Minh Phương

Minh Phương

LỄ KẾT NẠP ĐẢNG VIÊN TẠI CHI BỘ NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG

Ngày 04/10/2020, Nhà sáng tác Đà Nẵng đã tổ chức Lễ kết nạp Đảng viên đối với các quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Kim Nga và Nguyễn Thị Thương. Cả hai đều là những viên chức của Nhà sáng tác Đà Nẵng.

Đến dự và chỉ đạo tại Lễ kết nạp có đồng chí Nguyễn Song Hiển - Bí thư Chi bộ, các đảng viên trong Chi bộ cùng toàn viên chức và người lao động của Nhà sáng tác Đà Nẵng.

Lễ kết nạp đảng viên đã được Chi bộ Nhà sáng tác Đà Nẵng tổ chức trang nghiêm, đúng trình tự và thủ tục theo quy định của Điều lệ Đảng.

Trải qua quá trình phấn đấu, rèn luyện của bản thân cùng với sự giúp đỡ, hướng dẫn của Chi bộ Nhà sáng tác Đà Nẵng, được sự đồng ý từ Đảng bộ Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, các quần chúng ưu tú Nguyễn Thị Kim Nga và Nguyễn Thị Thương đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. 

ketnapdangt10 2020
Đồng chí Nguyễn Song Hiển trao quyết định kết nạp đảng viên
cho đồng chí Nguyễn Thị Kim Nga

Đứng trước cờ tổ quốc, cờ Đảng và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Nguyễn Thị Kim Nga và đồng chí Nguyễn Thị Thương đã đọc lời tuyên thệ của người đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, hứa sẽ tiếp tục phấn đấu để luôn xứng đáng là người đảng viên gương mẫu, đóng góp sức mình thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của Chi bộ, góp phần xây dựng Chi bộ ngày càng vững mạnh.

ketnapdangt10 2020 1
Đồng chí Nguyễn Song Hiển trao quyết định kết nạp đảng viên
cho đồng chí Nguyễn Thị Thương

Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Song Hiển - Bí thư chi bộ Nhà sáng tác Đà Nẵng đã trao quyết định kết nạp, căn dặn các đồng chí đảng viên mới tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện trong thời gian tới; đồng thời giao các đảng viên chính thức của Chi bộ tiếp tục theo dõi, bồi dưỡng, giúp đỡ các đảng viên dự bị hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng trở thành người đảng viên gương mẫu, đóng góp sức mình thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị của Chi bộ Nhà sáng tác Đà Nẵng, góp phần xây dựng Chi bộ Nhà sáng tác Đà Nẵng ngày càng vững mạnh.

Trại sáng tác kịch bản phim Hoạt hình Tam Đảo 2020

Sáng ngày 28/9/2020, tại Nhà sáng tác Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, đã khai mạc Trại sáng tác kịch bản phim Hoạt hình do Hãng phim Hoạt hình Việt Nam phối hợp với Hội Điện ảnh tổ chức.

Tham dự khai mạc có Đạo diễn - NSND Đặng Xuân Hải - Nguyên Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, bà Trần Thị Thu Hiền – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, ông Trần Vũ Trọng Hoà – Phó Giám đốc Nhà sáng tác Tam Đảo, các thành viên Hội đồng kịch bản Hãng phim HHVN cùng toàn thể Trại viên là các tác giả có kịch bản được chọn dự trại lần này.    

khaimachoathinht9 2020

Trại sáng tác kịch bản phim hoạt hình Tam Đảo 2020 bao gồm 15 tác giả cùng kịch bản được lựa chọn từ gần 70 đề cương kịch bản gửi tham dự Trại. Trong suốt thời gian dự Trại, các Trại viên sẽ tham gia nhiều hoạt động chuyên môn: xem phim và đọc kịch bản; nghiên cứu, trao đổi, thảo luận về 15 kịch bản dưới sự chủ trì của các biên tập viên của Hãng để cùng nhau sửa chữa, nâng cao chất lượng kịch bản, tham quan dã ngoại thực tế sáng tác…

Trại sáng tác kịch bản phim hoạt hình năm nay có điểm nổi bật là do Trại được tổ chức ở Miền Bắc, Hãng phim Hoạt hình Việt Nam đã cử Hội đồng Kịch bản của Hãng lên làm việc tại Tam Đảo, trực tiếp trao đổi và góp ý cho các tác giả. Đây là cơ hội rất tốt để các tác giả được nghe ý kiến góp ý phục vụ việc sửa chữa, nâng cao chất lượng kịch bản từ các đạo diễn, biên kịch có kinh nghiệm chuyên nghiệp và đang trực tiếp sản xuất phim như Đạo diễn - Họa sĩ NSND Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Giám đốc Hãng phim HHVN, Đạo diễn NSƯT Phùng Văn Hà – Phó Tổng GĐ Hãng phim HHVN, Đạo diễn - Họa sĩ Bùi Mạnh Quang – Phó Tổng Giám đốc Hãng phim HHVN, Nhà biên kịch Phạm Thanh Hà – Trưởng phòng Kịch bản…

Trại sáng tác Tam Đảo 2020 còn được ghi nhận bởi sự tham gia của rất nhiều cây bút trẻ đến từ nhiều miền đất nước như Nguyễn Hạnh Phước An đến từ Đà Lạt, Đoàn Thị Trang Hương từ Bình Phước, Trần Kim Khôi, Trần Thị Hồng Yến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Đỗ Mai từ Sơn La, Đinh Thùy Hương từ Phú Thọ. Ngoài một số cây bút chuyên nghiệp như Dương Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thu Ngân, Nguyễn Thị Khánh Ly, Trại còn đón nhận nhiều gương mặt trẻ hiện là sinh viên các trường Sân Khấu Điện ảnh như Nguyễn Thị Phương Thảo, Tô Thanh Hà, trường Viết văn Nguyễn Du như Trần Thị Thanh Tâm, trường Cao đẳng Phát thanh – truyền hình như Dương Thị Phương.

Sự kết hợp giữa đội ngũ cộng tác viên giàu kinh nghiệm với các tác giả trẻ dưới sự quản lý và điều hành các hoạt động chuyên môn của bộ phận biên tập dày dặn kinh nghiệm như nhà biên kịch Phạm Thanh Hà, nhà biên kịch Bùi Hoài Thu, Trại sáng tác Tam Đảo 2020 hứa hẹn sẽ là một Trại sáng tác hoạt động chất lượng và hiệu quả.

khaimachoathinht9 2020 1


Với sự quan tâm, hỗ trợ của Hội Điện ảnh, của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và Nhà sáng tác Tam Đảo, Hãng phim Hoạt hình Việt Nam tin tưởng Trại Tam Đảo sẽ phát huy các thành tích tốt đẹp của các Trại sáng tác trong 3 năm gần đây với hơn 80% các kịch bản được đưa vào sản xuất, đóng góp thêm nhiều kịch bản chất lượng cao cho kế hoạch sản xuất phim trong thời gian tới.

Nguồn: thegioidienanh.vn

Trại sáng tác kịch bản phim Hoạt hình Tam Đảo 2020

Sáng ngày 28/9/2020, tại Nhà sáng tác Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, đã khai mạc Trại sáng tác kịch bản phim Hoạt hình do Hãng phim Hoạt hình Việt Nam phối hợp với Hội Điện ảnh tổ chức.

Tham dự khai mạc có Đạo diễn - NSND Đặng Xuân Hải - Nguyên Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, bà Trần Thị Thu Hiền – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, ông Trần Vũ Trọng Hoà – Phó Giám đốc Nhà sáng tác Tam Đảo, các thành viên Hội đồng kịch bản Hãng phim HHVN cùng toàn thể Trại viên là các tác giả có kịch bản được chọn dự trại lần này.    

khaimachoathinht9 2020

Trại sáng tác kịch bản phim hoạt hình Tam Đảo 2020 bao gồm 15 tác giả cùng kịch bản được lựa chọn từ gần 70 đề cương kịch bản gửi tham dự Trại. Trong suốt thời gian dự Trại, các Trại viên sẽ tham gia nhiều hoạt động chuyên môn: xem phim và đọc kịch bản; nghiên cứu, trao đổi, thảo luận về 15 kịch bản dưới sự chủ trì của các biên tập viên của Hãng để cùng nhau sửa chữa, nâng cao chất lượng kịch bản, tham quan dã ngoại thực tế sáng tác…

Trại sáng tác kịch bản phim hoạt hình năm nay có điểm nổi bật là do Trại được tổ chức ở Miền Bắc, Hãng phim Hoạt hình Việt Nam đã cử Hội đồng Kịch bản của Hãng lên làm việc tại Tam Đảo, trực tiếp trao đổi và góp ý cho các tác giả. Đây là cơ hội rất tốt để các tác giả được nghe ý kiến góp ý phục vụ việc sửa chữa, nâng cao chất lượng kịch bản từ các đạo diễn, biên kịch có kinh nghiệm chuyên nghiệp và đang trực tiếp sản xuất phim như Đạo diễn - Họa sĩ NSND Phạm Ngọc Tuấn – Tổng Giám đốc Hãng phim HHVN, Đạo diễn NSƯT Phùng Văn Hà – Phó Tổng GĐ Hãng phim HHVN, Đạo diễn - Họa sĩ Bùi Mạnh Quang – Phó Tổng Giám đốc Hãng phim HHVN, Nhà biên kịch Phạm Thanh Hà – Trưởng phòng Kịch bản…

Trại sáng tác Tam Đảo 2020 còn được ghi nhận bởi sự tham gia của rất nhiều cây bút trẻ đến từ nhiều miền đất nước như Nguyễn Hạnh Phước An đến từ Đà Lạt, Đoàn Thị Trang Hương từ Bình Phước, Trần Kim Khôi, Trần Thị Hồng Yến từ Thành phố Hồ Chí Minh, Đỗ Mai từ Sơn La, Đinh Thùy Hương từ Phú Thọ. Ngoài một số cây bút chuyên nghiệp như Dương Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Thu Ngân, Nguyễn Thị Khánh Ly, Trại còn đón nhận nhiều gương mặt trẻ hiện là sinh viên các trường Sân Khấu Điện ảnh như Nguyễn Thị Phương Thảo, Tô Thanh Hà, trường Viết văn Nguyễn Du như Trần Thị Thanh Tâm, trường Cao đẳng Phát thanh – truyền hình như Dương Thị Phương.

Sự kết hợp giữa đội ngũ cộng tác viên giàu kinh nghiệm với các tác giả trẻ dưới sự quản lý và điều hành các hoạt động chuyên môn của bộ phận biên tập dày dặn kinh nghiệm như nhà biên kịch Phạm Thanh Hà, nhà biên kịch Bùi Hoài Thu, Trại sáng tác Tam Đảo 2020 hứa hẹn sẽ là một Trại sáng tác hoạt động chất lượng và hiệu quả.

khaimachoathinht9 2020 1


Với sự quan tâm, hỗ trợ của Hội Điện ảnh, của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật và Nhà sáng tác Tam Đảo, Hãng phim Hoạt hình Việt Nam tin tưởng Trại Tam Đảo sẽ phát huy các thành tích tốt đẹp của các Trại sáng tác trong 3 năm gần đây với hơn 80% các kịch bản được đưa vào sản xuất, đóng góp thêm nhiều kịch bản chất lượng cao cho kế hoạch sản xuất phim trong thời gian tới.

Nguồn: thegioidienanh.vn

KHAI MẠC TRẠI SÁNG TÁC QUẢNG BÌNH 2020 TẠI ĐÀ NẴNG

Ngày 05/10/2020 Nhà sáng tác Đà Nẵng đã phối hợp với Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Bình tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2020. 

Dự khai mạc có ông Nguyễn Song Hiển – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật - Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng; ông Nguyễn Thế Tường - Trưởng đoàn cùng các hội viên Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Bình tham gia trại sáng tác.
Khách mời đến dự khai mạc có ông Nguyễn Ngọc Hạnh - Phó chủ tịch Hội nhà văn thành phố Đà nẵng.

khiamacquangbinht10 2020

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Thế Tường đã nêu bật những thành tích xuất sắc của các thành viên tham gia Trại sáng tác; đồng thời đề nghị các văn nghệ sĩ nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ sáng tác trong thời gian tham dự Trại sáng tác.

khiamacquangbinht10 2020 1

Ông Nguyễn Song Hiển chào mừng đoàn văn nghệ sĩ của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Bình đến với thành phố Đà Nẵng. Ông mong các văn nghệ sỹ sẽ có một kỳ trại sáng tác thành công, với nhiều tác phẩm có chất lượng. Ông cũng lưu ý các văn nghệ sỹ cần tuân thủ các quy định của Nhà sáng tác cũng như Ban tổ chức nhằm đảm bảo sức khoẻ trong thời gian đang có dịch Covid -19.

Theo kế hoạch, Trại sáng tác diễn ra từ ngày 05/10/2020 đến hết ngày 19/10/2020 với sự tham gia của 15 văn nghệ sĩ là hội viên của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Bình.

KHAI MẠC TRẠI SÁNG TÁC QUẢNG BÌNH 2020 TẠI ĐÀ NẴNG

Ngày 05/10/2020 Nhà sáng tác Đà Nẵng đã phối hợp với Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Bình tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật năm 2020. 

Dự khai mạc có ông Nguyễn Song Hiển – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật - Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng; ông Nguyễn Thế Tường - Trưởng đoàn cùng các hội viên Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Bình tham gia trại sáng tác.
Khách mời đến dự khai mạc có ông Nguyễn Ngọc Hạnh - Phó chủ tịch Hội nhà văn thành phố Đà nẵng.

khiamacquangbinht10 2020

Phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Thế Tường đã nêu bật những thành tích xuất sắc của các thành viên tham gia Trại sáng tác; đồng thời đề nghị các văn nghệ sĩ nâng cao tinh thần trách nhiệm, phát huy tính sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ sáng tác trong thời gian tham dự Trại sáng tác.

khiamacquangbinht10 2020 1

Ông Nguyễn Song Hiển chào mừng đoàn văn nghệ sĩ của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Bình đến với thành phố Đà Nẵng. Ông mong các văn nghệ sỹ sẽ có một kỳ trại sáng tác thành công, với nhiều tác phẩm có chất lượng. Ông cũng lưu ý các văn nghệ sỹ cần tuân thủ các quy định của Nhà sáng tác cũng như Ban tổ chức nhằm đảm bảo sức khoẻ trong thời gian đang có dịch Covid -19.

Theo kế hoạch, Trại sáng tác diễn ra từ ngày 05/10/2020 đến hết ngày 19/10/2020 với sự tham gia của 15 văn nghệ sĩ là hội viên của Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Bình.

NHÀ THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG MỘT NHÂN CÁCH VĂN HÓA - Lý luận phê bình của Nguyễn Công Thành – Hội Văn học nghệ thuật Nam Định

Lý luận phê bình của Nguyễn Công Thành – Hội Văn học nghệ thuật Nam Định – sáng tác tại Nhà sáng tác Nha Trang tháng 9/2020.

NHÀ THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG
MỘT NHÂN CÁCH VĂN HÓA

150 năm ngày sinh nhà thơ Trần Tế Xương (1870 – 2020), thời gian đủ tạo nên sự lắng lọc và chiều sâu tiếp nhận - thưởng thức - đánh giá, để tiếp tục khẳng định nhân cách văn hóa Trần Tế Xương trong đời sống văn hóa dân tộc Việt Nam.

Nhà thơ Trần Tế Xương, tên thật là Trần Duy Uyên tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh, kể từ khi đỗ tú tài, ông có bút danh Tú Xương, sinh ngày mùng mười tháng tám năm Canh Ngọ (ngày 5 tháng 9 năm 1870), ở làng Vị Xuyên, huyện  Mỹ Lộc,  tỉnh Nam Định, sau là phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định. Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo, cha là cụ Trần Duy Nhuận làm chức Tự thừa ở dinh Đốc học Nam Định. Ông cưới vợ sớm, lại đông con. Vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn cũng là con nhà nền nếp, người gốc xứ Đông (Hải Dương), được xem là người tiêu biểu cho những đức tính tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam xưa, hay lam hay làm, tần tảo, thương chồng, thương con, nhẫn nại, “một duyên hai nợ âu đành phận/ Năm nắng mười mưa dám quản công”. Bà là người “tiếp sức” cho chồng thỏa chí của một đấng nam nhi trong học hành thi cử, làm thơ và giao du: “Cho hay công nợ âu là thế/ Mà vẫn phong lưu suốt cả đời”, “Kìa thơ tri kỷ đàn anh nhất/ Nọ khách phong lưu bậc thứ nhì”...

Thời nhà thơ sống là giai đoạn bi phẫn nhất của dân tộc: Phong trào yêu nước Cần Vương dần bị thoái trào; năm 1873 Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất rồi tấn công Nam Ðịnh; năm 1884 triều đình nhà Nguyễn chính thức ký hàng ước (Hiệp ước Patenôtre) dâng đất nước ta cho giặc Pháp. Vốn là người học hành có chí, lại có tài làm thơ, cũng như bao nho sĩ trẻ, nhà thơ mang khát vọng học hành thành đạt để có cuộc sống tử tế. Năm 1886 lúc 16 tuổi ông đã đi thi hương, rồi kiên trì đeo đuổi đến tám khoa thi (vào các năm 1886, 1888, 1891, 1894, 1897, 1900, 1903, 1906). Có lẽ phong cách phóng khoáng, không tuân thủ theo lối văn khuôn sáo cử nghiệp, cộng với cách thức thi cử “chọn nhân tài” của chế độ thực dân phong kiến đương thời, nên ông lận đận mãi. Phải đến khoa thi thứ tư, niên hiệu Thành Thái thứ 6 năm Giáp Ngọ 1894, khi đã 24 tuổi, ông mới đỗ Tú tài thiêm thủ, lấy thêm cuối bảng. Những mong chăm chỉ đèn sách để có tấm bằng cử nhân cho đỡ tủi phận nghiên bút, thoát cảnh “thua mãi anh em cánh Bắc Kỳ”, lần thi cuối cùng, niên hiệu Thành Thái thứ 18 năm Bính Ngọ 1906 ông còn đổi tên Trần Tế Xương bằng Trần Cao Xương nhưng vẫn không thành. Ông cay đắng nhận ra “cửa Khổng sân Trình” của cái buổi nhiễu nhương này, không có ngôi vị nào dành cho những người như ông. Ông đành chấp nhận số phận cuộc đời, phải sống trong môi trường thị dân đang bị chi phối sâu sắc bởi chế độ thực dân nửa phong kiến, nhiều giá trị đạo đức và nhân văn bị pha tạp hoặc đảo lộn.

Tuy vậy, ông không buông thả theo kiểu sống hèn hạ, nhu nhược, tầm thường. Ông chọn cho mình cách “nhập thế” của người có học, sống theo phong cách của một “nhà nho – quân tử” mang dòng máu cương phương của kẻ sĩ Bắc Hà: “Nhập thế cục bất khả vô văn tự” (Bước vào cuộc đời thì không thể không có văn chương chữ nghĩa). Những bài thơ ngông nghênh, bỡn cợt, bất cần, thật ra chỉ là cái mã nghĩa bên ngoài, còn ẩn chứa bên trong chính là bầu tâm sự sâu nặng của một văn nhân ưu thời mẫn thế: “Trời không chớp bể với mưa nguồn/ Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn”, “Vẳng nghe tiếng ếch bên tai/ Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”, “Tình này ai tỏ cho ta nhỉ/ Tâm sự năm canh một ngọn đèn”, “Thiên hạ dễ thường ai ngủ cả/ Việc gì mà thức một mình ta”, “Non non, nước nước, tình tình/ Vì ai ngơ ngẩn cho mình ngẩn ngơ”… Ông tự nguyện sống với nghiệp thi ca, rồi thỏa sức vùng vẫy trong địa hạt Thơ mà trời phú cho ông tài thơ, dư sức sáng tạo. Đó là hành vi văn hóa đích thực, là cách ứng xử của một nhân cách văn hóa mang tên Trần Tế Xương.

Ông luôn tự thấy hổ thẹn – sự hổ thẹn liêm sỉ của lòng tự trọng. Thơ nói về học hành thi cử xưa nay cũng đã nhiều, nhưng viết hay, nói thấm thía đến tận cùng gan ruột của “người trong cuộc” đích thực, phải là thơ của nhà thơ Tú Xương: “Học đã sôi cơm nhưng chửa chín/ thi không ăn ớt thế mà cay”, “Đau quá đòn hằn/ Rát hơn lửa bỏng/ Hổ bút, tủi nghiên/ Tủi lều, tủi chõng”… Nhiều tâm sự của nhà thơ đến nay đọc lại vẫn cay nơi sống mũi, thương lắm cái khát vọng thi cử mong đỗ đạt để: “Mở mặt quyết cho vua chúa biết/ Đua danh kẻo nữa mẹ cha già”, “Anh lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ”…

Đề tài trong sáng tác thơ Trần Tế Xương không chung chung trừu tượng, mà lấy ngay từ những con người thực, cảnh sống thực ở Thành Nam lúc bấy giờ. Nhà thơ luôn cảm nhận nỗi nhục của thân phận nô lệ, khi chế độ thực dân phong kiến bắt đầu “trổ sừng mọc gạc” mọi ngõ ngách của cuộc sống. Đồng tiền chi phối mọi quan hệ xã hội, phá hoại mọi thuần phong mỹ tục: “Kẻ yêu người ghét hay gì chữ/ Đứa trọng thằng khinh chỉ vị tiền”. Nhân tài đất Bắc “rặt một phường hay chữ” thực chất chỉ là những kẻ “văn dốt võ dát” vô liêm sỉ, mua danh, vênh váo, xu nịnh bợ đỡ quan Tây để kiếm bơ thừa sữa cặn; những công chức thuộc địa làm thuê, sống tẻ nhạt “sáng vác ô đi, tối cắp ô về”; hình ảnh bọn me tây, gái điếm, bọn con buôn giảo hoạt, những ông Tây bà đầm… Dưới ngòi bút nhà thơ, chúng hiện lên với tất cả vẻ hợm hĩnh, lố lăng, kệch cỡm. Thơ ông luôn đem lại cái bất ngờ thú vị, tiếng cười trong thơ ông sắc bén, xé toang cái hình thức bề ngoài của đối tượng, khiến chúng bị phơi bày nguyên hình. Có thể nói, nhà thơ đã đem đến cho văn học những bức ký họa thơ đầy ấn tượng về một cuộc sống phức hợp vừa đa dạng vừa cụ thể, chi tiết. Qua đó, ông khái quát được tính chất của xã hội phong kiến suy tàn bị thực dân hóa áp đảo, đang chà đạp lên những phạm trù đạo đức thiêng liêng của một thời quá vãng. Nhà thơ cảm nhận sự băng hoại đạo đức đang ngấm vào từng gia đình ngay ở mảnh đất Vỵ Hoàng: “Nhà kia lỗi phép con khinh bố/ Mụ nọ chanh chua vợ chửa chồng/ Keo cú người đâu như cứt sắt/ Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng”… Nếu đặt trong dòng chảy văn học Việt Nam, ít có nhà thơ trào phúng nào có giọng điệu sắc sảo, sâu cay, quyết liệt như Tú Xương. Đã có ý kiến rất có lý khi cho rằng: Nhà thơ Trần Tế Xương không hoa đao truyền hịch như các bậc đàn anh Phạm Văn Nghị, Vũ Hữu Lợi…, nhưng ông có võ khí đánh địch riêng, những bài thơ sắc như gươm, có sức mạnh đâm trước chém sau vào thằng địch, kẻ cướp nước và quân bán nước.

Trong thơ Trần Tế Xương còn có một mảng quan trọng là chân dung tự họa. Hình tượng nhân vật trữ tình Tú Xương trong thơ vừa là hình ảnh thân phận riêng của nhà thơ, vừa có tính chất một điển hình văn học về một kiểu nhà nho tài tử. Bên cạnh những bài thơ tự chế diễu một con người ăn chơi đãng tử, cường diệu những mặt nhược điểm, là những vần thơ chan chứa yêu thương đối vợ con, gia đình, những người lao động nghèo, đồng thời tha thiết với vận mệnh đất nước nhưng bất lực. Nhà thơ cảm thấy vô cùng cô đơn giữa một xã hội bát nháo, hỗn loạn chạy theo ăn chơi, đồng tiền và danh lợi: “Sực tỉnh trông ra ngỡ sáng lòa/ Đêm sao đêm mãi thế ru mà”, “Nước biếc non xanh coi vắng vẻ/ Kẻ đi người lại dáng bơ vơ”, “Hỏi người chỉ thấy non xanh ngắt/ Đợi nước càng thêm tóc bạc phơ”, “Một mình đứng giữa quãng bơ vơ/ Có gặp ai không để đợi chờ”… Những bài thơ ông viết trực tiếp hoặc gián tiếp nói về vợ - bà Tú, như: Thương vợ, Đau mắt, Mùa nực mặc áo bông, Than nghèo, Thạn thân chưa đạt, Quan tại gia…, đều có hình thức trào lộng, nhưng bộc bạch tình thương yêu giản dị, chân thật, sâu nặng, đậm chất nhân văn. 

Ông sáng tác khá nhiều thơ văn, tuyệt đại bộ phận là thơ Nôm viết bằng các thể thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, lục bát và song thất lục bát. Ngoài ra ông có viết một ít văn phú, đặc biệt ông còn là một dịch giả tài hoa và uyên bác góp phần làm sáng tỏ vẻ đẹp nhiều bài thơ Đường Trung Quốc. Do đặc điểm hoàn cảnh ông mất đột ngột, chưa kịp tập hợp lại, cũng không có di cảo, nên thơ ông còn thất lạc và có thể có sự nhầm lẫn như giới nghiên cứu phê bình đã đề cập.

Về nghệ thuật, sáng tác thơ Trần Tế Xương đã góp phần thúc đẩy sự phát triển thơ ca dân tộc, từ bỏ những hình thức ước lệ trừu tượng, công thức qui phạm của nghệ thuật văn học trung đại. Nhà thơ đã nâng ngôn ngữ đời thường thành ngôn ngữ nghệ thuật với tất cả sức diễn tả, tính hàm ngôn và vẻ đẹp thẩm mỹ của nó. Thể thơ luật Đường trong thơ Tú Xương thật sự đã được sáng tạo năng động, mới mẻ, khoát hoạt, từ ngữ thông dụng nôm na nhưng đã diễn tả sinh động, đa dạng, thâm thúy. Đương nhiên vẫn bảo đảm nghiêm niêm luật của thể loại. Nghiên cứu thành tựu thơ Trần Tế Xương mấy chục năm qua, tuy có một vài chi tiết cần tiếp tục khảo sát để sáng tỏ, nhưng gần như “chúng khẩu đồng từ” đều khẳng định: Thơ Trần Tế Xương  thành công cả nghệ thuật trào phúng và trữ tình. Trữ tình là cái gốc trong thơ Trần Tế Xương. Trào phúng không bao giờ khô khan nhạt nhẽo vì được viết trên nền tảng của cảm xúc thực. Trào phúng không chỉ gây cười mà bao giờ cũng thâm thúy sâu cay bằng chiều sâu nhận thức. Ông kế thừa chất trào lộng trong dân gian (truyện tiếu lâm, truyện cười, truyện Trạng Quỳnh, thơ Hồ Xuân Hương…) đồng thời nâng lên tầm hiện đại và chiều sâu trào phúng mới.

Nhà thơ Trần Tế Xương đột ngột ra đi vào rằm tháng chạp năm Bính Ngọ (1907) sau cơn bạo bệnh, khi ông vừa trải qua khoa thi thứ tám. Nhà thơ mới 37 tuổi, cái tuổi đủ độ dày, độ chín của cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. Ông đã hóa vào cõi linh của đất thiêng Thành Nam, nơi ông đã sống, đã tận tâm tận hiến sức sống tâm hồn, tài hoa và nghị lực của mình. Chắc hẳn nhà thơ “ngậm cười chín suối”, khi người dân Thành Nam không những không quên ông, mà còn thấy giá trị tinh thần thơ ông, được thưởng thức trong cái thơm thảo - hữu tình - thi vị đặc trưng cùng sản vật quê hương:“Ăn chuối ngự, đọc thơ Xương”. Ngôi mộ ông đã được trang trọng đặt ngay bên Hồ Vỵ Xuyên mát xanh, một con đường đẹp cạnh hồ, một phường nội đô thành phố và một trường Tiểu học đã mang tên ông – Trần Tế Xương. Các học giả, các nhà văn nhà thơ lớn đã vinh danh ông: “Tú Xương xứng đáng đứng vào hàng những nhà thơ trào phúng lớn của Thế giới” (Giáo sư Albert Smit – Anh); “Trong bầu trời thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay, nếu chọn lấy năm ngôi sao sáng nhất, thì Tú Xương là một trong năm ngôi sao ấy” (Jean Courier – Pháp); Tú Xương là bậc “Thần thơ thánh chữ” (Nguyễn Công Hoan); “Ông nghè ông thám vô mây khói/ Đứng lại văn chương một Tú Tài” (Xuân Diệu); “Một người thơ, một nhà thơ vốn nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt Nam” (Nguyễn Tuân); “Học Tú Xương còn nhiều. Trên hết là học lòng yêu nước, yêu dân và căm thù những bọn hại nước hại dân” (Chế Lan Viên); “Tôi được ảnh hưởng nhiều nhất của Tú Xương, nên tôi truy tôn cụ Tú làm thầy học và lấy biệt hiệu là Tú Mỡ, mặc dầu tôi không đỗ Tú tài và người chẳng có tí mỡ nào.”(Tú Mỡ)…

“Nhân vô thập toàn”, nhà thơ Trần Tế Xương trước hết là một con người thực, sống giữa cuộc đời thực nghèo túng, lận đận với khoa cử và mất sớm, khi mọi việc vẫn còn dang dở. Vậy nên, việc đòi hỏi nhà thơ phải toàn bích, ngay cả những điều nhà thơ không thể có, hoặc chưa thể có, sẽ không thấy hết những cống hiến to lớn của nhà thơ về phương diện thi ca và văn hóa. Không phải ngẫu nhiên nhà thơ Xuân Diệu xếp nhà thơ Tú Xương đứng thứ năm, sau bốn nhà thơ lớn của dân tộc: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm. Cũng không phải ngẫu nhiên Bảo tàng Văn học Việt Nam đã lựa chọn nhà thơ Tú Xương là một trong hai mươi tác giả lớn của văn học Việt Nam được đúc tượng đồng toàn thân đặt trong vườn tượng tại Bảo tàng Văn học Việt Nam ở Thủ đô Hà Nội. Vẫn còn đó những câu thơ đáu đáu nỗi niềm Tú Xương trên tấm bia lăng mộ Cụ: “Vẳng nghe tiếng ếch bên tai/ Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”. Vẫn còn đó đôi câu đối bên nhang án tại nhà lưu niệm của Cụ: “An đắc nhiên vạn gian tịnh vô hàn sĩ/ Thường như nhị tam nguyệt hà tất Thiên Thai”.

Chúng ta tự hào mảnh đất Nam Định đã hình thành truyền thống văn hóa Nam Định mang tâm hồn cốt cách tinh thần Nam Định bao nhiêu, lại càng tự hào có nhà thơ Trần Tế Xương một trong những nhân cách văn hóa kết tinh từ truyền thống văn hóa Nam Định, một trong những tác tác giả lớn của nền Văn học Việt Nam bấy nhiêu. Tên tuổi nhà thơ từ lâu đã trở thành một định ngữ đặc trưng thành phố Nam Định: Ông Tú Xỵ Xuyên, Ông Tú Thành Nam. 

Xin có đôi vần thành kính tri ân với anh linh nhà thơ Trần Tế Xương:

“Thật giả thành Nam, buổi nhiễu nhương,
Đèn xanh một ngọn, rạng văn chương.
Trường thi lận đận lòng chua chát
Cảnh sống long đong dạ vấn vương.
Sắc sảo ngôn từ ưa đả kích,
Đam mê nghệ thuật nặng yêu thương.
Tài cao phận mỏng thơ không mỏng,
Ngạo nghễ thi đàn một Tú Xương.”

NHÀ THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG MỘT NHÂN CÁCH VĂN HÓA - Lý luận phê bình của Nguyễn Công Thành – Hội Văn học nghệ thuật Nam Định

Lý luận phê bình của Nguyễn Công Thành – Hội Văn học nghệ thuật Nam Định – sáng tác tại Nhà sáng tác Nha Trang tháng 9/2020.

NHÀ THƠ TRẦN TẾ XƯƠNG
MỘT NHÂN CÁCH VĂN HÓA

150 năm ngày sinh nhà thơ Trần Tế Xương (1870 – 2020), thời gian đủ tạo nên sự lắng lọc và chiều sâu tiếp nhận - thưởng thức - đánh giá, để tiếp tục khẳng định nhân cách văn hóa Trần Tế Xương trong đời sống văn hóa dân tộc Việt Nam.

Nhà thơ Trần Tế Xương, tên thật là Trần Duy Uyên tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh, kể từ khi đỗ tú tài, ông có bút danh Tú Xương, sinh ngày mùng mười tháng tám năm Canh Ngọ (ngày 5 tháng 9 năm 1870), ở làng Vị Xuyên, huyện  Mỹ Lộc,  tỉnh Nam Định, sau là phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Hoàng, thành phố Nam Định. Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo, cha là cụ Trần Duy Nhuận làm chức Tự thừa ở dinh Đốc học Nam Định. Ông cưới vợ sớm, lại đông con. Vợ ông là bà Phạm Thị Mẫn cũng là con nhà nền nếp, người gốc xứ Đông (Hải Dương), được xem là người tiêu biểu cho những đức tính tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam xưa, hay lam hay làm, tần tảo, thương chồng, thương con, nhẫn nại, “một duyên hai nợ âu đành phận/ Năm nắng mười mưa dám quản công”. Bà là người “tiếp sức” cho chồng thỏa chí của một đấng nam nhi trong học hành thi cử, làm thơ và giao du: “Cho hay công nợ âu là thế/ Mà vẫn phong lưu suốt cả đời”, “Kìa thơ tri kỷ đàn anh nhất/ Nọ khách phong lưu bậc thứ nhì”...

Thời nhà thơ sống là giai đoạn bi phẫn nhất của dân tộc: Phong trào yêu nước Cần Vương dần bị thoái trào; năm 1873 Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất rồi tấn công Nam Ðịnh; năm 1884 triều đình nhà Nguyễn chính thức ký hàng ước (Hiệp ước Patenôtre) dâng đất nước ta cho giặc Pháp. Vốn là người học hành có chí, lại có tài làm thơ, cũng như bao nho sĩ trẻ, nhà thơ mang khát vọng học hành thành đạt để có cuộc sống tử tế. Năm 1886 lúc 16 tuổi ông đã đi thi hương, rồi kiên trì đeo đuổi đến tám khoa thi (vào các năm 1886, 1888, 1891, 1894, 1897, 1900, 1903, 1906). Có lẽ phong cách phóng khoáng, không tuân thủ theo lối văn khuôn sáo cử nghiệp, cộng với cách thức thi cử “chọn nhân tài” của chế độ thực dân phong kiến đương thời, nên ông lận đận mãi. Phải đến khoa thi thứ tư, niên hiệu Thành Thái thứ 6 năm Giáp Ngọ 1894, khi đã 24 tuổi, ông mới đỗ Tú tài thiêm thủ, lấy thêm cuối bảng. Những mong chăm chỉ đèn sách để có tấm bằng cử nhân cho đỡ tủi phận nghiên bút, thoát cảnh “thua mãi anh em cánh Bắc Kỳ”, lần thi cuối cùng, niên hiệu Thành Thái thứ 18 năm Bính Ngọ 1906 ông còn đổi tên Trần Tế Xương bằng Trần Cao Xương nhưng vẫn không thành. Ông cay đắng nhận ra “cửa Khổng sân Trình” của cái buổi nhiễu nhương này, không có ngôi vị nào dành cho những người như ông. Ông đành chấp nhận số phận cuộc đời, phải sống trong môi trường thị dân đang bị chi phối sâu sắc bởi chế độ thực dân nửa phong kiến, nhiều giá trị đạo đức và nhân văn bị pha tạp hoặc đảo lộn.

Tuy vậy, ông không buông thả theo kiểu sống hèn hạ, nhu nhược, tầm thường. Ông chọn cho mình cách “nhập thế” của người có học, sống theo phong cách của một “nhà nho – quân tử” mang dòng máu cương phương của kẻ sĩ Bắc Hà: “Nhập thế cục bất khả vô văn tự” (Bước vào cuộc đời thì không thể không có văn chương chữ nghĩa). Những bài thơ ngông nghênh, bỡn cợt, bất cần, thật ra chỉ là cái mã nghĩa bên ngoài, còn ẩn chứa bên trong chính là bầu tâm sự sâu nặng của một văn nhân ưu thời mẫn thế: “Trời không chớp bể với mưa nguồn/ Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn”, “Vẳng nghe tiếng ếch bên tai/ Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”, “Tình này ai tỏ cho ta nhỉ/ Tâm sự năm canh một ngọn đèn”, “Thiên hạ dễ thường ai ngủ cả/ Việc gì mà thức một mình ta”, “Non non, nước nước, tình tình/ Vì ai ngơ ngẩn cho mình ngẩn ngơ”… Ông tự nguyện sống với nghiệp thi ca, rồi thỏa sức vùng vẫy trong địa hạt Thơ mà trời phú cho ông tài thơ, dư sức sáng tạo. Đó là hành vi văn hóa đích thực, là cách ứng xử của một nhân cách văn hóa mang tên Trần Tế Xương.

Ông luôn tự thấy hổ thẹn – sự hổ thẹn liêm sỉ của lòng tự trọng. Thơ nói về học hành thi cử xưa nay cũng đã nhiều, nhưng viết hay, nói thấm thía đến tận cùng gan ruột của “người trong cuộc” đích thực, phải là thơ của nhà thơ Tú Xương: “Học đã sôi cơm nhưng chửa chín/ thi không ăn ớt thế mà cay”, “Đau quá đòn hằn/ Rát hơn lửa bỏng/ Hổ bút, tủi nghiên/ Tủi lều, tủi chõng”… Nhiều tâm sự của nhà thơ đến nay đọc lại vẫn cay nơi sống mũi, thương lắm cái khát vọng thi cử mong đỗ đạt để: “Mở mặt quyết cho vua chúa biết/ Đua danh kẻo nữa mẹ cha già”, “Anh lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ”…

Đề tài trong sáng tác thơ Trần Tế Xương không chung chung trừu tượng, mà lấy ngay từ những con người thực, cảnh sống thực ở Thành Nam lúc bấy giờ. Nhà thơ luôn cảm nhận nỗi nhục của thân phận nô lệ, khi chế độ thực dân phong kiến bắt đầu “trổ sừng mọc gạc” mọi ngõ ngách của cuộc sống. Đồng tiền chi phối mọi quan hệ xã hội, phá hoại mọi thuần phong mỹ tục: “Kẻ yêu người ghét hay gì chữ/ Đứa trọng thằng khinh chỉ vị tiền”. Nhân tài đất Bắc “rặt một phường hay chữ” thực chất chỉ là những kẻ “văn dốt võ dát” vô liêm sỉ, mua danh, vênh váo, xu nịnh bợ đỡ quan Tây để kiếm bơ thừa sữa cặn; những công chức thuộc địa làm thuê, sống tẻ nhạt “sáng vác ô đi, tối cắp ô về”; hình ảnh bọn me tây, gái điếm, bọn con buôn giảo hoạt, những ông Tây bà đầm… Dưới ngòi bút nhà thơ, chúng hiện lên với tất cả vẻ hợm hĩnh, lố lăng, kệch cỡm. Thơ ông luôn đem lại cái bất ngờ thú vị, tiếng cười trong thơ ông sắc bén, xé toang cái hình thức bề ngoài của đối tượng, khiến chúng bị phơi bày nguyên hình. Có thể nói, nhà thơ đã đem đến cho văn học những bức ký họa thơ đầy ấn tượng về một cuộc sống phức hợp vừa đa dạng vừa cụ thể, chi tiết. Qua đó, ông khái quát được tính chất của xã hội phong kiến suy tàn bị thực dân hóa áp đảo, đang chà đạp lên những phạm trù đạo đức thiêng liêng của một thời quá vãng. Nhà thơ cảm nhận sự băng hoại đạo đức đang ngấm vào từng gia đình ngay ở mảnh đất Vỵ Hoàng: “Nhà kia lỗi phép con khinh bố/ Mụ nọ chanh chua vợ chửa chồng/ Keo cú người đâu như cứt sắt/ Tham lam chuyện thở rặt hơi đồng”… Nếu đặt trong dòng chảy văn học Việt Nam, ít có nhà thơ trào phúng nào có giọng điệu sắc sảo, sâu cay, quyết liệt như Tú Xương. Đã có ý kiến rất có lý khi cho rằng: Nhà thơ Trần Tế Xương không hoa đao truyền hịch như các bậc đàn anh Phạm Văn Nghị, Vũ Hữu Lợi…, nhưng ông có võ khí đánh địch riêng, những bài thơ sắc như gươm, có sức mạnh đâm trước chém sau vào thằng địch, kẻ cướp nước và quân bán nước.

Trong thơ Trần Tế Xương còn có một mảng quan trọng là chân dung tự họa. Hình tượng nhân vật trữ tình Tú Xương trong thơ vừa là hình ảnh thân phận riêng của nhà thơ, vừa có tính chất một điển hình văn học về một kiểu nhà nho tài tử. Bên cạnh những bài thơ tự chế diễu một con người ăn chơi đãng tử, cường diệu những mặt nhược điểm, là những vần thơ chan chứa yêu thương đối vợ con, gia đình, những người lao động nghèo, đồng thời tha thiết với vận mệnh đất nước nhưng bất lực. Nhà thơ cảm thấy vô cùng cô đơn giữa một xã hội bát nháo, hỗn loạn chạy theo ăn chơi, đồng tiền và danh lợi: “Sực tỉnh trông ra ngỡ sáng lòa/ Đêm sao đêm mãi thế ru mà”, “Nước biếc non xanh coi vắng vẻ/ Kẻ đi người lại dáng bơ vơ”, “Hỏi người chỉ thấy non xanh ngắt/ Đợi nước càng thêm tóc bạc phơ”, “Một mình đứng giữa quãng bơ vơ/ Có gặp ai không để đợi chờ”… Những bài thơ ông viết trực tiếp hoặc gián tiếp nói về vợ - bà Tú, như: Thương vợ, Đau mắt, Mùa nực mặc áo bông, Than nghèo, Thạn thân chưa đạt, Quan tại gia…, đều có hình thức trào lộng, nhưng bộc bạch tình thương yêu giản dị, chân thật, sâu nặng, đậm chất nhân văn. 

Ông sáng tác khá nhiều thơ văn, tuyệt đại bộ phận là thơ Nôm viết bằng các thể thất ngôn bát cú, tứ tuyệt, lục bát và song thất lục bát. Ngoài ra ông có viết một ít văn phú, đặc biệt ông còn là một dịch giả tài hoa và uyên bác góp phần làm sáng tỏ vẻ đẹp nhiều bài thơ Đường Trung Quốc. Do đặc điểm hoàn cảnh ông mất đột ngột, chưa kịp tập hợp lại, cũng không có di cảo, nên thơ ông còn thất lạc và có thể có sự nhầm lẫn như giới nghiên cứu phê bình đã đề cập.

Về nghệ thuật, sáng tác thơ Trần Tế Xương đã góp phần thúc đẩy sự phát triển thơ ca dân tộc, từ bỏ những hình thức ước lệ trừu tượng, công thức qui phạm của nghệ thuật văn học trung đại. Nhà thơ đã nâng ngôn ngữ đời thường thành ngôn ngữ nghệ thuật với tất cả sức diễn tả, tính hàm ngôn và vẻ đẹp thẩm mỹ của nó. Thể thơ luật Đường trong thơ Tú Xương thật sự đã được sáng tạo năng động, mới mẻ, khoát hoạt, từ ngữ thông dụng nôm na nhưng đã diễn tả sinh động, đa dạng, thâm thúy. Đương nhiên vẫn bảo đảm nghiêm niêm luật của thể loại. Nghiên cứu thành tựu thơ Trần Tế Xương mấy chục năm qua, tuy có một vài chi tiết cần tiếp tục khảo sát để sáng tỏ, nhưng gần như “chúng khẩu đồng từ” đều khẳng định: Thơ Trần Tế Xương  thành công cả nghệ thuật trào phúng và trữ tình. Trữ tình là cái gốc trong thơ Trần Tế Xương. Trào phúng không bao giờ khô khan nhạt nhẽo vì được viết trên nền tảng của cảm xúc thực. Trào phúng không chỉ gây cười mà bao giờ cũng thâm thúy sâu cay bằng chiều sâu nhận thức. Ông kế thừa chất trào lộng trong dân gian (truyện tiếu lâm, truyện cười, truyện Trạng Quỳnh, thơ Hồ Xuân Hương…) đồng thời nâng lên tầm hiện đại và chiều sâu trào phúng mới.

Nhà thơ Trần Tế Xương đột ngột ra đi vào rằm tháng chạp năm Bính Ngọ (1907) sau cơn bạo bệnh, khi ông vừa trải qua khoa thi thứ tám. Nhà thơ mới 37 tuổi, cái tuổi đủ độ dày, độ chín của cuộc đời và sự nghiệp sáng tác. Ông đã hóa vào cõi linh của đất thiêng Thành Nam, nơi ông đã sống, đã tận tâm tận hiến sức sống tâm hồn, tài hoa và nghị lực của mình. Chắc hẳn nhà thơ “ngậm cười chín suối”, khi người dân Thành Nam không những không quên ông, mà còn thấy giá trị tinh thần thơ ông, được thưởng thức trong cái thơm thảo - hữu tình - thi vị đặc trưng cùng sản vật quê hương:“Ăn chuối ngự, đọc thơ Xương”. Ngôi mộ ông đã được trang trọng đặt ngay bên Hồ Vỵ Xuyên mát xanh, một con đường đẹp cạnh hồ, một phường nội đô thành phố và một trường Tiểu học đã mang tên ông – Trần Tế Xương. Các học giả, các nhà văn nhà thơ lớn đã vinh danh ông: “Tú Xương xứng đáng đứng vào hàng những nhà thơ trào phúng lớn của Thế giới” (Giáo sư Albert Smit – Anh); “Trong bầu trời thơ ca Việt Nam từ xưa đến nay, nếu chọn lấy năm ngôi sao sáng nhất, thì Tú Xương là một trong năm ngôi sao ấy” (Jean Courier – Pháp); Tú Xương là bậc “Thần thơ thánh chữ” (Nguyễn Công Hoan); “Ông nghè ông thám vô mây khói/ Đứng lại văn chương một Tú Tài” (Xuân Diệu); “Một người thơ, một nhà thơ vốn nhiều công đức trong cuộc trường kỳ xây dựng tiếng nói văn học của dân tộc Việt Nam” (Nguyễn Tuân); “Học Tú Xương còn nhiều. Trên hết là học lòng yêu nước, yêu dân và căm thù những bọn hại nước hại dân” (Chế Lan Viên); “Tôi được ảnh hưởng nhiều nhất của Tú Xương, nên tôi truy tôn cụ Tú làm thầy học và lấy biệt hiệu là Tú Mỡ, mặc dầu tôi không đỗ Tú tài và người chẳng có tí mỡ nào.”(Tú Mỡ)…

“Nhân vô thập toàn”, nhà thơ Trần Tế Xương trước hết là một con người thực, sống giữa cuộc đời thực nghèo túng, lận đận với khoa cử và mất sớm, khi mọi việc vẫn còn dang dở. Vậy nên, việc đòi hỏi nhà thơ phải toàn bích, ngay cả những điều nhà thơ không thể có, hoặc chưa thể có, sẽ không thấy hết những cống hiến to lớn của nhà thơ về phương diện thi ca và văn hóa. Không phải ngẫu nhiên nhà thơ Xuân Diệu xếp nhà thơ Tú Xương đứng thứ năm, sau bốn nhà thơ lớn của dân tộc: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm. Cũng không phải ngẫu nhiên Bảo tàng Văn học Việt Nam đã lựa chọn nhà thơ Tú Xương là một trong hai mươi tác giả lớn của văn học Việt Nam được đúc tượng đồng toàn thân đặt trong vườn tượng tại Bảo tàng Văn học Việt Nam ở Thủ đô Hà Nội. Vẫn còn đó những câu thơ đáu đáu nỗi niềm Tú Xương trên tấm bia lăng mộ Cụ: “Vẳng nghe tiếng ếch bên tai/ Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”. Vẫn còn đó đôi câu đối bên nhang án tại nhà lưu niệm của Cụ: “An đắc nhiên vạn gian tịnh vô hàn sĩ/ Thường như nhị tam nguyệt hà tất Thiên Thai”.

Chúng ta tự hào mảnh đất Nam Định đã hình thành truyền thống văn hóa Nam Định mang tâm hồn cốt cách tinh thần Nam Định bao nhiêu, lại càng tự hào có nhà thơ Trần Tế Xương một trong những nhân cách văn hóa kết tinh từ truyền thống văn hóa Nam Định, một trong những tác tác giả lớn của nền Văn học Việt Nam bấy nhiêu. Tên tuổi nhà thơ từ lâu đã trở thành một định ngữ đặc trưng thành phố Nam Định: Ông Tú Xỵ Xuyên, Ông Tú Thành Nam. 

Xin có đôi vần thành kính tri ân với anh linh nhà thơ Trần Tế Xương:

“Thật giả thành Nam, buổi nhiễu nhương,
Đèn xanh một ngọn, rạng văn chương.
Trường thi lận đận lòng chua chát
Cảnh sống long đong dạ vấn vương.
Sắc sảo ngôn từ ưa đả kích,
Đam mê nghệ thuật nặng yêu thương.
Tài cao phận mỏng thơ không mỏng,
Ngạo nghễ thi đàn một Tú Xương.”

TRƯỜNG SỐ TÁM THÂN YÊU - Thơ Tạ Thị Ngọc Hiền - Hội văn học nghệ thuật Lâm Đồng

Thơ Tạ Thị Ngọc Hiền - Hội văn học nghệ thuật Lâm Đồng - sáng tác tại Nhà sáng tác Tam Đảo tháng 9/2020.

TRƯỜNG SỐ TÁM THÂN YÊU

Tôi nhớ một mái trường
Trường Miền Nam số 8
Một thời trong xa lắc
Với gió ngàn phi lao
 
Mưa dập dềnh mái lá
Túp lều tranh rét giá
Bầy em như khối lá
Năm B, năm C, năm G
 
Trường Tám tôi, Vĩnh Phú.
Trường học sinh Miền Nam
Tuổi hồng thơ ngây đã
Vượt Trường Sơn cao vời vợi
 
Trường Tám ơi! Trường Tám ơi!
Vườn mít qua vườn trám chơi
Làng Hà qua Đồng Bã thôi
Núc Hạ xôn xao tiếng hát.
 
Trường 8 qua trường 2 chơi
Lập Thạch đi Vĩnh Yên cho vui
Bon bon trên xe đá
Chân lang thang mùa hè.
 
Tôi nhớ sao mái trường
Trường Miên Nam Vĩnh Phú
Chiều nhìn lên Tam Đảo
Sương núi và mây bay
 
Trường Tám bây giờ vẫn
Hoài nhớ ơn thầy cô
Những ngày thơ trên đất Bắc
Lập Thạch nuôi ta thành người.

TRƯỜNG SỐ TÁM THÂN YÊU - Thơ Tạ Thị Ngọc Hiền - Hội văn học nghệ thuật Lâm Đồng

Thơ Tạ Thị Ngọc Hiền - Hội văn học nghệ thuật Lâm Đồng - sáng tác tại Nhà sáng tác Tam Đảo tháng 9/2020.

TRƯỜNG SỐ TÁM THÂN YÊU

Tôi nhớ một mái trường
Trường Miền Nam số 8
Một thời trong xa lắc
Với gió ngàn phi lao
 
Mưa dập dềnh mái lá
Túp lều tranh rét giá
Bầy em như khối lá
Năm B, năm C, năm G
 
Trường Tám tôi, Vĩnh Phú.
Trường học sinh Miền Nam
Tuổi hồng thơ ngây đã
Vượt Trường Sơn cao vời vợi
 
Trường Tám ơi! Trường Tám ơi!
Vườn mít qua vườn trám chơi
Làng Hà qua Đồng Bã thôi
Núc Hạ xôn xao tiếng hát.
 
Trường 8 qua trường 2 chơi
Lập Thạch đi Vĩnh Yên cho vui
Bon bon trên xe đá
Chân lang thang mùa hè.
 
Tôi nhớ sao mái trường
Trường Miên Nam Vĩnh Phú
Chiều nhìn lên Tam Đảo
Sương núi và mây bay
 
Trường Tám bây giờ vẫn
Hoài nhớ ơn thầy cô
Những ngày thơ trên đất Bắc
Lập Thạch nuôi ta thành người.

TRIẾT LÍ NHÂN QUẢ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN MAI TIẾN NGHỊ - Lý luận phê bình của Nguyễn Văn Nhượng – Hội văn học nghệ thuật Nam Định

Lý luận phê bình của Nguyễn Văn Nhượng – Hội văn học nghệ thuật Nam Định – sáng tác tại Nhà sáng tác Nha Trang tháng 9/2020

TRIẾT LÍ NHÂN QUẢ
TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN MAI TIẾN NGHỊ

Tác phẩm văn học dễ gây được ấn tượng, đi sâu vào trí nhớ bạn đọc, có khả năng cảm hóa tâm hồn, khiến chúng ta thay đổi nhận thức và hành động, thường nằm ở những tác phẩm giàu chất triết lí nhân sinh, đặc biệt là triết lí nhân quả. Đọc truyện ngắn của nhà văn Mai Tiến Nghị, ta bắt gặp nội dung triết lí nhân quả rất sâu sắc dưới cái nhìn khá đa chiều đa diện. Ở đó, ta bắt gặp hình ảnh những con người được tác giả đưa vào hệ quy chiếu của triết lí nhân quả, biểu hiện ra các hành động vô thức nên bị trả giá; phạm lỗi lầm, tự sám hối, tự hành xác để rửa tội; hoặc gieo nhân lành, bảo toàn thiên lương.

1. Con người hành động vô thức nên bị trả giá

  Nhân vật Điệp trong truyện Trứng vỡ, là một cô bé sinh ra trong một gia đình không bằng lặng, người cha nát rượu, gia đình vỡ nợ, mẹ phải đi xuất khẩu lao động, Điệp ở nhà với bố và một đứa em trai, nguy cơ đổ vỡ một mái ấm gia đình và quá trình tha hóa từng mảng, từng nhân cách của các thành viên trong gia đình như đã được báo trước, chỉ chờ ngày phát nổ. Từ một cô bé hiền lành, xinh xắn chăm chỉ biết lo toan việc nhà và chịu khó học hành. Từ chỗ sống khép mình, ai trêu chọc chỉ biết gục đầu lặng lẽ khóc, bằng tình yêu thương gần gũi, cô giáo chủ nhiệm đã giúp Điệp lấy lại những niềm vui con trẻ. Nhưng con người vốn là sản phẩm của hoàn cảnh sống, chân lý “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài” đã đúc kết như một quy luật luôn đúng, tình yêu thương vỗ về của cô giáo không đủ cưỡng lại những tác động xấu đến từ phái gia đình Điệp, sự xuất hiện bất ngờ cùng những mưu toan lanh lọc, độc ác của người phụ nữ làm tóc trong căn nhà mình, người mà cha Điệp đem về, người mà Điệp gọi bằng “dì” kia là nguồn cơn dẫn cô bé đến con đường hư hỏng. Chỉ vài tháng, Điệp đã tha hóa, trở thành con người khác hẳn “Ăn mặc diêm dúa áo thun cộc, quần bò trễ cạp…tóc nhuộm vàng hoe, nước hoa thơm nức, điện thoại di động dắt cạp quần”, Điệp trở thành “một nữ chúa tác oai tác quái trong đám học sinh nhà trường”. Đúng là “Ma đưa lối, quỷ dẫn đường. Lại tìm những lối đoạn trường mà đi” (Truyện Kiều - Nguyễn Du), Điệp bỏ học ở tuổi mười lăm và có thai với “thằng tóc xanh đỏ rủ mành mành kiểu Hàn Quốc (…) Thằng này là dân chích choác và cũng chưa đầy mười tám tuổi”. Từ đây, những cay đắng và nghiệt ngã đổ xuống đầu Điệp và gia đình “bố cái Điệp biết cách vung dao bầu bắt thằng này phải chịu trách nhiệm”, rồi chúng về ở với nhau khi chưa đủ tuổi kết hôn. Mẹ Điệp làm thủ tục li dị chồng và lấy ngay một chàng Đài Loan. Căn nhà bị bà dì chồng (người phụ nữ làm tóc mà Điệp từng gọi là “dì”) trừ nợ. Bố Điệp phải đưa đứa em trai vào tận trong Nam làm ăn. Điệp bắt đầu cuộc đời mới, đầy non trẻ và khờ khạo bằng cái bụng lùm lùm, ngồi bán trứng vịt với bà mẹ chồng ở chợ. Rồi chồng chết, Điệp đi phá thai, bị mẹ chồng tống cổ ra khỏi nhà và sống cù bất cù bơ, tiếp tục ngồi chợ để kiếm sống bằng những rổ trứng. Hận thù chưa dứt cùng với cuộc tranh mua bán cướp đã khiến Điệp và bà mẹ chồng hết duyên hết nợ kia, đi đến mâu thuẫn đỉnh điểm. Họ đánh chửi nhau kịch liệt, te tua bằng quả đạn trứng ngay giữa chợ. Chứng kiến cảnh ấy, ai cũng thấy thê thảm cho kiếp người, vì đâu nên nỗi. Đó là cái giá phải trả cho sự trẻ người non dạ, không phân biệt được tốt xấu, đúng sai. Điệp vừa đáng trách, vừa đáng thương. Cô giáo năm xưa đã từng yêu thương Điệp, rồi cũng vì Điệp mà phải bỏ nghề trong day dứt, xỉa xói của người đời, nay lại một lần nữa rộng vòng tay yêu thương cứu Điệp. Chỉ cô giáo Xuân mới đủ bao dung và lòng nhân từ để một lần nữa đón Điệp vào lòng và trở về với bản tính thiện lương ngày nào. Khi cuộc chiến đang diễn ra khốc liệt giữa chợ, không một ai dám dính vào thì cái tát mạnh tay, đánh “bộp” của cô giáo Xuân với Điệp đã giúp Điệp tỉnh táo, dừng lại “ – Đi nào! Về với cô!...Điệp líu ríu cúi mặt bước theo”. Đó là một cái kết bất ngờ có hậu, giúp Điệp trở về với bản chất tốt đẹp trước kia, cô giáo Xuân rồi sẽ như một người mẹ hiền, tưới chăm từng giọt nước mát vào lòng Điệp để Điệp không còn xơ xác, tiều tụy như lá úa nữa. Những cái giá cuộc đời Điệp đã trả, Điệp đã nếm trải, giờ đây hẳn sẽ rất thấm thía trong những ngày làm lại cuộc đời. Còn người cha nghiện ngập đã phá nát hành phúc gia đình kia cũng đã phải trả một cái giá đắt, mất nhà cửa, mất vợ, bỏ làng ôm con đi kiếm sống nơi xa, đó cũng là luật nhân quả.

  Ở truyện ngắn Hàng xóm tác giả xây dựng hình tượng người phụ nữ có vai vế, khiến mọi người trầm trồ thán phục, bà từng là “Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch một huyện, oai lệch đất quê”, suốt một đời phấn đấu để củng cố chức quyền, để lo chu toàn công việc, dựng chồng con cho ba cô con gái. Một chi tiết độc đáo trong tác phẩm, làm điểm nhấn khắc họa tính cách nhân vật và nỗi cay đắng cuộc đời đó là chi tiết để giữ vững những vị trí quyền lực, người phụ nữ đã quyết tâm bỏ cái thai trong bụng, bất chấp khi biết rằng nó là đứa con trai, niềm mong đợi nối dõi tông đường duy nhất của người chồng từng vào sinh ra tử nơi chiến trường ác liệt. Trước khi trở về đơn vị công tác, ông chồng đau đớn chua xót cho chính thân phận mình mà thốt lên: “tao đi đánh nhau mấy chục năm giữ nước, giữ dân tộc những đéo giữ được dòng giống nhà tao”. Và cái ngôi nhà ấy trở thành ngôi nhà truyền đời vô tự, phải lập mấy đời rể. Về hưu, bà chủ tịch huyện năm xưa không còn ai thưa gửi trịnh trọng, bà trở về như một nông dân chính hiệu, cô con gái út lấy chồng rồi ở luôn với bà. Sau bao nhiêu vật đổi sao trời của cơ chế, bằng mối quan hệ và đường đi nước bước của mình, bà hết lòng vun vén, chỉ trong thời gian ngắn, cậu con rể đã nhanh chóng thăng tiến, từ trưởng phòng trẻ nhất huyện trở thành phó chủ tịch huyện. lẽ thường với những năm tháng công tác cống hiến như vậy, bà sẽ được an nghỉ tuổi già, sum vầy cùng cháu con trong sự nhàn hạ, nhưng trái lại, bà luôn tất bật, với việc làm thêm để đỡ đần con cái. Điều cay đắng và nghịch cảnh nhất là bà bị biến thành một người “chăn chó” để phụ vụ cho hứng thú của cậu con rể út, đi cơ quan về anh ta “chỉ có việc chơi với chó. Nó đưa từng con lên hộn hít rồi ngửi ngửi, thỉnh thoảng lại kêu toáng lên rằng bà ơi con này chưa sạch”. Từ một người quyền lực “nghiêng trời lệch đất” ở ngoài, về hưu ở ngay trong nhà mình, bà sống và bị đối xử như con ở, cuối đời đi “dọn phân cho chó” với bao nỗi ấm ức nhục nhằn, kết cục bị con chó của thằng con rể tấn công, cắn rách vai và hông. Trớ trêu là cậu con rể chỉ xót xa, sốt sắng gọi xe cứu thương để chữa cho con chó bị đánh mà bỏ qua người mẹ già đau đớn.Tạo ra sự đối lập ấy dường như tác giả gửi đến một thông điệp nhân quả, chính lòng tham nuôi thêm chó nhà để tăng thu nhập của bà đã tạo ra sự đối địch với con chó ngao, con “hùm tinh” của anh con rể, để kết cục nó tấn công bà, chính sự nuông chiều vun vén cho con quá mức đã tạo ra những kẻ vô ơn chỉ biết dựa dẫm và gây ác. Cuối cùng bà là người phải gánh chịu, tự băng bó vết thương cho mình. Đó là bài học cuộc đời cho bất cứ ai về sở hữu quyền lực, sở hữu tình thương nhưng không biết chân giá trị và những giới hạn của chúng.

2. Con người phạm lỗi lầm, tự sám hối, tự hành xác để rửa tội

Nợ nhân gian là truyện ngắn từng lọt vào Top Ten truyện ngắn hay Báo Văn nghệ năm 2014 đồng thời cũng là tên một tập truyện ngắn của nhà văn Mai Tiến Nghị. Nợ nhân gian có lối kể tự nhiên độc đáo, tình huống hấp dẫn, nhiều chi tiết đắt. Nhan đề rất dung dị Nợ nhân gian nhuốm màu triết lí tín ngưỡng, tôn giáo. Quán xuyến trong cả tác phẩm là chiều sâu tư tưởng nhân quả, tư tưởng thân khổ do thân:“Ngẫm thân phù thế mà đau/ Bọt trong bể khổ bèo đầu bến mê” (Cung oán ngâm khúc – Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm). Chúng sinh sinh ra trong mê lầm khổ ải. Lão Viên, nhân vật chính trong truyện, làm nghề giết mổ chó, cộng thêm những thủ đoạn gian manh, quỷ quyệt đã giúp lão từ một kẻ tứ cố vô thân, tay trắng trở nên giàu có, vợ con đàng hoàng. Cuối đời gia cảnh sa sút lầm than, sau cái chết của vợ, con trai nghiện ngập cũng chết, để lại đống nợ, tài sản khánh kiệt, lão lại trở về với cảnh tứ cố vô thân và thành kẻ ăn mày với một tên mới “Chín Dúm” - cái tên gọi, chất chứa sự nghèo khổ, nỗi tủi nhục cùng sự khinh khi của người đời.

Nửa đầu truyện là nhân, nửa cuối truyện là quả. Tác giả đã phác họa ngón nghề giết, mổ chó “thăng hoa” trong khủng khiếp và man rợ của nhân vật lão Viên: “Lão treo ngược con chó vào cột nhà, xẻo một miếng da ở cổ con vật đáng thương, sau đó dùng cái đũa vót nhọn khều khều trong đám gân thịt bầy nhầy để tìm động mạch…Cũng chỉ một nhoáng là lão lôi ra một sợi tròn tròn, to gần bằng chiếc đũa đang giật giật…lưỡi dao xén ngọt…máu phọt ra, lão lạnh lùng đưa cái sanh đồng hứng trọn. Dòng máu phụt ra quá mạnh gặp đáy sanh bắn ngược vào mặt kẻ sát sinh, tung tóe trên nền đất…Máu chó đọng thành giọt trên râu, trên má lão (…) cả khuôn mặt và cả bộ râu rậm đã được nhuộm đỏ nhoe nhoét. Con vật khốn khổ giãy giãy vài cái, rướn xương sống lần cuối cùng rồi dãn ra bất động” và tất nhiên công đoạn tiếp theo của lão là nhúng vào nước sôi để cạo lông, bôi kẹo đắng để chỉ “thui sơ sơ thôi” trông cũng có màu vàng ươm để bắt mắt và bán có giá hơn, rồi lão “dùng chày đập đến dập hết mọi thớ thịt rồi mới đem luộc. Luộc xong, lão lại ngâm xuống ao khoảng vài giờ cho thớ thịt ngấm nước đến trương no…Sau cùng lão nhúng cả con chó vào nồi nước sôi ùng ục rồi vớt ra treo lên”. Có tiền rồi, đồng tiền lại tác oai cho lòng tham, lão sắp đặt để hai con trai lánh được nạn đi lính, để như một cách thoát chết “giữ yên mạng sống”, lí lẽ của lão là “học làm đếch gì, nhớn lên ở nhà giết chó. Giết chó thì không cần phải học. Đang đánh nhau rầm rầm, biết chữ lại phải đi bộ đội”, chỉ chịu cái tiếng “thiểu năng trí tuệ” kết hợp với một chút quà cáp cho cán bộ xã, hai thằng con trai lão đã không phải đi lính. Trong khi bao nhiêu thanh niên phải ra trận và hi sinh thì lão đắc ý và tự hào về điều đó. Thực sự đây là quá trình gieo nhân ác của lão. Sự giàu, có được nhờ quy trình thủ đoạn mưu mẹo rợn tóc gáy, bất chấp mọi thứ đạo lí trên đời, tranh sống với cả người lẫn vật. Người xưa từng đúc kết “sát sinh đoản mệnh báo; Tranh khôn, tranh lợi làm gì./ Hễ là người biết nghĩ thì nên”. Mưu toan tưởng sẽ cứu được mạng con, nhưng hai đứa con trai lão lần lượt chết trong đau đớn, vô ích bằng cái chết nghiện ngập. Sự nuông chiều con dẫn đến phải tự tay mình băng bó vết thương cho con. Cuối đời lão bắt đầu sự nghiệp ăn mày của mình, bắt đầu hành trình “lầm lũi sống cơ cực trong những năm tháng còn lại để trả nợ nhân gian, âu cũng là lẽ đời có luật nhân quả vậy. Lão đã chiêm nghiệm và ngộ ra điều đó”. Sau mỗi ngày đi ăn xin, bao nhiêu viên đá lão nhặt về là bấy nhiêu lần lão bị hắt hủi, chửi rủa. Lão chấp nhận, và lấy làm vui vì mình đã gây nghiệp ác ở ngay cõi này, nên giờ phải chuốc lấy để trả nợ đời, lão thấm thía: “nhẽ đời bắt tao trả nợ hay sao ý mày ạ. Cũng phải thôi, có nhẽ tao sát sinh nhiều quá…giết người, giết chó…giết nhiều chó quá nên nó oán”; lão day dứt ám ảnh, từ đó biến thành một “tâm sự lớn” luôn quẩn vấn và cật vấn lão: “Trước thì cũng có bát ăn bát để…giờ thì đi ăn mày…Tao ngẫm ra mình đang phải giả nợ đấy mày ạ. Đến chết mà cũng không biết cái nợ của mình nhớn chừng nào”; “Thì ra ở đời khôn nhiều thì dại lắm. Mỗi lần mình bị chửi là một lần giả nợ”. Ám ảnh nhân quả trong lão ngày càng lớn “Tao chưa thể chết được bởi vì còn phải giả nợ. Mới được lưng xô đá…bao giờ mới được hai xô…sau này nếu tao chết thì lấy đá ấy mua thêm mấy cân xi măng làm cho tao cái bia nhá”. Lão đau khổ, thất vọng phiền não nếu hôm nào đếm đi đếm lại mà số đá mạt tương đương với số lần bị chửi kia ít quá, bao giờ mới đủ để kết thúc cuộc đời, khi sự già yếu đã kề bên. Chua chát và đắng đót cho một kiếp người “tấm bia ấy lại được làm bằng những viên đá mạt ghi dấu những lần bị người đời hắt hủi…tấm bia càng to càng nhẹ lòng vì nghĩ rằng mình đã trả được nhiều nợ cho đời”. Đây là cách sám hối ăn lăn sửa lỗi của lão, một kiểu “đoái công chuộc tội”, nhưng “công” nhặt đá của lão cũng chỉ nằm trong suy nghĩ thiển cận chủ quan của lão, mong vợi bớt nỗi khổ trong lòng về những điều mình đã gây ra. Đọc nhân vật lão Viên, tức lão ăn mày Chín Dúm, người đọc hẳn còn nhớ nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao. Chỉ là thế cùng lực kiệt mà phải dứt lòng dứt ruột bán đi con chó, người bạn gần gặn nhất của lão lúc xế chiều mà lão thấy mình mắc một tội lỗi lớn, tội lừa đảo, tội lỡ đi lừa một con chó, và rồi lão chết trong thảm khốc, dữ dội bằng cái chết theo cách của một con chó ăn phải bả. Đó là một cách tự sám hối, tự hành xác, cách để trả nợ con chó mà lão tự cho rằng mình đã phản bội tình yêu thương quý mến của nó. Nhìn bề ngoài chết khổ chết sở thì thương tâm nhưng kì thực đó là một sự lựa chọn có chủ ý, trong lòng lão ra đi thanh thản. Nhân vật lão Chín Dúm trong truyện của Mai Tiến Nghị cũng có suy nghĩ tự sám hối và hành xác, kể từ khi bước vào con đường ăn xin khổ ải, lão nghiệm ra sự trả giá để trong lòng tìm về sự thanh thản, trong lời trăn trối trước khi chết, lão có mong ước cuối cùng là được “Đốt nhá…cả gio cả…đá…xuống s..ông nh…á…cho mát…”. Và rồi tác giả để cho câu chuyện kết thúc bằng cái chết khá thanh thản, như có phần bù đắp, như có phần siêu thoát “Tôi vuốt mắt cho lão. Thực ra làm lấy lệ bởi vì mắt ông lão đã nhắm(…) Đưa tay lên, tôi chợt thấy ta mình ươn ướt nước mắt nóng ấm”. Phật thường dạy “Phàm con người sống trong cuộc đời ai cũng phạm ít nhiều sai lầm. Vì vô minh (không sáng suốt) nếu không được rèn luyện tu tập, sai lầm có thể làm người khác đau khổ. Bởi mình không khéo trong hành động, trong nói năng nên đã gây đau khổ cho bạn bè, người thân, thậm chí cho cả người mình thương yêu bị tổn thương (theo đạo Phật gọi là tạo bất thiện nghiệp do (thân, khẩu, ý) gây nên). Chính vì vậy khi hồi suy lại, chúng ta muốn được trong sạch thảnh thơi, muốn dứt bỏ được lỗi lầm, thì tất nhiên ta phải tìm phương pháp để tẩy trừ cho hết tội lỗi. Trong đạo Phật, phương pháp tẩy trừ ấy gọi là sám hối” (Ý nghĩa của việc Sám hối trong đạo Phật – Nguyễn Đức Sinh trong Vuonhoaphatgiao.com). Theo cách lão Chín Dúm làm thì đó là phương pháp sám hối để “tẩy trừ cho hết tội lỗi” của mình. Nhân quả cũng không phải là cố định, gieo nhân lành gặt quả tốt. Khi đã phải gặt quả ác, quả xấu, vẫn có thể sửa bằng cách tự sám hối để tạo nhân lành, nhân đẹp. Cách ứng xử của nhân vật Chín Dúm là một bài học như vậy. Tự sám hối và tự hành xác, đi hết kiếp ăn mày mới có được sự thanh thản lúc ra đi, tìm nhân mới ở kiếp khác. Giọt nước mắt ấm nóng cuối cùng lúc nhắm mắt ấy đã thấu trời xanh đưa lão về miền cực lạc, đó là khát vọng nhân văn và niềm tin nhân quả nơi người viết.

Người xưa quan niệm cuộc đời “sinh kí, tử quy”, đọc truyện, người đọc không khỏi ám ảnh về kiếp người ngắn ngủi thoáng qua như ánh chớp, có rồi lại không, để rồi ta chợt giật mình tự hỏi ta đã làm gì, đã làm được gì, đã mất gì và phải trả giá ra sao? Trăn trở của thầy Nghĩa trong truyện vẫn còn văng vẳng: “Ô hay, đến người ăn mày mà cũng cần một ấm bia trên ngôi mộ của mình. Và tấm bia ấy lại được làm bằng những viên đá mạt ghi dấu những lần bị người đời hắt hủi… Tấm bia càng to càng nhẹ lòng vì nghĩ rằng mình đã trả được nhiều nợ cho đời”. Cuộc đời hẳn sẽ bớt được bao đau buồn nếu con người ta biết sám hối, biết thức tỉnh, biết dừng lại mà đi tiếp. “Số” hay “mệnh” dẫu chưa hẳn là hoàn toàn có thực nhưng nhân vi của mỗi người sẽ góp phần đáng kể cho một đường hướng ở con người. Bởi cái gọi là được hay mất, thành hay bại, có hay không… cũng chỉ là tương đối. Mai Tiến Nghị kể chuyện lúc nào cũng đáo để, góc cạnh đến tận cùng vấn đề. Truyện giàu chất triết lý nhân sinh cao đẹp, và đó hình như là phong cách của tác giả?

3. Con người gieo nhân lành, bảo toàn thiên lương

Bên cạnh con người hành động vô ý thức bị trả giá hoặc phạm phải lỗi lầm tự sám hối, tự hành xác để rửa tội, truyện ngắn của nhà văn Mai Tiến Nghị còn xây dựng thành công hình ảnh con người nhân ái, tự trọng, gieo nhân lành, bảo toàn thiên lương. Đó là hình ảnh những người thầy dạy học. Ông giáo trong truyện ngắn Thầy và Sư là con người từ tốn thiện tâm, nhân ái. Trước những lời trâm trọc, cả Sư lẫn vãi đều bức xúc, ông giáo khuyên “Nó trêu mà mình không tức thì nó mới sợ. Vậy là bà thua nó rồi”. Khi Sư cụ cảm ơn về việc thầy đã hết lòng giúp đỡ cô học trò mồ côi cha mẹ, thầy vẫn khiêm tốn thành thực, coi việc giúp đỡ người khác như bổn phận, trách nhiệm, như một lẽ tự nhiên “Nếu không phải con thì người khác cũng làm như vậy”. Là người “được tin tưởng”, lại cũng “am hiểu Phật pháp, biết cách ăn nói vận động, vô tư không tham lam” nên ông giáo được tín nhiệm bầu vào ban kiến thiết của chùa. Thầy nhiệt tình làm việc hết khả năng có thể nhưng cũng gặp phải bao nỗi nhiêu khê, thiên hạ xì xèo bàn tán, gán ghép thầy với sư. Thế rồi chứng kiến tận mắt những trớ trêu, bất bình diễn ra ngay nơi tôn nghiêm chùa miếu, lòng tự trọng, sự ám ảnh bản năng đã khiến thầy giáo chủ động rút lui khỏi ban kiến thiết như là cách buông bỏ giữ mình, lánh mình khỏi những bấn lụy nhớp nhơ để bảo toàn thiên lương. Tác giả đã tạo dựng chi tiết rất chân thực ở nhân vật thầy giáo, tuy đã ở tuổi hưu nhưng khi nhìn thấy“hai bắp chân tròn trắng rợi rợi” của ni sư – cô học trò của chính mình cách đó hơn hai mươi năm, đang lồ lộ thì“ không phải ông giáo không có những phút cảm thấy bức bối”; “ngẩn người” “rạo rực như bốc hỏa, máu trong người chảy giần giật”; “ám ảnh tâm trí cả trong giấc ngủ”. Người bình thường có thể sẽ rất dễ sa ngã nhưng để bảo toàn lòng tự trọng và thiên lương trong sáng, ông đã tìm cách rút lui khỏi ban kiến thiết“ông tự dặn lòng: phải buông bỏ, phải buông bỏ…Mình đã già, người ta đang tu hành”. Còn bất hạnh cho vị ni sư khi phải đối mặt với một Sư ông dâm đãng, hám sắc hám tiền, bài bạc ức hiếp, quấy nhiễu con đường tu tập đến nỗi cũng bỏ chùa mà đi. Truyện đã đặt các tuyến nhân vật trong thế đối lập giữa những con người chân chính với những kẻ bất chính, tà đạo thời ‘mạt pháp”. Đó là một chỉ dấu cảnh tỉnh cho mỗi người về cách tiết chế bản năng, lập hướng tu thân, biết trọng mình, giữ mình trước những cám dỗ, nhố nhăng, ô trọc của cuộc đời.

Nhân vật thầy giáo Nghĩa trong Nợ nhân gian cũng là một con người luôn sống trong chiêm nghiệm nghĩ suy, luôn biết cảm thông chia sẻ với người nghèo khổ cơ cầu. Xuất thân là bộ đội, sau đi dạy học, rồi từ thân phận thầy giáo, người hoàn toàn xa lạ, không máu mủ với kẻ ăn mày bỗng trở nên thân quen, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu để chiêm nghiệm lẽ đời. Chính vì vậy, lão ăn mày Chín Dúm sống trong mặc cảm nghèo khó và tội lỗi đã coi thầy giáo Nghĩa như một người thân duy nhất, là chỗ cho lão trang trải nỗi lòng cùng những tâm sự uẩn khúc lúc cuối đời. Cho đến khi sắp từ giã cõi đời, lão vẫn phải chờ gặp cho bằng được thầy giáo Nghĩa để trăn trối, phó thác thì mới đành nhắm mắt ra đi. Hình ảnh thầy giáo Nghĩa bao dung nhân từ, đã gieo nhân lành, đáng là tấm gương sáng về lẽ ứng xử ở đời, nhất đối với những người nghèo khó quanh ta. Và hẳn nhiên cuộc sống quanh ta sẽ trở nên ấm áp hơn rất nhiều, nếu chúng ta biết thấu hiểu, biết cảm thông chia sẻ.

Truyện ngắn Trứng vỡ sẽ còn lưu lại mãi trong ta hình ảnh cô giáo Xuân tận tụy hết lòng vì học trò của mình. Điệp, một cô bé phải sống trong cảnh thiếu thốn tình cảm của mẹ, đã được cô gần gũi, dìu dắt như đứa con trong gia đình, bù đắp thiếu thốn bằng tình thương yêu, bao dung như của một người mẹ. Lẽ thuận, Điệp sẽ trưởng thành và báo đáp công ơn cô, hoặc chí ít cũng có thể trở thành con người không tệ. Nhưng sự sa sút trong Điệp ngày càng lớn, học hành chểnh mảng, đua đòi ăn chơi, ương bướng kể từ khi có sự nơi lỏng từ phía gia đình. Chỉ vì kiên trì nói trò không nghe, vì quá đỗi yêu thương, cô Xuân đã vụt chiếc thước vào mông Điệp rồi sau đó bị làm to chuyện, cô Xuân phải xin nghỉ hưu trước tuổi. Tình yêu nghề vẫn còn chảy mãi khiến cô “nghỉ việc rồi nhưng sáng nào cũng vội vàng chuẩn bị cặp sách lên lớp”. Lòng tự trọng khiến cô buồn và “thấm thía nỗi cay đắng của một nhà giáo mất nghề”. Không lâu sau, nghe tin Điệp bỏ học, cô sống trong nỗi dằn vặt “Tại mình mà nó bỏ học? Tôi dằn vặt nhiều lúc trong giấc mơ chập chờn lại hiện lên hình ảnh con bé mắt long lên giận dữ thẳng tay gạt cái thước…”. Mỗi lần nhìn Điệp, nhất là sau khi bỏ học theo chồng khi chưa đến tuổi cưới, bụng lùm lùm ngồi bán trứng ở chợ mà cô “thấy có cái gì nghèn nghẹn buốt buốt trong ngực”. Chồng chết, cái thai cũng đem phá, Điệp bị hắt hủi, ra chợ trần thân kiếm sống, thường xuyên đánh chửi nhau với mẹ chồng. Cô Xuân lại một lần nữa đưa tay ra giải thoát, đưa Điệp về nhà. Những ân tình sau trước của cô Xuân sẽ mãi là những ngọn lửa cứu vớt những tâm hồn sa ngã như Điệp. Còn cô “cứu một người phúc đẳng hà sa”. Đó cũng là một thứ nhân lành, hứa hẹn những quả đẹp dâng đời.

Có thể nói cả ba truyện ngắn Thầy và Sư, Nợ nhân gian, Trứng vỡ đều tập trung khắc họa những người thầy giàu nhân cách vị tha, bao dung, sống cao thượng, bảo toàn thiên lương ngay trong những hoàn cảnh nhiều thử thách nhất. Chính họ đã gieo những “nhân lành” để lan tỏa yêu thương, giúp mọi người có một niềm tin bất biến vào cái thiện, để rồi cái thiện ấy sẽ góp phần cải tạo những phần đời, những số phận; sửa sang những nhân xấu, nhân ác, hướng cuộc sống đến những điều tốt đẹp.

“Nhân quả” là một đạo lý chi phối vũ trụ nhân sinh, người tin nhân quả là người có đức tin sáng suốt lành mạnh, biết nhìn xa trông rộng, biết nhìn quả trước khi tạo nhân; không sống dựa vào định mệnh; không tin nhân quả mâu thuẫn, chỉ tin mình làm chủ đời mình; không chán nản và trách móc vô cớ trước những thất bại, trước những nghịch cảnh mà sáng suốt nhận định, tìm nguyên nhân của sự thất bại và nghịch cảnh để chế phục, làm lợi ích cho mình, cho người và cho xã hội. Sự đau khổ, phiền não của con người cũng bởi không hiểu hoặc thiếu đức tin nơi đạo lý nhân quả, vì vậy những truyện ngắn đầy tình huống bất ngờ, đầy chi tiết đặc sắc, giàu giá trị nghệ thuật, và mang đậm tư tưởng triết lý nhân quả của nhà văn Mai Tiến Nghị cho dù không phải là đề tài mới đặt ra trong văn học nhưng trong bối cảnh “lung lay chân lí và khủng hoảng niềm tin” thì những câu chuyện ăm ắp sự tình mà nhà văn đặt ra, vẫn còn đủ sức đánh thức lòng người trong bộn bề mưu sinh; đem lại an vui hạnh phúc cho chúng sinh trong cuộc đời vốn còn chứa đựng bao nỗi niềm truân chuyên, xô lệch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Mai Tiến Nghị, Nợ nhân gian (2014), tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn.

2.Mai Tiến Nghị, Quý nhân (2017), tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn.

3.Lê Văn Tấn, Nguyễn Văn Nhượng, Top Ten truyện ngắn Hay 2014 báo Văn nghệ: Một vài ghi nhận, (04/04/2015), Báo Văn nghệ số 14, Hội Nhà văn Việt Nam.

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này