Minh Phương

Minh Phương

Kế hoạch tổ chức các Trại sáng tác của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tại các Nhà sáng tác trong tháng 8/2019

Trong tháng 8/2019, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật  tổ chức các Trại sáng tác tại các Nhà sáng tác trực thuộc trung tâm.

I. Nhà sáng tác Nha Trang:

1. DANH SÁCH VĂN NGHỆ SỸ ĐI SÁNG TÁC CHUYÊN SÂU
(16/8/2019 - 30/8/2019)
(Quyết định số: 72 /QĐ - TTHTSTVHNT ngày 26 tháng 3 năm 2019)
 
STT Họ và tên  văn nghệ sỹ Chuyên ngành Năm sinh Dân tộc
1 NSND Huy Quang Sân khấu Kinh

II. Nhà sáng tác Đà Nẵng:

1. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT ĐIỆN BIÊN
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TẠI NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG
(07/8/2019 - 21/8/2019)
(Quyết định số: 170 /QĐ - TTHTSTVHNT ngày 24 tháng 7 năm 2019)

STT Họ và tên văn nghệ sỹ Chuyên ngành Năm sinh Dân tộc
1 Nguyễn Khải Hoàn Nhiếp ảnh 1978 Kinh
2 Phạm Thị Xuân Châu Văn học 1970 Kinh
3 Hoàng Gia Minh Nhiếp ảnh 1990 Kinh
4 Nguyễn Thị Thu Thủy Văn học 1974 Kinh
5 Tòng Văn Hân VHDG 1972 Thái
6 Lò Sơn Tinh VHDG 1959 Thái
7 Phạm Việt Đức Văn học 1976 Kinh
8 Nguyễn Thị Thảo Văn học 1962 Kinh
9 Lò Thị Hoa VHDG 1966 Thái
10 Trương Hữu Thiêm Văn học 1951 Kinh
11 Lò Ngọc Duyên VHDG 1942 Thái
12 Hoàng Thị Hải Phượng Văn học 1965 Thái
13 Đỗ Quang Khải Văn học 1952 Kinh
14 Lò Ngọc Thuyên VHDG 1982 Thái
15 Đỗ Hoài Sơn Nhiếp ảnh 1965 Kinh

2. DANH SÁCH HỘI VIÊN HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT BÌNH THUẬN
DỰ TRẠI SÁNG TÁC TẠI NHÀ SÁNG TÁC ĐÀ NẴNG
(16/8/2019 - 30/8/2019)
(Quyết định số: 145 /QĐ - TTHTSTVHNT ngày 21 tháng 6 năm 2019)

STT Họ và tên văn nghệ sỹ Chuyên ngành Năm sinh Dân tộc
1 Đặng Lê Thế Phi Văn học 1968 Kinh
2 Hồ Việt Khuê Văn học 1952 Kinh
3 Bành Thị Lài (Thái Thị Ngân Khang) Văn học 1963 Kinh
4 Kinh Duy Trịnh Văn học 1956 Chăm
5 Võ Minh Chiến Văn học 1973 Kinh
6 Nguyễn Duy Sinh Văn học 1945 Kinh
7 Trần Yên Thế Văn học 1949 Kinh
8 Nguyễn Dũng Văn học 1952 Kinh
9 Lương Văn Lễ Văn học 1970 Kinh
10 Huỳnh Ngọc Châu (Hải Âu) Văn học 1958 Kinh
11 Huỳnh Thanh Tô Mỹ thuật 1957 Kinh
12 Nguyễn Ngọc Sâm Mỹ thuật 1961 Kinh
13 Nguyễn Hồng Phước Âm nhạc 1958 Kinh
14 Nguyễn Huy Nhân Âm nhạc 1985 Kinh
15 Trần Duệ Sân khấu 1960 Kinh

Chùm thơ của Hoàng Việt - Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam

Chùm thơ của Hoàng Việt - Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 7/2019

TỪ PHÍA NÚI

Nơi ấy là văn hóa núi
những ngôi nhà dài như con thuyền vươn khơi xa
có tiếng chiêng mùa cũ lạc qua
khét cháy thịt rừng thâu đêm lễ hội
những chiều mưa đường mịt mù tung bụi
bà mẹ Gia-rai địu con về từ phía núi
sầm sập cơn mưa, sầm sập trời tối
địu con về buôn mẹ cõng cả mặt trời
 
tiếng tù và thúc vang lòng thung con suối
bức tượng nhà mồ khóc cười giữa đại ngàn
gửi lại hồn mình sau lưng là núi
dốc Đỏ mồ côi !

HOÀI  NIỆM

Anh chạm phải con đường ngày cũ
Có dây bí mùa khô héo rũ
Đêm nhớ em
Con mắt buồn
Con mắt không biết ngủ.
Anh chạm phải con đường lên rẫy cũ
Rẫy cũ bỏ hoang
Anh tìm về vắng chủ
Ở chòi giữ lúa, anh hát ting-ting*
Anh chạm phải nắng hanh một thuở
Hoa Pơlang đỏ cả lưng gùi
Anh gọi tên rừng núi
Mùa lễ hội
Pơ-thi.

* Một điệu dân ca trữ tình quen thuộc của người Xê-đăng

Chùm thơ của Hoàng Việt - Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam

Chùm thơ của Hoàng Việt - Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 7/2019

TỪ PHÍA NÚI

Nơi ấy là văn hóa núi
những ngôi nhà dài như con thuyền vươn khơi xa
có tiếng chiêng mùa cũ lạc qua
khét cháy thịt rừng thâu đêm lễ hội
những chiều mưa đường mịt mù tung bụi
bà mẹ Gia-rai địu con về từ phía núi
sầm sập cơn mưa, sầm sập trời tối
địu con về buôn mẹ cõng cả mặt trời
 
tiếng tù và thúc vang lòng thung con suối
bức tượng nhà mồ khóc cười giữa đại ngàn
gửi lại hồn mình sau lưng là núi
dốc Đỏ mồ côi !

HOÀI  NIỆM

Anh chạm phải con đường ngày cũ
Có dây bí mùa khô héo rũ
Đêm nhớ em
Con mắt buồn
Con mắt không biết ngủ.
Anh chạm phải con đường lên rẫy cũ
Rẫy cũ bỏ hoang
Anh tìm về vắng chủ
Ở chòi giữ lúa, anh hát ting-ting*
Anh chạm phải nắng hanh một thuở
Hoa Pơlang đỏ cả lưng gùi
Anh gọi tên rừng núi
Mùa lễ hội
Pơ-thi.

* Một điệu dân ca trữ tình quen thuộc của người Xê-đăng

BÀI HÁT CHO CÁNH ĐỒNG - Truyện ngắn của Đào An Duyên – Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam

Truyện ngắn của Đào An Duyên – Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 7/2019.

BÀI HÁT CHO CÁNH ĐỒNG

Mẹ sinh tôi vào một ngày cuối thu, khi bông lúa ngoài đồng đã bắt đầu biết cúi mình soi nhìn nơi mình bám rễ. Mẹ ấp iu tôi trong đôi bàn tay ngày ngày mẹ thoăn thoắt gặt hái cấy cày. Tôi như củ khoai củ sắn, lớn lên bên mẹ và mênh mang ruộng đồng.

Trong kí ức của mình, tôi không thể nhớ nổi mẹ tôi đã từng mang đôi dép như thế nào, bởi quanh năm mẹ đi chân đất. Những móng chân mẹ bị bám phèn ố vàng, gót chân mẹ nứt nẻ vì cả ngày ngâm dưới đất bùn, nhất là về mùa đông, những chỗ nứt ấy có khi còn rớm máu. Bàn tay mẹ cũng vậy, những móng tay nhuốm phèn cũng ngả vàng, lòng bàn tay chai sần và thô ráp. Việc nhà nông chẳng lúc nào nhàn rỗi. Mẹ thường ra đồng từ khi chưa rõ mặt người, và trở về khi gà đã lên chuồng. Thời gian mẹ ở ngoài đồng ruộng nhiều hơn thời gian mẹ ở nhà.

Ngôi nhà bây giờ mẹ tôi đang ở không phải ngôi nhà đã sinh ra chúng tôi, nhưng lại là ngôi nhà gắn với rất nhiều kỉ niệm của mẹ. Lần nào tôi về với mẹ cũng vào thời điểm bóng núi đã trùm lên phủ sẫm cả cánh đồng. Cánh đồng ven chân núi, sát một khu rừng. Thời điểm tôi về bao giờ cũng là lúc chim chóc kéo nhau về tổ, chúng kêu hót vang cả một khu vực rộng lớn. Và đặc biệt nhất là những cánh cò trắng, chúng vẫn chao lên liệng xuống, lò dò kiếm ăn giữa đồng lúa trong khi các loài chim khác đã trở về tổ.

Ngôi nhà của mẹ nằm giữa bốn bề gió đồng, từ phía nào cũng thấy màu xanh mát tầm mắt. Ngôi nhà có vườn cây ao cá, có giếng nước mát lành, có hương hoa phảng phất, lại có cả sóng lúa vỗ về ngay sát vách bếp. Mẹ vẫn như tự khi tôi sinh ra đã thấy, sáng nào cũng dậy thật sớm. Việc đầu tiên mẹ làm khi bắt đầu một ngày mới là nhóm bếp lửa. Có lẽ đây là thói quen truyền đời của những người phụ nữ thôn quê như mẹ. Giờ không phải lịch kịch nấu cám lợn hay vần một nồi cơm vùi vào than bếp như thuở hàn vi, giờ đã có nồi điện bếp gaz, nhưng mẹ tôi vẫn giữ thói quen nhóm bếp, chỉ để đặt lên đó một ấm nước. Chiếc ấm, qua thời gian đã bị muội than bám dày lớp lớp, ngay cả phần bên trong ấm cũng ngả màu đen đúa, nước nấu trong chiếc ấm ấy mang cả vị của khói. Tôi thích ngồi bên mẹ trong những sớm mai, bên bếp lửa, mẹ vẫn nói với tôi đủ thứ chuyện trên đời, những chuyện có khi mẹ nói đi nói lại hàng trăm lần, nhưng tôi vẫn lặng im nghe từng lời. Mẹ cứ thủ thỉ cho đến khi ấm nước lục bục sôi, nước trào cả ra ngoài. Trong những lời thủ thỉ của mẹ có gió đồng thao thiết thổi về, và ngay bên vách bếp, lúa cũng thức dậy lao xao sóng lá.

Những câu chuyện bên bếp lửa của mẹ phần nhiều gợi nhắc tôi nhớ về quê hương. Tôi nhớ ngôi nhà có bức tường bằng đất sét, bức vách trát bằng rơm trộn bùn bị thủng một lỗ đúng vừa người chúng tôi chui lọt. Những trưa hè nắng nóng như đổ lửa, chúng tôi trốn mẹ chui qua cái lỗ thủng ấy, bơi qua bên kia sông. Bàn chân chúng tôi mê mải chạy trên những bờ cỏ xanh trải dài ngút tầm mắt. Nắng hun cho da chúng tôi đen cháy, nắng đốt tóc chúng tôi vàng hoe, cỏ sắc cứa vào chân rát xót. Vậy mà đôi chân chúng tôi vẫn mê mải trên cánh đồng nắng hạ. Tôi đã nhiều lần trở lại bờ sông ấy, chỉ có một mình, không có mẹ và em tôi. Tôi ngồi lặng thật lâu nghe gió xao xác thổi lên từ mặt sông. Dưới chân tôi, nước vẫn vỗ ì oạp, trước mặt tôi, phía bên kia sông, vẫn là cánh đồng mướt xanh. Chỉ khác là tôi bây giờ không phải tôi của một ngày đã trôi qua rất lâu trong kí ức.

Lần nào về với mẹ, tôi cũng lang thang rất lâu trên cánh đồng, cánh đồng đẹp nhất vào buổi sớm bình minh và lúc mặt trời lặn. Mặt trời ở đây thức dậy sớm hơn và đi ngủ cũng muộn hơn mặt trời thành phố, tôi cảm nhận chủ quan như vậy. Mặt trời ở phía núi, rọi những tia nắng mềm như tơ vào mỗi sớm mai. Tôi đặt bàn chân trần lên cỏ, cỏ ram ráp dưới chân tôi, và bên cỏ là lúa, cũng mướt xanh trong nắng sớm. Gió lùa vào tóc tôi, mơn man trên mặt tôi mát rượi. Tôi nhắm mắt hít căng vào lồng ngực mình hương lúa, hương cỏ, cả mùi bùn đất quyện vào với nắng và gió. Hình như trở về với ruộng đồng, tôi mới thực là mình.

Có những ngày lòng quá đỗi chông chênh, tôi bỏ lại sau lưng mình những ồn ào bụi bặm, thói quen cũ đưa chân tôi đến một cánh đồng nào đó. Tôi đã từng ước mình có thể vẽ. Lại cũng đã từng ước mình có thể viết nhạc. Nếu vẽ được, tôi sẽ vẽ lại cánh đồng luôn ăm ắp trong trí nhớ tôi, những màu sắc sẽ ào ạt tuôn ra trên đầu cọ. Màu xanh của lúa đang thì con gái, từng sóng lúa uốn lượn gối lên nhau chạy dài theo gió; màu vàng của những bông lúa chín uốn cong mình nặng trĩu trong nắng gợi vẻ no ấm và bao dung; màu trắng của những thân cò lặn lội kiếm ăn trong bóng chiều chạng vạng; và màu nâu sậm của dòng sông mang nặng phù sa ôm ấp lấy cả cánh đồng… Nếu có thể viết nhạc, tôi sẽ kí lại những âm thanh vọng về từ mỗi nhịp thở của cánh đồng ấy. Từ âm thanh lao xao của gió, tiếng rì rào của những đợt sóng lúa, tiếng ì oạp của sóng nước vỗ vào triền con sông nhỏ, tiếng giật mình vỗ cánh rất nhẹ vào không trung của một thân cò, tiếng ri rích của côn trùng vọng lên từ cỏ… Những màu sắc, âm thanh ấy luôn chật căng trong đầu tôi, như lúc nào cũng chỉ chực tuôn trào ra nếu có thể. Khi tôi cởi bỏ đôi giày cao gót mang dáng dấp thị thành, đặt bàn chân mình xuống bãi bờ ngát xanh màu cỏ, nghe cảm giác ram ráp quen thuộc từ những bước chân đầu đời cứa vào da thịt, thốt nhiên, tôi thấy lòng mình lại trở nên vững chãi. Chạng vạng chiều, con thuyền nhỏ thảnh thơi nằm ghé mình an lành bên bờ ruộng, những đốm trắng vẫn lò dò trên những thảm lúa xanh, nước vỗ vào bờ ì oạp những âm thanh thân thuộc. Có phải vì thương đứa con của đồng ruộng, mà thành phố này cưu mang luôn cả những nỗi niềm, chiều lòng tôi bằng những thung lũng mướt xanh cỏ lúa? Chỉ cần giả vờ đãng trí, rẽ xuống một con dốc, quanh co qua vài lối rẽ, là tôi lại có thể gối lòng mình lên xanh mát bãi bờ.

Tôi hiểu lòng mình, dẫu có gửi mình bao nhiêu thời gian nữa vào phố thị, tôi vẫn muôn đời là đứa con sinh ra từ đồng ruộng. Và bởi đồng ruộng có mẹ tôi. Dẫu có ở đâu chăng nữa, mẹ tôi cũng gắn mình với đất bùn và cỏ lúa, như thể đó là sinh mạng của mẹ. Nghĩ đến mẹ là tôi nghĩ đến ruộng đồng, và nhìn thấy ruộng đồng, tôi như nhìn thấy mẹ. Nghĩ đến một ngày mai, tôi được thức dậy cùng mẹ, lui cui nhóm bếp lửa hồng, ngồi nghe ấm nước lục bục sôi trong ngan ngát hương đồng, nhìn bàn tay nhuốm vàng phèn chua của mẹ rót chén nước trà nóng còn ám cả mùi khói, lòng tôi an yên biết bao nhiêu.

Tổ tiên tôi bao đời đã sinh ra từ đồng ruộng, được đồng ruộng nuôi dưỡng, rồi khi nhắm mắt lại trở về với ruộng đồng. Người sống và người đã khuất, đời đời kiếp kiếp quấn quýt với nhau trên đồng ruộng. Và tôi, không thể vẽ lại đồng ruộng bằng những nét cọ đầy ứ sắc màu, cũng không thể cất lên những lời ca mênh mang về cỏ lúa, nên tôi đành im lặng. Bởi tôi biết, với tôi, sự tĩnh lặng trước ruộng đồng, chính là lời hát thiết tha nhất để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn của mình về nơi mà mình được sinh ra.

BÀI HÁT CHO CÁNH ĐỒNG - Truyện ngắn của Đào An Duyên – Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam

Truyện ngắn của Đào An Duyên – Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 7/2019.

BÀI HÁT CHO CÁNH ĐỒNG

Mẹ sinh tôi vào một ngày cuối thu, khi bông lúa ngoài đồng đã bắt đầu biết cúi mình soi nhìn nơi mình bám rễ. Mẹ ấp iu tôi trong đôi bàn tay ngày ngày mẹ thoăn thoắt gặt hái cấy cày. Tôi như củ khoai củ sắn, lớn lên bên mẹ và mênh mang ruộng đồng.

Trong kí ức của mình, tôi không thể nhớ nổi mẹ tôi đã từng mang đôi dép như thế nào, bởi quanh năm mẹ đi chân đất. Những móng chân mẹ bị bám phèn ố vàng, gót chân mẹ nứt nẻ vì cả ngày ngâm dưới đất bùn, nhất là về mùa đông, những chỗ nứt ấy có khi còn rớm máu. Bàn tay mẹ cũng vậy, những móng tay nhuốm phèn cũng ngả vàng, lòng bàn tay chai sần và thô ráp. Việc nhà nông chẳng lúc nào nhàn rỗi. Mẹ thường ra đồng từ khi chưa rõ mặt người, và trở về khi gà đã lên chuồng. Thời gian mẹ ở ngoài đồng ruộng nhiều hơn thời gian mẹ ở nhà.

Ngôi nhà bây giờ mẹ tôi đang ở không phải ngôi nhà đã sinh ra chúng tôi, nhưng lại là ngôi nhà gắn với rất nhiều kỉ niệm của mẹ. Lần nào tôi về với mẹ cũng vào thời điểm bóng núi đã trùm lên phủ sẫm cả cánh đồng. Cánh đồng ven chân núi, sát một khu rừng. Thời điểm tôi về bao giờ cũng là lúc chim chóc kéo nhau về tổ, chúng kêu hót vang cả một khu vực rộng lớn. Và đặc biệt nhất là những cánh cò trắng, chúng vẫn chao lên liệng xuống, lò dò kiếm ăn giữa đồng lúa trong khi các loài chim khác đã trở về tổ.

Ngôi nhà của mẹ nằm giữa bốn bề gió đồng, từ phía nào cũng thấy màu xanh mát tầm mắt. Ngôi nhà có vườn cây ao cá, có giếng nước mát lành, có hương hoa phảng phất, lại có cả sóng lúa vỗ về ngay sát vách bếp. Mẹ vẫn như tự khi tôi sinh ra đã thấy, sáng nào cũng dậy thật sớm. Việc đầu tiên mẹ làm khi bắt đầu một ngày mới là nhóm bếp lửa. Có lẽ đây là thói quen truyền đời của những người phụ nữ thôn quê như mẹ. Giờ không phải lịch kịch nấu cám lợn hay vần một nồi cơm vùi vào than bếp như thuở hàn vi, giờ đã có nồi điện bếp gaz, nhưng mẹ tôi vẫn giữ thói quen nhóm bếp, chỉ để đặt lên đó một ấm nước. Chiếc ấm, qua thời gian đã bị muội than bám dày lớp lớp, ngay cả phần bên trong ấm cũng ngả màu đen đúa, nước nấu trong chiếc ấm ấy mang cả vị của khói. Tôi thích ngồi bên mẹ trong những sớm mai, bên bếp lửa, mẹ vẫn nói với tôi đủ thứ chuyện trên đời, những chuyện có khi mẹ nói đi nói lại hàng trăm lần, nhưng tôi vẫn lặng im nghe từng lời. Mẹ cứ thủ thỉ cho đến khi ấm nước lục bục sôi, nước trào cả ra ngoài. Trong những lời thủ thỉ của mẹ có gió đồng thao thiết thổi về, và ngay bên vách bếp, lúa cũng thức dậy lao xao sóng lá.

Những câu chuyện bên bếp lửa của mẹ phần nhiều gợi nhắc tôi nhớ về quê hương. Tôi nhớ ngôi nhà có bức tường bằng đất sét, bức vách trát bằng rơm trộn bùn bị thủng một lỗ đúng vừa người chúng tôi chui lọt. Những trưa hè nắng nóng như đổ lửa, chúng tôi trốn mẹ chui qua cái lỗ thủng ấy, bơi qua bên kia sông. Bàn chân chúng tôi mê mải chạy trên những bờ cỏ xanh trải dài ngút tầm mắt. Nắng hun cho da chúng tôi đen cháy, nắng đốt tóc chúng tôi vàng hoe, cỏ sắc cứa vào chân rát xót. Vậy mà đôi chân chúng tôi vẫn mê mải trên cánh đồng nắng hạ. Tôi đã nhiều lần trở lại bờ sông ấy, chỉ có một mình, không có mẹ và em tôi. Tôi ngồi lặng thật lâu nghe gió xao xác thổi lên từ mặt sông. Dưới chân tôi, nước vẫn vỗ ì oạp, trước mặt tôi, phía bên kia sông, vẫn là cánh đồng mướt xanh. Chỉ khác là tôi bây giờ không phải tôi của một ngày đã trôi qua rất lâu trong kí ức.

Lần nào về với mẹ, tôi cũng lang thang rất lâu trên cánh đồng, cánh đồng đẹp nhất vào buổi sớm bình minh và lúc mặt trời lặn. Mặt trời ở đây thức dậy sớm hơn và đi ngủ cũng muộn hơn mặt trời thành phố, tôi cảm nhận chủ quan như vậy. Mặt trời ở phía núi, rọi những tia nắng mềm như tơ vào mỗi sớm mai. Tôi đặt bàn chân trần lên cỏ, cỏ ram ráp dưới chân tôi, và bên cỏ là lúa, cũng mướt xanh trong nắng sớm. Gió lùa vào tóc tôi, mơn man trên mặt tôi mát rượi. Tôi nhắm mắt hít căng vào lồng ngực mình hương lúa, hương cỏ, cả mùi bùn đất quyện vào với nắng và gió. Hình như trở về với ruộng đồng, tôi mới thực là mình.

Có những ngày lòng quá đỗi chông chênh, tôi bỏ lại sau lưng mình những ồn ào bụi bặm, thói quen cũ đưa chân tôi đến một cánh đồng nào đó. Tôi đã từng ước mình có thể vẽ. Lại cũng đã từng ước mình có thể viết nhạc. Nếu vẽ được, tôi sẽ vẽ lại cánh đồng luôn ăm ắp trong trí nhớ tôi, những màu sắc sẽ ào ạt tuôn ra trên đầu cọ. Màu xanh của lúa đang thì con gái, từng sóng lúa uốn lượn gối lên nhau chạy dài theo gió; màu vàng của những bông lúa chín uốn cong mình nặng trĩu trong nắng gợi vẻ no ấm và bao dung; màu trắng của những thân cò lặn lội kiếm ăn trong bóng chiều chạng vạng; và màu nâu sậm của dòng sông mang nặng phù sa ôm ấp lấy cả cánh đồng… Nếu có thể viết nhạc, tôi sẽ kí lại những âm thanh vọng về từ mỗi nhịp thở của cánh đồng ấy. Từ âm thanh lao xao của gió, tiếng rì rào của những đợt sóng lúa, tiếng ì oạp của sóng nước vỗ vào triền con sông nhỏ, tiếng giật mình vỗ cánh rất nhẹ vào không trung của một thân cò, tiếng ri rích của côn trùng vọng lên từ cỏ… Những màu sắc, âm thanh ấy luôn chật căng trong đầu tôi, như lúc nào cũng chỉ chực tuôn trào ra nếu có thể. Khi tôi cởi bỏ đôi giày cao gót mang dáng dấp thị thành, đặt bàn chân mình xuống bãi bờ ngát xanh màu cỏ, nghe cảm giác ram ráp quen thuộc từ những bước chân đầu đời cứa vào da thịt, thốt nhiên, tôi thấy lòng mình lại trở nên vững chãi. Chạng vạng chiều, con thuyền nhỏ thảnh thơi nằm ghé mình an lành bên bờ ruộng, những đốm trắng vẫn lò dò trên những thảm lúa xanh, nước vỗ vào bờ ì oạp những âm thanh thân thuộc. Có phải vì thương đứa con của đồng ruộng, mà thành phố này cưu mang luôn cả những nỗi niềm, chiều lòng tôi bằng những thung lũng mướt xanh cỏ lúa? Chỉ cần giả vờ đãng trí, rẽ xuống một con dốc, quanh co qua vài lối rẽ, là tôi lại có thể gối lòng mình lên xanh mát bãi bờ.

Tôi hiểu lòng mình, dẫu có gửi mình bao nhiêu thời gian nữa vào phố thị, tôi vẫn muôn đời là đứa con sinh ra từ đồng ruộng. Và bởi đồng ruộng có mẹ tôi. Dẫu có ở đâu chăng nữa, mẹ tôi cũng gắn mình với đất bùn và cỏ lúa, như thể đó là sinh mạng của mẹ. Nghĩ đến mẹ là tôi nghĩ đến ruộng đồng, và nhìn thấy ruộng đồng, tôi như nhìn thấy mẹ. Nghĩ đến một ngày mai, tôi được thức dậy cùng mẹ, lui cui nhóm bếp lửa hồng, ngồi nghe ấm nước lục bục sôi trong ngan ngát hương đồng, nhìn bàn tay nhuốm vàng phèn chua của mẹ rót chén nước trà nóng còn ám cả mùi khói, lòng tôi an yên biết bao nhiêu.

Tổ tiên tôi bao đời đã sinh ra từ đồng ruộng, được đồng ruộng nuôi dưỡng, rồi khi nhắm mắt lại trở về với ruộng đồng. Người sống và người đã khuất, đời đời kiếp kiếp quấn quýt với nhau trên đồng ruộng. Và tôi, không thể vẽ lại đồng ruộng bằng những nét cọ đầy ứ sắc màu, cũng không thể cất lên những lời ca mênh mang về cỏ lúa, nên tôi đành im lặng. Bởi tôi biết, với tôi, sự tĩnh lặng trước ruộng đồng, chính là lời hát thiết tha nhất để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn của mình về nơi mà mình được sinh ra.

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Tây Nguyên tại Đà Nẵng

Ngày 15/7/2019 tại Nhà sáng tác Đà Nẵng, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Khu vực Tây Nguyên.

Dự bế mạc có ông Đỗ Kim Cuông - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, ông Nguyễn Song Hiển - Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng, cùng các thành viên tham gia Trại sáng tác.

Tại buổi bế mạc, ông Nguyễn Song Hiển đã phát biểu đánh giá công tác tổ chức Trại sáng tác; ông Hoàng Quốc Việt - Trưởng đoàn đã báo cáo đánh giá tổng kết các hoạt động sáng tác; đồng thời đã thay mặt các thành viên đánh giá cao sự quan tâm, tạo điều kiện của cán bộ, nhân viên Nhà sáng tác Đà Nẵng giúp Trại sáng tác hoàn thành tốt nhiệm vụ.Trại sáng tác đã diễn ra từ ngày 02/7/2019 đến hết ngày 15/7/2019 với sự tham gia của 14 văn nghệ sĩ thuộc khu vực Tây Nguyên.

Trong thời gian tổ chức Trại sáng tác, các văn nghệ sỹ đã tổ chức đi thực tế sáng tác tại các bảo tàng, các di tích, danh thắng và các làng nghề truyền thống trên địa bàn Đà Nẵng và Hội An để lấy tư liệu sáng tác.

bemaclienhiepvhntvnt7 2019

Các tác giả đã sáng tác được 91 tác phẩm, trong đó có: 61 tác phẩm văn học và 30 tác phẩm nhiếp ảnh.

Bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật khu vực Tây Nguyên tại Đà Nẵng

Ngày 15/7/2019 tại Nhà sáng tác Đà Nẵng, Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật Khu vực Tây Nguyên.

Dự bế mạc có ông Đỗ Kim Cuông - Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam, ông Nguyễn Song Hiển - Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng, cùng các thành viên tham gia Trại sáng tác.

Tại buổi bế mạc, ông Nguyễn Song Hiển đã phát biểu đánh giá công tác tổ chức Trại sáng tác; ông Hoàng Quốc Việt - Trưởng đoàn đã báo cáo đánh giá tổng kết các hoạt động sáng tác; đồng thời đã thay mặt các thành viên đánh giá cao sự quan tâm, tạo điều kiện của cán bộ, nhân viên Nhà sáng tác Đà Nẵng giúp Trại sáng tác hoàn thành tốt nhiệm vụ.Trại sáng tác đã diễn ra từ ngày 02/7/2019 đến hết ngày 15/7/2019 với sự tham gia của 14 văn nghệ sĩ thuộc khu vực Tây Nguyên.

Trong thời gian tổ chức Trại sáng tác, các văn nghệ sỹ đã tổ chức đi thực tế sáng tác tại các bảo tàng, các di tích, danh thắng và các làng nghề truyền thống trên địa bàn Đà Nẵng và Hội An để lấy tư liệu sáng tác.

bemaclienhiepvhntvnt7 2019

Các tác giả đã sáng tác được 91 tác phẩm, trong đó có: 61 tác phẩm văn học và 30 tác phẩm nhiếp ảnh.

LỜI CÂY ĐÀN TÍNH - Tản văn của Lã Vinh – Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng

Tản văn của Lã Vinh – Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng, sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 3/2019.

LỜI CÂY ĐÀN TÍNH

Lã Vinh

Nhà tôi ở gần làng Nghệ sỹ ưu tú Quỳnh Nha, vùng đất của những làn điệu Náng ới, Vang Dà, Hà Lều, đàn then…Thời còn nhỏ mỗi khi chị về thăm quê hay cùng đoàn văn công Cao Bằng về biểu diễn; già, trẻ nam nữ ai cũng háo hức đi xem. Mỗi lần như thế chị Quỳnh Nha thường nán lại với cây đàn tính hát cho cả làng nghe

Cây đàn tính quê em. Đã theo anh đi khắp chiến trường.

Trên đỉnh Trường Sơn ngàn lời ca em hát. Nghe ngọt ngào ấm áp thuỷ chung.

Tiếng đàn ấy, lời ca ấy đã từng bao lần ngân lên trên làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam, nghe sao mà tha thiết, mượt mà ấm áp tình quê. Mỗi lần nghe chúng tôi lại lâng lâng cảm xúc xen lẫn tự hào: Cây đàn tính nhỏ bé khiêm nhường mà cũng vượt Trường Sơn đi đánh giặc giữ nước. Sau này chị Quỳnh Nha còn cho biết: Cây đàn tính đã cùng chị đi biểu diễn ở nước ngoài, chị được nhiều huân huy chương và danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú cũng nhờ cây đàn tính ấy.

Thế nhưng cho đến nay cũng chưa ai biết chính xác cây đàn tính quê tôi có từ bao giờ. Các nghệ nhân đàn tính thì giải thích một cách nôm na rằng: Nó phải có từ thời con người biết trồng cây Bầu để có thể lấy vỏ bầu làm hộp đàn, thân đàn là thứ cây rừng mảnh mai thó mịn dẻo dai đủ căng dài ba sợi tơ mềm mại… Đó là những chất liệu tự nhiên gần gũi gắn bó với người lao động chân quê.

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian thì thế kỷ 15-16 vương triều nhà Mạc lên Cao Bằng đã đam mê cây đàn tính và làn điệu hát then do ông Bế Văn Phùng ở Hoà An (miền Tây) và ông Nông Quỳnh Vân ở Trùng Khánh (miền Đông) trình diễn để giải khuây, giải hạn, không ngờ giúp vua khỏi được căn bệnh trầm cảm, u sầu. Nhà vua quyết định đưa vào thành loại nhã nhạc cung đình và phong cho ông Bế Văn Phùng làm Tư thiên quản nhạc. Từ đó đàn tính hát then hoà quyện thành một và có dịp phổ biến lưu truyền rộng rãi, trở thành hồn thiêng của văn hoá dân tộc Tày Nùng, tựa như trống chèo của đồng bằng sông Hồng, quan họ của vùng Kinh Bắc hay đàn ca tài tử của người dân Nam Bộ. Nhưng đàn tính không chỉ là đạo cụ âm nhạc mà còn là khí cụ của văn hoá tâm linh, được các ông bà Giàng then, Bụt tính sử dụng để cầu yên giải hạn, nối số gọi hồn cho người già con trẻ. Không biết linh thiêng ứng nghiệm thế nào nhưng với góc nhìn văn hoá thì đây là phép chữa bệnh tinh thần được mọi người mặc nhiên thừa nhận, rồi ăn sâu vào tiềm thức và tập quán dân tộc.

Hiện nay trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế, văn hoá phát triển ngày càng phong phú đa dạng, mở ra cơ hội giao lưu tiếp xúc với nhiểu nền văn hoá và dòng âm nhạc hiện đại. Song hát then đàn tính vẫn không thể thiếu được trong đời sống văn hoá tâm linh và cả sinh hoạt hàng ngày của nhân dân các dân tộc Cao Bằng.

Trong các lễ hội văn hoá dân tộc của Cao Bằng, lễ hội qua miền di sản văn hoá của các tỉnh Việt Bắc, biểu tượng cây đàn tính luôn được treo lên những vị trí trang trọng. Các chương trình văn hoá văn nghệ từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư, dù tổ chức ở thành phố hay thị trấn, làng quê..các tiết mục có sử dụng đàn tính điệu then vẫn chiếm thời lượng đến một nửa nội dung chương trình. Tiếng đàn tính dập dìu từ những nếp nhà sàn, bay bổng qua những cánh rừng xanh thẳm, ngân nga bên dòng suối trong veo đã trở thành hình ảnh quen thuộc và sức sống tâm hồn của quê hương non nước Cao Bằng.

Lời cây đàn tính đã theo các nghệ nhân đi biểu diễn ở khắp trong nước và ngoài nước. Âm thanh trong trẻo của nó đã vang xa làm lay động lòng người. Nét độc đáo của đàn tính điệu then đã góp phần nâng cánh cho những con em dân tộc Cao Bằng như Quỳnh Nha, Dương Liễu, Kim Tuế, Xuân Ái trở thành những nghệ sỹ ưu tú, nghệ sỹ nhân dân.

Người Cao Bằng đi vào các tỉnh miền Nam ngoài hành trang mưu sinh cuộc sống vẫn mang theo mình cây đàn tính, những dịp sinh hoạt cộng đồng tiếng đàn cất lên nhẹ nhàng thanh thoát. Còn trong các buổi chầu then, tiếng then réo rắt giục giã lạ thường, tạo nên những phút thăng hoa huyền bí, đắm say làm cho người nghe phải trầm trồ thán phục. Tại thành phố Bà Rịa Vũng Tàu có hẳn một câu lạc bộ hát then đàn tính. Tại Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước…ở đâu có người Cao Bằng thì ở đó có tiếng then đàn tính.Ở Lâm Đồng tận nơi Đà Tẻ, Cát Tiên, đêm xuống mấy chục hộ gia đình quây quần hát then đàn tính. Ba sợi dây tơ dập dìu Tàng Nậm Tàng Bốc ngân lên trong không gian mênh mông nơi vùng đất mới, man mác niềm thương nỗi nhớ quê hương. Cây đàn tính trở thành sứ giả giao lưu quảng bá văn hoá, tự nhiên hoà nhập, thấm dần và lưu lại trên mọi vùng quê hương đất nước.

Tháng 3 Tây Nguyên, tại Nhà sáng tác Đà Lạt, trong buổi giao lưu chúng tôi đã cùng hát lên ca khúc: Cây đàn tính dây trong dây đục/ Ăn cơm lam mấy khúc/ Áo tơ tằm em dệt bền lâu…Nhớ lại những năm kháng chiến nhạc sỹ Hoa Cương đã thầm nhắn gửi: Từ Việt Bắc quê hương/ gửi tới người thương tiếng tính tiếng then. Dù rằng em hát chưa hay/ khi chiến thắng anh về..chào mùa xuân đất nước em lại hát đón anh…Ca khúc được sáng tác theo làn điệu then tính ấy đã từng một thời vang xa. Và ca khúc nổi tiếng Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó của nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ là âm hưởng của làn điệu then Tày. Với bề dày lịch sử, bản sắc độc đáo và cả những thành công trong văn hoá nghệ thuật, Then Tính của đồng bào các dân tộc Việt Bắc đã được đệ trình lên UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể. Then Tính Cao Bằng đã trở thành niềm tự hào của nền văn hoá dân tộc. Niềm tự hào đó được nuôi dưỡng động viên khuyến khích lớp trẻ hôm nay theo học đàn tính; nhiều địa phương làng xã ở Hà Quảng, Hoà An, Thạch An, thành phố Cao Bằng..vẫn duy trì các đội văn nghệ hoặc câu lạc bộ hát then đàn tính.

Ông cha ta từng nói Văn hoá còn thì dân tộc ta còn. Bản sắc văn hoá dân tộc là tài sản thiêng liêng vô giá. Non nước Cao Bằng đã được thế giới công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Cùng với cảnh sắc hùng vĩ của thiên nhiên ban tặng, Cao Bằng còn có sản phẩm tinh thần độc đáo do con người tạo ra. Tiếng tính tiếng then chính là biểu tượng văn hoá đặc sắc, đã và đang hoà nhập với dòng chảy văn hoá Việt Nam; văn hoá nhân loại; nhưng bản sắc riêng sẽ mãi mãi trường tồn bởi còn đó bao lớp người yêu say tiếng tính, tiếng then. Còn đó những người miệt mài chăm chút làm ra cây đàn mộc mạc đơn sơ thuần khiết và những nghệ nhân nghệ sỹ nhiệt huyết truyền nghề cho thế hệ trẻ hôm nay mai sau… Hy vọng họ là những người luôn gìn giữ vun trồng cho hồn cây đàn tính tiếp tục ngân cao, vang xa cùng với nền văn hoá giàu bản sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

LỜI CÂY ĐÀN TÍNH - Tản văn của Lã Vinh – Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng

Tản văn của Lã Vinh – Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng, sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 3/2019.

LỜI CÂY ĐÀN TÍNH

Lã Vinh

Nhà tôi ở gần làng Nghệ sỹ ưu tú Quỳnh Nha, vùng đất của những làn điệu Náng ới, Vang Dà, Hà Lều, đàn then…Thời còn nhỏ mỗi khi chị về thăm quê hay cùng đoàn văn công Cao Bằng về biểu diễn; già, trẻ nam nữ ai cũng háo hức đi xem. Mỗi lần như thế chị Quỳnh Nha thường nán lại với cây đàn tính hát cho cả làng nghe

Cây đàn tính quê em. Đã theo anh đi khắp chiến trường.

Trên đỉnh Trường Sơn ngàn lời ca em hát. Nghe ngọt ngào ấm áp thuỷ chung.

Tiếng đàn ấy, lời ca ấy đã từng bao lần ngân lên trên làn sóng Đài tiếng nói Việt Nam, nghe sao mà tha thiết, mượt mà ấm áp tình quê. Mỗi lần nghe chúng tôi lại lâng lâng cảm xúc xen lẫn tự hào: Cây đàn tính nhỏ bé khiêm nhường mà cũng vượt Trường Sơn đi đánh giặc giữ nước. Sau này chị Quỳnh Nha còn cho biết: Cây đàn tính đã cùng chị đi biểu diễn ở nước ngoài, chị được nhiều huân huy chương và danh hiệu Nghệ sỹ ưu tú cũng nhờ cây đàn tính ấy.

Thế nhưng cho đến nay cũng chưa ai biết chính xác cây đàn tính quê tôi có từ bao giờ. Các nghệ nhân đàn tính thì giải thích một cách nôm na rằng: Nó phải có từ thời con người biết trồng cây Bầu để có thể lấy vỏ bầu làm hộp đàn, thân đàn là thứ cây rừng mảnh mai thó mịn dẻo dai đủ căng dài ba sợi tơ mềm mại… Đó là những chất liệu tự nhiên gần gũi gắn bó với người lao động chân quê.

Theo các nhà nghiên cứu văn hoá dân gian thì thế kỷ 15-16 vương triều nhà Mạc lên Cao Bằng đã đam mê cây đàn tính và làn điệu hát then do ông Bế Văn Phùng ở Hoà An (miền Tây) và ông Nông Quỳnh Vân ở Trùng Khánh (miền Đông) trình diễn để giải khuây, giải hạn, không ngờ giúp vua khỏi được căn bệnh trầm cảm, u sầu. Nhà vua quyết định đưa vào thành loại nhã nhạc cung đình và phong cho ông Bế Văn Phùng làm Tư thiên quản nhạc. Từ đó đàn tính hát then hoà quyện thành một và có dịp phổ biến lưu truyền rộng rãi, trở thành hồn thiêng của văn hoá dân tộc Tày Nùng, tựa như trống chèo của đồng bằng sông Hồng, quan họ của vùng Kinh Bắc hay đàn ca tài tử của người dân Nam Bộ. Nhưng đàn tính không chỉ là đạo cụ âm nhạc mà còn là khí cụ của văn hoá tâm linh, được các ông bà Giàng then, Bụt tính sử dụng để cầu yên giải hạn, nối số gọi hồn cho người già con trẻ. Không biết linh thiêng ứng nghiệm thế nào nhưng với góc nhìn văn hoá thì đây là phép chữa bệnh tinh thần được mọi người mặc nhiên thừa nhận, rồi ăn sâu vào tiềm thức và tập quán dân tộc.

Hiện nay trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế, văn hoá phát triển ngày càng phong phú đa dạng, mở ra cơ hội giao lưu tiếp xúc với nhiểu nền văn hoá và dòng âm nhạc hiện đại. Song hát then đàn tính vẫn không thể thiếu được trong đời sống văn hoá tâm linh và cả sinh hoạt hàng ngày của nhân dân các dân tộc Cao Bằng.

Trong các lễ hội văn hoá dân tộc của Cao Bằng, lễ hội qua miền di sản văn hoá của các tỉnh Việt Bắc, biểu tượng cây đàn tính luôn được treo lên những vị trí trang trọng. Các chương trình văn hoá văn nghệ từ chuyên nghiệp đến nghiệp dư, dù tổ chức ở thành phố hay thị trấn, làng quê..các tiết mục có sử dụng đàn tính điệu then vẫn chiếm thời lượng đến một nửa nội dung chương trình. Tiếng đàn tính dập dìu từ những nếp nhà sàn, bay bổng qua những cánh rừng xanh thẳm, ngân nga bên dòng suối trong veo đã trở thành hình ảnh quen thuộc và sức sống tâm hồn của quê hương non nước Cao Bằng.

Lời cây đàn tính đã theo các nghệ nhân đi biểu diễn ở khắp trong nước và ngoài nước. Âm thanh trong trẻo của nó đã vang xa làm lay động lòng người. Nét độc đáo của đàn tính điệu then đã góp phần nâng cánh cho những con em dân tộc Cao Bằng như Quỳnh Nha, Dương Liễu, Kim Tuế, Xuân Ái trở thành những nghệ sỹ ưu tú, nghệ sỹ nhân dân.

Người Cao Bằng đi vào các tỉnh miền Nam ngoài hành trang mưu sinh cuộc sống vẫn mang theo mình cây đàn tính, những dịp sinh hoạt cộng đồng tiếng đàn cất lên nhẹ nhàng thanh thoát. Còn trong các buổi chầu then, tiếng then réo rắt giục giã lạ thường, tạo nên những phút thăng hoa huyền bí, đắm say làm cho người nghe phải trầm trồ thán phục. Tại thành phố Bà Rịa Vũng Tàu có hẳn một câu lạc bộ hát then đàn tính. Tại Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Bình Phước…ở đâu có người Cao Bằng thì ở đó có tiếng then đàn tính.Ở Lâm Đồng tận nơi Đà Tẻ, Cát Tiên, đêm xuống mấy chục hộ gia đình quây quần hát then đàn tính. Ba sợi dây tơ dập dìu Tàng Nậm Tàng Bốc ngân lên trong không gian mênh mông nơi vùng đất mới, man mác niềm thương nỗi nhớ quê hương. Cây đàn tính trở thành sứ giả giao lưu quảng bá văn hoá, tự nhiên hoà nhập, thấm dần và lưu lại trên mọi vùng quê hương đất nước.

Tháng 3 Tây Nguyên, tại Nhà sáng tác Đà Lạt, trong buổi giao lưu chúng tôi đã cùng hát lên ca khúc: Cây đàn tính dây trong dây đục/ Ăn cơm lam mấy khúc/ Áo tơ tằm em dệt bền lâu…Nhớ lại những năm kháng chiến nhạc sỹ Hoa Cương đã thầm nhắn gửi: Từ Việt Bắc quê hương/ gửi tới người thương tiếng tính tiếng then. Dù rằng em hát chưa hay/ khi chiến thắng anh về..chào mùa xuân đất nước em lại hát đón anh…Ca khúc được sáng tác theo làn điệu then tính ấy đã từng một thời vang xa. Và ca khúc nổi tiếng Tiếng hát giữa rừng Pắc Bó của nhạc sỹ Nguyễn Tài Tuệ là âm hưởng của làn điệu then Tày. Với bề dày lịch sử, bản sắc độc đáo và cả những thành công trong văn hoá nghệ thuật, Then Tính của đồng bào các dân tộc Việt Bắc đã được đệ trình lên UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể. Then Tính Cao Bằng đã trở thành niềm tự hào của nền văn hoá dân tộc. Niềm tự hào đó được nuôi dưỡng động viên khuyến khích lớp trẻ hôm nay theo học đàn tính; nhiều địa phương làng xã ở Hà Quảng, Hoà An, Thạch An, thành phố Cao Bằng..vẫn duy trì các đội văn nghệ hoặc câu lạc bộ hát then đàn tính.

Ông cha ta từng nói Văn hoá còn thì dân tộc ta còn. Bản sắc văn hoá dân tộc là tài sản thiêng liêng vô giá. Non nước Cao Bằng đã được thế giới công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Cùng với cảnh sắc hùng vĩ của thiên nhiên ban tặng, Cao Bằng còn có sản phẩm tinh thần độc đáo do con người tạo ra. Tiếng tính tiếng then chính là biểu tượng văn hoá đặc sắc, đã và đang hoà nhập với dòng chảy văn hoá Việt Nam; văn hoá nhân loại; nhưng bản sắc riêng sẽ mãi mãi trường tồn bởi còn đó bao lớp người yêu say tiếng tính, tiếng then. Còn đó những người miệt mài chăm chút làm ra cây đàn mộc mạc đơn sơ thuần khiết và những nghệ nhân nghệ sỹ nhiệt huyết truyền nghề cho thế hệ trẻ hôm nay mai sau… Hy vọng họ là những người luôn gìn giữ vun trồng cho hồn cây đàn tính tiếp tục ngân cao, vang xa cùng với nền văn hoá giàu bản sắc của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

“Trái Phết” - truyện ngắn của Hà Duy Nghĩa – Hội văn học nghệ thuật Quảng Bình

Truyện ngắn: “ Trái Phết” của Hà Duy Nghĩa – Hội văn học nghệ thuật Quảng Bình, sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Nẵng tháng 6-2019

TRÁI PHẾT

           Xưa nay, làng Đông Quan này thảng hoặc vẫn có trẻ lai được sinh ra. Là do cái genne trội, genne lặn gì đấy tận đời các cụ kỵ quay trở lại. Những người có học hành đổ đạt xứ này lý giải thế. Còn những người già thì vẫn nhớ, mấy chục năm trời Pháp đóng đồn Cây Sung, làng này không biết bao nhiêu lần chúng đến bố ráp, quấy càn. Mỗi lần đều nhà cháy, người van la, lợn bò rống riết. Rồi mấy tháng sau, đôi ba đứa trẻ lạ ra đời. Đứa da ngăm đen tóc xoăn tít. Đứa da trắng nõn tóc hoe vàng. Đứa da nâu đỏ tóc râu ngô... Ai cũng kín đáo thở dài ái ngại, thương những người đàn bà thời binh đao. Rồi sang thời đổi mới mở cửa, làng này đổ xô làm du lịch. Phụ nữ làm giỏi nhất. Đồng ra đồng vào nhẹ nhàng. Quê nghèo thay da đổi thịt, sạch sẽ khang trang. Nhiều nhà lên tầng, đường làng như phố xá. Trẻ con lai ra đời có vẻ nhiều hơn. Không ai rỗi hơi thống kê, nhưng trong mỗi lớp học sinh, thế nào cũng có dăm ba đứa, hoặc da ngăm đen tóc xoăn tít, da trắng nõn tóc hoe vàng, hoặc da nâu đỏ, tóc râu ngô...

           Chuyện thường tình, ai nhắc mà làm gì! Thế mà, lão Hụ dở hơi. Như con ma men ngất ngưỡng chân nam đá chân chiêu nơi ngõ xóm, lại ghé vào nhà Trứ, khi anh cất tiếng ầu ơru đứa con trai vừa ba tháng tuổi. Lão khẽ nhếch nhếch ria mép mấy cái, rồi buột lời: “Nghe tin... cậu có nhung hươu châu Phi, bán lại cho lão một ít, để bổ dưỡng tuổi già. Hợ hợ hợ...” Lão cười, cái cười không giống ai. Vừa khoái chí, vừa thâm trầm ma mãnh, vừa hiền hậu tuổi già...

           Đúng là cái miệng lắm lời! Khi lão Hụ ngất ngưỡng đi đã xa, chỉ con cái lưng áo màu cháo lòng nhàu nhĩ khật khưỡng thấp thoáng, lòng Trứ gờn gợn nỗi niềm rất khó tả? Những câu hỏi cuộn lên tự đáy sâu thẳm khoác vẻ ngoài an nhiên. Một chút gì như con sóng quẫy nhẹ ở đáy sông. Ta xưa nay khỏe mạnh trai tráng, nào có liên quan gì đến nhung hươu? Đã thế, lão còn nói nhung hươu xứ châu Phi, tận bên kia nửa vòng trái đất? Thôi, mặc kệ, lão ma xó dở hơi ai chấp làm gì!

           Thằng bé bụ bẫm khẽ trở mình trong tay Trứ, khiến anh bất giác nhìn lại. Sao nó không có nét gì của anh, và vợ anh? Nước da nó ngăm ngăm đen. Tóc lại dày và xoắn tít? Hay là... lời lão Hụ bóng gió...?

Làng Đông Quan bán sơn địa chứa đựng những di tích lịch sử có tiếng, cùng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, thành nơi thu hút khách du lịch bốn phương tụ về. Nhất là khách nước ngoài, các nước phương Đông, phương Tây và cả các nước châu Phi. Đủ hạng người, đủ màu da, đủ ham muốn khám phá vùng đất lạ lẫm vừa đổi mới. Làng Đông Quan nhanh chóng thành làng du lịch. Đời sống quê nghèo từng bước đổi thay.

Mây hồn nhiên như những cánh hoa rừng đầu núi vào sáng mùa xuân. Trong sáng và hiện đại là lợi thế tiềm ẩn trong con người của Mây. Tốt nghiệp Học viện báo chí, không thể xin được việc trong cơ quan nhà nước cô chọn con đường làm phóng viên tự do. Với khả năng tiếng Anh lưu loát, lại am tường sâu sắc văn hóa bản địa,khi có cơ hội Mây còn kiêm luôn cả hướng dẫn viên du lịch để có thêm tiền trang trải cho cuộc sống.Dường như vị khách nào cũng muốn được Mây đưa đón, hướng dẫn.Hẳn nhiên thôi, bởi cô quá đẹp.Mỗi giờ được cô hướng dẫn, thuyết minh, là khách được cả một trời hiểu biết về lịch sử, về phong tục và đời sống người dân xứ này...

           Một ngày đẹp trời Mây lang thang theo con phố bán hàng lưu niệm cho khách du lịch, cô tình cờ gặp một người đàn ông người Pháp gốc Phi. Qua giao tiếp, hắn tự xưng là nhà nghiên cứu văn hóa phương Đông. Hắn có nhã ý mời Mây cùng hợp tác giúp đỡ tìm hiểu văn hóa truyền thống và cô đã nhận lời. Hắn cao lớn và có vẻ ngoài khá lôi thôi. Màu da của hắn là sự pha trộn vội vàng của một tộc người nào đó ở châu Phi với một người da đỏ, nên càng tăng thêm độ tương phản với đôi mắt trắng dã bạc màu. Đối diện với hắn, Mây thường liên tưởng đến các nhân vật quái dị trong truyện cổ tích.

Những ngày đầu xuân, hắn đã cùng Mây đi dự nhiều lễ hội dân gian ở nhiều tỉnh miền Bắc. Hắn hết lời ca ngợi cô như một ân nhân đã mang đến cho hắn một sự hiểu biết khá sâu sắc về văn hóa dân gian Việt Nam.

Làng Đông Quan lại rộn ràng bởi lễ hội cướp phết đầu xuân. Tục cướp phết nghe nói có tự xửa xưa. Các bậc cao niên thường kể lại, rằng đức Thành hoàng làng là công chúa Thiều Hoa, một nữ tướng thời Hai Bà Trưng. Phiêu dạt về đây khi còn quá trẻ, chưa kịp lấy chồng, sau kháng chiến thất bại. Tất nhiên, với thân phận công chúa cành vàng lá ngọc, đám trai tráng thứ dân làng này, đâu dám mơ màng. Bà dành cuộc đời son rỗi của mình, cho quốc kế dân sinh của làng Đông Quan này. Ngày xuân, bà cho mở hội cướp phết, vừa vui chơi vừa rèn luyện tinh thần thượng võ, vừa thể hiện mong ước tình yêu đôi lứa cho nam thanh nữ tú. Theo đó quy định, chàng trai nào giành được trái phết, trong năm sẽ có cuộc sống phát tài phát lộc, chóng lấy được người mình yêu, và sớm sinh quý tử. Thậm chí người ta đồn rằng, chỉ cần chạm tay được trái phết, cũng gặp may mắn lắm rồi…

Trai tráng trong làng rộn rực, háo hức chờ ngày khai cuộc. Cả tuần ăn nghỉ, tẩm bổ lấy sức xung trận. Sự linh nghiệm của trái phết đến thế nào, cũng u u minh minh. Nhưng sự say mê cướp giật là có thật. Thậm chí rất quyết liệt và đầy mưu mẹo. Dưới chân là mặt ruộng lầy nham nhở trơn trượt, cỏ và rạ sau gặt quấn lấy bàn chân. Lưng trần, vai u thịt bắp, bóng nhẫy mồ hôi, lấm lem bùn nước, lâm trận là biển người như sóng biển trào dâng. Lực điền vạm vỡ, chen vai thích cánh, thậm chí làm như vô tình gây bạo lực. Đôi khi được thế là nhảy lên, giẫm vai giẫm đầu người khác mà lao tới phía có trái phết. Tức là phía có tình yêu, hạnh phúc, sang giàu...

Sinh ra ở làng quê nghèo khó, tự mỗi con người đã biết bươn chải với cuộc sống. Trứ, một chàng đẹp trai, thông minh nhanh nhẹn, đang làm việc ở một công ty gần nhà cũng không phải người ngoại lệ. Hàng ngày anh năng tập thể hình, chơi bóng chuyền bóng rổ, cuối chiều lại đi bơi, người nở nang săn chắc. Anh biết, đua tranh với đám thanh niên thợ cày, thợ nề, thợ mộc, là không dễ chút nào. Nhưng anh không mấy mặn mà tham gia hội cướp phết. Nghĩa là không cần phải xông pha cầu may nơi trái phết để mong có tình yêu. Còn giàu sang, thì do công việc và tính ham làm mang lại, không phải tự trên trời rơi xuống như trái phết. Đã có nhiều cô gái theo đuổi, nhưng Trứ chỉ đối xử như những người bạn.

Mẹ anh năm lần bảy lượt giục anh tham gia cướp phết. Bà mong nhà mau có con dâu, sớm có cháu bồng. Các bà mẹ có con lớn, ai chả thế. Mẹ nói và nhìn Trứ với ánh mắt khẩn cầu, nước mắt rân rấn, khiến anh không cầm lòng được. Thôi thì, tham gia một lần cho biết, để vui chơi cùng thiên hạ, và biết đâu lại gặp may...

*

          Sáng sớm xuân lạnh, mà không khí lễ hội đã nóng rực. Đường làng rậm rịch bước chân trai thanh gái lịch, có cả ông già bào lão, và rất đông trẻ con. Cái nóng rực phả ra từ tiếng trống đại thùng thình giục giã, tiếng thanh la não bạt xập xõa hối thúc, và cả tiếng loa phóng thanh í ới mời gọi vang vang. Nhưng trên hết, cái nóng rực hơi lửa bởi hàng ngàn người từ bốn phương đổ về. Mong ước về sự may mắn tình yêu, hạnh phúc và giàu có do trái phết mang lại, đang ngùn ngụt cháy trong trái tim mỗi người. Mưa xuân dù dày hạt, cũng không thể ngăn sóngngười chực dâng trào. Phần lễ qua nhanh, không mấy ai chú ý. Người ta quá quen tai với các bậc cao niên áo dài khăn đóng diễn bài cúng tế, tri ân đức thành hoàng làng. Phần hội, được xem như môn thể thao dân gian mang tinh thần thượng võ. Ai cũng chăm chăm chờ phần khai hội, nơi thể hiện tinh thần thượng võ của đám trai làng. Thể hiện ở trò chơi cướp phết. Đó là trò chơi thể thao dân gian tổng hợp, hội đủ sự dũng mãnh và khéo léo của cầu thủ bóng rổ, cùng khả năng bứt phá tốc độ của vận động viên điền kinh. Hơn thế, cướp phết còn là môn thể thao đối kháng mãnh liệt, giữa một người với hàng trặm người. Với sự may mắn, rủi ro bất ngờ, nên cũng ẩn chứa nhiều trái khoáy hấp dẫn.

           Trái phết làng Đông Quan có hình cầu, to bằng trái bưởi. Được chế tác công phu từ gốc tre già. Làng bán sơn địa không thiếu của rừng, nhưng xưa nay phết không làm bằng gỗ. Có lẽ gốc tre thớ săn, xoắn, dẻo và bền, va chạm không bị vỡ. Bàn tay nghệ nhân gọt đẽo công phu, đủ nhẵn bóng để dễ trơn trượt khi giành giữ nó. Lại được sơn màu đỏ, đủ để dễ thấy, dù nó đang nằm ở đâu, trong tay ai. Và để sự may mắn không cô đơn, người ta làm ra sáu trái phết. Mỗi trái phết chỉ dùng chơi một lần. Khi trái trước đã có chủ, trái sau mới được chủ trò tung ra.

           Ai nấy đều đổ mắt về phía cây tre đực già, to và cao ở bãi ruộng. Người ta chôn gốc nó thật sâu xuống ruộng, cốt không để bị gió đánh nghiêng ngả. Đầu ngọn tre được gắn một lá cờ đại, kiểu cờ cổ hình vuông nhiều màu xanh đỏ. Đó là "đích" của trò chơi cướp phết. Hai bên cột cờ, là hai con rồng oai nghiêm in trên băng rôn nền vải, màu sắc sặc sỡ. Chúng tham gia làm đường biên của đích, đang mải mê dập dờn trong gió, cổ vũ cho đám trai tráng xung trận. Người chơi chỉ cần ôm trái phết vượt qua giới hạn cây tre và mấy con rồng, là thắng cuộc. Là anh ta có quyền mơ về người đẹp, và sự sang giàu...

           Trời xế chiều, không khí hội cướp phết vẫn không giảm nhiệt, nếu không nói là nóng ngùn ngụt về cuối. Bởi chỉ còn trái phết thứ sáu, trái phết cuối cùng, sắp được chủ làng tung ra. Đó cũng là hy vọng cuối cùng của đám trai lực điền máu me tìm kiếm vận may. Ai nấy mắt hau háu đổ về cái khối tròn đỏ như máu trong tay vị chủ lễ. Biển người lại trào sôi cuồn cuộn, dồn lên rồi dạt ra, như những làn sóng biển không ngưng nghỉ. Dưới chân họ, cánhđồng mấp mô sau vụ gặt, giờ nát bét rơm rạ, bùn lầy lõng bõng. Có chỗ ngập tận đầu gối. Hàng ngàn trai tráng lưng trần, mặt mũi lấm lem bùn đất. Cánh phóng viên ảnh cũng bị cuốn theo lóp ngóp. Muốn có một tấm ảnh mô tả sự sống động của trăm người chơi, họ phải lao vào tâm điểm của cuộc vật lộn. Họ không cướp phết, nhưng họ cướp cái khoảnh khắc kỳ diệu, đặc tả được những khuôn mặt khát khao trái phết. “Muốn ăn thịt hét, thì phải đào giun”, là thế. Có người bị quần cho tơi tả, chưa tan hội đã buông máy nằm sóng sượt trên bờ ruộng nhầy bùn.

           Trái phết như một cục máu, vô tiền khoáng hậu bay giữa nền trời. Không biết ông chủ trò tung lên khi nào, dù ai cũng dán mắt về hướng đó mà cũng bất ngờ. Và lập tức, biển người trai tráng như phát cuồng, như rồ dại, nhảy lên. Nó rơi xuống đám đông, giữa rừng cánh tay chăm chăm cướp giật. Trái phết tròn trơn, nhẹ bẩng, và cứng, không chịu để cho bàn tay nào sở hữu. Cứ chạm vào là nó lăn, nó nẩy, nó nhảỷ ra khỏi tay. Có khi nó lọt xuống ruộng, bùn nước bám lầy nhầy. Lập tức có hàng trăm cánh tay thọc xuống, trái phết lại vùng lên, trườn qua các bàn tay săn đuổi. Đã hai lần Trứ chạm được tay vào trái phết, nhưng cả hai lần anh đều bị đám đông đè nghiến xuống bùn. Nhiều người xéo cả lên đầu lên cổ Trứ mà đi. Anh bị ngạt trong bùn. Khi tưởngchừng đứt hơi, anh đã nghĩ đến cái chết. Đột nhiên trái phết cứu anh dậy. Nó tức thì như mọc cánh, bay vút lên cao, kéo cả đoàn người dạt xô về phía ấy. Hú vía! Anh ngồi dậy trong bùn, thở dốc. Thôi, không phết phiếc gì nữa...

           Trứ khật khừ bước lên bờ, rồi ngã vật xuống bãi cỏ. Cả người anh như nhúng trong bùn nhão, từ đầu đến chân. Nằm thườn thượt như xác chết, mắt đờ dại, miệng đắng ngắt sau suýt chết. Nhưng trái phết lại chơi trò trêu ngươi với anh. Nó vờn những cung lắt léo không xa chỗ anh nằm, tựa thể bảo, em đây, anh Trứ ơi! Biển người cùng với tiếng hò reo duềnh lên dập xuống, hút theo đường bay lắt léo yểu điệu của trái phết. Lần này, hình như trái phết cố ý trêu ghẹo anh, đột nhiên nó lơ lửng như cánh chim muốn hạ cánh, trước mặt anh. Trong khi cách năm bước chân là rừng người hùng hổ săn đuổi nó. Tức thì, Trứ bật tung người như cái lò xo, vươn tay đón cứu con chim bị phường săn sắp hạ thủ. Anh không nghĩ đó là trái phết, nhưng khi chân vừa chạm đất, anh ôm ghì nó chạy như bay về đích…

           Bám theo sau anh, là cả đám trai tráng lấm lem bùn đất, đen nhẻm như bầy quỷ, lao tới như điên. Trái phết chưa qua vạch, là nó còn cơ về tay một ai đó. Tiếng hò reo cổ vũ thúc giục dậy trời. Bước chân Trứ giờ như có bánh xe, quay tít. Chỉ tích tắc nữa, anh làm nên chiến thắng! Nhưng anh nghe hơi nóng phả vào sau cổ. Đám đông xáp tới bất ngờ. Và một bàn tay hung thần ngập bùn, cứng như sắt, bập vào vai anh. Trứ giật mình, nghiêng người một cách bản năng. Cũng có thể nhờ bùn lầy, bàn tay hộ pháp ấy đã trơn tuột. Nhưng cú níu kéo ấy đã làm anh mất đà, loạng choạng của giây khắc lao đến cột cờ đích. Lố nhố trước mặt anh là nhóm trọng tài, người cổ vũ, và cánh phóng viên săn ảnh. Một rừng ống kính chỉa ra chực chờ. Ai cũng đón đợi khuôn hình đặc tả chân dung người chiến thắng ở giây khắc ôm phết vụt qua. Mây cũng thế. Cô chọn được vị trí đắc địa, và đưa máy ảnh lên, bấm lia lịa một seri. Đây thực sự là cơ hội vàng. Một chàng trai khá vạm vỡ, bùn bết từ đầu đến chân, như người nhện trong một bộ phim. Chỉ còn hai con mắt đen và hàm răng trắng. Động tác bươn về đích dũng mãnh...

Roạp! Một cú va chạm như trời giáng. Tối sầm cả mày mặt. Mây không còn biết gì nữa. Một cái gì cấn vào đau ở bụng. Một khối gì đè nặng lên người cô. Oái! Giọng cô lạc hẳn, cố lật cái khối bùn nặng đang đè ngửa trên mình cô. Nhưng bất lực, cô lịm đi...

           Không biết do giẫm phải cục bùn trơn, hay bàn tay nào phía sau giúi mạnh, khiến Trứ bổ nhào về phía trước. Cú va vào ai đó quá mạnh, cũng làm anh tối sầm. Khi mở mắt, anh thấy mình nằm đè lên một người con gái. Ngay cạnh chân cột cờ đích. Đám trai làng vây quanh, chẳng thấy trái phết đâu. Chân tay Trứ như rụng rơi đâu mất, anh không thể đứng dậy ngay được. Cặp đôi, nam trên nữ dưới nhất thời vẫn chưa thể rời nhau. Ai đó khoái chí cười to: “Mọi người ơi! Lại đây xem mối tình sét đánh này.” Tiếng nói cười của đám đông càng râm ran: “Chưa đâu. Đang còn sạc điện!” “Aí chà! Thấy êm cứ nằm mãi!” “Đúng là đẹp đôi ra… phết.” Lát sau, Trứ mới chống tay ngồi dậy được. Và thất bất ngờ, nằm giữa bụng hai người, là trái phết bùn bám nhầy nhụa. Chủ trò tuyên bố, trái phết cuối cùng thuộc về Trứ. Đám trai làng chưng hửng, ngơ ngác trước sự cố định mệnh của đôi trai tài gái sắc. Người ta xúm đến đỡ Trứ đứng dậy. Dưới đất, Mây nằm sóng soài, mềm lả, hơi thở yếu ớt, mái tóc dày bê bết bùn nhão. Mọi người cùng Trứ đưa Mây vào bệnh viện.

           Mối tình định mệnh là thế. Có thể do trái phết linh nghiệm. Trứ ở lại chăm Mây cả tuần, như chăm vợ ốm nằm viện. Từ cháo lao, giặt giũ. Hai người nhìn nhau bẽn lẽn và tình tứ. Trong lòng họ, như thể đã có nhau từ lâu lắm. Mẹ Trứ đến thăm, nhìn Mây, bà cười mãn nguyện: “Thật may, nhà ta có phúc lớn đấy, các con ạ! Tạ ơn trời phật run rủi!" Đám cưới của Trứ với Mây được tiến hành khi dư âm của hội cướp phết còn vọng mãi trong mỗi ngôi làng. Mọi người hân hoan chúc mừng đôi trai tài gái sắc, sớm sinh được quý tử. Hầu như ai cũng đặt niềm tin vào sự linh ứng của trái phết.

Trứ làm việc ở một tập đoàn xây dựng trên thành phố. Mây ở nhà với mẹ chồng, và bươn chãi theo công việc của mình. Cuối tuần, Trứ mới về với vợ. Bữa cơm gia đình ấm cúng, khiến đôi uyên ương càng nồng ấm hạnh phúc. Cả nhà vui đến phát cuồng khi bụng Mây đã lùm lùm. Đêm trong phòng riêng, Trứ sung sướng áp tai vào bụng vợ, chờ nghe thai máy. Bà mẹ Trứ mừng như bắt được vàng, nâng con dâu như nâng trứng. Bà không để Mây đụng tay đụng chân công việc nặng. Lùng mua bằng được các món con dâu thèm ăn dở. Bà đặt tên ở nhà cho đứa cháu đích tôn sắp ra đời, là thằng Phết. Hơi ngồ ngộ, nhưng cả hai vợ chồng Trứ đều gật đầu, bởi trái phết hôm đó đã gắn bó bền chặt hạnh phúc hai người. Ngày Mây sinh thằng Phết, Trứ ngồi ngoài thắc thỏm lo âu. Hai giờ sau, một người nữ hộ sinh ra hỏi: “Người nhà của cô Mây đâu?” Trứ vội vàng chạy tới. Bà nhoẻn cười rồi nháy mắt: “Mời anh vào xem mặt. Con trai nhé, nặng 3,5 kilogam, khóc to như con Tây ấy!” Trứ mừng quýnh, giọng anh lạc hẳn đi, líu ríu nói lời cảm ơn. Đôi mắt anh tự nhiên ngân ngấn nước. Sự cảm động của người được làm cha...

Thằng Phết lớn lên từng ngày, thành niềm vui to lớn của bà nội. Sự chăm sóc quấn quýt của hai người phụ nữ đối với thằng bé, khiến Trứ yên tâm thấy mình hạnh phúc tột đỉnh. Thấy nhiều nét thằng bé không giống mình, anh rụt rè thưa, mẹ anh gạt đi: "Trẻ con mười hai bà mụ nặn ra, mỗi bà một bộ phận, nên khó thống nhất. Vả lại, vì thế mà thay đổi qua mười hai nét mặt. Khi trưởng thành, nó sẽ có nét của cha mẹ". Trứ yêu vợ và tin mẹ, anh không mảy may nghĩ khác.

Thế mà giờ đây, cái lão Hụ ma men, lại dẩu cái mồm ra, xa gần về gốc gác màu da và mái tóc thằng bé. Gì mà nhung hươu với nhung nai châu Phi chứ? Ông chớ có ngậm máu phun người! Nghĩ thế, nhưng khi lão Hụ đi rồi, vòng tay ôm thằng bé của anh không còn thắm thiết như trước nữa. Đêm, anh nằm bên nó, nhưng không còn vồ vập hôn hít. Thậm chí, còn quay mặt vào tường, rầu rĩ như con chó ốm. Mọi cử chỉ của anh, không thể qua được mắt Mây. Một câu hỏi lớn bung ra trong đầu cô, và một cơn giật thột, khiến cô rúm ró...

 Khi Trứ ngủ say, thì Mây lại trằn trọc. Chẳng lẽ có chuyện đó? Mây loáng thoáng nhớ, hắn là một người Pháp gốc Phi, nói tiếng Anh cũng không sõi. Tiếng Việt đôi ba từ lơ lớ: "Xing cha... ảo!" "Cô xẹpla ...ám!" Bảy ngày trôi qua nhanh chóng, hắn rất hài lòng về sự giúp đỡ của cô. Cùng với hàng chục bức ảnh do Mây chụp cho hắn ta kèm theo minh họa. Chiều cuối cùng, sau khi thanh toán tiền công, hắn mời cô ăn tối, ở một nhà hàng, nói là để tưởng thưởng thành tích của hai người sau một tuần vất vả. Suốt bữa ăn, sự lịch lãm của chàng trai Pháp đã làm Mây vui và thoải mái. Cô thấy món rượu vang Pháp hôm nay rất ngon. Cứ réo rắt trong ngực và râm ran hai má. Tròng mắt trắng dã ẩn sâu của hắn luôn nhìn cô nheo cười, khen cô đẹp một cách phấn khích. Hắn lóng ngóng gắp thức ăn tiếp cho cô. Không hiểu do sự vụng về của một người tây khi dùng đũa hay là một sự cố tình(?) Có một vài giọt nước sốt cà chua bắn vào ngực áo Mây, loang một vệt ố. Cô vội vàng đi vào vòi nước để tẩy rửa. Có lẽ bước ngoặt bắt đầu từ đó. Trở lại, uống cạn ly rượu bỏ dở, Mây thấy thoáng chút choáng váng. Lát sau, mặt mày xây xẩm, hai mắt riu ríu chực khép chặt. Vận hết sức chống lại, cố giữ lịch sự trước người nước ngoài, cô vẫn bị đổ gục trên bàn. Màn đêm trùm xuống. Mây thấy mình được trôi bồng bềnh trên hai cánh tay chắc nịch. Ý thức được điều chẳng lành, nhưng tay chân đã không còn cử động được nữa. Một gã tây đốn mạt! Khi thức giấc, trời đã sáng bạch. Nhìn lại, cô hoảng hốt khi thấy mình lõa lồ, nằm sóng soài, tênh hênh trên nệm trắng trong căn buồng nghỉ ở tầng hai của nhà hàng...

Lẽ nào, thằng Phết là kết quả của vụ tai nạn đó? Bây giờ cô làm sao đây? Tự thú với Trứ, mong anh thấu hiểu và tha thứ? Khi đó, sự đổ vỡ sẽ đi đến đâu, ai mà lường hết? Máu ghen đàn ông là rất vô thường! Đã trót rồi phải trét thôi, trừ phi Trứ quyết tâm xét nghiệm genne di truyền (ADN). Khi đó, đến đâu hay đến đấy. Không khí gia đình rơi vào im lặng, có phần ngột ngạt. Mỗi lần cần nói điều gì, đôi vợ chồng trẻ thường lánh mặt nhau.

 Mẹ Trứ thấy hết cả, bà lặng im xem con trai xử lý thế nào, bãn lĩnh đến đâu. Khổ thế, mọi thị phi ở đời, đều đổ lên đầu người phụ nữ. Bà đã từng chịu. Ngày đó, bố thằng Trứ đi công tác, ghé về nhà chỉ nửa ngày. Ông là lính hải quân, ở tận đảo xa, mấy khi được vào đất liền. Ông hy sinh khi bà đang mang thai. Người ta thậm thụt, rằng thằng Trứ là con dân quân. Đến khi đi làm khai sinh cho con, cán bộ xã còn vặn vẹo bà đủ điều. Mỗi lần nghĩ lại, bà buồn đến nao lòng. Làm phụ nữ khổ thế đấy!

 Nhưng ấm ức của Trứ, cuối cùng cũng xì ra với mẹ. Khi vợ đi làm vắng, Trứ dè dặt nêu vấn đề với mẹ về màu da, mái tóc thằng Phết và lời ám chỉ gần xa của lão Hụ. "Giờ ý con thế nào?", bà mẹ hỏi. "Con muốn xét nghiệm ADN..." "Nếu nó không cùng thuyết thống với con, thì sao? Lúc đó anh mất con trai, mất luôn cả vợ, anh nghĩ kỹ chưa?" Trứ chưng hửng. Mẹ anh nói tiếp: "Nếu nó cùng huyết thống với anh, vì nghe nói genne trội genne lặn gì các cụ xưa trở lại, anh sẽ ăn nói thế nào với vợ?" Nói xong, bà bế thằng Phết đến bên Trứ, nói: "Nó chẳng phải của anh đây sao? Cái miệng này chẳng phải của anh không nào? Còn đây, đôi mắt đen ướt long lanh, chẳng phải của vợ anh đây không? Việc của anh, là nuôi dạy nó nên người tử tế. Nhìn dáng thằng bé, chưa biết chừng, mai sau thành cầu thủ bóng chuyền bóng rổ chuyên nghiệp nổi tiếng, anh tha hồ mà hưởng tiếng thơm, nhé! Còn chuyện cướp phết, thì cũng nhất làng, nhé!"

           Không biết, Trứ chỉ cần có lời của mẹ, như điểm tựa để anh vững chí, hay những lời của mẹ quá chí lý, khiến trái tim anh như vừa được bồi thêm liều thuốc an thần. Người lâng lâng như mọc cánh, anh đến bên mẹ, xốc thằng Phết lên thơm chùn chụt, rồi bế nó chạy vù đi.

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này