Minh Phương

Minh Phương

Trích đoạn nghiên cứu “Văn học dân tộc Tày từ góc nhìn văn hóa” của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Cao Thị Hảo – Hội văn học nghệ thuật Thái Nguyên (P1)

Trích đoạn nghiên cứu “Văn học dân tộc Tày từ góc nhìn văn hóa” của Phó Giáo sư, Tiến sỹ Cao Thị Hảo – Hội văn học nghệ thuật Thái Nguyên – hoàn thành tại nhà sáng tác Vũng Tàu tháng 4/2021

Văn học Tày trong dòng chảy văn hóa Bách Việt

1.3.1. Nguồn gốc tộc người

Người Tày thường có mối quan hệ mật thiết với người Nùng (về cả ngôn ngữ và văn hóa). Họ sống chủ yếu ở một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như: Bắc Kạn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang. Ở Trung Quốc dân tộc Tày (còn gọi là dân tộc Zhuang) phân bố chủ yếu ở Quảng Tây, Quảng Đông và Vân Nam. Ở Quảng Tây, họ là dân tộc có dân số đông nhất.

          Người dân tộc Tày - Nùng (Zhuang) là những dân cư nổi tiếng về truyền thống dũng mãnh trong quân sự. Trong suốt lịch sử từ đời Tần, khi người Hán Hoa bắt đầu Nam tiến chinh phạt vùng Lĩnh Nam, đến sau này, người Tày (Zhuang) đã chống lại, tránh khỏi đồng hoá, nhưng đã không thành lập một quốc gia tự chủ được như người Lạc Việt ở vùng đồng bằng phía nam của Việt Nam ngày nay. Người Nùng đã được dùng trong quân đội của các triều đại Trung Quốc, Việt Nam và đóng những vai trò quan trọng trong các trận chiến biên giới Việt - Trung.

Phía Nam sông Dương Tử và vùng gọi là Lĩnh Nam, theo sử liệu Trung Hoa là nơi cư ngụ của các tộc người gọi chung là Bách Việt. Bách Việt đã đóng góp lớn trong sự thành lập của nền văn minh Trung Hoa bắt đầu từ đời Thương. Nguồn gốc của cư dân Bách Việt và văn minh của họ trải dài từ thời kỳ đá mới (7,000 đến 1200BC) tới thời đại đồ đồng, nhất là ở khu vực từ Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông hiện nay đến đồng bằng phía Bắc của Việt Nam.

Văn hóa Tày ở Việt Bắc được kiến tạo từ nền văn hóa Bắc Sơn, văn hóa đồ đá mới tiêu biểu cho vùng Đông Nam Á. Những di vật khảo cổ tìm thấy ở Bắc Sơn (Lạng Sơn) chứng tỏ rằng 8000 năm trước, các dân tộc vùng Việt Bắc đã chuyển từ kinh tế hái lượm săn bắn sang kinh tế nông nghiệp. Những di vật của nền văn hóa Đông Sơn ở đây tiêu biểu cho văn hóa đồ đồng trong thời kỳ Âu Lạc đã đạt tới trình độ phát triển cao hơn. “Người Âu Việt (mà một chi nhánh hậu duệ là người Tày hiện nay) đã cũng người Lạc Việt (mà một nhánh hậu duệ là người Mường hiện nay) xây dựng nên quốc gia Âu Lạc, quốc gia xuất hiện sớm nhất ở Đông Nam Á”[159; Tr.98].

Như vậy, người Tày ở có mối quan hệ với người Zhuang ở Trung Quốc và cùng chủng tộc người Bách Việt. Trong quá trình thiên di và tạo lập họ đã cư trú ở phía Đông của sông Hồng và trở thành một cộng đồng dân tộc có văn hóa riêng và cư trú chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam.

 Qua nhiều thời kỳ trong lịch sử, cũng có rất nhiều người Việt lên vùng núi sống, hoà nhập và đã hoàn toàn trở thành Tày hoá qua vài thế hệ. Đấy là các gia đình quan chức được bổ nhiệm, các vua chúa thua chạy với tàn quân lên ở ẩn chờ cơ hội, các di dân vì loạn lạc nghèo đói. Điển hình cho hiện tượng này là dấu ấn cư trú của triều đình nhà Mạc tại Cao Bằng. Họ Mạc đã lên Cao Bằng từ năm 1592 khi triều đình Lê - Trịnh chiếm được kinh đô Thăng Long sau bao năm nội chiến Bắc Triều - Nam Triều. Nhà Mạc trú ẩn và tồn tại đến mấy đời vua trước khi bị mất hẳn. Chính điều này đã tạo ra sự giao lưu văn hoá giữa hai dân tộc Tày - Việt và để lại nhiều nét sâu đậm trong văn hoá Tày ở Việt Bắc. "Ngày nay điền giã một vùng rộng lớn, lấy thị xã Cao Bằng làm tâm điểm, với bán kính 15 - 20 km, chúng ta sẽ bắt gặp những "mảnh vụn" của những đợt di dân ấy” [203; Tr.113]. Một hiện tượng lạ đối với các nhà ngôn ngữ học và dân tộc học là ở một số xã của vùng bán kính nói trên, hàng nghìn người Tày nhưng lại không nói sõi tiếng Tày mà hầu như chỉ sử dụng tiếng Kinh. Nổi bật hơn cả là vùng mà dân địa phương gọi là "Chợ Cao Bình", thuộc xã Hoàng Tung, huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng (cách thị xã Cao Bằng chừng 6km). Dân cư vùng này có khoảng 2000 người, tuy họ là dân tộc Tày nhưng chỉ biết tiếng Kinh, không biết tiếng Tày. Người địa phương gọi người Tày vùng này là dân "Mãn Đan" (có nghĩa Tày không ra Tày, mà Kinh cũng không ra Kinh). Ở cách đó không xa, người Tày ở vùng nước Hai thì lại hoàn toàn nói thạo tiếng Tày. Bên cạnh tính bảo lưu ngôn ngữ quê gốc miền xuôi, người Tày ở chợ Cao Bình vẫn giữ thói quen làm nhà đất và trồng luỹ tre xung quanh nơi nhà ở và xung quanh bản làng. Ngoài ra về sinh hoạt ăn uống, ma chay cưới xin... họ vẫn giữ những phong tục như người Kinh đồng bằng Bắc Bộ.

Những người Tày ở vùng "Chợ Cao Bình" nói trên, hầu hết là dân di cư vùng Hải Dương, Kinh Bắc chuyển cư lên đây. Một số dòng họ còn giữ gia phả cho biết đó là con cháu số quan lại triều Mạc, không chịu đầu hàng nhà Lê, lên Cao Bằng tiếp tục phục vụ cho nhà Mạc” [203;Tr.116].

Trong quá trình di cư lên Cao Bằng, một số tín ngưỡng, tôn giáo, văn hoá của người Việt ở miền xuôi cũng được du nhập vào địa phương. Trên Cao Bằng, khá nhiều đình chùa hiện nay đã được xây dựng từ thời nhà Mạc. Điều này là một trong những minh chứng cho thấy mối giao lưu văn hóa Kinh - Tày khá sâu sắc đã diễn ra ở đây.

  1.3.2. Những tác động và giao thoa

Từ văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc Sơn đã tiến tới đồ đá mài với đặc điểm rìu mài gọi là rìu Bắc Sơn, các đồ gốm, trang sức võ sò được tìm thấy nhiều ở các hang, di chỉ vùng Lạng Sơn, như hang Làng Cườm, Bó Lúm, Bó Nam... Ở Quảng Tây, cũng tìm thấy được di chỉ của văn hoá Bắc Sơn vùng Nam Ninh, dọc các sông Ung, Zua, You với các đồ trang sức, đồ gốm, đất màu hoàng thổ, đồ đá với loại rìu văn hoá Bắc Sơn.

So sánh với các di chỉ như Hemudu ở vịnh Hàng Châu, tỉnh Triết Giang và các di chỉ bắc Quảng Đông, thì các di chỉ vùng biển xa phía nam sông Dương Tử, vùng đông nam (Phúc Kiến, Quảng Đông) và tây nam (Quảng Tây, Vân Nam) có liên hệ gần gũi với các di chỉ ở Việt Nam.

          Qua thời kỳ đá mới, vào khoảng thời nhà Thương, một di chỉ phía nam sông Dương Tử đáng chú ý là vùng Wucheng ở Giang Tây (Jiangxi), quận Thanh Giang nơi sau này là lãnh thổ của nước Việt miền Triết Giang, cạnh nước Chu. Di chỉ này gần sông Tống, dễ dàng thông thương với các lãnh thổ Việt ở vùng Lĩnh Nam (Quảng Tây và Quảng Đông). Tại đây, nhiều chữ viết được tìm thấy trên các mảnh gốm, đồ đồng, rất khác với chữ viết ở phía bắc, cho thấy một ngôn ngữ và văn hoá hoàn toàn khác và độc lập với văn hoá trung tâm phía Bắc của Trung Quốc. Đây là chữ viết cổ nhất của ngôn ngữ Việt cổ. Tư liệu sử của thời Chiến quốc cho thấy từ ngữ, văn phạm khác với tiếng Hán xưa. Một số tác giả cho rằng tiếng nói xưa của người Việt là thuộc Thái ngữ, gần với tiếng nói của cư dân miền Lĩnh Nam, mà hậu duệ hiện nay là người Nùng - Zhuang ở biên giới Việt-Trung ngày nay, và người Việt ở đồng bằng sông Hồng.

          Cả hai thuộc họ Bách Việt mà ta có thể xếp vào nhóm Lạc Việt (Luo Yue) (thuộc đông nam Quảng Tây và bắc Việt Nam) và Tây Âu (Xi Ou) (thuộc miền Quế Giang và Tây Giang của Quảng Tây). Chính tại các vùng này từ Lĩnh Nam, Vân Nam và bắc Việt Nam mà các nhà nghiên cứu tìm thấy trống đồng nhiều nhất, một văn hoá trống đồng rực rỡ mà ta gọi là văn hoá Đông Sơn toả ra từ Bắc Việt Nam. Các hình vẽ người, thú, thuyền, trống... nổi tiếng trên vách đá ở biên giới Việt - Trung, dọc sông Zuo, Quảng Tây mang đậm nét hình ảnh trên trống đồng Đông Sơn của người Lạc Việt. Cũng như các vật tổ của người Nùng - Zhuang như cóc, ếch đều được thể hiện trên trống đồng.  

Hiện nay, chúng ta đã rõ về An Dương Vương Thục Phán từ Tây Âu chinh phục nước Văn Lang của người Lạc Việt đời các vua Hùng. Tây Âu là một nhánh của Lạc Việt ở miền núi trung du, hay gọi là Âu Việt. Người Âu Việt đây chính là người Tày cổ. Theo truyền thuyết "Cẩu chủa cheng vùa" (chín chúa tranh vua) của đồng bào Tày ở Cao Bằng thì Thục Phán là con của Thục Chế thủ lãnh vùng Nam Cương ở Cao Bằng, Quảng Tây gồm 9 xứ Mường. Vào cuối đời Hùng Vương, Thục Phán hãy còn ít tuổi lên thay vua cha vừa mất. Các chúa Mường kéo quân về đòi chia và nhường vua. Tuy ít tuổi, nhưng thông minh, Thục Phán đã bày ra các cuộc thi, đua sức đua tài và hẹn ai thắng sẽ nhường vua cho. Ông dùng mưu kế làm cho họ mất nhiều công sức mà không ai thắng cuộc. Cuối cùng các chúa phải qui phục Thục Phán. Khi Nam Cương cường thịnh lúc Văn Lang suy yếu, Thục Phán đã đánh chiếm và tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa, gần Hà Nội.

 Choang (còn có hơn 20 tên gọi khác nhau như Bố Choang, Bố Nùng, Bố Liêu, Bố Thổ, Bố Việt, Bố Mạn, Bố Tày...) là một dân tộc thiểu số của Trung Quốc, có lịch sử phát triển lâu đời, và có nguồn gốc từ cộng đồng dân cư Bách Việt thời cổ đại. Choang là dân tộc có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc, phân bố chủ yếu ở khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây; châu tự trị dân tộc Choang, Miêu Văn Sơn, Vân Nam, huyện tự trị dân tộc Choang, Dao Liên Sơn, Quảng Đông và rải rác ở các tỉnh Quý Châu, Hồ Nam, Tứ Xuyên. Năm 2001, dân tộc Choang trên toàn Trung Quốc có khoảng 15,5 triệu người, riêng người Choang ở Quảng Tây đã chiếm hơn 91,3% với số dân 14,15 triệu.

          Ngôn ngữ là đặc trưng của mỗi dân tộc. Người Choang cũng có ngôn ngữ của dân tộc mình, đó chính là “Choang ngữ”. Choang ngữ là một loại ngôn ngữ của nhánh ngôn ngữ Choang Thái, nhóm ngôn ngữ Choang Động thuộc ngữ hệ Hán Tạng. Tại Quảng Tây phân thành hai phương ngữ lớn là bắc bộ và nam bộ, Ung Giang và Hữu Giang là nơi giao giới của hai loại phương ngữ này. Sự khác biệt giữa phương ngữ nam bộ và bắc bộ chủ yếu ở chỗ: phương ngữ nam bộ có hai loại phụ âm thanh tắc có bật hơi và không bật hơi, trong khi phương ngữ bắc bộ chỉ có phụ âm tắc không bật hơi, không có phụ âm tắc bật hơi. Sự phân loại thanh điệu của Choang ngữ về cơ bản giống nhau cả ở phương bắc và nam, nhưng thanh âm thì mỗi loại đều khác biệt. Phương ngữ Nam, Bắc đại thể giống nhau về từ vựng cơ bản và từ mượn tiếng Hán, còn kết cấu ngữ pháp thì cả miền Nam và miền Bắc lại hoàn toàn giống nhau, không có khác biệt rõ rệt. Choang ngữ từ xưa đến nay đều là công cụ giao tiếp và giao lưu tư tưởng của người Choang. Trong quá trình giao lưu lâu dài với người Hán, rất nhiều người dân tộc Choang đã học được cách sử dụng Hán ngữ và Hán văn. Theo một số nghiên cứu, vào thời kỳ Đường Tống, Quảng Tây đã có những nơi có một số người học Hán văn, vay mượn chữ Hán biên soạn một loại kết cấu hình thanh “thổ phương khối tự” (còn gọi là tục tự, “thổ tục tự” tạm dịch là chữ của người địa phương), nhưng chưa thông dụng. Do đó, đến trước thời giải phóng, người Choang không có văn tự dân tộc. Đảng cộng sản Trung Quốc chủ trương bình đẳng dân tộc, nhất là dân tộc ở khu tự trị, lại hỗ trợ dân tộc thiểu số phát triển ngôn ngữ của riêng mình, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số chưa có văn tự (chữ viết) sáng tạo ra văn tự phù hợp với ngôn ngữ dân tộc mình. Chính phủ đã tổ chức lực lượng tiến hành nghiên cứu khảo sát phương ngữ Choang và quyết định lấy Choang ngữ bắc bộ làm phương ngữ cơ sở, lấy ngữ âm Vũ Minh làm âm chuẩn và tạo ra văn tự của Choang ngữ. Ngày 29 tháng 11 năm 1957, Hội nghị toàn thể lần thứ 63 của Quốc vụ viện Trung Quốc đã thông qua “Choang văn phương án”. Khu tự trị người Choang ở Quảng Tây còn thành lập “hội ủy viên công tác Choang văn” để phát triển ngôn ngữ Choang. Bên cạnh đó, tiếng Choang cũng được đưa vào trường học, nhà xuất bản ra đời xuất bản sách báo tiếng Choang. Nhìn chung, việc thành lập và phát triển ngôn ngữ Choang đã tạo ra sự đa dạng về văn hoá dân tộc cho xã hội Trung Quốc và thúc đẩy tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở vùng dân tộc Choang. Điều này có một ý nghĩa vô cùng to lớn trong quá trình phát triển và ổn định vùng đồng bào dân tộc Choang ở Trung Quốc [xem thêm 210].

          Như vậy, dân tộc Choang đã có một ngôn ngữ, văn tự riêng và thể hiện được bản sắc văn hóa của mình. Trong quá trình hình thành và phát triển, văn học Choang đã có sự giao thoa với văn học Tày. Bởi giữa tộc người Tày và tộc người Choang có quan hệ gần gũi về chủng tộc và văn hóa. Đây là cơ sở để cho thấy những điểm tương đồng và sự tiếp xúc văn hóa của văn học Tày trong dòng chảy văn hóa Bách Việt.

Tiểu kết chương 1

Văn học dân tộc Tày đã có truyền thống phát triển khá bề thế, hơn nữa, dân tộc Tày còn có tiếng nói riêng, ngôn ngữ riêng, nền văn học riêng. Với đề tài này, văn học Tày lần đầu tiên được nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện từ khởi thuỷ đến nay trên tất cả các phương diện như chữ viết, hệ thống thể loại, đội ngũ tác giả… Đặc biệt văn học Tày luôn được đặt trong cái nhìn đối sánh để tìm ra những ảnh hưởng và khu biệt về bản sắc, đặt trong không gian văn hoá đặc thù, đặc trưng để chỉ ra những đặc điểm cụ thể. Từ góc nhìn văn hóa, văn học Tày sẽ được xem xét trên cơ sở đặc điểm cư trú, tập quán lối sống, những đặc trưng riêng về văn hóa tộc người, đặc biệt là nguồn gốc tộc người trong dòng chảy văn hóa Bách Việt, trong đó có mối quan hệ với dân tộc Choang của Trung Quốc.

Nước ta là một nước đa dân tộc, trong số 54 dân tộc thì bộ phận dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở vùng núi cao. Điều này thể hiện những đặc thù riêng trong quá sinh trưởng của các tộc người đồng thời cũng tạo nên những màu sắc riêng trong thế giới tâm hồn con người miền núi. Nghiên cứu văn học dân tộc thiểu số từ góc độ văn hóa là chú trọng đến môi trường sống, những tương tác văn hóa và những cách quan niệm trong thế giới quan của họ về thế giới hiện thực. Những khảo sát về ngôn ngữ, thể loại,kiểu tác giả sẽ cho chúng ta thấy những nét bản sắc văn hoá Tày luôn được lưu giữ trong văn học.

Khai mạc Trại sáng tác ảnh nghệ thuật tại Đà Lạt

Ngày 20/04/2021, tại Nhà Sáng tác Đà Lạt, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam đã chính thức khai mạc Trại sáng tác ảnh nghệ thuật dành cho các hội viên thuộc 2 khu vực: Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ - Tây Nguyên.

Đây cũng là Trại sáng tác đầu tiên trong năm 2021 của Hội NSNA Việt Nam với sự hỗ trợ của Trung tâm hỗ trợ sáng tác văn hoá nghệ thuật. Sau Trại Đà Lạt, theo kế hoạch, Hội sẽ tiếp tục tổ chức Trại sáng tác nghiệp vụ tại Tp. Đà Nẵng dự kiến vào trung tuần tháng 8/2021 dành cho các nghệ sĩ thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

khaimacnhiepanhvnt4 2021

Tại Trại sáng tác này, các nghệ sỹ tham dự sẽ tập trung học tập nâng cao nghiệp vụ và trải nghiệm thực tế, sáng tác nghệ thuật tại thành phố Đà Lạt và một số địa điểm thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Tham dự trại sáng tác lần này tại Đà Lạt, các hội viên sẽ được các báo cáo viên trao đổi, tập huấn về 4 nội dung gồm: Ảnh Trắng - Đen; Ảnh bộ; Ảnh phong cảnh và nội dung về Thị giác & tính thẩm mỹ trong Nhiếp ảnh. Sau đó, các trại viên cũng sẽ được Ban Tổ chức hướng dẫn thâm nhập thực tiễn, tham quan, sáng tác tại một số địa điểm giàu chất liệu nhiếp ảnh trong Tp. Đà Lạt và một số khu vực thuộc tỉnh Lâm Đồng. 

khaimacnhiepanhvnt4 2021 1

Tại buổi khai mạc, NSNA Nguyễn Văn Thương - UV BCH Hội đã trao đổi một số nội dung trong hoạt động của trại. Với chủ trương tôn trọng, khuyến khích các trại viên tự do sáng tạo nghệ thuật, Hội NSNA Việt Nam mong muốn tìm kiếm sự đa dạng về nội dung, phong cách, phương thức biểu hiện, dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo trong mỗi tác phẩm của các nghệ sĩ... Bên cạnh đó, trên phương diện là người con của vùng đất Lâm Đồng, NSNA Nguyễn Văn Thương cũng hy vọng đề tài về hiện thực cuộc sống sẽ là mảnh đất màu mỡ để các nghệ sĩ ươm mầm cho tình yêu văn học nghệ thuật nảy nở sinh sôi; cùng với vẻ đẹp mộng mơ, lãng mạn của Thành phố Đà Lạt hy vọng sẽ là nguồn cảm hứng sáng tạo tươi mới cho các nghệ sĩ tham dự trại sáng tác lần này.
NSNA Hà Hữu Nết - Phó Chủ tịch thường trực Hội VHNT tỉnh Lâm Đồng rất vui khi Ban Tổ chức đã đồng ý tạo điều kiện để một số nhà nhiếp ảnh của tỉnh được tham gia dự thính trong các buổi trao đổi nghiệp vụ giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho các hội viên.
Thay mặt Nhà sáng tác Đà Lạt, ông Võ Văn Quốc Bình - Giám đốc Nhà sáng tác Đà Lạt hy vọng các nghệ sĩ sẽ thật sự thoải mái để tập trung sáng tác hiệu quả, có được nhiều tác phẩm chất lượng trong đợt dự trại lần này. Nhà sáng tác Đà Lạt sẽ tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho các nghệ sĩ trong thời gian tham dự hoạt động nghiệp vụ thiết thực này của Hội.
Ngoài ra, theo chương trình hoạt động của Trại sáng tác, các nghệ sĩ sẽ đi thực tế sáng tác theo kế hoạch của Ban Tổ chức và sáng tác tự do tại Tp. Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng. Sau đó, Ban Tổ chức sẽ dành thời gian để các nghệ sĩ biên tập, lựa chọn files ảnh tốt gửi báo cáo kết quả trại, đồng thời tổ chức phân tích, nhận xét các tác phẩm theo những chủ đề đã được tập huấn trước đó. Việc phân tích, “đọc” ảnh sẽ được thực hiện bởi lãnh đạo Hội, các báo cáo viên và của chính các trại viên nhằm cùng mở ra cơ hội học tập bổ ích, thiết thực cho hoạt động sáng tác của mỗi hội viên sau dự trại.

Nguồn: vapa.org.vn

Khai mạc Trại sáng tác ảnh nghệ thuật tại Đà Lạt

Ngày 20/04/2021, tại Nhà Sáng tác Đà Lạt, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh (NSNA) Việt Nam đã chính thức khai mạc Trại sáng tác ảnh nghệ thuật dành cho các hội viên thuộc 2 khu vực: Bắc Trung bộ và Nam Trung bộ - Tây Nguyên.

Đây cũng là Trại sáng tác đầu tiên trong năm 2021 của Hội NSNA Việt Nam với sự hỗ trợ của Trung tâm hỗ trợ sáng tác văn hoá nghệ thuật. Sau Trại Đà Lạt, theo kế hoạch, Hội sẽ tiếp tục tổ chức Trại sáng tác nghiệp vụ tại Tp. Đà Nẵng dự kiến vào trung tuần tháng 8/2021 dành cho các nghệ sĩ thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

khaimacnhiepanhvnt4 2021

Tại Trại sáng tác này, các nghệ sỹ tham dự sẽ tập trung học tập nâng cao nghiệp vụ và trải nghiệm thực tế, sáng tác nghệ thuật tại thành phố Đà Lạt và một số địa điểm thuộc tỉnh Lâm Đồng.
Tham dự trại sáng tác lần này tại Đà Lạt, các hội viên sẽ được các báo cáo viên trao đổi, tập huấn về 4 nội dung gồm: Ảnh Trắng - Đen; Ảnh bộ; Ảnh phong cảnh và nội dung về Thị giác & tính thẩm mỹ trong Nhiếp ảnh. Sau đó, các trại viên cũng sẽ được Ban Tổ chức hướng dẫn thâm nhập thực tiễn, tham quan, sáng tác tại một số địa điểm giàu chất liệu nhiếp ảnh trong Tp. Đà Lạt và một số khu vực thuộc tỉnh Lâm Đồng. 

khaimacnhiepanhvnt4 2021 1

Tại buổi khai mạc, NSNA Nguyễn Văn Thương - UV BCH Hội đã trao đổi một số nội dung trong hoạt động của trại. Với chủ trương tôn trọng, khuyến khích các trại viên tự do sáng tạo nghệ thuật, Hội NSNA Việt Nam mong muốn tìm kiếm sự đa dạng về nội dung, phong cách, phương thức biểu hiện, dấu ấn cá nhân, cá tính sáng tạo trong mỗi tác phẩm của các nghệ sĩ... Bên cạnh đó, trên phương diện là người con của vùng đất Lâm Đồng, NSNA Nguyễn Văn Thương cũng hy vọng đề tài về hiện thực cuộc sống sẽ là mảnh đất màu mỡ để các nghệ sĩ ươm mầm cho tình yêu văn học nghệ thuật nảy nở sinh sôi; cùng với vẻ đẹp mộng mơ, lãng mạn của Thành phố Đà Lạt hy vọng sẽ là nguồn cảm hứng sáng tạo tươi mới cho các nghệ sĩ tham dự trại sáng tác lần này.
NSNA Hà Hữu Nết - Phó Chủ tịch thường trực Hội VHNT tỉnh Lâm Đồng rất vui khi Ban Tổ chức đã đồng ý tạo điều kiện để một số nhà nhiếp ảnh của tỉnh được tham gia dự thính trong các buổi trao đổi nghiệp vụ giúp nâng cao trình độ chuyên môn cho các hội viên.
Thay mặt Nhà sáng tác Đà Lạt, ông Võ Văn Quốc Bình - Giám đốc Nhà sáng tác Đà Lạt hy vọng các nghệ sĩ sẽ thật sự thoải mái để tập trung sáng tác hiệu quả, có được nhiều tác phẩm chất lượng trong đợt dự trại lần này. Nhà sáng tác Đà Lạt sẽ tạo điều kiện hỗ trợ tối đa cho các nghệ sĩ trong thời gian tham dự hoạt động nghiệp vụ thiết thực này của Hội.
Ngoài ra, theo chương trình hoạt động của Trại sáng tác, các nghệ sĩ sẽ đi thực tế sáng tác theo kế hoạch của Ban Tổ chức và sáng tác tự do tại Tp. Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng. Sau đó, Ban Tổ chức sẽ dành thời gian để các nghệ sĩ biên tập, lựa chọn files ảnh tốt gửi báo cáo kết quả trại, đồng thời tổ chức phân tích, nhận xét các tác phẩm theo những chủ đề đã được tập huấn trước đó. Việc phân tích, “đọc” ảnh sẽ được thực hiện bởi lãnh đạo Hội, các báo cáo viên và của chính các trại viên nhằm cùng mở ra cơ hội học tập bổ ích, thiết thực cho hoạt động sáng tác của mỗi hội viên sau dự trại.

Nguồn: vapa.org.vn

Khai mạc Trại Mỹ thuật Việt Nam 2021 tại Đà Nẵng và Đại Lải

Trong các ngày 16 - 17/4/2021 Hội Mỹ thuật Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức khai mạc Trại sáng tác mỹ thuật 2021 dành cho các hoạ sỹ đến từ các tỉnh thành phía nam tại Đà Nẵng và các hoạ sỹ đến từ các tỉnh thành phía bắc tại Đại Lải.

Trại sáng tác mỹ thuật phía bắc diễn ra tại Nhà sáng tác Đại Lải và Trại sáng tác mỹ thuật phía nam diễn ra tại Nhà sáng tác Đà Nẵng.

Dự khai mạc tại Nhà sáng tác Đà Nẵng có ông Huỳnh Văn Thọ - Phó chánh văn phòng Hội Mỹ thuật Việt Nam văn phòng đại diện phía nam, ông Hồ Minh Quân - Trưởng đoàn, ông Hồ Đình Nam Kha - Chủ tịch hội Mỹ thuật Đà Nẵng, ông Võ Huỳnh Hữu Trí - Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng, cùng các hoạ sỹ hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam tham gia Trại sáng tác lần này.

khaimacmythuatvnt4 2021 1

Buổi khai mạc tại Nhà sáng tác Đại Lải có sự tham dự của ông Đào Hùng – Trưởng đoàn; ông Nguyễn Thạch Tâm – Phó Giám đốc Nhà sáng tác Đại Lải.

khaimacmythuatvnt4 2021

Trong chương trình hội trại sáng tác, các họa sĩ sẽ có những buổi giao lưu, chia sẻ, giới thiệu, nghiên cứu các chuyên đề chuyên sâu về mỹ thuật đương đại, tìm hiểu và phát hiện đề tài, hình thành ý tưởng trong sáng tác mỹ thuật… Cùng với việc tiếp cận, nghiên cứu các chuyên đề, các họa sĩ còn đi tìm hiểu thực tế, sáng tác tại các địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Đà Nẵng.

Theo kế hoạch, hai Trại sáng tác diễn ra từ ngày 15/4/2021 đến hết ngày 29/4/2021 với sự tham gia của các hoạ sỹ là hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Khai mạc Trại Mỹ thuật Việt Nam 2021 tại Đà Nẵng và Đại Lải

Trong các ngày 16 - 17/4/2021 Hội Mỹ thuật Việt Nam đã phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức khai mạc Trại sáng tác mỹ thuật 2021 dành cho các hoạ sỹ đến từ các tỉnh thành phía nam tại Đà Nẵng và các hoạ sỹ đến từ các tỉnh thành phía bắc tại Đại Lải.

Trại sáng tác mỹ thuật phía bắc diễn ra tại Nhà sáng tác Đại Lải và Trại sáng tác mỹ thuật phía nam diễn ra tại Nhà sáng tác Đà Nẵng.

Dự khai mạc tại Nhà sáng tác Đà Nẵng có ông Huỳnh Văn Thọ - Phó chánh văn phòng Hội Mỹ thuật Việt Nam văn phòng đại diện phía nam, ông Hồ Minh Quân - Trưởng đoàn, ông Hồ Đình Nam Kha - Chủ tịch hội Mỹ thuật Đà Nẵng, ông Võ Huỳnh Hữu Trí - Giám đốc Nhà sáng tác Đà Nẵng, cùng các hoạ sỹ hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam tham gia Trại sáng tác lần này.

khaimacmythuatvnt4 2021 1

Buổi khai mạc tại Nhà sáng tác Đại Lải có sự tham dự của ông Đào Hùng – Trưởng đoàn; ông Nguyễn Thạch Tâm – Phó Giám đốc Nhà sáng tác Đại Lải.

khaimacmythuatvnt4 2021

Trong chương trình hội trại sáng tác, các họa sĩ sẽ có những buổi giao lưu, chia sẻ, giới thiệu, nghiên cứu các chuyên đề chuyên sâu về mỹ thuật đương đại, tìm hiểu và phát hiện đề tài, hình thành ý tưởng trong sáng tác mỹ thuật… Cùng với việc tiếp cận, nghiên cứu các chuyên đề, các họa sĩ còn đi tìm hiểu thực tế, sáng tác tại các địa phương trong tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Đà Nẵng.

Theo kế hoạch, hai Trại sáng tác diễn ra từ ngày 15/4/2021 đến hết ngày 29/4/2021 với sự tham gia của các hoạ sỹ là hội viên của Hội Mỹ thuật Việt Nam.

Khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu Nha Trang 2021

Ngày 11/4/2021, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã phối hợp với Nhà sáng tác Nha Trang khai mạc Trại sáng tác kịch bản Sân khấu năm 2021 tại Nhà sáng tác Nha Trang. Đây là hoạt động thường niên của Hội Sân khấu Việt Nam với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật.

khaimacsankhauvnt4 2021

Tham dự khai mạc có lãnh đạo Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam: bà Trịnh Thuý Mùi – Chủ tịch; ông Giang Mạnh Hà – Phó Chủ tịch Hội. Ngoài ra còn có sự tham dự của ông Nguyễn Thanh Hà – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa; bà Đỗ Thị Mai Hương – Giám đốc Nhà sáng tác Nha Trang; ông Nguyễn Văn Chức – nguyên Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Khánh Hoà cùng các Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú của địa phương. Đặc biệt, các nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát nghệ thuật truyền thống Khánh Hòa đã mở màn buổi khai mạc bằng những tiết mục nghệ thuật đặc sắc khiến không khí Trại sáng tác càng thêm hứng khởi.

Đây là trại sáng tác đầu tiên của năm 2021 do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức với sự tham gia của 17 tác giả đến từ ba miền: Bắc, Trung, Nam. 17 kịch bản được tham gia trại sáng tác lần này thuộc các thể loại: Kịch nói, tuồng, chèo…hứa hẹn mang đến cho các đơn vị nghệ thuật trong nước nhiều sự lựa chọn.

khaimacsankhauvnt4 2021 1
NSND Giang Mạnh Hà – Phó Chủ tịch Hội NSSKVN phát biểu tại buổi khai mạc.

Năm 2020 do ảnh hưởng từ dịch Covid – 19, nghệ thuật sân khấu gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi giảm bớt giãn cách xã hội, nhiều hoạt động đã trở lại bình thường, ngành nghệ thuật biểu diễn cần có sự thay đổi tư duy để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả. Việc thu hút lôi kéo khán giả trở lại rạp cần đầu tư, nâng cấp ngay từ khâu kịch bản, dàn dựng, thiết kế sân khấu sao cho đẹp hơn, hấp dẫn hơn và hiện đại hơn. Vì thế, sự đóng góp của các tác giả kịch bản là vô cùng quan trọng. NSND Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam khuyến khích các tác giả viết thêm những kịch bản dành riêng cho thiếu nhi bởi đối tượng này là khán giả tương lai của sân khấu. Bà cũng khẳng định việc tổ chức các trại sáng tác kịch bản gần đây đã cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Cụ thể, 6/20 kịch bản tham dự trại sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 5 năm 2020 đã được lên sàn diễn. Số kịch bản tham dự trại sáng tác Đại Lải tháng 11 năm 2020 cũng đang được một số đơn vị nghệ thuật lên kế hoạch dàn dựng.

Bà Đỗ Thị Mai Hương thay mặt toàn thể cán bộ nhân viên Nhà sáng tác Nha Trang chào mừng các tác giả kịch bản sân khấu đến với vùng biển Nha Trang hiền hoà, tươi đẹp. Bà khẳng định lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật luôn quan tâm sâu sát đến công tác tổ chức Trại sáng tác cũng như các lĩnh vực văn học nghệ thuật và nhất là nghệ thuật truyền thống. Bà cũng chúc các tác giả thật nhiều sức khoẻ và có được nhiều kịch bản thành công trong kỳ Trại lần này.

Khai mạc Trại sáng tác kịch bản sân khấu Nha Trang 2021

Ngày 11/4/2021, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đã phối hợp với Nhà sáng tác Nha Trang khai mạc Trại sáng tác kịch bản Sân khấu năm 2021 tại Nhà sáng tác Nha Trang. Đây là hoạt động thường niên của Hội Sân khấu Việt Nam với sự hỗ trợ của Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật.

khaimacsankhauvnt4 2021

Tham dự khai mạc có lãnh đạo Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam: bà Trịnh Thuý Mùi – Chủ tịch; ông Giang Mạnh Hà – Phó Chủ tịch Hội. Ngoài ra còn có sự tham dự của ông Nguyễn Thanh Hà – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Khánh Hòa; bà Đỗ Thị Mai Hương – Giám đốc Nhà sáng tác Nha Trang; ông Nguyễn Văn Chức – nguyên Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Khánh Hoà cùng các Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú của địa phương. Đặc biệt, các nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát nghệ thuật truyền thống Khánh Hòa đã mở màn buổi khai mạc bằng những tiết mục nghệ thuật đặc sắc khiến không khí Trại sáng tác càng thêm hứng khởi.

Đây là trại sáng tác đầu tiên của năm 2021 do Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức với sự tham gia của 17 tác giả đến từ ba miền: Bắc, Trung, Nam. 17 kịch bản được tham gia trại sáng tác lần này thuộc các thể loại: Kịch nói, tuồng, chèo…hứa hẹn mang đến cho các đơn vị nghệ thuật trong nước nhiều sự lựa chọn.

khaimacsankhauvnt4 2021 1
NSND Giang Mạnh Hà – Phó Chủ tịch Hội NSSKVN phát biểu tại buổi khai mạc.

Năm 2020 do ảnh hưởng từ dịch Covid – 19, nghệ thuật sân khấu gặp rất nhiều khó khăn. Sau khi giảm bớt giãn cách xã hội, nhiều hoạt động đã trở lại bình thường, ngành nghệ thuật biểu diễn cần có sự thay đổi tư duy để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả. Việc thu hút lôi kéo khán giả trở lại rạp cần đầu tư, nâng cấp ngay từ khâu kịch bản, dàn dựng, thiết kế sân khấu sao cho đẹp hơn, hấp dẫn hơn và hiện đại hơn. Vì thế, sự đóng góp của các tác giả kịch bản là vô cùng quan trọng. NSND Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam khuyến khích các tác giả viết thêm những kịch bản dành riêng cho thiếu nhi bởi đối tượng này là khán giả tương lai của sân khấu. Bà cũng khẳng định việc tổ chức các trại sáng tác kịch bản gần đây đã cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Cụ thể, 6/20 kịch bản tham dự trại sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 5 năm 2020 đã được lên sàn diễn. Số kịch bản tham dự trại sáng tác Đại Lải tháng 11 năm 2020 cũng đang được một số đơn vị nghệ thuật lên kế hoạch dàn dựng.

Bà Đỗ Thị Mai Hương thay mặt toàn thể cán bộ nhân viên Nhà sáng tác Nha Trang chào mừng các tác giả kịch bản sân khấu đến với vùng biển Nha Trang hiền hoà, tươi đẹp. Bà khẳng định lãnh đạo Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật luôn quan tâm sâu sát đến công tác tổ chức Trại sáng tác cũng như các lĩnh vực văn học nghệ thuật và nhất là nghệ thuật truyền thống. Bà cũng chúc các tác giả thật nhiều sức khoẻ và có được nhiều kịch bản thành công trong kỳ Trại lần này.

Bế mạc trại sáng tác văn học nghệ thuật Hà Tĩnh tại Đà Lạt

Ngày 14/4/2021, Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức lễ bế mạc Trại sáng tác văn học nghệ thuật tại Đà Lạt.

Dự buổi bế mạc có Nhà thơ Trần Nam Phong - Chủ tịch hội văn học nghệ thuật Hà Tĩnh; ông Võ Văn Quốc Bình - Giám đốc Nhà sáng tác Đà Lạt; ông Hà Hữu Nết - Phó Chủ tịch phụ trách Hội văn học nghệ thuật Lâm Đồng, đại diện báo Lâm Đồng cùng 18 văn nghệ sỹ tham gia dự Trại sáng tác.

bemachatinht4 2021

Qua thâm nhập thực tế, tham quan các danh lam thắng cảnh như Lang Biang, Rừng hoa Đà Lạt, Thiền viện Trúc lâm, XQ sử quán, mảnh đất Đà Lạt tươi đẹp, con người Đà Lạt hiền hòa, nồng hậu đã mang đến cho các văn nghệ sỹ Hà Tĩnh nhiều cảm xúc. Bằng tinh thần lao động sáng tạo và trách nhiệm, các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian đến từ quê hương của Đại thi hào Nguyễn Du đã sáng tác được 57 tác phẩm, gồm 1 truyện ngắn, 3 bút ký, 1 tùy bút, 2 tản văn, 37 thơ, 7 tranh, 11 ảnh nghệ thuật, 4 ca khúc. Có thể kể các tác phẩm tiêu biểu như: Điệu ví trên Lang Biang (Nguyễn Đình Đức), Soi, Đà Lạt phiêu (Đồng Văn Tình), Tiếng rơi (Trần Thị Loan), Nụ hôn tội lỗi (Ngọc Mai)...

Ông Trần Nam Phong - Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Tĩnh nhận định: Trại viết lần này quy tụ được các văn nghệ sĩ ở nhiều thế hệ, nhiều lứa tuổi khác nhau. Từ thế hệ đã chững chạc trong tuổi đời, tuổi nghề từng đi qua thăng trầm năm tháng vẫn tiếp tục say mê sáng tạo như các tác giả: Nguyễn Văn Thanh, Xuân Diệu; đến thế hệ đang đầy nhiệt huyết sức trẻ và khát vọng sáng tạo như Dương Thế Võ, Đăng Đức, Từ Bắc... Trong thời gian ở Trại sáng tác, các văn nghệ sỹ đã cùng nhau trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, học hỏi lẫn nhau kỹ năng sáng tác, trau dồi vốn sống, nâng cao chất lượng tác phẩm, cùng tạo nên nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung và tư tưởng, nghệ thuật. Sự tiếp nối giữa các thế hệ sẽ bắc cầu cho phong trào sáng tạo văn học nghệ thuật cảu Hà Tĩnh vươn cao, đi xa.

bemachatinht4 2021 1

Tại buổi bế mạc, nhiều bài thơ đã được ngâm đọc, nhiều ca khúc mới sáng tác dã được trình bày; trong đó, các tác phẩm đều chất chứa tâm hồn, cốt cách của những người con xứ sở núi Hồng sông La thấm đẫm nghĩa tình.

Thay mặt Nhà sáng tác Đà Lạt, ông Võ Văn Quốc Bình đã có bài phát biểu chúc mừng đoàn văn nghệ sỹ của Hội văn học nghệ thuật Hà Tĩnh đã hoàn thành Trại sáng tác với nhiều thành công. Ông chúc các văn nghệ sỹ Hà Tĩnh sẽ tiếp tục phát huy thành công của Trại sáng tác trong các tác phẩm mới, để đạt được những đỉnh cao hơn nữa trong sáng tác.

Chùm tác phẩm ảnh nghệ thuật của các nghệ sỹ nhiếp ảnh Hội văn học nghệ thuật Khánh Hoà

Tác phẩm ảnh nghệ thuật của các nghệ sỹ nhiếp ảnh Hội văn học nghệ thuật Khánh Hoà – sáng tác tại Nhà sáng tác Vũng Tàu tháng 3/2021.

anhkhanhhoa1
Hoàng hôn bên giàn khoan – Nguyễn Văn Mẫn
anhkhanhhoa2
Bóng muối – Nguyễn Văn Mẫn
 
anhkhanhhoa3
Sản phẩm Lục bình – Hà Bình
 
anhkhanhhoa4
Bình minh núi Nghinh Phong – Đỗ Tuấn Ngọc
 
anhkhanhhoa5
Chợ sớm Long Hải – Đỗ Tuấn Ngọc

Chùm thơ Tô Thanh Hằng – Hội văn học nghệ thuật Khánh Hoà

Chùm thơ của Tô Thanh Hằng – Hội văn học nghệ thuật Khánh Hoà – sáng tác tại Nhà sáng tác Vũng Tàu tháng 3/2021.

VŨ ĐIỆU BAN MAI 

Gió lên
thổi đêm dạt vào bờ
Sóng chạy ào ào
Quăng lưới
vớt bình minh.

Vũ điệu ban mai
Biển rực màu hồng tía
Mắt lưới chờ
Mẻ cá đầu tiên.

Người ngư dân
vươn mình kéo lưới
Điệu múa nào đẹp hơn

Ánh sáng bừng lên
Vung dậy cả bãi bờ
Biển như hát
Sóng đùa vui quẫy đạp

Cuộc sống yên bình
Vũng Tàu lặng ngát
Bước chân trần
Theo vũ điệu ban mai.

******

VÌ SAO BIỂN MẶN

Lặng tự tim mình trào lên ngọn sóng
Tiếng thét gọi đâu đây lẫn với biển trời
64 người con đất Việt
64 anh hùng quyết tử Gạc Ma ơi!

Biển mặn vì đâu ai người đã hỏi?

Nước mắt mẹ khóc con đau xé
Máu chảy thành dòng đỏ thắt biển đông
Máu và nước mắt chan từng con sóng
Biển mặn vì đâu ai đã trả lời ...

Vòng hoa viếng linh hồn chiến sĩ
Trôi dập dềnh theo nhịp sóng nhẹ đưa
Nước mắt của bao người dân Việt
Âm thầm rơi ... lặng lẽ như mưa.

Các anh ơi! Đảo Gạc Ma còn đó
Tiếng vọng ngàn đời trời biển mãi ghi
Tiếng sóng hát bài ca bất tử
Biển mặn mòi thao thiết gói lời ru

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này