Minh Phương

Minh Phương

Lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tham dự Triển lãm tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu về đề tài “ Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng” giai đoạn 2016 -2020

Ngày 21/12/2020 tại 28A Điện Biên Phủ - Ba Đình - Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã trọng thể tổ chức khai mạc Triển lãm Tác phẩm Mỹ thuật tiêu biểu tại các Trại sáng tác mỹ thuật về đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng” giai đoạn 2016-2020.

Tới dự lễ khai mạc có Thiếu tướng Lê Xuân Sang - Phó Cục trưởng Cục tuyên huấn – Tổng cục Chính trị; đồng chí Lê Vũ Huy – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam; đồng chí Trần Ngọc Khởi – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, các đồng chí đại diện lãnh đạo Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh, Triển lãm; lãnh đạo Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Đại học Mỹ thuật Việt Nam; Thượng tá – họa sỹ Trịnh Bá Quát chủ nhiệm đề tài cùng nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc trong và ngoài Quân đội…

trienlambtlsqst12 2020
Đại diện lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tham dự khai mạc Triển lãm

Trong cuộc vận động sáng tác mỹ thuật toàn quốc về đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng” giai đoạn 2016 - 2020, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức được 7 Trại sáng tác mỹ thuật ở các Nhà sáng tác trực thuộc Trung tâm tại 3 miền Bắc, Trung, Nam; thu hút được 105 lượt các họa sĩ, nhà điêu khắc tham gia; sáng tác được hơn 200 tác phẩm mỹ thuật phong phú về chất liệu, đa dạng về phong cách và ngôn ngữ tạo hình; được thể hiện trên các lĩnh vực hội họa, đồ họa và điêu khắc.

Trên cơ sở đó, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã lựa chọn 68 tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu của 68 họa sĩ, nhà điêu khắc trong và ngoài Quân đội để giới thiệu tới công chúng tại triển lãm Tác phẩm Mỹ thuật tiêu biểu tại các Trại sáng tác mỹ thuật về đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng” giai đoạn 2016-2020.

Triển lãm giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu đã đạt giải thưởng Văn học nghệ thuật, báo chí về đề tài Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng 5 năm (2014-2019) của Bộ Quốc phòng, như: Đại thắng mùa xuân 1975 - Compozit (Nhà điêu khắc Hoa Bích Đào); Đưa nước ngọt ra đảo Bình Ba – Acrylic (Họa sĩ Đặng Thị Dương); Tình quân dân (Thượng tá, Họa sĩ Mai Xuân Chung); Công Binh - Compozit (Nhà điêu khắc Nguyễn Thăng Long)…

Bên cạnh đó, triển lãm giới thiệu một số tác phẩm mới được sáng tác tại trại sáng tác Mỹ thuật do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức năm 2020 tại Nhà sáng tác Vũng Tàu, tiêu biểu là: Miền Trung - Acrylic (Họa sĩ Bùi Anh Hùng); Sau cơn lũ - Acrylic (Họa sĩ Nguyễn Văn Hoàn); Những người giữ đảo - Acrylic (Họa sĩ Đinh Công Khải); Mắt biển – Acrylic (Họa sĩ Nguyễn Hải Nghiêm); Từ Bạch Đằng đến Trường Sa – Acrylic (Họa sĩ Hồ Minh Quân); Khổ luyện - Acrylic (Trung tá, Họa sĩ Bùi Thanh Tùng)…

trienlambtlsqst12 2020 1
Đồng chí Trần Ngọc Khởi – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác VHNT- Bộ VHTTDL tham dự lễ cắt băng khai trương Triển lãm.

Nội dung các tác phẩm tập trung phản ánh đậm nét về sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của quân và dân ta. Các tác phẩm đi sâu khắc họa chân dung người lính Cụ Hồ, các hoạt động của bộ đội trên tất cả các lĩnh vực công tác, trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Triển lãm nhằm biểu dương, khích lệ hoạt động sáng tác của các họa sĩ, nhà điêu khắc trong và ngoài Quân đội tham gia các Trại sáng tác mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng” giai đoạn 2016-2020.

Triển lãm diễn ra từ 21/12/2020 đến 15/01/2021

Lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tham dự Triển lãm tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu tại các Trại sáng tác mỹ thuật về đề tài “ Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng” giai đoạn 2016 -2020

Ngày 21/12/2020 tại 28A Điện Biên Phủ - Ba Đình - Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã trọng thể tổ chức khai mạc Triển lãm Tác phẩm Mỹ thuật tiêu biểu tại các Trại sáng tác mỹ thuật về đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng” giai đoạn 2016-2020.

Tới dự lễ khai mạc có Thiếu tướng Lê Xuân Sang - Phó Cục trưởng Cục tuyên huấn – Tổng cục Chính trị; đồng chí Lê Vũ Huy – Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam; đồng chí Trần Ngọc Khởi – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, các đồng chí đại diện lãnh đạo Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh, Triển lãm; lãnh đạo Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, Đại học Mỹ thuật Việt Nam; Thượng tá – họa sỹ Trịnh Bá Quát chủ nhiệm đề tài cùng nhiều họa sỹ, nhà điêu khắc trong và ngoài Quân đội…

trienlambtlsqst12 2020
Đại diện lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tham dự khai mạc Triển lãm

Trong cuộc vận động sáng tác mỹ thuật toàn quốc về đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng” giai đoạn 2016 - 2020, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức được 7 Trại sáng tác mỹ thuật ở các Nhà sáng tác trực thuộc Trung tâm tại 3 miền Bắc, Trung, Nam; thu hút được 105 lượt các họa sĩ, nhà điêu khắc tham gia; sáng tác được hơn 200 tác phẩm mỹ thuật phong phú về chất liệu, đa dạng về phong cách và ngôn ngữ tạo hình; được thể hiện trên các lĩnh vực hội họa, đồ họa và điêu khắc.

Trên cơ sở đó, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam đã lựa chọn 68 tác phẩm mỹ thuật tiêu biểu của 68 họa sĩ, nhà điêu khắc trong và ngoài Quân đội để giới thiệu tới công chúng tại triển lãm Tác phẩm Mỹ thuật tiêu biểu tại các Trại sáng tác mỹ thuật về đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng” giai đoạn 2016-2020.

Triển lãm giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu đã đạt giải thưởng Văn học nghệ thuật, báo chí về đề tài Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng 5 năm (2014-2019) của Bộ Quốc phòng, như: Đại thắng mùa xuân 1975 - Compozit (Nhà điêu khắc Hoa Bích Đào); Đưa nước ngọt ra đảo Bình Ba – Acrylic (Họa sĩ Đặng Thị Dương); Tình quân dân (Thượng tá, Họa sĩ Mai Xuân Chung); Công Binh - Compozit (Nhà điêu khắc Nguyễn Thăng Long)…

Bên cạnh đó, triển lãm giới thiệu một số tác phẩm mới được sáng tác tại trại sáng tác Mỹ thuật do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức năm 2020 tại Nhà sáng tác Vũng Tàu, tiêu biểu là: Miền Trung - Acrylic (Họa sĩ Bùi Anh Hùng); Sau cơn lũ - Acrylic (Họa sĩ Nguyễn Văn Hoàn); Những người giữ đảo - Acrylic (Họa sĩ Đinh Công Khải); Mắt biển – Acrylic (Họa sĩ Nguyễn Hải Nghiêm); Từ Bạch Đằng đến Trường Sa – Acrylic (Họa sĩ Hồ Minh Quân); Khổ luyện - Acrylic (Trung tá, Họa sĩ Bùi Thanh Tùng)…

trienlambtlsqst12 2020 1
Đồng chí Trần Ngọc Khởi – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác VHNT- Bộ VHTTDL tham dự lễ cắt băng khai trương Triển lãm.

Nội dung các tác phẩm tập trung phản ánh đậm nét về sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa của quân và dân ta. Các tác phẩm đi sâu khắc họa chân dung người lính Cụ Hồ, các hoạt động của bộ đội trên tất cả các lĩnh vực công tác, trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Triển lãm nhằm biểu dương, khích lệ hoạt động sáng tác của các họa sĩ, nhà điêu khắc trong và ngoài Quân đội tham gia các Trại sáng tác mỹ thuật đề tài “Lực lượng vũ trang, chiến tranh cách mạng” giai đoạn 2016-2020.

Triển lãm diễn ra từ 21/12/2020 đến 15/01/2021

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Đà Nẵng tại Vũng Tàu: Nhiều tác phẩm mới có chất lượng cao.

Sau 10 ngày hoạt động, tại Nhà sáng tác Vũng Tàu, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật TP Đà Nẵng đã tổ chức lễ tổng kết bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Đà Nẵng năm 2020. Trại sáng tác đã có kết quả gồm nhiều tác phẩm được đánh giá có chất lượng, thuộc các thể loại từ thơ, văn, hội họa và âm nhạc.

bemacdanangt12 2020 1

Dự bế mạc có nhạc sĩ Trương Duy Huyến – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Đà Nẵng; bà Đỗ Thị Thanh Thuỳ - Giám đốc Nhà sáng tác Vũng Tàu; các văn nghệ sỹ đại diện cho Hội văn học nghệ thuật Bà Rịa – Vũng Tàu và các văn nghệ sỹ tham dự Trại.

Phát biểu tại buổi bế mạc, nhạc sĩ Trương Duy Huyến cho biết: Tham dự Trại lần này, gồm có 12 thành viên thuộc các bộ môn: văn học, văn hóa dân gian, mỹ thuật điêu khắc, âm nhạc. Trong thời gian tham dự Trại, ngoài việc hoàn tất các tác phẩm đã đăng ký, các thành viên còn có các buổi sinh hoạt giao lưu với các văn nghệ sỹ địa phương, thâm nhập thực tế tìm hiểu đời sống văn hóa xã hội tại Vũng Tàu và các tỉnh lân cận.

Với tinh thần làm việc nghiêm túc, hăng say và đầy sáng tạo, các văn nghệ sỹ Đà Nẵng đã có được những kết quả rất đáng khích lệ. Tiêu biểu như ở mảng âm nhạc, nhạc sĩ Phan Thanh Trường đã hoàn thành rất sớm 4 ca khúc: Bà Nà sương khói; Bồng bềnh Tây Giang; Niệm khúc Trường Sa và phổ thơ của nhà thơ Nguyễn Lê Thiệu ca khúc Đi giữa mùa thu Hà Nội. Đặc biệt, trong buổi giao lưu với các văn nghệ sĩ Vũng Tàu, Phan Thanh Trường đã bắt gặp những câu thơ của Lê Nhật Ánh (Hội viên Hội VHNT tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) và anh đã phổ thành công bài thơ Vũng Tàu ngày vắng em.

Nhạc sĩ Quang Khánh rất sung sức với 2 ca khúc viết về Vũng Tàu như: Tự tình sóng biển xanh; Lời sóng biển. Trong các buổi gặp gỡ sinh hoạt giao lưu, Quang Khánh cũng đã phổ 2 bài thơ: Em xa Huế rồi à của nhà thơ Trần Trình Lãm và bài Bậu ơi! của Lê Nhật Ánh. Nhạc sĩ Trương Duy Huyến đã hoàn thành các ca khúc bao gồm: Ngày học mới, Bé và hoa và phổ nhạc cho một bài thơ Nối lại tình xưa của Nguyễn Quang Chơn.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Thuận thuộc Hội văn hóa dân gian, hoàn thành tác phẩm nghiên cứu lý luận “Thi pháp hiện đại – Từ một góc nhìn”. Nội dung tác phẩm này xoay quanh vấn đề: Phương pháp sáng tác văn học nói chung và tiểu thuyết nói riếng, gắn liền với nội dung tác phẩm văn học. Ở mảng mỹ thuật, trong dịp này họa sĩ Duy Hối tham gia thâm nhập thực tế, khám phá cảnh quan xung quanh với những phác thảo mang chủ đề về Vũng Tàu. Họa sĩ bày tỏ: “Vũng Tàu trong tôi thật mặn mà, đằm thắm, nên tôi chợt nhận ra, giữa những bày biện còn biết bao điều để nhớ, để thương”.

Hội nhà văn tham gia Trại lần này gồm 6 thành viên. Trong đó, nhà văn Nguyễn Thị Thu Sương hoàn thành tập Ký “Tiểu đoàn 3 – Mặt trận 44 những năm tháng hào hùng”. Nhà văn Hồ Sĩ Bình hoàn thành tác phẩm “Cát bỏng đời người”. Đây là ký sự tác phẩm viết về trung tướng Nguyễn Trung Thu, nguyên Tổng Tham mưu phó Quân đội Nhân dân và những câu chuyện về miền cát Bình Dương của một thời quá khứ với những chiến tích đau thương một thời lửa cháy. Nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh tham gia Trại gồm 3 tản văn: Mỹ Sơn, đâu dễ gì quên; Xấp vải lãnh của mẹ; Đêm Đà Nẵng như mơ mà rất thực và các bài thơ: Nửa em lục bát mong chờ; Chỉ còn lại hoàng hôn; Một mình. Nhà thơ Đinh Thị Như Thúy, tham gia trại với tác phẩm Phượng bây giờ đã lớn.

Nét mới là tác giả Như Thúy vốn đạt nhiều thành tựu về thơ, nhưng lần này lại tham gia với thể loại truyện ngắn. Cụ thể, các tác phẩm tập hợp gồm những truyện ngắn tình yêu, cảm xúc nhẹ nhàng, nhưng đôi lúc cũng không ít xót xa. Đặc biệt, trong đó, truyện “Làm thế nào để ra khỏi những giấc mơ?” được thể hiện qua nhiều chương, cách dẫn dắt khá mới mẻ và giàu chất thơ. Tập truyện “Ngày xưa tôi có hoa hồng” bao gồm hơn 10 truyện ngắn của Trần Trung Sáng tham gia trại sáng tác lần này. Trong đó, truyện ngắn “Phượng yêu” là tác phẩm được tác giả đầu tư dày công trong những ngày dự trại tại Vũng Tàu. Nhà thơ Trần Trình Lãm hoàn thành chùm thơ 10 bài tựa đề “Ngồi bên biển hát”, bao gồm những chủ đề về thiên nhiên, tình yêu, cuộc sống. Đặc biệt, trong đó nhiều bài được tác giả viết từ những cảm xúc mới mẻ với khung cảnh thành phố Vũng Tàu trong những ngày qua.

bemacdanangt12 2020

Phát biểu tại buổi bế mạc, hoà chung không khí thành công của Trại sáng tác, bà Đỗ Thị Thanh Thuỳ đã nhiệt liệt chúc mừng các văn nghệ sỹ của thành phố Đà Nẵng. Nhà sáng tác Vũng Tàu đã tạo mọi điều kiện tốt nhất về ăn, ở, nghỉ ngơi cũng như phòng chống dịch bệnh, giúp cho các văn nghệ sỹ toàn tâm toàn ý trong việc sáng tác. Nhà sáng tác Vũng Tàu sẽ luôn rộng cửa đón tiếp các văn nghệ sỹ trong các đợt Trại sáng tác mới và chào đón những kết quả thành công hơn nữa.

Trại sáng tác lần này đã thu về được 28 tác phẩm các thể loại, trong đó: Văn học: 14 tác phẩm; Âm nhạc: 12 tác phẩm; Mỹ thuật: 1 tác phẩm; Văn học dân gian: 1 tác phẩm.

NHỚ CÔN ĐẢO - Thơ Hoàng Chiến - Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ

Thơ Hoàng Chiến - Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ - sáng tác tại Nhà sáng tác Vũng Tàu tháng 11/2020

NHỚ CÔN ĐẢO 
 
 
Đảo quê hương đẹp vô cùng
Như Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Côn Đảo...
Có niềm vui tự hào ... thù hận
Khi Côn Đảo thành địa ngục trần gian
 
 
Hướng về nơi Côn Đảo phía Nam
Ngoài Biển lớn muôn trùng sóng cả
Cả thế kỷ Giặc dập vùi đày đọa
Những người dân yêu nước hiền lương
 
 
Một đời đau đến tận tủy xương
"Chuồng cọp", "cối xay" " ra đòn" thân thể
Giết chị Sáu người con yêu đất đỏ
Nghĩa trang Hàng Dương xót tận đáy lòng
 
 
Côn Đảo - nơi hun đúc chí anh hùng
Nơi tỏa sáng tinh thần bất khuất
Thời gian không xóa được dấu vết
Của quân thù tàn độc nơi đây
 
 
Ta hướng về Côn Đảo hôm nay
Đã lành vết thương trên mình đất nước
Như mầm xanh đang đâm chồi lộc biếc
Thêm tự hào hai tiếng Việt Nam !

LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN CỦA NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ LẠT

Ngày 3/12/2020, tại Nhà sáng tác Đà Lạt đã tiến hành tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Thương – kế toán Nhà sáng tác Đà Lạt.

Dự Lễ kết nạp có đồng chí Võ Văn Quốc Bình – Bí thư Chi bộ, Giám đốc Nhà sáng tác Đà Lạt cùng toàn thể đảng viên và công đoàn viên ưu tú của Nhà sáng tác Đà Lạt.

Trải qua quá trình phấn đấu, rèn luyện của bản thân cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn của Chi bộ Nhà sáng tác Đà Lạt, được sự đồng ý từ Đảng bộ Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Thương đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. 

ketnapdangdalatt12 2020

Lễ kết nạp đảng viên của Nhà sáng tác Đà Lạt đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, đúng trình tự và thủ tục theo điều lệ Đảng. Tại buổi lễ, đồng chí Võ Văn Quốc Bình đã trao quyết định kết nạp Đảng cho đồng chí Nguyễn Thị Thương.

Dưới cờ tổ quốc, cờ Đảng và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng sự chứng kiến của các đảng viên trong Chi bộ, đồng chí Nguyễn Thị Thương đã tuyên thệ lời thề của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hứa sẽ tiếp tục phấn đấu để luôn xứng đáng là người đảng viên gương mẫu, đóng góp sức mình thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của Chi bộ, góp phần xây dựng Chi bộ ngày càng vững mạnh.

ketnapdangdalatt12 2020 1

Đồng chí Bí thư Chi bộ mong muốn đồng chí Đảng viên mới sẽ tiếp tục cố gắng phấn đấu và phát huy hơn nữa trong công tác, rèn luyện phẩm chất đạo đức trong suốt thời gian thử thách và sau đó, xứng đáng trở thành người đảng viên gương mẫu, đóng góp sức mình thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của Chi bộ Nhà sáng tác Đà Lạt, góp phần xây dựng Chi bộ Nhà sáng tác Đà Lạt ngày càng vững mạnh.

HƯƠNG BIỂN - Thơ Nguyễn Xuân Đạt - Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ

Thơ Nguyễn Xuân Đạt - Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ - sáng tác tại Nhà sáng tác Vũng Tàu tháng 11/2020

HƯƠNG BIỂN

Em thả bùa yêu vào biển
Tôi ngu ngơ trên bờ cát mịn
Say sóng chiều...
Ngã gục vào đêm
Mơ hoài nàng Tiên Cá

Đêm
Ầm ào sóng vỗ
Bên em ly cafe phố
Biển dâng hương
Em trao ánh mắt
Ánh đèn màu rung theo từng nốt nhạc
Biển bồng bềnh trong tim

Bên em
Ly cafe sủi bọt
Tôi giấu nụ cười em vào ống hút
Cạn lời em tận đáy lòng
Em đốt tôi bằng ánh mắt đêm
Tôi cháy ỉ âm bằng củi lửa thơ
Thơm thơm kỷ niệm
Mặn nồng hương biển
Đêm Vũng Tàu
Mộng mơ...

CUỘC ĐỜI, VĂN CHƯƠNG VÀ BÈ BẠN - Lý luận phê bình văn học của Nguyễn Sản – Hội văn học nghệ thuật Phú Thọ (P2)

CUỘC ĐỜI, VĂN CHƯƠNG VÀ BÈ BẠN

Nhiều nhà nghiên cứu đánh giá Nguyễn Khắc Xương đã “lập thân, lập nghiệp, lập danh” độc lập, không “núp bóng” cha mình - thi sĩ Tản Đà. Ông cặm cụi như cái kiến tha lâu đầy tổ, như cánh ong siêng năng góp mật dâng đời, để trở thành nhà nghiên cứu văn học dân gian thâm hậu. Sắp đến ngày giỗ hết của ông, tôi viết bài này hy vọng mang đến cho người đọc một góc tiếp cận về cuộc đời, văn chương và bè bạn của một bậc đại thụ trong lĩnh vực nghiên cứu văn học dân gian vùng đất Tổ.

ẤM ÁP TRONG LÒNG BÈ BẠN

           "Nguyễn Khắc Xương, cây đại thụ văn hóa dân gian tỏa bóng vùng châu thổ sông Hồng. Ông nổi tiếng vì sự am hiểu sâu sắc về vùng đất Tổ từ trấn Sơn Nam Hạ tới miền trung du Bắc bộ và cả Kinh thành Thăng Long. Từ thời trai trẻ, ông điền dã, sưu tầm, nghiên cứu mọi miền quê để chắt chiu, gom góp dựng lên tòa lâu đài “Truyền thuyết Hùng Vương”, “Truyền thuyết Trưng Vương”. Dưới góc độ văn hóa dân gian, ông cùng các nhà khảo cổ, lịch sử, dân tộc học có công vén bức màn sương khói thời gian để bước vào tòa lâu đài chính sử thời dựng nước Văn Lang"... Đó là nhận xét của Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, nguyên Trưởng Chi hội Lý luận - Phê bình thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh về nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Khắc Xương.

Khi thứ nữ của ông là chị Mai Thoa có gửi tặng tôi cuốn sách "Nguyễn Khắc Xương trong lòng bè bạn". Nhìn nét ký, dòng tên ông ghi dưới dấu "kính biếu" nghiêng nghiêng, run run tôi vô cùng xúc động, bởi đó là chữ ký của người đã đi xa…

Nhìn tấm ảnh in trên trang bìa, phải công nhận trưởng nam của thi sĩ Tản Đà đẹp lão. Dưới vầng trán rộng, mái tóc dài chấm vai, xõa ra như mây trắng bồng bềnh là ánh mắt vẫn đầy khát vọng sau cặp kính dày cộp đọng giọt mồ hôi ngày hạ. Tia nắng chiều khúc xạ trên thấu kính lung linh như hai ngọn nến. Trong ánh nhìn bậc cao niên, tôi thấy ông như vẫn dồi dào năng lượng nghiên cứu và sáng tạo.

Có thể có người còn chưa biết Nguyễn Khắc Xương là tác giả của hàng trăm đầu sách đã được xuất bản, được giới nghiên cứu tôn vinh là "cây đại thụ" văn hóa dân gian đất Tổ. Ông là một trong những nhà nghiên cứu có công lớn làm sáng tỏ thời đại Hùng Vương dựng nước, đưa giá trị của tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Hát Xoan Phú Thọ, Hát Ca trù...trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Nguyễn Khắc Xương còn là nhà "Tản Đà học" số 1 cùng với công việc sáng tác văn học. Vì thế, chính ông lại là đề tài, đối tượng tìm hiểu, nghiên cứu, phản ánh, sáng tác của giới báo chí, văn học, nghệ thuật, và từ góc độ này, ta có thể thấy một Nguyễn Khắc Xương trong lòng bè bạn thân thương, ấm áp đến nhường nào!

Hội tụ trong tập sách "Nguyễn Khắc Xương trong lòng bè bạn" là những bài viết của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà giáo và các tác giả khác yêu quý, mến phục ông. Giáo sư, Tiến sĩ Đào Thái Tôn; Thạc sĩ văn chương Đỗ Nguyên Thương viết "Đôi điều về nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xương". Nhà báo Hà An kể lại câu chuyện "Gặp trưởng nam của thi sĩ Tản Đà". Tác giả Nguyễn Anh Đào giới thiệu công trình sưu tầm, biên soạn "Tản Đà toàn tập" và "Nhà Tản Đà học Nguyễn Khắc Xương". Ngô Kim Đỉnh nhìn nhận ông ở vị trí "Nhà Phú Thọ học". Nhà báo Đỗ Hà kể lại câu chuyện Tản Đà "Ngày ba mươi Tết ngẫu hứng ra đi" và hành trình "65 năm giữ nếp nhà" của người con trai trưởng. Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn, nhà thơ Nguyễn Hưng Hải có nhiều bài viết công phu về con trai ông "thần ngông". Nguyễn Tham Thiện Kế kể lại câu chuyện về mối quan hệ thâm sâu giữa nhà văn Nguyễn Tuân với con trai Tản Đà là Nguyễn Khắc Xương... Một số bài viết khác giới thiệu những công trình nghiên cứu của ông về Hát Xoan Phú Thọ, Truyền thuyết Hùng Vương, Truyền thuyết Trưng Vương; kể lại những chuyện "đời thường" rất đỗi hồn nhiên của bậc "tiên chỉ" trong làng nghiên cứu văn học dân gian đất Tổ...

Đọc “Nguyễn Khắc Xương trong lòng bè bạn” không khó để cảm nhận tình yêu của người đời đối với ông. Từ Tân Linh, Vi Thùy Linh - những nhà văn, nhà báo tài hoa đến các họa sĩ, nhà thơ, nhà văn như Cao Văn Định, Đỗ Ngọc Dũng, Vi Quốc Hiệp, Nguyễn Anh Tuấn, Thảo Phương, Trương Văn Quân, Cao Văn Thịnh, Phương Quý, Kim Ngọc Đại... đã viết về ông dưới nhiều góc độ tiếp cận.

Nhà thơ, nhà giáo, nhà “câu đối học” Phan Chúc nay cũng đã ngoại "bát niên" đến với ông lúc sinh thời như một người bạn vong niên, tự nguyện trở thành "liên lạc viên", cầu nối chuyển bài của Nguyễn Khắc Xương tới các cơ quan văn học, báo chí Trung ương. Ông Chúc có những câu đối quá hay kính tặng bậc đàn Anh. Gần hai chục năm trước, nhân lễ mừng thọ ông Xương, nhà giáo nghèo viết chữ thảo trên giấy giang đề tặng đôi câu đối: Bảy lăm năm nối nghiệp thi thư, bút mòn còn tre núi Tản; Muôn vạn dặm theo đường kinh sử, mực hao có nước sông Đà. Tâm đắc và quý trọng chữ tặng của bạn vong niên, nên dù chuyển nhà, ông Xương vẫn dành vị trí trang trọng bên di ảnh Tản Đà để treo.

Xưa cụ Nguyễn Khắc Hiếu đã tự bạch: Trời sinh ra bác Tản Đà / Quê hương thời có, cửa nhà thì không. Cụ sinh ngày 20-4 và mất cùng ngày ở tuổi 40. Nay trưởng nam Nguyễn Khắc Xương đã 94 tuổi, có hai quê là Ba Vì và Phú Thọ, lại có cửa nhà đàng hoàng phía trong ngõ phố đường Lê Quý Đôn ở Việt Trì. Đây là nơi lui tới thường xuyên của các bậc hậu sinh muốn "tầm sư học đạo". Ông đã tạo nên một sự nghiệp nghiên cứu đồ sộ vì một nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, là người duy nhất được UBND tỉnh Phú Thọ hai lần tặng giải thưởng Hùng Vương về văn học nghệ thuật. Và, hơn tất thẩy, ông Nguyễn Khắc Xương còn hiến dâng cho Tổ quốc liệt sĩ Nguyễn Tất Hiển - cháu đích tôn của Tản Đà - khi anh đang tuổi hai mươi. Cùng với sự quan tâm của Đảng, nhà nước đối với gia đình liệt sĩ; nhà nghiên cứu văn hóa dân gian còn có được sự quý thương, nể trọng của nhiều người cầm bút như đã thấy từ cuốn sách "Nguyễn Khắc Xương trong lòng bè bạn".

Khai mạc Trại sáng tác âm nhạc tại Đà Lạt

Ngày 5/12, tại Nhà sáng tác Đà Lạt, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác Âm nhạc 2020.

Dự khai mạc có nhạc sỹ Bùi Bá Quảng – đại diện Hội Nhạc sỹ Việt Nam; ông Võ Văn Quốc Bình – Giám đốc Nhà sáng tác Đà Lạt; ông Hà Hữu Nết – Phó chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Lâm Đồng; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng, đại diện Sở Văn hoá Thể thao Du lịch Lâm Đồng và 15 nhạc sĩ là hội viên đến từ các chi hội thuộc các tỉnh, thành miền duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Hà Nội, Quảng Ninh. 

Trong thời gian 15 ngày, các nhạc sĩ sẽ cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sáng tác, có những chuyến đi thực tế thâm nhập vào đời sống lao động sản xuất của nhân dân các dân tộc Lâm Đồng, tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Đà Lạt. Từ đó tạo nguồn cảm xúc tươi mới cho ra đời những tác phẩm hay mang hơi thở, nhịp điệu, hình ảnh tươi đẹp của quê hương, đất nước, của con người Lâm Đồng – Đà Lạt.

khaimacamnhacvnt12 2020

Phát biểu tại lễ khai mạc, nhạc sỹ Bùi Bá Quảng mong muốn các nhạc sĩ tham dự trại sẽ cho ra đời nhiều ca khúc mang tính nghệ thuật cao, khám phá những bút pháp thể hiện mới, với ngôn ngữ âm nhạc mới, nội dung, đề tài hướng đến thực tiễn cuộc sống. Trại sáng tác lần này cũng là dịp để Hội Nhạc sĩ Việt Nam tập huấn nâng cao tính chuyên nghiệp trong khí nhạc, nâng cao chất lượng ca khúc viết nên những tác phẩm hay, mang tầm thời đại, được công chúng đón nhận.

Khai mạc Trại sáng tác âm nhạc tại Đà Lạt

Ngày 5/12, tại Nhà sáng tác Đà Lạt, Hội Nhạc sĩ Việt Nam đã tổ chức khai mạc Trại sáng tác Âm nhạc 2020.

Dự khai mạc có nhạc sỹ Bùi Bá Quảng – đại diện Hội Nhạc sỹ Việt Nam; ông Võ Văn Quốc Bình – Giám đốc Nhà sáng tác Đà Lạt; ông Hà Hữu Nết – Phó chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Lâm Đồng; đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lâm Đồng, đại diện Sở Văn hoá Thể thao Du lịch Lâm Đồng và 15 nhạc sĩ là hội viên đến từ các chi hội thuộc các tỉnh, thành miền duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Hà Nội, Quảng Ninh. 

Trong thời gian 15 ngày, các nhạc sĩ sẽ cùng nhau trao đổi kinh nghiệm sáng tác, có những chuyến đi thực tế thâm nhập vào đời sống lao động sản xuất của nhân dân các dân tộc Lâm Đồng, tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Đà Lạt. Từ đó tạo nguồn cảm xúc tươi mới cho ra đời những tác phẩm hay mang hơi thở, nhịp điệu, hình ảnh tươi đẹp của quê hương, đất nước, của con người Lâm Đồng – Đà Lạt.

khaimacamnhacvnt12 2020

Phát biểu tại lễ khai mạc, nhạc sỹ Bùi Bá Quảng mong muốn các nhạc sĩ tham dự trại sẽ cho ra đời nhiều ca khúc mang tính nghệ thuật cao, khám phá những bút pháp thể hiện mới, với ngôn ngữ âm nhạc mới, nội dung, đề tài hướng đến thực tiễn cuộc sống. Trại sáng tác lần này cũng là dịp để Hội Nhạc sĩ Việt Nam tập huấn nâng cao tính chuyên nghiệp trong khí nhạc, nâng cao chất lượng ca khúc viết nên những tác phẩm hay, mang tầm thời đại, được công chúng đón nhận.

Tổ chức Trại sáng tác văn học nghệ thuật Đà Nẵng 2020 tại Vũng Tàu

Theo kế hoạch tổ chức trại sáng tác năm 2020, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật thành phố Đà Nẵng phối hợp với Trung tâm hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức cho hội viên các Hội chuyên ngành đi dự Trại sáng tác tại thành phố Vũng Tàu.

Ngày 1/12/2020, Trại sáng tác đã khai mạc tại Nhà sáng tác Vũng Tàu. Dự khai mạc có ông Trương Duy Huyến - Phó chủ tịch Liên hiệp Hội - Trưởng đoàn; bà Huỳnh Hà Quỳnh Châu – Phó Giám đốc Nhà sáng tác Vũng Tàu và 12 thành viên thuộc các chuyên ngành: mỹ thuật, văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, sân khấu.

khaimacdanangt12 2020

Trong thời gian dự trại, các trại viên sẽ tập trung hoàn thành bản thảo, các tác phẩm đã đăng ký, thâm nhập thực tế tìm hiểu đời sống văn hóa xã hội tại địa phương nhằm tạo cảm hứng và tích lũy tư liệu phục vụ cho việc sáng tác của mỗi văn nghệ sĩ.

Thay mặt Nhà sáng tác Vũng Tàu, bà Huỳnh Hà Quỳnh Châu đã nồng nhiệt chào đón các văn nghệ sỹ Đà Nẵng. Nhà sáng tác Vũng Tàu sẽ đảm bảo mọi nhu cầu ăn, nghỉ, sinh hoạt của các văn nghệ sỹ, giúp các văn nghệ sỹ toàn tâm toàn ý sáng tác để có thể có được nhiều tác phẩm chất lượng và có một kỳ Trại sáng tác thành công.

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này