mặt lầm lì của người lái xe. Tất nhiên là nàng muốn đi, mà ngay cả không muốn thì nàng cũng nên đi. Thậm chí không phải vì ông ta lâm trọng bệnh cũng nên đi để hiểu thêm về con người và sự việc. Nhưng vẫn còn sót lại thói quen hoài nghi, hay vì cuộc đời vô thường, bất tín, Hoàng Thảo lại hỏi:

-Ông ấy sao lại để đến giai đoạn cuối mà không cho ai biết? Hay là ông ấy muốn lên tướng bằng bất cứ giá nào?

Người lái xe im lặng nhìn Hoàng Thảo một lúc lâu, không tỏ ra cảm xúc gì và nàng cũng thi gan nhìn thẳng lại ông.

-Không cô ạ, đó chỉ là tin đồn thôi. Ông ấy xin nghỉ hưu sớm và về quê mấy tháng nay. Ông ấy muốn về sống với mẹ những ngày cuối đời. Nên nếu cô tin tôi, thì hãy cùng tôi về quê thăm ông ấy.

Khai mạc Trại sáng tác âm nhạc tại Nhà sáng tác Đà Nẵng

Ngày 17/7/2018, tại Nhà Sáng tác Đà Nẵng, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã khai mạc Trại sáng tác âm nhạc Đà Nẵng 2018, do Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật phối hợp tổ chức hàng năm.

khaimacnhacsivnt7 2018
Các nhạc sĩ dự trại chụp ảnh lưu niệm tại Nhà sáng tác Đà Nẵng

Dự khai mạc có các đại biểu gồm ông Bùi Văn Tiếng – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng; bà Nguyễn Thị Hội An – Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao thành phố Đà Nẵng; nhạc sĩ Trần Ái Nghĩa – Chủ tịch Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng; ông Nguyễn Song Hiển – Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng.

Về phía Hội Nhạc sĩ Việt Nam có: PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội; Thiếu tướng, nhạc sĩ Đức Trịnh – Phó Chủ tịch thường trực Hội; nhạc sĩ Trần Long Ẩn – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội; nhà Lý luận phê bình Nguyễn Thị Minh Châu – Phó Chủ tịch Hội; NSND Phạm Ngọc Khôi – Phó Chủ tịch Hội; nhạc sĩ Trần Nhật Dương – Trưởng Ban Kiểm tra; các nhạc sĩ trong Ban Chấp hành Hội; các nhạc sĩ Chi hội Nhạc sĩ Việt Nam thành phố Đà Nẵng, các phóng viên và báo đài địa phương...

khaimacnhacsivnt7 2018 1
Các nhạc sĩ dự trại chụp hình lưu niệm cùng ban tổ chức

Trại Sáng tác âm nhạc Đà Nẵng lần này với chuyên đề “Âm nhạc hòa tấu, khí nhạc và hợp xướng”, được tổ chức từ ngày 16 đến ngày 30 tháng 7 năm 2018, tham dự có 15 nhạc sĩ từ các Chi hội nhạc sĩ Việt Nam thuộc 6 tỉnh, thành: Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế và thành phố Hồ Chí Minh...

Trong dịp này, được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, Sở Văn hóa Thể thao, Sở Du lịch, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật, Hội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hỗ trợ cho các nhạc sĩ đi tham quan, thâm nhập thực tế tại các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tiêu biểu của địa phương, để các nhạc có thêm tư liệu và cảm hứng sáng tác, nâng cao chất lượng tác phẩm. Thông qua Trại sáng tác nhằm tìm ra những tác phẩm mới có giá trị nghệ thuật cao, quảng bá hình ảnh đất nước con người Đà Nẵng nói riêng và đất nước con người Việt Nam nói chung.

Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã có những chia sẻ với các nhạc sĩ tại lễ khai mạc trại: “Trại sáng tác Âm nhạc được tổ chức tại một không gian rất đẹp và trang trọng, ấm cúng. Trại sáng tác lần này có những nhạc sĩ tên tuổi, gạo cội như: Nhạc sĩ Phó Đức Phương, Phú Quang, Hoàng Cương, Võ Đăng Tín, Đức Trịnh, Vũ Duy Cương... Một trại sáng tác mà có mặt đầy đủ 21 thành viên của Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam, và các đồng chí lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành văn học nghệ thuật, văn hóa... của thành phố Đà Nẵng. Và hơn nữa là được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với giới văn học nghệ thuật và âm nhạc, các nhạc sĩ đã tề tựu từ các miền Bắc – Trung – Nam về đây, sẽ là niềm phấn khích để cho trại sáng tác của chúng ta đi đúng mục tiêu, và có được những tác phẩm khí nhạc mới có chất lượng tốt, có giá trị lớn về mặt nghệ thuật, nội dung. Và hơn nữa, các nhạc sĩ đã dành tình cảm cho mảnh đất con người Đà Nẵng, trước những đổi mới, đi lên của Đà Nẵng, chắc chắn sẽ có những ca khúc mới về Đà Nẵng...”.

khaimacnhacsivnt7 2018 2
Nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân phát biểu tại buổi khai mạc

PGS.TS Hoàng Cương, đại diện cho các nhạc sĩ dự trại đã có những ý kiến phát biểu: Hội Nhạc sĩ Việt Nam hàng năm có Giải thưởng cho các tác phẩm âm nhạc mới, trong đó có giải thưởng dành cho tác phẩm khí nhạc. Bộ Văn hóa, Thể thao - Du lịch và Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tạo điều kiện tổ chức Trại sáng tác âm nhạc cho các nhạc sĩ, đặc biệt là về khí nhạc, một thể loại khó và phải đầu tư thời gian suy nghĩ rất nhiều, đã có nhiều tác phẩm khí nhạc lớn “thai nghén” và được hình thành từ trại sáng tác. Điều này, theo ông chỉ có ở các nước xã hội chủ nghĩa mới có và ông rất cảm kích.

khaimacnhacsivnt7 2018 3
Biểu diễn văn nghệ tại buổi khai mạc

Tại lễ khai mạc Trại đã có một chương trình nghệ thuật đặc biệt, giới thiệu một số sáng tác mới của các nhạc sĩ và sáng tác về Đà Nẵng, do Đoàn Văn công Quân khu 9 thực hiện, với các tác phẩm: Múa “Hoa Đông Dương”, âm nhạc: Đức Trịnh, biên đạo: NSND Hữu Từ; “Đà Nẵng tôi yêu”, sáng tác: Quỳnh Hợp, biểu diễn: Anh Tuấn; “Lời ru”, sáng tác: Đỗ Hồng Quân; múa hát “Những ngôi sao quyết thắng”, sáng tác: Ngọc Dũng, biên đạo: Kiều Như...

Nguồn: www.hoinhacsi.vn

MỘT CUỘC ĐỜI - Truyện ngắn của Nguyễn Thị Bích Nhàn

Truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Bích Nhàn (Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên) - sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật Phú Yên, Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 7-2018.

MỘT CUỘC ĐỜI

            1.

- Mày lên đưa Tám vài trăm đi chợ, nói thằng Mẫm gửi, bữa nào về tao tính!

Chiều đó, làm xong tôi lên thẳng nhà ba Tân (Mẫm là tên cúng cơm). Khi ông bà nội Tân mất, mấy cô lần lượt theo chồng thì ngôi nhà này một thời gian mình cô Tám ở. Sau khi ba nó chia tay với bà vợ thứ tư thì về lại nhà mình. Nói nhà nhưng thảm lắm, cửa nẻo tềnh toàng, xứt xỉa, mọi thứ cũ kĩ bệ rạc.

Ba Tân nằm thoi thóp trên chiếc chõng tre. Cái chõng rệu rạo, chỉ một tiếng thở đứt quãng của người bịnh cũng làm nó kêu cót két. Người đàn ông một thời gái gú lẫy lừng, buổi xế chiều lại cô đơn và tàn tạ thế này. Chữ “ngờ” làm người ta không dám ngờ luôn.

Tôi đứng một chập, thấy hơi bất tiện thì ngồi chồm hổm hỏi han. Bố Tân rặn è è “Thằng Mẫm khỏe không ?” rồi lim dim mắt thở. Tôi ngồi nhìn bộ dạng hom hem của ông thêm một lát rồi tìm Tám đưa tiền. Ồ, Tám đang lui cui nấu cơm. Tám đứng khum khum, bộ đồ nhăn rúm. Đôi dép mòn vẹt nhưng vẫn buộc lại bằng sợi thép mảnh. Vẻ ngoài rách rưới cộng dáng đứng vòng kiềng càng tô đậm vẻ lầm than không tả nổi.

Thấy tôi cất tiếng chào, Tám đưa tay lên dụi dụi mắt, mặt mày lem luốc hết vì tay Tám dính đầy lọ nghẹ - chụm củi. Tôi đứng nhìn trâng trâng vào đôi tay gân guốc. Đôi tay run bần bật nhưng hết sờ cái này lại cầm cái nọ. Chỉ là nồi cơm với xoong canh mướp nhưng thấy Tám bận bịu khiến tôi không thể rời mắt khỏi đôi bàn tay khốn khổ và nhẫn nại đó. Đang loay hoay cơm canh, bỗng Tám gõ lên đầu cái bốp rồi lấy bình thủy rót nước, đứng thổi vội thổi vã rồi đem lên đút từng thìa cho ông anh đang nằm bẹp dí trên giường. Xong, Tám lại xuống bếp. Tôi dúi tiền vào tay nói Mẫm gửi thì Tám chấp hít, cái thằng thương quá, không tiền mà cho ba cho Tám hoài.

2.

            Về nhà, tôi gọi điện cho Tân liền.

            - Sao không tranh thủ về thăm ba, thăm Tám?

            - Về sao được mà về!

            - Ủa, hai chân mày bị bà mụ thu lại rồi hả?

            - Khùng quá! Nhận làm cho người ta, chưa xong sao về được!

            - Thì sắp xếp, chớ mày chờ ba mất, Tám chết mới về hả?

            - Cái mỏ… ăn mắm ăn muối!

- Chứ không phải ổng đang nằm thở thoi thóp. Còn Tám…

            - Tám không khỏe à ?

            - Đôi tay lúc nào cũng run rẩy.

- À, Tám bị như vậy từ nhỏ.

- Thế hồi giờ không đi khám hả?

- Không!

- Sao vậy?

- Chưa bao giờ nghe Tám bảo sẽ đi khám bệnh. Mà nhà tao cũng không ai biểu nên cũng chẳng biết Tám bị bệnh gì nữa.

- Mày phải có nhiệm vụ chở Tám đi chớ.

- Hồi còn ở với Tám thì hỷ mũi chưa sạch, lớn chút thì ông bà chia tay, tao bỏ học theo mẹ mày không thấy hả. Giờ ra thanh niên thì bất tài vô dụng, cái thằng làm nghề tự do với cái thằng thất nghiệp có khác gì nhau đâu, cày đêm cày ngày cũng không nuôi nổi cái thân mập nên muốn giúp Tám cũng lực bất tòng tâm. Ráng chờ tao…

- Chờ mày kiếm đủ tiền chắc Tám đã về cát bụt.

- Hay tao đi cướp nhà băng nha?!

            - Thế Tám không chồng con gì à?

            - Không chồng nhưng con thì có, mà có cũng như không.

            - Mày lòng vòng làm tao xót ruột gớm!

- Mồ côi từ tấm bé, ông bà nội tao thấy hiền lành nên thương thương rồi nhận làm con nuôi. Tiếng là con nuôi nhưng sống như người ở.

            - Tám ở với nội đền ơn chứ không theo chồng?

            - Lùi lũi ngoài đồng nên chẳng biết thanh xuân. Đến tuổi ba lăm thì như “trâu quá lứa, mạ quá thì”. Không rảnh rang sửa soạn yêu đương một phần, một phần vì người ta sợ cái lưỡng quyền cao ngất cộng thêm cái dáng đi chữ O nên không thấy anh nào “rớ” – mẹ tao kể vậy. Mà Tám con gái nhưng tay ngoài đồng chân trong nhà, suốt ngày ngụp lặn rồi quên luôn chuyện cây lớn trổ hoa, đò đầy sang bến, gái lớn theo chồng.

            - Hồi nãy mày nói Tám cũng có con mà?

            - Ừ.

            - Không anh nào “rớ” thì đào đâu ra con?

            - Nhưng tự dưng có một ngày Tám chửa. Người ta bảo một thằng say khật khưởng nào đó đè hiếp bên đồng khi Tám làm về tối.

            - Thế con Tám đâu?

- Tám sinh con, mẹ “tròn” nhưng con không “vuông”. Nếu phải tả về đứa bé thì đó là cực hình với người kể. Mẹ tao bảo, không có từ nào để diễn tả hết sự hãi hùng của bà khi nhìn thấy hài nhi khốn khổ đó – chỉ biết đau đến thâm tím ruột gan. Lúc nhìn thấy đứa bé, Tám đau đớn nhưng không hoảng sợ, rồi Tám ôm con vào lòng, hun hít vồ vập mà nước mắt chảy ròng ròng. Có chết mẹ cũng không tả lại hình hài của đứa bé đó, chỉ kể có vậy, và nói Tám đặt tên con là Hồng Ân. “ Để cho Tám yên, cấm được hỏi chuyện chồng con của Tám!”, trước khi mất bà nội cũng dặn vậy.

- Tội Tám dữ ! Nhà mày có ai thương Tám như người nhà không chớ thấy Tám thương ba mày lắm đó.

- Ừ, cô Tám xem ba tao không đơn giản như một người anh. Tám chăm ba như hầu hạ một đấng bề trên. Có lần trong bệnh viện, ba tao hôn mê mấy ngày, lúc Tám đang xách túi đồ ăn đi ở ngoài sân thì tao la lên “Tám ơi, ba con tỉnh rồi!”. Tám hối hả chạy vô, vấp té bức móng chân luôn.

3.

Đó là một đêm mưa. Ầm ầm ào ào, đang ngủ thì điện thoại rung lên hoảng hốt, tôi vội bật dậy nghe, đầu dây bên kia giọng Tân nhẹ như tiếng rụng của lá sau trận gió:

            - Ba tao mất rồi!

            Không nói một lời, tôi lập tức chạy lên nhà ba Tân.

Tôi vào nhà, hình ảnh đầu tiên đập vào mắt là cô Tám nằm mê mết trên giường, tay mò mò sửa chiếc khăn tang trên đầu đang xệch qua một bên. Tôi lại gần:

            - Tám gắng ăn uống chút gì nha!?

            Cô khó nhọc:

            - Tám không sao.

            Thấy Tám nằm thở đứt quãng, tôi lẹ làng bước ra ngoài để cô nghỉ ngơi. Ra đứng trước sân, nghe rõ tiếng ồn ào, tranh cãi. Cô Năm lạnh tanh, giọng chua ngoa, chì chiết:

            - Nhà nghèo khạc ra tro, ông anh một đời đào hoa lãng tử chết, cộng thêm bà Tám đổ bệnh. Đúng là họa vô đơn chí thiệt mà.

            Nói xong, không thấy ai đáp từ, cô Năm tiếp:

- Trước mắt cứ rao bán đất bán nhà để lo hậu sự cho ổng.

            Cô Sáu có vẻ hiền lành hơn (ít ra là còn biết Tám không có chỗ dung thân):

- Vậy mình “nhét” bà Tám chỗ nào?

- Có chân có cẳng thì tự tìm chỗ mà đi chớ. Ăn bám gần hết đời rồi còn gì!

            Mẫm nghe cô Năm nói cạn tình cạn nghĩa thì quạu:

            - Tám chẳng ăn không của ai hết. Giờ thì sức đâu nữa mà đi!? Chẳng phải gia đình ta đã vắt kiệt Tám rồi sao?

            - Mày yên chí đi, bà con chòm xóm không để bả chết nằm đó mà ươn mà thối đâu. Ngữ đó là sắp đi rồi! – giọng cô Năm the thé.

            - Tám cả đời hầu hạ nhà mình, giờ mọi người tính “vắt chanh bỏ vỏ” hả ?? – Tân bất lực gào to.

            - Vậy mày mang bả về phụng dưỡng đi.

            Cô Năm nói móc họng, Tân á khẩu liền. Hắn đang sống cơ cực với cái mác “nghề tự do”. Một mẹ già hắn đã lo không đàng hoàng, làm sao dám thêm cô Tám nữa. Nhưng bỏ thì không đành, không nỡ, hắn vẫn không bỏ cuộc, nói như van xin:

            - Hay mình bán nhà bán đất rồi trích ít tiền để Tám vào viện dưỡng lão?

           - Bán để lo hậu sự cho bố mày, con mấy đồng thì chia chị em chớ đứa nào không có phần trong này.

          - Nhà rách nát nhưng miếng đất to, dáng đẹp, lại nằm trên đường bê tông của thôn thì chắc cũng bộn tiền. Tám một đời dồn sức dồn máu cho nơi đây, đương nhiên Tám cũng có phần.

            - Con lượm con nhặt làm gì có!!

            Câu chuyện đang diễn ra tức rực nhưng có điện thoại của mẹ, bà bảo bụng tự nhiên đau dữ dội nên tôi hối hả về.

                                                         ***          

Mẹ bị đau ruột thừa, mổ xong thì tôi gọi điện cho Tân.

            - Tám giờ sao rồi?

            - Không biết!

- Mày nói cái gì ngơ ngơ vậy? – tôi điên lên hét.

            - Tám đi rồi!

            - Đi đâu?

            - Không biết!

- Cả nhà mày không ai hay biết à?

- Ừ… mà nếu giả mấy cô tao có biết, chắc sẽ như không biết.

- Tám thương mày lắm, sao bỏ đi mà không nói gì với mày được?

- Tám nhờ ông Tư hàng xóm gửi lại tao một tờ giấy!

- Tám không biết chữ mà viết cái gì. Nó là tờ di chúc của ba tao!

- Tám không được chia phần trong đó hả ?

- Ba để lại đất và ngôi nhà cho Tám!

            Giọng thằng Tân nghẹn ngào lí nhí. Còn tôi, tôi bỗng thấy ngực mình nặng trịch như có tảng đá đè lên, thương quá Tám ơi…./.

                                                                            Nguyễn Thị Bích Nhàn

                                              Hoàn thành ở Nhà sáng tác Đà Nẵng 7/2018

Thơ của tác giả Trần Văn Lan (Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên)

TRẦN VĂN LAN (Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên) - sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật Phú Yên, Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 7-2018.

PHỐ CỔ EM VỀ

Ta đã về đây mà bén rễ
Đời cũng dây leo cũng cát đằng
Mượn giấc mơ xa ta về tựa
Sông Hàn con sóng lòng băn khoăn

Ta lên tới đỉnh hòn Non Nước
Đây Ngũ Hành Sơn có cổng trời
Bà Nà tiên cảnh ta mơ ước
Yêu Làng Bích Hoạ, cầu Tình Yêu

Mai ra bán đảo Sơn Trà tắm
Lòng trần chưa gội Tịnh Viên ơi
Mỹ Khê con gái duyên đằm thắm
Phố cổ em về nhớ rủ ta!

Chùm thơ của tác giả Huỳnh Văn Quốc (Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên)

HUỲNH VĂN QUỐC (Hội Văn học nghệ thuật Phú Yên) - sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật Phú Yên, Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 7-2018.

BÓNG MẸ CHIÊM BAO

Đi về trong giấc mơ tôi

Nhỏ nhoi dáng mẹ một trời thân thương

Góc sân, chái bếp, mảnh vườn

Còn hơi ấm mẹ vấn vương quanh mình

Hỏi gì, mẹ cứ lặng thinh

Mà nghe nhiều với bóng hình vào ra

Mẹ xa thăm thẳm miền xa

Chợt gần thao thức mái nhà chiêm bao…

*************************************

PHỐ ĐÊM HÈ

Đổ xô

Cái nóng ra đường

Lá khô mùa cũ

Còn vương lối này

Ánh đèn soi hạt bụi bay

Gió còn mải ngủ trên cây mất rồi

Ta làm một cuộc rong chơi

Phố phường gom mấy cuộc vui chưa tàn

Ly cà phê

Đá chưa tan

Đã nghe biển

Gió

Mênh mang

Thổi về.

Bế mạc Trại sáng tác Phú Yên 2018 tại Nhà sáng tác Đà Nẵng

Ngày 15/7/2018, Trại sáng tác văn học nghệ thuật 2018 do Hội văn học nghệ thuật Phú Yên phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức đã bế mạc tại Nhà sáng tác Đà Nẵng.

Dự buổi bế mạc có ông Huỳnh Văn Quốc – Phó chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Phú Yên; ông Nguyễn Song Hiển – Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng và toàn thể văn nghệ sĩ tham gia Trại sáng tác. Ngoài ra còn có nhà văn Thanh Quế, nhà văn Bùi Tự Lực đại diện cho Hội nhà văn thành phố Đà Nẵng tham dự.

bemacphuyent7 2018

Phát biểu tại buổi bế mạc, ông Huỳnh Văn Quốc đã tổng kết các hoạt động sáng tác trong thời gian dự trại, nhận xét đánh giá sơ bộ các tác phẩm. Ông biểu dương tinh thần làm việc của các văn nghệ sĩ dự trại, đã hoàn thành tốt các mục tiêu đặt ra của ban tổ chức. Tiêu biểu như các nhà văn nữ: Nguyễn Thị Bích Nhàn, Nguyễn Thị Thu Hồng với các truyện ngắn giầu sức sống; nhà văn Cao Vĩ Nhánh với loạt tản văn; nhà sân khấu Nguyễn Phụng Kỷ với 3 kịch bản sân khấu; các nghệ sĩ nhiếp ảnh không ngại nắng gió, xông pha đến mọi nơi nhằm có được những bức ảnh ưng ý nhất… Ông cũng gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, nhân viên Nhà sáng tác Đà Nẵng đã chăm lo chu đáo cho các văn nghệ sĩ, giúp Trại sáng tác có được những thành công tốt đẹp.

Trại sáng tác Phú Yên 2018 đã diễn ra trong 15 ngày, với sự tham dự của văn nghệ sĩ các chuyên ngành: văn học, nhiếp ảnh, sân khấu, âm nhạc, mỹ thuật. Các văn nghệ sĩ Phú Yên đã làm việc với tinh thần hăng say, nghiêm túc để đạt được kết quả theo đúng đề cương đã đặt ra trước khi dự trại. Đoàn còn tổ chức nhiều chuyến đi thực tế trong và ngoài thành phố Đà Nẵng, thành phố Huế, Hội An… nhằm tăng cường vốn kiến thức, tư liệu cho các tác phẩm của mình. Đoàn cũng có nhiều cuộc giao lưu với các văn nghệ sĩ tại Đà Nẵng, trao đổi, học hỏi các kinh nghiệm trong sáng tác, thắt chặt tình đoàn kết của văn nghệ sĩ hai tỉnh.

bemacphuyent7 2018 1
Ông Huỳnh Văn Quốc trao tác phẩm sáng tác tại Nhà sáng tác cho ông Nguyễn Song Hiển

Có 90 tác phẩm đã được sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Nẵng, bao gồm: 9 tác phẩm văn xuôi, 43 tác phẩm thơ, 20 tác phẩm nhiếp ảnh, 7 ca khúc, 8 tác phẩm âm nhạc và 3 kịch bản sân khấu.

Kế hoạch tổ chức các Trại sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tại các Nhà sáng tác trong tháng 7/2018

Trong tháng 7/2018, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức các Trại sáng tác tại các Nhà sáng tác trực thuộc trung tâm.

I. Nhà sáng tác Đà Nẵng:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT PHÚ YÊN
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG (01/7/2018 – 15/7/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Huỳnh Văn Quốc Văn học
2 Nguyễn Ngọc Thạch Âm nhạc
3 Cao Hữu Nhạc Âm nhạc
4 Nguyễn Bình Thảng Sân khấu
5 Đỗ Quốc Chí Văn học
6 Phan Kim Việt Văn học
7 Nguyễn Thị Thu Hồng Văn học
8 Cao Vĩ Nhánh Văn học
9 Lê Kim Tám Văn học
10 Trịnh Văn Đạt Nhiếp ảnh
11 Huỳnh Siêu Tiến Nhiếp ảnh
12 Lê Nguyễn Nhiếp ảnh
13 Nguyễn Thị Ái Nương Mỹ thuật
14 Nguyễn Thành Vinh Mỹ thuật
15 Trần Thị Ngọc Hà Mỹ thuật
 
2. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHẠC SĨ VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG (16/7/2018 – 30/7/2018)
 
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Ngô Quốc Tính Âm nhạc
2 Lê Ngọc Dũng Âm nhạc
3 Nguyễn Xuân Minh Âm nhạc
4 Nguyễn Minh Sơn Âm nhạc
5 Nguyễn Công Tích Âm nhạc
6 Đoàn Phương Hải Âm nhạc
7 Nguyễn Đức Thanh Âm nhạc
8 Võ Đăng Tín Âm nhạc
9 Nguyễn Văn Phượng Âm nhạc
10 Đinh Thiên Vương Âm nhạc
11 Đinh Trung Hà Âm nhạc
12 Đặng Lê Thế Phi Âm nhạc
13 Mạnh Trí Âm nhạc
14 Nguyễn Cao Nguyên Âm nhạc
15 Hoàng Phi Ưng Âm nhạc

Khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Phú Yên 2018 tại Nhà sáng tác Đà Nẵng

Ngày 1/7/2018, tại Nhà sáng tác Đà Nẵng đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật 2018 của Hội văn học nghệ thuật Phú Yên.

Dự khai mạc có ông Huỳnh Văn Quốc – Phó Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Phú Yên, ông Nguyễn Song Hiển – Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng cùng các thành viên tham gia Trại sáng tác.

Trại sáng tác được Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Yên phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức hai năm một lần tại các Nhà sáng tác trực thuộc Trung tâm, nhằm tạo cơ hội để các văn nghệ sĩ đầu tư thời gian, phát huy khả năng sáng tạo, sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật.

khaimacphuyent7 2018

Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Huỳnh Văn Quốc đã tóm tắt các hoạt động trong 6 tháng đầu năm 2018 của Hội văn học nghệ thuật Phú Yên, yêu cầu các văn nghệ sĩ làm việc tích cực, đề cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành tốt các tác phẩm theo đúng đề cương đã đăng ký khi dự trại. Ông cũng nhắc nhở các văn nghệ sĩ thực hiện tốt các nội quy của đoàn và của Nhà sáng tác.

khaimacphuyent7 2018 1
Các văn nghệ sĩ chụp ảnh lưu niệm với lãnh đạo Nhà sáng tác Đà Nẵng

Ông Nguyễn Song Hiển thay mặt lãnh đạo và nhân viên Nhà sáng tác Đà Nẵng đã nồng nhiệt chào mừng các văn nghệ sĩ Phú Yên, đồng thời hi vọng các văn nghệ sĩ sẽ có một kỳ trại thành công tốt đẹp.

 

Bế mạc Trại sáng tác âm nhạc Hà Nội 2018 tại Nhà sáng tác Đà Nẵng

Ngày 30/6/2018, Hội Âm nhạc Hà Nội đã phối hợp với Nhà sáng tác Đà Nẵng tổ chức bế mạc Trại sáng tác âm nhạc 2018.

Đến dự buổi bế mạc có GS.TSKH. Nguyễn Lân Cường – Phó Chủ tịch Hội, ông Nguyễn Song Hiển - Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng và các nhạc sĩ tham dự trại. Khách mời có nhạc sĩ Trần Ái Nghĩa - Chủ tịch Hội Âm nhạc Đà Nẵng cùng các nhạc sĩ Nguyễn Đình Thậm, Văn Thu Bích và Lưu Văn Bình đã đến dự buổi bế mạc trại, cùng giao lưu với các nhạc sĩ Hà Nội trong không khí vô cùng thân mật.

bemacamnhachanoit6 2018

Trong vòng 15 ngày tham dự trại, các nhạc sĩ đã có 42 sáng tác viết về các đề tài khác nhau. Nổi bật trong số đó là các ca khúc về Đà Nẵng và tình yêu đôi lứa, như sáng tác của nhạc sĩ Mạnh Hồ “Đà Nẵng - Thành phố tôi yêu”, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thành “Đà Nẵng đẹp mãi trong ta”, nhạc sĩ Đặng Tài Tuệ “Chuyện tình sông Hàn”, nhạc sĩ Đoàn Bỗng “Tím nhớ”…Bên cạnh 2 đề tài chủ yếu trên, một đề tài khác về chiến tranh đã được nhạc sĩ Nguyễn Văn Bằng - nguyên bộ đội Quảng Trị thể hiện qua ca khúc “Đá Cội Quang Sơn”, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường viết ca khúc Thăng Long - Rồng bay theo đề nghị của Trường PTTH Thăng Long sẽ dùng làm bài ca của trường.

Có được thành công như trên ngoài sự nỗ lực của các nhạc sĩ Hà Nội, một yếu tố quan trọng khác là sự giúp đỡ tận tình của lãnh đạo Nhà sáng tác Đà Nẵng, cũng như sự chu đáo của nhân viên phục vụ trong Nhà sáng tác. Các tác phẩm sáng tác tại Trại âm nhạc lần này sau khi được chỉnh sửa, trau chuốt sẽ sớm đến được với công chúng yêu nhạc thông qua các ấn phẩm của Hội âm nhạc Hà Nội.

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này