Minh Phương

Minh Phương

Kế hoạch tháng 4/2016

Tháng 4/2016 :

          - Nhà sáng tác Đại Lải : Hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Nhà văn Việt Nam.

          - Nhà sáng tác Tam Đảo : Hội Mỹ thuật Hà Nội và Hội Văn học nghệ thuật Bình Thuận.

          - Nhà sáng tác Nha Trang : Hội Văn học nghệ thuật Ninh Bình và Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế.

          - Nhà sáng tác Vũng Tàu : Hội Văn học nghệ thuật Lào Cai và Hội Văn học nghệ thuật Yên Bái.

          - Nhà sáng tác Đà Lạt : Hội Văn học nghệ thuật Đà Nẵng và Hội Văn học nghệ thuật Hà Nam.

Kế hoạch tháng 3/2016

Tháng 3/2106 :

          - Nhà sáng tác Đại Lải : Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam Hội và Hội Văn học nghệ thuật Hòa Bình.

          - Nhà sáng tác Tam Đảo : Hãng phim Hoạt hình Việt Nam và Hãng phim Tài liệu và Khoa học TW.

          - Nhà sáng tác Nha Trang : Hội Văn học nghệ thuật Lạng Sơn và Hội Văn học nghệ thuật Cà Mau.

          - Nhà sáng tác Vũng Tàu : Hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phúc và Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồng.

          - Nhà sáng tác Đà Lạt : Hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Long; Tạp chí Văn nghệ Quân đội và Trường Đại học Sân khấu Điện Ảnh Việt Nam.

Tọa đàm văn học về đề tài LLVT và chiến tranh cách mạng

Tọa đàm văn học về đề tài LLVT và chiến tranh cách mạng

Ngày 7-6-2016 tại Nhà sáng tác Đại Lải (Vĩnh Phúc), NXB Quân đội nhân dân (Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam) và Trung tâm hỗ trợ sáng tác VHNT (Bộ VH-TT-DL) đã phối hợp tổ chức Tọa đàm văn học đề tài LLVT và chiến tranh cách mạng. Đại biểu Bộ VH-TT-DL, Cục Tuyên huấn (TCCT), Hội VHNT tỉnh Vĩnh Phúc… và hơn 20 nhà văn, nhà thơ đang tham dự Trại sáng tác văn học đề tài LLVT và Chiến tranh cách mạng tại Nhà sáng tác Đại Lải (từ ngày 30-5 đến 14-6-2016) đã tham gia cuộc tọa đàm.

Quang cảnh cuộc tọa đàm

Phát biểu đề dẫn, Đại tá-Thạc sĩ Kiều Bách Tuấn, Giám đốc-Tổng biên tập NXB Quân đội nhân dân, nhấn mạnh: Văn học về LLVT và chiến tranh cách mạng có vị trí đặc biệt và đạt được thành tựu rất lớn, là dòng chảy chủ yếu, là âm hưởng chủ đạo trong nền văn học nước ta. Một đội ngũ nhà văn hùng hậu đã trưởng thành sau nhiều năm gắn bó tâm huyết với đề tài này.

Tuy nhiên, sau năm 1975, đặc biệt những năm gần đây, sự vận động của đề tài này có nhiều biểu hiện đáng suy nghĩ, chẳng hạn như số lượng và chất lượng tác phẩm, hoặc đội ngũ sáng tác… rất cần có sự nhìn nhận thấu đáo cùng những tổng kết đánh giá sâu sắc, cơ bản và hệ thống. Ngày nay, người sáng tác về đề tài trên đây gặp khó khăn gì, cần gì để lao động sáng tạo? Thái độ bạn đọc và khả năng tiếp nhận tác phẩm văn học chiến tranh và người lính cũng là một câu hỏi lớn. Và nữa: Cách viết thế nào để chinh phục bạn đọc? Đi theo con đường cũ hay cách tân nghệ thuật? Cùng đó là những thách thức nhà văn trong cơ chế thị trường khốc liệt, văn học đang phải cạnh tranh với các loại hình nghệ thuật khác v.v… Tại cuộc tọa đàm hôm nay, Ban tổ chức rất muốn nghe các ý kiến tâm huyết chân thành thẳng thắn về lý luận, về thực tế sáng tác văn học chiến tranh và người lính của các anh chị để có những giải pháp phối hợp, hỗ trợ của NXB đối với các cộng tác viên; đồng thời kiến nghị với cơ quan quản lý văn nghệ các cấp, góp phần làm cho nền văn học phát triển.

Cây bút nữ Lưu Tử Anh (giáo viên tiểu học ở Lào Cai) phát biểu ý kiến

Các nhà văn, nhà thơ, nhà lý luận-phê bình và đại biểu đã sôi nổi trao đổi ý kiến xung quanh những gợi ý trên đây. Một số nhà văn đã trải qua chiến tranh và có những thành tựu văn học về đề tài chiến tranh và người lính, như: Nguyễn Bảo, Dương Duy Ngữ, Đỗ Viết Nghiệm, Lê Ngọc Minh, Nguyễn Duy Liễn… bày tỏ tâm huyết gắn bó với đề tài này và thống nhất quan điểm phải đổi mới cách viết, cách tiếp cận đề tài, mở rộng biên độ phản ánh, thái độ phải cởi mở và ngôn ngữ phải “đời thường” hơn nữa mới phù hợp với tâm lý tiếp nhận của công chúng hiện nay. Tuy nhiên các ông cũng thẳng thắn phê phán những khuy hướng “cách tân, đổi mới” cực đoan, nhìn nhận sai lệch về bản chất cuộc chiến tranh chính nghĩa; thái độ “hạ bệ, giải thiêng” trong một số tác phẩm của một số tác giả gần đây.

Các cây bút trẻ: Lưu Tử Anh, Trần Thị Hồng Hạnh, Nguyễn Xuân Năng, Thanh Vĩnh… bày tỏ những khó khăn, hạn chế của những người viết sinh ra sau chiến tranh, ít vốn sống trải nghiệm về chiến tranh; đồng thời điều kiện để tiếp cận, tìm hiểu về người lính hôm nay cũng rất hạn chế. Mong sao các cơ quan quản lý VHNT, các nhà văn lớp trước, các Hội nghề nghiệp… quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ mạnh dạn tiếp tục cày xới, thâm canh trên mảnh đất vốn đã có quá nhiều thành tựu mà thế hệ cha anh đã gặt hái.

Đại tá, Thạc sĩ Kiều Bách Tuấn (đứng giữa)-GĐ, Tổng biên tập NXB-trao đổi với các đại biểu trong giờ giải lao

Một số nhà văn như Lê Ngọc Minh, Nguyễn Trọng Văn, Nguyễn Thanh Tú… cũng bày tỏ sự biết ơn đối với NXBQuân đội nhân dân, một NXB uy tín có bề dày truyền thống, đã nâng đỡ họ từ những tác phẩm đầu tay và mong rằng NXB thường xuyên có những trại sáng tác tại các vùng, miền để các thế hệ nhà văn có dịp được gặp gỡ, trao đổi, động viên nhau sáng tác và nhất là vun đắp nhiệt tình, phát huy sáng tạo để thai nghén và hoàn thành những tác phẩm mới về đề tài LLVT và chiến tranh cách mạng./.

Hội Văn học Nghệ thuật Phú Yên đang phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác (Bộ VH-TT-DL) mở trại sáng tác văn học nghệ thuật tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng)

Hội Văn học Nghệ thuật Phú Yên đang phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác (Bộ VH-TT-DL) mở trại sáng tác văn học nghệ thuật tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).

Trại sáng tác diễn ra từ ngày 17-30/8, với 15 tác giả đến từ các chi hội chuyên ngành ở Phú Yên, trong đó chuyên ngành Văn học có 5 hội viên, Sân khấu: 3, Mỹ thuật: 2, Nhiếp ảnh: 3, Âm nhạc: 2 hội viên. Tham gia trại, các hội viên sáng tác, hoàn thiện tác phẩm của mình, đồng thời thâm nhập thực tế một số làng nghề, địa danh nổi tiếng ở Đà Lạt. 

Trại sáng tác văn học nghệ thuật được Hội Văn học Nghệ thuật Phú Yên phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác tổ chức 2 năm một lần, nhằm tạo điều kiện, khích lệ hội viên sáng tạo tác phẩm. Từ các trại sáng tác văn học nghệ thuật, nhiều tác phẩm có giá trị đã ra đời, được công chúng đón nhận.            

Các Hội Văn học nghệ thuật Trung ương và địa phương hỗ trợ cho Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học chuẩn bị hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác”.

Các Hội Văn học nghệ thuật Trung ương và địa phương hỗ trợ cho Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học chuẩn bị hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác”.

Để góp phần giúp đỡ hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác” thành công, các văn nghệ sĩ tại các Hội văn học nghệ thuật Trung ương cũng như địa phương đã viết và gửi về để chuẩn bị cho hội thảo hàng chục tham luận, bài viết… Trong đó có rất nhiều bài chứa đựng tâm huyết, trăn trở của các văn nghệ sĩ, nhằm giúp cho hội thảo thành công và Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật có được cái nhìn bao quát, tổng thể để nâng cao thêm chất lượng phục vụ tại các trại sáng tác.   

Ban Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật làm việc với các Hội Văn học nghệ thuật Trung ương và địa phương.

Ban Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật làm việc với các Hội Văn học nghệ thuật Trung ương và địa phương.

Nhằm chuẩn bị cho hội thảo “ Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác ”, ban Giám đốc gồm:  ông Huỳnh Văn Ngàn, giám đốc Trung tâm, ông Trần Mạnh Cường, phó giám đốc, ông Kiều Khánh Hội, phó giám đốc đã đi và làm việc với các Hội Văn học nghệ thuật trung ương cũng như địa phương trong thời gian từ ngày 20/9/2016 đến ngày 27/9/2016. Đoàn công tác đã nhận được sự tiếp đón nồng hậu và ủng hộ nhiệt tình từ các Hội Văn học nghệ thuật cho việc tổ chức hội thảo. 

Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, tại Quyết định số 1755/QĐ-TTg, các quan điểm và mục tiêu cũng như nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược đã được nêu rõ. Chiến lược nêu rõ quan điểm: các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút tối đa nguồn lực từ các doanh nghiệp và xã hội để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.



Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên sự sáng tạo, khoa học công nghệ và bản quyền trí tuệ. Ảnh minh họa: Tổ Quốc


Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa dựa trên sự sáng tạo, khoa học công nghệ và bản quyền trí tuệ; khai thác tối đa yếu tố kinh tế của các giá trị văn hóa; Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phát huy được lợi thế của Việt Nam, phù hợp với các quy luật cơ bản của kinh tế thị trường; được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các ngành, các khâu sáng tạo, sản xuất, phân phối, phổ biến và tiêu dung; Phát triển công nghiệp văn hóa gắn liền với việc quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam, góp phần bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập và hợp tác quốc tế.

Chiến lược cũng đề ra mục tiêu phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam bao gồm: Quảng cáo; kiến trúc; phần mềm và các trò chơi giải trí; thủ công mỹ nghệ; thiết kế; điện ảnh; xuất bản; thời trang; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; truyền hình và phát thanh; du lịch văn hóa trở thành những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng, phát triển rõ rệt về chất và lượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân trong nước và xuất khẩu; góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam; xác lập được các thương hiệu sản phẩm, dịch vụ văn hóa; ưu tiên phát triển các ngành có nhiều lợi thế, tiềm năng của Việt Nam.

Phấn đấu tới năm 2020, doanh thu của các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp khoảng 3% GDP và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, trong đó đóng góp của một số ngành cụ thể như ngành điện ảnh đạt khoảng 150 triệu USD (phim Việt Nam đạt khoảng 50 triệu USD); Ngành nghệ thuật biểu diễn đạt khoảng 16 triệu USD; Ngành mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm đạt khoảng 80 triệu USD; Ngành quảng cáo (trên truyền hình, đài phát thanh, báo, tạp chí, internet và quảng cáo ngoài trời) đạt khoảng 1.500 triệu USD; Ngành du lịch văn hóa chiếm 10 - 15% trong tổng số khoảng 18.000 - 19.000 triệu USD doanh thu từ khách du lịch.

Chiến lược cũng nêu rõ các nhiệm vụ và pháp pháp nhằm phát triển các ngành công nghiệp văn hóa. Trong đó, về nguồn vốn thực hiện sẽ huy động từ nguồn xã hội hóa, các tổ chức, cá nhân và ngân sách nhà nước

Miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho cá nhân tham dự Đại hội thể thao Bãi biển châu Á lần thứ 5

Miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho cá nhân tham dự Đại hội thể thao Bãi biển châu Á lần thứ 5

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đồng ý miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam cho cá nhân tham dự Đại hội thể thao Bãi biển Châu Á lần thứ 5 năm 2016 (ABG5) tổ chức tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ ngày 24/9 – 3/10/2016.

Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao xử lý cụ thể.


Đà Nẵng đã sẵn sàng cho ABG 5 (Ảnh: Báo Đà Nẵng )

Từ 24/9 – 3/10, Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á lần V – năm 2016 (Asia Beach Games - ABG 5) sẽ diễn ra tại thành phố Đà Nẵng. Sự kiện thể thao tầm cỡ châu lục này không chỉ là dịp phát triển các môn thể thao bãi biển mà còn là cơ hội vàng để quảng bá hình ảnh du lịch Đà Nẵng. 
ABG5 có 45 đoàn đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ Châu Á tham dự; có 370 quan chức, khách mời là nguyên thủ quốc gia, lãnh đạo các quốc gia, vùng lãnh thổ, lãnh đạo Hội đồng Olympic Châu Á và các Ủy Ban Olympic quốc gia, các tổ chức thể thao quốc tế đến dự.

Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác”.

Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác”.

Được sự đồng ý của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác” tại Nhà sáng tác Đại Lải vào ngày 11/10/2016.

Nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác, đồng thời nêu bật kết quả và làm rõ sự quan trọng của các trại sáng tác, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã xin phép và được sự đồng ý từ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để tổ chức hội thảo “Đổi mới và nâng cao hiệu quả sáng tác của văn nghệ sĩ tại các Nhà sáng tác". Hội thảo dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 11/10/2016 tại Nhà sáng tác Đại Lải, phường Xuân Hoà, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Phúc với sự tham dự của các văn nghệ sĩ thuộc các Hội văn học nghệ thuật trong cả nước.  

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này