Minh Phương

Minh Phương

Lễ kết nạp Đảng viên mới của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

Ngày 06-03-2017, tại Hội trường Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã tiến hành tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên cho quần chúng Đỗ Thị Thuý Nga và Phạm Minh Châu.

    Trong Lễ kết nạp có sự tham dự của đồng chí Huỳnh Văn Ngàn – Bí thư Chi bộ, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật,  cùng toàn thể đảng viên của Trung tâm và Nhà sáng tác Tam Đảo trực thuộc Trung tâm.

    Trải qua quá trình phấn đấu, rèn luyện của bản thân cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn của Chi bộ Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, đồng chí Đỗ Thị Thuý Nga và Phạm Minh Châu đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng.

ketnapdang
Ông Huỳnh Văn Ngàn, Bí thư Chi bộ chỉ đạo tại Lễ kết nạp đảng viên mới
 
    Lễ kết nạp đảng viên mới của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, đúng trình tự và thủ tục. Tại buổi lễ, đồng chí Huỳnh Văn Ngàn – Bí thư Chi bộ Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã trao quyết định kết nạp Đảng cho đồng chí Đỗ Thị Thuý Nga và Phạm Minh Châu.
 
ketnapdang1
Ông Huỳnh Văn Ngàn trao quyết định kết nạp cho bà Đỗ Thị Thuý Nga
 
 
ketnapdang4
Ông Huỳnh Văn Ngàn trao quyết định kết nạp cho ông Phạm Minh Châu

    Ngay sau khi nhận quyết định kết nạp, dưới cờ tổ quốc, cờ Đảng và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng sự chứng kiến của các đại biểu và chi bộ, đồng chí Đỗ Thị Thuý Nga và Phạm Minh Châu đã tuyên thệ lời thề của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Phát biểu chỉ đạo tại Lễ kết nạp, đồng chí Huỳnh Văn Ngàn – Bí thư Chi bộ đã chúc mừng đồng chí Đỗ Thị Thuý Nga và Phạm Minh Châu, đồng thời bày tỏ mong muốn hai đồng chí sẽ tiếp tục cố gắng phấn đấu và phát huy hơn nữa trong công tác, rèn luyện phẩm chất đạo đức trong thời gian thử thách trước khi trở thành đảng viên chính thức và xứng đáng trở thành những người đảng viên gương mẫu, đóng góp sức mình thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của Chi bộ, góp phần xây dựng Chi bộ ngày càng vững mạnh.

Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2016, triển khai hoạt động năm 2017

Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2016, triển khai hoạt động năm 2017

Được sự ủng hộ và tạo điều kiện của tỉnh ủy, UBND, Sở VHTTDL, Hội VHNT tỉnh Hà Nam, sáng ngày 22/02/2017, tại Khách sạn Hòa Bình, , Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã tiến hành tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2016, triển khai kế hoạch hoạt động năm 2017 (đối với các Đơn vị cơ sở của Hội tại khu vực miền Bắc).

Đến dự hội nghị có ông Bùi Quang Cẩm - Tỉnh ủy viên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; nhà viết kịch, Thạc sỹ Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục nghệ thuật biểu diễn (Bộ VHTTDL); ông Vũ Nguyên Đán - Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; ông Trần Văn Tiến - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Lê Minh Sơn - Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh cùng các nghệ sĩ lão thành, các nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, lãnh đạo các đơn vị nghệ thuậtsân khấu, chi hội trưởng các Chi hội Sân khấu khu vực phía Bắc…
 
Chủ trì Hội nghị: NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội NSSKVN, cùng các Phó Chủ tịch: NSUT Lê Chức, NSUT Nguyễn Văn Bộ; Ông Nguyễn Minh Thân - Chánh văn phòng và các chuyên viên Văn phòng Hội.

Về công tác Hội viên năm năm 2016, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam tiếp tục thúc đẩy việc phát triển Hội viên mới. Tại hội nghị, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã làm lễ kết nạp mới 40 hội viên mới và trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp sân khấu Việt Nam” cho 03 cá nhân có đóng góp xuất sắc đối với nền nghệ thuật sân khấu của đất nước.

Tại Hội nghị, Văn phòng Hội cũng báo cáo Dự kiến về việc triển khai: công tác năm 2017 của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam với nhiều hoạt động nghệ thuật như: tổ chức Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập hội (1957-2017); tổ chức hai trại sáng tác tại Nha Trang và Đại Lải (Vĩnh Phúc); tổ chức cho các tác giả sân khấu đi thực tế sáng tác tại Trường Sa, biên giới, khu kinh tế tiêu biểu; hội thảo về nền sân khấu Việt Nam; Liên hoan sân khấu Dù Kê Khmer lần thứ II; Liên hoan biểu diễn nghệ thuật văn hóa tín ngưỡng Thờ Mẫu, … cùng nhiều hoạt động phối hợp với các đơn vị hữu quan.

( Nguồn: sankhau.com.vn )

 
 

Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh tổng kết hoạt động năm 2016

Vừa qua, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2016 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2017.

Trong năm 2016, nhờ những hoạt động chuyên môn tích cực của các hội thành viên, Liên hiệp đã đạt được nhiều thành tựu như: tổ chức thành công các chương trình ca múa nhạc, triển lãm, trưng bày chào mừng các ngày lễ lớn, các hội thảo lý luận, phê bình; tham gia Liên hoan sân khấu thể nghiệm quốc tế tại Hà Nội; phối hợp đường sách Nguyễn Văn Bình tổ chức nhiều hoạt động văn học; hoạt động liên kết, đối ngoại... 

Đặc biệt, hầu hết các hội đều tổ chức đi thực tế sáng tác, đầu tư hỗ trợ sáng tác, góp ý cho các tác phẩm, hướng đến đội ngũ sáng tác trẻ… Đáng chú ý, năm 2016, Liên hiệp các Hội VHNT thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hai chuyến đi thực tế của Trại sáng tác chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh với truyền thống lịch sử chiến đấu, bảo vệ, xây dựng và phát triển”. Kết quả đã có 36 tác phẩm được sáng tác, thẩm định chất lượng đạt yêu cầu về giá trị nghệ thuật.

Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động của Liên hiệp năm 2016 vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: công tác chính trị, tư tưởng chưa đáp ứng được nhu cầu về thông tin, thời sự; chưa giới thiệu, quảng bá được nhiều tác phẩm lớn có giá trị đến với đông đảo công chúng... 

Về những hoạt động năm 2017, Liên hiệp sẽ phát động sáng tác hướng tới kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968; tham mưu cho lãnh đạo thành phố tổ chức xét giải thưởng VHNT 5 năm lần thứ hai (2012 - 2017) cho tất cả các tác phẩm chuyên ngành VHNT; tiếp tục xúc tiến thành lập Trung tâm Đào tạo và thực nghiệm của Liên hiệp để phát huy năng lực và trình độ của văn nghệ sĩ, tạo môi trường thuận lợi để thể hiện tài năng, nhất là đối với hội viên trẻ./.

( Nguồn: http://www.bvhttdl.gov.vn )

Kế hoạch tổ chức các Trại sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tại các Nhà sáng tác trong tháng 3/2017

Trong tháng 3/2017, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật  tổ chức các Trại sáng tác tại năm Nhà sáng tác trực thuộc Trung tâm

I. Nhà sáng tác Đại Lải :

1. Hội Văn học nghệ thuật Hà Giang ( từ 10/03/2017 - 24/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT HÀ GIANG DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI 
( Ban hành theo quyết định số: 33 / QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Quang Bình Văn học
2 Hoàng Ngọc Máy Văn học
3 Nguyễn Huy Toàn Văn học
4 Vi Quốc Quyền Văn học
5 Đỗ Ngọc Kim Văn học
6 Nguyễn Thị Chất Văn học
7 Hoàng Lực Ân Văn học
8 Vũ Hồng Thanh Văn học
9 Nguyễn Văn Kể Văn học
10 Phạm Văn Thành Văn học
11 Vũ Đình Giáp Văn học
12 Nguyễn Xuân Tư Văn học
13 Trần Quân Nhiếp ảnh
14 Vương Văn Phát Nhiếp ảnh
15 Đồng Thanh Phong Mỹ thuật

2. Hội Nhạc sĩ Việt Nam ( từ 16/03/2017 – 30/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHẠC SĨ VIỆT NAM DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐẠI LẢI
( Ban hành theo quyết định số:  18 / QĐ – TTHTSTVHNT )

Số TT

Họ và tên

Chuyên ngành

1

Bùi Bá Quảng

Sáng tác

2

Lê Xuân Thủy

Sáng tác

3

Lại Thế Cường

Sáng tác

4

Nguyễn Đăng Khoa

Sáng tác

5

Phạm Mạnh Cường

Sáng tác

6

Phạm Thanh Sơn

Sáng tác

7

Đinh Tiến Bình

Sáng tác

8

Ngô Thế Vương

Sáng tác

9

Ngô Sỹ Tùng

Sáng tác

10

Tống Hoàng Long

Sáng tác

11

Vũ Văn Viết

Sáng tác

12

Phạm Hồng Thu

Sáng tác

13

Nguyễn Hà Thành

Sáng tác

14

Trần Mạnh Chiến

Sáng tác

15

Trần Nguyên Phú

Sáng tác

 

II. Nhà sáng tác Tam Đảo :

1. Hội Nhà văn Việt Nam ( từ 15/03/2017 - 29/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM 
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TAM ĐẢO 
 ( Ban hành theo quyết định số: 32  / QĐ – TTHTSTVHNT)
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Nguyễn Lập Em Văn học
2 Ngọc Phượng Văn học
3 Nguyễn Hiệp Văn học
4 Thế Đức Văn học
5 Vương Tâm Thơ
6 Nguyễn Đỗ Phú Văn học
7 Trần Nhương Văn học
8 Tuyết Nga Thơ
9 Chu Thị Thơm Thơ
10 Hoàng Trần Cương Văn học
11 Đỗ Hàn Thơ
12 Bích Thu Lý luận phê bình
13 Tôn Phương Lan Lý luận phê bình
14 Đào Thắng Văn học
15 Hoàng Tuyên Văn học

 

III. Nhà sáng tác Đà Nẵng :

1. Hội Văn học nghệ thuật Đắc Nông ( từ 01/03/2017 – 15/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT ĐẮC NÔNG DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG
 ( Ban hành theo quyết định số:  16 / QĐ – TTHTSTVHNT)
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Tống Kiều Oanh Văn học
2 Bùi Nhị Đông Khuê Văn học
3 Nguyễn Thị Thu Hiền Văn học
4 Võ Văn Cường Âm nhạc
5 Ngô Thanh Sách Âm nhạc
6 Nguyễn Ngọc Khai Mỹ thuật
7 Lê Thị Ánh Mỹ thuật
8 Trần Văn Trung Nhiếp ảnh
9 Lại Quý Vân Nhiếp ảnh
10 Nguyễn Anh Bằng Âm nhạc
11 Nguyễn Thị Lan Văn học
12 Lê Anh Tuấn Nhiếp ảnh
13 Nguyễn Đắc Sáng Mỹ thuật
14 Trần Hồng Vân Nhiếp ảnh
15 Nguyễn Thanh Tâm Văn học

2. Hội Mỹ thuật Hà Nội ( từ 17/03/2017 – 31/03/2017 ) 

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI MỸ THUẬT HÀ NỘI DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG
( Ban hành theo quyết định số:  05/ QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Phạm Kim Bình Mỹ thuật
2 Bùi Anh Hùng Mỹ thuật
3 Vũ Tuyết Mai Mỹ thuật
4 Phạm Thành Hương Mỹ thuật
5 Dương Khánh Linh Mỹ thuật
6 Nguyễn Văn Chiễn Mỹ thuật
7 Đoàn Văn Thân Mỹ thuật
8 Trần Thị Bích Huệ Mỹ thuật
9 Lê Minh Nguyệt Mỹ thuật
10 Trần Ngọc Anh Mỹ thuật
11 Trần Lãng Mỹ thuật
12 Nguyễn Đức Việt Mỹ thuật
13 Trần Văn Ninh Mỹ thuật
14 Lê Đức Biết Mỹ thuật
15 Đỗ Hiển Mỹ thuật

 

IV. Nhà sáng tác Nha Trang :

1. Hội Văn học nghệ thuật Vĩnh Phúc ( từ 01/03/2017 – 15/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT VĨNH PHÚC
DỰ TRẠI SÁNG TÁC NHA TRANG
( Ban hành theo quyết định số:  26/ QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
01 Nguyễn Ngọc Tung Thơ
02 Trần Khoái Thơ
03 Trần Văn Tính Thơ
04 Vũ Thế Đường Thơ
05 Nguyễn Viết My Thơ
06 Lê Mạnh Tuấn Âm nhạc
07 Vĩnh Trịnh Âm nhạc
08 Nguyễn Đăng Khoa Âm nhạc
09 Nguyễn Ngọc Mùi Âm nhạc
10 Nguyễn Hồng Thơm Sân khấu
11 Trịnh Thị Lan Sân khấu
12 Đỗ Thị Cúc VNDG
13 Nguyễn Anh Ngọc VNDG

2. Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam ( từ 15/03/2017 -29/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM 
DỰ TRẠI SÁNG TÁC NHA TRANG
( Ban hành theo quyết định số:  23/ QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
01 Nguyễn Thị Bích Thuận Văn học
02 Nguyễn Liên Văn học
03 Nguyễn Thị Minh Thắng Văn học
04 Lộc Bích Kiệm Văn học
05 Doãn Quang Sửu Văn học
06 Đinh Công Thủy Văn học
07 Lê Va Văn học
08 Phan Mai Hương Văn học
09 Hàn Thanh Duy Văn học
10 Nông Quốc Lập Văn học
11 Nguyễn Thanh Bình Văn học
12 Vũ Quốc Khánh Văn học
13 Phạm Thị Phương Thảo Văn học
14 Đăng Bảy Văn học
15 Nông Văn Lợi Văn học

 

V. Nhà sáng tác Vũng Tàu: 

1. Hội Văn học nghệ thuật Thái Bình ( từ 01/03/2017 – 15/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT THÁI BÌNH DỰ TRẠI SÁNG TÁC VŨNG TÀU
( Ban hành theo quyết định số:  13/ QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Vũ Đức Hậu Văn học
2 Thiếu Văn Sơn Văn học
3 Đặng Thành Văn Văn học
4 Nguyễn Thị Thu Nguyệt Văn học
5 Đặng Hùng Văn học
6 Trần Chính Văn học
7 Nguyễn Quốc Việt Mỹ thuật
8 Trần Thanh Liêm Mỹ thuật
9 Đỗ Như Điềm Mỹ thuật
10 Hà Duy Thanh Nhiếp ảnh
11 Nguyễn Quang Nhiếp ảnh
12 Nguyễn Tiến Ngoan Âm nhạc
13 Nguyễn Xuân Hồi Sân khấu
14 Đào Văn Hồng Văn nghệ dân gian
15 Lê Thị Hoà Kiến trúc

2. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam ( từ : 08/03/2017 - 22/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN NGHỆ DÂN GIAN VIỆT NAM
DỰ TRẠI SÁNG TÁC VŨNG TÀU
( Ban hành theo quyết định số:  25 / QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Phạm Thanh Đồng VNDG
2 Nguyễn Ngọc Thanh VNDG
3 Nguyễn Xuân Nhân VNDG
4 Đặng Thị Ngọc Lan VNDG
5 Lường Song Toàn VNDG
6 Nguyễn Hữu Hiếu VNDG
7 Vũ Hồng Nhi VNDG
8 Lê Thị Dự VNDG
9 Trần Thị Liên VNDG
10 Triệu Thị Mai VNDG
11 Hồ Đức Thọ VNDG
12 Tòng Văn Hân VNDG
13 Bùi Bích Ngọc VNDG
14 Phạm Thị Gấm VNDG
15 Vàng Thị Nga VNDG

3. Hội Văn học nghệ thuật Hoà Bình ( đợt 1: từ 16/03/2017 – 22/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT HOÀ BÌNH DỰ TRẠI SÁNG TÁC VŨNG TÀU
( Ban hành theo quyết định số:  17/ QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Lưu Hồ Lăng Sân khấu
2 Trần Duy Hinh Sân khấu
3 Trần Hồng Hạnh Văn học
4 Vũ Thanh Bình Văn học
5 Phạm Ngọc Nguyên Nhiếp ảnh
6 Nguyễn Xuân thanh Nhiếp ảnh
7 Vũ Minh Dương Mỹ thuật
8 Đào Hồng Mai Loan Mỹ thuật
9 Nguyễn Hữu Trí Âm nhạc
10 Nguyễn Duy Thịnh Âm nhạc
11 Trần Quang Hợp VNDG
12 Bùi Việt Phương VNDG
13 Nguyễn Thị Bình Múa
14 Phan Thị Mai Hương Múa
15 Nguyễn Xuân Chiến Văn học
 
3. Hội Văn học nghệ thuật Hoà Bình ( đợt 2: từ 23/03/2017 – 30/03/2017 )
Số TT
Họ và tên
Chuyên ngành
1
Vũ Tiến Hà
Văn học
2
Nguyễn Thị Minh Hiếu
Văn học
3
Phạm Thị Thụy Nga
Văn học
4
Phạm Thị Tiến
Văn học
5
Nguyễn Văn Tuyến
Múa
6
Lưu Thanh Tú
Múa
7
Nguyễn Mạnh Tuấn
Sân khấu
8
Mai Huệ
Mỹ thuật
9
Phạm Minh Hằng
Mỹ thuật
10
Kiều Xuân Quỳnh
Âm nhạc
11
Đàm Ngọc Quang
Nhiếp ảnh
12
Nguyễn Hoàng Việt
Nhiếp ảnh
13
Nguyễn Ngọc Quyến
VNDG
14
Bùi Văn Niên
VNDG
15
Nguyễn Thị Xuyến
Âm nhạc

 

VI. Nhà sáng tác Đà Lạt: 

1. Hội Văn học nghệ thuật Hưng Yên ( từ 16/03/2017 – 30/03/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VHNT HƯNG YÊN DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT
( Ban hành theo quyết định số:  15/ QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Chu Huy Phương Nhiếp ảnh
2 Bùi Minh Hải Nhiếp ảnh
3 Nguyễn Nguyên Tản Lý luận phê bình
4 Trịnh Minh Hùng Mỹ thuật
5 Đàm Quang May Văn xuôi
6 Nguyễn Đình Tược Âm nhạc
7 Lê Xuân Tê VNDG
8 Phạm Ngọc Động Thơ
9 Vũ Văn Toàn Thơ
10 Lưu Văn Dương Kiến trúc
11 Nguyễn Hữu Thanh Nhiếp ảnh
12 Lê Hoàng Thao Nhiếp ảnh
13 Lê Thịnh Trường Sân khấu
14 Nguyễn Chí Khu Sân khấu
15 Lê Hào Nhiếp ảnh

2. Hội Nghệ sỹ Múa Việt Nam ( từ 25/03/2017 – 03/04/2017 )

DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI NGHỆ SỸ MÚA VIỆT NAM 
DỰ TRẠI SÁNG TÁC ĐÀ LẠT
( Ban hành theo quyết định số:  12/ QĐ – TTHTSTVHNT )
Số TT Họ và tên Chuyên ngành
1 Phạm Anh Phương Múa
2 Tạ Xuân Chiến Múa
3 Huỳnh Quang Trí Múa
4 Trần Văn Hiệp Múa
5 Nguyễn Hòa Hiếu Múa
6 Trương Thị Thu Phương Múa
7 Hoàng Minh Tâm Múa
8 Tải Đình Hà Múa
9 Trần Văn Thông Múa
10 Mai Trung Kiên Múa
11 Lê Thụy Thúy Loan Múa
12 Trần Quốc Bảo Múa
13 Đinh Rô Băng Múa
14 Võ Thọ Thái Múa
15 Phan Ngọc Hoàng Múa

Một mùa giải thưởng chất lượng

VIỆT PHONG - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2016 vinh danh 7 tác phẩm ở 4 hạng mục khác nhau. Nhìn tên tuổi các tác giả nhận giải có thể yên lòng về chất lượng các tác phẩm bởi tất cả đều là những cây bút tên tuổi.

Song, nếu nhìn nhận toàn diện có thể đặt ra một câu hỏi: Phải chăng giải thưởng của hội chưa thực sự mạnh dạn tôn vinh những tác phẩm có nhiều đổi mới trong năm qua?

Ở hạng mục văn xuôi, hai tác giả có tác phẩm được trao giải là hai cây bút “gạo cội” của văn học Việt Nam mấy chục năm qua: Chu Lai và Lê Minh Khuê. Hai người chọn đề tài, lối viết khác nhau nhưng về cơ bản cả hai đã định hình được phong cách, chỉ cần đọc vài trang là nhận ra ngay. Với tiểu thuyết “Mưa đỏ” (NXB Quân đội nhân dân), nhà văn Chu Lai một lần nữa chứng tỏ đề tài văn học về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng không cũ, vấn đề chỉ là cách viết của nhà văn có thu hút người đọc hay không. Chu Lai đã biết cách làm “mềm hóa” chất liệu là trận chiến ác liệt ở cổ thành Quảng Trị năm 1972. Nhân vật chính là người lính tên Cường là một người trí thức-nghệ sĩ, được phân tích tâm lý khá kỹ, làm nổi lên tính cách nghệ sĩ, hào hoa; qua đó, để người đọc hiểu được tâm thức của một thế hệ “tài hoa ra trận” năm xưa. Vì vậy, tiểu thuyết này đã không đi theo lối mòn là một tiểu thuyết minh họa với những đoạn văn lê thê mô tả chiến trận ác liệt mà đã bắt đầu ngẫm ngợi về thân phận con người trong bối cảnh bất thường-đó là chiến tranh. Điều ai đó có thể chưa hài lòng ở “Mưa đỏ” chính là nghệ thuật viết chưa nhiều đổi mới. “Mưa đỏ” vẫn giữ được cách kết cấu đơn giản, sáng sủa và giọng văn hào sảng, dùng từ ngữ mạnh đã trở thành thương hiệu của nhà văn Chu Lai.

Tập truyện ngắn “Làn gió chảy qua” (NXB Trẻ) được vinh danh, đã là lần thứ ba nữ văn sĩ Lê Minh Khuê giành giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam. Vẫn trong dung lượng có hạn của truyện ngắn, Lê Minh Khuê đã khéo lựa chọn và đưa vào tác phẩm của mình những lát cắt sắc lẹm, tinh tế về cuộc sống hiện đại. Những câu chuyện diễn ra ở các thời điểm khác nhau, với đủ loại người trong những hoàn cảnh đan xen có khi rất bình dị nhưng lắm lúc rất độc đáo, đã tạo nên một không gian truyện đa sắc, đa chiều. Truyện ngắn của Lê Minh Khuê hấp dẫn độc giả bằng hơi thở đương đại được phản ảnh qua ngòi bút giọng kể thản nhiên; và ẩn sau sự sắc lạnh của một ngòi bút điêu luyện là tính nhân văn sâu sắc.

Cũng như văn xuôi, hạng mục thơ vinh danh hai nhà thơ có tên tuổi là Y Phương và Nguyễn Việt Chiến. Tập thơ song ngữ “Vũ khúc Tày” (NXB Đại học Thái Nguyên) của nhà thơ Y Phương thêm một lần khẳng định vị trí của tác giả là nhà thơ đặc sắc hàng đầu của thơ ca Việt Nam đương đại, chứ không chỉ bó hẹp trong các giọng điệu nhà thơ dân tộc thiểu số. Thơ Y Phương súc tích, ý tại ngôn ngoại, tứ thơ nhiều khi mang đến cho người đọc nhiều bất ngờ với tư duy phi lô-gích của các dân tộc thiểu số phù hợp với đặc trưng thơ ca là mơ hồ mờ đục: “Sóng cứ đi mãi đi mãi là sao/ Không đứng lại làm núi/ Ngày xưa/ Núi chính là sóng/ Ngày xưa/ Người cũng chính là sóng/ Bây giờ/ Người vẫn chính là sóng/ Một chút nhầm nhỡ thôi/ Đã sóng ngầm một đời” (“Sóng”).

Tập thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” (NXB Phụ nữ) của Nguyễn Việt Chiến lại có cảm hứng thế sự, tập trung chủ đề về biển, đảo và kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Tập thơ có thể xem là được bắt nguồn từ chủ nghĩa yêu nước, cảm hứng công dân, trách nhiệm của người nghệ sĩ với đất nước vốn quen thuộc trong văn chương Việt Nam. Nguyễn Việt Chiến đã tránh được giọng ca hô hào, khẩu hiệu rất dễ mắc phải nếu làm thơ thế sự, thay vào đó xây dựng thành công khá nhiều hình tượng thơ ca cổ vũ lòng yêu nước: “Tổ quốc là tiếng mẹ/ Ru ta từ trong nôi/ Qua nhọc nhằn năm tháng/ Nuôi lớn ta thành người/ Tổ quốc là mây trắng/ Trên ngút ngàn Trường Sơn/ Bao người con ngã xuống/ Cho quê hương mãi còn...” (“Tổ quốc là tiếng mẹ”).

Ở hạng mục lý luận phê bình, dường như Hội đồng chung khảo khi bỏ phiếu đã muốn cân bằng giữa hai dòng lý luận phê bình hàn lâm của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp và lối viết phê bình, cảm luận của những nhà sáng tác. Chuyên luận “Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại (NXB Phụ nữ) của TS Trần Huyền Sâm (giảng viên Trường Đại học Sư phạm Huế) là công trình nghiên cứu giới thiệu chuyên sâu, có hệ thống về nữ quyền luận (Feminism) tới độc giả Việt Nam. Nữ quyền luận với tư cách là phương pháp phê bình văn học hình thành và phát triển hơn 40 năm qua có mục đích xác định một thứ mỹ học riêng của nữ giới để xây dựng những tiêu chí riêng trong việc cảm thụ và đánh giá các hiện tượng văn học. Cũng như các nhà nghiên cứu văn học phương Tây thế hệ trước nghiên cứu lý thuyết nước ngoài để rồi quay về nghiên cứu văn học Việt Nam, TS Trần Huyền Sâm sau khi nghiên cứu về nữ quyền luận ngay lập tức ứng dụng để nghiên cứu tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại. Tác giả dành hơn phân nửa cuốn sách bàn đến hàng loạt tác phẩm của các nữ tác giả Việt Nam được dư luận chú ý trong những năm qua như: Đoàn Minh Phượng, Y Ban, Lý Lan, Võ Thị Xuân Hà, Phong Điệp, Trần Thu Trang… TS Trần Huyền Sâm đã chứng mình tinh thần nữ quyền của nữ văn sĩ Việt Nam đã tiến rất xa chỉ trong thời gian ngắn; đồng thời bản sắc của phụ nữ Việt Nam đã được phản ánh đa dạng và giàu chất nghệ thuật hơn bao giờ hết.

Cũng có học vị tiến sĩ nhưng lại là... luật học, nhà thơ Khuất Bình Nguyên khiến văn giới ngạc nhiên khi giành Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập chân dung văn học-đàm luận văn chương “Giọt nước trong lá sen” (NXB Hội Nhà văn). Song, nếu nhìn lại lịch sử văn học, chuyện cây bút thành công trong sáng tác cũng như phê bình không phải là hiếm. Và chẳng có người sáng tác nào mà lại không đọc văn chương của người khác, nghiền ngẫm, tìm ra lối đi cho riêng mình. Chính quá trình đọc, nghiền ngẫm đó, người sáng tác trở thành một nhà phê bình khi buộc phải có những nhận xét về tác phẩm của người khác. Nhà thơ Khuất Bình Nguyên khi viết thành sách những suy ngẫm của mình, tất nhiên không dùng các thuật ngữ của khoa học văn học nhưng chính những nhận xét đầy xúc cảm lại khá xác đáng, thú vị. Chẳng hạn, nói về thơ Nguyễn Bính, nhà thơ Khuất Bình Nguyên cho rằng: “Nguyễn Bính còn giữ lại cho chúng ta cái phông văn hóa rộng rãi đầy bản sắc của làng quê Việt nửa đầu thế kỷ 20. Những cảnh những người bây giờ đã mai một huống hồ gì là cho đến ngày sau”. Nhận xét này không chỉ nói đúng và trúng về thơ Nguyễn Bính-một nhà thơ chuyên viết về tình quê chứ không tả cảnh quê như các nhà thơ cùng thời: Anh Thơ, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ... Cũng vì thế, thời gian có trôi chảy, cảnh quê có khác nhưng tình cảm, tâm tư của người quê không đổi và như vậy thơ Nguyễn Bính sẽ có sức sống vượt thời gian.

Hạng mục dễ chọn lựa nhất chắc chắn là dịch thuật bởi có quá nhiều sách văn học dịch chất lượng được tổ chức dịch thuật kỹ lưỡng xuất bản trong năm qua. Việc lựa chọn “Lâu đài sói” (NXB Văn học) của nữ văn sĩ người Anh Hi-la-ri Man-teo, do Nguyễn Chí Hoan dịch, để vinh danh là lựa chọn có chủ đích. Tác phẩm này không chỉ là tác phẩm lớn, giành giải thưởng uy tín Booker năm 2009 mà còn là tác phẩm về đề tài lịch sử xuất sắc. Hội đồng chung khảo hy vọng, tác phẩm này sẽ gợi cảm hứng để nhà văn Việt Nam tiếp cận và xử lý những vấn đề lịch sử trong tiểu thuyết đương đại về đề tài lịch sử.

Trong một năm, văn học Việt Nam có nhiều tác phẩm xuất bản, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam đã chọn ra những tác phẩm chất lượng. Điều mà người đọc mong muốn là Hội Nhà văn Việt Nam cần mạnh dạn trao giải cho 1-2 tác phẩm mới của những nhà văn trẻ; hoặc cũng có thể học theo các giải thưởng văn chương nước ngoài là lập ra một hạng mục riêng cho các tác giả trẻ. Điều đó sẽ nâng tầm giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và góp phần cổ vũ những người viết trẻ-thế hệ sẽ đưa văn học Việt Nam phát triển cả về lượng lẫn chất.

( Nguồn: vanvn.net )

Tăng cường giáo dục truyền thống cho văn nghệ sỹ trẻ

Ngày 21-2, Liên hiệp các Hội Văn học-Nghệ thuật TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2016, triển khai phương hướng nhiệm vụ và phát động thi đua năm 2017.

Năm qua, Liên hiệp Hội đã tổ chức nhiều chuyến tham quan di tích, gặp mặt các nhân chứng lịch sử, tổ chức hơn 40 cuộc triển lãm với gần 6.000 bức tranh, tượng của hơn 1.200 lượt tác giả... Liên hiệp Hội đã trợ cấp cho hơn 130 văn nghệ sĩ hoàn cảnh khó khăn.

tongkettphcm2016
Các văn nghệ sĩ có tác phẩm tiêu biểu năm 2016 nhận khen thưởng tại hội nghị.

Tại hội nghị, Liên hiệp Hội đã trao tặng giấy chứng nhận sáng tác năm 2016 cho 17 tác giả và phát động đợt sáng tác kỷ niệm 50 năm Tết Mậu Thân 1968. Trong năm 2017, Liên hiệp Hội chủ trương tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho văn nghệ sĩ trẻ bằng nhiều hình thức tổ chức như: Về nguồn, giáo dục truyền thống, quảng bá rộng rãi các tác phẩm văn học nghệ thuật có chất lượng, xây dựng đề án “Giải thưởng tôn vinh Nghệ sĩ biểu diễn nghệ thuật”...

( Nguồn: vannghequandoi.com.vn )

Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung gặp gỡ văn nghệ sỹ Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội

Nhân dịp đầu xuân Đinh Dậu 2017, ngày 18-2, tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội ( 19 Hàng Buồm ), Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung đã dự buổi sinh hoạt đầu năm của Hội và chúc sức khỏe các hội viên Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.

Thay mặt giới văn nghệ sĩ Thủ đô, nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội cảm ơn sự quan tâm, động viên của Chủ tịch UBND thành phố và cho biết đây không phải là lần đầu tiên đích thân đồng chí Chủ tịch UBND thành phố tới thăm, động viên, chúc sức khỏe các thành viên của Hội nhân dịp đầu xuân mới. Buổi gặp mặt này đã trở thành buổi sinh hoạt truyền thống đầu xuân, được tất cả các thành viên của Hội mong đợi.

Tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch UBND thành phố đã thông tin tới các văn nghệ sĩ về một số kết quả nổi bật mà thành phố Hà Nội đã đạt được trong năm 2016. Một trong những sự kiện nổi bật trong năm qua của Thủ đô là tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI. Thành phố đã ban hành nhiều chương trình công tác quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội như xây dựng Đảng, xây dựng nông thôn mới, xây dựng các thiết chế văn hóa, an ninh trật tự, kết cấu hạ tầng giao thông, phòng chống tham nhũng... Mục tiêu phấn đấu của Hà Nội là nâng tỷ lệ người lao động qua đào tạo lên mức 82%; xây dựng ngành du lịch Hà Nội trở thành một ngành mũi nhọn; giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2,35% xuống còn 1,4%...

gapgovhnthanoi
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại buổi gặp gỡ.

Tuy nhiên, để thực hiện những mục tiêu nêu trên, Hà Nội cũng đang đứng trước khá nhiều thách thức, trong đó khâu yếu nhất là cải cách hành chính, những hạn chế về ý thức chấp hành quy định giao thông... Năm 2017, Hà Nội thực hiện 3 khâu đột phá, tập trung vào khâu cải cách hành chính, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết, năm nay Hà Nội sẽ mở 53 tuyến xe buýt mới, đầu tư hơn 500 xe buýt có hệ thống hỗ trợ cho người tàn tật, có kết nối wifi nhằm thu hút người dân di chuyển bằng phương tiện công cộng, phấn đấu đến năm 2020 đạt tỷ lệ 20-25% dân số Hà Nội đi xe buýt. Hà Nội cũng đang tích cực tập trung đầu tư xây dựng các hạng mục phục vụ cuộc sống vật chất, văn hóa tinh thần của người dân như mở rộng công viên, trồng thêm cây xanh, nâng cấp bệnh viện, xây dựng trường học chất lượng cao... Hà Nội đặc biệt quan tâm thực hiện các chương trình an sinh xã hội nhằm cải thiện điều kiện sống của người nghèo, người có công với cách mạng... Riêng về cải cách hành chính, trong thời gian qua, Hà Nội đã rà soát lại tất cả các quy trình, quy chế của các sở, ngành, nhiều thủ tục hành chính được rút gọn đến 65%; 98% việc kê khai, nộp thuế của doanh nghiệp được thực hiện qua mạng...

Về đời sống văn hóa, Hà Nội đang triển khai các thủ tục cần thiết để khởi công xây dựng một nhà hát lớn ngang tầm khu vực mang tên Hoa Sen với hơn 2 nghìn chỗ ngồi vào khoảng tháng 8-2017.

Thay mặt các văn nghệ sĩ có mặt tại cuộc gặp gỡ, nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội bày tỏ niềm tin tưởng rằng sự khởi sắc về mọi mặt của Thủ đô Hà Nội sẽ tạo nhiều thuận lợi cho giới văn nghệ sĩ nâng cao chất lượng hoạt động nghệ thuật. Nhà thơ Bằng Việt và các thành viên của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội chúc mừng sức khỏe Chủ tịch UBND thành phố và tin tưởng rằng, với tinh thần làm việc trách nhiệm, năng động, quyết đoán của Chủ tịch UBND thành phố nói riêng và đội ngũ lãnh đạo thành phố nói chung như hiện nay, Hà Nội sẽ tiếp tục phát triển bền vững, xứng đáng với vị thế của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Phát huy vai trò của các Nhà sáng tác văn học nghệ thuật

QĐND - Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Văn học nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) được giao quản lý các nhà sáng tác, đã có công hỗ trợ nhiều văn nghệ sĩ sáng tạo ra những tác phẩm giá trị, làm giàu hơn nền văn học nghệ thuật nước nhà. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động sáng tác tại các nhà sáng tác đòi hỏi cần có những giải pháp đổi mới, không bằng lòng với thành tựu đã đạt được.

Một hình thức hỗ trợ văn nghệ sĩ hiệu quả, thiết thực

Hiện nay cả nước có 6 nhà sáng tác tại Tam Đảo, Đại Lải (tỉnh Vĩnh Phúc), TP Đà Nẵng, Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), sắp tới sẽ có thêm nhà sáng tác ở TP Cần Thơ. Về cơ sở vật chất, nhân lực tại các nhà sáng tác đã được Nhà nước đầu tư toàn diện, bảo đảm phục vụ văn nghệ sĩ tham dự các trại sáng tác. Hằng năm, căn cứ vào kế hoạch và kinh phí do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao hoặc theo yêu cầu của các tổ chức, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Văn học nghệ thuật sẽ cân đối và có kế hoạch mở các trại sáng tác. Các tổ chức sẽ lập danh sách trại viên, việc ăn, ở, sinh hoạt của các văn nghệ sĩ hoàn toàn bằng kinh phí của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Trò chuyện với các văn nghệ sĩ ở nhiều ngành nghệ thuật đã tham dự các trại sáng tác, chúng tôi ghi nhận nhiều phản hồi tích cực. Các nhà sáng tác đã giúp văn nghệ sĩ có thời gian tập trung sáng tạo. Tác phẩm được hoàn thiện trong thời gian các tác giả sống và làm việc tại nhà sáng tác cơ bản đều có chất lượng tốt. Điển hình như 60% kịch bản sân khấu được viết hoặc được nâng cao ở các trại viết đã được dàn dựng biểu diễn, giành nhiều giải thưởng trong và ngoài nước.

Nhà sáng tác còn là nơi hội tụ để các tác giả giao lưu, trao đổi nhiều ý tưởng sáng tạo, góp ý cho nhau, thậm chí là... thi đua sáng tác. Đặc biệt nhiều tác giả trẻ đã trưởng thành khi được tham dự trại sáng tác. Chẳng hạn, nhiều nhà thơ trẻ chưa có nhiều hiểu biết về quân đội, song sau khi được tham dự các trại viết do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức gần đây, đã có nhiều bài thơ về người lính được bạn đọc trong và ngoài quân đội đánh giá cao. Với NXB Quân đội nhân dân, thông qua 2 trại sáng tác được mở trong năm 2015 và 2016, đã thu về rất nhiều bản thảo có giá trị, một số bản thảo đã được xuất bản, phần nào đã giải quyết tình trạng thiếu bản thảo chất lượng về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng. Chính vì thế, đa số các văn nghệ sĩ và các tổ chức đánh giá hình thức các trại sáng tác là rất cần thiết, cần phải được mở rộng, phát triển hơn nữa.

Hướng tới đầu tư theo nhu cầu của tác giả

Hiện tại, với 6 nhà sáng tác, chỉ có thể đáp ứng yêu cầu đến sáng tác cho khoảng 1.500 văn nghệ sĩ mỗi năm, trong khi số lượng hội viên có quyền dự trại sáng tác tới 30.000 người. Thế nên vẫn có văn nghệ sĩ chưa thể tham dự trại sáng tác dù có nhu cầu. Trong khi đó lại có trường hợp được là trại viên rất nhiều lần mà vẫn chưa có tác phẩm hoàn thiện. Chuyện lựa chọn ai được đi trại sáng tác, bảo đảm công bằng là rất khó. Có lẽ, cách làm của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam là hợp lý hơn cả. NSƯT Lê Chức, Phó chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam cho biết: “Tác giả nào muốn đi trại sáng tác thì phải nộp đề cương chi tiết, thậm chí là kịch bản đã hoàn thành. Sau khi được thẩm định, các tác giả được lựa chọn sẽ dành thời gian ở trại sáng tác để hoàn thiện tác phẩm; bản thảo sẽ được các kịch tác gia, các nhà lý luận phê bình sửa lại để kịch bản thực sự có chất lượng”.

Nhiều ý kiến các văn nghệ sĩ cho rằng, hiện nay, mỗi văn nghệ sĩ có 15 ngày dự trại sáng tác mỗi đợt là quá ít, không đủ hoàn thiện tác phẩm. Vì vậy, vài năm gần đây, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác Văn học nghệ thuật đã thử nghiệm hình thức đầu tư mới: Lựa chọn các văn nghệ sĩ và các đề cương tác phẩm xứng đáng, hỗ trợ các đợt sáng tác dài hơi 3 tháng, 6 tháng, tiến tới hỗ trợ sáng tác theo nhu cầu của tác giả, cho tới khi hoàn thiện tác phẩm. Hướng đầu tư này đã có kết quả và sẽ được chú trọng mở rộng trong giai đoạn 2015-2020.

Tìm đầu ra cho các sản phẩm từ trại sáng tác lâu nay chưa có sự đổi mới. Nhà văn Đỗ Xuân Thu, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Phú Thọ, cho rằng: “Cần quảng bá, sử dụng tác phẩm của các trại sáng tác hiệu quả hơn nữa. Cần kết hợp biên tập viên, nhà xuất bản để có đầu ra cho tác phẩm. Với các kịch bản sân khấu, phim ảnh thì giao cho các đoàn nghệ thuật, hãng phim sử dụng. Làm được điều này sẽ tạo không khí sáng tác, thi đua giữa các Hội, giữa các tác giả”.

Việc đổi mới hoạt động tại các nhà sáng tác phải gắn với việc không ngừng đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho từng loại hình nghệ thuật để văn nghệ sĩ có điều kiện sáng tác thuận lợi hơn. Với các nhà văn thì chỉ cần giấy bút, máy vi tính là đủ, nhưng với các nghệ sĩ tạo hình, nhất là các nghệ sĩ thị giác thì “đồ nghề” phong phú hơn nhiều, đỏi hỏi phải đầu tư bài bản.

Có thể nói, tiếp tục đầu tư, đổi mới hoạt động, các nhà sáng tác sẽ phát huy giá trị là “ngôi nhà chung” để các văn nghệ sĩ sáng tác hiệu quả. Song, điều quan trọng nhất là bản thân các văn nghệ sĩ cũng cần phải tự đổi mới sáng tạo để có tác phẩm hay, bởi suy cho cùng văn nghệ sĩ mới tạo ra tác phẩm nghệ thuật giá trị, còn các nhà sáng tác chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ mà thôi.

TRẦN HOÀNG HOÀNG

( Nguồn: www.qdnd.vn  )

Sáng tác văn học trẻ, gắn với giữ gìn phát huy sắc thái văn hóa địa phương

Nhóm VN8+2 tổ chức Hội thảo “Sáng tác Văn học trẻ gắn với giữ gìn, phát huy sắc thái văn hóa địa phương” tại Ninh Bình. Các tham luận đề cập tới thực trạng thiếu vắng các cây bút trẻ gắn bó với văn học; Hội VHNT các địa phương luôn quan tâm, bồi dưỡng phát triển đội ngũ những người viết văn trẻ song hiệu quả thu được còn hạn chế. Tại Hội thảo, các đại biểu đã đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm xây dựng lớp tác giả kế cận sáng tác văn học thể hiện sắc thái địa phương. 
Cửa Biển trích đăng các tham luận tại Hội thảo.

Nhà thơ Bình Nguyên Chủ tịch Hội VHNT Ninh Bình

Hội thảo: Sáng tác văn học trẻ, gắn với giữ gìn phát huy sắc thái văn hóa địa phương của Nhóm Hợp tác và phát triển VHNT khu vực phía Bắc (VN8+2) được tổ chức trong thời điểm nền VHNT khu vực, đất nước đang có sự vận động, chuyển biến, đan xen nhiều khuynh hướng sáng tác. Đây là việc làm có ý nghĩa thiết thực và bổ ích. Là việc làm để chúng ta góp phần khẳng định vị thế của văn học nói chung và văn học trẻ nói riêng trong đời sống xã hội và góp phần làm giầu cho bản sắc văn hoá theo tinh thần Nghị quyết ngày 16/6/2008 của Bộ Chính trị (khoá X) về “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong thời kỳ mới ”. Chúng tôi luôn hiểu rằng, các tác phẩm trẻ ra đời bao giờ cũng chịu nhiều thử thách của thời gian và sự đánh giá bình phẩm của công chúng. Bồi dưỡng, chăm sóc sáng tác trẻ gắn với giữ gìn, phát huy sắc thái văn hoá là trách nhiệm của những người làm công tác VHNT chúng ta. Mỗi vùng đất, mỗi địa phương đều có sắc thái văn hóa riêng, những sắc thái văn hóa riêng ấy hòa quyện với nhau trong dòng chảy qua  thời gian, bồi đắp nên diện mạo văn hóa, tạo ra những cánh đồng, làng bản, quê hương văn học nghệ thuật. Đằm sâu trong sắc thái văn hóa mỗi vùng, miền là sự thể hiện, quan tâm, bồi dưỡng, chăm sóc tài năng văn học nghệ thuật của mỗi miền quê, vùng đất. Cái đằm sâu ấy chảy êm đềm bồi lắng lên những lấp lánh phù sa... Có thể nói truyền thống và bản sắc văn hoá dân tộc luôn luôn là điểm tựa cho đội ngũ văn nghệ sỹ trẻ sáng tạo. Qua nhiều bước thăng trầm của cuộc sống nhân dân ta đã hình thành nên một nền VHNT trường tồn cùng dân tộc. Tất cả những điều đó đã kết tinh thành văn hoá và văn hoá ấy đã lan truyền, toả hương cho mỗi vùng đất, con người quê hương, xứ sở.
Cuộc Hội thảo “Sáng tác văn học trẻ, gắn với giữ gìn phát huy sắc thái văn hóa địa phương” của Nhóm VN8+2 lần này sẽ góp phần làm rõ hơn công tác tìm nguồn, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng những tài năng văn học trẻ, trên cơ sở đó cần có chính sách thu hút, tạo sự hấp dẫn, tình yêu văn học cho các tác giả trẻ, tác giả có khả năng sáng tác tốt, khích lệ tạo điều kiện đưa tác phẩm ra ngoài biên giới mỗi địa phương, tạo sự hưng phấn cho các tác giả trẻ không ngừng sáng tạo./.

Nhà thơ Vũ Kim Liên Phó TBT Tạp chí Văn nghệ Đất Tổ - Phú Thọ

Phú Thọ luôn đề cao vai trò sáng tác của văn nghệ sĩ, trong đó có lực lượng sáng tác văn học trẻ, luôn có sự định hướng để sáng tác trẻ đi vào quỹ đạo, không mang màu sắc chủ quan mà đi vào thực tế đời sống, mang hơi thở đời sống vào sáng tác, gắn liền với việc đề cao truyền thống cách mạng, sắc thái văn hóa vùng miền, tập quán sinh hoạt của  người đất Tổ. Coi trọng vai trò định hướng, kết hợp với tổ chức các trại sáng tác, các chuyến đi thực tế hướng về cơ sở để phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ, qua đó động viên biểu dương những thành công mà lực lượng sáng tác nói chung, sáng tác văn học trẻ nói riêng đã gặt hái được, đồng thời động viên anh chị em viết trẻ  bằng tình yêu của mình và trách nhiệm công dân tiếp tục bám sát vào đời sống sinh động ở mỗi vùng đất, mỗi làng quê để viết và kể lại những câu chuyện về con người và miền đất ấy thông qua các tác phẩm văn học của mình. Đến hẹn lại lên 2 năm/lần Hội lại mở trại sáng tác văn học trẻ cho đội ngũ các giảng viên đại học, các em sinh viên, học sinh có năng khiếu đến từ các trường đại học, cao đẳng, các trường THPT chuyên và không chuyên trên địa bàn
...Những tác phẩm của đội ngũ này được các nhà văn, nhà thơ, những cây bút phê bình chuyên nghiệp phân tích một cách khách quan, chỉ ra cái được và chưa được trong phương pháp sáng tác, kỹ năng thể hiện  và ngay cả sự cảm thụ, duy trì, nuôi dưỡng cảm xúc  từ nhiều góc độ của cuộc sống để hình thành phong cách viết cho mỗi người. 
... Trong hơn 300 hội viên của Phú Thọ, có tới 40% là các cây bút trẻ. Những gương mặt trẻ trung, năng động của Hội đang dần hình thành phong cách viết riêng của mỗi người, song không ai thoát ly khỏi thiên hướng sáng tác vùng miền, bản sắc dân tộc, những nét văn hóa độc đáo mà mình đang được hưởng thụ. Đó cũng chính là ý thức, là trách nhiệm của người cầm bút trẻ.
 ... Là người sáng tác từng trải qua giai đoạn viết trẻ, thiết nghĩ Nhóm VN 8+2 nên tổ chức những trại sáng tác VHNT, nhất là trại sáng tác VH cho đội ngũ những người viết trẻ hoặc những hội nghị viết văn trẻ trong Nhóm để họ có điều kiện gặp gỡ, giao lưu, học hỏi và cọ sát cùng sáng tác nên những tác phẩm mang đậm sắc thái văn hóa địa phương; song hành với đó là các sáng tác trẻ này cần được gửi trao đổi, in ấn, quảng bá trên các phương tiện truyền thông là các Tạp chí in và các trang Web của các Hội trong Nhóm nhằm mở rộng mối giao kết, quảng bá sản phẩm VH cũng như sắc thái văn hóa của 10 tỉnh, thành phố trên phương tiện truyền thông của mình, góp phần làm phong phú nội dung cũng như giá trị của báo chí văn nghệ địa phương./.

Nhà thơ Nguyễn Đình Minh Hội Liên hiệp VHNT Hải Phòng

Bằng niềm say mê văn học, khả năng và bản lĩnh sáng tạo của riêng mình, tác phẩm của CLB những người viết văn trẻ Hải Phòng nối tiếp mạch nguồn của lớp tác giả lớn tuổi giàu suy nghĩ , chứa chan cảm xúc, gồ ghề động sóng và mộng mơ; đồng thời mang đến vẻ mới lạ của hình thức hiện đại vang động tiết tấu cuộc sống vùng đất sóng và nhịp đời. Các cây bút văn trẻ Hải Phòng không có ai cách tân theo những trường phái mới gây tranh luận; sự cách tân ở các tác giả nhìn chung đều gắn với mạch nguồn và phát triển phù hợp với thời đại về cả nội dung và hình thức. Dường như các tác giả văn trẻ nơi đây có chung nhận thức: sự cách tân nào cũng đi đến cái đẹp, do vậy không ít nhà thơ hòa vào dòng thơ lục bát và tạo được một số thành công nhất định như Bùi Thu Hằng,  Phạm Văn Tuấn, Đào Mạnh Long.
Vẻ đẹp của văn trẻ Hải Phòng về hình thức chính là sự cách tân trong độ cho phép phù hợp với cảm nhận của số đông độc giả; Sự đa dạng về đề tài được khai thác từ tính chất đặc trưng của miền đất đầy sóng gió có nhiều biến động phong phú đặc biệt là chất trí tuệ có hàm lượng cao hơn, cảm xúc hơn trong các tác phẩm. Đọc thơ, văn của tác giả trẻ Hải Phòng dễ thấy sự già dặn trong triết lý, trong kiến giải những hiện tượng, quy luật cuộc sống chủ đạo nổi lên là nỗi âu lo, sự thương cảm cho số phận con người và con đường phía trước được thể hiện bằng nhiều cung bậc cảm xúc.
... Trong bối cảnh xã hội có quá nhiều sự đổi thay, sự cám dỗ đặc biệt là áp lực, chi phối trong một đô thị lớn, những người viết văn trẻ Hải Phòng vẫn kiên định con đường viết văn. Trước một nền tảng mĩ học  đang có những  thay đổi, trước xu thế cách tân mạnh mẽ… đã tạo nên những áp lực lớn không chỉ cho những người viết nơi đây. Dường như nhận định ra phong cách của 24 cây bút văn trẻ Hải Phòng bây giờ là quá sớm, nhưng nhìn vào sự chấp nhận dấn thân trong cô độc để cống hiến tài năng, phẩm tính; nhìn những thử thách cam go mà người viết trẻ  dám đương đầu, có thể hy vọng Hải Phòng có một thế hệ tiếp nối vững vàng trong tương lai./.

Nhà văn Nông Quang Khiêm Biên tập viên Tạp chí Văn nghệ Yên Bái

Lực lượng sáng tác văn học trẻ dân tộc thiểu số ở Yên Bái quá mỏng. Hiện nay, mới có 9 hội viên là người dân tộc thiểu số, gồm 6 người dân tộc Tày, 2 dân tộc Dao, 1 dân tộc Mường. Lực lượng tác giả mỏng, lại khó khăn trong việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tố mới. Tác giả trẻ tham gia sáng tạo văn học đã hiếm, tác giả trẻ dân tộc thiểu số tham gia sáng tạo văn học lại càng hiếm. Phát hiện đã khó, nuôi dưỡng còn khó hơn, đấy là chưa nói đến thành công trong sáng tạo VHNT bao giờ cũng khắt khe…
Vì vậy tác giả văn học trẻ dân tộc thiểu số rất cần được quan tâm nuôi dưỡng, trân trọng, rất cần tâm huyết, trách nhiệm thực sự của những người trong cuộc. Cá nhân tôi nghĩ rằng, cần tạo điều kiện hơn nữa cho các tác giả văn học trẻ dân tộc thiểu số tham dự các trại sáng tác, các cuộc tọa đàm, trao đổi, tạo điều kiện giao lưu học tập cũng như động viên, khuyến khích họ sáng tạo.
... Một vấn đề nữa là sáng tác văn học bằng tiếng dân tộc, chữ viết dân tộc. Vài năm trở lại đây, Hội Yên Bái có thêm ấn phẩm Văn nghệ Yên Bái vùng cao. Đó là “đất” rất quý dành cho các tác giả sáng tác bằng tiếng dân tộc, chữ viết dân tộc, song ngữ dân tộc, dễ dàng tiếp cận và phục vụ đồng bào dân tộc, miền núi, vùng cao, vùng sâu vùng xa của tỉnh. Tuy nhiên lực lượng sáng tác này hiện chỉ đếm được trên đầu ngón tay với sự có mặt của một vài dân tộc như: Tày, Mông, Dao, Thái, Mường; các tác giả tiêu biểu có thể kể đến như: Vũ Khả, Lò Văn Biến, Đặng Ngọc Thông, Hoàng Tương Lai, Nông Quang Khiêm… Thiết nghĩ chúng ta cần có cơ chế khuyến khích hơn nữa cho các tác giả, nhất là các tác giả văn học trẻ dân tộc thiểu số sáng tác bằng tiếng dân tộc, chữ viết dân tộc, không vì hướng tới hội nhập, không để cơn lốc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa mà đánh mất gốc, đánh mất bản sắc dân tộc.../.

Nhà văn Trương Thị Thương Huyền Phó Chủ tịch Hội VHNT Hải Dương

Trong khái niệm Sáng tác văn học trẻ này, chúng tôi chỉ muốn đề cập tới sáng tác của những người trẻ tuổi, không có khái niệm về những gì gọi là làm mới văn học, làm văn học trẻ hoá mà không cần phân biệt tuổi tác người viết đang bùng phát trong giai đoạn hiện tại, đặc biệt là chúng tôi tập trung vào quá trình bồi dưỡng để những người viết trẻ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, sắc thái văn hóa vùng miền của địa phương mình. Đó thực chất là một điều vô cùng  khó.
Nguyên nhân của cái khó ấy tập trung vào mấy vấn đề:
- Lực lượng trẻ yêu thích và tham gia sáng tác hiện tại không có nhiều. Với Hải Dương hiện nay, số lượng các tác giả tính từ tuổi 45 trở lại chỉ đếm chưa hết hai bàn tay (Còn nếu tính theo tiêu chí do Hội Nhà văn Việt Nam đưa ra, trẻ từ 35 tuổi trở xuống thì Hội chúng tôi … Không có).
- Những người viết trẻ ấy đã ít nhưng lại càng không có tham vọng trở thành người sáng tác chuyên nghiệp. Họ đều là những người đang sống bằng nghề khác và việc viết lách đối với họ chỉ như một thú vui, một nghề tay trái. Sáng tác chỉ hứng như một thú tiêu khiển để tìm kiếm, mong muốn vơi bớt những gánh nặng, những áp lực của cuộc sống thực tại, đồng thời cũng có hy vọng biểu hiện sự bình đẳng của cá nhân mình với mọi người, với bạn đọc trên khắp thế giới khi cuộc sống số phát triển rầm rộ như hiện nay và từ đó thì các sáng tác của họ hầu hết thể hiện cái tôi của mỗi người. Tác phẩm viết ra chủ yếu xuất bản “mạng” qua FC.
... Để sáng tác văn học trẻ gắn với các di sản văn hóa, lịch sử của mỗi địa phương, có thể cho rằng trước hết, Hội Văn nghệ cũng như Tạp chí văn nghệ ở mỗi tỉnh cần chủ động làm tốt phần việc của mình, thuộc phạm vi địa phương mình, đồng thời, liên kết với các tỉnh bạn trong hoạt động sáng tác và giới thiệu, quảng bá tác phẩm. Mặt khác, có những hoạt động cần được nâng lên tầm khu vực. Theo đó, mỗi tỉnh hoặc 10 tỉnh, thành phố trong khu vực có thể phối hợp cùng nhau áp dụng các giải pháp để nhằm nâng cao vai trò của tạp chí địa phương với việc tôn vinh, các sáng tác văn học trẻ phản ánh giá trị lịch sử, văn hóa, di sản vùng miền: - Tổ chức đi thực tế hoặc mở trại viết trẻ tại địa bàn có di sản văn hóa, lịch sử. Tổ chức hội thảo chuyên đề về tuyên truyền, quảng bá các di sản văn hóa, lịch sử; Tổ chức các cuộc thi sáng tác Trẻ chuyên loại hình VHNT như: văn xuôi, thơ, ảnh, mỹ thuật...  hoặc huy động mọi loại hình nghệ thuật phù hợp sáng tác tuyên truyền, quảng bá về một di sản văn hóa, lịch sử. Tạp chí văn nghệ các tỉnh nên dành “đất” giới thiệu tác phẩm của Hội, của Tạp chí văn nghệ tỉnh bạn, thường xuyên giữ mối liên hệ, trao đổi kinh nghiệm của tỉnh mình với tỉnh bạn trong việc tôn vinh các sáng tác văn học trẻ về đề tài này...

Nhà báo Ngô Hồng Giang Phó Chủ tịch Hội VHNT Bắc Ninh

Có thể khẳng định, hiện nay đa phần các cây viết trẻ hiện nay đều có trình độ học vấn khá cao, tầm hiểu biết xã hội tương đối sâu rộng,  có một không gian văn hóa hiện đại, tuy nhiên trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các cây viết trẻ dường như đều có chung tâm trạng là muốn đi tìm cái mới, cố gắng vượt qua những cái lỗi thời, mòn cũ. Đó là một mong muốn rất chính đáng. Tuy vậy, quan niệm thế nào là cái mới đích thực trong văn học thì không phải ai cũng đã tìm được câu trả lời thoả đáng. Người viết trẻ thường chuộng lạ, đó là cơ sở làm nên sự sáng tạo. Một điều dễ nhận thấy các nhà văn trẻ hôm nay đều rất tự tin, mạnh dạn thể hiện tài năng qua nhiều đề tài khác nhau. Trong các tác phẩm,  cách thể hiện những suy nghĩ về tình yêu khá “thoáng”: Những hờn giận, ghen tuông, sự cô đơn và nổi loạn... được khai thác một cách triệt để, đậm nét bằng trí tưởng tượng cũng như trải nghiệm của cá nhân người viết. 
Tuy nhiên nhiều người viết trẻ bị “lạc” vào rừng văn chương hiện đại, do vậy không tự lựa chọn được con đường riêng cho mình. Sự buông thả, dễ dãi, háo danh cũng thường dẫn người ta sa vào ảo tưởng, ngộ nhận. Văn học trẻ vì thế mà vẫn loanh quanh trong rừng văn học hiện đại với quá nhiều trào lưu chưa rõ ràng.
.. Nhận biết được điều này chúng tôi đã và đang dần từng bước khắc phục để có được một đội ngũ viết văn trẻ có năng lực, trình độ. Chúng tôi đã thực hiện các giải pháp sau:
Một là, phối hợp chặt chẽ giữa Hội VHNT với Sở GDĐT, Tỉnh đoàn trong việc bồi dưỡng các cây bút viết văn trẻ, trọng tâm là đội ngũ những nhà giáo trẻ yêu văn học, các em học sinh đang học chuyên văn tại các trường phổ thông, trường cao đẳng sư phạm tỉnh, tiến tới xây dựng các câu lạc bộ viết văn trẻ ở các nhà trường.
Hai là, xây dựng kế hoạch mở các lớp bồi dưỡng sáng tác trẻ cho đội ngũ giáo viên và học sinh, tạo điều kiện cho họ có thời gian xâm nhập thực tiễn, tiếp cận với các mảng đề tài và xu thế sáng tác; định kỳ cử các nhà văn có uy tín của Hội nói chuyện về nghiệp vụ cũng như trao đổi về các vấn đề mà đội ngũ viết văn trẻ quan tâm. Đồng thời tích cực tìm tòi, phát hiện những cây viết trẻ trong cộng đồng, trong các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang nhằm làm phong phú và đã dạng hóa đội ngũ viết văn trẻ.
Ba là, có cơ chế ưu tiên thu hút kết nạp những cây viết có triển vọng vào Hội để có điều kiện bồi dưỡng giúp họ trưởng thành. Phối hợp với Tỉnh đoàn phát động các cuộc thi sáng tác truyện ngắn cho thanh thiếu nhi. Trên Tạp chí Người Kinh Bắc duy trì thường xuyên chuyên mục “Văn học với nhà trường” để thu hút các tác giả sáng tác, nhất là đội ngũ thầy cô giáo, học sinh, sinh viên.
Bốn là, thường xuyên tổ chức các buổi giao lưu, mạn đàm về các chủ đề liên quan đến văn học trẻ hiện nay để kịp thời giải đáp những vướng mắc, đồng thời định hướng những mảng, những vấn đề cần quan tâm sáng tác hiện nay, nhất là vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của quê hương, đất nước./.

Nhà thơ Ninh Đức Hậu Trưởng Ban Văn học trẻ Hội VHNT Ninh Bình

Hơn hai mươi năm qua, để tìm kiếm, phát hiện và kịp thời bồi dưỡng các tài năng văn học trẻ, Hội VHNT tỉnh Ninh Bình đã thành lập Ban Văn học trẻ, thường xuyên tổ chức các Trại sáng tác văn học trẻ, các cuộc thi sáng tác văn học dành cho lứa tuổi thanh thiếu niên. Chính vì vậy tỉnh Ninh Bình luôn luôn có một lực lượng sáng tác văn học trẻ. Lực lượng này kế tiếp nhau làm phong phú thêm đội ngũ sáng tác Văn học, và cũng là lực lượng tiếp nối cho đội ngũ văn nghệ sĩ.
... Từ khích lệ sáng tác giữ gìn bản sắc văn hoá địa phương Hội VHNT Ninh Bình còn là nơi kết dính đội ngũ sáng tác trẻ với Hội, để từ đó những sáng tác của họ trở thành gắn bó và là một bộ phận không thể thiếu được của văn học địa phương. Sự gắn bó của văn học trẻ với văn học địa phương được thể hiện rõ nét nhất đầu tiên phải kể đến đội ngũ. Hàng năm ở Ninh Bình, Trại sáng tác văn học trẻ được tổ chức mỗi năm 1 lần, mỗi lần từ 10 đến 15 ngày. Ngoài các cháu có tác phẩm thường xuyên gửi về Hội, Hội được sự giới thiệu đội ngũ từ Sở GDĐT, Trường Đại học Hoa Lư, một số Trường THPT và THCS, vì vậy năm nào đội ngũ tác giả trẻ cũng dao động từ 20 đến 30 cháu. Các tác giả trẻ luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh, các sở ban ngành khác. Quan tâm về tinh thần, vật chất và được Hội quan tâm về chuyên môn nghiệp vụ. Các lớp bồi dưỡng sáng tác văn học trẻ được tổ chức, tạo nên sự gắn bó ngày càng mật thiết.
... Sự gắn bó của lực lượng sáng tác văn học trẻ hiện đang học tập, công tác, sinh sống tại địa phương được thể hiện trên nhiều bình diện. Họ là đội ngũ không thể thiếu được của văn học địa phương. Tác phẩm của họ không những luôn thể hiện đậm đà bản sắc văn hoá vùng miền mà còn được cách tân, đổi mới, làm phong phú, đa dạng, chất lượng hơn. Họ đã vượt qua được sự bảo thủ nếu có, hoặc cách tư duy hay tiếp cận cái mới chưa có của một số tác giả đã cao tuổi. Trong thơ của Phạm Khải Lợi, Đặng Diệu Thoa, Cầm Thị Đào… hình ảnh Ninh Bình bao giờ cũng lấp lánh, sinh động. Còn thơ của Phạm Thuý Nga, Bùi Hồng, Bùi Thị Nhài thì mượt mà giàu hình ảnh. Các tác giả trẻ đã phần nào có tên tuổi trên văn đàn như Phạm Thị Duyên, Vũ Thanh Lịch, Phạm Tâm An thì bản sắc địa phương bao giờ cũng nổi bật. Trong tiểu thuyết và truyện ngắn của Vũ Thanh Lịch vùng rừng đồi của thành phố Tam Điệp hiện lên rõ nét... Đất và người ở Nho Quan vào truyện ngắn của Phạm Thị Duyên cũng điển hình và nổi bật....Thơ của Trần Xuân Trường, Nguyễn Thanh Sơn, Phạm Tâm An lại đưa hình ảnh miền quê Kim Sơn, Yên Khánh lại gần với bạn đọc. Thơ của các tác giả trẻ này đang dần được khẳng định và họ luôn là lực lương kế cận...

Nhà báo Vũ Nghiêm Trợ Phó TBT Báo Hạ Long - Quảng Ninh

Số hội viên Hội VHNT Quảng Ninh khá đông so với các tỉnh trong khu vực, song đang có chiều hướng già đi. Việc hội thảo lần này đưa ra chủ đề: “Sáng tác Văn học trẻ, gắn với giữ gìn, phát huy sắc thái văn hóa địa phương” là một vấn đề không mới nhưng đặc biệt quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, bởi lớp trẻ hiện nay đa phần không quan tâm đến văn học, chưa nói đến việc động viên họ đi theo con đường sáng tác VHNT là một việc làm không hề đơn giản chút nào. Từ tình hình thực tế, nhằm tạo nguồn và đội ngũ sáng tác kế cận, Quảng Ninh đã triển khai liên tục 6 năm trở lại đây  theo nhiều hướng khác nhau như: thông qua các hoạt động tại các Ngày thơ Quảng Ninh được tổ chức hàng năm, tổ chức cuộc thi sáng tác văn học tuổi học trò trên Báo Hạ Long, gửi báo đến các Trường THPT trên địa bàn tỉnh để các cháu tiếp cận dần với văn chươngv.v. nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Báo Hạ Long đã tổ chức phát động mở cuộc thi sáng tác thơ, truyện ngắn tuổi học trò lần thứ nhất (2011-2012). Hội đã cử các nhà văn, nhà thơ về một số trường THPT, THCS trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền phổ biến cuộc thi. Sau gần hai năm phát động, cuộc thi đã thu được kết quả đáng phấn khởi, đã có trên 30 tác giả ở nhiều lứa tuổi thuộc các trường học trên địa bàn toàn tỉnh gửi gần 60 tác phẩm về dự thi, có những em ở vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo như Cô Tô, Ba Chẽ, Tiên Yên cũng gửi bài về dự thi. 
... Trong bối cảnh hiện nay, sự phức tạp của cuộc sống đời thường, những quan hệ đa chiều của nền kinh tế thị trường có tác động không nhỏ đến đời sống VHNT, đa phần các tầng lớp trong xã hội chỉ quan tâm đến kinh tế, ít chú ý đến VHNT đặc biệt là giới trẻ. Vì thế công tác phát triển, bồi dưỡng đội ngũ sáng tác trẻ là một việc làm hết sức cần thiết trước mắt cũng như lâu dài, Hội VHNT Quảng Ninh những năm qua đã có những việc làm thiết thực mang tính lâu dài nhằm phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ sáng tác trẻ nhưng kết quả vẫn còn hạn chế, chưa thực sự rõ nét mặc dù đã có nhiều cố gắng. Từ diễn đàn này chúng tôi mong muốn có sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm giữa  Hội VHNT Quảng Ninh, với các Hội VHNT trong  Nhóm VN8+2, trong đó có việc đẩy mạnh các hoạt động liên kết sáng tác, trao đổi, quảng bá các tác phẩm đặc biệt là học tập, trao đổi kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng đội ngũ sáng tác trẻ./.

Nhà thơ Hà Thu Tổng BT Tạp chí Văn nghệ Suối Reo - Sơn La

Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, Hội Liên hiệp VHNT Sơn La đã chú trọng phát hiện bồi dưỡng đội ngũ văn nghệ sỹ với các thế hệ tiếp nối thông qua các cuộc thi, các cuộc vận động sáng tác do trung ương, tỉnh và các ban ngành của tỉnh tổ chức. Ngoài những cây bút già dặn, có nghề mà tên tuổi đã được khẳng định như: Hoàng Mai Lộc, Lò Văn Cậy, Cầm Thị Chiêu, Cầm Hùng, Lò Vũ Vân, Hà Thu, Phan Thị Thu Hồng, Hoàng Lệ Thủy, Kiều Duy Khánh... Hiện lực lượng sáng tác của tỉnh đã được bổ sung thêm một số cây bút trẻ như: Hồng Minh, Trịnh Mỹ Duyên, Đinh Ngọc Minh, Trang Hà, Nguyễn Thái Hà... tuy nhiên chủ yếu viết về đề tài tình yêu đôi lứa, trong số đó cũng đã có một vài tác giả đã thể hiện sự tìm tòi về văn hóa của các dân tộc nhưng mới chỉ là sự tiếp cận bước đầu mà thôi. 
Những tác giả trẻ là người dân tộc, sáng tác bằng ngôn ngữ mẹ đẻ hầu như còn thiếu vắng trên văn đàn. Khả năng am hiểu về phong tục, tập quán và vốn văn hóa truyền thống của chính dân tộc mình còn nhiều hạn chế. Bởi vậy, chất lượng tác phẩm chưa được như mong muốn. Trong thời gian qua, công tác phát triển hội viên mới, nhất là với các tác giả trẻ mặc dù hết sức được coi trọng  nhưng thực tế, số hội viên trẻ được kết nạp hàng năm chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí, có những năm trong lĩnh vực văn học không kết nạp được hội viên nào, nhất là mảng lý luận phê bình văn học, nghệ thuật càng thiếu vắng hơn.
... Đặc biệt là bản sắc văn hoá các dân tộc đang bị mai một ở mức báo động. Trong khi những người già, những nghệ nhân am hiểu văn hoá dân tộc đang vắng bóng dần thì không ít cán bộ và lớp trẻ người dân tộc lại thờ ơ với chữ viết và tiếng mẹ đẻ của chính mình. Vì vậy, cần phải coi “Sáng tác văn học trẻ, gắn với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương” là nhiệm vụ, định hướng cấp thiết hàng đầu của Hội Sơn La. Nhằm bảo tồn bền vững bản sắc văn hóa truyền thống quý giá của các dân tộc, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của tỉnh và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn học nghệ thuật ngày càng cao của đồng bào.
Từ thực trạng nêu trên Hội Liên hiệp VHNT tỉnh Sơn La đã đưa ra giải pháp khắc phục như sau: Động viên, khuyến khích các tác giả trẻ mạnh dạn tìm tòi, đi sâu phản ánh mọi mặt đời sống xã hội, đồng thời có những cách nhìn đa chiều, có phương tiện biểu đạt phong phú nhằm tạo ra những tác phẩm có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật góp phần định hướng xã hội, truyền tải những ý nghĩa nhân văn và giá trị chân - thiện - mỹ thông qua các tác phẩm văn học - nghệ thuật chân chính.
Thường xuyên phát hiện, bồi dưỡng các tác giả trẻ có năng khiếu. Tổ chức các lớp nâng cao, bồi dưỡng kỹ năng sáng tạo VHNT tại địa phương và trung ương để họ có cơ hội giao lưu, học hỏi, trau dồi vốn sống và tích lũy kinh nghiệm, từng bước nâng cao năng lực sáng tác của mình
... Hiện nay, tỉnh Sơn La đã ban hành Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về “Tăng cường lãnh đạo công tác phát triển VHNT trong thời kỳ mới” với các tiêu chí phấn đấu rất cụ thể. Đồng thời tiến hành nghiên cứu các đề tài khoa học và viết Dư địa chí Sơn La mang tính bách khoa toàn thư của tỉnh, trong đó có nội dung lớn về VHNT mà Hội Liên hiệp VHNT tỉnh cũng là thành viên Ban chỉ đạo và biên soạn nội dung./.

Nhà văn Nguyễn Thị Thu Hà Phó Chủ tịch Hội VHNT Bắc Giang

Ở Bắc Giang xu hướng sáng tác trẻ đang được đa dạng hóa ở nhiều hình thức thể hiện bởi môi trường văn học nói chung của chúng ta cũng đang được mở cửa và giao lưu với nhiều nền văn học các nước trên thế giới. Người đọc bao giờ cũng hiếu kỳ với những tác phẩm được quảng bá, gây sốc. Đặc biệt giới trẻ là người thích khám phá những điều mới lạ. 
... Đối với Hội VHNT Bắc Giang, Chi hội Văn học hiện có 50 hội viên, trong đó người viết trẻ ở lứa tuổi 7x trở về sau thì số lượng chỉ có 7 hội viên. 
... Hội VHNT Bắc Giang đã chủ động tổ chức các trại sáng tác dành cho các lứa tuổi, các đề tài  gắn với tình hình thực tế tại địa phương, đồng thời Hội cũng thường xuyên lựa chọn những gương mặt viết trẻ, dưới độ tuổi 40 tham gia các trại viết của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam. Tuy nhiên  số lượng hội viên văn học trẻ ở Hội Bắc Giang còn ít, nên các hội viên này như trở thành gương mặt thân thuộc qua nhiều trại sáng tác trẻ ở trung ương. Sau mỗi đợt tham gia trại viết trẻ, những người viết trẻ của địa phương được giao lưu, mở rộng tầm nhìn và trưởng thành hơn trong cách viết. Bản thân tôi cũng là một người được tham gia 3 trại viết trẻ của Liên hiệp. Việc tổ chức những trại viết trẻ là rất cần thiết. Nhưng ở độ tuổi ngoài 20 tuổi đến khoảng 40 tuổi thì người viết  ở nhiều ngành nghề khác nhau, thời gian bố trí để tham gia trại viết trong khoảng 15 ngày liền thì không phải ai cũng có điều kiện.
...  Nhìn vào thực tế, người viết trẻ cũng đang là lực lượng quý hiếm ở các địa phương. Hy vọng rằng thời gian tới đây, từ các Hội VHNT ở địa phương có những hoạt động kết nối, giao lưu, cuộc thi dành riêng cho người viết trẻ tạo thành phong trào cổ vũ mạnh mẽ cho giới trẻ yêu thích văn học. Đặc biệt, ngoài vai trò về phía Hội địa phương thì Chi hội Văn học địa phương cần chủ động đưa ra kế hoạch gợi mở, phối hợp để tổ chức các hoạt động giao lưu, thành lập Câu lạc bộ Văn học trẻ để thu nạp người viết trẻ ở các huyện, thị trong tỉnh để bồi dưỡng và động viên họ phát triển thành hội viên của Hội VHNT tỉnh./

( Nguồn: www.cuabien.vn )

Thông báo Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa IX nhiệm kỳ 2015 - 2020

Tại Hà Nội, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam (khoá IX) đã tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ hai.

1. Hội nghị cho ý kiến chỉ đạo bước đầu về Đề án tổ chức Hội nghị Những người viết văn trẻ toàn quốc lần thứ IX, dự kiến tổ chức tại Hà Nội vào tháng 8 năm 2016. Ban chấp hành giao Ban Nhà văn trẻ tiếp tục hoàn thiện Đề án tổ chức, đặc biệt là nội dung và đại biểu tham dự Hội nghị, theo đúng phương châm: chất lượng, hiệu quả, như Nghị quyết Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ IX đã đề ra.

2. Hội nghị quyết định tổ chức Hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ tư tại Tam Đảo vào tháng 6 năm 2016 với chủ đề: Tổng kết 30 năm đổi mới, hội nhập và phát triển văn học. Hội nghị giao các Hội đồng chuyên môn bám sát yêu cầu, mục đích Hội nghị tích cực chuẩn bị nội dung và nhân sự bảo đảm Hội nghị đạt chất lượng cao nhất, tác động tốt vào đời sống văn học.

3. Sau khi xem xét kết quả bầu chọn của các Hội đồng chuyên môn, ý kiến của các Chi hội và các Ban chức năng, Hội nghị quyết định kết nạp các tác giả có tên sau đây vào Hội Nhà văn Việt Nam.

I VĂN XUÔI
1  DU AN Điện Biên
2 NGUYỄN TRẦN BÉ Hà Giang
3 PHẠM PHÚ UYÊN CHÂU
(MEGGIE  PHẠM)
Thừa Thiên Huế
4 PHẠM XUÂN HIẾU Hải Phòng
5 NGUYỄN THỊ KIM HOÀ Ninh Thuận
6 CHU THỊ MINH HUỆ Hà Giang
7 VŨ QUỐC KHÁNH Phú Thọ
8 NGUYỄN THỊ TUYẾT SƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh
9 LÊ HẢI TRIỀU Hà Nội
10 UÔNG TRIỀU Hà Nội
11 NGUYỄN TRÍ Đồng Nai
12 TRẦN ĐẮC TÚC Hà Tĩnh
II THƠ
1 DOÃN THỊ NGỌC BẠCH Hà Nội
2 PHẠM HUỲNH CÔNG Hà Nội
3 LÊ QUÝ DƯƠNG Hà Nội
4 ĐỖ VIỆT DŨNG Hà Nội
5 TRẦN THU HÀ Nghệ An
6 PHAN HUY Cần Thơ
7 NGUYỄN THẾ KIÊN Nam Định
8 VŨ THIÊN KIỀU Kiên Giang
9 TRẦN VŨ LONG Hà Nội
10 ĐOÀN VĂN MẬT Hà Nội
11 NGUYỄN THỊ THU NGUYỆT Thái Bình
12 CAO NGỌC THẮNG Hà Nội
13 THANH ỨNG Hà Nội
III LÝ LUẬN PHÊ BÌNH
1 ĐÔNG LA Thành phố Hồ Chí Minh
2

NGUYỄN NGUYÊN TẢN

Hưng Yên
IV VĂN HỌC DỊCH
1 DƯƠNG THU ÁI Hà Nội
2 VŨ ĐÌNH VỊ Hà Nội
3 BÙI XUÂN Đà Nẵng

( Nguồn: vanvn.net )

 

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này