Minh Phương

Minh Phương

Khởi công sửa chữa Nhà sáng tác Vũng Tàu

Ngày 9/8/2018 tại Nhà sáng tác Vũng Tàu đã tổ chức khởi công sửa chữa Nhà sáng tác Vũng Tàu.

Tham dự buổi khởi công có ông Huỳnh Văn Ngàn – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật; ông Phan Toàn – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ An Toàn; ông Phạm Quang Tuyến – Giám sát trưởng Công ty Tư vấn xây dựng Miền Trung cùng các cán bộ, nhân viên Nhà sáng tác Vũng Tàu.

suachuanstvungtau
Nhà sáng tác Vũng Tàu đang được sửa chữa

Với mục đích nâng cấp chất lượng phục vụ các văn nghệ sỹ cả nước, đồng thời sửa chữa cơ sở vật chất đã xuống cấp sau nhiều năm tại Nhà sáng tác Vũng Tàu, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã quyết định sửa chữa, nâng cấp Nhà sáng tác Vũng Tàu. Công trình bắt đầu vào tháng 8/2018 và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2018.

Cần cách viết mới về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng

Ngày 15/8/2018, tại Nhà sáng tác Đại Lải, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phối hợp với Trung tâm hỗ trợ sáng tác văn học Nghệ thuật tổ chức "Tọa đàm văn học đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” và Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới - Vai trò, chức năng của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân”.

Tọa đàm đã nhận được gần 30 tham luận của các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật, nhà nghiên cứu văn học, nhà văn là cộng tác viên lâu năm của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
 
toadamnxbqdndt8 2018
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Các đại biểu đã chỉ rõ: Sau khi chiến tranh kết thúc, đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng, hình tượng Bộ đội Cụ Hồ ít được đề cập, ít có tác phẩm giá trị, ấn tượng. Đó là chưa kể, một số tác phẩm có biểu hiện cực đoan, chỉ tập trung bôi đen mặt tối, tiêu cực của đời sống hiện tại, thậm chí xuyên tạc, bóp méo lịch sử… Chính vì vậy, việc tập trung đầu tư, sáng tác về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng là điều cần thiết.

Các tham luận nhấn mạnh Nhà xuất bản Quân đội nhân dân là cơ quan xuất bản tổng hợp chuyên ngành quân sự của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trung tâm xuất bản của toàn quân, do Tổng cục Chính trị trực tiếp chỉ đạo. Sách của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân luôn giữ vững định hướng chính trị, đồng thời khẳng định thương hiệu uy tín của Nhà xuất bản về mảng đề tài đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng.

Những năm gần đây, NXB Quân đội nhân dân đã tổ chức các Trại sáng tác văn học về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng tại các Nhà sáng tác Tam Đảo (2015), Đại Lải (2016) và Nha Trang (2017). Tính đến nay, trong tổng số gần 70 bản thảo thu nhận được từ 3 trại sáng tác và 2 đợt đầu tư chiều sâu 3 tháng đã có 30 tác phẩm được xuất bản, cùng 15 tác phẩm khác đang được NXB Quân đội nhân dân tổ chức biên tập và xuất bản. Nhiều tác phẩm vừa xuất bản đã gây tiếng vang trong dư luận và được các cơ quan quản lý xuất bản, cơ quan văn học nghệ thuật ở cả trung ương và địa phương đánh giá cao.

Cuộc tọa đàm đã trao đổi giúp Nhà xuất bản Quân đội nhân dân định hướng một số vấn đề về: Định vị lại giá trị của mảng đề tài “Lực lượng vũ trang - chiến tranh cách mạng”; tìm cách viết mới để có được tác phẩm đỉnh cao; vai trò của NXB Quân đội nhân dân đối với mảng đề tài này; cơ chế chính sách với các tác giả.

Nguồn: www.qdnd.vn

Cần cách viết mới về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng

Ngày 15/8/2018, tại Nhà sáng tác Đại Lải, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phối hợp với Trung tâm hỗ trợ sáng tác văn học Nghệ thuật tổ chức "Tọa đàm văn học đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” và Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới - Vai trò, chức năng của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân”.

Tọa đàm đã nhận được gần 30 tham luận của các nhà quản lý văn hóa nghệ thuật, nhà nghiên cứu văn học, nhà văn là cộng tác viên lâu năm của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân.
 
toadamnxbqdndt8 2018
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Các đại biểu đã chỉ rõ: Sau khi chiến tranh kết thúc, đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng, hình tượng Bộ đội Cụ Hồ ít được đề cập, ít có tác phẩm giá trị, ấn tượng. Đó là chưa kể, một số tác phẩm có biểu hiện cực đoan, chỉ tập trung bôi đen mặt tối, tiêu cực của đời sống hiện tại, thậm chí xuyên tạc, bóp méo lịch sử… Chính vì vậy, việc tập trung đầu tư, sáng tác về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng là điều cần thiết.

Các tham luận nhấn mạnh Nhà xuất bản Quân đội nhân dân là cơ quan xuất bản tổng hợp chuyên ngành quân sự của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trung tâm xuất bản của toàn quân, do Tổng cục Chính trị trực tiếp chỉ đạo. Sách của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân luôn giữ vững định hướng chính trị, đồng thời khẳng định thương hiệu uy tín của Nhà xuất bản về mảng đề tài đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng.

Những năm gần đây, NXB Quân đội nhân dân đã tổ chức các Trại sáng tác văn học về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng tại các Nhà sáng tác Tam Đảo (2015), Đại Lải (2016) và Nha Trang (2017). Tính đến nay, trong tổng số gần 70 bản thảo thu nhận được từ 3 trại sáng tác và 2 đợt đầu tư chiều sâu 3 tháng đã có 30 tác phẩm được xuất bản, cùng 15 tác phẩm khác đang được NXB Quân đội nhân dân tổ chức biên tập và xuất bản. Nhiều tác phẩm vừa xuất bản đã gây tiếng vang trong dư luận và được các cơ quan quản lý xuất bản, cơ quan văn học nghệ thuật ở cả trung ương và địa phương đánh giá cao.

Cuộc tọa đàm đã trao đổi giúp Nhà xuất bản Quân đội nhân dân định hướng một số vấn đề về: Định vị lại giá trị của mảng đề tài “Lực lượng vũ trang - chiến tranh cách mạng”; tìm cách viết mới để có được tác phẩm đỉnh cao; vai trò của NXB Quân đội nhân dân đối với mảng đề tài này; cơ chế chính sách với các tác giả.

Nguồn: www.qdnd.vn

Khởi công sửa chữa Nhà sáng tác Vũng Tàu

Ngày 9/8/2018 tại Nhà sáng tác Vũng Tàu đã tổ chức khởi công sửa chữa Nhà sáng tác Vũng Tàu.

Tham dự buổi khởi công có ông Huỳnh Văn Ngàn – Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật; ông Phan Toàn – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ An Toàn; ông Phạm Quang Tuyến – Giám sát trưởng Công ty Tư vấn xây dựng Miền Trung cùng các cán bộ, nhân viên Nhà sáng tác Vũng Tàu.

suachuanstvungtau
Nhà sáng tác Vũng Tàu đang được sửa chữa

Với mục đích nâng cấp chất lượng phục vụ các văn nghệ sỹ cả nước, đồng thời sửa chữa cơ sở vật chất đã xuống cấp sau nhiều năm tại Nhà sáng tác Vũng Tàu, Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật đã quyết định sửa chữa, nâng cấp Nhà sáng tác Vũng Tàu. Công trình bắt đầu vào tháng 8/2018 và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2018.

Chùm truyện ngắn của Cao Xuân Sơn - Hội Nhà văn Việt Nam

Chùm truyện ngắn của tác giả Cao Xuân Sơn - sáng tác tại Trại sáng tác Hội Nhà văn Việt Nam, Nhà sáng tác Vũng Tàu tháng 3-2018.

BÁNH CHƯNG GẤC

Bà nội bảo trong các thứ bánh Tết cổ truyền, bà mê nhất bánh chưng gấc, tiếc là ngoài chợ giờ không thấy bán.

Anh em bé Trân nhìn bố, dò hỏi. Bố nói:
- Đúng đấy, bánh chưng gấc ngon tuyệt. Muốn ăn, nhà mình phải tự gói thôi. Hơi vất vả, nhưng có các con giúp, mẹ sẽ vui hơn.
Hai anh em thích lắm.

Hôm sau, mẹ đi chợ sắm Tết, không quên mua thêm mấy trái gấc chín.

Sáng 30, hai anh em phụ mẹ rửa lá dong rồi xem mẹ gói bánh. Nếp được mẹ ngâm từ sớm, đề ráo, trộn đều với “thịt” gấc. Nhân bánh là đậu, thịt như bánh chưng thường

Bếp lửa nhóm ở góc sân. Nồi bánh ùng ục sôi, hai anh em lăng xăng lui tới hít hà. Con Lu sốt ruột bám theo. Thỉnh thoảng, khói tạt vào mẳt cay xè nhưng nghĩ đến lúc được nếm bánh, hai đứa lại nhìn nhau, nhoẻn cười.

10 giờ đêm, bánh chín. Bố cung kính dâng một cặp lên bàn thờ gia tiên. Mẹ bóc một chiếc ra đĩa sứ trắng, đặt giữa mâm cỗ cúng giao thừa, mâm cỗ thoắt biến thành bông hoa nhụy đỏ như son.

Mùi xôi gấc ngầy ngậy quyện với mùi thơm bánh chưng quen thuộc tạo nên hương vị thật đặc biệt khiến bà nội rưng rưng xúc động. Chẳng cần nếm thử, bà cũng biết Tết này ngon nhất vẫn là món bánh chưng gấc bởi nó được gói bằng biết bao yêu thương của con cháu dành cho mình.

BẾP PHÓ CỦA MẸ

Tết năm ngoái, Trân với con Lu mon men xuống bếp, mẹ không cho, sợ vướng chân. Năm nay, nể bà nội, mẹ cho Trân làm “bếp phó”.

Nhưng làm “bếp phó” không dễ. Suốt chiều, Trân chỉ biết chờ mẹ sai vặt, còn mẹ thì nhễ nhại mồ hôi giữa ngổn ngang xoong chảo.

Sực nhớ điều gì, Trân hỏi:
- Cà rốt với củ cải trắng làm dưa góp đâu mẹ? Để con tỉa hoa cho, bà nội dạy con rồi.
- Vậy hả? Trong tủ lạnh đó. cẩn thận, con dao nhỏ mẹ mới liếc, bén lắm!
Bà nội cười, âu yếm nhìn Trân rồi đem củ cải, cà rốt ra xắt khoanh. Trân lấy dao nhỏ, tỉa thành những bông hoa trắng, hoa đỏ, trông thật ngon mắt. Mẹ xuýt xoa:
- Ôi, mẹ có “bếp phó” thật rồi!

Bố với anh Hai nghe vậy cũng xuống bếp đứng xem rồi tấm tắc khen. Trân vui lắm, mặc cho mồ hôi lấm tấm trên trán.

Lần đầu tiên Trân hiểu ra: để có những bữa cơm ngon, lâu nay, mẹ đã phải vất vả thế nào.

Bỗng dưng, Trân thấy thương mẹ, thật nhiều...

CUỐN LỊCH XUÂN

Bố mẹ đi chợ hết. Anh Hai lau bàn thờ rồi đi tắm cho con Lu. Bé Trân đem khăn mới trải lên chiếc bàn phòng khách.

Xong hai anh em tìm chỗ treo hai cuốn lịch Xuân giống hệt nhau mà ai đó tặng.
- Em có cách! - Bé Trân reo lên - Một cuốn treo phòng khách, cuốn kia mình “biến” thành lịch Xuân nhà mình...
Hai anh em thì thào gì đó rồi ngoéo tay nhau thật chặt. Bà nội ở sau lưng từ baogiờ:
- Bà biết rồi nhá! Cho bà tham gia với nào!
Cả hai khẽ gật đầu.

Những bức ảnh gia đình được bày ra cùng giấy màu, băng keo... Hai anh em hì hục cắt dán. Nền hoa lan giờ được thay bằng hình ông bà, bố mẹ, hai anh em. Cả hình con Lu lúc còn bé.

Lật từng tờ cho bà nội “duyệt” xong, hai anh em mang cuốn lịch Xuân độc nhất vô nhị ấy treo giữa phòng ăn.

Hơi ấm yêu thương mơ hồ lan tỏa khắp nhà.

Bố mẹ về, lặng ngắm cuốn lịch của hai anh em, vui đến nghẹn ngào.

CÀNH ĐÀO RỰC RỠ

Xa quê xứ Bắc đã lâu nên năm nào cũng vậy, dù nhà sẵn mai vàng, bố vẫn không quên sắm cành đào đón Tết.

Trưa ba mươi, bố mang về cành đào hấp hé nụ. Trân mở cửa đón bố. Anh Hai mang chiếc bình gốm ra phòng khách để bà nội cho nước vào. Hơ lửa xong, bố nhúng phần gốc đào vào ca nước nóng mẹ pha sẵn rồi đem cắm vào bình. Bố bảo làm vậy đào sẽ tươi lâu.

Trân hỏi:
- Liệu giao thừa, nó có kịp nở hoa không bố?
Bố nói:
- Mình khéo chăm, may ra kịp. Chắc nó còn choáng vì cái nắng phương Nam.
Mẹ kéo rèm cửa che bớt gió lùa. Anh Hai xoay quạt máy sang hướng khác. Bà nội bỏ vào bình mấy viên vitamin B1. Bé Trân cầm bình xịt nước giả làm mưa phùn tưới cho đào, miệng thì thầm:
- Cả nhà yêu bố lắm, bố yêu hoa đào lắm, nở đi, nở đi đào...!
Chẳng biết có nghe thấy gì không, nhưng chiều tối, những chiếc nụ xinh xinh bỗng cựa mình, rồi hoa nối tiếp hoa rực rỡ.

Có lẽ cảm dộng trước tấm lòng mọi người trong nhà dành cho nhau, cành đào dã hối hả chuyển nhựa lên từng chiếc nụ xinh để những cánh hoa đông loạt bung nở sớm hơn, như một phép mầu.

CỔ TÍCH VỀ MÁI ẤM

Ngày xửa ngày xưa...

Ở làng nọ, có hai vợ chồng nghèo sống trong một căn nhà nhỏ mái tranh vách đất. Họ sinh được hai con, một trai một gái. Cả hai ngoan ngoãn, có hiếu với cha mẹ, biết bảo ban nhau. Ngày ngày, vợ chồng vác cuốc ra đồng làm lụng. Hai đứa trẻ ở nhà chăm đàn gà, cây bầu cây bí. Tối đến, bếp lửa nhóm lên, cả nhà quây quần bên mâm cơm đạm bạc nhưng đầy ắp tiếng cười.

Cuộc sống bình dị mà hạnh phúc cứ thế trôi đi...

Trong vùng bỗng xuất hiện gã khổng lồ chột mắt với bộ mặt và hàm răng gớm ghiếc. Tên gã là Bất Hạnh. Gã có một sở thích kỳ quái: ăn và phá bất cứ ngôi nhà nào gã gặp trên đường, bất kể là nhà ai, to hay nhỏ, giàu hay nghèo. Nhiều thôn xóm đã vì hắn mà tiêu điều. Có những ngôi nhà xây bằng đá tảng, mái dát vàng nhưng chỉ một đêm đã nát vụn dưới gót chân gã.

Một đêm kia, Bất Hạnh đến. Mưa gió, sấm chớp dữ dội. Sáng ra, mọi người mở cửa, dụi mắt. Không ai tin Bất Hạnh lại khủng khiếp đến thế. Hàng chục ngôi nhà, cái thì đổ nát, cái thì biến mất như chưa từng có mặt trên đời. Những ngôi nhà khác nhìn qua ngỡ vẫn lành lặn nhưng xem kỹ mới thấy tường nứt, cột xiêu... Lạ thay, ngôi nhà tranh vách đất của đôi vợ chồng nghèo vẫn nhà bình an vô sự. Chẳng những thế, nó còn có vẻ cứng cáp, vững chãi hơn trước.

Bất Hạnh đi rồi, dân làng kéo đến hỏi xem điều gì đã khiến ngôi nhà kia đứng vững suốt đêm qua? Vợ chồng gia chủ lúng túng nhìn nhau rồi mở cửa mời khách vào nhà để họ tận mắt xem xét mọi thứ. Chẳng ai phát hiện ra điều gì. Có người ngờ rằng gia chủ giấu giếm bảo bối ở đâu đó. Lại có người tin nhà này tốt phúc, được Bụt ban cho phép lạ.

Ai đó bỗng ngửa mặt kêu trời:
- Sao Trời chỉ thương vợ chồng họ mà nỡ xui Bất Hạnh đến phá sập nhà tôi?
Nhiều tiếng than thở khác nối theo:
- Sao bất công vậy Trời? Tôi có trêu ghẹo gì Bất Hạnh đâu, sao Trời để gã kéo đến làm nhà tôi tốc mái?
- Trời không cho bảo bối, Bất Hạnh quay lại, chúng tôi biết lấy gì chống đỡ đây?
Chợt trên cao có tiếng cười khanh khách.
Bụt hiện ra, bảo:
- Các con không biết đó thôi! Xưa nay, Trời có thiên vị ai bao giờ? Bảo bối chống lại Bất Hạnh nằm trong tay tất cả mọi người. Ta cho các con biết một bí mật: dù chỉ là mái tranh vách đất nhưng từ lúc ra đời, mỗi ngôi nhà đã mang sẵn trong nó một trái tim vô hình. Trái tim ấy biến ngôi nhà thành Mái Ấm che chở một gia đình, khác với những ngôi nhà hoang lạnh lẽo. Trái tim được những đứa con thờ phụng, được người cha nâng niu, còn người mẹ âm thầm cất giữ. Ngày lại ngày, nó được nuôi dưỡng bằng chính hơi ấm của trái tim những người đang sống trong nhà, bằng tình yêu thương họ dành cho nhau và cho Mái Ấm của họ. Đến lượt mình, trái tim kỳ diệu lại không ngừng tỏa hơi nóng ra xung quanh, biến cả những vách đất, mái tranh thành vật liệu vĩnh cửu, không Bất Hạnh nào có thể tàn phá.
Dứt lời, Bụt biến mất.

Ai nấy bừng tỉnh.

Câu chuyện theo gió lan khắp thế gian. Từ đó, trong mỗi gia đình, mọi người yêu thương nhau hơn. Ai cũng muốn góp sức sưởi ấm trái tim trong ngôi nhà riêng, mong một ngày nó sẽ biến ngôi nhà của họ thành Mái Ấm dứng vững trước Bất Hạnh.

Không biết ai là người đầu tiên vẽ Mái Ấm với biểu tượng là một trái tim dưới mái nhà, chỉ biết sau đó, nhà nhà rủ nhau làm theo. Người ta vẽ rồi dán biểu tượng đó trước cửa như để nói với mọi người về sự gắn kết yêu thương giữa các thành viên trong nhà mình.

Gã chột Bất Hạnh, mỗi khi nhìn thấy biểu tượng đó cũng sợ hãi bỏ đi.

Và ngày nay, như các bạn thấy, biểu tượng đó xuất hiện ở khắp nơi.

Nhà sáng tác Vũng Tàu tháng 3-2018

Khai mạc Trại sáng tác văn học đề tài “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng”

Sáng 8/8/2018, tại Nhà sáng tác Đại Lải, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” năm 2018.

Trại sáng tác lần này là sự tiếp nối thành công từ Trại sáng tác Tam Đảo cuối năm 2015, Đại Lải 2016, Nha Trang 2017 và hai đợt đầu tư chiều sâu. Kết quả ba trại sáng tác được thu về 45 bản thảo trong đó 34 bản thảo đã được xuất bản và được bạn đọc đón nhận. Nhiều tác phẩm đã được nhận các giải thưởng. Thành công của trại viết là cơ sở để động viên Nhà xuất bản Quân đội nhân dân khẳng định vị thế trong việc tổ chức xuất bản các tác phẩm có chất lượng cao về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng”.

khaimacnxbqdndt8 2018
Quang cảnh lễ khai mạc

Tham gia trại viết lần này có 14 nhà văn, nhà thơ là những cộng tác viên lâu năm của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, có nhiều tác phẩm chất lượng về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” như: Chi Phan, Lê Văn Vọng, Nguyễn Bắc Sơn, Minh Chuyên, Vân Thảo, Nguyễn Minh Khiêm… Ban tổ chức tin tưởng trong thời gian sống và sinh hoạt tại Nhà sáng tác Đại Lải, các nhà văn, nhà thơ sẽ có nhiều tác phẩm chất lượng tốt về nội dung và hình thức.

khaimacnxbqdndt8 2018 1
Các nhà văn và Ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm

Bên lề Trại sáng tác, NXB Quân đội nhân dân sẽ tổ chức một cuộc tọa đàm quy mô lớn vào ngày 15-8 với chủ đề “Văn học viết về đề tài Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng và Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới – Vai trò chức năng của NXB Quân đội nhân dân”. Mục tiêu của cuộc tọa đàm là nhìn nhận lại kết quả rất đáng khích lệ của các trại sáng tác vừa qua, định ra phương hướng phát triển mảng văn học đề tài “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng” có chiều sâu và khẳng định giá trị bền vững.

Nguồn: www.qdnd.vn

Khai mạc Trại sáng tác văn học đề tài “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng”

Sáng 8/8/2018, tại Nhà sáng tác Đại Lải, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật tổ chức khai mạc Trại sáng tác văn học về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” năm 2018.

Trại sáng tác lần này là sự tiếp nối thành công từ Trại sáng tác Tam Đảo cuối năm 2015, Đại Lải 2016, Nha Trang 2017 và hai đợt đầu tư chiều sâu. Kết quả ba trại sáng tác được thu về 45 bản thảo trong đó 34 bản thảo đã được xuất bản và được bạn đọc đón nhận. Nhiều tác phẩm đã được nhận các giải thưởng. Thành công của trại viết là cơ sở để động viên Nhà xuất bản Quân đội nhân dân khẳng định vị thế trong việc tổ chức xuất bản các tác phẩm có chất lượng cao về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng”.

khaimacnxbqdndt8 2018
Quang cảnh lễ khai mạc

Tham gia trại viết lần này có 14 nhà văn, nhà thơ là những cộng tác viên lâu năm của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, có nhiều tác phẩm chất lượng về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng” như: Chi Phan, Lê Văn Vọng, Nguyễn Bắc Sơn, Minh Chuyên, Vân Thảo, Nguyễn Minh Khiêm… Ban tổ chức tin tưởng trong thời gian sống và sinh hoạt tại Nhà sáng tác Đại Lải, các nhà văn, nhà thơ sẽ có nhiều tác phẩm chất lượng tốt về nội dung và hình thức.

khaimacnxbqdndt8 2018 1
Các nhà văn và Ban tổ chức chụp ảnh lưu niệm

Bên lề Trại sáng tác, NXB Quân đội nhân dân sẽ tổ chức một cuộc tọa đàm quy mô lớn vào ngày 15-8 với chủ đề “Văn học viết về đề tài Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng và Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới – Vai trò chức năng của NXB Quân đội nhân dân”. Mục tiêu của cuộc tọa đàm là nhìn nhận lại kết quả rất đáng khích lệ của các trại sáng tác vừa qua, định ra phương hướng phát triển mảng văn học đề tài “Lực lượng vũ trang – Chiến tranh cách mạng” có chiều sâu và khẳng định giá trị bền vững.

Nguồn: www.qdnd.vn

TRUYỆN MÙA ƯƠI - Truyện ngắn của Thiên Nga So Zuôn - Hội Văn học nghệ thuật Bình Định

TRUYỆN MÙA ƯƠI

Tác giả: Thiên Nga So Zuôn - Sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật Bình Định, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 5-2018.

Chi Rang bị dánh thức bởi bàn tay lay khẽ của vợ. Anh ngồí dậy, ra ngoài rửa mặt cho tỉnh ngủ. Vợ anh, Mơ Nát bụng dạ sắp sanh. Vậy mà ngày nào chị cũng dậy thật sớm, lo nước, lo cơm cho chồng đi vô rừng.

Lâu lắm mới có một mùa ươi. Anh phải tới sớm chớ khỏng người ta chọn hết những cây sai quả.

Mùa hạ. Lũ ve bắt đầu lột xác. Chúng kêu ra rả trên những cảnh ươi. Đài non rực rỡ như cánh sen hồng. Khi trái già, dài chuyển sang màu trắng xám, trái vàng bò, sau đó khô dần rồi rơi xuống dất. Người ta vẫn gọi là ươi bay.

Vào mùa thu trái, kiểm lâm làm việc căng thẳng lắm. Cũng chẳng oan gì. Con người luôn có tính tham mà. Cứ nghe làm gì có tiền là bất chấp hậu quả. Ngày nào cũng vác máy cưa, rựa rìu đốn hạ cây ươi. Kể cả cây gõ, cây chò hay bất kì cây gỗ nào khác, chỉ vì để lấy phong lan. Kiểm lâm mà không vào cuộc, cánh rừng có mà xơ xác hết. Nhiều phen bất ngờ quá, bà con chưa kịp chạy, bị tịch thu tang chứng, vật chứng, bị lập biên bản. Khổ thân! Mệt cả một ngày. Tốn thời gian cả một ngày mà vẫn phải về tay không. May mắn cho Chi Rang là anh leo trèo rất giỏi. Ngày nào đi cũng hái được cả gùi to. Mơ Nát sắp sanh rồi. Hai vợ chồng lại mới ra riêng, mọi thứ đều cần đồng tiền mua sắm. Chớ nhờ mãi bên gia đình vợ, người ta coi khinh là thằng đàn ông lười. Nhục lắm! Anh đi núi nhiều ngày, bán được cũng khá. Chỉ là bụi ươi đã ít dần. Bởi đâu phải chỉ mình anh.

Chi Rang vào sâu thêm mấy cánh rừng. Mãi tới chiều mới nhớ, đường còn xa. Anh vội vã bước chân quay về. Có tiếng khóc văng vẳng.

Chi Rang hơi run hai đầu gối. Bản năng tự vệ, anh rút cây rựa ra khỏi gùi. Tay nắm chặt cán. Mắt đảo liên hồi quan sát.

Tiếng khóc càng lúc càng gần. Chi Rang nhìn xuống khe suối, một người con gái ôm cái chân sưng vù. Gùi trái ươi đổ vương vãi dưới đất. Số bị ngâm nước đã nở hết từ lúc nào. Là Mơ Tánh! Người cùng làng chứ không phải con ma.

Sương trắng giăng mờ lên từng nhánh cây, ngọn cỏ. Chi Rang đốt thêm lửa, lấy ánh sáng băng bó vết thương. “Em không bị gãy chân đâu. Anh đắp thuốc này vào, ngày mai là đi về được”. Mơ Tánh không nói, chi gật đầu nhìn anh bằng mắt biết ơn. Cô lót lại ổ lá trên nền đất, nằm co ro như một chú mèo bị ướt mưa. Bên đống lửa, Chi Rang vẫn ngồi thao thức. Mắt đăm đăm nhìn về hướng làng. Trong bụng núi, tiếng thú kêu đêm dội vào vách đá, tạo những âm thanh ghê rợn. Trăng cuối mùa soi ánh bạc loang lổ qua kẽ lá. Một thứ ánh sáng ma mị chập chờn. Nó như cố vồ lấy cái bóng nhỏ của hai con người.

***

Chi Tiêng trong lòng như có lửa. Cả đêm anh không hề chợp mắt. Mãi đến khi bà mụ bảo: Mơ Nát đã sanh. Anh mới nhẹ nhõm thở phào. Thế nhưng, chưa vui được thú vui làm cậu, đã phải ngậm ngùi. Cháu bé không may mắn được nhìn thấy mặt trời như bao đứa trẻ khác. Yàng không cho nó được khóc trước mặt cha. Chi Rang vẫn chưa về.

Gần ba tháng nay, gia đình phía vợ luôn tỏ thái độ bực dọc. Chi Rang không biết đã xảy ra chuyện gì. Chuyện ngủ đêm trên núi, anh và Mơ Tánh đã bàn nhau không nói. Không nói là vì muốn tránh miệng đời thêu dệt. Để Chi Rang tiếp tục nuôi vợ. Để Mơ Tánh còn phải lấy chồng. Với lại, luật làng xưa nay đâu buông tha cho bất kỳ ai, chỉ cần cái suy đoán, bắt lí của già làng, ngay mấy rồi cũng thành gian.

Lo sợ là vậy, mà nỗi lo vẫn cứ hiện ra. Chi Tiêng kéo cả dòng họ lên nhà em gái. Mơ Tánh và cha mẹ cũng bị gọi tới. Chi Tiêng không ngần ngại nói trước mọi người: “ Vì trước đây, vì Mơ Nát dang trong tháng ở cữ, tôi kín tiếng đến giờ mới nói. Việc Chi Rang với Mơ Tánh đã ngủ cùng nhau trên núi đêm đó, Chi Lưm về ăn chết cháu bé mới sanh ra. Giờ, nếu Chi Rang còn muốn sống cùng Mơ Nát, thì chuyện “hái ươi” phải khai nhận, cúng quải trước cả làng, cả họ. Đêm khuya. Rừng rậm. có chối thế nào cũng chẳng ai tin đâu”. Chi Tiêng vừa dứt câu, trong nhà đã rộ lên lời kết tội, rồi cãi chối, thanh minh...Càng trở nên ồn ào, càng thu hút sự tò mò cùa bà con lối xóm. Họ kéo nhau tới. Con ma Chi Lưm càng trở nên linh nghiệm qua lời bàn tán cùa mọi người.

Tương truyền rằng: Chi Lưm là mặt xấu của vị Thần hôn nhân. Là sự trừng phạt cho những ai không chung thủy. Có vợ, có chồng mà vẫn ăn nằm với kẻ khác. Kể cả những ai ăn ngủ trước khi cưới. Hoặc ngủ rồi không chịu lấy nhau. Nếu không cúng, Chi Lưm sẽ ăn người, ăn súc vật, cho hạn hán, cho mưa dai... Không chỉ bản thân, gia đình người đó bị, mà còn ảnh hưởng tới cả làng. Do vậy, mới có tục làng phạt vạ. Nhưng nếu đã sai chân, trái tay thì cũng đáng. Còn không có chuyện gì mà bị nghi oan, bắt phạt thì Chi Rang chẳng chút ưng lòng. Anh quyết không nhận tội, mặc dù bên vợ có mềm mỏng hay cứng rắn. Sau nhiều lời qua tiếng lại, Chi Rang bị đuổi ra khỏi làng. Còn Mơ Nát, bởi không tin chồng đã làm điều xấu, cũng bị họ hàng lôi về nhà mẹ ruột. Họ cấm tuyệt đối không cho gặp mặt nhau. Từ đó, đêm đêm người ta nghe tiếng khóc. Tiếng khóc oán than của một người thiếu phụ nhớ con, tiếc chồng.

***

Căn nhà sàn được bê tông hóa. Cho thấy, chủ ở đây làm ăn khấm khá. Người đàn ông mái tóc hoa râm nằm đung đưa trên võng. Miệng ngậm chặt điếu thuốc, nhả khói liên tục. Thinh thoảng ông ta phát ra tràng ho sặc sụa.

Người đàn ông ngồi dậy, rút điếu thuốc ra, gọi cô vợ đang cặm cụi dưới bếp:
- Mơ Tánh ! bữa nay mầy xuống chợ huyện, mua cho lũ nhỏ ít bộ quần áo mới.
Ông ta thò tay vào túi áo, lấy vài tờ tiền chẵn, đếm đi đếm lại. Mơ Tánh nhìn chồng bằng ánh mắt cầu xin:
- Đồ của tôi cũng đã cũ hết rồi này.
Lão chồng trừng mắt:
 - Lũ nhỏ chúng nó đi học. Mày có chồng rồi, mặc đồ mới để theo trai à.

Mơ Tánh giật lấy tiền từ tay lão, quay đi cho bõ ghét. Ngày nào cũng phải nghe lão ta kiếm chuyện, soi mói, uất ức, tức tối đến tận cổ. Không thể nào chịu được. Thôi thì đi mua cho bọn trẻ. Mà gọi là bọn trẻ vậy chứ, mấy đứa con lão, đứa lớn nhất cũng hơn cô một tuổi. Hai đứa còn lại cũng đã là thiếu nữ, thiếu niên chứ có nhỏ nhặt gì đâu. Được cái chúng nó ngoan hiền, dễ bảo. Lớn rồi mà vẫn phải mặc đồ do mẹ kế mua cho. Không vừa ý cũng chớ hề dám cãi. Có lẽ vì đã quen với cách sống cùa người cha khó tính. Nhiều lần Mơ Tánh góp ý chồng: nên để các con tự đi mua sắm. Chúng nó tự biết bản thân muốn gì. Ông ta liền mắng. Bảo ràng cô trốn tránh trách nhiệm chăm sóc con chồng. Tội nghiệp lũ nhỏ! Mà cũng xót xa cho bản thân cô. Mang danh chồng vợ, mà cứ như là chủ tớ vậy. Mơ Tánh bước ra sân, đứng tựa đầu vào cây xoan, bật khóc. Những nắm tay cô đấm liên tiếp lên thân nó. Đau đớn. Hận thù.

Cây xoan! Làm sao cô quên được. Cái thứ cây tưởng chỉ biết nở ra những chùm hoa xinh xắn, thơm ngào ngạt ấy lại ẩn chứa bên trong một bài thuốc nguy hại vô cùng. Đó là câu chuyện của một ngày mưa:

Mơ Tánh đỡ lấy chén thuốc từ tay lão chồng. Lão ta nói như ra lệnh: “Lần đầu mang thai, mày phải uổng thuốc bồi bổ cơ thể. Có thế mới mong sau này được mẹ tròn con vuông. Mưa gió thế này, khó khăn lắm tao mới sắc được thuốc. Mày phải uống hết, đừng phụ công tao”. Không mảy may nghi ngờ, Mơ Tánh nhắm mắt uống cạn một hơi. Vị đắng thấm tận khúc ruột non. Cũng phải chịu. Mọi cố gắng chỉ vì mầm sống trong cơ thể. Thế nhưng ngay đêm hôm đó, cô sẩy thai. Trong lúc nửa mê nửa tỉnh do mất máu, cô nghe được lời đối thoại của lão chồng với con gái lớn dưới gầm sàn:
- Sao cha cho dì uống rễ cây xoan?
- Chớ để làm gì. Lỡ là con thằng khác, tao phải nuôi không công à.
- Nhưng dì về ở với cha hơn một năm mới mang bầu.
- Tao biết là nó còn con gái. Không có chuyện như người ta vẫn đồn. Nhung tao đã có ba đứa bay rồi. Với lại làm sao biết đó hoàn toàn là của tao. Bao gạo mà. Nếp tẻ có thể trộn chung. Cho nó uống quá liều, để không còn khả năng mang thai nữa. Nó có ưng thằng nào cũng bị người ta bỏ thôi. Do đó, chẳng còn lo nó sẽ bỏ cái gia đình này.
-   ….
Mơ Tánh chỉ nghe đến đó đầu choáng, mắt hoa, chẳng còn hay biết gì. Cô ngất luôn.

Sau lần đó. Mơ Tánh không hề có thai trở lại. Cô căm hận lão chồng ghê gớm. Song, không dám vè nhà mẹ đẻ. Nỗi oan cứ như tấm lưới vây bủa khắp người. Cô đành uất ức, cam chịu, dẫu đó là địa ngục trần gian.

Chợ huyện buổi xế chiều thường đông lắm. Cảnh người mua kẻ bán cứ ồn ào, tấp nập. Ai cũng bận rộn lựa chọn cho mình những món hàng ưng ý. Trong đám người bon chen ấy, có một thanh niên râu tóc bù xù,nhìn cứ quen quen. Anh ta tiến ra cổng chợ, có vẻ như đã mua xong các thứ cần dùng. “Đúng rồi”! Mơ Tánh thốt lên. Cô len giữa đám đông, đuổi theo về phía ấy. Khá lâu, đến một đoạn đường vắng, cô mới dám gọi:
- Anh Chi Rang! Chờ đã! Em có chuyện muốn nói.
Vừa nhìn thấy Mơ Tánh, Chi Rang lộ vẻ lo sợ:
-Sao em lại đi theo anh? Lỡ bị ai trông thấy, người ta lại nghi oan thì phiền lắm. Anh cũng sắp đi lấy vợ rồi.
- Anh điên à! Sao lại đi lấy vợ. Còn chị Mơ Nát, chị ẩy phải sống sao đây?
Nghe đến Mơ Nát, Chi Rang nói như hét lên:
- Con người ấy lấy chồng rồi. Mấy tháng trước còn bảo Chi Tiêng đến nói lại: rằng cô ta đang sổng hạnh phúc. Có đợi chờ cô ta cũng chẳng cần anh.
- Yàng ơi! Vậy là anh Chi Rang không biết gì rồi.
Mơ Tánh bắt đầu kể. Những giọt nước mắt cảm thương rơi dài trên má. Sự thật lại quá đỗi đau lòng.

Sau ngày Chi Rang đi khỏi, Mơ Nát cũng trốn theo nhưng bị anh trai bắt lại, nhốt trong nhà. Đêm đêm tiếng khóc vẫn cứ vang lên, xen lẫn tiếng cười man dại. Rồi tiếng ru trẻ. Cả người cô dơ dáy, đầu tóc bù xù, lúc tỉnh lúc điên.

Lần nào đi ngang qua, Mơ Tánh đều rớt nước mắt. Cô tự trách mình sao không dám nói thật. Giá như khi ấy trở về, cô và Chi Rang kể lại chuyện tai nạn trên núi, thì chác đâu đến nỗi gây ra sự hiểu lầm. Gíờ đây ân nhân cứu cô phải tan nhà, nát cửa. Làm sao để chuộc lỗi ! Mơ Tánh suy nghĩ nát óc. Cuối cùng cũng vạch ra kế hoạch đưa Mơ Nát đi gặp Chi Rang. Cả hai mặc đồ lao động, cõng cái gùi rồi men theo đường tắt. Vậy mà chưa qua khỏi ngọn núí đã bị Chi Tiêng với mấy người họ hàng đuổi kịp. Họ bắt cô, đưa về cảnh cáo với mẹ cha. Còn Mơ Nát thì bị dẫn đi đâu, không còn nghe tiếng khóc.

Sau đó gia đình Mơ Tánh nhờ người mai mối, gả cô cho một ngườí đàn ông góa vợ ở xa làng. Cái nhục lớn nhất của một người con gái là không bắt nổi một tấm chồng. Phải bị gả về nhà của đàn ông. May mắn thi được nâng niu, bất hạnh thì phải chịu những ngày dài tiền đong gạo phát. Ví như cuộc sống của cô hiện tại - Đau đớn, tủi hờn nhưng vẫn phải sống. Cô vẫn mong có ngày chuộc lỗi vớí ân nhân. Và có lẽ tấm lòng đó đang cảm động đến Yàng. Để hôm nay Yàng thương xót cho gặp lại Chi Rang, nói những điều cần nói trước khi quá muộn.

Chi Rang nghe xong, toàn thân bủn rủn. Cả ba người đã làm chi nên tội. Sao cứ lẩn quẩn trong cái vòng đau thương. Mơ Nát còn yêu anh như vậv, mà ngày mai anh phải lấy vợ rồi. Số phận thật khéo trêu ngươi. Giờ làm sao đây? Một bên là tình yêu chung thủy của vợ. Bên còn lại là nghĩa sinh thành, dưỡng dục của mẹ cha. Vì không muốn anh bị coi khinh suốt đời là thằng hư hỏng, ông bà cậy nhờ mai mối. Khó khăn lắm mới được một đám chịu lấy anh. Đã định tháng định ngày, đã mời hết họ hàng đôi bên. Giờ mà anh từ chối, đàng gái đòi bồi thường danh dự. Cả đống của cải như vậy, gia đình anh biết kiếm đâu ra. Càng nghĩ, Chi Rang càng rối ren đầu óc. Anh bỏ về, dọc đường lảo đảo như kẻ say.

Đêm không hề tĩnh lặng bởi tiếng côn trùng luôn rên rỉ. Thao thức mãi, Chi Rang ngồi dậy, vén màn bước ra sân. Sao đêm lấp lánh như những giọt nước mắt chưa hề được lau khô. Chúng rượt đuổi nhau trên bầu trời, rồi rụng xuống đất, kết lại thành hình người. Là Mơ Nát! “Sao có thể vậy”? Anh ngạc nhiên lẩm bẩm một mình. Anh đang mơ, hay mắc chứng tâm thần người ta vẫn nói? Hay là ảo giác? Rồi để kiểm chứng, anh nhéo vào mu bàn tay. Cảm giác đau điếng. Nghĩa là anh không hề mơ.

Nhưng ... vì sao trên trời, sao có thể là Mơ Nát? Anh đang nghi ngờ thì Mơ Nát tiến lại. Đôi mắt long lanh,ướt đẫm: “Sao em đợi mà mà anh không tới đưa em chạy trốn? Em không muốn anh đi lấy vợ. Hãy đến nơi chỉ có hai chúng ta"!

Chi Rang bối rối: “Anh còn cha mẹ….của đâu mà đền người ta”. Mơ Nát càng khóc nức nở quay lưng bỏ chạy. “Không! Không! Ý anh là ...Em đi đâu anh sẽ theo đó”. Chi Rang chạy theo, bóng hai người thấp thoáng trong làn sương mờ ảo.

Tiếng dỗ dành, cười nói vang xa trong thung lũng. Thoáng chốc, ngôi làng đã hiện ra trước mặt. Trời vừa rạng sáng. Mơ Nát tinh nghịch: ‘‘Em đố anh đuổi kịp em đấy”. Cô chạy biến vô làng, mới đó đã chẳng thấy đâu. Chi Rang chạy theo tới trước cửa nhà hai người từng sống. Cửa vẫn đóng, then vẫn cài, chẳng thấy Mơ Nát đâu. “Đúng rồi! Sau khi mình đi, cô ấy ở hẳn nhà mẹ ruột. Mình phải đến cầu xin họ cho quay về”. Anh nghĩ bụng rồi bước tiếp. Trời đã sáng rõ.

Tiếng khóc từ nhà mẹ vợ vọng ra làm Chi Rang chết lặng. Người ta gọi tên Mơ Nát. Không thể nào! Anh vừa theo chân tới đây. Lẽ nào đó chỉ là hồn ma? Chi Rang lao vào cửa như tên bắn. Giữa nhà, Mơ Nát đang nằm đó. Quanh cổ có vết bầm đen. Người ta nói, trưa hôm qua vợ anh xé áo làm dây thừng, thắt cổ chết trong nhà rẫy.

Chi Tiêng ngồi khóc. Hắn khóc để làm gì khi mà sự cố chấp, nông cạn không hề giảm đi?

Chi Tiêng vẫn như con trâu đực say máu, lao vào xô đẩy Chi Rang: “Tại mày không chịu cúng Chi Lưm, nên em tao mới chết. Mày không được tới gần nó. Có chết tao cũng không cho”. Rồi mặc kệ Chi Rang cầu xin, van lạy, hắn vẫn đẩy ra ngoài. Uất hận đến nghẹn ngào, Chi Rang gào lên: “Oan quá”! Anh phun ra một ngụm máu lên mặt Chi Tiêng, từ từ khụy xuống. Còn chút hơi tàn. anh cố mò về phía vợ. Chi Rang gục đầu lên ngực Mơ Nát, nằm bẩt động. Mãi mãi và mãi mãi không bao giờ đứng lên.

Trời đang nắng to bỗng mưa như trút nước. Hai chiếc cầu vồng rực rỡ. song song nhau. Người làng sợ hãi, cho rằng oan hồn đang đòi nợ...

Chùm Vọng cổ - tác giả Phương Nhựt và Bùi Thanh Bình - Hội Văn học nghệ thuật Long An

NƠI ẤY ANH VỀ

Tác giả: Phương Nhựt – sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật Long An, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 4-2018

Ngâm ( tự do )

Chiều phương nam, hoàng hôn như xuống chậm.
Vầng trăng mùng mười, treo lơ lửng giữa trời xanh.
Từ quê lúa Thái Bình, em vào lặn lội tìm anh
Ôi vết thương chiến tranh, sao vẫn chưa lành theo năm tháng.

Đoản khúc lam giang ( đoạn đầu )

Giờ thì tìm được anh, hơn bốn mươi năm dài sau chiến tranh, bia danh khắc ghi rõ ràng, tên anh trên đài tưởng niệm, trời Đức Hòa bình yên, giây phút thiêng liêng sao quặn lòng nhói đau.

Vọng cổ

Câu 1 :
Anh ơi, giây phút nữa đây em sẽ đưa anh rời Đức Hòa Đông về với quê hương cho thỏa lòng trối trăn của mẹ, dù anh về chẳng ai nhìn thấy mà chỉ là chiếc lư hương đượm khói hương buồn.   

Máu chảy về tim, sông đổ từ nguồn, vậy mà ngày toàn thắng đã bao người đi không trở lại, người ngã xuống đồng bằng, người nằm lại với núi non, có bao mẹ già mòn mỏi đợi tin con, lòng nhói đau khi thấy bóng ai mang ba lô qua vội, đồng đội có người về trước về sau, có người mãi mãi ghi danh trên đài liệt sỹ.

Câu 2 :
Tàn cuộc chiến tranh biết bao điều để nói, nói sao cho hết những tấm lòng son nơi anh ngã xuống năm nào, đùm bọc, chở che cho những nỗi đau thành hạnh phúc ngọt ngào....Một sáng ngày mười hai tháng tư năm sáu tám, trận đánh rừng Tràm Cấm, Cửa Lũy, Gò Nếp Than, chiến đấu ngoan cường, ba mươi tám liệt sĩ hy sinh, anh ngã xuống cùng bao đồng đội, đã hơn bốn mươi năm mùa xuân qua vội, nay anh mới được về với nguồn cội quê hương

Ngâm ( tự do )

Dù em chưa một lần dự ngày giỗ hội.
Chưa được cùng bà con, đồng đội hội ngộ nơi chốn thiêng liêng.
Nhưng trong khói hương, họ vẫn thấy các anh về.
Cười rạng rỡ, như tuổi đôi mươi ngày ấy.

Vọng cổ

Câu 5 :
Và rồi cũng ngày ấy nơi đây là mảnh đất phèn chua, mồ hôi trộn máu, giờ cũng nơi đây mây trời lộng gió, ngói đỏ tầng cao sừng sững những công trình. Đường rộng thênh thang cho ta lại về mình—Mùa gió chướng chiều nay đưa hương xoài nhà ai còn sót lại, đàn Vòng Vọc đến hẹn lại về làm tổ trên ngọn cây cao, nhưng nó cứ tần ngần ngó trước nhìn sau.

Như bỡ ngỡ bởi bao điều mới lạ, nay ánh điện giăng ngang trời tầng cao ngói đỏ phố thị văn minh hối hả những dòng người.

Câu 6 :
Chiều nay nắng vẫn vàng, vẫn rơi xuống chậm, thương đồng đội của anh có người đến giờ chưa biết nằm ở nơi đâu, bao cuộc thăng trầm, bao cuộc bể dâu, cuộc sống đổi thay là chuyện thường tình, mai mình về phương bắc xa xôi, một chút mặn môi mới biết mình đã khóc, bởi phút chia tay hỏi ai không bịn rịn, Đức Hòa Đông ơi, biết mấy ân tình....Xin cám ơn Đảng, ơn đời đã cho ta những điều không thể, để quê hương này có được như hôm nay, máu chảy về tim, sông tìm ra biển, nơi ấy anh về thanh thản chốn bình yên.

Trại sáng tác Đà Lạt – tháng 4/2018

******

DUYÊN QUÊ

Tác giả: Bùi Thanh Bình – sáng tác tại Trại sáng tác văn học nghệ thuật Long An, Nhà sáng tác Đà Lạt tháng 4-2018.

LỐI

Chuyến đò ngang đưa anh về xóm cũ, đã bao ngày ấp ủ nhớ mong, gặp lại người thương của quê hương Cần Đước, chung một con dường, chung một dòng sông...

LÝ CHIỀU CHIỀU

Bềnh bồng sóng nước, con đò xuôi theo dòng sông.
Gió reo vui đùa trong nắng - xôn xao sóng dâng đôi bờ ? Bâng khuâng vấn vương đợi chờ - Đợi chờ tin ai bao năm cách xa phương trời...

VỌNG CỔ

1- Dù năm tháng cách xa nhưng lòng vẫn nhớ, nhớ về em ngườí con gáí quê anh nết na thùy mị, ôi! Miền hạ thân thương biết bao ý thơ...đời. Nhớ ánh mắt ngày xưa, thuở tuổi dại khờ. Nhớ môi em mỉm cười như hoa đồng nộí, giữa nắng hè nhưng vẫn tỏa hương thơm - Thương làm sao người em gái quê nghèo, tháng năm dài đổ giọt mồ hôi, tưới mát đồng xanh, cho cây lúa trổ bông vàng, dù vất vả gian nan vẫn nở nụ cười tươi thắm.

2- Nhớ đêm tiễn đưa anh đi vào bộ đội, trong phút chia tay, em nhìn anh bối rối, ánh mắt hồn nhiên long lanh ngấn lệ...buồn. Anh cố nén niềm thương, để yên tâm cất bước lên đường, vầng trăng quê hương như cảm thông nỗi lòng hai đứa len lén sau hàng dừa che khuất dáng hình ai - Ôi! Tình nhà, tình nước nặng oằn vai, bổn phận làm trai anh phải xử sao cho vẹn đôi đường. Nhìn dòng nước mênh mông trên dòng sông Rạch Cát, bỗng nghe lòng mình rào rạt nỗi niềm riêng.

LỐI

Nay anh đã trở về quê hương sau bao ngày xa cách, vào nhũrng ngày đầu xuân nắng ấm trải đường làng. Vầng trăng năm nào anh vẫn mang theo, và ánh mắt cô em gái quê nghèo đêm đưa tiễn...

VỌNG CỔ

5- Ôi! Chuyến đò ngang đưa anh qua sông với bao niềm vui rộn rã, đón chào anh trở lại xóm làng xưa, trải mẩy mùa xuân đi gìn giữ quê...nhà. Tình nghĩa làng quê sâu đậm, mặn mà. Cây vú sữa trước hàng ba vẫn đơm hoa kết trái như thuở nào hai đứa mới quen nhau - Hàng dừa xanh bên con mương nhỏ năm nào, nơi em tiễn đưa anh lên đường vào bộ đội. Và hôm nay anh về đây giữa mùa xuân mới, ánh mắt rưng rưng em vui đón anh về.

6- Ôi! quê hương trăm mến, ngàn thương, đang mở hướng tương lai cho tuổi trẻ. Hạt gạo nàng thơm ngọt ngào dòng sữa mẹ, dưới mái trường làng từng đàn trẻ đùa vui, màu ngói đỏ đẹp như màu hoa phượng đỏ, từng ngôi nhà nhỏ xinh xinh ngập đầy ánh sáng. Những ước mơ ngày xưa nay trở thành sự thật. Điện tỏa sáng đường quê, xua tan bóng đêm dài.
Cần Đước quê mình mỗi bước đi lên, hạnh phúc cuộc đời nở giữa mùa xuân mơ ước. Mùa xuân đã đến cho đời xanh tươi hi vọng, ta chung sức chung lòng xây dựng quê hương.

Nhà sáng tác Đà Lạt – tháng 4/2018

Cú hích trong hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật

Lâu nay, việc đầu tư, hỗ trợ tổ chức các hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật thường được coi như “trách nhiệm riêng” của Nhà nước, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch và Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật, các hội chuyên ngành.

Hoạt động mỹ thuật “Mùa hè với di sản” được tổ chức từ nguồn kinh phí xã hội hóa tại Ninh Bình cuối tháng 7/2018 quy tụ gần 100 nghệ sĩ tạo hình được xem như là “cú hích” quan trọng, góp phần thúc đẩy hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật.

cuhichtronghotrovhnt

Khó khăn trong hỗ trợ sáng tác 

Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, tạo điều kiện phát triển văn học nghệ thuật. Nhiều văn bản, chính sách đã được xây dựng, ban hành nhằm thúc đẩy, hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật. Trong đó có Quyết định số 650/QĐ-TTg ngày 25/4/2016 của Thủ tướng phê duyệt Đề án tiếp tục hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học Nghệ thuật địa phương, hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các Hội Nhà báo địa phương giai đoạn 2016 – 2020. Thông tư 42/TT-BTC ngày 28/4/2017 hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn học nghệ thuật, báo chí ở Trung ương và các Hội Văn học Nghệ thuật địa phương, hỗ trợ tác phẩm báo chí chất lượng cao ở các Hội Nhà báo địa phương giai đoạn 2016 – 2020.

Hoạt động hỗ trợ sáng tác hiện nay đang được triển khai theo nhiều hình thức: Hỗ trợ cho tác giả, tác phẩm qua các hội chuyên ngành; tổ chức trại sáng tác; giải thưởng chuyên ngành, đi thực tế, giao lưu văn học nghệ thuật trong nước, quốc tế ngoài. Bên cạnh đó còn có hình thức hỗ trợ cho các văn nghệ sĩ tiêu biểu từ 70 tuổi trở lên. Tuy nhiên, hoạt động hỗ trợ sáng tác này dù ở hình thức nào cũng gặp nhiều khó khăn. Số lượng người được hỗ trợ không nhiều và chưa có tổng kết, đánh giá hiệu quả của việc hỗ trợ.

Thực tế cho thấy, việc đầu tư sáng tác cũng không đơn giản chỉ là cấp kinh phí cho tác giả. Việc sáng tác vốn là vấn đề ý thức cá nhân của tác giả nên các hội khi "chọn mặt gửi vàng" thường chọn tác giả nổi tiếng để khi có chuyện vẫn dễ “ăn nói”. Điều này lý giải vì sao đầu tư cho các tác giả trẻ lâu nay vẫn được đánh giá là chưa thỏa đáng...

Về việc hỗ trợ qua hoạt động tại trại sáng tác, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật Huỳnh Văn Ngàn cho biết: Hiện tại, Trung tâm có tại 6 nhà sáng tác: Tam Đảo, Đại Lải (Vĩnh Phúc), Đà Nẵng, Nha Trang (Khánh Hòa), Đà Lạt (Lâm Đồng), Bà Rịa - Vũng Tàu. Hàng năm, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Trung tâm tổ chức từ 60 - 80 trại sáng tác cho các loại hình nghệ thuật: Văn học, sân khấu, điện ảnh, âm nhạc, nhiếp ảnh, mỹ thuật, múa, văn học dân gian, văn học miền núi, kiến trúc. Trung bình mỗi năm có trên 1.000 lượt văn nghệ sĩ được mời tham gia trại sáng tác. Về mỹ thuật, mỗi năm, Trung tâm phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức trung bình 2 trại sáng tác, mỗi trại có từ 15-20 nghệ sĩ tham gia từ 15-20 ngày.

Theo nhiều văn nghệ sĩ, không chỉ mỹ thuật mà ở các lĩnh vực khác, mỗi trại sáng tác Trung ương, tỉnh, thành phố tổ chức thường chỉ có từ 10-20 người tham gia, quá ít so với nhu cầu. Cùng với đó, nhiều trại sáng tác yêu cầu bắt buộc về đối tượng tham gia, đề tài, nội dung sáng tác. Những điều này phần nào đó khiến cho các nghệ sĩ, trong đó có họa sĩ tạo hình trẻ ít có cơ hội tiếp cận với hoạt động hỗ trợ sáng tác này.

Bước đột phá trong hỗ trợ sáng tác

Là người luôn tâm huyết với sự phát triển của mỹ thuật, Nhà điêu khắc Phạm Bá Ngọc, người trực tiếp tổ chức, hỗ trợ tổ chức hoạt động mỹ thuật “Mùa hè với di sản” cho biết: Ban Tổ chức dự kiến có khoảng 50 họa sĩ, nhà điêu khắc tham gia hoạt động này nhưng ngay trong ngày đầu khai mạc đã có gần 100 nghệ sĩ tạo hình hưởng ứng, tham gia. Trong số đó, không ít người đã bắt tay vào sáng tác, hoàn thành tác phẩm ngay trước giờ khai mạc. Kết thúc đợt sáng tác đã có 76 tác phẩm được hoàn thành, 20 tác phẩm đang tiếp tục được hoàn thiện, rất nhiều những ý tưởng đã được thai nghén. 

Các họa sĩ tạo hình tham gia hoạt động sáng tác này đều trên tinh thần tự nguyện, không phải đóng góp kinh phí. Tại đây, tính ngẫu hứng được đề cao, mọi sáng tác, mọi ý tưởng gì đều được tôn trọng. Các họa sĩ sáng tác trên chất liệu sẵn có. Bên cạnh đó, các họa sĩ còn được tham gia hoạt động khác như dâng hương tại Đền vua Đinh, vua Lê và tham quan động Thiên Hà để tạo cảm hứng sáng tác. Những tác phẩm đã hoàn thành, các ý tưởng sáng tác từ đây đều thuộc bản quyền của tác giả - Nhà điêu khắc Phạm Bá Ngọc nhấn mạnh.

Trên cương vị là Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sáng tác văn học nghệ thuật, ông Huỳnh Văn Ngàn khẳng định chưa thấy một tổ chức hay cá nhân nào đứng ra tổ chức trại sáng tác hoặc hoạt động tương tự như trại sáng tác huy động được đông đảo văn nghệ sĩ như ở “Mùa hè với di sản”. Các họa sĩ đều được đảm bảo bản quyền tác phẩm.

Ông Huỳnh Văn Ngàn cho biết: Một số tập đoàn lớn cũng tổ chức trại sáng tác về điêu khắc, có mời nhiều nghệ sĩ tham gia. Tuy nhiên, họ toàn quyền sử dụng các sáng tác nghệ thuật. Tại “Mùa hè với di sản” do Công ty Trách nhiệm hữu hạn dịch vụ Du lịch Hoàng Long (Ninh Bình) tài trợ, bản quyền sáng tác của các họa sĩ, nhà điêu khắc được tôn trọng như mục tiêu, tiêu chí đề ra. Đây thực sự là “cú hích” đối với hoạt động hỗ trợ sáng tác không chỉ trong lĩnh vực mỹ thuật mà trong cả các lĩnh vực văn học nghệ thuật khác.

Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Ninh Bình Phạm Văn Phương cho hay: Những hoạt động quy mô như “Mùa hè với di sản” thường chỉ có Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam tổ chức được. Rất may là Ninh Bình có những doanh nghiệp yêu nghệ thuật nên đã tổ chức được hoạt động ý nghĩa này. Đặc biệt, doanh nghiệp của Nhà điêu khắc Phạm Bá Ngọc đã sát cánh cùng tỉnh, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức nhiều hoạt động văn học nghệ thuật ý nghĩa, trong đó có triển lãm mỹ thuật - nhiếp ảnh nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt (968-2018) sắp tới.

Theo Phó Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Ninh Bình Phạm Văn Phương, trong 1-2 ngày sáng tác mà có tác phẩm “đứng được” cũng không phải đơn giản. Làm nghệ thuật là làm cả đời. Tuy nhiên có thể khẳng định, sự kiện mỹ thuật “Mùa hè với di sản” giúp khuấy động hoạt động sáng tác trong giới văn nghệ sĩ của cả nước và tỉnh Ninh Bình. Mong rằng sau sự kiện này sẽ có thêm nhiều “mạnh thường quân” khác hưởng ứng, giúp nhân rộng mô hình hỗ trợ sáng tác hiệu quả này.

Họa sĩ Nguyễn Phú Văn, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Mỹ thuật trẻ tỉnh Ninh Bình chia sẻ: Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ đã thống nhất với Nhà điêu khắc Phạm Bá Ngọc để hoạt động hỗ trợ sáng tác của Câu lạc bộ trở thành hoạt động hàng năm. Năm 2019, Ninh Bình sẽ tiếp tục tổ chức hoạt động sáng tác nghệ thuật như “Mùa hè với di sản”, mời thêm nhiều nghệ sĩ trẻ các tỉnh, thành phố tham dự.

Nguồn: ICT-Press

Subscribe to this RSS feed

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ - TRUNG TÂM HỖ TRỢ SÁNG TÁC VĂN HỌC NGHỆ THUÂT
Địa chỉ : 1A Hoa Lư, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Điện thoại : 04 39.745.763
Bản quyền thuộc về Trung tâm Hỗ trợ Sáng tác VHNT. Yêu cầu trích nguồn khi đăng tải nội dung từ trang web này